1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các loài nấm lớn tại lâm trường lương sơn huyện lương sơn tỉnh hòa bình

70 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập rèn luyện và nghiên cứu tại trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, đến nay khóa học đang bước vào giai đoạn hoàn thành, với mong muốn bản thân được trải ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG

-o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI NẤM LỚN TẠI LÂM TRƯỜNG LƯƠNG SƠN,

HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập rèn luyện và nghiên cứu tại trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, đến nay khóa học đang bước vào giai đoạn hoàn thành, với mong muốn bản thân được trải nghiệm với công tác nghiên cứu để bản thân có thêm kinh nghiệm và được sự nhất trí của nhà trường, khoa Quản Lý Tài Nguyên Rừng và Môi Trường, bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật Rừng với sự hướng

dẫn của thầy Nguyễn Thành Tuấn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các loài nấm lớn tại lâm trường Lương Sơn huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình”( Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa

Bình) Đến nay đề tài đã hoàn thành

Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới nhà trường, các thầy cô giáo trong trường, trong khoa, trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật và đặc biệt là Th.s Nguyễn Thành Tuấn người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban quản lý Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp

đỡ tôi trong thời gian thực tập ngoại nghiệp

Qua đây tôi xin cảm ơn đến người thân, bạn bè đã động viên giúp tôi hoàn thành đề tài này

Tuy bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu xót Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Hà nội ngày 1 tháng 6 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Quách Xuân Toán

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Nấm trên thế giới 3

1.1.1.Phân loại nấm 3

1.1.2 Đặc điểm về sinh học 4

1.1.3 Nuôi trồng thể quả 5

1.2 Nghiên cứu về nấm ở Việt Nam 5

PHẦN II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – DÂN SINH – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7

2.1 Điều kiện tự nhiên 7

2.1.1 Vị trí địa lý 7

2.1.2 Địa hình địa thế 7

2.1.3 Khí hậu thủy văn 7

2.1.4 Địa chất thổ nhưỡng 9

2.1.5 Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp 9

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9

2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 9

2.2.2 Thực trạng kinh tế 10

2.2.3 Cơ sở hạ tầng hiện có 10

PHẦN III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 12

3.2 Đối tượng nghiên cứu 12

3.3 Thời gian nghiên cứu 12

3.4 Địa điểm nghiên cứu 12

3.5 Nội dung nghiên cứu 12

3.6 Phương pháp nghiên cứu 12

3.6.1 Phương pháp kế thừa 12

Trang 4

3.6.2 Chuẩn bị 13

3.6.3.Phương pháp điều tra 13

3.6.4.Phương pháp xử lý số liệu 14

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 17

4.1 Tính đa dạng thành phần loài nấm lớn tại lâm trường Lương Sơn 17

4.1.1 Sự đa dạng loài trong các lớp nấm 19

4.1.2 Sự đa dạng loài trong các bộ nấm 20

4.1.3 Sự đa dạng loài nấm trong các họ nấm 21

4.1.4 Sự đa dạng loài giữa các chi nấm 23

4.2 Tính đa dạng hình thái của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu 24

4.2.1 Tính đa dạng về hình thái thể quả nấm 25

4.2.2 Tính đa dạng màu về sắc và kích thước thể quả 26

4.2.3 Tính đa dạng về chất cấu tạo nấm 28

4.3 Sự đa dạng về sinh thái của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu 29

4.3.1 Sự đa dạng các loài nấm lớn theo địa hình 29

4.3.2 Tính đa dạng của nấm theo độ tàn che và che phủ 32

4.3.3 Tính đa dạng nấm theo trạng thái rừng 34

4.4 Xác định công dụng của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu 35

4.4.1 Xác định công dụng của nấm 37

4.4.2 Nhóm nấm có ích và có hại 38

4.5 Giải pháp bảo vệ tính đa dạng các loài nấm lớn 38

4.5.1 Công tác bảo vệ môi trường sống cho nấm 38

4.5.2.Công tác khoa học 39

4.6.3.Công tác luật và chính sách 39

4.6 Đặc điểm hình thái một số loài nấm lớn tại Lâm trường Lương Sơn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa Bình) 40

PHẦN V KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Tồn tại 49

5.3 Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Danh lục các loài nấm lớn gây mục gỗ tại khu vực nghiên cứu 17

Bảng 4.2 Sự đa dạng loài trong các lớp nấm 19

Bảng 4.3 Sự đa dạng loài trong các bộ nấm 20

Bảng 4.4 Sự đa dạng loài trong các họ nấm 21

Bảng 4.5 Sự đa dạng loài giữa các chi nấm 23

Bảng 4.6 Tính đa dạng về hình thái thể quả nấm 25

Bảng 4.7: Tính đa dạng màu về sắc và kích thước thể quả nấm 26

Bảng 4.8 Đa dạng về chất cấu tạo nấm 28

Bảng 4.9 Đa đạng của các loài nấm theo địa hình 30

Bảng 4.10 Số loài nấm theo độ tàn che và che phủ 32

Bảng 4.11 Tính đa dạng nấm theo trạng thái rừng 34

Bảng 4.12 Công dụng của các loài nấm tại khu vực nghiên cứu 35

Bảng 4.13 Số loài nấm theo công dụng khác nhau 37

Bảng 4.14 Tỷ lệ nhóm nấm có ích – có hại 38

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Sự đa dạng loài trong các lớp nấm 20

Biểu đồ 4.2 Sự đa dạng loài nấm trong các bộ nấm 21

Biểu đồ 4.3 Sự đa dạng loài trong các họ nấm 22

Biểu đồ 4.4 Sự bsđa dạng loài giữa các chi nấm 24

Biểu đồ 4.5: Thể hiện đa dạng của tán nấm 26

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ các loài nấm theo mầu sắc 27

Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ các loài nấm theo kích thước 28

Biểu đồ 4.8 Đa dạng về chất cấu tạo nấm 29

Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ các loài nấm theo vị trí 30

Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ các loài nấm theo hướng phơi 31

Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ các loài nấm theo độ dốc 31

Biểu đồ 4.12 Tính đa dạng của nấm theo độ tàn che 33

Biểu đồ 4.13 Tính đa dạng của nấm theo độ che phủ 33

Biểu đồ 4.14: Tính đa dạng nấm theo trạng thái rừng 34

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Nấm Linh chi phương nam 35

Hình 4.2.a nấm Lỗ tổ ong mỏng (mặt trên) 35

Hình 4.2.b nấm Lỗ tổ ong mỏng (mặt dưới) 35

Hình 4.3 Nấm Sáp trắng 35

Hình 4.4 Nấm Lỗ lá 35

Hình 4.5 Nấm Linh chi tsugae 35

Hình 4.6 Nấm Lỗ đỏ vỏ sò 35

Hình 4.7 Nấm gan bò bào tử sợi 35

Hình 4.8 Nấm Linh chi giả xám đen 35

Hình 4.9 Nấm rơm mỹ lệ 35

Hình 4.10 Nấm sắc mai 35

Hình 4.11 Nấm ống nhỏ 35

Hình 4.12 Nấm Hương da hổ 35

Hình 4.13 Nấm phễu cuống vàng 35

Hình 4.14 Nấm linh chi giả 35

Hình 4.15 Nấm Mộc nhĩ thuẫn 35

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGHUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

================o0o================

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Tên khóa luận: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các loài nấm lớn tại lâm trường Lương Sơn huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình”( Công ty

TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa Bình)

2 Sinh viên thực hiện: Quách Xuân Toán

3 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thành Tuấn

4 Mục tiêu nghiên cứu:

5 Nội dung nghiên cứu:

Xuất phát từ những mục tiêu trên nên tôi, tôi đã tiến hành nghiên cứu các nội dung nghiên cứu sau:

5.1 Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu

5.2 Nghiên cứu tính đa dạng hình thái của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu

5.3 Nghiên cứu tính đa dạng về sinh thái của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu

5.4 Xác định tính đa dạng về công dụng của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu

5.5 Đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng nấm lớn tại khu vực nghiên cứu

6 Những kết quả đạt được:

Trang 9

Sau một thời gian cũng không dài, chỉ hơn 2 tháng khóa luẩn tốt nghiệp của tôi đã thu được những kết quả như sau:

6.1 Thành phần loài:

Tổng số loài thu được là 35 loài thuộc 26 chi, 13 họ, 4 bộ, 3 lớp , 2 ngành phụ, 1 ngành nấm thật

6.2 Cấu tạo:

Trong các loài nấm điều tra được thì loài có cuống 19 loài chiếm

54,29%, loài không có cuống 16 loài chiếm 45,71 %

Có 11 dạng tán khác nhau, đó là hình phễu, hình chuông, hình cầu, hình quạt, hình tròn, hình móng ngựa, hình hoa sen, hình ô, hình tai, hình gần tròn và hình bán nguyệt là điển hình

Màu sắc có 7 màu sắc khác nhau, đó là màu nâu, màu vàng, màu cam, màu trắng, màu đỏ,màu xám, màu đen

Kích thước kích thước từ 6 - 10cm , từ 3 – 6 cm, kích thước lớn hơn 10 cm và kích thước nhỏ hơn 3 cm

Chất cấu tạo có 7 chất cấu tạo khác nhau, đó là chất gỗ, chất sợi, chất màng, chất da, chất thịt, chất sáp và chất keo

Độ che phủ: độ che phủ >50 % chiếm 74,29, từ 30-50 % chiếm 25,71%

Vị trí : Chân dông chiếm tỷ lệ 60%, sườn dông chiếm 25,71%, đỉnh dông chiếm 14,29

Hương phơi: Hướng phơi chính là Tây Bắc chiếm 45,71%, hướng Đông Nam chiếm 34,29%, hướng Đông Bắc chiếm 11,43% và còn lại là hướng Tây Nam chiếm 8,57%

Trang 10

Độ dốc: Độ dốc chủ yếu là <10 độ chiếm 54,29%, độ dốc 10 - 20 (độ) chiếm 25,71%, độ dốc >20 (độ) chiếm 20%

6.4 Công dụng:

Loài có khả năng phân giải gỗ chiếm 85,71% là 30 loài, loài có các công dụng khác chiếm 31,43% 11 loài, loài có công dụng làm thực phẩm chiếm

20,00% 7 loài và loài có công dụng làm thuốc chiếm 11,43% 4 loài

Các loài nấm có ích và không có ích: Loài có ích chiếm 68,57% là 24 loài, loài không có ích chiếm 31,43% 11 loài

6.5 Đề xuất biệ pháp bảo vệ tính đa dạng các loài nấm

Từ quá trình điều tra nghiên cứu các loài nấm ngoài thực địa cũng nhƣ tham khảo tài liệu, tôi đã đƣa ra đƣợc các biện pháp bảo vệ: công tác bảo vệ, công tác khoa học và công tác luật và chính sách

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đa dạng sinh học là sự phong phú về loài, về nguồn gen và hệ sinh thái trong tự nhiên Trong sự bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng sinh vật rừng chiếm

vị trí vô cùng quan trọng Hiện nay các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cùng

đi sâu vào nghiên cứu sự phong phú về thành phần loài, thống kê loài và giá trị

của các loài đó

Theo ước tính cơ sở khoa học, về thực vật bậc cao có tới 1200 loài, bên cạnh đó còn có 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 200 loài tảo (Phan Kế Lộc,

1998; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1977)

Hiện nay theo thống kê của GS.TS Trịnh Tam Kiệt có khoảng 14000 đến

22000 loài nấm lớn, trong đó khoảng 50% là nấm ăn (mushrooms) và có khoảng

7000 loài có khả năng làm thuốc chữa bệnh, 2000 loài nấm có thể nuôi trồng

làm thực phẩm cho con người

Nấm là một trong những thành viên không thể thiếu của hệ sinh thái rừng, góp phần tạo nên tính đa đạng của hệ sinh thái rừng Nấm giữ vai trò quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ thực vật và trả lại các chất vô cơ, xúc tiến tuần

hoàn vật chất, có tác dụng làm sạch môi trường nước và không khí

Trong lâm nghiệp, nhiều loài nấm có tác dụng phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản, cung cấp dinh dưỡng cho thực vật rừng sinh trưởng và phát triển Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều axit amin, proterin, lipit và vitamin, có tác dụng làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh cho con người Các loài nấm như: nấm Linh chi, nấm Phục linh, nấm Mỡ, nấm Sò, nấm Hương, nấm Mộc nhĩ, nấm Ngân nhĩ, được dùng làm dược liệu và thực phẩm Con người còn biết ứng dụng quá trình lên men rượu etylic để chế biến rượu, ứng dụng quá trình phân giải các chất nhờ enzym của nấm mốc và vi khuẩn để làm tương, nước mắm Hiện nay, trên thế giới đã sản xuất được khoảng 2 triệu tấn nấm ăn hàng năm với 20 loài nấm khác nhau Việc sản xuất nấm ăn không chỉ thu lợi nhuận cao mà còn có thể thay đổi kết cấu giữa ngành nghề, xúc tiến phát triển

Trang 12

kinh tế nông thôn và miền núi, hiện đại hóa nông nghiệp và thực phẩm sạch góp

phần phát triển làm sạch môi trường

Hiện nay, chúng ta đã xác định được một số loài nấm Linh chi có khả

năng làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) có

khả năng ổn định huyết áp, lọc sạch máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, giảm đau đầu và chân, làm da dẻ hồng hào, làm sạch ruột, chống béo phì, thúc đẩy quá trình tiết isulin chữa bệnh đái tháo đường, ngăn chặn quá trình lão hóa, nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol Đặc biệt nấm Linh chi có tác dụng chống ung thư có chứa chất ganodernataric và policarid ngăn chặn ung thư trong cơ thể vì vậy nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của

tế bào ung thư Tất cả các loài nấm có vai trò rất lớn trong cân bằng sinh thái nông lâm nghiệp, bảo vệ nông lâm sản như dùng thuốc trừ sâu, dùng nấm sản xuất chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật Đồng thời, nấm còn là một bộ phận

không thể thiếu trong hệ thống đa dạng sinh vật của giới tự nhiên

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay nhiều loài nấm do môi trường sinh thái bị tác động nên đã biến mất Ngoài việc phá hủy rừng, tăng dân số, chủ yếu là loài nấm bị coi nhẹ, thậm trí còn không biết giá trị và sự tồn tại của nấm, nhất là hơn 95% loài nấm chưa được biết Đó là những nguy cơ của tính đa dạng sinh học, việc bảo vệ lợi dụng hợp lý các loài nấm có ích là nhiệm

vụ của các nhà khoa học bảo vệ sinh vật, là sự nghiệp vì thế hệ mai sau

Lâm trường Lương Sơn là một vùng có sự đa dạng về loài nấm, trong đó loài nấm lớn có rất nhiều Để tìm hiểu sâu hơn về thành phần loài, tính đa dạng sinh học, đặc điểm nhận biết, công dụng của các loài nấm lớn và đưa ra một số giải pháp bảo tồn nấm có ích Chính vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các loài nấm lớn tại Lâm trường Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”

Trang 13

PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Nấm trên thế giới

Các nhà vi sinh vật trên thế giới quan tâm nhất là các loài nấm, đó là khi các vật sản xuất sơ cấp càng nhiều thì các vật phân giải càng nhiều, càng đa dạng và phong phú Tính đa dạng sinh học của nấm và đặc tính sinh thái của nấm là một trong những vấn đề luôn được các nhà vi sinh vật quan tâm Muốn tìm hiểu tính đa dạng sinh học và đặc tính sinh thái hình thái của nấm ở một khu

vực thì phân loại nấm phải được đặt ra trước tiên

1.1.1.Phân loại nấm

Sự phân loại nấm được hình thành từ khi con người biết dựa vào các đặc điểm của từng loài nấm và sự đa đạng của các loài để sử dụng làm thức ăn và

thuốc chữa bệnh Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, con người đã tác

động đến môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp tới các loài nấm, đặc điểm sinh thái học của các loài, dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật, thậm trí một số loài còn bị hủy diệt Theo dự doán của các nhà khoa học thì trong

khoảng 20 – 30 năm nữa một số loài sinh vật có thể bị tuyệt chủng

Ngày nay nhu cầu sử dụng nấm của con người ngày càng tăng và cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc đi sâu vào giới nấm (mycota) đã bắt đầu được phát triển Việc nhận biết đã có từ rất lâu, từ khi nấm được con người

sử dụng khoảng 4000 năm, nhưng chưa trở thành một môn khoa học Khoa học nấm được hình thành từ thế kỷ XVIII Năm 1729 P.A.Michely đã phát biểu trên tạp chí “Các chi thực vật”, C.von Linnacus năm 1937 trong “Hệ thống tự nhiên”

có các loài thực vật là nấm có trên mặt đất Nhiều nhà khoa học rất nổi tiếng sau

thời kỳ này là Peron, Fries, Sweinitz, Corda, Berkey

Khoa học bệnh cây gắn liền với nấm học bắt đầu năm 1851 Người sáng lập là A Debry Thời gian sau đó là một giai đoạn đột phá của nấm học, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loài nấm mới Những căn cứ về phân loại ngày càng chuẩn xác và nhiều hơn như căn cứ vào phương thức dị dưỡng của nấm,

Trang 14

chu trình phát triển của tế bào nấm Căn cứ vào hình thái thể quả và các mối quan hệ thân thuộc của chúng Năm 1881 các nhà khoa học Phần Lan Karsten

đã đề cập tới việc phân loại nấm và được đông đảo các nhà khoa học nấm trên

thế giới công nhận, như: Cuningham G.H(1947), Teng(1964), Leveilet (1981)

Năm 1933, nhà nấm học Phần Lan Donk đã hoàn thiện hệ thống phân loại của Karsten Quan điểm phân loại này được nhiều nhà khoa học trên thế giới chấp nhận như: Mayer.E.I (1953), Kliusunhie.P.I (1957), Bondarxev A.C

(1953), Parmasto.E (1979)

Năm 1971, Ainsworth đã đưa ra hệ thống phân loại nấm một cách hoàn chỉnh Trong hệ thống phân loại này ông đã dựa vào đặc điểm hình thái của thể quả, đặc điểm giải phẫu và phương thức dinh dưỡng, đã chia giới nấm (Mycota) làm hai ngành: Ngành nấm Nhày (Myxomycota) và ngành nấm Thật (Eumycota) Từ hai ngành nấm trên ông lại chia thành các lớp, bộ, họ, chi và

loài Như vậy trong taxon phân loại đơn vị nhỏ nhất là loài

Hiệp hội nấm quốc tế được thành lập năm 1971 tại Tokyo (Nhật Bản) đã nêu ra hệ thống phân loại nấm, nấm được xếp vào giới riêng (dinh dưỡng hút) khác với thực vật (quang hợp) và động vật (dinh dưỡng nuốt) Trong giới sinh vật đa bào có rất nhiều quan điểm và cách sắp xếp khác nhau Đây là một trong những vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh luận Cùng với thời gian, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học cũng như các nhà nấm học cũng đã đưa

ra các quan điểm phân loại và hệ thống phân loại của mình Các hệ thống khái quát đang dần bị phá vỡ và thay vào đó là những hệ thống mang tính tự nhiên, tỷ

mỷ, dễ áp dụng hơn và nêu lên những mối quan hệ giữa các cá thể trong sinh giới, trong quá trình tiến hóa của tự nhiên Cho đến nay hệ thống phân loại của

Ainsworth.G.C (1971) đã và đang được các nhà nấm học trên thế gới sử dụng

1.1.2 Đặc điểm về sinh học

Các nhà nấm học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học,

sự phân bố và tính phá hại gỗ của các loài nấm mục Trong đó, phải kể đến công trình nghiên cứu tiêu biểu của Bonner J.I (1948); Vanhin S.I (1955); Schimozono H.(1955) đã đi sâu vào nghiên cứu bản chất, quá trình sinh học,

Trang 15

sinh trưởng và phát triển của nấm Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà nấm học như: Krebs.G (1961), Handke.H.H (1962) và các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và

phát triển của nấm về nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, độ pH

1.1.3 Nuôi trồng thể quả

Từ lâu con người đã nuôi trồng thể quả nấm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người Vài thập kỷ gần đây, người ta đã nuôi trồng nấm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những công trình nghiên cứu về vấn đề này như: GS Dật Vũ Kiên Hưng và cộng sự (1990) trường đại học Tokyo (Nhật Bản); Krebs G (1961) Kết quả cho rằng các nhân

tố như chất đạm hữu cơ (pepton), dịch chiết nấm men, cacbon trong giá thể, độ

pH sẽ kìm hãm quá trình hình thành thể quả nấm

1.2 Nghiên cứu về nấm ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nhiệt đới, địa hình phức tạp, khí hậu và thảm thực vật đa dạng, số loài sinh vật rất phong phú Trong giới tự nhiên, nấm có khoảng 1.500.000 loài Các nhà nấm học mới chỉ biết tên 70.000 loài Việt Nam có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hiện nay nước chúng ta có bao nhiêu loài nấm vẫn là

một câu hỏi khá lớn bởi chưa có số liệu chính xác

Từ cuối thế kỷ XIX Paloiulard N.T (1890-1928) nhà nấm học người Pháp

đã tiến hành nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở Việt Nam và đã đưa ra danh lục nấm gần 200 loài nấm lớn Ông đã mô tả đặc điểm, phân bố và vị trí phân loại của các loài nấm trong sinh giới Đây là tài liệu đầu tiên về khu hệ nấm lớn ở miền Bắc nước ta Ông đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu của mình, nên số liệu chưa nhiều về mặt phân loại và định loại của một số nấm và đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưu thỏa đáng

Ngoài nhà nấm học người Pháp còn có các nhà nấm học khác cũng nghiên cứu ở Việt Nam như: Roger (1953), Ulihg (1982), Hodge (1982), Parmasto (1986) Sau năm 1954, các nhà thực vật học cũng như các nhà nấm học đã bắt đầu nghiên cứu về nấm nói chung và các công trình mang tính tổng quát này đầu

tiên phải kể đến“Khu hệ nấm lớn miền Bắc” của Trịnh Tam Kiệt (1981) Đi sâu

Trang 16

vào bản chất sinh học, sinh lý của nấm là công trình“Một số vấn đề về nấm học” của Bùi Xuân Đồng (1977), “Khoa học bệnh cây” của Đường Hồng Dật (1979), “Đặc điểm sinh học của một số loài nấm phá hoại gỗ” của Trần Văn Mão (1984), “Nấm lớn Cúc Phương” của Trần Văn Mão và cộng sự (2004)

Các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nấm mục gỗ

Nhiều tài liệu nghiên cứu bệnh cây liên quan đến phân loại nấm có công trình của Hoàng Thị My (1960), Trần Văn Mão, Đỗ Xuân Quy, Nguyễn Sỹ Giao (1974) Những công trình đã đánh dấu một bước phát triển mới về nghiên cứu nấm ở Việt Nam Chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học cũng như thực tiễn sản xuất Nấm đất cũng được đề cập và mô tả hình thái bề ngoài, nơi thu thập mẫu của Phạm Huy Dục, Trịnh Tam Kiệt

Những năm gần đây, việc thu thập, phát hiện, bảo vệ và gây trồng các loài nấm ăn, nấm làm dược liệu đang được nhiều nước quan tâm, các loài nấm gây trồng được đa phần đều là các loài nấm gây mục gỗ như: nấm Mộc nhĩ, nấm Ngân nhĩ, nấm Sò, nấm Hương Các công trình nghiên cứu của Văn Mỹ Dung, Phạm Quang Thu về nấm ăn và nấm dược liệu đã thu được nhiều thành quả nhất định, góp phần đáng kể trong công tác nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh thái học của nấm lớn

Trang 17

PHẦN II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – DÂN SINH – KINH TẾ

XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa Bình được thành lập trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại công ty Lâm nghiệp Hòa Bình và các đơn vị thành viên của công ty bao gồm các Lâm trường: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tu Lý, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc và Lạc Sơn Trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng đã được UBND tỉnh Hòa Bình giao quyền quản lý và sử dụng 22.514ha thuộc một phần diện tích đất của huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi với vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và hồ Hòa Bình;

+ Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hóa;

+ Phía Tây giáp tỉnh Sơn La;

+ Phía Đông giáp thành phố Hà Nội, tỉnh Nam Hà

Tọa độ địa lý từ 200-20045' vĩ độ Bắc; 105030' đến 105050' kinh độ đông Cách Hà Nội nơi gần nhất 40km và nơi xa nhất 150km

2.1.2 Địa hình địa thế

Địa hình tương đối phức tạp bao gồm các dải đồi, núi lớn chạy theo hướng Bắc Nam xen kẽ các dãy núi đá vôi Có độ cao so với mặt nước biển 200-1300m, độ dốc bình quân 20-300, được chia thành 2 vùng khác nhau

+ Vùng núi thấp thuộc các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn và một phần của các huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn và Cao Phong

+ Vùng núi cao thuộc huyện Đà Bắc và một phần huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc

2.1.3 Khí hậu thủy văn

a Nhiệt độ:

Trang 18

- Nhiệt độ không khí bình quân 240C, cao nhất 390C (vào tháng 7) thấp nhất 50C (vào tháng 12 và tháng 1 năm sau), có vùng nhiệt độ xuống 20C (vùng núi cao)

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân từ 100-200mm, chiếm 10% lượng mưa bình quân cả năm

e Thủy văn, sông, hồ, đập

- Diện tích đất của đơn vị được giao chủ yếu là những diện tích đất thuộc các vùng sâu, vùng xa, nhiều diện tích thuộc đầu nguồn của một số con sông, suối, hồ đập lớn như: sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Cầu Đường

- Hệ thống hồ đập: Trên diện tích được giao hiện có 20 hồ lớn nhỏ như:

Hồ Đồng Bài huyện Kỳ Sơn rộng 55ha, hồ Đại Thắng Lạc Thủy rộng 45ha

Trang 19

2.1.4 Địa chất thổ nhưỡng

Địa chất trên toàn khu vực chi làm 3 nhóm đất chính:

- Đất feralit phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá mẹ chủ yếu: Sa thạch, Poocfirit, Spilit

- Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá mẹ: Phiến thạch sét, Diệp thạch

- Nhóm đất Felarit phát triển trên đá vôi và đá biến chất của đá vôi

2.1.5 Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

a Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình là 22.512 ha

b Qui hoạch 2 loại rừng

- Rừng tự nhiên: Do quá trình khai thác mạnh, thiếu qui hoạch, kế hoạch vùng với nạn du canh, du cư phát nương làm rẫy của một số hộ đồng bào dân tộc nên diện tích rừng tự nhiên giảm đáng kể Độ che phủ và trữ lượng gỗ của rừng hiện tại còn thấp không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ Nhưng điều kiện sinh thái khá thuận lợi nên tổ thành các loài cây nơi đây phong phú và đa dạng, nhiều loài cây quí hiếm vẫn còn tồn tại như: Pơ mu, Sến, Giổi, Trai, Nghiến, Chò chỉ, Lát

- Rừng trồng: Trong những năm gần đây, để góp phần các quá trình phục hồi và tăng độ che phủ của rừng công tác trồng rừng trên địa bàn toàn tỉnh theo các dự án (PAM, 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và một số dự án khác) đã đưa vào trồng một số loài như: Keo, Bạch đàn, Sấu, Trám, Lát phần lớn các loài cây này đều sinh trưởng phát triển tốt

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

+ Dân số, lao động

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 thì dân số nằm trong vùng đất của công ty quản lý là 557.681người

+Dân tộc

Trang 20

Dân tộc chủ yếu trong khu vực là dân tộc Mường, có những huyện tỷ lệ người Mường chiếm 90% như huyện Lạc Sơn, còn lại là người Kinh, Dao, Thái

+ Phân bố dân cư

Dân cư phân bố không đồng đều trong vùng, cao nhất là Lương Sơn 251 người/km2

, thấp nhất là Đà Bắc với 67 người/km2

2.2.2 Thực trạng kinh tế

a Sản xuất nông – lâm nghiệp

Sau khi công ty Lâm nghiệp Hòa Bình được thành lập, hàng năm đơn vị

đã vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để tổ chức trồng rừng kinh tế trên phần diện tích đất của công ty và một phần diện tích đất của các hộ dân trên địa bàn tỉnh với khối lượng rừng trồng hàng năm 1.200-1.500ha/năm Sau một chu kỳ 7 năm, đơn vị đã tạo ra được một vùng rừng nguyên liệu tập trung với khối lượng khoảng 10.000ha Ngoài việc trồng rừng kinh tế, đơn vị còn tổ chức thực hiện dự án rừng phòng hộ của Bộ NN&PTNT giao trên phần diện tích đất của công ty Mặt khác, một số đơn vị thành viên của công ty hiện đang là thường trực ban quản lý dự án phòng hộ của các huyện để thực hiện nhiệm vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của tỉnh trên địa bàn của các huyện

b Các ngành sản xuất khác

Công nghiệp chế biến lâm sản: Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, hiện tại đã có một số doanh nghiệp đầu

tư các cơ sở chế biến gỗ nhưng hiệu quả chưa cao

Dịch vụ: Ngoài việc tổ chức trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng hàng năm đơn vị còn làm dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, cây giống, phân bón phục

vụ trồng rừng và thu mua gỗ nguyên liệu cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh

để cung ứng cho các cơ sở chế biến gỗ của tổng công ty và một số đơn vị khác của các tỉnh

2.2.3 Cơ sở hạ tầng hiện có

Giao thông đường bộ: Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh

như quốc lộ 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc

Trang 21

khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40km; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12A đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 (ở Mãn Đức- Tân Lạc); quốc lộ 12 B chạy qua Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong gặp quốc lộ 6 ở ngã ba thị trấn Cao Phong; quốc lộ 21 có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32, trước cửa ngõ vào thị xã Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định qua thị trấn Xuân Mai - Hà Nội qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21, gặp quốc lộ 12B xã Hưng Thi, Lạc Thủy và quốc lộ 12A tại địa bàn giáp ranh giữa xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thuỷ Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội

Đường thuỷ: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bố tương đối dày và

đều khắp ở các huyện Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu chảy qua Phú Thọ thông với sông Hồng

và được điều tiết nước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, hiệu quả; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 3okm

Y tế: Các xã trong khu vực đều có trạm xá nhưng chưa có bác sĩ, chỉ có y

sĩ, y tá là những người có tay nghề kỹ thuật cao và nhiều năm trong nghề

Trang 22

PHẦN III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định đa dạng thành phần loài nấm, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng của các loài nấm lớn từ đó lợi dụng hợp lý các loài nấm có ích và hạn

chế các tác hại của các loài nấm có hại

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chủ yếu nghiên cứu các loài nấm lớn trong rừng tự nhiên và rừng trồng tại Lâm trường Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (Công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình)

3.3 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 22 tháng 02 năm 2016 đến ngày 26 tháng 4 năm 2016

3.4 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Lâm trường Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa Bình)

3.5 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài nấm

- Nghiên cứu tính đa dạng hình thái các loài nấm lớn

- Nghiên cứu tính đa dạng về sinh thái các loài nấm lớn

- Xác định tính đa dạng về công dụng các loài nấm lớn

- Đề xuất biện pháp bảo vệ tính đa dạng nấm tại khu vực nghiên cứu

3.6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 23

- Trong quá trình phân loại nấm lớn chúng tôi dựa vào các tài liệu chuyên khảo trong và ngoài nước của các tác giả Trịnh Tam Kiệt (1983), Zhao Jiding (1998), Mão Hiểu Cương (2000), Đới Ngọc Thành (2010), “ Từ điển nấm” tái bản lần thứ 10 năm 2008 và công báo NCBI về phân loại nấm năm 2012

3.6.2 Chuẩn bị

- Lập đề cương chi tiết

- Dụng cụ: Bản đồ của khu vực điều tra, các dụng cụ thu thập mẫu (dao, cồn 900, máy ảnh, địa bàn, thước dây, túi nilon hoặc hộp nhựa để đựng nấm, etyket để ghi số hiệu mẫu nấm và các phiếu điều tra nấm,…)

3.6.3.Phương pháp điều tra

Theo bản đồ địa hình và sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu tôi đã lập ra

2 tuyến đi qua các dạng địa hình và từng kiểu rừng trong khu vực điều tra Trên tuyến tôi lập 10 ô tiêu chuẩn, cứ đi qua một trạng thái rừng khác nhau lập một ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2 , hình chữ nhật chiều dài song song với đường đồng mức Trên mỗi ô tiêu chuẩn điều tra, mô tả đặc điểm lâm phần đó như: Loài cây, độ che phủ, mật độ…

Trong quá trình điều tra, đồng thời tiến hành việc thu mẫu nấm lớn, các mẫu ghi vào phiếu điều tra (mẫu biểu 01)

Trang 24

Biểu 01 PHIẾU ĐIỀU TRA NẤM MỤC GỖ

Ngày lấy mẫu……… Số ÔTC……… Số tuyến……… Diện tích ÔTC:……….…… Khu vực nghiên cứu……….………

Số hiệu mẫ……… Số hiệu theo danh lục……… Tên nấm: + Tên Việt Nam……… ………

+ Tên khoa học…….……… Nơi lấy mẫu: + Địa hình………Độ cao……… + Hướng dốc………… Độ dốc……….……… Cách mọc: (đám , cụm, rải rải rác, ríc rắc, vòng, so le)………

Số lượng thể quả nấm……….……… Mọc trong, hay ngoài bìa rừng……… Loài cây chủ:……… Gây mục gi……… Kiểu rừng……… Loài cây cao………….Hvn………D1.3………….Độ tàn che……… Cây dưới: loài cây………H……….Độ che phủ……… Loại đất……… Cấp đất……… Tình hình vệ sinh rừng……… Tình hình sâu bệnh cần chú ý………

Độ ẩm không khí……… Khả năng lây lan bệnh mục………

Số lượng gốc chặt trong ô………số lượng cây đổ trong ô………

3.6.4.Phương pháp xử lý số liệu

Công tác bảo quản mẫu nấm thu được: Sau khi thu mẫu cần chụp ảnh ngay và ghi lại các đặc đểm của từng mẫu Các mẫu nấm cấu tạo chất thịt, keo ngâm trong cồn 900,các mẫu nấm có cấu tạo chất gỗ, chất bần, chất than, phơi khô cho vào túi nilon Sau đó đem mẫu về mô tả đặc điểm hình thái (bổ sung), giám định tên nấm và xác định công dụng của nấm

a Mô tả đặc điểm hình thái, cấu tạo nấm

Mẫu nấm sau khi đi điều tra và thu thập, tiến hành mô tả chi tiết các đặc điểm về màu sắc, kích thước, hình dạng theo mẫu biểu sau:

Trang 25

Biểu 02 PHIẾU MÔ TẢ NẤM

Có cuống:……… Chiều dài cuống:…… ….Đường kính cuống:……… Cách mọc cuống:……….Đặc điểm mọc cuống……… Hình dạng mũ:……… Màu sắc mũ nấm……… Kích thước mũ nấm:……… …

Số tầng ống nấm:…… Chất mô nấm (gỗ, bần, thịt, da, keo, than):………… Đặc điểm mô nấm:……….……… Đặc điểm phiến nấm hoặc lỗ ống nấm:……….………

Các đặc điểm khác:……….………

b Định loại nấm

Các loài nấm thu được ngoài thực địa, dựa trên tài liệu chuyên khảo như bảng phân loại của Ainsworth (1973), dựa vào tài liệu phân loại nấm lớn Trung Quốc của tác giả Mão Hiểu Cương (1999), Đới Ngọc Thành (2010), tôi tiến

hành định loại và xắp xếp chúng theo biểu 03

Biểu 03 Danh lục các loài nấm tại khu vực nghiên cứu

TT Giới – Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi - Loài Ghi chú

Tên khoa học Tên Việt Nam

c Xác định công dụng của loài nấm

Xác định công dụng của từng loài nấm, dựa vào đặc điểm hình thái và phân loại nấm, đối chiếu với sách chuyên khảo tôi xác định công dụng loài nấm như

nấm dùng làm thực phẩm, làm thuốc, hoại sinh, ký sinh

Trang 26

Biểu 04 Công dụng của nấm

TT Tên nấm

Công dụng Thực phẩm Làm thuốc Phân giải Khác

Từ công dụng của nấm, chúng tôi đề xuất hướng sử dụng và bảo tồn các loài nấm hiện có

Trang 27

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1 Tính đa dạng thành phần loài nấm lớn tại lâm trường Lương Sơn

Từ điều tra thực địa, kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.1 về thành phần các loài nấm lớn trong khu vực nghiên cứu

Bảng 4.1 Danh lục các loài nấm lớn gây mục gỗ tại khu vực nghiên cứu

5 Tricholoma sciodes (Secr.) Martin Nấm Trắng bắc khẩu

7 Volvariella speciosa (Fr.) Sing Nấm rơm mỹ lệ

8 Lentinus tigrinus (Bull.) Fr Nấm hương da hổ

Trang 28

10 Schizophyllum comme Fr Nấm Phiến nứt

H8 Strobilomycetaceae

Họ nấm gan bò Thông tháp

11 Boletellus betula (Schw.) Gilb Nấm gan bò bào tử sợi

B2 Aphyllophorales

Bộ nấm Lỗ (Bộ nấm Phi phiến)

14 Fomes hornodermus Mont Nấm Lỗ tầng vỏ cứng

15 Hexagonia tenuis (Hook) Fr Nấm Lỗ tổ ong

16 Lenzites ochrophylla Berk Nấm phiến xám

17 Phylloporia ribis (Schumach.) Ryvarden Nấm Lỗ lá

18

Polyporus badius (Pers ex S.F.Loray)

19 Polyporus fraxineus Fr Nấm Lỗ vỏ cam

20 Polyporus grammocephalus Berk Nấm Lỗ tia xa

21 Polyporus minor Z.S Bi & G.Y Zheng Nấm Lỗ nhỏ

22 Polystictus xanthopus Fr Nấm phễu cuống vàng

23 Trametes sanquinea (L.: Fr) Lloyd Nấm hồng

24 Trametes hirsuta (Wulfen) Pilát Nấm Lỗ lông

25 Trametes subrosea (Weir.) Bond et Sing Nấm sắc mai

26 Tyromyces amygdalinus (Per.:Fr.) Koti Nấm phomat trắng

27 Amauroderma omphaloles (B.) Torr Nấm Linh chi giả

28 Amauroderma praetervisum (Pat.) Torr Linh chi giả xám đen

29 Ganoderma australe (Fr.) Pat Linh chi phương nam

30 Ganoderma subumbraculum Imaz Linh chi hình ô

Trang 29

31 Ganoderma tsugae Murr Linh chi Tsugae

33 Auricularia peltata Lloyd Mộc nhĩ hình thuẫn

34 Auricularia polytricha (Mont.) Sacc Mộc nhĩ đen

35 Daldinia vernicosa (SChw.) Ces & de Not Nấm Vỏ cầu đen

Qua bảng 4.1 ta thấy các loài nấm lớn mục gỗ tại lâm trường Lương Sơn rất

đa dạng, có 35 loài nấm, thuộc 13 họ, 4 bộ, 3 lớp và 2 ngành phụ nấm

4.1.1 Sự đa dạng loài trong các lớp nấm

Bảng 4.2 Sự đa dạng loài trong các lớp nấm

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Số loài Tỷ lệ (%)

Trang 30

Biểu đồ 4.1 Sự đa dạng loài trong các lớp nấm

4.1.2 Sự đa dạng loài trong các bộ nấm

Bảng 4.3 Sự đa dạng loài trong các bộ nấm

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Số loài Tỷ lệ (%)

và bộ nấm Vỏ cầu có số lƣợng loài bắt gặp rất ít so với bộ nấm Lỗ và bộ nấm Tán và điều này thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.2

91,43

5,71

2,86

Lớp nấm tầng Hymenomycetes

Lớp nấm đảm rơi Heterobasidiomycet

es Lớp nấm hạch Pyrenomycetes

Trang 31

Biểu đồ 4.2 Sự đa dạng loài nấm trong các bộ nấm

4.1.3 Sự đa dạng loài nấm trong các họ nấm

Bảng 4.4 Sự đa dạng loài trong các họ nấm

Bộ nấm lỗ (bộ nấm phi phiến ) Aphyllophorales

Bộ nấm mộc nhĩ Auriculariales

Trang 32

Qua bảng 4.4 cho ta thấy số loài nấm thuộc họ nấm Lỗ chiếm tỉ lệ cao nhất 42,86 %, tiếp đến là họ nấm Linh chi có 5 loài (14,29%), họ nấm Trắng là 8,57 Hai họ nấm Mộc nhĩ và họ nấm Tai bên đều có 2 loài, chiếm tỷ lệ bằng nhau 5,71 %, có 8 họ chiếm tỷ lệ thấp là họ nấm Vỏ cầu, họ nấm Da mềm, họ nấm Gan bò thông sáp, họ nấm Phiến nứt, họ nấm Cuống quang, họ nấm Phiến lưới, họ nấm Sáp và họ nấm Màng sợi đều có 1 loài, chiếm 2,86%

Điều này cho thấy số loài nấm phân bố trong họ tại khu vực rất đa dạng

và đây chính là đặc trưng thành phần loài của họ trong khu vực nghiên cứu và điều này thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.3

5,71

2,86 2,86

42,86

14,29

2,86 5,71 2,86

Họ nấm màng sợi Cortinariaceae

Họ nấm sáp Hygrophoraceae

Họ nấm trắng Tricholomataceae

Họ nấm phiến lưới Paxillaceae

Họ nấm cuống quang Pluteaceae

Họ nấm tai bên Pleurotaceae

Họ nấm phiến nứt Schizophyllaceae

Họ nấm gan bò thông sáp Strobilomycetaceae

Họ nấm lỗ Polyporaceae

Họ nấm linh chi Ganodermataceae

Họ nấm da mềm Stereaceae

Họ nấm mộc nhĩ Auriculariaceae

Họ nấm vỏ cầu Sphaeriaceae

Trang 33

4.1.4 Sự đa dạng loài giữa các chi nấm

Bảng 4.5 Sự đa dạng loài giữa các chi nấm

Trang 34

Biểu đồ 4.4 Sự đa dạng loài giữa các chi nấm

Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.4 cho thấy tổng số chi là là 26 chi Chi chiếm

tỷ lệ cao nhất là chi Polyporus với 11,43 %, sau đó là chi Trametes và Ganoderma đều có tỷ lệ 8,57 %; chi Amauroderma và chi Auricularia cũng đều

có 2 loài, chiếm tỷ lệ 5,71%; các chi còn lại đều bắt gặp 1 loài, cùng chiếm tỷ lệ

2,86% Số loài của chi Polyporus được tìm thấy ở đây là nhiều nhất (4 loài), có

thể nói các loài thuộc chi này phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu vì các loài này được mọc chủ yếu ở các cây gỗ mục ở dưới đất ở chân dông,

khu vực chân dông có độ ẩm, nguồn nước cao hơn các khu vực khác

4.2 Tính đa dạng hình thái của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu

Qua mô tả chi tiết các mẫu nấm thu được cho thấy: nấm không chỉ đa dạng về loài mà còn đa dạng về mặt hình thái, được thể hiện thông qua những đặc điểm về hình thái, màu sắc, kích thước thể quả

2,86

2,86 2,86

2,86 2,86 2,86

2,86 2,86 2,86 2,86

2,86 2,86 2,86 2,86

2,86 2,86 2,86 11,43

Trang 35

4.2.1 Tính đa dạng về hình thái thể quả nấm

Bảng 4.6 Tính đa dạng về hình thái thể quả nấm

TT Đặc điểm hình thái Số lượng loài Tỷ lệ (%)

tỏ cuống nấm không có ảnh hưởng tới sự tồn tại của các loài nấm trong khu vực, mỗi đặc điểm cuống nấm thích nghi với một điều kiện sống riêng của mỗi loài nấm, loài không có cuống thì chúng sống bám trực tiếp vào giá thể nên khả năng chống chịu với điều kiện môi trường và các tác nhân bên ngoài tốt hơn

Đối với hình thái tán nấm có 11 kiểu hình thái khác nhau Trong đó, hình bán nguyệt chiếm tỷ lệ cao nhất 25,71%, tiếp đó là dạng hình quạt 20%, gần tròn chiếm 11,43%, dạng hình phễu, hình cầu và hình chuông đều chiếm 8,57 %, dạng hình tai chiếm 5,71% Ngoài ra, hình móng ngựa, hình cánh hoa sen va hình tròn chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,86% Kết quả bảng 4.6 được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.5

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w