1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã trên địa bàn thị xã sơn tây hà nội

104 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Hiện nay nước ta đang có sự ra đời của rất nhiều các trung tâm y tế chuyên sâu với việc sử dụng các TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đ

Trang 1

PHAN THẾ TRƯỜNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY, HÀ NỘI

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN ĐÌNH THAO

HÀ NỘI, 2012

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí trang thiết bị y

tế tại các Trạm Y tế xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội” chuyên ngành

kinh tế nông nghiệp, mã số 60.31.10 là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiên cứu nào

Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin trích dẫn sử dụng đều được tôi ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHAN THẾ TRƯỜNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suố t quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn : “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí trang thiết bị y tế tại các Trạm Y tế xã trên địa bàn thị

xã Sơn Tây – Hà Nội” này, tôi đã nhâ ̣n được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu

củ a các thầy cô, các tổ chức, cá nhân, các anh chị và sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Với lòng kính tro ̣ng và biết ơn sâu sắc tôi xin đươ ̣c bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Đảng ủy, Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo Trường Đại Học Lâm Nghiệp

Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý báu

và hết lòng giúp đỡ tôi trong những năm học tại trường

TS Trần Đình Thao, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, da ̣y bảo,

đô ̣ng viên và ta ̣o mọi điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài nghiên cứu này

Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Bs Phạm Ngọc Sơn Giám đốc Trung tâm

Y tế Thị xã Sơn Tây, cùng toàn thể các y bác sỹ, trạm trưởng các Trạm Y tế xã trực thuộc trung tâm đã hướng dẫn, chỉ bảo và ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho tôi trong quá trình thu thâ ̣p số liê ̣u phân tích để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hô ̣i đồng chấm luâ ̣n văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luâ ̣n văn này

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn bố me ̣ anh chi ̣ em, các bạn bè đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi động viên, khích lệ, chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ tôi học tâ ̣p làm viê ̣c và hoàn thành luâ ̣n văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHAN THẾ TRƯỜNG

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn i i Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục các hình vii

Danh mục các từ viết tắt vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

2.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÍ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 6

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan 6

1.1.2 Đặc điểm của trang thiết bị Y tế 11

1.1.3 Phân loại trang thiết bị y tế 12

1.1.4 Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Trạm Y tế xã 14

1.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức quản lý TTBYT 15

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 17

Trang 5

1.2.1 Thực trạng quản lí trang thiết bị Y tế 17

1.2.2 Chính sách Quốc gia về Thiết bị Y tế 22

1.2.3 Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các tuyến y tế 25

Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 ĐẶC ĐIỂM TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ SƠN TÂY 36

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế Thị xã Sơn Tây 36

2.1.2 Vị trí và chức năng 36

2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 37

2.2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC TRẠM Y TẾ XÃ 38

2.2.1 Tình hình đất đai 38

2.2.2 Nguồn nhân lực 39

2.2.3 Trình độ nguồn nhân lực 40

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.2.1 Phương pháp chọn điểm điều tra và thu thập số liệu 42

2.2.2 Phương pháp phân tích 42

2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 44

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

3.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÁC TRẠM Y TẾ 46

3.1.1 Tình hình quản lí trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã, phường 46

3.1.2 Tình hình sử dụng trang thiết bị y tế tại các TYTX 64

3.1.3 Ý kiến đánh giá của cán bộ về tình hình sử dụng TTB tại các TYTX 71

3.1.4 Ý kiến đánh giá của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các Trạm Y tế 76

3.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 77

3.2.1 Trình độ cán bộ quản lí trang thiết bị y tế 77

3.2.2 Các chính sách của Nhà nước 79

Trang 6

3.3 ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH

THỨC ĐỐI VỚI QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 80

3.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TAI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ 82

3.4.1 Định hướng 83

3.4.2 Nâng cao trình độ cán bộ quản lí và sử dụng trang thiết bị y tế 86

3.4.3 Tăng cường đầu tư và mua sắm các trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế 87 3.4.4 Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong quản lí và sử dụng TTBYT 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

1 KẾT LUẬN 92

2 KIẾN NGHỊ 93

2.1 Đối với các Trạm Y tế 93

2.2 Đối với trung tâm y tế huyện 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Tình hình đất đai của các TYT trên địa bàn Thị xã Sơn Tây 37 2.2 Tình hình nguồn nhân lực của các Trạm Y tế xã, phường 38 2.3 Trình độ nguồn nhân lực ở các Trạm y tế xã, phường 40 3.1 Tình hình tăng đầu tư TTB hàng năm của các Trạm Y tế xã 45

3.4 Trang thiết bị chuyên khoa răng, hàm mặt, tai mũi họng 50

3.6 Trang thiết bị điều trị sản phụ khoa, đỡ đẻ 52

3.9 Tỷ lệ TYT xã, phường quản lí danh mục TTB dùng chung 55 3.10 Tình hình quản lí nguồn nhập TTB ở các trạm y tế xã, phường 56

3.13 Tình hình quản lý, bảo quản TTBYT tại các TYTX 59 3.14 Kết quả quan sát tình hình chung về TTBYT 60 3.15 Kết quả quan sát tình hình chung một số TTBYT 61 3.16 Tần suất sử dụng TTB khám chữa bệnh chung 64 3.17 Tần suất sử dụng TTB chuyên khoa Tai Mũi Họng- Răng Hàm

3.19 Lý do không sử dụng đến hoặc rất ít sử dụng 72 3.20 Trang thiết bị cần thiết cho khám chữa bệnh tại tuyến xã theo

quy định của Bộ Y tế mà các trạm y tế chưa có 73 3.21 Trang thiết bị ngoài danh mục thiết yếu theo quy định của Bộ Y

3.22 Ý kiến đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 77 3.23 Trình độ cán bộ phụ trách công tác TTBYT ở Sơn Tây 77

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

3.2 Tần suất sử dụng TTB dụng cụ xét nghiệm 68 3.3 Tần suất sử dụng TTB khám, điều trị sản phụ khoa- đỡ đẻ 69

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trạm y tế xã/phường (TYTX) là đơn vị y tế trong hệ thống y tế nhà nước

có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân Trạm y tế xã cũng là đơn vị chăm sóc sức khỏe gần với dân, thực hiện cả nhiệm vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân hàng ngày Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Cùng với

sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y

tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả

Trang thiết bị (TTB) hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong chẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo Hiện nay nước ta đang có sự ra đời của rất nhiều các trung tâm y tế chuyên sâu với việc sử dụng các TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao hơn ví dụ như máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp đa dãy dựng hình, siêu âm doppler màu, dao mổ Gammar, máy gia tốc điều trị ung thư… Với vai trò là nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành y tế, trang thiết bị y tế đã

và đang được nghiên cứu phát triển, sử dụng và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không ngừng thu được những kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trang 11

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trong thực tế hoạt động của ngành y tế trong lĩnh vực trang thiết bị y tế Do Việt Nam

là một nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách cho y

tế của nước ta còn hạn chế, trong nhiều năm qua TTBYT ở Việt Nam được cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau nhưng không được đánh giá đúng nhu cầu nên có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ

sở y tế Trong đó đặc biệt quan tâm đến trạm y tế (TYTX) - tuyến cơ sở trực tiếp gần dân nhất, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tải cho tuyến trên, tạo niềm tin cho nhân dân Các TYT đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

Từ năm 1990 đến nay, TTBYT của các TYTX trên địa bàn Hà Nội nói chung và ở thị xã Sơn Tây nói riêng được cung cấp từ nhiều nguồn như: ngân sách nhà nước, quỹ BHYT, từ viện trợ của UNFPA, viện trợ ODA của Tây Ban Nha, viện trợ của WHO, hay từ các dự án hỗ trợ y tế quốc gia, dự án phòng chống HIV/AIDS, Dự án VAHIP Trung Ương

Do đó, TTBYT hiện có tại các TYTX mang tính chồng chéo, chắp vá

Có khi cùng một chủng loại TTB lại được cung cấp bởi 3- 4 tổ chức tài trợ

Có TTB rất cần nhưng lại không có… nhiều mặt hàng viện trợ nhận về nhưng không có tài liệu hướng dẫn sử dụng, không được chuyển giao công nghệ nên không vận hành, sử dụng được Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng TTB tại các trạm y tế không đồng đều, vừa thiếu

về số lượng, vừa yếu về chất lượng và trình độ Do vậy, hiệu quả sử dụng

Trang 12

TTBYT còn thấp và không đồng đều, chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh (KCB)

Nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT sẽ nâng cao chất lượng KCB tại các TYTX, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ đó thu hút người dân đến KCB, góp phần làm giảm sự quá tải cho bệnh viện tuyến tỉnh, Trung Ương, đồng thời người dân được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tuyến y tế cơ sở, vì vậy giảm được phần chi phí cho việc đi lại không cần thiết, việc này rất có ý nghĩa với người nghèo, những người ở vùng sâu, vùng xa, ở nơi xa với những bệnh viện lớn được trang bị kỹ thuật hiện đại Do

đó, việc khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng TTBYT và ý kiến đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các TTBYT tại các TYTX là rất cần thiết

Xuất phát từ những lí do trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí trang thiết bị y tế tại các Trạm Y tế xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại tuyến xã ở địa phương trong thời gian tới

Trang 13

bị y tế trên địa bàn Thị xã Sơn Tây

● Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại tuyến xã ở địa phương trong thời gian tới

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Trang thiết bị Y tế là gì ?

- Đặc điểm của trang thiết bị Y tế ?

- Tình hình quản lí và sử dụng trang thiết bị Y tế trên địa bàn Thị xã Sơn Tây như thế nào ?

- Hiệu quả sử dụng trang thiết bị Y tế ?

- Các chính sách hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quản lí

và sử dụng thiết bị Y tế ?

- Những yếu tố khách quan và chủ quan nào ảnh hưởng đến quá trình quản lí và sử dụng thiết bị Y tế ?

- Trình độ nguồn lực cho quản lí và sử dụng trang thiết bị Y tế ?

- Những thuận lợi, khó khăn trong quản lí và sử dụng trang thiết bị Y tế ở Thị xã Sơn Tây là gì ?

- Giải pháp nào để quản lí và sử dụng tốt trang thiết bị y tế?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là trang thiết bị y tế, đối tượng điều tra là đại diện là các trưởng trạm, trạm phó, các cán bộ của các trạm y tế xã/phường ở 15 TYTX trên địa bàn Thị xã Sơn Tây Các bệnh nhân và người

nhà bệnh nhân được sử dụng TTBYT

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu các vấn đề về quản lý và sử dụng TTBYT ở các Trạm Y tế xã; đánh giá thực trạng tình hình quản lí và sử dụng TTBYT; Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lí và sử dụng TTBYT, các

Trang 14

yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng TTBYT, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng TTBYT

* Phạm vi không gian

Nghiên cứu các vấn đề về quản lý và sử dụng TTBYT tại các Trạm Y tế

xã thuộc địa bàn Thị xã Sơn Tây

* Phạm vi thời gian

+ Đánh giá tình hình cơ bản của các Trạm Y tế xã từ 2009 – 2011

+ Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012

Trang 15

a) Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương;

b) Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;

c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

d) Kiểm soát sự thụ thai;

e) Khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế);

f) Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế;

● Bên cạnh đó, một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế (TTBYT)

là một loại hàng hóa đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi Quản lý TTBYT là một ngành đặc thù, cần được sự quan tâm đầu tư đúng mức về chính sách, nhân lực, kinh phí

1.1.1.2 Hiệu quả:

Hiệu quả kinh tế của 1 hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,

Trang 16

tiền vốn để đạt được những mục tiêu xác định, nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó độ chênh lệch giữa 2 đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao

1.1.1.3 Quản lí

Về cơ sở lý luận trong nghiên cứu này chúng ta cần biết thế nào là quản

lý Cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lý do bản thân khái niệm quản lý

có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do

sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt Do vậy khái niệm về quản

lý rất phong phú và đa dạng, sau đây là một số khái niệm chủ yếu:

Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”

Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản

lý đi đến mục tiêu Chủ thể có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm nhiều người, một thiết bị Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản

lý Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản

lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện

biến động của môi trường (Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền 2004)

Trang 17

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người Về cơ bản, mọi người đều cho rằng quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu

được kết quả mong muốn (Hồ Văn Vĩnh, 2002)

Tổ chức quản lý: Tổ chức quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của

tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động

Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh (2005), Khoa học quản lí, NXB Lý luận Chính trị: Quản lí là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Theo định nghĩa trên, hoạt động quản lí có một số đặc trưng sau:

- Quản lí luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu;

- Quản lí thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lí (cá nhân hoạc tổ chức làm nhiệm vụ quản lí, điều khiển) và đối tượng quản lí (bộ phận chịu sự quản lí), đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc;

- Quản lí bao giờ cũng quản lí con người;

- Quản lí là sự tác động mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan;

- Quản lí về công nghệ là sự vận động của thông tin;

Chủ thể thông qua các cơ chế quản lí (nguyên tắc, phương pháp, côngcụ) tác động vào đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu xác định Mối quan

hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lí tạo thành hệ thống quản lí:

Trang 18

Hình 1: Hệ thống quản lí

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó, v.v… Tóm lại, có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

1.1.1.4 Quản lí trang thiết bị Y tế

Thiết bị Y tế là một loại hàng hóa đặc biệt nên quản lí thiết bị Y tế cũng

có những đặc trưng Cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT như trên đã trình bày, thực chất là một chuyên ngành kỹ thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, là một phần tài sản quý giá của ngành y tế Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở

y tế Những nguyên tắc trong quản lý vật tư tài sản TTBYT tại các cơ sở y tế :

● Nắm chắc tình hình tài sản TTBYT cả về số lượng chất lượng và giá trị, trên cơ sở đó có kế hoạch sản xuất, mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hòa

● Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù TTB theo đúng chế độ: + Nhập tài sản TTB: tất cả những tài sản mua về, nhập về đều phải tổ chức kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, phải có phiếu nhận hợp lệ

Trang 19

và biên bản cụ thể khi hàng thừa hàng thiếu

+ Xuất tài sản TTB: xuất hàng để dùng, để nhượng bán, điều chuyển, hủy

bỏ Khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ

+ Bảo quản tài sản TTB: tất cả các loại TTB dù mua hay nhận từ bất kỳ nguồn nào đều phải tổ chức kho tàng, phương tiện, người chịu trách nhiệm vào

sổ theo dõi phải giữ gìn và sớm phát hiện ra sự mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng, kém phẩm chất để xử lý kịp thời

+ Dự trù: mọi loại tài sản TTB đều cần phải có một lượng dự trữ vừa đủ

để đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở y tế không bị ngắt quãng do cung cấp chưa kịp hoặc dự trữ quá lớn gây ra tình trạng hư hỏng và lãng phí

● Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê để xác định tình hình tài sản TTB và phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản TTB của cơ sở y tế

+ Mục đích của kiểm kê:

- Đảm bảo việc quản lý tài sản TTB được chính xác

- Đảm bảo quyết toán có căn cứ

+ Nguyên tắc kiểm kê:

- Khi kiểm kê phải cân, đong, đo, đếm bằng những dụng cụ hợp pháp

- Khi kiểm kê phải xét, đánh giá tình hình tài sản TTB

- Phải đối chiếu giữa sổ sách với thực tế kiểm kê để xác định đúng mức tồn kho hoặc thừa, thiếu

- Phải giải quyết dứt điểm khi có tình trạng thừa, thiếu

● Tất cả các cán bộ trong trạm đều phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản TTB Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của mỗi cán bộ trong đơn vị Những người được trực tiếp phân công quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển thì phải luôn chú ý tính toán sử dụng cho thật hợp lý, hết công suất bảo đảm cho tài sản được an toàn về số lượng và chất lượng

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên các TYTX phải thực hiện công tác quản lý TTBYT theo những quy định như sau:

Trang 20

○ Hàng năm dưới sự hướng dẫn của trung tâm y tế huyện (TTYTH), mỗi TYTX cần chủ động kiểm tra lại TTB và lập kế hoạch dự trù mua sắm theo thứ tự ưu tiên

○ Mỗi TYTX phải cử cán bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TTB của trạm

và chịu trách nhiệm về thống kê, kiểm kê, báo cáo tình hình TTB hàng năm

○ Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ quản lý nhằm nắm vững quy trình vận hành,

kỳ việc sử dụng TTB tại các TYTX

1.1.2 Đặc điểm của trang thiết bị Y tế

● Thiết bị cá nhân: đây là TBYT được sử dụng tại tư gia (homecare) dựa

trên kỹ thuật y tế viễn thông (telemedicine) rất thích hợp với hoàn cảnh của các nước đang phát triển và xu hướng quốc tế Với số lượng tiêu thụ lớn, vì có thể sử dụng ở các vùng sâu vùng xa lẫn thành thị và có thể xuất khẩu đến các nước chậm tiến, chúng mang đến lợi nhuận kinh tế cao, rất hấp dẫn đối với doanh nhân Việc sản xuất chúng không đòi hỏi kinh nghiệm quá cao hay đầu tư lớn, phù hợp với các công ty khởi nghiệp Thêm vào đó, loại thiết bị này có thể giúp chúng ta phát triển một hệ thống y tế điện tử (E-Healthcare) Đây là một đường hướng vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt nền tảng cho một hệ thống y tế tiên tiến

● Thiết bị trạm y tế đơn giản: đây là loại thiết bị kết hợp những thiết bị

vừa nêu trên, nó sẽ được sử dụng trong các Trạm y tế Do đó chúng cũng phù hợp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện sản xuất

Trang 21

● Thiết bị nghiên cứu: đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong các

phòng nghiên cứu khoa học Mặc dù hiệu quả kinh tế có thể không đạt được ngay nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu dài

● Cảm biến y sinh: đây là những thiết bị đòi hỏi kiến thức khoa học và

kỹ thuật cao như công nghệ nano và vi mạch

● Các đặc điểm chung của TTBYT:

- Trang thiết bị y tế bao gồm các loại máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ, sức khoẻ nhân dân

- TTBYT là những TB công nghệ cao, sản xuất với công nghệ hiện đại, tinh

vi, phục vụ chủ yếu cho con người Mỗi loại TTB hầu như chỉ có một tính năng Việc kiểm chuẩn TTBYT khắt khe, cần độ chính xác cao, việc bảo dưỡng theo chế độ định kỳ, sửa chữa khó do đồ thay thế ít

- TTTBYT chủ yếu là từ nhập khẩu là từ các hãng của Nhật, Đức và Mỹ

- TTTBYT có đặc điểm sử dụng là để ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương; kiểm tra, thay thế, sửa đổi,

hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; hỗ trợ hoặc duy trì sự sống; kiểm soát sự thụ thai; khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế); vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế;……

- Phạm vi phục vụ khách hàng là người bệnh, không phải là đại chúng Đối tượng sử dụng TTB chủ yếu là thầy thuốc, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn

y tế mới sử dụng được

- TTBYT là một loại hàng hóa đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi; ứng dụng loại hàng hóa này chủ yếu cho ngành y tế

- Vốn để mua sắm TTB chủ yếu là từ ngân sách chính phủ và viện trợ

1.1.3 Phân loại trang thiết bị y tế

Trang 22

Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại - con đẻ của sự ứng dụng khoa học

- công nghệ- đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả cao và do đó ít gây biến chứng cho người bệnh Xét

về phương diện tinh thần, các TTBYT còn giúp cho người thầy thuốc thêm vững tin và yên tâm trong công việc khám chữa bệnh, đồng thời còn giúp cho người bệnh thêm lạc quan, hy vọng hơn với việc đẩy lùi căn bệnh đang điều trị Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ (DC), thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng và thông dụng phục vụ cho các hoạt động phòng bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y tế Dựa vào các nội dung chuyên môn của

y học, ngày nay người ta có thể phân ra 10 nhóm thiết bị như sau:

- Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trưng là: máy

X quang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm…

- Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: máy điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não…

- Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm

tế bào, máy ly tâm

- Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bị như máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máy sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy…

- Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điều trị sóng ngắn, tia hồng ngoại, laser trị liệu…

- Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG,

Nd, Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser…

- Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt, thận nhân tạo…

- Nhóm VIII: Các thiết bị điện từ y tế phương đông như máy dò

Trang 23

huyệt, massage, châm cứu, điều trị từ phổi…

- Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình như huyết áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử, điện tim…

- Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ cho hoạt động của cơ

sở y tế như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ thống máy tính), xe ô tô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, xử lý nước thải…

Ngoài phân loại có tính chất tương đối trên đây, để đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành, Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành danh mục thiết bị

y tế cụ thể được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân

1.1.4 Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Trạm Y tế xã

Để tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực trang thiết bị y

tế, Bộ trưởng Bộ y tế đã ký quyết định số 1020/QĐ- BYT ngày 22/03/2004 ban hành kèm theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việc ban hành Danh mục trang thiết bị y tế tại trạm y tế xã

Danh mục trang thiết bị y tế do Bộ y tế ban hành đối với tuyến xã có khoảng 176 chủng loại, được phân vào 7 nhóm chính là:

- Các trang thiết bị khám điều trị chung (69 chủng loại)

- TTB y học cổ truyền (24 chủng loại)

- TTB chuyên khoa tai mũi họng- răng hàm mặt- mắt (17 chủng loại)

- TTB dụng cụ xét nghiệm (6 chủng loại)

- TTB khám điều trị sản phụ khoa, đỡ đẻ (35 chủng loại)

- Dụng cụ tiệt khuẩn (9 chủng loại)

- Thiết bị thông dụng (16 chủng loại)

Dựa vào danh mục này mà các TYT xã, các trạm trưởng hay cán bộ được giao công tác quản lý vật tư- thiết bị của trạm cần xây dựng các mẫu biểu, sổ sách theo dõi, cập nhật hàng tháng và báo cáo tình hình trang thiết bị cho tuyến trên nhằm đáp ứng được các mục tiêu quản lý sau:

- Hạn chế hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của trang thiết bị

Trang 24

- Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (đảm bảo trang thiết

bị của trạm luôn hoạt động ổn định, chính xác, và an toàn cho bệnh nhân)

- Nắm chắc tình hình trang thiết bị và xây dựng nhu cầu trang bị mua sắm cho năm sau, báo cáo lên tuyến trên (Trung tâm y tế huyện)

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế theo đúng quy định

1.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức quản lý TTBYT

Tổ chức quản lý TTBYT tại các Trạm Y tế là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý Muốn có phương án tổ chức quản lý TTBYT hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi Trạm Y tế phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các nhân

tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh của Trạm Y tế

● Chủng loại thiết bị y tế sử dụng

Thiết bị y tế sử dụng rất phong phú, đa dạng và chúng còn được gọi là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình dịch vụ khám chữa bệnh Giữa trang thiết bị y tế và tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại các trạm y tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau Dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế

là một quá trình liên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Giá trị và giá trị sử dụng của dược phẩm y tế được gia tăng gấp bội khi chúng tham gia vào quá trình dịch vụ khám chữa bệnh tại các trạm y tế

để tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Chủng loại thiết bị y tế đơn giản hay phức tạp có ảnh hưởng đến tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế Ngược lại, tổ chức quản lý dịch

vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế ở trình độ cao hay thấp đều đòi hỏi việc sử dụng trang thiết bị y tế phải đáp ứng yêu cầu Nhìn chung, mối quan hệ giữa tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh và trang thiết bị y tế thay đổi theo những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của mỗi đơn vị và thay đổi theo đà phát triển của xã hội Vì vậy, để có được phương án tổ chức quản lý trang thiết bị y tế hợp lý và

Trang 25

hiệu quả, mỗi đơn vị cần phải chú ý và xác định cho được mức độ ảnh hưởng của trang thiết bị y tế

● Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị máy móc

Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức quản lý dịch

vụ khám chữa bệnh trong các trạm y tế, tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm y tế được hợp lý Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị máy móc mới Vì vậy, để có được phương án tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh hợp lý, mỗi Trạm y tế phải biết và xác định cho được Trạm y tế mình nên mua công nghệ, thiết bị máy móc, với dược phẩm y tế nào là thích hợp

Tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại mỗi Trạm y tế nếu được ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm dược phẩm y tế và sức lao động nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh Trong tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh của Trạm y tế nếu có được công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới với tính chất tiên tiến và hiện đại thông qua việc đầu tư theo chiều sâu thì sẽ nâng cao được trình độ tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong Trạm y tế, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám và chữa bệnh cho người dân Ngoài ra, nếu đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào dịch vụ khám chữa bệnh còn giúp cho Trạm y tế sử dụng dược phẩm y tế thay thế và sử dụng tổng hợp các loại dược phẩm, dược liệu

Tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh trong Trạm y tế tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển Để có được phương án tổ chức quản

lý dịch vụ khám chữa bệnh hợp lý, mỗi Trạm y tế phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới và thiết bị, máy móc mới

Trang 26

● Đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ

Mỗi bệnh viện dù muốn hay không đều phải thực hiện theo đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Chỉ có làm theo cách này thì phương hướng tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại Trạm y tế mới đúng đắn Tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh trong Trạm y tế có được duy trì, phát triển hay mở rộng phụ thuộc một phần rất lớn vào đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ

vệ sức khỏe nhân dân Từng bước đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại

hệ thống Công ty, Xí nghiệp thiết bị y tế, các Viện nghiên cứu và Trường đào tạo, bước đầu lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y

tế Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế đã được đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ Những trang thiết bị y tế thông thường, thiết bị nội thất Trạm

y tế sản xuất trong nước đã được tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của ngành Y tế và bước đầu xuất khẩu

Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số thiết bị

Trang 27

cơ bản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được trang bị đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn

Các Trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán

và xe Ô tô cứu thương Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân

số và kế hoạch hoá gia đình

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua hệ thống

y tế trong cả nước đã được đầu tư nâng cấp, trong đó TTBYT chiếm tỷ trọng đáng kể cả về số lượng và trị giá bằng nhiều nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, các dự án ODA, viện trợ song phương và đa phương Mặc dù vậy, công tác quản lý TTBYT tại các cơ sở y tế nói riêng và trong toàn ngành nói chung cần phải được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy hiệu quả đầu tư trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân

Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải triển khai những bước đi cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, tham gia hiệu quả vào nền kinh tế thế giới Thách thức đặt ra đối với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực trang thiết bị y tế

Trở thành thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi do những nguyên tắc và quy định của tổ chức này đem lại để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất

Trang 28

khẩu, hàng hoá nhập khẩu có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường trong nước

Cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với cơ sở pháp lý chung tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và công bằng, tăng khả năng lựa chọn hợp tác, chuyển giao công nghệ đa dạng hơn, ở mức chi phí và chất lượng hợp lý Những yếu tố này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển Khi tham gia vào sân chơi rộng lớn với các luật chơi chung sẽ tạo áp lực khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh thích nghi phù hợp từ đó sẽ tự nhìn nhận lại, đánh giá điểm mạnh, yếu để đổi mới, tổ chức lại theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả

Hiện nay Chính phủ đã có những bước điều chỉnh các quy định, luật lệ và chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp với các quy định quốc tế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng thuận lợi, thông thoáng và minh bạch hơn cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất trang thiết bị y tế Công tác rà soát, ban hành các quy định, văn bản pháp quy và hoạch định chính sách trong quản lý nhà nước về lĩnh vực TTBYT cũng đang được thực hiện để phù hợp với các quy định của WTO

Với mong muốn thông báo và chia sẻ các thông tin để cùng nhau nắm bắt, chuẩn bị tốt cho hội nhập về lĩnh vực trang thiết bị y tế, ngày 25 và 26 tháng 5 năm 2007 tại Hội nghị: “Quản lý chất lượng trang thiết bị y tế trong giai đoạn hội nhập và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực Trang thiết bị và Công trình y tế” do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế tổ chức tại Thành phố Đồng Hới – Quảng Bình, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đã có bài trình

bầy “Quản lý Trang thiết bị y tế trong hội nhập xu hướng quốc tế và vai trò của

Nhóm công tác về sản phẩm Trang thiết bị y tế Asean ACCSQ/MDPWG”

Trong cuộc Hội nghị đã giới thiệu một số thông tin và tổ chức liên quan đến quá trình hội nhập trong lĩnh vực trang thiết bị y tế trong khu vực và thế giới như:

Tổ chức hài hoà các thủ tục trên toàn cầu - Global Harmonised Task Force (GHTF) [www.ghtf.org]

Trang 29

Nhiệm vụ của tổ chức này là tập hợp các Nhà quản lý có kinh nghiệm và các Nhà sản xuất, cung cấp trang thiết bị y tế cùng nhau trao đổi, thảo luận để thống nhất các thủ tục quản lý trang thiết bị y tế trên cơ sở pháp lý của từng nước Để thực hiện nhiệm vụ trên GHTF có 5 nhóm công tác (SG1, SG2, SG3, SG4, SG5) nghiên cứu với các nhiệm vụ khác nhau trong lĩnh vực quản lý trang thiết bị y tế:

- Định nghĩa về thiết bị y tế (Medical device)

- Định nghĩa về Nhà sản xuất (Manufacturer)

- Phân loại trang thiết bị y tế (Classification of Medical device)

- Xây dựng các bước đánh giá sự phù hợp (Conformity assessment procedures)

- Quan hệ giữa phân loại sản phẩm và thủ tục đánh giá sự phù hợp (Relations between Product Class and CAP)

- Những nguyên tắc cơ bản của an toàn và điều khoản thực hiện (General Principles for Safety and Perfomance)

- Các yêu cầu về tài liệu kỹ thuật (Content of a Technical Documentation)

- Hệ thống giám sát và cảnh báo về các thiết bị y tế (Medical device Vigilance System and Reporting)

Nhóm công tác hài hoà các thủ tục trong khu vực Châu Á – Asia Harmonization Working Party (AHWP) [www.asiahwp.org]

Là một tổ chức phi lợi nhuận trong khu vực hoạt động liên kết với tổ chức hài hoà các thủ tục trên toàn cầu (GHTF) với mục tiêu:

- Hình thành sự thống nhất chung trong công tác hoà hợp các quy định, thủ tục quản lý trang thiết bị y tế tại các nước trong khu vực Châu Á

- Tăng cường sự hiểu biết về các lợi ích của việc hoà hợp trong khu vực

- Hỗ trợ quá trình triển khai, thực hiện các sáng kiến của APEC về lĩnh vực trang thiết bị y tế

Trang 30

- Phối hợp và hỗ trợ sự liên kết với tổ chức hoà hợp các thủ tục trên toàn cầu GHTF trong nỗ lực thực hiện các nội dung hài hoà các thủ tục, quy định về thiết bị y tế

Nhóm công tác về các sản phẩm trang thiết bị y tế - Uỷ Ban tư vấn về tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN - Asean Consultative Committee on Standards and Quality – Medical Device Product Working Group (ACCSQ – MDPWG)

Nhóm công tác về các sản phẩm trang thiết bị y tế ACCSQ-MDPWG có nhiệm vụ giúp Uỷ Ban tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN thực thi các biện pháp cụ thể hỗ trợ việc hội nhập trong lĩnh vực trang thiết bị y tế thông qua việc xoá bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại giữa các nước thành viên ASEAN với mục tiêu:

- Xây dựng và hình thành một bộ mẫu hồ sơ chung cho các sản phẩm trang thiết bị y tế trong các nước thành viên ASEAN

- Nghiên cứu và đề xuất một quy trình khả thi phê duyệt nhanh các sản phẩm mà nhà quản lý trang thiết bị y tế các nước đều đồng thuận

- Nghiên cứu và đề xuất thông qua một hệ thống hài hoà chung các thủ tục đưa sản phẩm trang thiết bị y tế vào thị trường các nước ASEAN trên cơ sở một quy trình phê duyệt sản phẩm chung

- Hình thành một hệ thống cảnh báo chung trong khu vực đối với các sản phẩm kém phẩm chất hoặc không an toàn

- Thúc đẩy và hỗ trợ quá trình của tất cả các nước thành viên ASEAN xem xét gia nhập Tổ chức hoà hợp các thủ tục trong khu vực Châu Á (AHWP) và nỗ lực triển khai các hoạt động cùng với Nhóm công tác hài hoà các thủ tục trên toàn cầu (GHTF) về kỹ thuật

1.2.1.2 Những tồn tại và thách thức lớn

Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và

Trang 31

sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có

đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị

y tế còn thấp so với yêu cầu Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư

- thiết bị y tế

Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại và trình

độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế

1.2.2 Chính sách Quốc gia về Thiết bị Y tế

Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao Trang thiết bị y tế là một trong những yếu

tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả

Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế, bao gồm các mục tiêu chủ yếu, những giải pháp tổng thể thuộc các lĩnh vực: quản lý, sản xuất, kinh doanh, khai thác sử dụng, nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kỹ thuật trang thiết bị y tế Về sản xuất trang thiết bị y tế, phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Chính sách quốc gia về Trang thiết bị Y tế, ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 130/2002/QĐ-TTg, ngày 04/10/2002, lùi sau 10 năm: đến năm 2015 đạt 40%, năm 2020 đạt 60%

Trang 32

1.2.2.1 Mục tiêu của chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế

Mục tiêu chung:

Ðảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Phấn đấu đạt trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế ngang tầm các nước trung bình tiên tiến trong khu vực Ðào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn trang thiết bị y tế Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế nhằm nâng cao dần tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu

Những mục tiêu cụ thể:

○ Đảm bảo cung ứng đủ trang thiết bị thường quy cho các cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 437/QÐ-BYT ngày 20/02/2002; đảm bảo khai thác có hiệu quả các trang thiết bị y tế đã được trang bị

○ Tiếp tục mở rộng sản xuất trang thiết bị y tế thông dụng đảm bảo cung cấp đủ 40% nhu cầu trong ngành vào năm 2005 và 60% vào năm 2010: Ðẩy mạnh liên doanh sản xuất thiết bi y tế công nghệ cao, có ít nhất là 5 cơ sở liên doanh vào năm 2005 và 10 cơ sở vào năm 2010, nhằm hạn chế dần nhập khẩu,

áp dụng các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất trang thiết bị y tế, dược phẩm và vacxin

○ Tiếp tục trang bị và phát huy hiệu quả hai trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Bắt đầu triển khai dự án trung tâm y tế miền Trung (tại Huế và Ðà Nẵng) Từ năm 2003 đến 2010 có kế hoạch từng bước xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu tại các khu vực theo vùng kinh tế, xã hội Ðặc biệt quan tâm các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số,

cụ thể là: Cần thơ (Ðồng bằng Sông Cửu Long), Buôn Ma Thuật (Tây Nguyên), Sơn La (Tây Bắc), Thái Nguyên (Ðông Bắc)

Trang 33

○ Củng cố và phát triển hợp lý hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế, bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ với chất lượng tốt, giá hợp lý theo yêu cầu sử dụng trong toàn ngành Chú trọng những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số

○ Phát triển nguồn nhân lực trang thiết bị y tế Tăng cường công tác đào tạo chuyên khoa và kỹ năng khai thác sử dụng trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, song song với công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu cho các cơ sở sử dụng, sản xuất, kinh doanh, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị

○ Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về trang thiết bị y tế từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở kiện toàn tổ chức, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về trang thiết bị y tế

○ Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên ngành trang thiết bị y tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, chuyển giao công nghệ và cung ứng trang thiết bị y tế

1.2.2.2 Mô hình tổ chức y tế Việt Nam

* Dựa theo tổ chức hành chính Nhà nước

- Tuyến y tế Trung ương;

- Tuyến y tế địa phương bao gồm tuyến y tế tỉnh, thành phố; tuyến y tế quận, huyện, thị xã; tuyến y tế xã, phường, cơ quan, trường học

* Theo thành phần kinh tế (đầu tư kinh phí)

Trang 34

- Khu vực chuyên sâu với nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao đi sâu vào nghiên cứu khoa học và chỉ đạo kỹ thuật cho địa phương, hỗ trợ, giải quyết khó khăn của y tế phổ cập; đào tạo cán bộ cho mạng lưới y tế phổ cập

1.2.3 Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các tuyến y tế

a) Tuyến y tế Trung ương

* Vị trí

Tuyến y tế Trung ương là tuyến y tế cao nhất trong hệ thống tổ chức ngành y tế Bộ Y tế là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Bộ Y tế thuộc sự chỉ đạo trực tiếp, lãnh đạo về mọi mặt của Bộ trưởng Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, ban chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng

* Cơ cấu tổ chức

- Cơ quan của Bộ Y tế văn phòng, các Vụ, Cục chuyên môn

+ Văn phòng: văn thư, hành chính, quản trị, tài chính kế toán

+ Các Vụ Cục tổng hợp, chuyên ngành và thanh tra

Gồm có: Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học đào tạo, Vụ Tài chính kế toán, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Dược chính, Vụ Y học

cổ truyền, Vụ Điều trị, Vụ Trang thiết bị công trình y tế, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ

Y tế dự phòng, Thanh tra Bộ, Cục Quản lý dược Việt Nam, Cục Vệ sinh và An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS

Ngoài ra còn có các tổ chức quần chúng: Công đoàn Y tế Việt Nam, các hội chuyên ngành như Hội Y học dân tộc, Hội Y tế công cộng, Hội Nội khoa, Hội Ngoại khoa, v.v

- Các cơ sở trực thuộc Bộ:

+ Các Viện và Phân viện nghiên cứu

+ Bệnh viện Đa khoa và Chuyên khoa Trung ương

+ Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y dược

+ Các tạp chí Y học thực hành, Tạp chí Dược học, Y học Việt Nam,

Trang 35

+ Báo Sức khỏe và Đời sống

* Chức năng, nhiệm vụ

Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang

Bộ Các nhiệm vụ cơ bản:

- Tham mưu cho chính phủ về công tác y tế

- Chỉ đạo toàn ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Bộ Y tế có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng chính sách y tế, thực hiện việc quản lý toàn bộ ngành y tế cả nước

b) Tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế được quy định theo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số II/2005/TTLT-BYT - BNV Hà Nội ngày 12 tháng 04 năm 2005

* Vi trí, chức năng

- Sở Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn

- Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế

* Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền những kế hoạch, chương trình, quy định, về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế

Trang 36

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, và chịu trách nhiệm kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án đã được phê duyệt

- Quản lý tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài chính của Nhà nước

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên ngành về y tế trên địa bàn tỉnh như vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh chữa bệnh

- Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được giao theo đúng quy định hiện hành

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế ban hành về quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế

- Quản lý hành nghề y dược tư nhân, y dược cổ truyền trên địa bàn, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân theo phân cấp và theo quy định của pháp luật

- Chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội để làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe

- Thực hiện quản lý các trường đào tạo cán bộ y tế theo sự phân công của UBND cấp tỉnh

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND Tỉnh và Bộ Y tế giao cho

* Tổ chức và biên chế

- Ban Lãnh đạo

+ Sở Y tế có giám đốc và có từ hai hoặc ba Phó giám đốc Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì không quá bốn Phó giám đốc

Trang 37

+ Giám đốc chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn

bộ hoạt động của Sở; báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Y tế và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu

+ Các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó giám đốc theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y

tế quy định và theo quy định của pháp luật về công tác cán bộ công chức

- Tổ chức của Sở gồm: văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ

Số phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở không quá 8 phòng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Không quá 6 phòng đối với các tỉnh còn lại Tên gọi do Giám đốc Sở Y tế phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND cấp tỉnh quyết định Chức năng nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng không bị chồng chéo

- Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Sở Y tế:

+ Về khám chữa bệnh: bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện khu vực và các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (kể cả các phòng khám khu vực)

+ Về dự phòng: bao gồm các Trung tâm Y tế dự phòng; Phòng chống HIV/AIDS; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Nội tiết; Phòng chống bệnh xã hội

+ Về truyền thông: Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe

+ Các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định thuốc mỹ phẩm; Trung tâm giám định y pháp, tâm thần

+ Các trường Trung học, Cao đẳng Y tế

c) Tuyến y tế quận, huyện, thị xã

Theo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, số BNV, Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2005; Theo quy định của Bộ Y tế quy định

Trang 38

11/2005/TTLT-BYT-chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ 11/2005/TTLT-BYT-chức của Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế

* Phòng Y tế

- Chức năng: Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người,

an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và của Sở Y tế Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế

- Nhiệm vụ và quyền hạn: Phòng Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về chuyên môn y tế trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh; tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường

- Biên chế: Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân địa phương, chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biên chế để đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tổng biên chế hành chính được UBND cấp tỉnh giao cho huyện

* Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

- Vị trí, tính chất: Trung tâm y tế (TTYT) dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của UBND huyện, và sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh Trung tâm y tế dự

Trang 39

phòng huyện là một đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: Chức năng: triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe

- Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn và giám sát chuyên môn kỹ thuật các hoạt động thuộc mình phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn; Tham gia nghiên cứu khoa học; Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án được phân công, thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và UBND huyện giao

- Cơ cấu tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng huyện: Giám đốc và các Phó Giám đốc; Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm Phòng hành chính tổng hợp, Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe, các khoa chuyên môn (gồm Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS; Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm; Khoa Y tế công cộng; Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Khoa Xét nghiệm)

Trang 40

d) Y tế xã, phường

Theo quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994 quy định một số vấn đề về y

tế cơ sở, Quyết định 131/TTg Quyết định sửa đổi một số điểm trong quyết định 58/TTg

* Vị trí

Y tế xã, phường là tuyến y tế đầu tiên trực tiếp phục vụ nhân dân, chịu sự quản lý của UBND xã phường trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập trạm y tế, số cán bộ và nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khỏe do phòng khám hoặc trung tâm y tế đảm nhiệm

Biên chế: được xác định theo địa bàn hoạt động, số lượng dân cư, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng

Biên chế cụ thể hiện nay cho các khu vực khác nhau (Theo thông tư liên

bộ số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở)

- Khu vực đồng bằng, trung du

+ Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 3 đến 4 cán bộ y tế + Những xã từ 8000-12000 dân được bố trí từ 4-5 cán bộ y tế

+ Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 06 cán bộ y tế

- Khu vực miền núi, Tây Nguyên, biên giới hải đảo:

Ngày đăng: 24/06/2021, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w