1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Nghiên cứu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Mường tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình’’.

77 505 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,19 MB
File đính kèm Lâm sản ngoài gỗ.rar (11 MB)

Nội dung

được đánh giá có chất lượng, hữu dụng trong quá trình sử dụng nghiên cứu LSNG hàng ngày vẫn được người dân ở xã Cúc Phương khai thác và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nhờ có các hoạt động khai thác LSNG đã tạo công ăn việc làm cho người dân, cung cấp các loại lương thực, thực phẩm, ổn định mức sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và tính năng của LSNG nên dẫn đến tình trạng khai thác chúng một cách quá mức, không an toàn về mặt sinh thái.

Trang 1

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đóng vai trò quan trọng đối vớisinh kế của người nghèo Các sản phẩm này là nguồn cung cấp thực phẩm,dược liệu, các vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ và côngnghiệp chế biến khác, cũng là nguồn tạo thu nhập cho người dân

Ở Việt Nam, LSNG đóng một vai trò quan trọng đối với kinh tế hộ giađình (HGĐ), kinh tế địa phương và cả nước Nhiều sản phẩm LSNG khôngchỉ được dùng trong phạm vi cộng đồng (CĐ), thôn bản mà đã trở thànhnguồn hàng xuất khẩu đem lại thu nhập đáng kể cho ngân sách quốc gia Việcphát triển LSNG có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội vì nó đã tạo ra công ăn việclàm cho hàng triệu người lao động, tăng thu nhập cho người dân ở vùng sâuvùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn quốc Phát triểnLSNG còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và môitrường sinh thái Tuy nhiên, do sự hiểu biết và nhìn nhận về LSNG chưa rõràng, quá trình khai thác và sử dụng bừa bãi làm cho nguồn LSNG cạn kiệt đinhanh chóng

Cúc Phương là một xã có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh NinhBình, nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương Phần lớn diệntích rừng nằm ở xã này và đây cũng là nơi có rất nhiều người Mường sinhsống Thực tế cho thấy, cuộc sống của những người dân tộc Mường nơi đâyphụ thuộc khá nhiều vào rừng và nguồn LSNG Vậy họ có những kiến thức gì

về LSNG? Thực trạng khai thác và sử dụng LSNG của họ như thế nào?

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Mường tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình’’.

Trang 2

Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dại (các sản phẩm và độngvật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, Song, Mây, Tre, Nứa, Trúc, gỗnhỏ, và gỗ cho sợi"

Theo quan niệm của De Beer (1989), LSNG bao gồm mọi sản phẩm hữuhình (khác gỗ) có nguồn gốc sinh học được khai thác từ rừng tự nhiên Tuynhiên, quan niệm của De Beer về LSNG chưa đề cập đầy đủ đến các sảnphẩm khác gỗ của rừng trồng và của hệ canh tác nông lâm kết hợp

Tổ chức chuyên gia tư vấn về LSNG châu Á – Thái Bình Dương (IEC)họp tại Bangkok – Thái Lan (1991) đã chấp nhận định nghĩa LSNG có thể áp

dụng cho hầu hết các nước trong khu vực như sau: "LSNG bao hàm tất cả các sản phẩm tái tạo và hữu hình, không phải là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu và gỗ củi, thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ loại hình sử dụng đất tương tự nào cũng như đất trồng cây gỗ Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái cũng là LSNG" Bằng cách hạn chế LSNG chỉ bao gồm các sản phẩm hoặc

hàng hóa hữu hình, định nghĩa này đã loại trừ các dịch vụ tạo ra như dịch vụcắm trại, chăn thả, săn bắn,

Tác giả Ros – Tonen (1995, 2000) đã định nghĩa: “LSNG là tất cả các sản phẩm động, thực vật tự nhiên, trừ các sản phẩm gỗ thương mại, có thể được lấy từ rừng để sử dụng và buôn bán” Trong định nghĩa này, du lịch

Trang 3

sinh thái không được coi là một loại NTFP mà là một loại hình dịch vụ củarừng – một loại đầu ra khác của rừng.

FAO (1995) đã chỉ ra yêu cầu của ý nghĩa về LSNG là định nghĩa phảivừa diễn tả được nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định chính xácđược giới hạn, phạm vi và đặc trưng của nó Từ đó FAO (1995) đã đưa rađịnh nghĩa dưới đây:

"LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự".

Ðịnh nghĩa này xác định, LSNG bao gồm cả các hàng hóa và dịch vụ cónguồn gốc thực vật và động vật Ðịnh nghĩa về LSNG của FAO (1995) cũng

đã nhận biết về chức năng dịch vụ quan trọng đang gia tăng của tài nguyênLSNG Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn trên thếgiới đang phát triển rất nhanh Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật hoang

dã là những thành phần của du lịch sinh thái nên được nhận biết trong phạm

vi của LSNG

Từ việc xem xét và phân tích các khái niệm và định nghĩa về LSNG ởtrên, theo chúng tôi thuật ngữ LSNG nên được hiểu như sau:

“LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật và các dịch

vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự rừng, loại trừ gỗ lớn ở tất cả các hình thái của nó’’.

2.1.2 Phân loại LSNG

Lâm sản ngoài gỗ có nhiều dạng khác nhau và rất có ích cho các hộ giađình ở vùng nông thôn nhiệt đới Chúng có thể được phân loại như sau: thựcvật có thể ăn được, động vật có thể ăn được, sản phẩm dược liệu, các sảnphẩm động thực vật không ăn được (De Beer & McDermott, 1996) LSNGkhông chỉ thấy ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên mà còn được tìm thấy ở cáccấu trúc thực vật do con người tạo nên như vườn rừng và các đồn điền

Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới được biết đến như một hệ hoàn hảo và

Trang 4

hành tinh Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học cao của rừng nhiệt đới ẩm đã làmcho việc phân loại LSNG theo nguồn gốc phát sinh gặp nhiều khó khăn Tráilại, việc phân loại chúng theo giá trị sử dụng không những đơn giản hơn, màcòn làm rõ hơn vai trò của các LSNG đối với kinh tế hộ gia đình, địa phương

và quốc gia Vì vậy, đa số tác giả đã đi theo hướng phân loại này, điển hình làMendelsohn (1992), Kamol Visuphaka (1987), Peter và cộng sự (1989),Soepadmo (1983), Schwatzman (1989), Murty và Subrahmanyan (1989),FAO (1984), De Beer (1989, 1996), Caldecott (1988), Farnworth và Soejarto(1992), Caldecott (1988), (Trích từ Phạm Văn Ðiển trong “Một số vấn đềtrong lâm học nhiệt đới”, 2004)

Căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG, Mendelsohn đã chia LSNG thànhcác nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán và nhựa, thuốc nhuộm vàtanin, cây cho sợi và cây làm thuốc Căn cứ vào thị trường tiêu thụ,Mendelsohn đã chia LSNG thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất bán trên thị trường,nhóm thứ 2 bán ở địa phương và nhóm thứ 3 được sử dụng trực tiếp bởi ngườithu hoạch Loại này thường tính được tỷ trọng rất cao nhưng chưa tính đượcgiá trị Chính loại này đã làm cho LSNG bị lu mờ, ít được chú ý đến, tác giảcũng chỉ rõ rừng như một nhà máy quan trọng đối với xã hội và LSNG là mộttrong những sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy này

Nhìn chung, các tác giả đã phân loại LSNG theo giá trị sử dụng thànhcác nhóm:

Trang 5

- Các sản phẩm có sợi: Tre, Nứa; Song, Mây; lá, thân có sợi và các loại cỏ.

- Các sản phẩm khác: Cây cảnh, lá gói

Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định được danh mục các loàiLSNG, trong đó có khoảng 40 loài Tre Nứa, 40 loài Song Mây, 60 loài cây cóchứa tanin, 260 loài cho dầu và nhựa, 160 loài chứa tinh dầu, 70 loài chứachất thơm và hàng trăm loài làm thức ăn Riêng với các loài dược liệu, theotài liệu của Viện Dược liệu, Việt Nam đã phát hiện được 1.863 loài cây làmthuốc thuộc 1.033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật Con sốnày càng ngày càng được bổ sung (Trần Văn Kỳ, 1995)

2.2 Tình hình nghiên cứu về LSNG trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình nghiên cứu về LSNG trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về LSNG và các côngtrình đã khẳng định được giá trị to lớn của LSNG do một số tác giả nghiêncứu như:

Peter (1989) đã cho thấy việc khai thác nhựa của rừng nguyên sinh ở Perucho thu nhập cao hơn so với bất kỳ kiểu sử dụng đất nào Nghiên cứu củaPeter cho kết quả có tới 72 loài thực vật sống trên một ô mẫu rộng 2 ha màchúng có thể là sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm khác chưa thể lượng hóathuộc các loài có tác dụng trong y học, làm gia vị cũng như thuốc nhuộm 3

Trang 6

Nghiên cứu của Heizam (1990) ở Guatenna cung cấp những số liệu chothấy việc kinh doanh bằng những sản phẩm của các cây họ cau dừa ở Petenhiệu quả hơn nhiều so với các kiểu kinh doanh rừng lấy gỗ.

Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG,theo ông: Thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng cóthể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất tới rừng Thực vật LSNG quantrọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo chorừng ở trạng thái tự nhiên Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó

có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốcnhuộm, tannin, sợi, cây lấy thuốc, … Do đó, ông khẳng định rừng như là mộtnhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sảnphẩm quan trọng của nhà máy này

Balick và mendelsohn (1992) 3 khi nghiên cứu về LSNG đã kết luậnrằng giá trị về mặt y học trên 1 ha trong rừng thứ sinh ở Beliz cũng cao hơnthu được từ nông nghiệp

Nghiên cứu ở vùng Đông Nam Á cho thấy: Nguồn tài nguyên này có thểđảm bảo cuộc sống cho ít nhất 27 triệu người sống ở trong các vùng gần rừng,

De Beer (1996) 3

Nghiên cứu về thị trường LSNG, Koppell (1993) 2 đã chỉ ra rằngLSNG có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của 30triệu người Ấn Độ

Nghiên cứu quá trình thu hoạch, chế biến và thị trường tiêu thụ sảnphẩm, T DeSilva và C.K.Atal (1995) 2 nhận xét việc thu hoạch khác nhaucủa các LSNG có thể được giảm thiểu bằng cách thiết lập ra các quy tắc vềcác nhu cầu đầu vào và việc kiểm soát quá trình khai thác

2.2.2 Tình hình nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam

Ở Việt Nam trong những năm gần đây LSNG cũng đã được quan tâmnghiên cứu như:

Nghiên cứu về tiềm năng và vai trò LSNG đối với cuộc sống cộng đồng

ở một số vùng đệm của vườn Quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên tại Việt Nam

Trang 7

cho thấy: gần 200 tấn cây dược liệu ở vườn Quốc gia Ba Vì được khai tháctrong năm 1997 và năm 1998, ước tính gần 60% dân tộc Dao tại Ba Vì thamgia vào thu hái cây dược liệu Ðây là nguồn thu nhập chính trước đây và hiệnnay là nguồn thu nhập thứ hai sau lúa và sắn (D.A.Gilmour và Nguyễn VănSản, 1999) Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân (1999) ở khu bảo tồn thiênnhiên Pù Mát (Nghệ An) cho thấy 100% hộ dân sống dựa vào rừng vật phẩmkhai thác gỗ và LSNG như măng, mật ong, Song, Mây, Nứa, củi Tác giảcũng cho thấy 22,5% số hộ thường xuyên khai thác Mét, Nứa, Song, Mây;11,75% số hộ thường xuyên khai thác măng, mộc nhĩ thu nhập 20.000đ/ngày

và 8,3% số hộ chuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực

Trong công trình "Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa" các tác giả Lã Ðình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy và Phạm

Văn Thích (1995) đã đề cập đến tài nguyên thực vật cho LSNG theo hướngphân loại hệ thống sinh và thống kê thực vật có giá trị làm thuốc Tác giả tậptrung mô tả về công dụng và nơi mọc của các loài thực vật này Lê QuýNgưu, Trần Như Ðức (1998) đã tập trung mô tả đặc điểm hình thái, côngdụng, nơi mọc, kỹ thuật thu hái, chế biến và các bài thuốc làm từ các loài thựcvật trong đó có thực vật cho LSNG Nghiên cứu của Christian Rake và cộng

sự (1993) đã đề cập đến tiềm năng thực vật cho LSNG tại 3 tỉnh Hoà Bình,Sơn La và Lai Châu Phạm Xuân Hoàn đã nghiên cứu phân loại LSNG tạiPhia Ðén – Nguyên Bình – Cao Bằng theo mục đích sử dụng

Theo kết quả điều tra khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học đangành khác nhau cho biết: Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao

có mạch (đã xác định tên của 8.000 loài ), 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàngtrăm các loài tảo lớn Trong đó có tới 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấpđược dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp cả nước Nhiều vùng có

số lượng lớn các loài cây thuốc như: Gia Lai – Kon Tum có 921 loài; NghĩaBình có 866 loài; Phú Khánh có 782 loài; ÐắcLắc có 777 loài; Quảng Nam –

Trang 8

Việt Nam, trên cơ sở y học dân gian, cùng với sự tham gia nghiên cứu của yhọc hiện đại, kết hợp với các mặt thực vật, dược lý, nông, sinh, dược học, visinh vật, bào chế, sinh hoá, tiêu chuẩn hoá và lâm sàng, chúng ta mới đưa vào

sử dụng 450 loài thực vật có tác dụng chữa trị trên 60 chứng bệnh khác nhau.Những nghiên cứu của các tác giả đã phân tích làm rõ nét vai trò, vị trí, tầmquan trọng và sự đóng góp có hiệu quả không thể phủ nhận được của LSNGtrong bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường và tăng thu nhập cho cộng đồng,quốc gia

Trần Ngọc Lân (1999) 6 đã nghiên cứu ở khu bảo tồn thiên nhiên PhúMát (Nghệ An) cho thấy: 100% số hộ dân sống dựa vào rừng, sản phẩm khaithác LSNG như: Song, Mây, củ Mài, Nứa… Tác giả cũng cho thấy 22,5% số

hộ thường xuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực, trong những ngàygiáp hạt trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn vào rừng đào củ Mài, củ Chuối, củNâu, hái rau rừng để ăn

Phạm Văn Điển và cộng sự (2003) [2] đã tiến hành nghiên cứu và đưa ramột số giải pháp phát triển LSNG ở vùng hồ thủy điện Hòa Bình, các giảipháp mà nhóm đưa ra chủ yếu tập trung nhằm giải quyết các chính sách kinh

tế, xã hôi, xắp xếp tổ chức kỹ thuật và công nghệ cho việc gây trồng, bảo vệ,thu hái, bảo quản và chế biến các loại LSNG

Ngoài ra còn có một số các tổ chức có nghiên cứu về LSNG gồm có:Trường Đại học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều traQuy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, …

Tóm lại trong công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho LSNG có một

số các kết luận như sau:

- Trong các loại LSNG dược liệu là đối tượng được nghiên cứu từ lâuđời, tập trung và nghiêm túc, phương hướng nghiên cứu tương đối rõ ràng,nên đã có nhiều công trình đã được áp dụng trong y học Những công trìnhlưu lại của Lý Thời Trân, Hải Thượng Lãn Ông đến nay vẫn còn giá trị sửdụng Thời hiện tại có nhiều công trình lớn của các nhà khoa học, các viện,

Trang 9

trường về cây thuốc là những đóng góp lớn cho y học không chỉ trong phạm

vi quốc gia Triển vọng về cây dược liệu là rất lớn

- Nghiên cứu về những LSNG khác, trừ dược liệu, còn quá rời rạc,không hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và không tươngxứng với tiềm năng

- Tổ chức nghiên cứu còn tản mạn, không liên tục, không ổn định, thiếuphương hướng, không được đầu tư và thiếu chiến lược, nghiên cứu LSNG làmột khoảng trống trong Lâm Nghiệp và khoa học Lâm Nghiệp nói chung

Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng takhông chỉ giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật như: chọn, tạo giống, cácbiện pháp kỹ thuật gây trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà còn phải nghiêncứu giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại với nhau.Vì vậycác hướng nghiên cứu chính về LSNG là theo chuỗi hành trình của sản phẩm

từ khâu tạo nguyên liệu như: chọn, tạo giống, gây trồng, bảo tồn, phát triển,khai thác, chế biến và sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm Song song với nó làviệc điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên LSNG,cộng đồng dân cư, văn hóa và phong tục, tập quán của họ Việc đề xuất cácchương trình, chính sách nhằm khai thác và sử dụng LSNG một cách hiệu quả

và bền vững cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu LSNG

Trang 10

Phần 3 MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG),làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển LSNG của cộng đồngngười Mường tại địa bàn nghiên cứu

3.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân loại được LSNG theo cộng đồng người Mường tại địa bàn nghiên cứu

- Phân tích được vai trò của LSNG đối với đời sống cộng đồng ngườiMường có sự tham gia của người dân

- Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng một số loài LSNG tại địa điểmnghiên cứu với sự tham gia của người dân

- Tổng hợp những khó khăn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải phápbảo tồn và phát triển LSNG tại địa phương

3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các loài lâm sản ngoài gỗ tại địa phương đượckhai thác và sử dụng

- Phạm vi nghiên cứu: Cộng đồng người Mường tại xã Cúc Phương,huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra và phân loại LSNG có tại địa bàn nghiên cứu

- Phân tích được vai trò của LSNG đối với cộng đồng người Mường ởđịa phương

- Nghiên cứu thực trạng khai thác LSNG của cộng đồng người Mườngtại địa bàn nghiên cứu

+ Xác định các loài LSNG người dân thường khai thác

+ Xác định các hình thức khai thác, nơi khai thác, mùa khai thác

Trang 11

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác của cộng đồngngười Mường (mùa vụ khai thác, thời tiết khí hậu, phân công lao động…)

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng LSNG của cộng đồng người Mường tạiđịa bàn nghiên cứu

+ Xác định các loài LSNG người dân sử dụng, bộ phận sử dụng

+ Xác định các phương thức sơ chế, cất trữ, sử dụng

- Xác định và tổng hợp những khó khăn, đề xuất giải pháp để bảo tồn vàphát triển LSNG ở cộng đồng

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Kế thừa tài liệu thứ cấp của địa phương và của VQG Cúc Phương

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội

- Hiện trạng khai thác và sử dụng LSNG của địa bàn nghiên cứu

- Các tài liệu có liên quan đến LSNG đã được nghiên cứu tại địa phương

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu

- Chọn thôn điểm: 1 thôn điểm với các tiêu chí sau:

+ Đại diện trong xã về vị trí địa lý các điều kiện khác đặc trưng của xã+ Thuộc vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương

+ Có nhiều người Mường sinh sống

+ Có nhiều hộ gia đình khai thác, sử dụng LSNG

+ Cuộc sống của người dân còn phụ thuộc vào rừng

- Lựa chọn hộ gia đình phỏng vấn: Dựa vào danh sách phân loại kinh tế

hộ gia đình của thôn, xã để phỏng vấn, lựa chọn mỗi nhóm hộ trong thônkhoảng 7 hộ (6 hộ có khai thác, sử dụng LSNG; 1 hộ không khai thác, sửdụng LSNG)

3.4.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Điều tra theo tuyến: Đi từ vùng thấp tới vùng cao, điều tra trên các loàiLSNG tiêu chuẩn điển hình

- Số liệu điều tra ghi vào bảng 3.1

Trang 12

+ Nội dung: các loài LSNG đang được khai thác và sử dụng

- Thảo luận nhóm với nhóm nông dân nòng cốt để phân loại các loàiLSNG có tại địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.2: Phân loại các loài LSNG

Tên nhóm LSNG

12

Trang 13

- Lấy mẫu về phòng thí nghiệm, giám định tên theo phương pháp chuyên gia

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu

Trang 14

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiện khu vực nghiên cứu

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Cúc Phương là một xã vùng cao nằm ở cực Tây huyện Nho Quan vàcũng là cực Tây của tỉnh Ninh Bình Đây là xã có diện tích tự nhiên lớn nhấttỉnh Ninh Bình Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 42 km, có địagiới tiếp giáp với các xã:

Phía Bắc giáp xã Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình

Phía Nam giáp xã Kỳ Phú

Phía Đông giáp xã Yên Quang, Văn Phương, Văn Phú

Phía Tây giáp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Là xã vùng cao của huyện có địa giới tiếp giáp với hai tỉnh Hòa Bình vàThanh Hóa, có phần lớn diện tích vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương – khubảo tồn thiên nhiên kết hợp du lịch và nghiên cứu khoa học

4.1.1.2 Địa hình

Cúc Phương có địa hình đa dạng, được chia cắt bởi hệ thống các dãy núi

đá vôi chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần từ Tây sang Đông, được phânthành ba vùng rõ rệt:

- Vùng địa hình đồi núi cao có độ dốc lớn tạo thành các thung lũng bằngphẳng Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc

- Vùng đệm tiếp giáp với VQG Cúc Phương Phần lớn là những thềm đất

đá lộ đầu có tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi gia súc

- Vùng trũng có địa hình thấp, bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sảnxuất nông nghiệp

Những đặc điểm trên gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp vàphát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa phương

Trang 15

4.1.1.3 Đất đai

a Quy mô

Theo kết quả đo đạc hoàn thiện hồ sơ địa chính năm 2000 tổng diện tíchđất tự nhiên của xã là 12373,51 ha Trong đó diện tích vườn quốc gia CúcPhương là 10351,70 ha Cơ cấu về diện tích các loại đất tại địa phương đượctrình bày tại bảng 4.1

Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Cúc Phương

- Đất màu đen phân bố ở phía Đông của xã có tầng đất dầy, thành phần

Trang 16

4.1.1.4 Khí tượng thủy văn

Cúc Phương là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được thểhiện 4 mùa rõ rệt Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa

+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC

+ Nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới 39oC

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Về trồng trọt: năng suất Lúa đạt 45 tạ/ha, sản lượng lương thựcquỹ thóc đạt 1100 tấn Bình quân lương thực đầu người đạt 350kg/người/năm Ngoài các cây lương thực xã còn chú trọng đến một số câyhàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương: Mía, Sắn…

+ Chăn nuôi: được coi là thế mạnh của địa phương, cùng với sự hỗtrợ vốn của nhà nước, số lượng đàn gia súc ngày một tăng nhanh Tính đếncuối năm 2011 toàn xã có:

* Tổng số đàn Bò: 650 con

* Tổng số đàn Trâu: 568 con

* Tổng số đàn Hươu: 175 con

* Tổng số đàn Lợn: 659 con

Trang 17

Ngoài cơ sở y tế do địa phương quản lý, trên địa bàn xã còn có phòngkhám chữa bệnh đa khoa; khu vực đang phát huy tốt công tác khám và chữabệnh cho nhân dân trong xã và các xã lân cận.

 Văn hóa – thể dục thể thao

Trong những năm gần đây, hoạt động văn hóa thể dục thể thao có bước

phát triển mạnh, xã đã dành quỹ đất cho các thôn bản xây dựng các sân bóngchuyền, cầu lông hoạt động tương đối tích cực Hệ thống nhà văn hóa thôn

Trang 18

với các địa phương trong và ngoài tỉnh Tuy vậy, cơ sở vật chất như sân chơi,bãi tập chưa quy mô, diện tích sử dụng còn ít nên các hoạt động thường bị hạnchế và không thường xuyên Trong giai đoạn tới xã sẽ đầu tư kinh phí dànhquỹ đất cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục thể thao ở địa phương.

 Dân số

Tính đến năm 2012 dân số xã Cúc Phương là 3721 nhân khẩu, phân bổtrong 752 hộ Tỷ lệ dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp (chiếm 89,9%)dân số toàn xã

Dân số xã Cúc Phương chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm 96%) dân sốtoàn xã, được phân bổ trên 10 thôn/bản

Tóm lại, đời sống của người dân có mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệtài nguyên thiên nhiên nơi đây Khi đời sống của họ còn thấp thì việc bảo vệtài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn Để giải quyết được việc này cầnphải tiến hành nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cả trên cả haimặt vật chất và tinh thần

b Hiện trạng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

 Khu trung tâm và các công trình xây dựng

Khu trung tâm xã nằm tại thôn Nga, bao gồm trụ sở UBND xã, trạm y tế,các trường học khu trung tâm, trụ sở UBND xã, hội trường, trạm y tế đã đượcxây dựng kiên cố, trang thiết bị làm việc đã được đầu tư (máy chiếu, máyphoto, máy vi tinh nôi mạng, máy in…)

Trang 19

 Hệ thống giao thông, thủy lợi

Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông chính của xã Cúc Phương làtuyến đường du lịch đi VQG Cúc Phương chạy dài 8km qua xã, đường trongkhu dân cư đã được bê tông hóa 9/10 thôn, còn lại đường sản xuất chủ yếu lànền đường bằng đất, mặt cắt hẹp, do vậy đi lại sản xuất còn gặp nhiều khókhăn nhất là vào mùa mưa

Hệ thống thủy lợi: do đặc điểm địa hình mà hệ thống thủy lợi của xã chủyếu là dựa vào thiên nhiên, chỉ một số hồ, đập nhỏ mới được xây dựng, cònlại kênh mương chủ yếu là đào đắp bằng đất Do vậy, tốn nhiều diện tích, tốnnhiều công tu sửa và hiệu quả sử dụng kém…

 Nguồn nhân lực và tài nguyên

+ Lao động: toàn xã có 1478 người trong độ tuổi lao động, chiếmkhoảng 39,7% dân số toàn xã Trong đó: lao động nông nghiệp 1046 người,lao động phi nông nghiệp 432 người

+ Tài nguyên: Cúc Phương là xã miền núi có diện tích rừng tự nhiên lớn,diện tích rừng gồm: 721 ha rừng đặc dụng, hơn 200 ha rừng phòng hộ và hơn

50 ha rừng sản xuất Ngoài ra hệ thống núi đá vôi, các thềm đá lộ đầu vànguồn nước đang được đầu tư khai thác du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao,tạo công ăn việc làm cho người dân lao động

4.1.3 Khai thác các sản phẩm từ rừng

Phần lớn diện tích VQG Cúc Phương nằm tại xã Cúc Phương Theo kết

quả điều tra của VQG Cúc Phương năm 2008 cho thấy:

Trang 20

4.1.3.1 Hoạt động khai thác củi đun

Gỗ củi là chất đốt chủ yếu ở vùng nông thôn, người dân thường lấy cànhkhô, cây khô từ rừng tự nhiên, rừng trồng của VQG Cúc Phương và của địaphương Họ thường chặt một số cây tươi trong khu vực để lần sau có thể lấytiếp củi khô mang về Trung bình mỗi tháng các hộ sử dụng khoảng từ 150-

200 kg củi khô Nếu lượng củi này chỉ khai thác trên rừng thì gần như mộthoạt động phá rừng và phải mất rất nhiều thời gian rừng mới hồi phục được.Ngoài lượng củi đun do các thôn giáp khu bảo tồn khai thác, thì hàng năm cácthôn khác trong xã vào VQG khai thác một lượng củi rất lớn Người dânkhông chỉ lấy củi để đun mà còn đem bán Điều này ảnh hưởng nghiêm trọngđến tài nguyên thiên nhiên rừng

4.1.3.2 Hoạt động khai thác gỗ

Hiện nay một số rất ít người dân vẫn còn lén lút khai thác trộm gỗ đểlàm nhà và đóng đồ dùng trong gia đình Ngoài ra gỗ khai thác trộm còn đượcbán cho các thương lái Những người này tìm mọi sơ hở của lực lượng kiểmlâm để chặt gỗ trái phép Loài cây gỗ thường được người dân khai thác là cácloại gỗ tốt có giá trị như: Trai lý, Vàng tâm, Gổi, Chò xanh,… Gỗ bị chặt hạthủ công, sau đó được vận chuyển về nhà và tiêu thụ bất hợp pháp Đối vớinhững người khai thác gỗ trái phép, ngày công lao động khai thác các sảnphẩm từ rừng cho thu nhập cao hơn nhiều so với ngày công thu nhập từ nôngnghiệp Đây là hoạt động khai thác tài nguyên trái pháp luật và không bềnvững làm ảnh hưởng tới việc bảo tồn tài nguyên rừng

4.1.3.3 Hoạt động khai thác cây thuốc

Người dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thu háicác loại thảo dược Nói chung, việc thu hái cây thuốc của các thầy lang làkhông đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến đa dạng sinh học và sự bềnvững của tài nguyên rừng vì nhu cầu của người bệnh không nhiều Một tácnhân lớn gây ảnh hưởng tới sự phục hồi, tái sinh của các loại cây thuốc là

chiến dịch thu mua cây thuốc quý như: Đà nam (Acacia sp), Đau xương

Trang 21

(Tinospora sinensis (Lour Merr.), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour),

Xạ đen (Ehretia asperula Zoll), Khôi tía (Ardisia sylvestris Pit),…của các lái

buôn địa phương Họ gom hàng và chuyển các sản phẩm đi tiêu thụ nơi kháchoặc xuất khẩu Do đó, ngoài việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh, thì nguồntài nguyên cây thuốc còn bị khai thác tại nhiều tụ điểm để tập kết chế biếnthành hàng hóa rồi bán ra thị trường Vì vậy một số loài cây thuốc và dượcliệu quý có nguy cơ bị giảm sút về thành phần loài, số lượng cá thể và sảnlượng rất nghiệm trọng

4.1.3.4 Hoạt động săn bắn các động vật rừng

Hầu hết các loài thú như: Sơn dương, Hoãng, Cầy hương, Sóc, Nhím,Tắc kè, Rùa, Rắn, Gà rừng, các loài chim quý hiếm đều là đối tượng bị sănbắt Những thợ săn này săn bắt động vật rừng bằng nhiều cách khác nhau:bằng súng săn, nỏ, bẫy đặt trên mặt đất và bẫy bằng đèn ánh sáng mạnh

4.2 Kết quả điều tra và phân loại LSNG tại địa bàn nghiên cứu

Trong quá trình điều tra với sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã CúcPhương, chúng tôi đã lựa chọn được thôn Đồng Tâm là thôn điểm, thôn đã đạtđược các tiêu chí đề ra như:

- Thôn đại diện trong xã về vị trí địa lý các điều kiện khác đặc trưng củaxã

- Thuộc vùng đệm VQG Cúc Phương

- Toàn bộ thôn đều là CĐ người Mường sinh sống

- Có nhiều hộ khai thác, sử dụng LSNG

- Cuộc sống của người dân còn phụ thuộc vào rừng

Phân loại LSNG tại địa bàn nghiên cứu để có một cách nhìn tổng quan

về LSNG ở thôn Biết được những LSNG người dân thường hay khai thác và

sử dụng là loại nào, dùng với mục đích gì

Kết quả phỏng vấn và thảo luận với nông dân nòng cốt tại thôn điểm đãphân loại lâm sản ngoài gỗ thành các nhóm như sau:

Trang 22

Kết quả phân loại LSNG tại địa phương được tổng hợp tại bảng 4.2

Bảng 4.2: Tổng hợp các loài LSNG ở thôn Đồng Tâm, xã Cúc Phương

Trang 23

Hình 4.1 Phân loại LSNG tại thôn Đồng Tâm xã Cúc Phương

Kết quả bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: nhóm cây cho dược liệu, nướcuống chiếm tỷ lệ lớn nhất (29 loài chiếm 32,95%) trong tổng số 88 loài đãđiều tra được Tiếp theo là nhóm thực phẩm, gia vị từ thực vật (19 loài chiếm21,59%) Nhóm đa tác dụng và nhóm thức ăn vật nuôi đều có (12 loài chiếm13,64%) Nhóm thực phẩm từ động vật (10 loài chiếm 11,36%) Nhóm cuốicùng là nhóm động vật làm thuốc và nhóm cho mục đích khác đều (3 loàichiếm 3,41%) Ta có thể thấy nhóm thực vật cho LSNG chiếm tỷ lệ lớn nhất(72 loài chiếm 81,82%) đây là nhóm được người dân quan tâm khai thác, sửdụng nhiều nhất Nhóm thực phẩm từ động vật tuy chỉ có 10 loài nhưng lại lànhững loài đem lại giá trị kinh tế cao Nhóm dược liệu và nhóm thực phẩm từthực vật là những loài được sử dụng nhiều cho cuộc sống hàng ngày củangười dân nơi đây Nhóm đa tác dụng là nhóm có cả cây vừa làm dược liệu,rau ăn, lại vừa làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày nhất là vàomùa đông giá lạnh

Trang 24

4.3 Vai trò của LSNG đối với cộng đồng người Mường ở địa phương

Để thấy rõ được giá trị kinh tế mà LSNG đem lại cho người dân ở đâynhóm đã tiến hành phân loại HGĐ và dựa vào kết quả phân loại HGĐ để tiếnhành phỏng vấn kinh tế HGĐ, kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.3,4.4, 4.5:

Bảng 4.3: Tiêu chí phân loại hộ gia đình tại thôn Đồng Tâm

Nhà xây mái ngóivững chắc, có côngtrình phụ

Nhà lá, không kiên cố,chưa có công trình phụ

Tiện nghi

Có điện, ti vi, xemáy, xe đạp, có

hộ có tủ lạnh, bếpga

Có điện, ti vi, xeđạp, có hộ có xemáy

và phương tiệnsản xuất

Có đất nông nghiệprộng, có kinhnghiệm sản xuất,thiếu vốn đầu tư,thiếu phương tiênsản xuất

Đất nông nghiệp ít,không có kinh nghiệmsản xuất, không cóvốn, lười lao động,thiếu phương tiện sảnxuất

Lương thực

Thừa hoặc đủlương thực

Đủ lương thực hoặcthiếu lương thực từnửa tháng đến 1tháng

Thiếu lương thực từ 2tháng đến 3 tháng

Tiêu chí khác

Gia đình neo đơn,người già, hộ vừa mớitách

Trang 25

Bảng 4.4: Kết quả phân nhóm hộ của thôn Đồng Tâm

Bảng 4.5: Kết quả phân tích kinh tế HGĐ điểm của 3 nhóm hộ

tại thôn Đồng Tâm Nhóm hộ

Nguồn thu

Thành tiền (VNĐ)

Tổng thu nhập (%)

Thành tiền (VNĐ)

Tổng thu nhập (%)

Thành tiền (VNĐ)

Tổng thu nhập (%) Trồng trọt 4.875.000 6,36 3.900.000 7,07 3.250.000 6,06

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: nhóm hộ I là nhóm hộ có thu nhập cao nhất(76.705.000 VNĐ/năm), trong đó nguồn thu nhập từ chăn nuôi là lớn nhất.Đây là nhóm hộ khá giả trong thôn nên phần lớn các hộ có vốn đầu tư để pháttriển chăn nuôi, họ biết tận dụng các loại thực vật cho LSNG có ích trongchăn nuôi như các loại cỏ, lá cây… Không chỉ dừng lại ở chăn nuôi mà họcòn đầu tư vào cả các ngành sản xuất khác như trồng trọt hay buôn bán nhỏ

Trang 26

dụng triệt để những điều kiện thuận lợi này để làm giàu trên chính mảnh đấtcủa mình.

Nhóm hộ thứ II (55.200.000 VNĐ/năm) có thu nhập thấp hơn nhóm hộ I(76.705.000 VNĐ/năm), tuy nhiên trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ II thìnguồn thu từ bán LSNG cho các nhà hàng hay thị trường là nhiều Mặc dùvốn đầu tư cho chăn nuôi cao nhưng kiến thức về chăn nuôi còn hạn chế nênchỉ có một số ít hộ trong nhóm này lựa chọn chăn nuôi để phát triển kinh tếhoặc phục vụ sinh hoạt hằng ngày nên không tính được thu nhập Như vậy,nhóm hộ này cũng đã biết tận dụng nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có từ thựcvật LSNG để đầu tư và phát triển chăn nuôi Tại địa phương chỉ sản xuất đượcmột vụ lúa, đất trồng màu nhiều đá lộ đầu nên thu nhập từ nông nghiệp là ít.Mùa mưa, ngày nông nhàn người dân thường vào rừng để thu hái các sảnphẩm như: măng, rau ăn, cây thuốc… đem bán Một số HGĐ đã trồng tạivườn nhà các loại cây cho LSNG để không phải vào rừng mà họ vẫn có sảnphẩm cần thiết

Riêng nhóm hộ III là nhóm hộ có bình quân thu nhập thấp nhất(53.614.000 VNĐ/năm) Nguồn thu lớn nhất của nhóm hộ này chủ yếu là cácsản phẩm trồng trọt, dựa vào việc thu hái các sản phẩm tự nhiên từ rừng đểphục vụ cuộc sống nhưng chưa có việc gây trồng và chăm sóc quy mô hợp línhư các nhóm hộ I và II Hàng năm vẫn còn một số hộ gia đình thiếu lươngthực, vì họ không có vốn đầu tư cho sản xuất, không có điều kiện áp dụng cáctiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để đem lại năng suất cao Do đó,người dân ở nhóm này thường vào rừng để thu hái các sản phẩm LSNG

4.3.2 Giá trị xã hội

Mặc dù các HGĐ tham gia khai thác LSNG không thường xuyên vànhiều như trước đây nhưng đây lại là hoạt động khá phổ biến của các hộnghèo Do diện tích đất canh tác ít, thiếu vốn đầu tư và kinh nghiệm trong sảnxuất, nhu cầu lương thực trước mắt nên người dân thường tranh thủ thời giannông nhàn hoặc ngay cả khi trong thời gian sản xuất nông nghiệp (do nhu cầu

Trang 27

lương thực cần thiết) để vào rừng khai thác các sản phẩm ngoài gỗ, đáp ứngnhu cầu trước mắt của gia đình họ Vì vậy, xét ở góc độ xã hội, LSNG đã gópphần tạo việc làm, cải thiện và đa dạng hóa nguồn thu nhập của các nhóm hộđặc biệt là nhóm hộ nghèo.

4.3.3 Giá trị môi trường

Sự đa dạng và phong phú về loài LSNG đã góp tạo nên sự đa dạng sinhhọc làm cho cảnh quan ở đây đẹp hơn, không khí trong lành, ít bị ô nhiễm.Trụ sở chính của VQG Cúc Phương nằm trên địa bàn của xã đã góp vào việcbảo vệ rừng, là nơi thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan tạo thêm thunhập cho người dân

4.4 Kết quả nghiên cứu thực trạng khai thác LSNG của cộng đồng người Mường tại thôn Đồng Tâm, xã Cúc Phương

4.4.1 Kết quả xác định các loài LSNG người dân thường khai thác

4.4.1.1 Nhóm động vật cho LSNG

a Nhóm thực phẩm từ động vật

Thực phẩm từ động vật là nguồn thức ăn không thể thiếu được với conngười (giàu Protein) Trước đây các loài động vật bị săn bắt nhiều như: Sơndương, Hoãng, Cầy hương, Sóc, Nhím,… và các loài Chim Ngày nay ngườidân chỉ còn khai thác một số loài, các loài này vừa là những món ăn quenthuộc vừa là đặc sản không thể thiếu trong các nhà hàng của vùng Người dân

ưu tiên lựa chọn hàng đầu các loài Ốc, Cua vì tốc độ sinh sản nhanh và nhiềucủa chúng

Bảng 4.6: Một số loài động vật làm thực phẩm STT

Loài

Bộ phận

sử dụng Tên đại

Trang 28

Loài

Bộ phận

sử dụng Tên đại

phương

Tên phổ

6 Gà rừng Gà rừng Gallus gallus jabouillei Thịt

7 Ngạt Kiến gai đen Polyrhachis dives Smith Trứng

a Nhóm dược liệu, nước uống

Nguồn thực vật cho LSNG rất phong phú và đa dạng Theo thống kê sốloài được khai thác dùng làm thuốc có 29 loài trong tổng số 88 loài chiếm ưuthế nhất, điều này cho thấy kiến thức chữa bệnh bằng thuốc nam của ngườidân rất phong phú, những kiến thức này đã và đang được sử dụng rộng rãitrong CĐ người Mường Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 4.7

Trang 29

Bảng 4.7: Nhóm dược liệu, nước uống STT

sử dụng

Dạng sống Công dụng chính

Mức độ thường gặp Tênđịa

phương

Tên phổ

1 Khôi mập* Cốt toái bổ Drynaria fortunei (Kuntze)J.Sm Thân CR Chữa ho, nước uống +

3 Chân vịt Chân chim bắc bộ Schefflera tonkinensis R Vig. Thân, lá B Thanh nhiệt, giải độc ++++

5 Đồng châu Vông đỏ Alchornea tiliaefolia Muell.-Arg. Lá ST Trị mụn nhọt, lở ngứa +++

6 Lá khôi Cẩm tử núi Baliospermum montanum (Willd.) Muell.-Arg. Lá B Chữa đau bụng, đau dạ dày +++

9 Sung dây Dái khỉ Poikilospermum suaveolens (Blume) Merr.

Rễ, thân,dịch nhựa

Sa nhân Amomum gagnepainii T.L Toàn

Trang 30

sử dụng

Dạng sống Công dụng chính

Mức độ thường gặp Tênđịa

phương

Tên phổ

12 Cối xoay Cối xay Abutilon indicum (L.) Sweet Toàn thân H Viêm phổi, tai; sốt cao, đau đầu +++

13 Trầu không Trầu không Piper betle L. Thân, lá V Chữa vết thương bị nhiễm trùng ++++

15 Khởi tía Thường sơn Dichroa febrifuga Lour. Rễ, lá, cành non G Chữa sốt rét, ngộ độc thức ăn +++

17 Dây máu người Dây máu Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd.et Wils. Thân VW Nước uống ++

18 Mâm sôi Mâm sôi Rubus alceaefolius Poir. Thân lá V Chữa viêm thận, giải nhiệt ++++

19 Mã tiền thuốc Cỏ roi ngựa Verbena officinalis L. Toàn thân H Chữa giải độc ++++

20 Sa tiền Mã đề á Plantago asiatica L. Thân, lá, quả, hạt H Chữa viêm nhiễm, cảm lạnh ++

22 Dây sữa Dây càng cua Cryptolepis buchananii Schult. Toàn thân V Chữa giảm đau, còi xương ++

23 Bồ cu vẽ Bồ cu vẽ Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Lá, rễ B Chữa nổi mẩn, viêm da +++

Trang 31

sử dụng

Dạng sống Công dụng chính

Mức độ thường gặp Tênđịa

phương

Tên phổ

25 Cải lan Dâu núi Duchesnea indica (Andr.) Focke Toàn thân H Chữa viêm ruột, dải độc, lỵ +++

27 Huyết giác Huyết giác Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C Chen C màu nâu đỏ ST Chữa ++++

28 Ba chạc Ba chạc lá mập Melicope pteleifolia ( Merr.) T.G Hartley Lá, rễ ST Chữa ghẻ, mụn nhọt, lở loét ++++

29 Lá khôi Khôi tía Ardisia silvestris Pit. Toàn thân B Chữa đau dạ dày, viêm gan +++

Trang 32

Công dụng của nhóm này chủ yếu là chữa các bệnh thường gặp ở ngườigià và trẻ em như: cảm, viêm da, đau bụng… nên được người dân khai thácnhiều để sử dụng trong gia đình.

b Nhóm thực phẩm, gia vị từ thực vật

Rau, quả rừng và các loài gia vị là những món ăn quen thuộc và gần gũivới người dân nông thôn nói chung và người miền núi nói riêng, nhất là đốivới các dân tộc thiểu số Hiện nay, xu hướng sử dụng rau rừng ngày một giatăng, do rau rừng là những loài rau sạch được sử dụng như là đặc sản ở cácthành phố lớn, được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của ngườidân địa phương Các loài thực phẩm này được trình bày tại bảng 4.9

Trang 33

Bảng 4.9: Một số loài LSNG làm thực phẩm, gia vị được người dân thu hái

Trang 34

Qua bảng 4.9 cho thấy: nhóm LSNG làm thực phẩm, gia vị gồm có 19

loài trong tổng số 88 loài, các bộ phận sử dụng của từng loài trong nhóm rất

đa dạng và phong phú như: lá, quả, toàn thân…

Lá cây được sử dụng nhiều nhất 8 loài (chiếm 42,11%) với các loài như:rau Mùi tàu, rau Mùi, rau Sắng… những loài này đều dễ thu hái, có quanhnăm, chế biến được nhiều món Tiếp theo là măng 4 loài (chiếm 21,05%)được khai thác quanh năm; toàn thân và quả đều có số loài và tỷ lệ như nhau

3 loài (chiếm 15,79%) Lõi thân chỉ duy nhất có 1 loài (chiếm 5,26%) Nhữngloài này được khai thác ở khắp nơi Số lượng loài được dùng làm gia vị và rau

ăn với số lượng như nhau

c Nhóm thức ăn cho vật nuôi

Thức ăn cho vật nuôi là một phần không thể thiếu trong chăn nuôi Thức

ăn nhiều, đa dạng, giàu dinh dưỡng sẽ làm cho chất lượng sản phẩm vật nuôităng lên, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng Kết quả điều tra các loài cây CĐngười Mường khi chăn nuôi thường khai thác được trình bày tại bảng 4.10

Bảng 4.10: Một số loài LSNG làm thức ăn cho vật nuôi STT

Loài

Bộ phận

sử dụng

Dạng sống

Phân bố Tên đại

phương

Tên phổ

1 Nhãn rừng Nhãn rừng Dimocarpus longan Lour. Hạt, thân, quả TA

Núi

đá, VQG

2 Dướng Dướng Broussonetia papyrifera (L.) L' Hér ex Vent. Lá, thân TA Đồi, VQG

3 Cơm cháy

Cơm cháy hooker

Sambucus hookeri Rehder Toàn thân B Đồi, VQG

4 Mò cua Sữa Alstonia scholaris (L.) R Br Vỏ, thân,lá ST VQG

5 Củ mài Củ mài Dioscorea persimilis Prain& Burkill Củ V

Núi

đá, VQG

Núi

đá, VQG

Trang 35

Phân bố Tên đại

phương

Tên phổ

7 Củ ráy Ráy Alocasia cf macrorrhiza (L.) Schott Toàn thân GS Đồi, VQG

VQG

10 Mít Mít Artocarpus heterophyllus Lam. Lá, thân LT

Núi

đá, VQG

12 Sung Ngõa rừng Ficus variegata Blume Lá, quả TA

Núi

đá, VQG

Ở xã Cúc Phương các loài vật nuôi đang được người dân ưa chuộng làcác loài đem lại giá trị kinh tế cao, thức ăn tự nhiên dễ kiếm, sử dụng ít thức

ăn công nghiệp như: Hiêu, Nhím, Lợn Các loài vật nuôi này chủ yếu ăn cácloại lá cây, củ, quả Do vậy qua bảng 4.10 cho thấy: các loài cây thường được

khai thác chủ yếu như: Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L' Hér ex Vent.), Vả (Ficus auriculata Lour.), Củ nâu (Dioscorea glabra Roxb.)… Các

loài cây này sống chủ yếu trên đồi, núi đá, trong VQG Cúc Phương

d Nhóm đa tác dụng

Các loài LSNG được chọn vào nhóm đa tác dụng là những loài đem lạitác dụng nhiều mặt như: làm rau ăn, nước uống, dược liệu… được nhiềungười biết đến Kết quả điều tra một số loài cây LSNG thuộc nhóm này đượctrình bày tại bảng 4.11

Trang 36

Bảng 4.11: Một số loài LSNG đa tác dụng STT

Loài

Bộ phận sử dụng

1 Nhâm Hồng bì Clausena lansium (Lour.) Skeels Quả; rễ, hạt ST Ăn; chữa đau dạ dày Đồi, VQG

2 Rau đắng Đu đủ rừng Trevesia sphaerocarpa Grushv &Skvorts. Lá, hoa, quả,rễ M Rau ăn; nhuận tràng,lợi tiểu Đồi, VQG

3 Lá lốt Lá lốt Peter sarmentosum Roxb Lá, toàn thân H Rau ăn, gia vị, dược liệu VQG

4 Chuối rừng Chuối rừng Musa cf acuminata Colla Thân, quả H Rau ăn, dược liệu, TĂN VQG

5 Lá đắng Chân chim 8 lá Schefflera octophylla (Lour.) Harms Lá, vỏ thân-rễ ST Rau ăn; chữa cảm cúm, đauhọng Đồi, VQG

6 Diếp cá Giấp cá Houttuynia cordata (Kuntze) Thunb. Toàn thân H Rau ăn; chữa cảm sốt Khắp nơi

7 Tử tô Tía tô Perilla frutescens (L.) Britton Lá, thân, quả H Gia vị; đau đầu, tức ngực Vườn nhà, VQG

8 Khế Khế Averrhoa carambola L. Cành, lá, quả ST Chữa dị ứng, ho, Ăn Vườn nhà, VQG

10 Dương

Ăn; Chữa đau dạ dày, củiđun, TĂN

Vườn nhà, VQG

Trang 37

Qua bảng 4.11 cho thấy: bộ phận khai thác của các loài LSNG trongnhóm đa tác dụng rất phong phú và đa dạng như: măng, lá, quả, cành,… đemlại nhiều tác dụng (chữa bệnh, thức ăn cho vật nuôi, rau ăn,…) Trong cùngmột loài mà đem lại nhiều tác dụng với các bộ phận sử dụng khác nhau như:

Hồng bì (Clausena lansium (Lour.) Skeels) quả ăn được, rễ và hạt dùng chữa đau dạ dày; Vải (Litchi sinensis Radlk.) quả để ăn, hạt và thân vừa chữa

bệnh…

e Nhóm cho mục đích khác

Nhóm này được người dân địa phương đưa ra với ba loại chủ yếu: lá gói,các loại lan và đá làm cảnh Lá gói không thể thiếu được đối với ngườiMường nơi đây cứ mỗi độ tết về người dân rủ nhau vào rừng lấy lá về góibánh, mỗi lần đi lấy có thể lên tới 200 – 300 lá/người Trong quá trình đi khaithác các sản phẩm khác, nếu gặp các loại lan đẹp sẽ lấy đem về góp phần tạonên vẻ đẹp cho mỗi ngôi nhà Đá làm cảnh được rất nhiều người dân ưachuộng nhất là vùng đồng bằng, nhu cầu chơi đá cảnh của họ rất lớn Trướckia đá được khai thác nhiều với số lượng lớn nay nhờ sự can thiệp của các cấp

có thẩm quyền nên đã hạn chế được sự khai thác quá mức cho phếp

4.4.2 Các hình thức khai thác, nơi khai thác, mùa khai thác LSNG

4.4.2.1 Nhóm động vật cho LSNG

a Nhóm thực phẩm từ động vật

Các loài động vật ở đây được săn bắt một cách thô sơ, đặt bẫy trên mặtđất đối với các loài: Cầy, Gà; các loài Ếch, Nhái, Ốc, Cua được người dândùng đèn pin đi soi dọc các con suối, ruộng, khe vào buổi tối Người dân biếtrất rõ nơi phân bố của từng loài như: những vùng núi đá có nhiều cây cối,vùng có những con suối, khe, vũng để săn, bắt Thời gian săn bắt tập trungchủ yếu từ T5 – T9, đây là thời điểm có mưa nhiều

Trang 38

b Nhóm động vật làm thuốc

Nhóm này được khai thác quanh năm, thời gian khai thác không cố địnhthường tập trung vào mùa Đông và mùa Xuân; người dân khai thác thủ côngbằng cách hun khói để bắt, dùng các bao đen và kín để đựng các con vật bắtđược

4.4.2.2 Nhóm thực vật cho LSNG

a Nhóm dược liệu, nước uống

Mùa vụ thu hái khác nhau tùy theo bộ phận thu hái của từng loài: thân,cành, củ thường khai thác khi đã bánh tẻ hoặc già; hoa thu hái khi còn dạng

nụ hoặc khi bắt đầu trổ hoa; quả, hạt làm thuốc thu hái khi còn non, bánh tẻhoặc già tùy thuộc mục đích sử dụng và tùy từng loài cây Các hình thứckhai thác thường là: dùng dao chặt, hái tay, dùng sào có móc để níu, kéo Địa điểm khai thác chính là nơi phân bố của các loài có thể ở gần hoặc xakhu vực người dân sinh sống

b Nhóm thực phẩm, gia vị từ thực vật

Khai thác măng chia thành các đợt thu hái T3 – T4, T5 – T7, T8 – T9;măng được người dân thu hái gần như quanh năm Rau thu hái những phầncòn non, lá non và nụ hoa; rau được thu hái nhiều nhất vào T1 – T4, đây làthời kỳ giáp hạt lúc này thường khan hiếm lương thực, thực phẩm Các loại láđược sử dụng làm gia vị thu hái quanh năm, còn quả tùy từng loài cây mà thờiđiểm thu hái khác nhau Người dân khai thác bằng dao, dùng tay hái; khaithác những loại này thường ở trên các dãy đồi lớn có núi đá, hoặc đi vào trongrừng tự nhiên của VQG Cúc Phương

c Nhóm thức ăn cho vật nuôi

Do đặc điểm của vật nuôi là lúc nào cũng cần được ăn để đảm bảo choloài sinh trưởng và phát triển tốt Đối với những gia đình chăn nuôi Lợn họchỉ khai thác các LSNG như: Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L' Hér ex

Vent.), Ráy (Alocasia of Macrorrhiza (L.) Schott, … Thời điểm khai thác tập

trung vào khoảng T11 – T4 trong năm vì thời gian này rau cỏ khan hiếm Đối

Ngày đăng: 21/03/2018, 11:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w