1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức và hoạt động tại kho mượn thư viện tạ quang bửu trường đại học bách khoa hà nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ.

16 885 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 869,71 KB

Nội dung

Tổ chức và hoạt động tại kho mượn Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ.. Là một cán bộ làm việc tại Phòng phục vụ của Thư viện, xuất phát t

Trang 1

Tổ chức và hoạt động tại kho mượn Thư viện

Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa

Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ

Organization and activity at closed store of

Ta Quang Buu Library Ha Noi University of Technology to service trainning in the form

of credits Trần Thị Tuyền Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ Thông tin: 60 32 20 Nghd: PGS.TS Vũ Văn Nhật Năm bảo vệ: 2014

96 tr

Keywords: Khoa học thư viện; Tổ chức kho; Thông tin thư viện

Contents:

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới đã làm cho kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng gia tăng Từ đó, con người ngày càng nhận thức sâu sắc thêm giá trị của thông tin khoa học Đó là một động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật

và xã hội loài người Trong mọi hoạt động của con người như sản xuất, nghiên cứu khoa học cũng như trong sinh hoạt hàng ngày đều cần đến việc trao đổi và tiếp nhận thông tin Vì vậy, tại các trường đại học, việc tổ chức và cung cấp thông tin

Trang 2

luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ tri thức Trong nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: "Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội"

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) là một trong các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học có uy tín nhất trong cả nước, là nơi đào tạo những cán bộ có trình độ cao thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, quản l{ , đặc biệt, kỹ sư ĐHBK HN là một thương hiệu được đánh giá cao trong xã hội Trường có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nòng cốt, phục

vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm vụ hiện nay của Trường là phải đổi mới triệt để, toàn diện mô hình, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo đại học và sau đại học theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện, hiệu quả Áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến của một số trường đại học của Hoa Kz và của các nước phát triển vào

hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao, kỹ sư tài năng Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ Điều chỉnh hợp l{ quy mô đào tạo giữa các hệ theo hướng mở rộng quy mô đào tạo sau đại học giai đoạn 2010 - 2030

Một đơn vị giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên trong và ngoài trường đó là Thư viện Tạ Quang Bửu (TV Tạ Quang Bửu) Nhà trường đã có sự quan tâm đặc biệt tới

sự phát triển của Thư viện, đầu tư xây dựng Thư viện trở thành thư viện điện tử Trong nhiều năm qua, Thư viện đã góp phần tích cực trong việc cung cấp tài liệu, thông tin khoa học phục vụ các nhiệm vụ và mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo

và nghiên cứu trình độ cao của Trường

Trang 3

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu của Nhà trường, TV Tạ Quang Bửu

đã từng bước nghiên cứu đổi mới rất nhiều hoạt động, trong đó hoạt động được quan tâm nhiều nhất đó là công tác tổ chức và phục vụ bạn đọc Bởi đây là nhiệm

vụ hàng đầu, trọng tâm của mỗi thư viện

Hiện nay, một loại hình dịch vụ đang được sử dụng nhiều ở Thư viện đó là dịch vụ cung cấp tài liệu về nhà, trực thuộc Kho mượn (gồm kho sách giáo trình và kho sách tham khảo) Hàng năm, Kho mượn phục vụ số lượng người dùng tài liệu rất lớn Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác, phù hợp hơn nhu cầu tài liệu của cán bộ, sinh viên với phương thức đào tạo mới, Thư viện đã không ngừng tìm tòi, đổi mới trong công tác phục vụ bạn đọc tại Kho mượn Tuy nhiên, trước yêu cầu của phương thức đào tạo mới hiện nay, hình thức phục vụ tại Kho mượn đã bộc lộ những mặt hạn chế về tổ chức và hoạt động, làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phục vụ nhu cầu tin (NCT) và việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin (NDT) Là một cán bộ làm việc tại Phòng phục vụ của Thư viện, xuất phát

từ tâm huyết nghề nghiệp và nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động Kho mượn, đó là một trong những mục tiêu đổi mới, hiện đại hoá công tác phục vụ, đem lại diện mạo, phong thái mới cho Thư viện phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ của Trường ĐHBK HN Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp để công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn đạt hiệu quả cao hơn là một việc hết sức cần thiết Vì những l{ do trên, tôi đã quyết

định lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động tại Kho mượn Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ” làm đề tài luận văn

Thạc sĩ khoa học Thư viện cho mình

2 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Theo hướng nghiên cứu của đề tài ở trong và ngoài nước đã có một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn tại một số các

cơ quan thông tin – thư viện (TT-TV) cụ thể như sau:

Trang 4

* Một số luận văn cao học đề cập đến công tác tổ chức và hoạt động thư viện:

“Tổ chức và hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nôi” của Trần thị Hải năm 2011 Luận văn nêu lên

những vấn đề chung về kho mở, thực trạng công tác tổ chức & hoạt động của kho

mở tại TV Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của kho mở tại Thư viện

“Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” của Nguyễn Phúc Chí,

năm 2010 Luận văn tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động của các phòng tư liệu của Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Hà Nội, nhận xét về mặt ưu điểm, nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp hiện đại hóa công tác

tổ chức hoạt động của các phòng tư liệu

“Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại đại học Quốc gia Hà Nội” của Nguyễn Thị Phương Thảo, năm 2010

Luận văn tìm hiểu về học chế tín chỉ, thực trạng hoạt động thông tin – thư viện phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội, rút ra những ưu, nhược điểm của hoạt động và đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới hoạt động

“Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường” của Phạm Lan Anh, năm 2010 Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng

công tác tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học

Hà Nội, đưa ra những nhận xét và những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động này

Trang 5

* Một số bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau về tổ chức và hoạt động

của thư viện trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học như: “Thư viện các trường đại học với việc nâng cao chất lượng giáo dục đai học” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh; “Một số vấn đề về tổ chức quản l{ thư viện đại học” của tác giả Nguyễn Huy Chương; “Phối hợp hoạt động công tác thông tin thư viện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng” của tác giả Nguyễn Thành Huy; “Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ” của tác giả Nguyễn

Văn Hành; …

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã nêu lên thực trạng công tác

tổ chức và hoạt động của một số trung tâm thông tin thư viện Những luận văn và các bài viết này nghiên cứu và đưa ra những giải pháp ở phạm vi rất rộng, và mang tính tổng thể mà chưa nghiên cứu sâu vào hoạt động riêng của từng phòng, cụ thể

là kho mượn

* Các luận văn viết về Thư viện Tạ Quang Bửu mấy năm gần đây gồm có:

“Tổ chức và khai thác tài liệu số tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội” của Trần Thị Thanh Thủy, năm 2012

“Hoàn thiện công tác tổ chức quản l{ nguồn tài liệu nội sinh đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của

Nguyễn Mai Chi, năm 2012

“Công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Nguyễn Văn Hải, năm 2011

“ Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội.” của Nguyễn Ngọc Sơn, năm 2011

“Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các trường đại học khối kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội” của Hoàng Ngọc Chi, năm 2011

Trang 6

“Nâng cao chất lượng xử l{ nội dung tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Đinh Thu{ Quznh, năm 2009

“Tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của kho mở tại Thư viện Tạ

“Nghiên cứu thực trạng áp dụng khung phân loại Thư viện Quốc hội Hoa Kz tại Thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của Nguyễn Văn Thiên, năm 2008

“Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ thông tin tại Thư viện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Đào Linh Chi, năm 2007

.v.v…

Bên cạnh đó có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ tập trung vào nghiên cứu các phần mềm thư viện số (TVS) như: Dspace, Green Stone, chuẩnnghiệp vụ…

Như vậy, chưa có đề tài nào đề cập trực tiếp đến công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn của Thư viện

Vì thế, có thể khẳng định đề tài “Tổ chức và hoạt động tại Kho mượn Thư viện

Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ” là

một đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào từ trước tới nay Đề tài nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thiết thực cho vấn đề tổ chức và hoạt động của Kho mượn tại TV Tạ Quang Bửu trong giai đoạn đổi mới phương thức đào tạo hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn TV Tạ Quang Bửu Trường ĐHBK

HN

Trang 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu Kho mượn TV Tạ Quang

Bửu

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến nay

Trang 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn TV Tạ Quang Bửu Trường ĐHBK HN, đáp ứng nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường ĐHBK HN

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm công tác tổ chức và hoạt động của Thư viện nói chung

- Khảo sát thực trạng công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn TV Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn TV Tạ Quang Bửu đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ

5 Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay, công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn TV Tạ Quang Bửu còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin do một số yếu tố chi phối như: chính sách, kinh phí, nhân lực, trang thiết bị hạ tầng công nghệ, quy trình tổ chức hoạt động… Như vậy, nếu các yếu tố trên tại TV Tạ Quang Bửu được đảm bảo thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của Kho mượn trong thời gian tới, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin trong

và ngoài trường

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở các quan điểm,

Trang 9

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo để nghiên cứu tầm quan trọng của công tác tổ chức và hoạt động tại kho mượn trong các cơ quan thông tin – thư viện nói chung, đặc biệt là trong các thư viện trường đại học đào tạo theo học chế tín chỉ nói riêng

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp so sánh - thống kê

- Phương pháp thu thập, phân tích - tổng hợp tài liệu, số liệu

7 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Góp phần hoàn thiện l{ luận chung về công tác tổ chức và hoạt động TT – TV nói chung, đặc biệt là công tác tổ chức và hoạt động kho mượn thư viện nói riêng

7.2 Về mặt thực tiễn

- Làm rõ vai trò và hoạt động của Kho mượn tại TV Tạ Quang Bửu trong giai đoạn đào tạo theo học chế tín chỉ của Nhà trường

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của Kho mượn TV Tạ Quang Bửu, tìm ra các ưu, nhược điểm và l{ giải nguyên nhân của hiện trạng trên đối với TV Tạ Quang Bửu Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện, phát triển công tác tổ chức và hoạt động của Kho mượn TV Tạ Quang Bửu

- Đóng góp kinh nghiệm giúp thư viện các trường đại học trong công tác tổ chức và hoạt động của kho mượn

8 Dự kiến kết quả nghiên cứu

- Tìm hiểu sâu sắc về học chế tín chỉ

Trang 10

- Nhận diện thực trạng tổ chức và hoạt động của Kho mượn TV Tạ Quang Bửu

- Đề xuất một số giải pháp đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động tại Kho

mượn TV Tạ Quang Bửu Trường ĐHBK HN

Trang 11

9 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Thư viện Tạ Quang Bửu với việc phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và hoạt động tại Kho mượn Thư viện Tạ Quang Bửu đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động tại Kho mượn đáp ứng yêu cầ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các tài liệu chỉ đạo

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo

hệ thống tín chỉ, Quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT ngày 15/8/2007

2 Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch (2003), Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học, Quyết định số 13/2008/QĐ – B VHTTDL ngày 10/3/2008

3 Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh thư viện, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4 Nghị định số 72/2002/NĐ – CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện

5 Quyết định số 10/2007/QĐ-B VHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020

Trang 12

Các tài liệu khác

1 Phạm Lan Anh (2010) “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động Trung tâm thông tin thư viện trườngĐại Học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Lê Quznh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr 18-23

3 Đào Linh Chi ( 2007), “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại trường ĐHBK HN”, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn

hóa Hà Nội

4 Nguyễn Phúc Chí (2010), “Hiện đại hoá công tác tổ chức hoạt động các phòng tư liệu thuộc trường Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

5 Phạm Kim Chung (1998), “Nghiên cứu và sử dụng mã vạch trong kiểm soát lưu thông

sách”: Báo cáo tổng kết đề án, TTTTKH&CNQG, Hà Nội

6 Nguyễn Huy Chương (2006), “Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu

cầu hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Thư viện Việt Nam – Hội nhập và phát triển, Tp HCM, tr.1-11

7 Nguyễn Huy Chương (2006), “Xu hướng phát triển thư viện đại học trên thế giới và quá trình đổi mới họat động tại Trung tâm thông tin thư viện, Đại học Quốc gia Hà

Nội”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học và Thực tiễn hoạt động Thông tin thư viện, Hà Nội

tr.2-9

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w