Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THANH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG
-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THANH HOÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHO KHU VỰC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá, tôi
đã có điều kiện tiếp cận hơn với thực tế, kết hợp với kiến thức đã học tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã giúp tôi củng cố thêm rất nhiều kiến thức của mình
Và để hoàn thành chương trình Đại học, cùng với việc viết khoá luận tốt
nghiệp với đề tài Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải cho khu vực tôi đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của mọi người
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô đã dạy bảo tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thế Nhã, bộ môn Bảo vệ Thực vật rừng, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Cán bộ, Nhân viên của Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện cho tôi đến thực tập và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập
Cuối cùng, tôi xin tỏ lời biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của tất cả mọi người là hành trang
quý báu sau này của tôi
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
quý thầy cô và mọi người để bài khoá luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy cô nhiều sức khoẻ và thành công trong cuộc sống
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Thanh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Khái quát về ngành y tế 3
1.2 Vấn đề cơ bản về chất thải rắn y tế 3
1.2.1 Khái niệm chất thải rắn y tế 3
1.2.2 Thành phần chất thải rắn y tế 3
1.2.3 Phân loại chất thải rắn y tế 4
1.2.4 Tác hại của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng 6
1.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế 9
1.3.1 Trên Thế giới 9
1.3.2 Ở Việt Nam 9
1.4 Các văn bản liên quan đến quản lý, xử lý chất thải rắn y tế 11
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THANH HOÁ 12
2.1 Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 12
2.2 Chức năng nhiệm vụ 12
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng 14
2.4 Quy mô và định hướng phát triển của Trung tâm Y tế dự phòng 15
2.5 Công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng 16
CHƯƠNG III MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 17
3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện 17
3.3 Nội dung nghiên cứu 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu 18
Trang 4CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 214.1 Hiện trạng chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 214.1.1 Nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng chất thải rắn y tế của Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 214.1.2 Thực trạng và xu hướng phát thải 274.2 Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 274.2.1 Quy trình quản lý CTRYT tạiTrung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 274.2.2 Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế của Trung tâm Y tế dự phòng 284.2.3 Thực trạng vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT tại Trung tâm Y tế dự phòng 304.2.4 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 334.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khoẻ cán bộ,
nhân viên, bệnh nhân và người dân xung quanh khu vực 364.3.1 Ảnh hưởng của CTRYT tới môi trường 364.3.2 Ảnh hưởng của CTRYT đến sức khoẻ cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người dân xung quanh khu vực 384.4 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh Thanh Hoá 414.4.1 Xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại Trung tâm Y tế dự phòng 424.4.2 Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường tại Trung tâm Y tế dự phòng 434.4.3 Cải thiện công tác quản lý CTRYT tại Trung tâm Y tế dự phòng 474.4.4 Đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 49KẾT LUẬN- TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 53TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6dự phòng 31
Bảng 4.9:Kết quả khảo sát tình trạng vệ sinh khu vực lưu giữ CTR của Trung
tâm Y tế dự phòng 32
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá về công tác quản lý CTRYT của Trung tâm Y tế dự
phòng thông qua việc thăm dò đối tượng (n=30) 34
Bảng 4.11: So sánh quy định của Bộ Y tế và hiện trạng thực hiện của Trung tâm
Y tế dự phòng 35
Bảng 4.12: Ý kiến đánh giá về chất lượng nước sinh hoạt và ảnh hưởng của chất
thải y tế của Trung tâm Y tế dự phòng đến môi trường nước 37
Bảng 4.13: Ý kiến nhận xét về chất lượng không khí xung quanh Trung tâm Y tế
dự phòng 38
Bảng 4.14: Ý kiến đánh giá của người dân xung quanh về ảnh hưởng của CTRYT
tới sức khoẻ người dân và môi trường xung quanh Trung tâm Y tế dự phòng 39Bảng 4.15: Hiểu biết về quy chế quản lý CTRYT 40
Bảng 4.16: Hiểu biết về màu sắc dụng cụ đựng CTRYT 41
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Lượng CTR thông thường phát sinh tại các khoa/ phòng của Trung
tâm Y tế dự phòng 22
Hình 4.2: Lượng CTR nguy hại phát sinh tại các khoa/ phòng của Trung tâm Y tế dự phòng 24
Hình 4.3: Khối lượng CTRYT của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá tháng 1, 2, 3 năm 2017 26
Hình 4.4: Sơ đồ quy trình quản lý CTRYT của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá 28
Hình 4.5: Sơ đồ phân loại chất thải tại Trung tâm Y tế dự phòng 28
Hình 4.6: Phân loại CTRYT phát sinh trực tiếp trong quá trình làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng 30
Hình 4.7: Phương tiện vận chuyển CTRYT tại Trung tâm Y tế dự phòng 32
Hình 4.8: Hiểu biết của nhân viên về quy chế quản lý CTRYT 40
Hình 4.9: Hệ thống quản lý bảo vệ môi trường 42
Hình 4.10: Quy trình xử lý và chế biến rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh 50
Hình 4.11: Sơ đồ quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt 52
Trang 8TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
- TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khoá luận: “Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải cho khu vực”
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thế Nhã
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ môi trường tại các Trung tâm Y tế dự phòng ở Việt Nam nói chung và tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá nói riêng Bảo vệ sức khoẻ người dân và môi trường
- Mục tiêu cụ thể:
Đề tài nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y
tế tại trung tâm
Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế phù hợp cho trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
- Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
- Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khoẻ cán bộ, bệnh nhân và người dân xung quanh khu vực
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
Trang 9 Những kết quả đạt được
- Nhìn chung khối lượng CTRYT tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá không quá lớn Trong đó, lượng CTRYT nguy hại phát sinh tại tất
cả các khoa phòng trong một ngày là 8,1 (kg/ngày) lớn hơn đáng kể so với
lượng CTRYT thông thường là 23 (kg/ngày) Khối lượng rác thải tại Trung
tâm Y tế dự phòng có xu hướng tăng theo các năm từ 2014- 2016 CTRYT
nguy hại năm 2016 tăng 1,5 tấn so với năm 2105, CTRYT thông thường tăng 1,3 tấn so với năm 2015
- Công tác quản lý CTR tại Trung tâm Y tế dự phòng tương đối tốt, Trung tâm đã tiến hành phân loại CTR ngay tại nguồn, thu gom và vận chuyển tới nơi lưu giữ đúng quy định Lượng CTRYT của Trung tâm được xử
lý bằng cách vận chuyển CTRYT về khu xử lý chất thải rắn của Bệnh viện
Phổi Thanh Hoá, bàn giao cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn để xử lý theo quy định (có sổ theo dõi số lượng và ký giao nhận của 2 bên) để hợp đồng đốt tại bệnh viện Phổi Thanh Hoá, thời gian giao nhận vào các buổi chiều các ngày
về mặt kinh tế và môi trường
Trang 10Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế trên đà phát triển mạnh
dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh cũng gia tăng, một sốtrung tâm y tế dự phòng và các cơ sở khám chữa bệnh tăng mạnh mẽ Hiện nay số lượng người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế cũng như số lượng người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng gia tăng Theo ước tính, hiện nay cả nước có hơn
11.810 trung tâm y tế các cấp, hơn chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân.(2)Tình trạng chất thải rắn ngày càng gia tăng Ước tính, chất thải rắn y
tế trên toàn quốc khoảng 100- 145 (tấn/ ngày), trong đó có 16- 25 (tấn/ ngày)
là chất thải rắn nguy hại và ước tính lượng chất thải rắn mỗi năm tăng 7,8% Nước ta có một mạng lưới y tế với các trung tâm y tế và bệnh viện được phân
bố rộng khắp trong toàn quốc Các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu và đào tạo các cơ sở y tế đều phát sinh ra
chất thải Các chất thải y tế dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí có chứa các chất hữu
cơ, mầm bệnh gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường trung tâm
y tế và xung quanh trung tâm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân Từ
năm 1997 các văn bản quản lý chất thải bệnh viện, trung tâm y tế đã được
ban hành Song bên cạnh đó, công tác quản lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương Tất
Trang 11cả các nhân viên tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy
cơ nhiễm bệnh tiềm tàng cao nhất Những người làm việc trong các sở y tế và những người trong cộng đồng cũng có thể bị phơi nhiễm với chất thải y tế do
sự sai sót trong khâu quản lý
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá đã được hình và phát triển
mạnh mẽ trong những năm qua Vì vậy, việc phát sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân Hiện nay tình trạng chất thải rắn y tế (CTRYT) thải ra với khối lượng tương đối lớn, mà đa phần là chất thải nguy hại do hệ thống quản lý CTRYT còn thiếu sót Từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra đối với
môi trường và con người cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ
đó, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng cảnh quan cho trung tâm y tế
dự phòng
Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải y tế
hiệu quả nhằm khắc phục tác động tiêu cực đến môi trường tôi đã thực hiện
Đề tài: “Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh Thanh Hoá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải cho khu vực” nhằm bước đầu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế,
kết hợp quá trình khảo sát thực tế giúp tìm ra những mặt hạn chế cho công tác quản lý chất thải y tế tại trung tâm được tốt hơn cũng như tìm hiểu những
thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý hiện nay của trung tâm y tế dự
phòng, góp phần làm tăng hiểu biết và nâng cao ý thức cũng như chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn và giảm rủi ro bệnh nghề nghiệp cho nhân
viên y tế Từ đó, nâng cao chất lượng quản lý chất thải y tế tại trung tâm y tế
dự phòng nói riêng và tại các phòng khám tư nhân nói chung, hỗ trợ cho hệ
thống quản lý chất thải hiện nay của tỉnh
Trang 123
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về ngành y tế
Y tế là một ngành có truyền thống lâu đời, sự kết hợp giữa y học cổ
truyền và y học hiện đại đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngành y tế
Ngành y tế là một ngành then chốt trong lĩnh vực đảm bảo cho con người về mặt thể chất và là nghành độc lập có nhiều đối tượng (bệnh nhân)
nhất, vì thế đây là ngành có cơ sở hoạt động rộng khắp toàn quốc
Y tế là ngành có mối quan hệ mật thiết với xã hội và là ngành có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, giải quyết các
hậu quả xã hội, an toàn lao động
Vì thế, là một ngành luôn được quan tâm trong công tác bảo vệ môi
trường trong sạch
1.2 Vấn đề cơ bản về chất thải rắn y tế
1.2.1 Khái niệm chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế được định nghĩa trong Quyết định 43/ 2007/ QĐ- BYT bao gồm tất cả chất thải rắn được thải ra từ các cơ sở y tế Định nghĩa
chất thải rắn y tế của Tổ chức Y tế Thế giới- WHO thêm vào đó là bao gồm
cả những chất thải có nguồn gốc từ các nguồn nhỏ hơn như được tạo ra trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (lọc máu, tiêm…)
Chất thải rắn y tế (CTRYT) nguy hại là các chất thải phát sinh từ hoạt động
y tế có chứa các thành phần gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khoẻ con người
và môi trường Chất thải rắn y tế nguy hại có một trong các đặc tính sau:Gây độc, Gây dị ứng, Dễ cháy, Phản ứng, Ăn mòn: pH ≤ 2,0 có chứa chất độc hại, kim
loại nặng như: Chì, Niken, Thuỷ ngân, …Chứa các tác nhân gây bệnh.(3)
1.2.2 Thành phần chất thải rắn y tế
1.2.2.1 Thành phần vật lý
Thành phần vật lý của CTRYT gồm các dạng sau:
- Bông vải sợi: Gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải trải…
Trang 13- Giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh
- Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng
- Thủy tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm
- Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng
- Kim loại: Dao kéo mổ, kim tiêm
1.2.2.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm 2 loại sau:
- Vô cơ: Hóa chất, thuốc thử…
- Hữu cơ: Đồ vải sợi, phần cơ thể, thuốc …
1.2.2.3 Thành phần sinh học
Máu, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và các vi trùng gây bệnh
Bảng 1.1: Thành phần rác thải y tế
STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%) chất nguy hại Thành phần
5 Chai lọ, xilanh, ống thuốc thuỷ tinh 2.3 Có
9 Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20.9 Không
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn nguy hại- Nguyễn Đức Khiển, 2010)
1.2.3 Phân loại chất thải rắn y tế
Theo điều 5 và điều 6 QĐ 43/ 2007- Bộ Y tế, căn cứ vào các đặc điểm
lý, hoá, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được
phân loại 5 nhóm sau: Chất thải lây nhiễm, chất thải hoá học nguy hại, chất
thải phóng xạ, bình chứa áp suất, chất thải thông thường
Trang 145
1.2.3.1 Chất thải lây nhiễm
Theo quy định của Bộ Y tế, chất thải lây nhiễm được chia thành các
nhóm sau:
- Nhóm A: Chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật
độ đủ gây bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm …
bao gồm các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của người bệnh như
gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu
- Nhóm B: Là các vật sắc nhọn: kim tiêm, kim truyền, dao mổ …
- Nhóm C: Chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu
- Nhóm D: Là các mô cơ quan người- động vật, mô cơ thể(nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai …
1.2.3.2 Chất thải hoá học nguy hại
Bao gồm dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế.Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất
tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu.Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt
động nha khoa), Cacdimi (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chuẩn đoán hình ảnh, xạ trị)
1.2.3.3 Chất thải phóng xạ
Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất
Chất thải phóng xạ gồm dạng rắn, lỏng và khí
- Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ …
Trang 15- Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ
phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước sục rửa các dụng cụ có chất phóng xạ …
- Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa
chất phóng xạ …
1.2.3.4 Các bình chứa khí nén có áp suất
Bao gồm bình đựng Oxy CO2, bình ga, bình khí dung Các bình này dễ
cháy và gây nổ khi thiêu đốt
1.2.3.5 Chất thải thông thường
Là chất thải không chứa yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ,
dễ cháy, dễ nổ bao gồm:Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ
các bường bệnh cách ly).Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột BOD trong gãy xương kín, những chất thải này không dính máu dịch sinh học
và các chất hoá học nguy hại.Chất phát sinh từ các công việc hành chính: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon, túi đựng phim.Chất thải
ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh
1.2.4 Tác hại của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng
1.2.4.1 Đối với môi trường
Chất thải y tế có khả năng tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí Mặt khác xử lý chất thải
y tế không đúng phương pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên
nhiên
Đối với môi trường đất:
Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTYT tại các bãi chônlấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật
gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặpkhó khăn
Trang 167
Đối với môi trường không khí:
Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây
ra tác động xấu tới môi trường không khí Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơidung môi, hóa chất, phát sinh trong các khâu phân loại- thu gom-
vận chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí Trong khâu xử lý, đặc biệt
là với các lò đốtCTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể
phát sinh ra các chấtkhí độc hại như sau:Ô nhiễm bụi; Các khí axit: đặc biệt là HCl và SO2;Dioxin và Furan;Kim loại nặng
Đối với môi trường nước:
Tác động của CTRYT đối với các nguồn nước có thể so sánh với nước thải sinh hoạt Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa
Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các
hóa chất độc hại,chất hữu cơ, kim loại nặng Do đó, nếu không được xử lý
triệt để trước khi xả thảivào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng chosinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra
một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này
1.2.4.2 Đối với sức khoẻ cộng đồng
Ngày nay, các trung tâm y tế và bệnh viện được cho là môi trường có
nguy cơ rủi ro cho sức khỏecon người CTRYT có thể gây ra nhiều tác động
xấu tới sức khỏe con người như:lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thảisắc nhọn
Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn:
Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gâytổn thương kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừa gây chấn thương do vếtcắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu
trongchất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và
virusHIV,
Trang 17 Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm:
Chất thải y tế lây nhiễm cơ thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền
nhiễm như: tụcầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua cáchình thức: qua da: (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua cácniêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêuhóa (do nuốt hoặc ăn phải) Việc quản lý CTRYT lây nhiễm không đúng cách còncó thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người thông qua môi trường trongtrung tâm y tế và bệnh viện
Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm:
Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gâyra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng, Hóa chất độc hại vàdược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thểqua đường da, hô hấp và tiêu hóa, gây bỏng, tổn thương da, mắt,
màng nhầyđường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,…
Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào:
Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các conđường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thảidính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đangđược điều trị bằng hóa trị liệu Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếptại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng
thường gặp là: chóngmặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da
Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ:
Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độvà thời gian tiếp xúc Trong trung tâm y tế và bệnh viện, các chất phóng xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn(kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần) Các triệu chứng hay gặp là đauđầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêmtrọng hơn có thể gây ung thư và các vấn
đề về di truyền (3)
Trang 18Nghiên cứu về CTRYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật … Các nghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh, phân loại, quản lý CTR, tác hại của CTRYT đối với sức khoẻ cộng đồng, sự đe doạ của chất thải nhiễm khuẩn tới cộng đồng, …
Ở Mỹ, phân loại CTRYT thành 8 loại: chất thải cách ly, chất nuôi cấy
và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm cùng các phế phẩm sinh học có liên quan, các vật sắc nhọn được dung trong điều trị, máu và cá sản phẩm của máu, chất thải động vật, các vật sắc nhọn không sử dụng, các chất thải gây độc tế bào, chất phóng xạ
Ở Anh, CTRYT được chia thành 8 loại: mô người và chất truyền nhiễm, các vật sắc nhọn, mầm bệnh và chất thải phòng thí nghiệm, các chất biệt dược, nước tiểu, phân và các sản phẩm vệ sinh, các chất thải phóng xạ, các biệt dược được kiểm soát
Trên thế giới, phương pháp thiêu đốt và khử khuẩn là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Anh và Hồng Kông
Trang 19Theo Cục quản lý Môi trường y tế, trong năm 2010, mỗi ngày các cơ sở
y tế trong cả nước thải ra 380 tấn chất thải rắn Trong đó, có khoảng 45 tấn
chất thải y tế nguy hại Hiện tỷ lệ tăng chất thải y tế rắn là 7,6%/năm Dự tính tới năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng lên gần gấp đôi vào khoảng 800
tấn/ngày.Trong khi đó, vấn đề môi trường y tế chưa được quan tâm đúng mức Hiện nay mới có khoảng 44% các bệnh viện và trung tâm y tế có hệ
thống xử lý chất thải rắn nhưng nhiều nơi đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng Ngay cả ở các bệnh viện tuyến trung ương vẫn còn tới 25% cơ
sở chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế, tương ứng với 50% và 60% ở bệnh
viện tuyến tỉnh và tuyến huyện
Quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải tại các cơ sở y tế:
Chất thải tại các cơ sở y tế chia làm 2 loại: Chất thải sinh hoạt và chất
thải y tế Các lao công chịu trách nhiệm thu gom chất thải sinh hoạt hàng ngày tại các cơ sở và vận chuyển đến nơi tập kết rác Thông thường các cơ sở
y tế hợp tác với Công ty Môi trường đô thị tại địa phương để thu gom và xử lý
chất thải sinh hoạt
Với chất thải y tế có độ nguy hại cao, thường có những ký kết riêng và
có phương thức thu gom, vận chuyển riêng Chất thải loại này được đựng trong các túi đặc biệt:
- Chất thải từ các phòng bệnh được đựng trong túi nhựa màu vàng đánh dấu ký hiệu nguy hại sinh học
- Các chất thải y tế thông thường và chất gây độc tế bào được đựng trong túi nhựa xanh
- Chất thải hóa học và phóng xạ được đựng trong túi nhựa chất liệu đặc biệt màu đen với nhãn ghi rõ nguồn thải rác Các loại chất thải này sau đó
được xử lý trong các hố hoặc lò tiêu hủy
Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý CTRYT tại Việt Nam:
Ở Việt Nam hiên đang tồn tại 2 phương pháp xử lý chất thải y tế rắn
phổ biến:
Trang 2011
Phương pháp tiêu hủy thủ công (chôn lấp hoặc đốt thủ công ở nhiệt độ thấp) và phương pháp đốt sử dụng lò đốt chất thải y tế (incinerators) Chôn lấp là một phương pháp xử lý rác thải lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng hiện vẫn đang được áp dụng ở nhiều bệnh viện kể cả bệnh viện tuyến tỉnh
Phương pháp đốt được có nhiều ưu việt hơn khi giảm nhiều khối lượng chất thải và xử lý khá triệt để trong một thời gian ngắn Hiện tại ở Việt Nam
đang sử dụng phương pháp này bằng các lò đốt chất thải (incinerators) Mặt
khác, với việc sử dụng các lò đốt này, có nhiều loại khí thải độc hại sinh ra và nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì chúng sẽ phát tán và gây hại môi trường xung quanh, đặc biệt là dioxin và thủy ngân
Nhìn chung, công tác quản lý CTRYT ở Việt Nam ở công đoạn thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý ít được đề cập đến Riêng đối với Trung tâm
Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá chưa có nghiên cứu nào về công tác quản lý CTRYT của trung tâm Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá tổng thể hiện trạng quản lý CTRYT tại trung tâm, từ
đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRYT tại trung tâm
1.4 Các văn bản liên quan đến quản lý, xử lý chất thải rắn y tế
(1) Quyết định số 43/ 2007/ QĐ- BYT ngày 30/11/ 2007 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế Quy chế này quy
định về hoạt động quản lý chất thải y tế, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, quản lý chất thải y tế
(2) Quyết định số 155/ 1999/ QĐ- TTG ngày 16/ 07/ 1999 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại
(3) Quyết định số 1895/ QĐ- BYT ngày 19/ 09/ 1997 ban hành quy chế bệnh viện, trung tâm y tế trong đó có quy chế công tác xử lý chất thải, khoa
chống nhiễm khuẩn bệnh viện, trung tâm y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện và giám sát việc xử lý
(4) Thông tư liên tịch số 2237/ 1999/ TTLT- BKHCNMT- BYT ngày
28/12/ 1999 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế
Trang 21CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH THANH HOÁ 2.1 Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh Thanh Hoá
Tên đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế, tỉnh Thanh Hóa
- Địa điểm trụ sở chính: số 474 đường Hải Thượng Lãn Ông, xã Quảng
Thắng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại: 0373950541 Fax: 0373950116
- Quá trình thành lập và phát triển : Trung tâm Y tế dự phòng được thành lập từ năm 1963 với tiền thân là Trạm vệ sinh phòng dịch.Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân nói chung và công tác y tế dự phòng nói riêng, ngày 18/01/1997 chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã có quyết định số 106/QĐ- TC- UB về việc đổi tên Trạm Vệ sinh phòng dịch thành Trung tâm Y tế dự phòng trực thuộc Sở Y
tế Thực hiện Thông tư số 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh , thành phố trực thuộc TW Trung tâm Y tế
dự phòng với bộ máy tổ chức gồm 9 khoa, phòng với 60 cán bộ
- Đặc điểm chính của đơn vị, địa phương:
Điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương: Thanh hoá là một tỉnh đất
rộng người đông dân số trên 3,5 triệu người, điều kiện tự nhiên phức tạp, gồm
27 huyện thị, trong đó có 11 huyện thuộc miền núi, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế Cơ sở vật chất nhà của, trang thiết bị
của đơn vị tương đối đảm bảo theo yêu cầu phục vụ công tác phòng chống
dịch
2.2 Chức năng nhiệm vụ
Thực hiện Thông tư 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ Y tế và Quyết đinh số 633/QĐ-SYT ngày 19/08/2015 của Giám đốc Sở Y tế Thanh
Trang 2213
Hóa về việc ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Trung
tâm Y tế dự phòng gồm 9 khoa phòng với những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn,
kỹ thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế
hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương trình Sở Y tế phê duyệt: giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, các bệnh xã hội; kiểm dịch y tế; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao
động, sức khỏe trường học; chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản
lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn
thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy
cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm
- Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng đối với các Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm y tế huyện), cơ sở y
tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn
- Triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với các đơn
vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng
theo kế hoạch của tỉnh, Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực hành của các
cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương trong lĩnh vực y tế
dự phòng
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng
Trang 23- Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn
- Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng
Các khoa chuyên môn:
- Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm
- Khoa Sức khỏe nghề nghiệp
- Khoa Sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học
- Khoa kiểm soát các bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Kiểm dịch y tế
- Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng
Trang 2415
Về cơ cấu tổ chức: Tổ chức bộ máy gồm: 6 khoa, 3 phòng Tổng số cán
bộ 60 trong đó: Thạc sĩ bác sỹ: 07; Thạc sĩ sinh học 01; Bác sĩ chuyên khoa I: 06; Bác sĩ: 10; Cán bộ chuyên môn khác: 15; Kỹ thuật viên xét
nghiệm: 9; cán bộ khác 12
Các tổ chức đoàn thể gồm: 01 Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ Sở Y
tế; 01 tổ chức Công đoàn cơ sở; 01 Chi hội Cựu chiến binh; 01 Chi đoàn Thanh niên công sản HCM; 01 Chi hội Phụ nữ
2.4 Quy mô và định hướng phát triển của Trung tâm Y tế dự phòng
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người trong cộng đồng tham gia có hiệu quả vào công tác phòng chống dịch Đặc biệt chú ý công tác phổ biến luật phòng
chống các bệnh truyền nhiễm
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn thực hiện Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày
28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Xây dựng dự án đầu tư trang thiết bị cho việc quan trắc môi trường
đất, nước, không khí từng bước áp dụng các kỹ thuật cao để xác định kim loại
nặng và hoá chất tại Labo Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa
- Xây dựng và cải tạo phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng đáp ứng
nhu cầu ngày một cao của xã hội
- Tăng cường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, bão lụt, thiên tai, công tác
vệ sinh môi trường
- Nâng cao chất lượng công tác an toàn tiêm chủng và tổ chức thực hiện tốt Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/ 03/2014 và Quyết định số 1731/QĐ-
BYT ngày 16/ 05/2014 của Bộ Y tế
- Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các huyện, thị, thành phố chủ động và
tăng cường công tác phòng chống dịch, trong đó ưu tiên cho công tác phòng
chống dịch tả,cúm A và tay chân miệng
Trang 25- Chủ động triển khai các chương trình mục tiêu Y tế quốc gia với phương châm tạo tính chủ động cho Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố xây dựng kế hoạch từ cơ sở Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tiêm
vắc xin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh
- Nâng cao chất lượng công tác sức khỏe nghề nghiệp Tổ chức giám sát môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tập trung chỉ đạo để thực hiện kế hoạch
phòng chống bệnh nghề nghiệp- tai nạn thương tích và dự án “bảo vệ sức
khoẻ người lao động”
- Tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh tại 2 cảng Nghi Sơn, Lễ Môn và phương tiện qua lại tại cửa khẩu Na mèo Tổ chức giám sát kiểm dịch
tại của khẩu Na Mèo
2.5 Công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng
Hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá đã có đội ngũ nhân viên phụ trách riêng về mảng quản lý chấ thải rắn Tuy nhiên, vấn đề nghiên
cứu, khảo sát, đánh giá về tình hình quản lý chất thải rắn tại trung tâmđược
thực hiện chưa nhiều và chưa cụ thể, kết quả chỉ mang tính chất chung chung, chưa làm rõ được thành tựu và tồn tại
Vì vậy đề tài “Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế
dựphòng tỉnh Thanh Hoá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải cho khu vực”là rất cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá nói riêng
và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện nói chung
Trang 2617
CHƯƠNG III MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ môi trường tại các Trung tâm Y tế dự phòng ở Việt Nam nói chung và tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá nói riêng Bảo vệ sức khoẻ người dân và môi trường
Mục tiêu cụ thể:
- Đề tài nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y
tế tại trung tâm
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y
tế phù hợp cho trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện
a Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài về hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm
Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá và đề xuất phương pháp quản lý chất thải cho khu vưc
b Phạm vi và thời gian
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Thanh Hoá Thời gian nghiên cứu từ 13/ 02/ 2017- 13/ 05/ 2017
3.3 Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ những mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu về những nội dung sau:
- Hiện trạng chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
- Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
- Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khoẻ cán bộ, bệnh nhân và người dân xung quanh khu vực
Trang 27- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung trên, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp kế thừa tài liệu (số liệu), Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp (phương pháp điều tra thực tế, phương pháp phỏng vấn, phương pháp cân đo rác thải rắn tại trung tâm y tế dự phòng), phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Ứng với mỗi nội dung, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp phù hợp để tiến hành nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể:
Phương pháp kế thừa tài liệu (số liệu):
- Thu thập số liệu về thành phần và khối lượng CTR trong những năm gần đây của trung tâm y tế dự phòng (Số liệu tổng hợp trong 3năm gần đây nhất, gồm những thành phần nào, chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khối lượng CTR của từng năm, từ năm 2014- 2016)
- Kế thừa tài liệu nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của trung tâm y tế dự phòng
- Các báo các, công trình nghiên cứu có liên quan đến môi trường của trung tâm y tế
Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế:
Để biết nguồn gốc phát sinh chất thải rắn của bệnh viện, bao gồm nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường (từ những hoạt động nào, điển hình là loại chất thải gì…)
Trang 2819
- Tìm hiểu và điều tra cơ cấu tổ chức, thiết bị vật tư, nhân lực và quy
trình quản lý rác thải y tế của trung tâm
Ngoài ra phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để thu thập thông tin mang tính định tính về chất lượng môi trường xung quanh trung tâm y tế
dự phòng, khu xử lý rác của trung tâm y tế dự phòng: (Bảng khảo sát, điều tra được trình bày ở các phụ lục 1 và 2)
Cân đo rác thải rắn tại trung tâm y tế dự phòng:
- Đánh giá thực trạng rác thải của trung tâm y tế dự phòng, tiến hành
cân rác thải tại khu tập kết và phân loại thành phần của chúng
- Đề tài thực hiện cân rác thải chung của trung tâm trong vòng 7 ngày Mỗi lần tiến hành cân vào buổi chiều tại nơi tập kết rác thải trước khi nhân
viên đến thu gom và vận chuyển sau đó lấy kết quả trung bình của các lần
- Dụng cụ tiến hành: cân đồng hồ, túi nilon, gang tay, giấy bút ghi chép
Phương pháp phỏng vấn:
Để đánh giá được công tác quản lý, sự hiểu biết và mức độ ảnh hưởng của chất thải đến sức khoẻ cán bộ, công nhân viên, bệnh nhân, người dân xung quanh trung tâm y tế dự phòng
- Loại hình phỏng vấn: phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp
- Đối tượng: cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân và người dân xung quanh trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
- Số lượng: hỏi 15 câu hỏi đối với mỗi cán bộ, nhân viên gồm 30 người Hỏi 10 câu hỏi đối với mỗi bệnh nhân và người dân xung quanh gồm 30 người
Trang 29- Nội dung: Phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp đƣợc bố trí các câu hỏi dễ trả lời xoay quanh nội dung và mục tiêu của đề tài
(Mẫu phiếu phỏng vấn đƣợc trình bày ở phụ lục 3)
Phương pháp xử lý số liệu điều tra:
Tổng hợp số liệu đã phân tích và các số liệu thu thập đƣợc để tìm ra giải pháp phù hợp cho công tác quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng
- Sử dụng phần mềm exel và word để xử lý, tính toán về lƣợng chất thải rắn y tế và thể hiện các hình biểu đồ
- Tổng hợp số liệu đã phân tích và các tài liệu thu thập đƣợc, so sánh, đánh giá kết quả thu thập để đề ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CTR y tế tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
Trang 3021
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
4.1.1 Nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng chất thải rắn y tế của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
4.1.1.1 Nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát sinh và thành phần chất thải tại Trung tâm Y tế rất đa dạng Nhưng nhìn chung, toàn bộ lượng chất thải y tế tại Trung tâm được phát sinh từ các hoạt động khám và chữa bệnh, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân
và tất cả các nhân viên, cán bộ y tế
Vì vậy, rác thải của Trung tâm thường phát sinh từ những hoạt động chủ yếu sau: CTRYT phát sinh từ các khâu khám và chữa bệnh nhưbông băng, túi nhựa, kim tiêm, dao mổ, dược phẩm, bệnh phẩm, găng tay cao su, chai lọ…
Chất thải rắn sinh hoạt từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của nhân viên y
tế, bệnh nhân như: giấy vụn, vỏ đồ hộp, thức ăn thừa, rau, vỏ trái cây, carton, thủy tinh, gỗ, tro…
Các nguồn xả thải lây lan độc hại chủ yếu ở các khu vực xét nghiệm và phòng tiêm
Bảng 4.1: Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn đặc thù từ hoạt động y
tế của Trung tâm Y tế dự phòng
Loại chất thải rắn Nguồn tạo thành
Chất thải sinh hoạt Các chất thải ra từ các khu hành chính…
Chất thải lây
nhiễm
Chất thải sắc nhọn Các ống kim tiêm, dây truyền dịch, dao
kéo, lam kính hay các dụng cụ sắc nhọn
sử dụng trong quá trình phẫu thuật, khám chữa bệnh…
Chất thải không sắc nhọn Bao gồm các phế thải từ quá trình phẫu thuật, các gạc bông lẫn máu mũ của
bệnh nhân…
Chất thải hoá học nguy hại Các hoá chất dược từ các khoa khám
chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm…
(Nguồn: Đề tài thực hiện năm 2017)
Trang 31Lượng CTRYT phát sinh tại các phòng, khoa của Trung tâm Y tế dự phòng có sự khác biệt phụ thuộc vào hoạt động chuyên môn của từng khoa, phòng được thể hiện như sau:
Bảng 4.2: Chất thải rắn y tế thông thường phát sinh tại các khoa/ phòng
của Trung tâm Y tế dự phòng
STT Khoa/ phòng phát thải thải(kg/ngày) Lượng phát Tỉ lệ (%)
1 Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và
vắc xin sinh phẩm
3 Khoa sức khoẻ môi trường và sức
(Nguồn: Đề tài thực hiện năm 2017)
Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:
Hình 4.1: Lượng CTR thông thường phát sinh tại các khoa/ phòng của
Trung tâm Y tế dự phòng
Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm 15,2 Khoa sức khoẻ nghề nghiệp 6,5
Khoa sức khoẻ môi trường và sức khoẻ trường học 8,7
Khoa kiểm soát các bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng 10,9
dự phòng 21,7
Trang 3223
Như vậy, từ bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: Lượng CTR thông thường tại mỗi khoa/ phòng thải ra trong một ngày là hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào hoạt động chuyên môn của từng khoa/ phòng
Lượng CTR thông thường phát sinh ra nhiều nhất ở Phòng khám tư vấn
và điều trị dự phòng với 5 (kg/ngày), chiếm 21,7% Sau đó đến Khoa xét nghiệm với 4,5 (kg/ngày), chiếm 19,6% và Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm với 3,5 (kg/ngày), chiếm 15,2% Ở 3 khoa/ phòng này, lượng CTR thải ra nhiều và khá caohơn so với các khoa phòng
khác là do số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nhiều Lượng CTR thông thường thải ra ít nhất là ở khoa sức khoẻ nghề nghiệp với 1,5 (kg/ngày), chiếm 6,5%
Điều này cho thấy lượng CTR thông thườngở mỗi khoa/ phòng của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá thải ra trong một ngày cũng tương đốiít, tỉ lệ (%) không quá cao
Bảng 4.3: Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khoa/ phòng
của Trung tâm Y tế dự phòng
3 Khoa kiểm soát các bệnh không lây
Trang 33Hình 4.2: Lượng CTR nguy hại phát sinh tại các khoa/ phòng của Trung
tâm Y tế dự phòng
Qua bảng 4.3 và hình4.2 cho thấy: Lượng CTR nguy hại phát sinh ở Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng và Khoa xét nghiệm, Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm cao hơn cả Chất thải rắn nguy hại phát sinh ở khoa/ phòng này chủ yếu là các bơm kim tiêm, băng bông thấm máu, lam kính Lượng CTR nguy hại phát sinh nhiều ở các khoa/ phòng này chủ yếu là do hằng ngày tại phòng/ khoa này có số lượng bệnh nhân tới điều trị tương đối nhiều và do những hoạt động làm thí nghiệm và nghiên cứu dự phòng của trung tâm tại các khoa/ phòng này
4.1.1.2 Thành phần và khối lượng chất thải rắn y tế
Thành phần chất thải rắn y tế:
- Theo báo cáo kết quả kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn y tế hàng tháng của Trung tâm Y tế dự phòng thì CTR của Trung tâm chủ yếu gồm 2 thành phần: CTRYT nguy hại và CTR thông thường
Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm
và vắc xin sinh phẩm 18,5
Khoa sức khoẻ nghề nghiệp 6,2 Khoa kiểm soát các bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng 3,7 Khoa Xét nghiệm
24,7
Khoa Kiểm dịch y
tế 16
Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng 30,9
Trang 3425
- CTR thông thườngphát sinh từ Trung tâm Y tế dự phòng bao gồm các thành phần không chứa chất nguy hại như giấy, báo, các loại carton, đất sỏi, lá cây, rác hữu cơ…
- CTRYT nguy hại bao gồm kim tiêm, lam kính…
- Đề tài đã tiến hành phân loại và xác định khối lượng để từ đó tính toán
tỷ lệ của từng thành phần trong CTR của Trung tâm
Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4: Thành phần chất thải rắn y tế (Dựa trên đặc tính hoá lý) của
Trung tâm Y tế dự phòng
(kg/ngày)
Tỷ lệ (%)
3 Băng, bơm kim tiêm nhựa, chất thải thấm máu 6,5 14,1
4 Vỏ chai thuốc, lọ thuốc, dụng cụ đựng thuốc 9,0 19,5
(Nguồn: Đề tài thực hiện năm 2017)
Từ bảng 4.4 cho thấy Trung tâm Y tế dự phòng phát sinh lượng rác thải hữu cơ tương đối lớn với 9,5 (kg/ngày), chiếm 20,6% Rác thải hữu cơ này
thải ra chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân như: hoạt độngăn uống, vệ sinh…
Các loại vỏ chai thuốc, lọ thuốc, dụng cụ đựng thuốc cũng chiếm một khối lượngđáng kể trong tổng lượng CTRYT phát sinh của Trung tâm, chiếm 19,5% do các hoạt động chữa trị và tiêm dự phòng của Trung tâm được diễn ra hằng ngày
Khối lượng chất thải rắn y tế:
- Qua kết quả khảo sát thì CTRYT của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Thanh Hoá phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Lượng phát sinh CTRYT tại Trung tâm trong 3 tháng đầu năm 2017 được thể hiện như sau:
Trang 35Bảng 4.5: Khối lượng CTRYT của Trung tâm Y tế dự phòng 3 tháng đầu
(Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá)
Hình 4.3: Khối lượng CTRYT của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh
Hoá tháng 1, 2, 3 năm 2017
Qua thống kê từ bảng 4.5 và hình 4.3, cho thấy: Trung bình lượng CTR thông thường của Trung tâm Y tế dự phòng trong 3 tháng đầu năm 2017 tương đối nhiều và lớn hơn lượng CTR nguy hại
Lượng CTR cao nhất rơi vào tháng 2 Nhìnchung lượng CTRYT của Trung tâm tăng giảm tuỳ thuộc vào từng tháng theo số lượng bệnh nhân đến khám và tần suất hoạt động và làm việc của cán bộ, nhân viên Lượng CTRYT của Trung tâm Y tế dự phòng nhìn chung không cao lắm
Trang 3627
4.1.2 Thực trạng và xu hướng phát thải
Để có những giải pháp hiệu quả cho công tác quản lý CTRYT tại Trung Tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá, khoá luận đã dựa vào số liệu thống kê về CTR của Trung tâm, thể hiện sự biến động về lượng rác của Trung tâm qua
các năm của Trung tâm được thể hiện như sau:
Bảng 4.6: Khối lượng rác thải của Trung tâm Y tế dự phòng giai đoạn
2014- 2016
Dạng CTRYT
Khối lượng CTRYT (tấn/ năm) Trung bình
2014 2015 2016
(Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá)
Như vậy, từ bảng 4.6, có thể thấy lượng CTRYT phát sinh của Trung
tâm ngày càng gia tăng, CTRYT nguy hại năm 2016 tăng 1,05 tấn so với năm
2015 CTRYT thông thường tăng 1,3 tấn so với năm 2015
Lượng CTRYT gia tăng sẽ ảnh hưởng và gây tác động xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người Vì vậy, cần có những giải pháp để nâng
cao hiệu quả công tác quản lý CTR để giảm sự ảnh hưởng tới môi trường và
sức khoẻ con người
4.2 Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
4.2.1 Quy trình quản lý CTRYT tạiTrung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
Chất thải rắn y tế tại Trung tâm được phân loại: CTR nguy hại và CTR thông thường
- CTR nguy hại và CTR thông thườngđều được phân loại trực tiếp tại nguồn theo quy định, sau đó được thu gom và vận chuyển tới nơi lưu trữ tạm thời Sau đó
sẽ được đưa tới lò đốt tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá theo hợp đồng đã ký kết