Khó khăn 2.5.3.Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới PHẦN III: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
Trang 1MỤC LỤC
Đặt vấn đề
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Những vấn đề cơ bản về tổ chức kế toán
1.1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của công tác tổ chức hạch toán kế toán
1.1.2 Vai trò, vị trí của tổ chức hạch toán kế toán trong doanh nghiệp
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán
1.1.4 Nội dung công tác tổ chức hạch toán kế toán
1.2 Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm 1.2.1 Chi phí sản xuất 1.2.1.1 Khái niệm 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.2.1 Phân loại theo yếu tố 1.2.1.2.2 Phân loại theo khoản mục 1.2.1.2.3 Phân loại theo phương pháp tính chi phí vào giá thành 1.2.1.2.4 Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với sản lượng sản phẩm
1.2.2 Giá thành sản phẩm 1.2.2.1 Khái niệm 1.2.2.2 Phân loại giá thành 1.2.2.2.1 Phân loại theo cơ cấu chi phí 1.2.2.2.2 Phân loại theo trình tự tính toán 1.2.2.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.2.2.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.2.2.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.2.2.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.2.2.2.5.2 Đối tượng tính giá thành
1.3 Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
1.3.1.1 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
1.3.1.1.1 Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.3.1.1.2 Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1.3.2.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng
1.3.2.2 Phương pháp hạch toán
1.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
1.3.3.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng
1.3.3.2 Phương pháp hạch toán
Trang
1
4
4
5
5
5
5
6
6
6
6
6
7
7
8
8
8
8
8
8
9
9
10
10
10
11
11
11
11
12
13
13
14
14
14
15
Trang 21.3.4 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX
1.3.4.2 Tập hợp chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
2.3 Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh
của công ty
2.3.1 Tình hình tổ chức quản lý
2.3.1.1 Tổ chức về lao động
2.3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
2.3.2 Tổ chức sản xuất của công ty
2.3.3 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
2.3.4 Đặc điểm quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất
2.4 Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong 3 năm
2.4.1 Tình hình thực hiện một số sản phẩm chủ yếu
2.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm
(2005 – 2007)
2.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất kinh doanh
trong những năm tới của công ty
2.5.1 Thuận lợi
2.5.2 Khó khăn
2.5.3.Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới
PHẦN III: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP
LÁT VÀ XÂY DỰNG HÀ TÂY
3.1 Đặc điểm công tác tổ chức kế toán tại công ty
3.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kế toán
3.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
3.1.3 Hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán công ty đang sử dụng
3.1.4 Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng
3.1.5 Hình thức ghi sổ kế toán mà công ty đang áp dụng
3.2 Tình hình hạch toán kế toán khâu tập hợp chi phí sản xuất
Trang 3tại công ty
3.2.1 Chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất
3.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
3.2.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
3.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
3.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
3.2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
3.2.4 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
3.2.5 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
3.3 Tình hình công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty
3.3.1 Đối tượng tính giá thành
3.3.2 Kỳ tính giá thành
3.3.3 Phương phương pháp tính giá thành sản phẩm
PHẦN IV: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐÁ ỐP LÁT TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY DỰNG HÀ TÂY
4.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty
4.1.1 Nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung ở công ty
4.1.2 Nhận xét về tình hình tập hợp chi phí và tính giá thành tại công
ty
4.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
4.2.1 Ý kiến về chất lượng nguồn nhân lực trong công ty
4.2.2 Ý kiến về tình hình sử dụng sổ sách của công ty
4.2.3 Ý kiến về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
4.2.4 Ý kiến về việc tập hợp và tính toán số liệu
Trang 4Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Máy móc thiết bị Nhân công trực tiếp Giá trị gia tăng Tiền lương sản phẩm
Số hiệu tài khoản Phục vụ sản xuất Chi phí sản xuất Vật liệu xây dựng Tài sản cố định Ngày tháng ghi sổ Tài khoản đối ứng Nguyên vật liệu Kho vật tư Đơn vị tính
Số thứ tự
Hệ số lương Tài khoản Đơn giá
Số lượng Sản phẩm Diễn giải
Số hiệu Ngày tháng
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc có ý nghĩa rất to lớn trong nền kinh tế thị trường hiện nay Khi công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Hạ giá thành sản phẩm là điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời tạo cho sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác
Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm còn là một công cụ quản lý kinh tế, giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được các thông tin
về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời
Vậy công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó đòi hỏi phải được liên tục nghiên cứu, phân tích để tìm ra những tồn tại, hạn chế từ đó có biện pháp khắc phục và cải tiến để làm cho hoạt động này ngày càng thích hợp hơn tạo điều kiện để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
Để củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường và dần làm quen với thực tiễn sản xuất, được sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Ngọc Bình tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đá ốp lát tại Công Ty Cổ Phần Đá Ốp Lát Và Xây Dựng Hà Tây”
Trang 6* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tình hình hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi doanh nghiệp
- Về thời gián: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ năm
2005 – 2007
- Nội dung: đề tài tập chung đi sâu nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đá ốp lát quý I năm 2007
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Trang 7- Tài liệu thống kê liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Các loại chứng từ, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty
- Một số các văn bản pháp quy có liên quan
+ Tài liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn một số nhân viên
- Phỏng vấn các cán bộ cao cấp trong Công ty về phương hướng và chiến lược kinh doanh trong thời gian tới
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Phương pháp phân tích định tính: Phân tích và tổng hợp tài liệu thu thập được; phương pháp chuyên gia; …
+ Phương pháp phân tích định lượng: Phân tích thống kê; …
* Kế cấu đề tài gồm 4 phần
- Phần I: Cơ sở lý luận
- Phần II: Đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng
Hà Tây
- Phần III: Tình hình tổ chức công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm đá ốp lát tại Công ty cổ phần đá ốp lát dựng Hà Tây
- Phần IV: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát dựng Hà Tây
Trang 8PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
1.1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của công tác tổ chức hạch toán kế toán
Tổ chức kế toán là việc tổ chức sắp xếp các đối tượng công tác kế toán
và tổ chức bộ máy nhân sự của bộ máy kế toán theo một mô hình nào đó trên
cơ sở những nguyên tắc, những căn cứ nhất định và trong những điều kiện đặc điểm cụ thể Đối tượng chung của tổ chức hạch toán kế toán là mối liên hệ giữa các yếu tố chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá thành… phù hợp với nội dung, hình thức và bộ máy kế toán Tuy nhiên trong thực tiễn mỗi yếu tố của hạch toán kế toán cũng được chuyển hoá từ nhận thức thành những công cụ
cụ thể với những bước công việc cụ thể Vì vậy mối liên hệ kể trên phải được tạo ra từ chính việc tổ chức từng yếu tố của hệ thống hạch toán kế toán cũng như tổ chức cả chu trình kế toán với đầy đủ các yếu tố này
Nhiệm vụ của tổ chức kế toán:
- Tổ chức bộ máy kế toán: căn cứ vào nhiệm vụ kế toán tiến hành phân công lao động kế toán trong đơn vị để vừa đảm bảo được nguyên tắc về tài chính kế toán vừa đảm bảo được nguyên tắc tiết kiệm lao động
- Tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ
Từ các nhiệm vụ cụ thể trên ta có thể rút ra 3 nhiệm vụ chính của tổ chức kế toán là:
- Tổ chức bộ máy kế toán
Trang 9- Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán
- Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán
1.1.2 Vai trò, vị trí của tổ chức hạch toán kế toán trong doanh nghiệp
Kế toán là công cụ sắc bén, tin cậy, điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường với sự cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế Các nhà lãnh đạo phải thường xuyên nắm lượng thông tin kinh tế
về đời sống kinh tế xã hội Đặc biệt là thị trường giá cả, hàng hoá, năng lực sản xuất, dự trữ vật tư tiền vốn, chi phí, giá thành, lợi nhuận
Kế toán là công cụ có hiệu lực để bảo vệ tài sản, tăng cường hạch toán kế toán vì tài sản, vật tư tiền vốn là cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển
Kế toán còn là công cụ thiết yếu để hạch toán kinh doanh Qua đó để phân tích, đánh giá hiệu quả của từng hoạt động, từng biện pháp kinh tế và đề xuất các biện pháp sử dụng tiết kiệm về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp 1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán
- Tổ chức công tác kế toán phải tuân thủ theo quy định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành và đảm bảo tính quốc tế của nghề kế toán
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán và mỗi phần hành kế toán cần phải được tổ chức khép kín
- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, khoa học và hợp lý
- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm làm cho các loại kế toán cùng phát huy tác dụng một cách tốt nhất
1.1.4 Nội dung công tác tổ chức kế toán
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
- Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
Trang 10- Lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán thích hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản
lý của doanh nghiệp
- Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho việc cung cấp thống tin kịp thời, chính xác, phục vụ cho việc điều hành và quản lý kinh tế ở doanh nghiệp
- Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán đúng quy định và phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể
- Tổ chức trang bị và áp dụng kỹ thuật tính toán và thông tin hiện đại trong công tác kế toán
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.2.1 Chi phí sản xuất
1.2.1.1 Khái niệm
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải
có đầy đủ các yếu tố cơ bản đó là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó hình thành các khoản chi phí tương ứng
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra
để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố là phương pháp phân loại chi phí sản xuất chỉ căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu của các chi phí mà không kể đến công dụng cụ thể và địa điểm phát sinh của những chi phí đó
Phân loại chi phí theo cách này chi phí này được chia thành tám yếu tố chi phí:
- Nguyên liệu chính mua ngoài
Trang 11- Vật liệu phụ mua ngoài
- Nhiên liệu mua ngoài
- Năng lượng mua ngoài
- Tiền lương của công nhân viên
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo lương
- Khấu hao tài sản cố định
- Các chi phí khác bằng tiền
1.2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục
Theo nguyên tắc những khoản chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản mục chi phí, không xét đến khoản chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào Phương pháp phân loại này chia các chi phí sản xuất thành các khoản mục sau đây:
- Nguyên liệu chính dùng vào sản xuất
- Vật liệu phụ dùng vào sản xuất
- Nhiên liệu dùng vào sản xuất
- Năng lượng dùng vào sản xuất
- Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
- BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất
- Chi phí sử dụng MMTB trực tiếp dùng vào sản xuất
- Chi phí quản lý phân xưởng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
- Chi phí ngoài sản xuất
1.2.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tính chi phí vào giá thành sản phẩm
- Chi phí trực tiếp: Gồm những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra từng loại sản phẩm cụ thể, vì vậy chúng có thể được tính toán trực tiếp vào giá thành của từng loại sản phẩm thông qua các định mức và tiêu chuẩn
Trang 12- Chi phí gián tiếp: Gồm những loại chi phí phát sinh không liên quan trực tiếp đến một loại sản phẩm cụ thể nào, mà có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau
1.2.1.2.4 Phân loại chi phí theo các mối quan hệ của chúng với sản lượng sản phẩm
- Chi phí cố định: Là những chi phí thường không thay đổi khi quy mô sản xuất thay đổi
- Chi phí biến đổi: Là những chi phí thường xuyên biến đổi khi quy mô sản xuất thay đổi
1.2.2 Giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phầm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí đã chi
ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phầm trong kỳ của doanh nghiệp
Giá thành được xác định cho từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và chỉ tính toán đối với những sản phẩm đã trở thành thành phẩm hoặc đã hoàn thành một giai đoạn công nghệ nhất định, có thể bán ra bên ngoài
1.2.2.2 Phân loại giá thành
1.2.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ cấu chi phí
- Giá thành sản xuất: Bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất ra sản phẩm phát sinh trong phạm vi phân xưởng
- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí QLDN + Chi phí bán hàng 1.2.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo trình tự tính toán
- Giá thành dự toán: Là giá thành sản phẩm được xây dựng và tính toán dựa trên các tài liệu thiết kế kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm
Trang 13- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu kế hoạch khác của doanh nghiệp
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở các
số liệu thực tế về chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ
1.2.2.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa giá thành sản phẩm với chi phí sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau Giá thành sản phẩm chính là những chi phí để sản xuất ra những sản phẩm hoàn thành, tức là giá thành sản phẩm được cấu thành từ các chi phí sản xuất Nhưng không phải tất cả các chi phí đều được tính vào giá thành sản phẩm Một số chi phí phát sinh nhưng lại không được tính vào giá thành sản phẩm như: chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí về thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức Có thể nói giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất
là giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng
1.2.2.2.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành
và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục theo quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định
Trang 14- Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
1.2.2.2.5 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.2.2.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp có
sự khác nhau Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình tổ chức kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý, cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí…Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; từng giai đoạn, quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất, từng nhóm sản phẩm cùng loại, từng mặt hàng, từng sản phẩm, bộ phận; từng công trình, hạng mục công trình, từng phân xưởng sản xuất, đội sản xuất
1.2.2.2.5.2 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính được giá thành và giá thành đơn vị
Khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trước hết phải xác định được đối tượng tính giá thành
Phải căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất và thực hiện để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp
Trang 15Mặt khác khi xác định đối tượng tính giá thành còn phải căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ Nếu quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng Nếu quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là từng chi tiết, bộ phận sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn chỉnh
1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.3.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan
Chi phí vật liệu phân
bổ cho từng đối tượng =
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x
Tỷ lệ (hệ số) phân bổ
1.3.1.1 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
1.3.1.1.1 Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”
+ Bên nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tỷ lệ (hệ số)
phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả đối tượng
Trang 16+ Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: Đã thanh toán hoặc còn nợ lại
* Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho, phế liệu thu hồi:
Nợ TK 152 Giá trị vật liệu thừa nhập kho
Có TK 621
* Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp để tính giá thành:
Nợ TK 154 Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Có TK 621 1.3.1.1.2 Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” Tài khoản này không có số dư
+ Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
+ Bên có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ
Trang 17Sơ đồ 1: Trình tự hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo
phương pháp kiểm kê định kỳ
(1) Giá trị NVL (3) Giá trị NVL
tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ
(2) Giá trị NVL mua (4) Giá trị NVL mất mát, thiếu hụt
Vào trong kỳ
(5) Giá trị NVL (6) xuất dùng trong kỳ Kết chuyển
1.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1.3.2.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân
sản xuất trực tiếp ra sản phẩm Chi phí này bao gồm các khoản sau:
- Tiền lương của công nhân sản xuất: Bao gồm lương chính, lương phụ
và các khoản phụ cấp có tính chất lương
- Các khoản trích theo lương:
+ BHXH, được tính bằng 20% tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp,
trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, 5% người lao động nộp
+ BHYT, được tính bằng 3% tổng quỹ lương trong đó 1% người lao
động đóng, 2% doanh nghiệp chịu và tính vào chi phí sản xuất sản phẩm
+ KPCĐ, được tính bằng 2% tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất
sản phẩm
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622
“Chi phí nhân công trực tiếp”
Trang 18+ Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
+ Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 338 Các khoản trích theo lương
● Nếu doanh nghiệp trích trước tiền lương của công nhân sản xuất
Nợ TK 622
Có TK 335 Số trích trước
● Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành
Nợ TK 154 (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Nợ TK 631 (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có TK 622: Số kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 1.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
1.3.3.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng hoặc đội sản xuất nhằm phục vụ chung cho các hoạt động sản xuất của
bộ phận này
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản
627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
+ Bên nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
+ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Trang 19- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào tài
khoản tính giá thành
1.3.3.2 Phương pháp hạch toán
Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được tiến hành
như sơ đồ 02
Sơ đồ 02: Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
(1) Chi phí nhân công (8) Các khoản ghi giảm
Chi phí sản xuất chung
(2) Chi phí vật liệu
(9) Kết chuyển chi phí
sản xuất chung (3) Chi phí CC, DC (4) Chi phí khấu hao TSCĐ
(5) Chi phí trích trước
(6) Chi phí phải trả
(7) Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 111, 112, 331
TK 335
TK 214
TK 334, 338
TK 152
TK 153
TK 142, 242
TK 154(631)
Trang 201.3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Để tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
+ Bên nợ: Tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung)
+ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Tổng giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
+ Dư nợ: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sơ đồ 03: Trình tự hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên
(1) Kết chuyển CP (4) Các khoản ghi giảm
Trang 211.3.4.2 Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản phẩm”
+ Bên nợ: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+ Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thực hiện theo sơ đồ 04
Sơ đồ 04: Trình tự hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định
kỳ
(1) K/c chi phí dở dang (5) Giá trị sản phẩm
đầu kỳ dở dang cuối kỳ
Trang 22điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Giá trị sảnphẩm
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang +
50% chi phí chế biến
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu chính Toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính
* Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác
1.3.6 Hạch toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo…
Trang 23Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụng tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”
+ Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh
+ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng
1.3.7 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho một hoạt động nào Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác Kế toán sử dụng tài khoản
642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để phản ánh các chi phí này
+ Bên nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong
kỳ
+ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn
Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản
+
CPSX phát sinh trong kỳ
-
CPSX
dở dang cuối kỳ
Trang 241.4.2 Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản
phẩm gốc = Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
Giá thành đơn vị
từng loại sản phẩm =
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x
Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại 1.4.3 Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay
bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm
1.4.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
+
Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
-
Giá trị
SP phụ thu hồi ước tính
-
Giá trị
SP chính
dở dang cuối kỳ 1.4.5 Phương pháp liên hợp
Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
Trang 25PHẦN II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT
VÀ XÂY DỰNG HÀ TÂY 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Là một doanh nghiệp được thành lập ngày 15/1/1975 theo QĐ78/UB - của UBND tỉnh Hà Tây cho phép thành lập Công ty với tên ban đầu: Xí Nghiệp
Cơ Khí Chuyên Dùng trực thuộc sở xây dựng Hà Tây
Sản phẩm chính của doanh nghiệp lúc này là các loại công cụ cho nghành xây dựng như: khung giáo, xe cải tiến… Ngoài ra Xí nghiệp còn chế tạo phụ tùng thay thế và sửa chữa các máy móc thiết bị cho các Xí nghiệp sản xuất gạch ngói trong tỉnh
Năm 1976 sau khi hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, Xí nghiệp đã
mở rộng thêm phân xưởng như: phân xưởng đúc, phân xưởng lắp ráp và tăng cường hệ thống kho tàng
Sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định khi sản phẩm có trên thị trường ngày một nhiều mặt hàng hơn với những sản phẩm mới
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, năm 1980 Xí nghiệp đã trang bị đồng
bộ dây chuyền sản xuất đá ốp lát Sự nỗ lực của Xí nghiệp đã đạt được những thắng lợi to lớn, đảm bảo đời sống cho CNV trong toàn Xí nghiệp
Năm 1989, những năm đầu của cơ chế thị trường Trước tình hình đó Xí nghiệp đã nghiên cứu, hoạch định đề ra những phương hướng nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ngày 01/12/1992 Xí nghiệp cơ khí xây dựng Hà Sơn Bình được đổi tên thành Công
ty đá ốp lát và VLXD Hà Tây theo QĐ478/UB của UBND tỉnh Hà Tây
Công ty đá ốp lát và VLXD Hà Tây đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời còn tiếp cận những nhu cầu của khách hàng
Tháng 9/1993 UBND tỉnh Hà Tây đã sát nhập Xí nghiệp đá xẻ Xuân Mai vào bộ phận chuyên khai thác và chế biến sản phẩm cho Công ty
Trang 26Năm 1995 Công ty đã trang bị thêm dây chuyền sản xuất đá Granite với công suất 50000m2/năm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về mặt hàng đá ốp lát phục vụ thị trường khó tính như Mỹ, Nhật… Điều rất quan trọng
là Công ty đã thu hút được nhiều triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập cao, từ đó góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Ngày 20/03/2002 Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng phát triển hạ tầng và sản xuất VLXD
Năm 2005 theo QĐ600/UB ngày 27/05/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc tiến hành cổ phần hoá Công ty xây dựng phát triển hạ tầng và sản xuất VLXD đã tiến hành cổ phần hoá công ty, lấy tên là Công ty cổ phần đá ốp lát
và xây dựng Hà Tây Cùng với sự lớn mạnh đó số cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cũng đã không ngừng tăng cao cho đến nay là 120 người 2.2 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có thể được đánh giá thông qua giá trị và kết cấu tài sản cố định của công ty trong năm 2007
Biểu 01: Bảng kết cấu tài sản cố định của công ty (31/12/2007)
Đơn vị tính: Đồng
TT Nhóm TSCĐ Nguyên giá trọng Tỷ
(%)
Giá trị còn lại
Tỷ lệ giá trị còn lại (%)
Trang 27Qua bảng kết cấu tài sản ta thấy do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên giá trị các TSCĐ của công ty tương đối lớn, tổng nguyên giá TSCĐ là rất lớn Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là máy móc thiết bị chiếm tới 68,2% Đây là bộ phận chủ yếu trực tiếp tạo ra sản phẩm của nhà máy, bao gồm nhiều dây truyền công nghệ ngoại nhập
Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cũng khá lớn 21,7%, bao gồm các nhà xưởng, kho bãi, nhà cửa làm việc và các công trình kiến trúc khác Nhìn chung các công trình này đều đã được khấu hao khá nhiều, tỷ lệ giá trị khấu hao còn lại chiếm 23,15%
Phương tiện vận tải chiếm 9,8%, chủ yếu là phục vụ cho chuyên trở hàng hoá
Thiết bị văn phòng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 0,3% Hầu hết các văn phòng
đã được trang bị máy vi tính và các thiết bị phục vụ khác
Nhìn chung hiện trạng các tài sản của công ty đều đã khấu hao khá lớn,
tỷ lệ giá trị còn lại đạt 10,15%, điều này cho thấy các tài sản của công ty cần có
sự đầu tư thích đáng hơn nữa, như MMTB và thiết bị văn phòng có tỷ lệ giá trị còn lại là rất thấp Đòi hỏi doanh nghiệp cần có biện pháp để đổi mới những tài sản này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới 2.3 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.3.1 Tình hình tổ chức quản lý
2.3.1.1 Tổ chức về lao động
Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty tính đến 31/12/2007 là
120 người Trong đó có 40 người có trình độ đại học, 10 người có trình độ cao đẳng, 15 người trình độ trung cấp, 30 người là công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông là 25 người
Nhìn chung trình độ của cán bộ trong công ty còn thấp, phần lớn là công nhân kỹ thuật Năm 2007 công ty cũng tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân
Trang 28nhưng kết quả đạt không cao Vì vậy công ty cần có biện thích hợp hơn nữa để đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên
2.3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của công ty
* Ban giám đốc
- Hội đồng quản trị kiêm giám đốc: Có chức năng phụ trách điều hành chung toàn công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách phòng tổ chức hành chính, phó giám đốc được uỷ quyền một phần hoặc toàn bộ công tác quản lý Công ty khi giám đốc vắng mặt
Chủ tịch HĐQT
Phó Giám Đốc
Phòng kinh
doanh XNK
Phòng tài vụ
Phòng
kỹ thuật
Phòng TC- HC
Phân xưởng
SX I
Phân xưởng
SX II
Trang 29* Phòng ban chức năng:
- Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc, đồng thời có nhiệm vụ tìm thị trường, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư
- Phòng tài vụ: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời thu thập xử lý, cung cấp các thông tin kinh tế có hiệu quả giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định quản lý phù hợp kịp thời
- Phòng kỹ thuật: Gồm 7 người làm nhiệm vụ triển khai các tiêu chuẩn
kỹ thuật cho việc kiểm tra chất lượng hàng hoá vật tư mua vào và nhập kho vật
tư hàng hoá Lắp đặt chạy thử, tu sửa thường xuyên, định kỳ dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị của công ty Kịp thời báo cáo sự cố và đề xuất những phương án giải quyết với ban giám đốc
- Phòng tổ chức hành chính: Giúp ban giám đốc trong việc thực hiện và vận dụng các chế độ chính sách trước mắt cũng như lâu dài đối với người lao động về các việc hành chính sự nghiệp Duy trì giám sát thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty
- Phân xưởng I: Chuyên sản xuất đá Granite, tinh chế các sản phẩm dở dang của phân xưởng II
- Phân xưởng II: Chuyên sản xuất đá Mable các loại, cung cấp toàn bộ sản phẩm dở dang của phân xưởng I
2.3.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty trực tiếp điều hành các đơn vị trực thuộc theo quy chế của công
ty với mô hình sau:
+ Công ty – Phân xưởng sản xuất I
+ Công ty – Phân xưởng sản xuất II
Tuỳ theo quy mô tính chất của công việc, tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh, công ty đưa ra mô hình quản lý hợp lý nhất theo quy chế của công ty nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Trang 302.3.3 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
+ Chủ yếu sản xuất đá ốp lát, đá công trình
+ Sản phẩm cơ khí, xây dựng
2.3.4 Đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm
Với một quy trình công nghệ khép kín từ khâu khai thác cho đến khâu chế biến và nhập kho đều phải đòi hỏi về mặt chất lượng và giá thành của sản phẩm
Nguyên vật liệu chính của công ty là đá khối được khai thác trong tự nhiên Do vậy đòi hỏi đội ngũ khai thác phải có kỹ thuật tốt, am hiểu về đá khối
Sau khi kiểm tra và nhập kho vật liệu đá khối được chuyển tới dây chuyền sản xuất của công ty
Từ những khối đá tự nhiên được đưa vào máy cắt và được định hình sản phẩm tại đây sao cho phù hợp với những yêu cầu của sản phẩm, nếu đạt yêu cầu khối đá sẽ được chuyển sang máy cắt nhiều lưỡi
Tại máy cắt nhiều lưỡi khối đá sẽ được cắt bỏ thành nhiều tấm có độ dày theo quy định Sau khi cắt bỏ, phần tận dụng được đưa sang bộ phận sản xuất
để làm đá chẻ, còn sản phẩm chính được đưa lên dây chuyền tới máy cắt cạnh Khi đưa tới máy cắt cạnh bằng hai lưỡi, các nguyên liệu đó cũng được điều chỉnh một cách hợp lý tạo nên sản phẩm, tiếp theo đó đưa tấm đá vào hệ thống máy mài và đánh bóng tự động
Tại đây, mặt chuẩn của tấm đá được mài thô, mài tinh rồi đánh bóng bề mặt sao cho đạt yêu cầu kỹ thuật và được băng tải đưa tới máy định hình
Tại máy định hình, tấm đá sẽ được cắt thành những sản phẩm theo những kích thước quy định đồng thời được mài cạnh nếu cần
Sau khi cắt cạnh và định hình sản phẩm đá ốp lát đã hình thành khâu chế biến và được phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng, phân loại và nhập kho
Tại bộ phận sản xuất phụ những nguyên liệu được tận dụng cũng được đem chế biến thành đá chẻ được KCS kiểm tra chất lượng và nhập kho
Trang 31Khi đó ta sẽ có các sản phẩm như: đá ốp lát, Granite vàng, Granite xanh Đây là quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây với những dây truyền công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Cấu Cấu Chuyền Băng Băng
giàn giàn Băng tải tải tải
2.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
Nhập kho sản phẩm chính
Đóng gói tiêu thụ
Sản phẩm tiêu thụ
Sửa chữa nâng cấp
Nhập kho sản phẩm phụ
Bộ phận sản xuất phụ
KCS
KCS
Cắt định hình theo quy cách
Máy đánh bóng
tự động
Máy cắt cạnh dọc
Máy cắt
bổ nhiều lưỡi
Máy
bổ định hình
Vật
liệu
chính
Trang 3228
Biểu 02: Tình hình thực hiện một số sản phẩm hiện vật trong 3 năm (2005 - 2007)
Chênh lệch Năm
Trang 33Năm 2006 so với năm 2005 tăng 13,83%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 20,2% Từ đó dẫn đến tốc độ phát triển chung của 3 năm của sản phẩm này đạt 116,97% Nguyên nhân của sự phát triển nhanh đối với loại sản phẩm này là do trên thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu khá cao đối với loại sản phẩm này
Bên cạnh đó sản phẩm đá Granite cũng đang được thị trường ưa chuộng Đây là nguyên nhân làm cho sản phẩm này có tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước cụ thể: Năm 2006 so với năm 2005 đạt tốc độ phát triển 4,63%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 7,2%, bình quân trong 3 năm tăng 1105,9%
Đối với sản phẩm đá hạt và sỏi xuất khẩu, năm 2006 so với năm 2005 tăng 3,23%, năm 2006 là năm thuận lợi đối với xuất khẩu loại mặt hàng này cũng như các mặt hàng khác của công ty Song đến năm 2007 thì sản lượng xuất khẩu sản phẩm này lại chững lại so với năm 2006 chỉ đạt 91,25% Từ đó làm tốc độ phát triển bình quân của mặt hàng này thấp hơn so với 2 loại sản phẩm kia chỉ đạt 97,05%
Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều các loại sản phẩm tương tự có tính năng tốt, mẫu mã rất đẹp đang cạnh tranh cùng với sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh
cụ thể, thiết thực hơn nhằm củng cố vị thế của sản phẩm trên thương trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo
2.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm (2005 – 2007) Qua biểu 03 ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tăng qua các năm Tổng doanh thu hàng năm tăng lên
là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao qua các năm cụ thể: Năm 2006 so với năm 2005 đạt 130,46%, năm 2007 so với năm 2006 đạt 122,68%, tốc độ phát triển bình quân 3 năm đạt 126,51% Đây là mức tăng trưởng rất cao, chứng tỏ rằng công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là rất hiệu quả, nhu cầu thị trường đang ngày một tăng cao Để đạt được khối
Trang 34lượng hàng hoá tiêu thụ lớn là do công ty đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại
để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm
nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường
Giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005 tăng 38,99%, năm 2007
so với năm 2006 giảm 4,8%, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm đạt
109,78% Mặc dù giá vốn tăng nhưng công ty vẫn có được mức lãi gộp cao
với tốc độ phát triển bình quân đạt 170,87% Vậy giá vốn hàng bán tăng chủ
yếu là do khối lượng sản phẩm sản xuất tăng chứ không phải do giá thành cá
biệt của sản phẩm tăng Do khối lượng sản phẩm tăng dẫn đến chi phí bán
hàng cũng tăng, tốc độ phát triển bình quân của chi phí này đạt 211,68% Chi
phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 so với 2006 cũng tăng đạt 106,29% Tuy
nhiên tốc độ phát triển bình quân trong ba năm lại chỉ đạt 94,43% Điều này
cho thấy doanh nghiệp đã đang thực hiện việc tiết kiệm chi phí quản lý song
hiệu quả chưa cao
Lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006
so với năm 2005 rất cao đạt 200,46%, điều này chứng tỏ rằng năm 2006 công
ty đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được
uy tín tốt trên thị trường Song đến năm 2007 nếu so sánh với năm 2006 thì
lợi nhuận lại giảm chỉ đạt 79,49% Tuy nhiên tốc độ phát triển bình quân
trong 3 năm của công ty vẫn đạt ở mức cao 126,23%
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm đạt ở mức cao với tốc
độ phát triển bình quân là 126,23%
Tóm lại qua biểu trên ta thấy doanh thu tiêu thụ ngày một tăng cao
nhưng lợi nhuận của công ty đang có chiều hướng đi xuống Vì vậy công ty
cần phải có biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này, góp phần làm
tăng tổng lợi nhuận trước thuế cho công ty Cần đẩy mạnh công tác tiết kiệm
chi phí hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 3531 (Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
Biểu 03 : Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2005 - 2007)
Tốc độ PTBQ (%)
1 Doanh thu thuần 17.330.274.901 22.608.569.301 27.737.202.898 5.278.294.400 130,46 5.128.633.597 122,68
2.704.440.677 8.788.064.427
(305.588.447) 89,85 6.083.623.750 324,95 170,87
1.218.621.950 7.365.246.445
(425.048.500) 74,14 6.146.624.495 604,39 211,68
QLDN
1.075.104.936
901.964.412 958.697.797
(173.140.524) 83,90 56.733.385 106,29 94,43
598.199.672 464.120.185
306.945.934 205,39 (135.879.815) 77,59 126,23
Trang 362.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA CÔNG TY
2.5.1 Thuận lợi
Là một công ty nhà nước được thành lập từ năm 1975, nên đã có những
uy tín vững chắc trong nền kinh tế thị trường Với đội ngũ kế toán có trình độ,
có tay nghề cao, phòng kế toán được bố trí gọn nhẹ thuận tiện cho công việc Phòng kế toán và các phòng làm việc khác của công ty đã được trang bị đầy đủ máy vi tính, hệ thống kế toán đã được xử lý bằng máy do đó công việc đã đạt hiệu quả cao
Việc chuyển mình từ nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế tự chủ đã tạo cho công ty có một phong cách làm việc mới mẻ hơn, tình hình ứ đọng vốn giảm, ổn định tài chính, không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Công ty có thị trường đầu vào và đầu ra khá ổn định với nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, rất thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
2.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp một số khó khăn như: Đội ngũ công nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, phản ứng với công việc chưa nhanh
Do công ty có 2 phân xưởng sản xuất khác nhau nên việc tập hợp chi phí gặp phải những khó khăn
Đội ngũ kế toán có kinh nghiệm nhưng chưa thành thạo vi tính nên có những phần chưa hiểu
Lối vào công ty hơi nhỏ không thuận lợi cho khâu vận chuyển hàng hoá 2.5.3 Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới
Căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty và nhu cầu thị trường công ty đã đề
ra một số chỉ tiêu cho năm 2008 như sau: Giá trị sản lượng đạt 32 tỷ đồng, trong đó đá Granite 8 tỷ, đá Marble 5 tỷ, đá hạt và sỏi 13 tỷ, sản phẩm cơ khí
và xây lắp đạt 6 tỷ, đồng thời ổn định cơ cấu lao động và hoạt động sản xuất
Trang 37PHẦN III TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐÁ ỐP LÁT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY DỰNG HÀ TÂY
3.1 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kế toán
- Tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng tổ đội, phân xưởng trong toàn công ty
- Phản ánh số hiện có và tình hình luân chuyển, sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Xác định kết quả kinh doanh, phân phối thu nhập
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, vật tư, tài sản của công ty
- Cung cấp các tài liệu theo yêu cầu của lãnh đạo và cơ quan nhà nước khi cần
3.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
Hình thức tổ chức kế toán của Công ty là hình thức tập trung, mặc dù Công ty sát nhập hai điểm sản xuất nhưng chỉ tổ chức một bộ máy quản lý, các phân xưởng không có kế toán riêng
Bộ máy kế toán thể hiện qua sơ đồ sau:
Bộ máy kế toán của Công Ty tập trung tại phòng tài vụ, bao gồm có 4 người, mỗi người được xác định một nhiệm vụ cụ thể đứng đầu là kế toán trưởng:
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư TS Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương
và thanh toán