1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng khai thác sử dụng nhóm cây làm thực phẩm của cộng đồng người tày tại xã tân pheo huyện đà bắc tỉnh hòa bình

92 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 7,05 MB

Nội dung

Được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lí tài nguyên rừng và Môi trường, bộ môn thực vật rừng tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thực trạng khai thác,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

===========o0o===========

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NHÓM CÂY LÀM THỰC PHẨM CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÀY TẠI XÃ TÂN PHEO- HUYỆN ĐÀ BẮC- TỈNH HÒA BÌNH

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 7620211

Giáo viên hướng dẫn : Th.S: Phạm Thanh Hà Sinh viên thực hiện : Trần Đình Nam

Mã sinh viên : 1653020739 Lớp : 61B – QLTNR Khóa học : 2016 – 2020

Hà Nội, 2020

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường, khóa học Quản lý tài nguyên rừng ( 2016-2020) đã bước vào giai đoạn kết thúc Được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lí tài nguyên rừng và Môi trường, bộ

môn thực vật rừng tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng nhóm cây làm thực phẩm của cộng đồng người Tày tại Xã Tân Pheo- Huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình” với sự hướng dẫn của thầy

Phạm Thanh Hà

Trong quá trình thực hiện khóa luận, được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của các thầy cô trong trường Đại học Lâm nghiệp, bộ môn Thực vật học, khoa Quản Lý Tài nguyên rừng và Môi trường, cũng như lãnh đạo xã và toàn thể người dân xã Tân Pheo Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Th.s Phạm Thanh Hà đã trực tiếp hưỡng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này Cảm ơn

sự giúp đỡ của lãnh đạo xã và cùng toàn thể người dân xã Tân Pheo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên tinh thần và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Mặc dù bản thân đã cố gắng, có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp tậm tâm, quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Sinh viên thực hiện

Trần Đình Nam

Trang 3

MUC LỤC

MUC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC CƠ ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học 3

1.1.1 Một số khái niệm về LSNG 3

1.2 Trên thế giới 5

1.2.1 Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thực phẩm trên thế giới 5

1.3 Tinh hình nghiên cứu trong nước 6

1.3.1 Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thực phẩm 6

1.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây làm thực phẩm ở khu vực khu BTTN Pu Canh, Tỉnh Hòa Bình 8

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 10

2.1.1 Mục tiêu chung 10

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 10

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 10

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 10

2.3 Nội dung nghiên cứu 11

2.4 Phương pháp nghiên cứu 11

2.4.1 Công tác chuẩn bị 11

2.4.2 Phương pháp kế thừa số liệu 12

2.4.3 Phương pháp xác định thành phần loài cây được người dân trong cộng đồng người Tày sử dụng để làm thực phẩm 12

2.4.4 Phương pháp đánh giá tình hình khai thác, kinh nghiệm sử dụng, thực trạng gây trồng các loài cây được cộng đồng sử dụng làm thực phẩm tại địa phương 18

Trang 4

2.4.5 Phương pháp đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển các loài cây làm thực phẩm tại địa phương và đề xuất giải pháp quản lý nhóm cây làm thực phẩm theo

hướng bền vững 22

2.4.6 Điều tra sơ thám 26

2.4.7 Điều tra tỉ mỉ 27

2.4.8 Phương pháp phân tích, đánh giá 27

2.4.9 Phương pháp xử lý số liệu 28

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.2 Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội 31

3.2.1 Dân tộc 31

3.2.2 Dân số lao động 31

3.2.3 Hiện trạng sản xuất 31

3.2.4 Cơ sở hạ tầng 33

3.2.5 Văn hóa – xã hội 33

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1 Thành phần loài cây được người dân trong cộng đồng người Tày sử dụng để làm thực phẩm 35

4.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng và gây trồng các loài cây làm thực phẩm của người Tày tại Xã Tân Pheo 43

4.3 Những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển loài 51

4.4 Các đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững những loài làm thực phẩm 55

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 KẾT LUẬN 57

5.2 KIẾN NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC

Trang 5

Đa dạng sinh học Khu bảo tồn Kinh tế xã hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ô tiêu chuẩn

Ô dạng bản

Uỷ ban nhân dân

Tổ chức y tế thế giới Điểm mạnh

Số thứ tự Thách thức Sinh trưởng tốt Sinh trưởng xấu Sinh trưởng trung bình Điểm yếu

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 : Danh sách người trả lời phỏng vấn 13

Bảng 2 2 Danh lục các loài thực vật làm thực phẩm điều tra được 18

Bảng 3 1 Cơ cấu dân tộc xã Tân Pheo 31

Bảng 3 2 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của xã Tân Pheo 32

Bảng 4 1: Một số thực trạng khai thác,chế biến, sử dụng một số cây là cây thực phẩm của người Tày tại khu vực điều tra được người dân thu hái 36

Bảng 4 2 Thực trạng khai thác một số cây là thực phẩm của các hộ gia đình từ rừng và mức độ thường gặp khi điều tra 44

Bảng 4 3: Cơ cấu thu nhập từ một số loại thuộc thực phẩm thường được khai thác sử dụng trong các hộ gia đình 48

Bảng 4 4 Thực trạng gây trồng một số cây là thực phẩm của các hộ gia đình người Tày 50

Trang 7

DANH MỤC CÁC CƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Kênh thị trường tiêu thụ một số loài làm thực phẩm 49

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, trải dài trên nhiều vĩ tuyến, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc,

đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và phong phú về các loài sinh vật Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại như rừng cây có lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn , rừng tràm, rừng ngập nước ngọt Rừng không chỉ có các sản phẩm là gỗ mà còn có rất nhiều sản phẩm khác ngoài gỗ có giá trị kinh tế lớn nên tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, với những điều kiện tự nhiên có sẵn như vậy đã tạo cho nước ta hệ thực vật rùng phong phú và

đa dạng có nhiều loài gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) quý có giá trị cao Đã rất lâu đời đồng bào các dân tộc ít người sống trong rừng và gần rừng có tập quán

và kinh nghiêm khai thác các nguồn lâm sản ngoài gỗ vô cùng quý giá do thiên nhiên ban tặng để nuôi sống mình và chữa trị các bệnh ở con người Trong những năm gần đây dân số ngày càng tăng nhanh nhu cầu của con người ngày càng lớn trong khi đó diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, phương thức khai thác các sản có sẵn từ rừng không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai của con người Đối với những người dân làm nghề rừng thì chính những sản phẩm ngoài gỗ này là nguồn thức ăn và là nguồn tăng thu nhập cho gia đình và cộng đồng Nguồn lâm sản ngoài gỗ cung cấp cho người dân củi đun, măng tre, gia vị, thực phẩm, dược liệu… Những sản phẩm làm lương thực, thực phẩm và gia vị là các loài cây cho các sản phẩm là tinh bột dưới dạng củ, quả, hạt, thân dùng để ăn hoặc chăn nuôi thuộc nhóm cây cho lương thực như :

Củ mài rừng, củ Mỡ, củ Dong Riềng… măng của các loài thuộc họ phụ tre nứa như : Luồng, Mai, Vầu đắng, Lồ ô, các loại rau như : rau Sắng, rau Bao, rau Tàu bay Các loại LSNG ngoài việc phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân

nó còn có tác dụng làm giàu rừng, tăng độ che phủ và đa dạng sinh học cho rừng Nhờ có nguồn LSNG thay thế mà đã làm giảm nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi để phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người Trong

Trang 9

giai đoạn hiện nay khi diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, dân số tại các vùng miền núi ngày càng tăng nhanh đời sống của người dân còn nhiều khó khăn thì nguồn LSNG ngày càng trở nên quan trọng hơn Bên cạnh đó, để đẩy mạnh và phát triển hàng hóa nghành lâm nghiệp, tăng nhanh độ che phủ và phát triển rừng bền vững thì việc phát triển nguồn LSNG có thể coi là hướng đi có thể đáp ứng được những yêu cầu trên Xã Tân Pheo là xã vùng cao của huyện Đà Bắc- tỉnh Hòa Bình, được đánh giá là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng và phong phú Qua đánh giá được hiện trạng nguồn LSNG và tình hình quản lý bảo vệ và khai thác LSNG theo hướng bền vững cũng như xác định vị trí của nguồn LSNG đối với đời sống của các hộ gia đình và cộng đồng người dân miền núi cùng với khả năng tiêu thụ nguồn LSNG trên thị trường, mà từ đó đưa ra được các giải pháp phát triển LSNG theo hướng bền vững là vô cùng cần thiết Với những lý do trên và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa quản lý rừng và thầy hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp Phạm Thanh Hà, tôi thực hiện để tài khóa luận

“Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng nhóm cây làm thực phẩm của cộng đồng người Tày tại Xã Tân Pheo- Huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình” để

nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ một cách có hiệu quả, lâu dài

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học

Ở Việt Nam hiện nay LSNG là một trong những vấn đề đang được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quan tâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã được giải quyết tốt và nhu cầu sử dụng LSNG của người dân miền núi cũng như của các nghành sản xuất, chế biết tài nguyên này Tuy nhiên trong những năm gần đây nghiên cứu về LSNG còn phân bố rải rác hoặc chỉ nghiên cứu về một hay một số cây quan trọng hoặc có sự tổ chức nghiên cứu những địa phương không nhận được thông tin kết quả Chính vì thế ở những vùng chưa nghiên cứu thì việc sử dụng LSNG của người dân vấn còn mang tính chất tự phát chưa đem lại kết quả cao Trong khi đó đặc tính nhân văn của mỗi vùng khác nhau nên sẽ rất khó khăn để đưa được kết quả nghiên cứu từ vùng này để áp dụng sang vùng khác Do đó mà hiện nay còn nhiều địa phương ở miền núi chưa hiểu biết thực

sự về LSNG Thực hiện đề tại tại khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh cũng dựa trên những cơ sở khoa học đó Song do tính cấp thiết của đề tài và giới hạn về thời gian đề tài chỉ tiến hành điều tra nghiên cứu và đề xuất một số các giải pháp chủ yếu cho phát triển bảo tồn một số cây LSNG là cây thực phẩm mà người dân thường sử dụng tại xa Tân Pheo

1.1.1 Một số khái niệm về LSNG

Tài nguyên LSNG là nguồn nguyên liệu quý chúng cung cấp cho con người những loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao như tinh dầu, nhựa, thực phẩm, thuốc chữa bệnh

- Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ được đề cập chính thức vào năm 1989

do W.W.F Theo khái niệm này: “Lâm sản ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi” (The Economic value of Non - timber Forest

products in Southeast asia - W.W.F - 1989)

Trang 11

- Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng thông dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp Tổ chức Nông Lương

Liên Hiệp quốc (FAO) thông qua năm 1999: “Lâm sản ngoài gỗ (Non - timber forest products - NTFP, hoặc Non wood forest products - NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”

- Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua định

nghĩa về LSNG như sau: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ”

- Theo FAO (1999): “ LSNG là các lâm sản có nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn có ở rừng, ở đất rừng và các cây bên ngoài rừng”

- Lâm sản ngoài gỗ là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng như các dịch vụ có được từ rừng và đất rừng Dịch vụ trong định nghĩa này như là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến những sản phẩm này

- Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) phục

vụ mục đích của con người Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa mủ, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi…”

Như vậy, lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác

gỗ được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người, bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi,

Trang 12

1.2 Trên thế giới

1.2.1 Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thực phẩm trên thế giới

- Nhiều nước trên thế giới như Brazil, Colombia, Equado, Bolivia, Thái Lan, Inđonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, trong đó có các loại rau, quả rừng mang lại nhiều dinh dưỡng, nhằm nâng cao đời sống của người dân bản địa và bảo vệ đa dạng sinh

học của các hệ sinh thái rừng địa phương (Everlyn Mathias, 2001)

- Mendelsohn, 1989 đã căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG để phân thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán và nhựa, thuốc nhuộm

và ta nanh, cây cho sợi, cây làm thuốc Ông cũng căn cứ vào thị trường tiêu thụ

để phân lâm sản ngoài gỗ thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch Nhóm thứ ba thường chiếm tỷ trọng rất cao nhưng lại chưa tính được giá trị Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngoài gỗ trước đây bị lu mờ và

ít được chú ý đến (Phạm Văn Thắng, 2002)

- Theo Falconer, 1993, hầu hết mọi người đều thừa nhận LSNG như một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi Ở Ghana, LSNG có vai trò cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, đồng thời cũng

chiếm gần 90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình (Phạm Văn Thắng, 2002)

- Nghiên cứu của Peter (1989) đã chỉ ra giá trị thu nhập hiên tại từ LSNG

có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loài hình thức sử dụng đất nào

- Cơ quan y tế thế giới ( WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng LSNG để chữa bệnh và làm thực phẩm, vài triệu gia đình phụ thuộc vào những sản phẩm loại này của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập

- Ở Châu Phi, FAO đã có những chương trình, dự án chú trọng tới việc phát triển loài LSNG mũi nhọn này

- Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF) đã có những biện pháp chọn lọc và quản lý các loài cây cung cấp thực vật LSNG hoang dại

và xem chúng như là chìa khóa mở đường trong nhiều hoạt động và đã được áp dụng một số mô hình nông lâm kết hợp như mô hình trồng song, mây dưới tán

Trang 13

rừng của Châu Á, mô hình một số loại cau dừa ( đã thuần hóa và bán hoang dã) được gây trồng cùng các loài thân gỗ và thân thảo ở vùng nhiệt đới

- Padoch (1988), Bele (1989) qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Rừng nhiệt đới có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương một phần là

loài làm thức ăn (Phạm Văn Thắng, 2002)

1.3 Tinh hình nghiên cứu trong nước

1.3.1 Tình hình nghiên cứu các loài LSNG làm thực phẩm

Khi nghiên cứu về LSNG ở nước ta, các công trình nghiên cứu đều khẳng định: LSNG chính là một yếu tố cho phát triển kinh tế xã hội miền núi Lâm sản ngoài gỗ đã là nguồn cung cấp các thực phẩm, thuốc chữa bệnh phục vụ cho cuộc sống của người dân ở nông thôn miền núi Trong quá trình sử dụng, giá trị của lâm sản ngoài gỗ được phát hiện ngày càng nhiều, vai trò của LSNG đối với

phát triển KT-XH miền núi càng lớn (Phạm Văn Thắng, 2002)

Một số rau dại ăn được ở Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân, 1994 Các nhà nghiên cứu đã thống kê được 113 loài thực vật rừng làm thực phẩm, gia vị có ở Việt Nam và tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, phân biệt rau ăn được và rau độc, đặc điểm nơi sống, cách thu hái, chế biến… Đây là một đề tài khoa học của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu đã điều tra, khảo sát, tìm hiểu, trong một thời gian dài

đầy công phu và tỉ mỉ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (Nguyễn Tiến Bân, 1994)

Một số rau dại ăn được ở Việt Nam, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình (2000)

Trang 14

Năm 2000, Hà Chư Chử, Trần Quốc Túy và Jenne H De Beer đã đánh giá về lâm sản ngoài gỗ trong cuốn: “Phân tích phân ngành lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam” Nội dung công trình đã đưa ra 76 loài cho nhựa thơm, 93 loài cho

chất mầu, 160 loài chỉ cho dầu, 260 loài cho tinh dầu (Nguồn: Phạm Văn Thắng, 2002)

Năm 2001, Th.s La Quang Độ đã xác định được số loài thực vật rừng

làm rau ăn và kinh nghiệm của người dân tộc trong khai thác, sử dụng, chế biến các loài này

Năm 2003, Th.s La Quang Độ, Th.s Nguyễn Thị Minh Châu đã xác định được các loài thực vật rừng làm rau ăn và kinh nghiệm khai thác, sử dụng chúng của dân tộc Dao, H’Mông

Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ do viện khoa học Lâm Nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN thực hiện đã được triển khai nhằm tìm lại giá trị của lâm sản ngoài gỗ, giúp người dân có cách khai thác và phát triển hợp lý

(Nguồn: Phạm Văn Thắng, 2002)

Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) đã giới thiệu điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị

Ngoài ra Ninh Bắc Khang ( 2003) bước đầu nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật LSNG trong tự nhiên do khai thác quá mức là một trong những dấu hiệu thông báo về tình trạng chúng đang bị đe dọa Theo ông chúng cần được bảo tồn nguyên vị và chúng cần có kế hoạch bảo tồn chuyển vị nguồn gen trong vườn hộ gia đình hay trêm trang trại theo hướng sử dụng bền vững để giảm sức ép lên nguồn tài nguyên ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học

Ở Việt Nam chính phủ ban hành rất nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng Từ năm 1990 đến nay, nhà nước đã ban hành trên 116 văn bản pháp luật chủ yếu liên quan đến quản lý, bảo vệ và sử dụng phát triển rừng, trong đó có LSNG

Trang 15

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân (1999) ở KBT Pù Mát tỉnh Nghệ An cho thấy 100% số hộ dân sống dựa vào rừng, sản phẩm LSNG như: song, mây, tre, nứa, mật ong và có 11,75% số hộ thường khai thác măng, mộc nhĩ thu nhập bình quân khoảng 20.000đ/kg và 8,3% số hộ chuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực và trong những ngày giáp hạn trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn Phia vào rừng đào củ mài, củ chuối, củ nâu, hái lá rừng về ăn

Dự án sử dụng bền vững LSNG thực hiện tại vùng đệm KBT thiên nhiên Kẻ Gỗ và VQG Ba Vì đã kết luận rằng: Phát triển LSNG là một trong những hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân từ đó xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế

xã hội trong khu vực ( Lê Ngọc Cán và các cộng tác viên)

Ở trường Đại học Lâm nghiệp cũng có nhiêu nghiên cứu về cây thực phẩm Tiêu biểu như đề tài về xây dựng mô hình trồng cây thực phẩm tại Lào Cai của PGS.TS Hoàng Văn Sâm với loài tiêu biểu là Rau bò khai Đề tài cấp cơ

sở của Th.S Phạm Thanh Hà thực hiện tại Núi Luốt - Trường Đại học lâm nghiệp với nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng và trồng thực nghiệm 9 loài cây làm thực phẩm Cùng rất nhiều nghiên cứu khác có liên quan tới cây thực phẩm được triển khai tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ), khu danh thắng Chùa Hương-Mỹ Đức, Tây Thiên-Tam Đảo với loài Rau sắng Các nghiên cứu điều tra đa dạng sinh học thực vật, phân chia nhóm công dụng của các khảo sát tài nguyên đều có đề cập tới nhóm cây thực phẩm này được triển khai ở hầu hết các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn ở Việt Nam

Bên cạnh đó có rất nhiều nghiên cứu về cây thực phẩm, cây gia vị được thực hiện bởi các KLTN của sinh viên trong trường

1.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây làm thực phẩm ở khu vực khu BTTN Pu Canh, Tỉnh Hòa Bình

Christian Rake và cộng sự (1993) khi nghiên cứu về LSNG tại ba tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu đã cho rằng LSNG có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân ở 3 tỉnh này Các tác giả đã thống kê diện tích rừng Tre nứa ở 3 tỉnh là 26.000 ha Bình quân một năm khai thác khoảng 13 tỷ cây, trong đó 90%

Trang 16

được bán cho nhà máy giấy Bãi Bằng, đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu Trong đó, tre nứa, sa nhân, trẩu và song mây là những loài có tiềm năng phát triển Tuy nhiên, hiện nay người dân chủ yếu là khai thác tự nhiên nên nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt

Năm 2002, chi cục kiểm lâm tỉnh Hòa Bình đã công bố Khu BTTN Pu Canh

có trên 100 loài thực vật thuộc gần 50 họ, 3 nghành là nghành Dương Xỉ, nghành Hạt Trần và nghành Hạt Kín

Năm 2003 Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, thuộc viện khoa học và

công nghệ Việt Nam đã tiến hành đề tài xây “ xây dựng luận cứ khoa học để bảo

vệ tri thức bản địa cho việc sử dụng đa dạng sinh học” có triển khai một số điểm

của Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình

Năm 2012, Phùng Văn Phê đã nghiên cứu “ Điều tra đánh giá nhanh các loài thực vật quan trọng và xây dựng kế hoạch giám sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, Hòa Bình” Trong đó có ghi nhận nằm trong Khu BTTN có trên 150 loài, trong tổng số loài của toàn khu vực Các loài cây cho LSNG tập trung ở các loài Hoa môi ( Lamiaceae), họ Tiết dê ( Menispermaceae), họ Cam ( Rubiaceae), họ

Cà phê (Rubiaceae), họ Ngũ gia bì ( Araliaceae ), họ Ô rô ( Acanthaceae ), họ Vang ( caesalpiniaceae), họ Ba mảnh ( Euphorbiaceae), họ Mạch môn đông ( Convallariaceae), họ Mía dò ( Costaceae), họ Rau dền ( Amaranthaceae), họ Gừng ( Zingiberaceae), họ Cau ( Arecaceae) Năm 2016, Nguyễn Văn Hường

đã nghiên cứu “ thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, tỉnh Hòa Bình” trong đó có ghi nhận nằm trong khu vực KBT là

479 loài, 350 chi, thuộc 126 họ của 5 ngành thực vật, chiếm 12,44 tổng số loài cây được dùng loài thuốc ở Việt Nam

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấm

đề nguồn tài nguyên LSNG tại xã Tân Pheo được xuất bản, chưa có dự án nào

về bảo tồn và phát triển các loài thực vật LSNG hiện có ở nơi đây

Trang 17

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài chỉ nghiên cứu một số loài mà người dân thường sử dụng dùng làm thực phẩm hiện có ở Xã Tân Pheo

- Phỏng vấn các hộ sản xuất nông lâm nghiệp và có thu nhập từ nguồn LSNG

là thực phẩm tại các thôn trong xã

- Đối tượng nghiên cứu là những loài thực vật được cộng đồng người Tày tại

xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình sử dụng làm thực phẩm, có phân bố

tự nhiên hoặc được người dân gây trồng trên địa bàn điều tra

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Các tuyến điều tra thực địa là: Tiếp cận từ xã Tân Pheo

+ Tuyến 1 và 2: Đi qua xóm Than và xóm Chàm nằm ở vùng đệm ngoài KBT

xã Tân Pheo

Tọa độ điểm đầu tuyến 1 qua xóm Than:

X: 403042

Y: 2320342

Trang 18

Điểm giữa giao nhau giữa đầu tuyến 2 và cuối tuyến 1:

Đều đi qua quốc lộ DT433

+ Tuyến 3 : Đi từ đầu xóm Bon đến cuối xóm Bon xã Tân Pheo

Tọa độ điểm đầu tuyến:

Dọc tuyến đường DT433 qua xóm Bon Quốc lộ DT 433

- Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 5/ 2020

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài cây được người dân trong cộng đồng người Tày

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 19

+ Xác định đối tượng cần phỏng vấn, đối tượng phỏng vấn phải có kinh nghiệm, hiểu rõ về vấn đề được phỏng vấn để có thông tin một cách chính xác nhất

+ Những câu hỏi phỏng vấn cần bám sát thực tế, phù hợp với người được phỏng vấn Có thể sử dụng những câu hỏi mở, gợi ý để đạt được các câu hỏi trả lời thích hợp và thể hiện được quan điểm của người được phỏng vấn

+ Thời gian, địa điểm phỏng vấn phải phù hợp, không chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh

+ Lấy nhiều thông tin từ nhiều phía, rồi chọn lọc những thông tin đúng, chính xác nhất

+ Thể hiện thái độ cầu tiến trong khi phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn được ghi vào biểu mẫu đã được chuẩn bị sẵn ( Biểu 4.1)

2.4.2 Phương pháp kế thừa số liệu

Thu thập thông tin từ UBND xã, cán bộ kiểm lâm và khu Bảo tồn và các cơ quan tổ chức có liên quan Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy như các sách về thực vật cho lâm sản ngoài gỗ, báo cáo khoa học, tạp chí khoa học kế thừa có chọn lọc các tư liệu về tài nguyên thực vật, tài

nguyên LSNG tại Khu BTTN Pu Canh, các bản đồ tài nguyên rừng

Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tân Pheo- Huyện

Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình, các thông tin về tài nguyên rừng, tài nguyên cây làm thực phẩm và các bài báo, nghiên cứu khác có liên quan Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu là thông tin định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo

2.4.3 Phương pháp xác định thành phần loài cây được người dân trong cộng đồng người Tày sử dụng để làm thực phẩm

2.4.3.1 Phương pháp phỏng vấn

Ngoài điều tra theo tuyến để đảm bảo cho nội dung nghiên cứu chúng tôi

đã tiến hành điều tra phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu Bộ các câu hỏi phỏng vấn cần được chuẩn bị kĩ lưỡng, đảm bảo thu thập được tối đa thông tin từ người muốn phỏng vấn

Trang 20

Tổng số hộ phỏng vấn khoảng 30 hộ, Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn Trong khi phỏng vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc mình Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp tin vừa đi vừa phỏng vấn

Cần có thái độ cầu thị, cởi mở, thân thiện, kính trọng đối với đối tượng sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu Khi phỏng vấn ngoài việc đưa ra các tài liệu mở, cần phải tận dụng các tài liệu sẵn có như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh để thảo luận, trao đổi dễ dàng hơn

Đối tượng cần phỏng vấn là người dân địa phương, những người thường xuyên

đi rừng, các tổ chức bên khuyến nông, khuyến lâm địa phương

Bảng 2 1 : Danh sách người trả lời phỏng vấn

1 Đưa thông tin

30

Các thông tin thu thập được ghi vào bảng biểu 2.2

Trang 21

Phiếu phỏng vấn

Biểu 2.1: KHẢO SÁT VỀ THÀNH PHẦN CÁC LOÀI ĐƯỢC DÙNG

LÀM THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI TÀY TẠI ĐỊA BÀN XÃ TÂN PHEO, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

Họ tên người được phỏng vấn:

Giới tính: Địa chỉ:

Nghề nghiệp: Ngày phỏng vấn:

Tuyến điều tra :

Xin ông/ bà cho biết :

1.Ông/ bà cho biết hiện tại trong khu vực có nhiều loài cây làm thực phẩm không?

2 Những loài cây mà ông/ bà hay sử dụng làm thực phẩm hằng ngày là gì ?

3 Tên địa phương mà người dân thường gọi là gì ?

4 .Những nhà, thôn/bản nào hiện đang có phân bố nhiều những loài này ?

5 Những loài nào là người dân gây trồng, những loài nào là mọc tự nhiên ?

Trang 22

Biểu 2 1 Một số thông tin thu được qua quá trình phỏng vấn

TT TÊN PHỔ

THÔNG

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

DẠNG SỐNG

SINH CẢNH, PHÂN

BỐ

MỌC TỰ NHIÊN/

GÂY TRỒNG

MÙA SINH TRƯỞNG

1

2

3

2.4.3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Lập các tuyến điều tra, Các tuyến điều tra phải đảm bảo chiều dài và các trạng thái rừng khác nhau Xác định tọa độ điểm đầu và điểm cuối, mở rộng điều tra sang hai bên tuyến Tuyến điều tra xác định đúng vị trí đặt ô tiêu chuẩn điển hình

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, chụp ảnh, bấm tọa độ, lấy mẫu tiêu bả phục

vụ tra cứu tên loài

Điều tra ô tiêu chuẩn (OTC): Trên tuyến điều tra, tại mỗi vị trí có sự thay đổi về thảm thực vật, tiến hành lập (OTC) với diện tích 1000m2 (40 x 25m) Trên OTC điều tra một số chỉ tiêu: Thành phần loài; Tần số xuất hiện; Tình hình phân bố và khả năng phát triển )

+ Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả hay cả cây ( tùy từng loại cây), mỗi loài thu 3-5 mẫu để tiện cho quá trình trao đối mẫu vật Trong các trường hợp không thu được mẫu vì nguy hiểm, cần thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ… ), các mẫu này không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này

Trang 23

Trong quá trình đi điều tra thu mẫu gồm tôi, một người bạn cùng tuổi đi cùng tên Vù Vĩ Đạt và một người dân tên là Hà Minh Bụn- 55 tuổi- sống tại xóm Thùng Lùng, Xã Tân Pheo dẫn đường và am hiểu về địa bàn, có kinh nghiệm phong phú về các loài cây

+ ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ, mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được… Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng

Phải điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ, khảo sát địa bàn trước mục đích quan sát và đánh giá sơ bộ tình hình khai thác sử dụng các loại là cây thực phẩm

Trong quá trình điều tra theo tuyến cần đồng thời hỏi người dân đi theo các câu hỏi như biểu dưới

Biểu 2 2 : Biểu phỏng vấn phụ

TT Kinh nghiệm

khai thác

Khinh nghiệm sử dụng

Kinh nghiệm gây trồng

Tần suất gặp loài đó Ghi chú

Trong khi đi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai

tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 400 – 450 để mang về Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô

Trang 24

- Định tên

Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô

tả, hình vẽ Các tài liệu thường xuyên được dùng là: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, sách Lâm sản ngoài

gỗ, sách thực vật rừng của Đại Học Lâm nghiệp… Các mẫu vật phức tạp, không

có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được chuyển về trường để nhờ thầy cô bộ môn giám định

Ghi chép các thông tin ở ngoài thực địa đối với mỗi mẫu đều có Etiket kèm theo các thông tin

Tên họ: Tên loài:

Số hiệu tiêu bản: Địa điểm lấy mẫu ( ghi theo thứ tự Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn) Ghi chép điều kiện, dạng sống: Người lấy tiêu bản:

Người giám định: Ngày giám định:

- Xây dựng danh lục

+ Điều chỉnh số lượng họ, chi theo hệ thống bộ sách “ danh lục các loài thực vật

ở Việt Nam” Danh lục được xây dựng theo tiến hóa Lập danh sách các loài cây

làm thực phẩm điều tra được tại khu vực điều tra theo Họ, Chi, Loài và sắp xếp theo vần ABC Danh lục ngoài tên khoa học, tên Việt Nam của các loài còn có các thông tin khác như công dụng, dạng thân, môi trường sống, bộ phận sử

dụng, cách thức sử dụng, thu hái theo mô hình bảng 2.2

Trang 25

+ xác định các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa

+ Đánh giá tính đa dạng của các loài cây làm thực phẩm về môi trường sống, mức độ sử dụng, dạng thân

Bảng 2 2 Danh lục các loài thực vật làm thực phẩm điều tra được

VIỆT

NAM

TÊN KHOA HỌC

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

BỘ PHẬN

SỬ DỤNG

GIÁ TRỊ

SỬ DỤNG

SINH CẢNH SỐNG

Xác định các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa trên cơ sở các danh lục thực vật, các loài quý hiếm tại KVNC

Các loài được xác định quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa dựa vào tiêu chí của các công trình sau:

- sách đỏ Việt Nam, 2007

- Danh lục các loài thực vật quý hiếm của IUCN, 2015

- Nghị định số 32 của chính phủ về các loài động thực vật quý hiếm, 2006

2.4.4 Phương pháp đánh giá tình hình khai thác, kinh nghiệm sử dụng, thực trạng gây trồng các loài cây được cộng đồng sử dụng làm thực phẩm tại địa phương

2.4.4.1 Phương pháp phỏng vấn

Số người cần phỏng vấn là 30 người

Đối tượng phỏng vấn là những người hay đi rừng, những người hay buôn bán các loại rau rừng, các tổ chức bên khuyến nông, khuyến lâm địa phương, những anh kiểm lâm trong vùng am hiểu

Thông tin thu thập được ghi vào bảng biểu phỏng vấn 2.3 sau

Trang 26

Phiếu phỏng vấn

Biểu 2 3: KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, KINH NGHIỆM SỬ

DỤNG, THỰC TRẠNG GÂY TRÔNG CÁC LOÀI CÂY ĐƯỢC NGƯỜI DÂN LÀM THỰC PHẨM TẠI ĐỊA BÀN XÃ TÂN PHEO, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

Họ tên người được phỏng vấn: Giới tính: Địa chỉ: Nghề nghiệp: Ngày phỏng vấn: Tuyến điều tra : Xin ông/ bà cho biết

1 Phương pháp thu hái các loài làm thực phẩm như thế nào ?

2 Bộ phận sử dụng các loài làm thực phẩm như thế nào ?

3 Đối tượng sử dụng các loài làm thực phẩm như thế nào ?

4 Cách thức sử dụng các loài làm thực phẩm như thế nào ?

5 Mục đích sử dụng các loài làm thực phẩm như thế nào ?

6 Cách dùng các loài làm thực phẩm như thế nào ?

Trang 27

7 Khi chế biến khai thác sản phẩm rừng thực phẩm ông/ bà có lưu ý vấn đề

gì không?

8 Thực trạng buôn bán, gây trồng các loài làm thực phẩm như thế nào ?

9 Giá cả, số lượng của loài ấy vào mùa thì như thế nào ?

10 Mùa nào thì có loài làm thực phẩm đó nhiều nhất ?

11 Chất lượng của năm này có khác với các năm trước không ? nguyên nhân

? biến động giá cả như thế nào ?

12 Tình hình gây trồng, có bao nhiêu loài được gây trồng ?

13 Nếu có thì quy mô gây trồng có lớn không, số lượng ?

14 Diện tích, kĩ thuật, cách gây trồng như thế nào ?

15 Cách lấy giống trồng, mùa trồng như thế nào cho hợp lý ?

Trang 28

16 Ông (bà) có những đề xuất gì để khai thác những loài này hợp lý, có hiệu quả hơn:

Một số thông tin thu được thông qua quá trình phỏng vấn

TT Mùa

thu hái

Hình thức thu hái

Bộ phận

sử dụng

Mục đích sử dụng

Mức độ phân bố (ít, nhiều, trung bình)

Hiện trạng khai thác

Hình thức

sử dụng

Gây trồng

1

2

3

2.4.4.2 Phương pháp điều tra nội nghiệp

Sử dụng các tài liệu liên quan cũng như tài liệu của khu bảo tồn cung cấp

sau khi tài liệu được thu thập thì chọn lọc phần tài liệu có chứa các nội dung và thông tin mà liên quan đến vấn đề nghiên cứu

xử lý thông tin sơ cấp thu thấp được từ các nguồn thông tin phỏng vấn từ những người đưa thông tin then chốt được tổng hợp lại làm thông tin tổng quát, đây là nhưng thông tin ban đầu quan trọng cho những thu thập tiếp theo

Tiến hành xử lý số liệu, tính toán và phân tích theo phương pháp thống kê toán học

Trang 29

Tính toán xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel

2.4.4.3 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Tiến hành tạo điều kiện xem, tham quan chỗ mua bán, đi gặp và phỏng vấn những người dân chuyên buôn bán, sử dụng những loài cây làm thực phẩm

đó, những người hay đi rừng Mẫu câu hỏi phỏng vấn theo bảng 2.4

Nếu có, đến tận nơi mô hình, quy mô vườn ươm loài cây làm thực phẩm của người dân để điều tra, phỏng vấn và lấy số liệu một cách hiệu quả nhất

Kiểm tra xác định các mẫu đất phù hợp để gây trồng

Họp nhóm thảo luận và bổ sung kết quả phỏng vấn: Sau khi có kết quả về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các thông tin bổ sung, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó Trong khi thảo luận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọi người tranh luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá trình này

2.4.5 Phương pháp đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển các loài cây làm thực phẩm tại địa phương và đề xuất giải pháp quản lý nhóm cây làm thực phẩm theo hướng bền vững

Trang 30

Phiếu phỏng vấn

Biểu 2.4 : KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC LOÀI CÂY ĐƯỢC NGƯỜI DÂN LÀM THỰC PHẨM TẠI ĐỊA BÀN XÃ TÂN

PHEO, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

Họ tên người được phỏng vấn:

Xin ông/bà cho biết:

1 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển loài cây đó ?

2 .Thôn bản hay người dân đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển

và bảo tồn các loại này chưa ?

3 H

iện tại có những chính sách hỗ trợ nào cho người dân phát triển loài này chưa ?

4 Áp dụng những kỹ thuật nào trong việc trồng và chăm sóc, phòng chống sâu bệnh hại cho loài này chưa ?

Trang 31

5 Chu kì chăm sóc, phòng trừ bệnh như thế nào ?

6 Những vấn đề còn bất cập trong việc phát triển những loài ấy ở địa

phương?

7 Những năm tới có trồng thêm hay có những chính sách gì mới để phát triển loài này hay không ?

8 sự tham gia của cộng đồng địa phương đến bảo tồn đa dạng sinh học tại

xã khu vực nghiên cứu

9 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo tồn loài thực phẩm tại địa phương nói trên ?

10 Thời tiết trong những năm qua như thế nào? có ảnh hưởng đến gây

trồng, chăm sóc không?

Trang 32

Chính sách

hỗ trợ

Bất cập trong quản

Thời tiết Hợp

tác từ người dân

Giải pháp tháo

gỡ khó khăn

Kế hoạch nhưng năm tiếp theo Thuận

lợi

Khó khăn

1

2

3

2.4.5.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Tiếp tục thu thập số liệu, điều tra, phỏng vấn chọn lọc từ người dân, các thương lái và cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan có

chọn lọc để tổng hợp kết quả cần ngiên cứu

2.4.5.3 Phương pháp điều tra nội nghiệp

Phân tích đánh giá, tổng hợp và xử lý số liệu

Thống kê lại ở nội dung 1, nội dung 2, mỗi nội dung có bao nhiêu loài quý hiếm được bảo tồn, có bao nhiêu loài gây trồng quý hiếm, từ đó có các chính sách phù hợp

Những biện pháp bảo tồn và phát triển loài làm thực phẩm tại khu vực nghiên cứu

Những khó khăn gặp phải trong công tác bảo tồn tại khu vực nghiên cứu

Họp nhóm thảo luận và bổ sung kết quả phỏng vấn

2.4.5.4 Bảng phỏng vấn những tác động làm ảnh hưởng đến tài nguyên tại xã Tân Pheo- Huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình

Trang 33

Phiếu phỏng vấn

Biểu 2.5 Điều tra tác động của con người đến tài nguyên làm thực phẩm tại

xã Tân Pheo- Huyện Đà Bắc- Tỉnh Hòa Bình

Địa điểm điều tra: Ngày điều tra: Thời gian bắt đầu: Thời gian kết thúc: Tuyến số: Quãng đường đi:

Người điều tra :

Hoạt động

1 Chặt cây trồng thảo quả

2 Làm lều/ trại ( săn bắt, khai thác gỗ làm LSNG )

Ghi chú

Biểu 2 5

2.4.6 Điều tra sơ thám

- Xác định được khu vực cần điều tra, nghiên cứu ( xóm Than, xóm

Chàm, xóm Bon ) Xác định diện tích OTC Chuẩn bị các tài liệu liên quan, cần vạch sẵn trước trên bản đồ địa hình Các tuyến lập dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận

- Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cũng như bảng các câu hỏi phỏng vấn nếu gặp đúng đối tượng muốn phỏng vấn

Trang 34

- Các tuyến điều tra có chiều dài khoảng 2-3km được các định đảm bảo đi qua các trạng thái rừng khác nhau và có thể mở rộng điều tra sang hai bên tuyến

- Căn cứ vào điều kiện thời gian cũng như nhân lực đề tài thực hiện điều tra trên 3 tuyến tại xã Tân Pheo

2.4.7 Điều tra tỉ mỉ

Để điều tra cần chuẩn bị một số dung cụ như sau:

- Thước dây, giấy, bút, bảng biểu

- Thước kẹp kính hoặc thước dây 1m

- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây trong các công thức: + Đo đường kính (D1.3) bằng thước kẹp kính hoặc thước dây 1m

+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng súng bắn cao hoặc sào khắc vạch chính xác đến cm

+ Đo đường kính tán (Dtán) thước dây

- Đánh giá chất lượng hình thái cây trồng, mức độ sinh trưởng, phân loại tất cả các cây trong các công thức thành cấp chất lượng: tốt, trung bình, xấu

2.4.8 Phương pháp phân tích, đánh giá

- Phương pháp SWOT đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài làm thực phẩm tại khu vực điều tra

Thu thập tài liệu, số liệu điểu tra được, kết hợp với sự quan sát của người điều tra bên cạnh quá trình phỏng vấn, ghi chép cần phải quan sát thái độ, môi trường xung quanh khu vực nghiên cứu để đưa ra những đánh giá, nhận xét chung về tình hình địa phương

Trang 35

Sử dụng mô hình phân tích SWOT, từ các thông tin đã tìm hiểu về tác động của cộng đồng, tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương, kiểm lâm, phân tích và lựa chọn các thông tin đưa vào ma trận sau:

Bên trong

Cơ hội

Chiến lược Thách thức

Các kết quả nghiên cứu phải được so sánh và kiểm tra với các thông tin đã thu thập được trước đó, tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý tại địa phương và người dân Nhận xét, đánh giá và kết luận cụ thể để có thể đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển và bảo tồn loài làm thực phẩm tại KVNC, xây dựng tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên rừng sau này

2.4.9 Phương pháp xử lý số liệu

+ Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích

để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra

+ với số liệu phỏng vấn: tổng hợp lại và xử lý số liệu bằng phần mêm Excel + Với số liệu kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu có thông tin chính xác Xác định, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến đề tài

+ với số liệu điều tra theo tuyến: tổng hợp và phân tích làm rõ mức độ tác động của người dân đến loài làm thực phẩm cũng như tài nguyên ĐDSH

Trang 36

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tọa độ địa lý

3.1.1.2 Địa hình

Địa hình xã Tân Pheo là vùng núi thấp và núi cao, gồm 3 dải dông núi chính

và các dải dông núi phụ Độ cao lớn nhất là 1.349m (đỉnh Phu Canh), độ cao trung bình so với mặt nước biến là 560m, độ cao thấp nhất là 300m so với mặt nước biển Độ dốc bình quân trên 300, chiều dài suờn dốc 1000 - 2000m, hiểm trở, đi lại rất khó khăn Căn cứ vào hệ thống đường phân thủy thì Khu BTTN là lưu vực

Tuyến đường tỉnh lộ 433 chạy từ rừng Móc xóm Than đến Cửa Bao xóm Bon dài 15km và tuyến đường lên tỉnh từ xóm Bương Tân Pheo đi sang xã Kim Thượng – Tân Sơn – Phú Thọ

3.1.1.3 Khí hậu –Thủy văn

Khí hậu: Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có chung điều kiện khí hậu của

tỉnh Hòa Bình, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa

rõ rệt là mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 1.900 mm, mùa hanh khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình 135,2

Trang 37

mm, chiếm 6,8% tổng lượng mưa trong năm Độ ẩm không khí trung bình 81-

84 %, cao nhất trung bình 87%, thấp nhất trung bình 79% Số ngày mưa trong năm 100 - 120 ngày Nhiệt độ không khí trung bình 22,80C, cao nhất trung bình

330C, thấp nhất trung bình 15,50C, cá biệt có ngày xuống 50C vào tháng 1 Hướng gió chính vào mùa hè là gió Đông Nam; mùa đông là gió Đông Bắc

Thuỷ văn: Tương đối dồi dào có các suối lớn như Suối Tuổng, Suối Chum,

Suối Trầm, Suối Láo, Suối Nhạp Trong đó có Suối Nhạp xã Đồng Ruộng có 2 nhánh suối chính, nhánh thứ nhất nhánh suối Nhạp bắt nguồn từ xã Tân Pheo, chảy qua xã Tân Pheo, xã Đồng Chum về hợp với nhánh suối Chum tại xóm Nhạp xã Đồng Ruộng;

3.1.1.4 Địa chất và đất

Địa chất:

Phần lớn là núi đất và núi đất lẫn 3 loại đá mẹ chủ yếu: đá vôi, đá mác ma a xít và đá sa thạch Khu bảo tồn có địa hình vùng núi cao, phần lớn diện tích là núi đất và núi đất lẫn đá

Trong đó: Đá sa thạch có thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, li mô nít, sản phẩm phong hoá cho thành phần cơ giới hạt thô, do phong hoá không triệt để nên có nhiều sỏi cuội với nhiều cỡ đường kính khác nhau Đá a xít có thành phần khoáng vật chủ yếu là Kali, mua ga đen, bi ro xin, clorit, sản phẩm phong hoá cho thành phần cơ giới thịt nhẹ Đá vôi có thành phần khoáng vật chủ yếu là can xít màu đỏ nâu, sản phẩm phong hoá cho thành phần cơ giới thịt trung bình (hạt mịn)

Đất:

Xã Tân Pheo có diện tích 47,5 km2, có 2 nhóm đất chính:

- nhóm đất Feralitic mùn, màu từ đỏ vàng đến vàng nhạt trên núi có rừng tầng dày trên 120cm thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều hạt thô lân sỏi, cuội, có đặc tính giữ nước kém, thấm nước nhanh

- Đất Feralitic, mùn, màu vàng nhạt trên núi có rừng, phát triển trên đá sa thạch, tầng dày từ 70- 120 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều hạt

Trang 38

thô, lẫn sỏi, cuội, có đặc tính thấm nước nhanh, giữ nước kém, tập trung chủ yếu trong xã Tân Pheo

3.1.1.5 Hiện trạng tài nguyên rừng

Do nằm trong Khu BTTN Pu Canh được công tác quản lý bảo vệ nghiêm ngặt của ban quản lý KBT nên hệ sinh thái thực vật còn phong phú và đa dạng Trong

đó có nhóm cây ăn được có 107 loài chiếm 19,632% trên tổng 545 loài chiếm 53,33% tổng số loài thực vật của KBT thiên nhiên Pu Canh Diện tích rừng

chiếm gần 42% diện tích đất tự nhiên

3.2 Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân tộc

Xã Tân Pheo có 934 hộ với 4218 nhân khẩu gồm 4 dân tộc anh em Tày,

Mường, Dao và Kinh cùng sinh sống

Bảng 3 1 Cơ cấu dân tộc xã Tân Pheo

Xã Thôn Tổng

số hộ

Tổng dân số

Dân số chia theo dân tộc/ người Tày Mường Dao Kinh Tân pheo 7 934 4.128 2.796 403 850 79

Nguồn: Lương Thị Bình – cán bộ xã Tân Pheo

3.2.2 Dân số lao động

- Dân số: Trong xã có 934 hộ với 4.128 nhân khẩu cư trú trong 7 xóm, bản

chiếm 7,75% nhân khẩu toàn huyện, trong đó nhân khẩu nông nghiệp 3858 người chiếm 93,45%, nhân khẩu phi nông nghiệp 270 người (chủ yếu là giáo viên, nhân viên y tế) chiếm 6,55 % tỷ lệ tăng dân số hàng năm ước tính 1,2% Tỉ

lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều còn cao trên 53,5% Hộ cận nghèo 26%

- Lao động: Lao động chính chủ yếu ở tuổi trung niên, một số lao động rơi

vào thanh niên, nhiều người đang thiếu việc làm vài năm trở lại (từ 2018) nhiều người đã xuống các thành phố vào những công ty để làm thuê

3.2.3 Hiện trạng sản xuất

3.2.3.1 Sản xuất nông nghiệp

Trang 39

Hoạt động trồng trọt chủ yếu trong xã là cây lương thực đặc biệt là lúa, cây công nghiệp dài ngày, theo thống kê năm 2019 tổng diện tích canh tác lúa nước

2 vụ đạt 140 ha, cây màu các loại và một số ít diện tích cây ăn quả Năng xuất bình quân 30 tạ/ha

Bảng 3 2 Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của xã Tân Pheo

3.2.3.3 Hoạt động sản xuất và khai thác lâm nghiệp

Trong các năm qua nhân dân trong xã đã tích cực phát triển sản xuất lâm nghiệp Đã nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có (rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu) Trồng mới rừng phòng hộ trên, có 37 ha rừng luồng là loài cây phát huy hiệu quả kinh tế hiệu quả Ngoài ra, cũng đã trồng cây ăn quả trên

19 ha Tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép, đốt nương làm rẫy ở quy mô nhỏ Do phong tục tập quán, mặt khác đời sống của người dân

Trang 40

còn khó khăn nên đã xảy ra tình trạng trên Tình trạng khai thác cây về lam củi vẫn còn xảy ra Những lâm sản phi gỗ này được hầu như dùng cho nhu cầu gia đình

3.2.3.4 Thu nhập của nhân dân

Thu nhập chính là ở sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi và thu hái lâm sản ngoài gỗ trên rừng Thu nhập bình quân chỉ đạt 14,5 triệu đồng/ người/ năm

3.2.4 Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải: Khu bảo tồn đã có đường ô tô đến trung tâm xã bao

gồm tuyến tỉnh lộ 433 từ xã Tân Pheo đi xã Đồng Chum và Đoàn Kết; Tuyến đường tỉnh lộ 433 chạy từ rừng Móc xóm Than đến Cửa Bao xóm Bon dài 15km

và tuyến đường lên tỉnh từ xóm Bương Tân Pheo đi sang xã Kim Thượng – Tân Sơn – Phú Thọ

Nước sinh hoạt: được dự án 472 và dự án WB đầu tư xây dựng đường ống

dẫn nước và các bể chứa nước công cộng, đảm bảo 100% số hộ dân trong xã có

đủ nước sinh hoạt

Điện: tất cả các xã trong khu bảo tồn đều có điện lưới quốc gia Tuy

nhiên, đường dây tải điện còn yếu nên thường xuyên xảy ra mất điện

Thuỷ lợi: Hiện tại, xã đã có kênh mương dẫn nước tưới cho sản xuất nông

nghiệp ổn định

3.2.5 Văn hóa – xã hội

Về giáo dục: Xã đều có đủ trường 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở, với

các phòng học kiên cố được xây dựng từ nguồn vốn của chương trình 135 của Chính phủ và dự án giảm nghèo của ngân hàng thế giới WB Còn thiếu thốn về chỗ ở, thiếu tình cảm và ít được sinh hoạt văn hoá văn nghệ vì đường giao thông

đi lại khá quằn nghòe, nhiều cua do đó các thầy cô giáo chưa thật sự yên tâm công tác và hạn chế khả năng phấn đấu chuyên môn của các thầy cô giáo Đội ngũ giáo viên thường là các thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và một số huyện miền xuôi lên công tác

Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú ý đến nhiều hơn,

đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân Mạng lưới y tế từ xã

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w