1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thư viện quốc gia việt nam với vai trò trung tâm của hệ thống thư viện công cộng trong cả nước

127 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 587,66 KB

Nội dung

Vị trí và vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã được khẳng định trong Pháp lệnh Thư viện do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo bộ văn hoá - thông tin

Trường Đại học văn hoá Hà Nội

Trang 2

1.2.1 Vài nét về lịch sử ra đời của Thư viện Quốc gia Việt Nam 16

1.3 Vai trò trung tâm của Thư viện Quốc gia Việt Nam trong hệ thống

thư viện công cộng

20

1.3.1 Khái niệm Trung ương và Trung tâm trong vai trò của Thư

viện Quốc gia Việt Nam

20

Chương 2 : Hiện trạng thực hiện vai trò trung tâm của Thư viện

Quốc gia Việt Nam

33

2.1 Trung tâm thu thập và tàng trữ xuất bản phẩm dân tộc, tài liệu về

Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước

33

Trang 3

2.1.2 Xây dựng kho tài liệu không phải là ấn phẩm 43

2.1.4 Xây dựng kho xuất bản phẩm điện tử và một số nguồn thông tin dạng

khác

53

2.2 Trung tâm phối hợp tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thư viện, thông tin 57

2.2.1 Công tác biên soạn thư mục quốc gia và các thư mục chuyên đề 57

2.2.4 Trung tâm hỗ trợ liên kết phục vụ bạn đọc trong và ngoài hệ thống 71

2.3 Trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ 73

Chương 3 : Những giải pháp tăng cường và nâng cao vai trò

trung tâm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

104

3.3 Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực

hiện các vai trò trung tâm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

111

3.4 Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa Thư viện Quốc gia Việt

Nam với các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng

112

Trang 4

3.5 Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa Thư viện Quốc gia Việt

Nam với các cơ quan thông tin – thư viện ngoài hệ thống

115

3.7 Kiện toàn tổ chức, tăng cường số lượng và nâng cao trình độ

chuyên môn của đội ngũ cán bộ

118

Trang 5

Mở Đầu

1 Tính cấp thiết của đề tμi

Thư viện Quốc gia Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển gần một thế kỷ Trải qua gần 90 năm xây dựng và phát triển, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp thư viện nói riêng

và trong phát triển kinh tế, khoa học, văn hóa – xã hội của đất nước nói chung Thư viện Quốc gia Việt Nam luôn phấn đấu trở thành thư viện trung tâm của

hệ thống thư viện công cộng, là tấm gương sáng cho tất cả các thư viện trong cả nước noi theo Đặc biệt, Thư viện được Nhà nước giao trọng trách thu thập, giữ gìn di sản thư tịch dân tộc và có nhiệm vụ quan trọng trong việc đưa vốn tài liệu thu thập được phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như việc học tập nâng cao trình độ của từng công dân

Vị trí và vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã được khẳng định trong Pháp lệnh Thư viện do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/2000 và Nghị định 72/2002/NĐ-CP ngày 06/08/2002 của Chính phủ quy định Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm, có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với hệ thống thư viện công cộng

Vị trí này trước đó, đã được khẳng định trong Quyết định số 401-TTg ngày 9/10/1976 về “Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Thủ tướng Chính phủ “Thư viện Quốc gia là thư viện Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là thư viện trọng điểm của hệ thống thư viện thuộc Bộ Văn hóa”

Mặc dù đã thực hiện chức năng thư viện Trung ương trong hàng chục

năm nhưng sau khi Pháp lệnh Thư viện và Nghị định 72 có hiệu lực thi hành,

Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn gặp nhiều lúng túng trong việc triển khai công việc Sự việc còn phức tạp hơn khi còn một số ý kiến khác nhau về vấn

đề này trong đó có cả những ý kiến không đồng nhất về vai trò trung tâm của

Trang 6

Thư viện Quốc gia từ các cơ quan chức năng thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin

Sở dĩ có tình trạng đó là do từ trước tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào

lý giải một cách thấu đáo vai trò “Trung ương” hay “trung tâm” của Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với hệ thống thư viện công cộng trong cả nước Là cán

bộ làm việc tại Phòng Nghiên cứu khoa học – Thư viện Quốc gia Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng về vị trí và vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với hệ thống thư viện công cộng trong cả nước, tác giả mạnh dạn

chọn vấn đề “Thư viện Quốc gia Việt Nam với vai trò trung tâm của hệ

thống thư viện công cộng trong cả nước ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ chuyên ngành Thông tin – Thư viện của mình

2 Đối tượng vμ phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện vai trò trung tâm của Thư viện

Quốc gia Việt Nam đối với hệ thống thư viện công cộng từ năm 1976 – nay

3 Mục đích vμ nhiệm vụ của luận văn

Mục đích: Nghiên cứu vị trí thư viện trung tâm của Thư viện Quốc gia

Việt Nam, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp tăng cường vị trí và vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với hệ thống thư viện công cộng trên cả nước

Nhiệm vụ cụ thể:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò thư viện trung tâm

- Xác định nhu cầu cần thiết thực hiện vai trò thư viện trung tâm

- Khảo sát và phân tích, đánh giá việc thực hiện vai trò thư viện trung tâm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò và

vị trí của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 7

4 Phương pháp luận vμ phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tác

giả đã vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp luận:

Vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa trên các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, thư viện để lý giải tầm quan trọng của vai trò thư viện trung tâm trong tiến trình phát triển của Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Lý giải sự cần thiết phải tăng cường vai trò và vị trí của Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với hệ thống thư viện công cộng

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Thư viện Quốc gia Việt Nam

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Trang 9

Chương 1 Thư viện Quốc gia Việt nam trong hệ thống thư viện công cộng

1.1 Hệ thống thư viện công cộng

1.1.1 Khái niệm về hệ thống

Quan điểm hệ thống xem xét sự vật trong sự thống nhất của toàn thể và trong các mối liên hệ tương tác của các yếu tố tạo thành từ lâu đã được khẳng

định là cách tiếp cận khoa học Đặc biệt, chỉ trong mấy thập kỷ gần đây, với

sự phát triển mạnh mẽ của toán học, điều khiển học, công nghệ thông tin… quan điểm đó mới được tiếp thêm sức mạnh đầy tính thuyết phục và được phát triển thành khoa học hệ thống hiện đại Khi nghiên cứu một vấn đề quản lý, từ việc nghiên cứu chiến lược kinh tế – xã hội cho đến giải quyết một bài toán cụ thể, quan điểm hệ thống giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách chính xác và khoa học

Vậy hệ thống là gì? Từ trước tới nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về hệ thống

Hệ thống là một tập hợp nhiều phần tử có những mối ràng buộc lẫn nhau để cùng thực hiện một mục tiêu nhất định nào đó Quan điểm hệ thống là cách nhìn thực tế phức tạp, xem sự vật như một tổng thể bao gồm nhiều phần

tử như người, phương tiện, phương pháp Giữa các phần tử có ràng buộc lẫn nhau [19, tr 5]

Hệ thống là tập hợp các yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng

có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất [29,

tr 9]

Hệ thống còn là tập hợp những tư tưởng, những nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic làm thành một thể thống nhất [29, tr 9]

Ví dụ: Hệ thống tư tưởng chính trị, hệ thống ngân hàng, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông ngòi…

Trang 10

Trong một hệ thống, mỗi một thành phần có thể có những chức năng khác nhau nhưng khi kết hợp lại chúng có những chức năng đặc biệt

Như vậy, hệ thống là một tập hợp những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất

Theo quan điểm triết học thì khái niệm hệ thống ra đời từ rất sớm Ngay

từ thời cổ đại Arixtôt đã khẳng định rằng toàn thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó Phái Xtôia thì giải thích hệ thống như là một trật tự thế giới Những tư tưởng đó về sau được Kantơ và Hêghen phát triển lên Chủ nghĩa Mác đã trình bày những nguyên tắc nhận thức khoa học đối với các hệ thống phát triển hoàn chỉnh Theo quan điểm của khoa học hiện đại thì bất kỳ khách thể nào trong thế giới hiện thực cũng là một hệ thống, nghĩa là bao gồm các bộ phận, những yếu tố cấu thành có quan hệ nội tại với nhau Đặc trưng cơ bản của hệ thống bao gồm :

1 Mỗi hệ thống gắn liền với một hệ thống tổ chức nhất định Tính tổ chức ấy thể hiện ở cấu trúc thứ bậc, đặc trưng cho kết cấu hình thức và phương thức hoạt động của hệ thống Mỗi hệ thống gồm nhiều phân hệ, nhiều hệ con, nhiều yếu tố hợp thành Mỗi phân hệ, mỗi hệ con, mỗi yếu tố ấy vừa là một yếu tố của hệ thống cao hơn, vừa là một hệ thống của những yếu tố thấp hơn Như vậy, bất kỳ một hệ thống nào cũng có thể coi như là một yếu tố của hệ thống thuộc loại cao hơn, đồng thời các yếu tố của nó cũng có thể là một hệ thống thuộc loại thấp hơn

2 Do kết quả tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố mà hệ thống với tính cách là một chỉnh thể có những thuộc tính mới, chất lượng mới, những cái vốn không có ở yếu tố và các bộ phận hợp thành hệ thống Vì lẽ đó, người ta nói rằng chỉnh thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó

Trang 11

3 Các hệ thống hữu sinh, kỹ thuật và xã hội có khả năng tự điều chỉnh trên cơ sở thu thập, tàng trữ, chế biến và xử lý thông tin nhằm đạt đến mục

đích nhất định

4 Đặc trưng của hệ thống không phải chỉ là các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành, mà còn là sự thống nhất với môi trường thông qua những mối quan hệ qua lại của nó với môi trường [31, tr 253]

Theo quan điểm của các nhà thư viện học thì: Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc, được tổ chức, sắp xếp theo một trật tự nhất định tạo thành một chỉnh thể thống nhất

Cấu trúc là mặt bất biến của hệ thống, là hình thức tổ chức của hệ thống Các phần tử hợp thành được sắp xếp, tổ chức theo cách nào thì tạo ra một hệ thống tương ứng theo cách ấy Cách sắp xếp, sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành tạo ra cho hệ thống những thuộc tính mới không thể có ở mỗi phần tử nếu nó tồn tại biệt lập được gọi là “tính chồi” [16]

Hệ thống và cấu trúc có quan hệ mật thiết với nhau và là hai mặt của thực tại Trong nghiên cứu khoa học thư viện phải vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc, nghĩa là phải xem xét các sự vật và hiện tượng với tư cách là một bộ phận cấu thành của một hệ thống nhất định, đồng thời bản thân

nó là một tiểu hệ thống với các phần tử cấu thành, vừa có quan hệ thứ bậc, vừa

có mối quan hệ tương hỗ với nhau Chẳng hạn, hệ thống thư viện công cộng

có mối quan hệ thứ bậc trên là Vụ Thư viện, Thư viện Quốc gia dưới là thư viện tỉnh, thành phố, thư viện cấp quận huyện, thư viện tủ sách xã phường, trong đó chúng cũng có mối quan hệ tương hỗ với nhau

Các phần tử trong hệ thống được hiểu là các thành phần hợp thành của

nó và được hiểu theo nghĩa rất rộng:

- Các phần tử có thể rất đa dạng, chẳng hạn trong hệ thần kinh thì các phần tử là bộ óc, dây thần kinh, tuỷ sống…

Trang 12

- Các phần tử của một hệ thống có thể rất đơn giản, nhưng cũng có thể rất phức tạp, thậm chí có thể là một hệ thống con…

Một hệ thống được hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau, hay nói cách khác là giữa chúng phải có những ràng buộc để tạo thành

Trong các quan hệ đang tồn tại chúng ta đặc biệt quan tâm đến các quan hệ ổn định và tồn tại lâu dài chứ không quan tâm đến các quan hệ có tính chất tạm thời Khi nói đến ổn định, không nhất thiết phải hiểu là bất biến; trên thực tế hầu hết các hệ thống đều có tính biến động nhưng chúng vẫn giữ sự ổn

định trong tổ chức, trong quan hệ giữa các phần tử, điều này có nghĩa là bản chất của hệ thống là không thay đổi

Sự biến động của hệ thống thể hiện trên hai mặt:

- Sự tiến triển, tức là các thành phần của nó có thể phát sinh, có tăng trưởng, có suy thoái, có đào thải

- Sự hoạt động, có nghĩa là các phần tử của hệ thống trong những mối quan hệ ràng buộc cùng cộng tác với nhau để thực hiện mục tiêu chung nào

đó

Quá trình hoạt động của hệ thống là quá trình biến đổi cái vào thành cái

ra Chẳng hạn hệ thống thư viện công cộng đầu tư trang thiết bị, tài liệu, xử l ý chúng để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu của bạn

đọc Một hệ thống có thể bao gồm nhiều bộ phận, thành phần mà ta thường gọi là hệ thống con Mỗi một hệ thống con đảm nhận một số tác vụ riêng biệt nào đó trong hệ thống lớn mà nó là một thành phần Muốn có những hiểu biết sâu hơn về một hệ thống nhất định chúng ta phải tiến hành nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến hệ thống

Môi trường: là những con người, phương tiện, quy luật, chính sách… bao quanh hệ thống Một hệ thống không thể hoạt động độc lập, cho nên tìm hiểu một hệ thống không thể không quan tâm tới môi trường bao quanh hệ thống đó

Trang 13

Giới hạn: là chu vi hay đường ranh giới giữa một hệ thống và môi trường bên ngoài Nó cách biệt giữa các phần tử tạo nên hệ thống và thế giới bên ngoài

Đầu vào: của hệ thống là các đối tượng từ bên ngoài tham gia vào hệ thống Hệ thống tác động lên chúng, biến đổi chúng tạo thành các kết quả đầu

ra Không có đầu vào, hệ thống không thể có được kết quả đầu ra

Thành phần xử lý: của một hệ thống có chức năng biến đổi từ các đối tượng đầu vào thành kết quả đầu ra

Đầu ra: là các sản phẩm, là kết quả của quá trình xử lý

Việc tìm kiếm những con đường, những phương pháp và những phương tiện nghiên cứu khách thể với tính cách là một hệ thống đã dẫn tới chỗ hình thành một phương pháp mới – Phương pháp phân tích hệ thống

Việc áp dụng rộng rãi phương pháp này đã mang lại những hiệu quả tích cực trong thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học

1.1.2 Hệ thống thư viện công cộng

ở mỗi quốc gia người ta đều xây dựng một mạng lưới thư viện và cơ quan thông tin rộng khắp toàn quốc Trong mạng lưới đó, các hệ thống thông tin – thư viện được hình thành và hoạt động vừa có tính độc lập nhất định, vừa

có sự đan xen với nhau Các thư viện và cơ quan thông tin chính là những mắt xích trong các hệ thống này

ở Việt Nam, các thư viện được hình thành từ hơn một nghìn năm nay

và đã phát triển với nhiều loại hình phong phú Ngày nay, chúng ta đã có một mạng lưới các thư viện và cơ quan thông tin rộng khắp từ trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, cơ sở cũng như ở tất các ngành nghề khác nhau

Một trong những hệ thống thư viện chính yếu của Việt Nam, đó là hệ thống thư viện công cộng Hệ thống thư viện công cộng là hệ thống thư viện

có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp thư viện Việt Nam, là hệ thống thư viện “xương sống”, được tổ chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ Hệ

Trang 14

thống thư viện công cộng Việt Nam bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện của 64 tỉnh, thành trong cả nước, thư viện cấp quận, huyện, các thư viện, phòng đọc sách cấp xã, phường, thôn, bản Hệ thống thư viện này trực thuộc sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa – Thông tin, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp là Vụ Thư viện Cách tiếp cận hệ thống không chỉ cần thiết để xác định vai trò của mỗi một thư viện nằm trong hệ thống, mà còn

để nghiên cứu các khâu riêng biệt trong công tác thư viện của một thư viện trong hệ thống Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam bao gồm nhiều mắt xích khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ với nhau theo quan hệ thứ bậc Cơ cấu tổ chức của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

được quy định trong điều 16 của Pháp lệnh Thư viện bao gồm:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập

Mắt xích thứ hai, thư viện tỉnh, thành phố được hình thành và phát triển theo nguyên tắc phân chia lãnh thổ hành chính Thư viện tỉnh, thành phố ở nước ta xuất hiện sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công

và sau năm 1955 bắt đầu phát triển nhanh chóng về mặt số lượng Trong giai

đoạn từ năm 1955 đến năm 1970, các thư viện tỉnh chủ yếu là thư viện phổ thông Sau khi có quyết định số 178/ CP ngày 16/9/1970 của Hội đồng Chính phủ “ Về công tác thư viện”, từ năm 1971 đến nay các thư viện tỉnh đang trên

đường chuyển hoá từ thư viện phổ thông lên thư viện khoa học tổng hợp với

Trang 15

mức độ khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng tỉnh Từ năm 1990 đến nay, phần lớn các thư viện tỉnh đang ở giai đoạn củng cố là thư viện khoa học tổng hợp kiêm phổ thông, chú trọng nhiệm vụ phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, sản xuất đồng thời vẫn phục vụ nhu cầu đọc phổ thông của cán

bộ, nhân dân trong tỉnh; một số thư viện đang ở giai đoạn hoàn thiện là thư viện khoa học tổng hợp đồng thời cũng có những thư viện đã thật sự trở thành thư viện khoa học tổng hợp đúng nghĩa của nó Tính đến năm 2006, ở Việt Nam có 64 thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trong những năm gần đây, nhờ các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về

“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” các thư viện tỉnh ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu

Nhìn chung, các thư viện tỉnh, thành phố ở Việt Nam với mức độ khác nhau, trong những điều kiện khác nhau đang cố gắng phát huy sức mạnh kho tàng sách báo để phục vụ tốt nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địa phương Giống như TVQG, thư viện tỉnh, thành phố cũng thực hiện một số chức năng như chức năng tàng trữ, luân chuyển sách báo, chức năng địa chí, chức năng thông tin - thư mục, chức năng nghiên cứu khoa học về thư viện và chức năng hướng dẫn nghiệp vụ trong phạm vi tỉnh

Là thư viện trung tâm của tỉnh, thư viện có nhiệm vụ tàng trữ sách báo mang tính tổng hợp bao gồm tất cả các bộ môn tri thức nhằm đáp ứng nhu cầu

đọc của mọi đối tượng bạn đọc Tuy nhiên, mức độ tàng trữ sách báo của mỗi

địa phương rất khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương Nguồn bổ sung của các thư viện tỉnh chủ yếu dựa vào một số nguồn sau: Chế

độ nhận lưu chiểu văn hóa phẩm, bổ sung qua các cơ quan phát hành, các nhà xuất bản, các nhà sách, trao đổi, biếu tặng, thu thập trong nhân dân Thông

Trang 16

qua các nguồn bổ sung này các thư viện tỉnh đảm bảo được chức năng tàng trữ lâu dài các xuất bản phẩm của địa phương và về địa phương Bình quân mỗi thư viện tỉnh, thành có khoảng 110.000 bản sách

Là thư viện công cộng nhà nước lớn nhất ở địa phương, thư viện tỉnh là trung tâm luân chuyển sách báo phục vụ yêu cầu của nhiều nhóm người đọc khác nhau Tuỳ theo hoàn cảnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu mà các thư viện tỉnh chọn cho mình các phương thức phục vụ Bên cạnh đó, các thư viện tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, tổ chức điểm sách, thi đọc sách, xây dựng và chỉ đạo phong trào đọc sách báo ở cơ sở Ngoài ra, thư viện tỉnh còn thoả mãn nhu cầu luân chuyển sách báo rộng rãi trong phạm vi tỉnh bằng chế độ cho mượn sách giữa các thư viện, tổ chức kho lưu động để luân chuyển sách cho các thư viện cơ sở Bình quân mỗi thư viện tỉnh, thành phố có khoảng hơn 2.000 bạn đọc

Công tác địa chí là công tác đặc thù và rất quan trọng đối với thư viện tỉnh, thành phố Các thư viện tỉnh đang cố gắng đẩy mạnh công tác này để thư viện tỉnh trở thành trung tâm thông tin về địa phương của tỉnh Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này các thư viện tiến hành sưu tầm tất cả các tài liệu, những

ấn phẩm về địa phương nhằm phục vụ việc nghiên cứu toàn diện các vấn đề về

địa phương như tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội, lịch sử địa phương Nhiệm vụ của hoạt động này là sưu tầm, tàng trữ, bảo quản tài liệu địa chí, biên soạn thư mục, giới thiệu, khai thác nguồn tài liệu địa chí

Một trong những chức năng rất quan trọng của thư viện tỉnh, thành phố

đó là trung tâm nghiên cứu khoa học về thông tin - thư viện và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ trong phạm vi tỉnh Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các thư viện tỉnh còn yếu, mang tính tự phát, không có cán bộ chuyên trách Hướng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề tổ chức kho sách, diện bổ sung, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện cơ

Trang 17

sở Trong thời gian tới, các thư viện tập trung hướng nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin để điều hành quản lý người đọc, người mượn, bổ sung tài liệu, tạo dựng CSDL và phát triển dịch vụ thông tin, thư viện Bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, các thư viện tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện quận, huyện, thị và thông qua các thư viện này tác động đến thư viện phường, xã, xây dựng phong trào đọc sách báo rộng rãi trong phạm vi toàn tỉnh Nhiều thư viện tỉnh còn tổ chức bổ sung, xử lý kỹ thuật tập trung, phân phối hỗ trợ sách cho thư viện cơ sở, hướng dẫn nghiệp vụ, tham gia công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ thư viện tại địa phương

Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình các thư viện tỉnh

đang cố gắng xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện

đại hóa, ổn định bộ máy tổ chức, tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ cả về

số lượng và chất lượng Chỉ riêng về CNTT, hiện nay bình quân mỗi thư viện tỉnh, thành có 10 máy tính, nhiều thư viện tỉnh đã xây dựng mạng LAN, nối mạng Internet để phục vụ bạn đọc Một số thư viện tỉnh, thành đang xây dựng thư viện điện tử /thư viện số

Mắt xích thứ ba, thư viện quận, huyện xuất hiện ở nước ta từ năm 1961

là mắt xích quan trọng trong hệ thống thư viện công cộng, là cấp tổ chức và quản l ý trực tiếp mạng lưới thư viện cơ sở và phong trào đọc sách báo ở địa phương

Thư viện quận, huyện có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Xây dựng kho sách báo, tài liệu có tính chất tổng hợp phù hợp với trình

độ và yêu cầu của bạn đọc cũng như đặc điểm, yều cầu kinh tế của địa phương

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo để thu hút bạn

đọc, tổ chức và hướng dẫn việc đọc; mở rộng việc luân chuyển tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc sách báo ở cơ sở

Giúp đỡ nghiệp vụ cho cán bộ tại thư viện và phòng đọc sách ở cơ sở

Trang 18

Hiện nay nước ta có 589 thư viện cấp huyện, các thư viện này có mức

độ phát triển không đồng đều Những thư viện huyện hoạt động mạnh chiếm

tỷ lệ thấp, một số thư viện được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hàng năm được cấp một lượng kinh phí đáng kể để hoạt động Bên cạnh đó, phần lớn các thư viện quận, huyện gặp nhiều khó khăn trong hoạt động do kinh phí đầu tư thấp, việc cấp ngân sách hoạt động còn tuỳ tiện, thiếu thống nhất; vốn sách báo, trang thiết bị, trụ sở hoạt động ở trong tình trạng thiếu thốn, đội ngũ cán bộ yếu về trình độ chuyên môn, thiếu về số lượng, hình thức hoạt động đơn điệu Cá biệt có những thư viện không được cấp kinh phí để

bổ sung tài liệu, không có trụ sở làm việc, cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau

Muốn cho hệ thống thư viện quận huyện phát triển đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ các cấp, các ngành chức năng, trong đó vai trò của Vụ Thư viện và TVQGVN rất quan trọng Hơn nữa, đội ngũ cán bộ thư viện tại các thư viện này phải có sự năng động, tìm ra những hướng đi thích hợp trong điều kiện hiện nay

Mắt xích thứ tư, thư viện phường, xã có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

đến từng người dân, cũng như góp phần nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, tìm hiểu những kiến thức về văn hóa xã hội, kiến thức về kinh tế, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều mô hình thư viện cấp xã, phường khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học của các địa phương Hiện nay, trong phong trào toàn dân toàn kết xây dựng đời sống văn hóa thì thư viện là một thiết chế văn hóa bắt buộc phải có trong xây dựng làng văn hóa [25] Đến tháng 12/2005, nước ta có 9.560 thư viện xã, tủ sách bản, làng, thôn Ngoài ra, còn có hơn 8.000 điểm bưu điện - văn hóa xã; gần 10.000 tủ sách pháp luật xã

Trang 19

Hình 1 Cơ cấu tổ chức của hệ thống thư viện công cộng

Ghi chú: - Chỉ đạo nghiệp vụ

Quản lý nhà nước

Hiện tại hệ thống thư viện công cộng Việt Nam có: 01 Thư viện Quốc

gia, 64 thư viện tỉnh, thành phố, 589 thư viện cấp quận, huyện, thị xã và 9.560

thư viện xã, tủ sách bản, làng, thôn [17]

Các thư viện tỉnh, thành phố, thư viện cấp quận, huyện, thị xã và cơ sở

chịu sự quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân các cấp tương ứng Kinh phí

hoạt động thường xuyên sẽ do nguồn ngân sách của tỉnh cấp Vụ Thư viện và

Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ chỉ đạo về những định hướng phát triển chung

và chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ Trong những năm gần đây, Bộ Văn

hóa - Thông tin đã có nhiều chương trình mục tiêu tài trợ về mặt kinh phí cho

Thư viện xã, phường

Thư viện quận, huyện

Thư viện xã,phường Thư viện

quận, huyện

Thư viện quận, huyện

Thư viện xã, phường Thư viện

xã, phường

Thư viện tỉnh, thành

phố

Trang 20

hệ thống thư viện công cộng như tài trợ sách cho thư viện cơ sở; xây dựng kho tài liệu luân chuyển tại thư viện tỉnh; tổ chức đào tạo cán bộ; tin học hóa TVCC…

1.2 Thư viện Quốc gia Việt Nam

1.2.1 Vài nét về lịch sử ra đời của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện trung tâm của cả nước, đồng thời là thư viện khoa học tổng hợp lớn nhất nước, thư viện đứng

đầu hệ thống thư viện công cộng thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin

Tiền thân của TVQGVN là Thư viện Trung ương Đông Dương thuộc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, được thành lập theo Nghị định ngày 29 – 11 – 1917 của Toàn quyền Pháp Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01 – 09 –

1919 Thư viện chính thức mở cửa phục vụ bạn đọc Trải qua gần 90 năm xây dựng và trưởng thành, Thư viện đã nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau Khi mới thành lập thư viện có tên là Thư viện Trung ương Đông Dương, đến năm

1935 Thư viện được đổi tên thành Thư viện Pierre Pasquier – tên của toàn quyền Đông Dương đã có một số đóng góp cho Thư viện

Năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra quyết định đổi tên Thư viện Pierre Pasquier thành Quốc gia Thư viện Khi thực dân Pháp chiếm lại Hà Nội (tháng

2 năm 1947), Theo Nghị định ngày 25 – 7 – 1947 của Phủ Cao uỷ Pháp tại Sài Gòn, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được tái lập nhưng đặt trụ sở tại Sài Gòn, có nhiệm vụ điều khiển Thư viện Trung ương ở Hà Nội Như vậy từ năm 1947, Thư viện mang tên Thư viện Trung ương ở Hà Nội và trực thuộc Phủ Cao uỷ Pháp tại Sài Gòn Theo Hiệp nghị Việt – Pháp ngày 9 tháng 7 năm

1953, Thư viện Trung ương Hà Nội được sáp nhập vào Viện Đại học Hà Nội,

đổi tên thành Tổng Thư viện Hà Nội và trở thành cơ quan văn hóa hỗn hợp Pháp – Việt

Trang 21

Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, ngày 29 tháng 6 năm

1957 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép đổi tên Thư viện thành Thư viện Quốc gia Việt Nam và được giữ nguyên cho tới ngày nay

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trong Pháp lệnh Thư viện được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 28/12/2000 có quy định về Thư viện Quốc gia Việt Nam như sau:

1 Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện trung tâm của cả nước

2 Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại điều 13 và 14 của Pháp lệnh này, TVQGVN còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Khai thác các nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu người đọc;

- Thu thập các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo quy định; xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc; biên soạn, xuất bản Thư mục Quốc gia và Tổng Thư mục Việt Nam;

- Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc theo quy chế của thư viện;

- Hợp tác, trao đổi tài liệu với các thư viện trong nước và nước ngoài;

- Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin – thư viện;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện, hướng dẫn nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của Bộ Văn hoá -

Thông tin

Theo Quyết định số 81/2004/QĐ - BVHTT, ngày 24/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TVQGVN như sau:

Điều 1 Vị trí và chức năng:

Thư viện Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin có chức năng giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội

Trang 22

Thư viện Quốc gia Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và được

mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng

Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn:

1 Trình Bộ trưởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

2 Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng vốn tài liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức;

3 Xây dựng, bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước ngoài viết về Việt Nam;

4 Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;

5 Xử lý thông tin, biên soạn xuất bản Thư mục Quốc gia và ấn phẩm thông tin về văn hóa nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng Thư mục Việt Nam;

6 Hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

7 Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt

động thư viện;

8 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc yêu cầu của địa phương,

đơn vị;

9 Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hoá - Thông tin

và quy định của pháp luật;

10 Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của Chính phủ;

11 Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động dịch vụ, thu phí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật;

Trang 23

12 Đảm bảo kỷ luật, kỷ cương theo nội quy làm việc của Thư viện:

đảm bảo an toàn, an ninh cảnh quan môi trường và khu vực do Thư viện quản lý;

13 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu; thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản

lý theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng;

14 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

15 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Theo Quyết định 81/QĐ - BVHTT ngày 24/8/2004 của Bộ Văn hoá - Thông tin, bộ máy tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam gồm:

- Về lãnh đạo: Giám đốc và các Phó Giám đốc đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Văn hoá - Thông tin

- Về tư vấn khoa học: có Hội đồng khoa học

Mô hình tổ chức của TVQGVN gồm các phòng:

- Phòng Lưu chiểu;

- Phòng Bổ sung và trao đổi tài liệu quốc tế;

- Phòng Phân loại biên mục;

Trang 24

- Tạp chí Thư viện Việt Nam

Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; bố trí cán bộ, viên chức và người lao động theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Thư viện Quốc gia Việt Nam trình Bộ trưởng phê duyệt

Hiện tại với đội ngũ viên chức và người lao động là 187 người, Thư viện Quốc gia Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí của mình, góp phần đưa vào thực tiễn cuộc sống Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 4 (khoá VII): “Xây dựng Thư viện Quốc gia có tầm cỡ, đáp ứng nhu cầu phát triển trí tuệ của nhân dân, yêu cầu nghiên cứu khoa học và văn hóa, văn nghệ”

Vai trò trung tâm của Thư viện Quốc gia Việt Nam trong hệ thống thư viện công cộng

Khái niệm “trung ương” và “trung tâm” trong vai trò của Thư viện Quốc gia

Đối với từ nước ngoài đây là hai nghĩa của thuật ngữ "Central", Central Library vừa dịch là thư viện trung ương vừa dịch là thư viện trung tâm Theo

Từ điển Anh - Việt do Lê Khả Kế và một nhóm giáo viên biên soạn thì

"Central" có nghĩa là ở giữa, trung tâm, trung ương 2) chính, chủ yếu, quan trọng nhất Nhưng trong tiếng Việt, đây là hai khái niệm có những nét tương

đồng nhưng không giống nhau Trung ương: theo từ điển tiếng Việt thì trung

ương thuộc bộ phận chính, quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các bộ phận xung quanh có liên quan Ví dụ như: Thần kinh trung ương, máy phát điện trung ương Thuộc cấp lãnh đạo cao nhất, chung cho cả nước Ví dụ như Chính phủ trung ương, uỷ ban trung ương, cơ quan trung ương Thuộc quyền quản lý của các cơ quan trung ương Ví dụ: xí nghiệp trung ương, phát triển công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương

Trang 25

Trung tâm: Nằm ở giữa của một vùng nào đó Ví dụ: Trung tâm của thành phố, khu trung tâm Nơi tập trung những hoạt động trong lĩnh vực nào

đó, có ảnh hưởng lớn đối với những nơi khác Ví dụ: Thủ đô là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, trung tâm công nghiệp Cơ quan phối hợp những hoạt động nghiên cứu hoặc dịch vụ trong một lĩnh vực nào đó Ví dụ: Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư, trung tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên Quan trọng nhất, có tác dụng quyết định, chi phối đối với những cái khác Nhiệm vụ trung tâm, công tác trung tâm [20]

Khái niệm thư viện trung ương hay thư viện trung tâm

Thư viện Trung ương (Central library): Thư viện trung ương là một thư viện đơn độc, hay thư viện đóng vai trò trung tâm hành chính cho một hệ thống thư viện, nơi thực hiện công tác trị thư tập trung và chứa các bộ sưu tập chính [1]

Theo tôi, định nghĩa này áp dụng cho cả thư viện trung ương lẫn thư viện trung tâm Như vậy thư viện trung tâm là thư viện thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhất có tác dụng quyết định, chi phối đối với những thư viện khác

Nó có thể là thư viện độc lập hoặc là thư viện chính với các thư viện khác phụ thuộc, các thư viện chi nhánh v.v

ở bất kỳ nước nào, dù dưới hình thức xã hội nào, thì thư viện quốc gia cũng là thư viện đứng đầu trong màng lưới thư viện, thư viện quốc gia nằm trong hệ thống thư viện của nhà nước và giữ vị trí then chốt trong toàn bộ sự nghiệp thư viện của nước đó Những thư viện quốc gia đều có các chức năng cơ bản khác nhau Chúng ta sẽ tìm hiểu các chức năng đó, thông qua TVQG một số nước trên thế giới

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin nêu một số TVQG tiêu biểu thực hiện vai trò trung tâm của mình ở Liên Xô cũ đó là Thư viện Nhà nước Liên Xô mang tên V.I Lênin, đây là một trong những thư viện lớn nhất của Liên Xô (cũ) và nó giữ một vị trí chủ chốt trong hệ thống thư viện Xô viết

Trang 26

Tháng giêng năm 1992, Tổng thống Nga B Elsin ký Sắc lệnh đổi tên thư viện thành Thư viện Nhà nước Nga và thực hiện quy chế như Thư viện Quốc gia Ngay từ khi mới thành lập (1862), Thư viện đã được nhận ấn phẩm lưu chiểu

Điều này đã đem lại cho nó có ý nghĩa đối với toàn nước Nga, làm nổi bật vị trí của nó đối với các thư viện trong nước Những bộ sưu tập sách tư nhân mà thư viện đã mua hoặc được biếu tặng đã giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành kho tàng của thư viện, đặc biệt là về sách Thư viện V.I Lênin đã trải qua bước đường phát triển điển hình cho tất cả các cơ quan văn hóa, trong thời

kỳ của chính quyền Xô viết, Thư viện đã phát triển thành một cơ quan văn hóa

- giáo dục và khoa học có ý nghĩa đối với toàn Liên Xô để trở thành một TVQG lớn nhất của đất nước Hiện tại Thư viện có trên 42 triệu đơn vị tài liệu (con số năm 2000), rất đa dạng về chủng loại và ngôn ngữ, trong đó có nhiều tài liệu quý hiếm Các tài liệu trong kho của Thư viện gồm trên 247 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có những ngôn ngữ hiện không còn tồn tại Thư viện có khoảng 540 ngàn bản sách chép tay từ thế kỷ IX đặc biệt quý hiếm, liên quan

đến nhiều nhân vật lịch sử lỗi lạc của nước Nga

Trong quá trình hoạt động của mình, Thư viện đã thể hiện rõ vai trò trung tâm của mình qua việc thực hiện một số chức năng cơ bản như sau:

- Kho tàng trung ương các ấn phẩm dân tộc Liên Xô Đây là chức năng

do Hội đồng dân uỷ trao cho Thư viện V.I Liên Xô ngày 12 tháng 12 năm

1921 Sau này chức năng này luôn được nhấn mạnh và được coi là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất Thư viện đã sưu tập được một kho tài liệu dân tộc bao gồm các ấn phẩm được viết bằng nhiều thứ tiếng của hầu hết các dân tộc ở Liên Xô, giúp cho Thư viện thực hiện chức năng tàng trữ tất cả những ấn phẩm của đất nước Để thực hiện chức năng này, tất cả các ấn phẩm xuất bản đều phải gửi tới Thư viện 3 bản theo chế độ lưu chiểu Một trong ba bản được lưu giữ tại một kho đặc biệt gọi là kho lưu trữ, tài liệu tại kho này

Trang 27

không phục vụ bạn đọc và được bảo quản để đánh dấu từng bước phát triển của nền khoa học và văn hóa Xô viết

- Thư viện công cộng trung ương lớn nhất Liên Xô

Đây là thư viện phục vụ cho đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhưng nhìn chung nhiệm vụ chủ yếu của thư viện vẫn là sử dụng kho sách độc nhất của mình phục vụ cho sự phát triển của khoa học, văn hóa và kinh tế của đất nước Với kho tài liệu của mình, thư viện phục vụ trung bình 5.000 lượt người

và 35.000 lượt tài liệu /ngày Thư viện có trên 20 phòng đọc, việc mượn liên thư viện đã được tự động hoá với 14.446 đơn vị /năm

- Trung tâm thông tin - thư mục

Thư viện Nhà nước (Liên Xô cũ) giữ một vị trí đặc biệt trong hệ thống thông tin - thư mục Thư viện rất chú trọng tới việc biên soạn thư mục chuyên

đề và xây dựng mục lục liên hợp Thư viện cũng được giao nhiệm vụ biên soạn các loại thư mục cho các thư viện đại chúng Như vậy Thư viện đã được đặt vào cương vị trung tâm của công tác thư mục

- Trung tâm nghiên cứu - hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện của cả nước

Công tác nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước là nhiệm vụ quan trọng của Thư viện Lênin với vai trò là thư viện trung tâm Chính công tác nghiên cứu hướng dẫn nghiệp vụ đã xác định vị trí của thư viện trong hệ thống thư viện Xô Viết và tác động tích cực tới quá trình phát triển của sự nghiệp thư viện trong nước Qua quá trình hoạt động của mình, Thư viện đã trở thành trung tâm nghiệp vụ trong toàn Liên bang

- Cơ quan nghiên cứu khoa học đầu não về các vấn đề thư viện học, thư mục học và lịch sử sách

Lịch sử phát triển của Thư viện Lênin đã khẳng định, việc trao cho những thư viện trung tâm chức năng nghiên cứu khoa học là hoàn toàn đúng

đắn Vì làm như vậy sẽ đúc kết những kinh nghiệm và thu hút nhiều tập thể

Trang 28

tham gia công tác nghiên cứu khoa học và những kết quả nghiên cứu nhanh chóng được áp dụng vào thực tế và làm phong phú thêm cho công tác chỉ đạo nghiệp vụ thư viện Những năm sau này, thư viện được giao trách nhiệm phối hợp và hợp tác hoạt động nghiên cứu khoa học với các thư viện lớn và các trường đại học

Thư viện Quốc gia Trung Quốc

Cũng như các TVQG các nước khác, TVQG Trung Quốc là một thư viện khoa học tổng hợp, là trung tâm lưu giữ ấn phẩm quốc gia với chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ, nghiên cứu và phổ biến thông tin TVQG Trung Quốc cũng là trung tâm lưu trữ thư mục, trung tâm mạng thông tin thư viện quốc gia, nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ hiện đại, đi đầu trong việc chuẩn hoá, số hoá và mạng hoá cộng đồng thư viện ở Trung Quốc TVQG cung cấp các dịch vụ cho Chính quyền trung ương, các độc giả trong các lĩnh vực nghiên cứu và tất cả nhân dân Thư viện còn chịu trách nhiệm đào tạo cán

bộ thư viện, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực khoa học thông tin - thư viện Với chức năng là trung tâm tàng trữ, TVQG Trung Quốc có vốn tài liệu phong phú, đa dạng và toàn diện, là nơi lưu giữ nhiều tài liệu cổ và sách quý hiếm Tính đến năm 2002, Thư viện có hơn 23 triệu bản tài liệu (hiện nay mức

độ tăng bình quân 600 - 700 nghìn bản/năm) Thư viện có rất nhiều bộ sưu tập

cổ, trong đó có bộ sưu tập sách đời Nhà Tống, đó là những sách viết trên xương động vật và mai rùa Thư viện cũng tàng trữ bộ sưu tập đặc biệt quý hiếm là sách cổ, bản khắc đá, bản đồ và atlat cổ, sách kinh, sách bằng tiếng dân tộc, các bản chép tay của các tác giả nổi tiếng Thư viện cũng là nơi có bộ sưu tập sách bằng tiếng Trung Quốc lớn nhất thế giới được xuất bản ở trong và ngoài nước TVQG cũng là trung tâm sách niên giám của Trung Quốc, các tài liệu về khoa học thông tin - thư viện đồng thời cũng là nơi lưu giữ các luận án tiến sĩ, các tài liệu thuộc dạng vi phim, vi phich, các CSDL, đĩa CD-ROM và các ấn phẩm điện tử Thư viện cũng là trung tâm thư mục, biên soạn và xuất

Trang 29

bản Thư mục quốc gia Trung Quốc, mục lục liên hợp quốc gia Thư viện thành lập Trung tâm mục lục thư viện trực tuyến vào năm 1997, tổ chức mạng mục lục điện tử trong toàn quốc, quản lý mục lục hợp nhất trên mạng, thúc đẩy chia sẻ nguồn lực thông tin Thư viện là trung tâm nghiên cứu về thư viện học, nghiên cứu các ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin - thư viện, đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ chuyên môn, thực hiện việc trao đổi, hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước

Thư viện Quốc gia Thái Lan

Được Vua King Chulalongkorn (Vua Rama V) thành lập ngày 12 tháng

10 năm 1905 bằng việc sát nhập 3 thư viện: Ho Phra Mandira Dharma, Ho Phra Samut Vajiranana, Ho Phra Buddhasasana Sangaha và lấy tờn chung là

Ho Phra Samut Samrap Phra Nakhon, sau đú được đổi tờn thành Thư viện Quốc gia Thỏi Lan vào năm 1932

Thư viện Quốc gia Thỏi Lan (trực thuộc Bộ Giỏo dục Thỏi Lan) đúng

vai trũ vụ cựng quan trọng trong sự nghiệp giỏo dục và văn hoỏ của Thỏi Lan

Ngoài trụ sở chớnh ở Tha Vasukri, đường Samsen – Bangkok, NLT (Thư viện

Quốc gia Thái Lan), cũn cú 20 thư viện chi nhỏnh (cũng gọi là Thư viện Quốc gia) ở 20 tỉnh trong nước

NLT cú cỏc chức năng, nhiệm vụ đặc biệt sau:

- Thu thập tài liệu: NLT cú số lượng tài liệu lớn nhất Thỏi Lan (theo số liệu thống kờ năm 1999, NLT cú 2.120.000 bản sỏch, 2.100 tờn tạp chớ, 400 tờn bỏo, 125.000 tài liệu viết tay, 92.300 tài liệu quớ hiếm…và cỏc loại tài liệu khỏc dưới cỏc dạng video, băng casset, microfilm, microfich, bản đồ, tranh

ảnh và cỏc tài liệu điện tử khỏc) thông qua nhận lưu chiểu và các nguồn khác

- Phục vụ độc giả: đối tượng phục vụ của NLT là mọi tầng lớp nhõn dõn thuộc cỏc chủng tộc và cỏc tụn giỏo khỏc nhau trờn mọi miền của đất

Trang 30

nước thông qua thư viện chính ở Bangkok và các thư viện quốc gia chi nhánh trên toàn quốc

- Ứng dụng tin học: Cuối năm 1991, NLT thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối mạng trong toàn hệ thống, cũng như trong mọi

hoạt động của thư viện

- Các nhiệm vụ đặc biệt: biên soạn các sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo về nghiệp vụ, hướng dẫn thực hiện các dịch vụ thông tin…, đọc và giải mật mã các tài liệu (phần lớn là tài liệu viết tay) của Đông phương cổ (thuộc kho tài liệu quí hiếm của NLT), tổ chức định kỳ các cuộc hội thảo, hội nghị

và các chương trình đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện, triển lãm tài liệu, chiếu phim, video, tổ chức ca nhạc, các buổi toạ đàm…

- Thực hiện công tác khuyến đọc: tham gia phong trào khuyến đọc trong toàn quốc - nhằm thúc đẩy thói quen đọc trong nhân dân bằng các

phong trào: thi kể chuyện, đọc sách, triển lãm sách, các trò chơi…

- Biên soạn thư mục quốc gia: NLT thực hiện việc biên soạn thư mục quốc gia và chịu trách nhiệm trong việc đánh chỉ số ISBN cho sách và ISSN cho các xuất bản phẩm định kỳ ở Thái Lan và phân phối các tài liệu này cho toàn bộ hệ thống thư viện trong toàn quốc

* Việc hợp tác với các thư viện khác trong nước:

- Thực hiện việc trao đổi tài liệu và mượn liên thư viện trong phạm vi toàn quốc (với 43 thư viện lớn trong nước và các trung tâm tư liệu - gọi là liên hiệp NLDC-SEA được thành lập 1980)

- NLT đóng vai trò là người đứng đầu trong hệ thống thông tin Quốc

gia Thái Lan - được Chính phủ phê chuẩn vào ngày 2 tháng 12 năm 1986

- Tạo ra tiêu chuẩn quốc gia cho biểu ghi thư mục

- Đào tạo nghiệp vụ thư viện: NLT đào tạo các khoá học về công tác thư viện hàng năm cho các sinh viên thuộc khoa thông tin, thư viện cũng như

Trang 31

cho cỏc nhõn viờn thư viện từ cỏc trường đại học, cỏc viện nghiờn cứu Cụng tỏc đào tạo này được thực hiện miễn phớ cho người học

- Hợp tỏc thỳc đẩy việc xuất bản sỏch: NLT cộng tỏc với Trung tõm phỏt triển sỏch thuộc Bộ Giỏo dục tham gia cỏc hoạt động xuất bản sỏch như

tổ chức tuần sỏch quốc gia hàng năm và cỏc cuộc thi sỏch hàng năm…

- NLT tham gia biên soạn mục lục liên hiệp các ấn phẩm định kỳ

- NLT và hiệp hội thư viện Thỏi Lan: NLT đó tham gia tớch cực trong tất cả cỏc hoạt động của Hiệp hội Thư viện Thỏi Lan như tổ chức hội nghị cỏc cỏn bộ thư viện Đụng Nam chõu Á ở Bangkok lần thứ 4 và lần thứ 9 vào năm

1978 và 1993, tổ chức Hội nghị Hiệp hội Thư viện IFLA năm 1999 tại Bangkok

Thư viện Quốc gia Singapore

Thành lập năm 1960 khi chính thức tách khỏi bảo tàng Singapore Sau

đó, vào ngày 1 tháng 9 năm 1995, NLB mang tên Ban Thư viện Quốc gia (National Library Board) NLB chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển hệ thống thư viện công cộng của Singapore sao cho mọi người dân Singapore đều có thể

sử dụng các tài liệu có trong thư viện, mở rộng khả năng học tập và thúc đẩy xã hội phát triển

NLB chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ mạng lưới thư viện của đất nước gồm 2 thư viện chi nhánh, 18 thư viện công cộng và 42 thư viện cho trẻ

em

NLB đảm nhận các công việc sau:

- Phát triển nguồn tài liệu: NLB bổ sung các tài liệu theo diện bổ sung

đã đề ra với 4 ngôn ngữ chính sau: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Malay

và Tamil với tất cả các dạng tài liệu truyền thống và điện tử Theo thống kê năm 2002, vốn tài liệu của NLB là 4.277.007 tài liệu bằng tiếng Anh, 1.695.183 tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, 553.073 tài liệu tiếng Malay và 187.931 tài liệu tiếng Tamil và các tài liệu điện tử khác

Trang 32

Các nguồn bổ sung tài liệu: tài liệu được bổ sung vào NLB thông qua các nguồn trao đổi, biếu tặng, mua và nộp lưu chiểu Mỗi tên tài liệu (dưới bất

kỳ dạng nào) đều phải được nộp lưu chiểu cho NLB với số lượng là 2 bản

- Lưu trữ, bảo quản tất cả các loại tài liệu, đặc biệt chú trọng tài liệu quí hiếm

- Chịu trách nhiệm biên mục và phân loại tài liệu theo chuẩn quốc gia

- Thực hiện việc trao đổi và biếu tặng tài liệu trong nước và quốc tế

- Xuất bản các ấn phẩm thư mục, biên mục…, các tài liệu nghiệp vụ nói chung

- Tổ chức các lớp học về nghiệp vụ cho cán bộ thư viện trong hệ thống thư viện, tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày giới thiệu sách nhằm thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhân dân Tổ chức các buổi chiếu phim, ca nhạc miễn phí cho người sử dụng thư viện vào các ngày lễ, ngày nghỉ…

- Có riêng bộ phận là các tình nguyện viên là những cộng tác viên, những người sử dụng thư viện tham gia các chiến dịch, phong trào, hoạt động của các thư viện trong hệ thống để giúp các thư viện thực hiện tốt vai trò của mình là "nơi dành cho tất cả mọi người dân"

Từ những gì trình bày ở trên, có thể rút ra những nhận xét ở mức độ này hay mức độ khác, TVQG của các nước thực hiện những chức năng chính sau:

Trang 33

1 Thu nhận lưu chiểu, tàng trữ tất cả các xuất bản phẩm của tất cả các dân tộc trong nước và bổ sung những sách nước ngoài về đủ các bộ môn tri thức làm cho kho tài liệu trở nên phong phú nhất so với tất cả các thư viện khác trong nước

2 Luân chuyển sách báo phục vụ mọi đối tượng bạn đọc, đáp ứng được mọi yêu cầu của độc giả trong cả nước

3 Nghiên cứu và biên soạn các loại thư mục để giới thiệu sách báo phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu khoa học và đời sống trong cả nước

4 Hướng dẫn cán bộ thư viện của toàn mạng lưới giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời đúc rút kinh nghiệm bổ sung không ngừng cho

lý luận của thư viện học và thư mục học

5 Trao đổi sách báo với nước ngoài nhằm bổ sung cho kho tàng sách báo của mình, đồng thời góp phần vào sự phát triển quan hệ văn hóa giữa các nước, tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế

Các vai trò trung tâm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Quốc gia Việt Nam, tiền thân là Thư viện trung ương Đông Dương ngay từ khi mới thành lập đã thực hiện một số chức năng sau: thu thập các tài liệu về tất cả các lĩnh vực tri thức; truyền bá những tri thức đó cho đa

số dân chúng Đông Dương; phổ biến các văn bản có thể đem lại những lợi ích

đặc biệt cho một nước thuộc địa; quản lý công tác thư viện ở các nước Đông Dương; tiến hành đào tạo công chức về ngành thư viện Ngày nay, Thư viện Quốc gia cũng là Thư viện trung tâm, thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng và có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động của hệ thống thư viện này Trong quá trình xây dựng và phát triển, TVQGVN đã và đang thực hiện vai trò thư viện trung tâm của mình nhất là đối với hệ thống TVCC

Ngay sau khi tiếp quản Hà Nội và tiếp quản Thư viện Quốc gia, vấn đề

được các cơ quan hữu quan xác định là phải xây dựng Thư viện Quốc gia với vai trò là một thư viện trung tâm của cả nước Sau khi được mang tên là Thư

Trang 34

viện Quốc gia Việt Nam, năm 1957 Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức được công nhận là Thư viện trung ương của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa và cũng từ đó Thư viện Quốc gia được phát triển theo hướng một thư viện trung tâm và tổng hợp, thư viện tiêu biểu cho sự nghiệp thư viện của một nước xã hội chủ nghĩa

Hiện nay, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã trở thành một trong những cơ sở văn hóa lớn của nước ta, nằm trong hệ thống những cơ quan làm công tác tư tưởng và nghiên cứu của Đảng và Nhà nước Nhận thức đúng về vai trò của sách báo trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi thư viện là một cơ quan văn hoá, giáo dục quan trọng mà trong đó việc xây dựng

và phát triển Thư viện Quốc gia là một trong những nhiệm vụ hàng đầu Trong Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 4 khoá VII (từ 04/01/1993 đến 14/01/1993) đã chỉ rõ phải “Xây dựng Thư viện Quốc gia có tầm cỡ, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển trí tuệ của nhân dân, bồi dưỡng kiến thức về khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật góp phần phát triển đất nước” Nghị quyết này đã tiếp nối cho những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Thư viện Quốc gia Việt Nam Ngay sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vai trò của Thư viện Quốc gia, ngày 9 tháng 10 năm 1976 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 401/TTg quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam, Quyết định đã chỉ rõ "Thư viện Quốc gia là Thư viện Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là thư viện trọng điểm của hệ thống thư viện thuộc Bộ Văn hóa" [34] Để xây dựng, bảo tồn, khai thác và sử dụng vốn tài liệu của thư viện, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thông tin, giải trí của nhân dân và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thư viện, ngày 28 tháng 12 năm 2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã thông qua Pháp lệnh Thư viện Ngoài việc quy định hoạt động thư viện của nước ta

Trang 35

nói chung, Pháp lệnh còn có một số điều quy định riêng cho TVQGVN trong

đó có điều 17 đã chỉ rõ: Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước [18] Tiếp theo Pháp lệnh, ngày 6 tháng 8 năm 2002, Chính phủ

đã ký Nghị định 72/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện, trong đó tại điều 5 chương 3 đã quy định rõ vị trí, vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam như sau:

Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước trong các lĩnh vực sau:

1 Xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài;

2 Luân chuyển, trao đổi tài liệu giữa các thư viện trong nước và nước ngoài;

3 Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật Xuất bản, các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam;

4 Biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia và phối hợp với thư viện trung tâm của các bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn Tổng Thư mục Việt Nam;

5 Nghiên cứu thư viện học, thư mục học; hướng dẫn nghiệp vụ thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa - Thông tin [15]

Từ những quy định trong các văn bản pháp luật trên, trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và làm rõ một số vai trò trung tâm sau của TVQGVN Đó là:

- Trung tâm thu thập, tàng trữ xuất bản phẩm dân tộc, tài liệu về Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước

- Trung tâm phối hợp tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thư viện - thông tin

Trang 36

- Trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ trong hệ thống thư viện công cộng

Để thực hiện một cách tốt nhất các nhiệm vụ trung tâm của mình, TVQGVN phải tạo ra những mối quan hệ công tác hết sức chặt chẽ với các cơ quan khác như Vụ Thư viện, các nhà xuất bản, các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng và các thư viện thuộc các hệ thống thư viện khác Hoàn thiện công tác nghiên cứu khoa học, liên kết hoạt động giữa các tập thể khoa học, củng cố mối quan hệ giữa TVQGVN với các thư viện và cơ quan thông tin lớn của đất nước, áp dụng nhanh chóng kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn, tiến tới tiêu chuẩn hóa hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần làm cho TVQG thực sự trở thành một thư viện hiện đại, trung tâm tàng trữ xuất bản phẩm dân tộc, trung tâm nghiên cứu lý luận thư viện lớn nhất Việt Nam, xứng

đáng với vai trò thư viện trung tâm của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Trang 37

Chương 2 Hiện trạng thực hiện vai trò trung tâm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

2.1 Trung tâm thu thập và tàng trữ xuất bản phẩm dân tộc, tài liệu

về Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước

2.1.1 Xây dựng kho tài liệu của Việt Nam và về Việt Nam

Sau cách mạng tháng tám năm 1945, đặc biệt là sau năm 1954 Thư viện Quốc gia Việt Nam được giao thêm một số chức năng, nhiệm vụ mới

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện quốc gia và cũng là chức năng chủ đạo, bao trùm lên tất cả chức năng khác của thư viện quốc gia là tàng trữ đời đời những ấn phẩm của nước nhà Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng không là ngoại lệ, đó là việc xây dựng vốn tài liệu mà trước hết là vốn tài liệu dân tộc và về dân tộc Ngay từ khi mới thành lập việc xây dựng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương đã có những định hướng rõ ràng: đó là từng bước xây dựng một thư viện bách khoa nhằm cung cấp cho người đọc những tài liệu tốt nhất về văn học, nghệ thuật và khoa học Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là tập hợp tài liệu về Đông Dương một cách đầy đủ nhất Trong giai đoạn này, vốn tài liệu dân tộc của thư viện được xây dựng chủ yếu dựa trên các nguồn: mua, nộp lưu chiểu, biếu tặng Khi mới thành lập, vốn tài liệu của Thư viện có rất ít, khoảng vài nghìn bản Những năm sau này, vốn tài liệu phát triển một cách nhanh chóng, tới năm 1953 Thư viện có 155.092 bản sách, 1.215 tên báo tạp chí chủ yếu là báo, tạp chí Đông Dương và Việt Nam Trong số bản sách nói trên sách tiếng Việt chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 17.088 bản Để bổ sung một cách đầy đủ kho tàng văn hóa dân tộc, Thư viện tiến hành bổ sung ở rất nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn quan trọng nhất là thông qua con đường lưu chiểu Thư viện Trung ương Đông Dương được người Pháp thành lập nên công tác thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm trên phạm vi Đông Dương luôn được coi trọng vì nước Pháp có truyền thống này từ lâu đời (1537) Văn bản đầu tiên quy định về chế độ nộp

Trang 38

lưu chiểu xuất bản phẩm ở Đông Dương là Nghị định của Toàn quyền Pháp ký ngày 31 tháng 1 năm 1922 Nghị định này quy định, tất cả các ấn phẩm xuất bản ở Đông Dương đều phải nộp cho Thư viện Trung ương Đông Dương 1 bản Trong giai đoạn từ năm 1922 đến trước khi Nhật đảo chính Pháp việc nộp lưu chiểu khá nghiêm túc Theo thống kê, kể từ năm 1922 đến năm 1940, Thư viện Trung ương Đông Dương đã nhận lưu chiểu trên toàn xứ Đông Dương

Song song với nguồn lưu chiểu, Thư viện cũng tiến hành bổ sung vốn tài liệu dân tộc thông qua việc mua thường xuyên, ngoài nguồn mua ở Đông Dương, Thư viện còn tiến hành mua sách, báo ở Pháp Số lượng bổ sung thông qua nguồn mua giai đoạn này khá lớn, bình quân mỗi năm mua khoảng 2.500 bản sách Ngoài các nguồn trên, kho tài liệu của thư viện còn được các cơ quan, cá nhân biếu tặng với số lượng mỗi năm vài trăm bản, có năm đạt tới con số 1.000 bản

Trang 39

Kết quả bổ sung tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương giai

đoạn này cùng với những tài liệu khi mới thành lập đã tạo nên một kho tài liệu

có nội dung hết sức quý hiếm Do giá trị của nó, hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức sắp xếp thành kho riêng gọi là Kho sách Đông Dương Trong kho sách này, có những bộ sưu tập rất quý, được in bằng tiếng Latin hoặc tiếng Pháp, đặc biệt có những bộ sách mà những nhà nghiên cứu về

Đông Dương và Việt Nam không thể bỏ qua như cuốn L'Indochine của Henri Gourdon (1931), Les paysans du delta Tonkinois của Pierre Gourou (1936), Excursions et reconnaissances xuất bản cuối thế kỷ XIX, Flore de L'Indochine và rất nhiều bộ sách, báo nói về lịch sử, địa lý, pháp luật, nông

nghiệp của vùng đất này [6] Một số lớn những công trình nghiên cứu cơ bản

về Việt Nam của các học giả Pháp cũng được lưu trữ tại Thư viện và nó vẫn

đặc biệt có giá trị trong giai đoạn hiện nay

Giai đoạn này Thư viện bổ sung một bộ phận sách rất quý đó là bộ sưu tập sách bằng tiếng Việt, nó bao gồm phần lớn các ấn phẩm in bằng chữ Quốc ngữ của Việt Nam kể từ khi có nghề in tipô ở Việt Nam (1862) Đối với mảng tài liệu tiếng Việt, nổi bật nhất là các tác phẩm văn học nghệ thuật của nhiều tác giả, thuộc nhiều trường phái, nhiều chủ nghĩa khác nhau, nhưng phản ánh sâu sắc, toàn diện xã hội và con người Việt Nam lúc đó Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu khoa học của người Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng trước hết là các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, những công trình nghiên cứu văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ Việt Nam Đây

được xem là những công trình khoa học đầu tiên của người Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp có sự vận dụng phương pháp của phương Tây vào nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam Trong mảng sách Việt thời kỳ này

có cả mảng sách được xuất bản ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công

đến ngày toàn Quốc kháng chiến Trong thời gian này, nhờ Sắc lệnh lưu chiểu (SL - 18 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 31 - 1 - 1946), mà trong bộ sưu tập

Trang 40

của Thư viện có khá đầy đủ các tên sách trong thời gian hơn một năm đó Những sách trên đã thể hiện nội dung cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, về lãnh tụ Hồ Chí Minh, đề cao lịch sử dân tộc, tổng kết các phong trào cách mạng, phản ánh kịp thời cuộc kháng chiến chống Pháp mới bùng nổ ở Nam Bộ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em Kho sách Đông Dương ở Thư viện Quốc gia gắn liền với sự phát triển của lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Việt Nam, trở thành những tiềm năng quý giá phục vụ cho việc phát triển nền văn hóa mới, nền khoa học độc lập, tự chủ của một nhà nước độc lập, phát triển

Do trước đây kho sách Đông Dương không được phân loại theo khung phân loại nên có nhiều khó khăn trong việc thống kê kho sách này Năm 2001 theo

dự án ký kết giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam với Thư viện Quốc gia Pháp, Thư viện tiến hành xử lý tiền máy, nhập biểu ghi tạo lập cơ sở dữ liệu kho sách Đông Dương và hiện nay đã được tích hợp vào CSDL chung của Thư viện

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, Thư viện tiếp tục thu nhận lưu chiểu xuất bản phẩm dân tộc, Thư viện Quốc gia Việt Nam thời kỳ này còn được giao nhiệm vụ bổ sung những tài liệu về Việt Nam và của người Việt Nam dù chúng được xuất bản ở bất cứ đâu, bổ sung có chọn lọc vốn tài liệu nước ngoài

Công việc đầu tiên trong xây dựng vốn tài liệu sau ngày tiếp quản thư viện từ tay thực dân Pháp là Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tiếp nhận, xử lý gần 2 vạn bản sách của Thư viện Chính phủ được thành lập ở chiến khu Việt Bắc Đây là một vốn tài liệu rất quý, chủ yếu là những tài liệu được xuất bản trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có nội dung cách mạng, giầu giá trị lịch

sử - văn hóa dân tộc Do năm 1954, trước khi rút khỏi Bắc Việt Nam thực dân Pháp đã mang đi hơn 800 hòm sách thuộc vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia vào Nam, giai đoạn này, thư viện phải chấn chỉnh lại kho sách cả về nội dung

Ngày đăng: 25/06/2021, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w