Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng cuả khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam.
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ QUẢNG NAM
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Hoài Thương Th.S Nguyễn Hoàng Ngọc Linh
Trang 3Trải qua hơn 3 tháng thực tập, một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để tôi mở rộng được tầm nhìn và tiếp thu nhiều hơn những kiến thức thực
tế, giúp tôi hiểu rõ hơn về những quy trình, cách thức trong hoạt động kinh doanh
và những điều cần thiết để đánh giá chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp Từ đó tôi nhận thấy được rằng, ngoài những giờ học lý thuyết trên giảng đường thì việc cọ xát với thực tế là vô cùng quan trọng.
Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn khi bắt đầu một môi trường mới cho đến khi kết thúc và hoàn thành được khóa luận như ngày hôm nay thì tôi không thể quên những cá nhân và đơn vị đã giúp đỡ tôi:
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin được cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hoàng Ngọc Linh là người đã theo sát, chỉ bảo và góp ý tận tình để tôi hoàn thành được bài báo cáo quan trọng lần này.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam nói chung và các anh/ chị trong phòng HTKD nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được học tập và làm việc trong môi trường đầy nhiệt huyết và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó tôi cũng xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên ủng hộ tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiên nghiên cứu tốt đề tài này.
Tuy bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc hẳn vẫn còn những hạn chế thiếu xót về kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoài Thương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, không có sự sao chép của những người khác.
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận lần này được lấy thực tế
từ chính doanh nghiệp tôi thực tập.
- Mọi sự giúp đỡ khác cho việc thực hiện khóa luận này đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Huế, ngày 22 tháng 12 năm 2019
Người cam đoan
Nguyễn Thị Hoài Thương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 6
4.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp 6
4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp 6
5 Kết cấu đề tài: 9
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ BHNT TẠI CÔNG TY BVNT QUẢNG NAM .10
1.1 Tổng quan về Bảo Hiểm Nhân Thọ 10
1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm Nhân Thọ 10
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ .12
1.2 Các khái niệm về dịch vụ, chất lượng dịch vụ 13
1.2.1 Khái niệm dịch vụ: 13
1.2.2 Chất lượng dịch vụ: 14
1.3 Lý luận về sự hài lòng của khách hàng 15
1.3.1 Khái niệm sự hài lòng: 15
1.3.2 Phân loại sự hài lòng của khách hàng: 15
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng .16
1.3.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 17
1.3.5 Các mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ 18
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 61.4 Các công trình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm 19
1.4.1 Trên thế giới: 19
1.4.2 Tại Việt Nam .19
1.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu 20
1.6 Thang đo 21
1.6.1 Thang đo chất lượng dịch vụ 21
1.6.2 Thang đo sự hài lòng của khách hàng 22
1.6.3 Mã hóa dữ liệu 22
1.7 Cơ sở thực tiễn 24
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ BHNT TẠI CÔNG TY BVNT QUẢNG NAM .27
2.1 Khái quát về Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam 27
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo Việt Nhân thọ Quảng Nam 27
2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển 27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng phòng trong Công ty BVNT Quảng Nam 28
2.1.4 Tình hình lao động của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam 30
2.1.5 Các sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ của công ty 31
2.2 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sư hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ BHNT của công ty BVNT Quảng Nam 34
2.2.1 Thống kê mô tả 34
2.2.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 34
2.2.1.2 Thống kê mô tả các yếu tố biến quan sát 39
2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo 45
2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến 47
2.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập 48
2.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc 50
2.2.3 Phân tích tương quan và hồi quy 51
2.2.3.1 Phân tích tương quan 51
2.2.3.2 Phân tích hồi quy 52
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.2.4 Kiểm định các giả thuyết 58
2.2.4.1 Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của biến độc lập với giá trị 3 58
2.2.4.2 Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị 3.61 2.2.4.3 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi 62
2.2.4.4 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NẢO HIỂM NHÂN THỌ CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ QUẢNG NAM 64
3.1 Định hướng chiến lược phát triển của BHNT của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam 64
3.2 Các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ BHNT tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam 65
3.2.1 Giải pháp nâng cao mức độ tin cậy 65
3.2.2 Giải pháp cải thiện mức độ đáp ứng 65
3.2.3 Giải pháp cải thiện năng lực phục vụ: Công ty cần cải thiện năng lực phục vụ bằng các giải pháp sau 66
3.2.4 Giải pháp nâng cao phương tiện hữu hình 66
3.2.5 Giải pháp nâng cao sự đồng cảm 67
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 68
TƯ LIỆU THAM KHẢO 71
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVNT Bảo Việt Nhân Thọ
PPNC Phương pháp nghiên cứu
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.0: Tình hình lao động của công ty BVNT Quảng Nam 31
giai đoạn 2016 – 2018 31
Bảng 2.1: Bảng tổng số hợp đồng khai thác được giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 .32
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty BVNT Quảng Nam 2016-2018 32
Bảng 2.3: Số lượng hồ sơ chi trả quyền lợi BHNT đối với khách hàng của Công ty BVNT Quảng Nam từ năm 2016 đến năm 2018 33
Bảng 2.4: Tổng số tiền chi trả quyền lợi BHNT cho khách hàng của Công ty BVNT 33 Quảng Nam 33
Bảng 2.5: Tuổi của khách hàng 34
Bảng 2.6: Giới tính của khách hàng 35
Bảng 2.7: Nghề nghiệp khách hàng 36
Bảng 2.8: Thu nhập của khách hàng 36
Bảng 2.9: Thời gian gần nhất khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ BHNT 37
Bảng 2.10: Nhu cầu tìm đến dịch vụ BHNT trong thời gian tới 38
Bảng 2.11: Hình thức liên hệ trao đổi thông tin liên quan đến BHNT 39
Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Sự tin cậy” 40
Bảng 2.13: Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “sự đáp ứng” 41
Bảng 2.14:Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Năng lực phục vụ” 42
Bảng 2.15: Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “sự đồng cảm” 43
Bảng 2.16: Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố ”Phương tiện hữu hình” 44
Bảng 2.17: Thống kê mô tả các biến quan sát của biến “sự hài lòng” 44
Bảng 2.18: Kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập 46
Bảng 2.19: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc “ Sự hài lòng” 47
Bảng 2.20: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 48
Bảng 2.21: Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập 49
Bảng 2.22: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test về nhân tố biến phụ thuộc 50
Bảng 2.23: Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc 50
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Bảng 2.24: Phân tích tương quan Pearson 51
Bảng 2.25: Tóm tắt mô hình 53
Bảng 2.26: Phân tích phương sai ANOVA 53
Bảng 2.27: Kết quả phân tích hồi quy 54
Bảng 2.28: Kết quả kiểm định One – Sample T Test của yếu tố sự tin cậy 58
Bảng 2.29: Kết quả kiểm định One – Sample T Test của yếu tố sự đáp ứng 59
Bảng2.30: Kết quả kiểm định One – Sample T Test của yếu tố năng lực phục vụ 60
Bảng 2.31: Kết quả kiểm định One – Sample T Test của yếu tố sự đồng cảm 60
Bảng 2.32: Kết quả kiểm định One – Sample T Test của yếu tố PTHH 61
Bảng 2.33: Kết quả kiểm định One – Sample T Test của yếu tố sự hài lòng 62
Bảng 2.34: Kết quả kiểm định Levene test theo độ tuổi 62
Bảng 2.33: Kết quả kiểm định ANOVA về sự hài lòng của khách hàng theo nhóm tuổi 62
Bảng 2.34: Kết quả kiểm định ANOVA về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ BHNT tại công ty BVNT Quảng Nam theo nhóm giới tính 63
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2019 11
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng (Spreng và Mackoy, 1996 18
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng 20
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty BVNT Quảng Nam 29
Hình 2.1: Biểu đồ độ tuổi khách hàng 34
Hình 2.2: Biểu đồ giới tính khách hàng 35
Hình 2.3: Biểu đồ nghề nghiệp khách hàng 36
Hình 2.4: Biểu đồ thu nhập của khách hàng 37
Hình 2.5: Biểu đồ Thời gian gần nhất khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ BHNT 38 Hình 2.6: Biểu đồ hình thức liên hệ trao đổi thông tin liên quan đến BHNT 39
Hình 2.7: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 55
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện,nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phức tạp, trong đó nhu cầu đảm bảo mộtcuộc sống ổn định và việc đảm bảo cho tương lai ngày càng được quan tâm Thực hiệnviệc tích trữ trong tương lai có nhiều cách khác nhau: tự mình tích trữ tiền mặt ,vàng,đôla, gửi tài khoản, đóng cổ phần hay đầu tư, Tất cả các biện pháp trên đều đem lạilợi nhuận nhưng cũng không tránh khỏi rủi ro Tổn thất do rủi ro gây ra nhiều khi làmhại không chỉ cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người thân và những người phụthuộc Có rất nhiều biện pháp hữu hiệu để bảo vệ con người qua nhiều biến cố nhưngbiện pháp nào là hữu hiệu nhất cho bản thân, cho gia đình và cho cả xã hội
Trong những năm gần đây, ngành bảo hiểm phát triển rất mạnh mẽ, và con ngườicũng nhận thức tốt hơn về BHNT Bảo Hiểm Nhân Thọ ra đời không những là biệnpháp bảo vệ khi gặp rủi ro mà còn là một biện pháp để tiết kiệm thường xuyên và có
kế hoạch đối với từng gia đình, tạo quỹ giáo dục cho con cái khi vào đại học hoặc lậpnghiệp, hay cưới xin, nâng cao mức sống khi về hưu BHNT không chỉ mang lại sự ổnđịnh về tài chính và tinh thần cho mỗi cá nhân mà còn đem lại sự an toàn chung chotoàn xã hội
Hiện nay BHNT đang hoạt động rất sôi nỗi khi cũng có rất nhiều công ty bảo
hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam Theo thống kê thị trường BHNT tại
Việt Nam, số lượng doanh nghiệp BHNT tại Việt Nam không ngừng tăng lên: 12
doanh nghiệp năm 2012, 14 doanh nghiệp năm 2013, 16 doanh nghiệp năm 2014 và 18doanh nghiệp năm 2019 Trong 18 doanh nghiệp đó chỉ có duy nhất một công ty bảohiểm của Việt Nam đó là Bảo Việt Nhân Thọ BVNT là một trong những công ty rađời và kinh doanh BHNT sớm nhất và hiệu quả nhất BVNT đang phải chịu sức épcạnh tranh ngày càng gay gắt của các Công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài nhưPrudential, Dai-ichi life, Fubon life, Đây sẽ là thách thức cũng chính là thách thức vàcũng là cơ hội để BVNT tự đánh giá lại chất lượng, dịch vụ của mình nhằm duy trì vịthế cạnh tranh trên sân nhà Trong đó khách hàng là vũ khí cạnh tranh hiệu quả nhấtđối với doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Theo “Thông tin thị trường bảo việt nhân thọ, 2019” tính đến nay, mạng lưới củaBVNT gồm 76 công ty thành viên phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc, có hơn 300điểm phục vụ khách hàng và gần 50 sản phẩm các loại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầubảo vệ, đầu tư tài chính của người dân Việt Nam Trong đó BVNT Quảng Nam là mộttrong những công ty thành viên đem lại doanh thu khai thác luôn nằm trong top đầu sovới các công ty thành viên còn lại Gần đây nhất, theo báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ thì tổng doanh thu hợp nhất năm 2018ước đạt 41.799 tỷ đồng, tăng trưởng 27,6% so với năm 2017 Trong đó, BVNT QuảngNam với mức doanh thu là 106,782,631,550đ xếp vị thứ 4 so với 76 Công ty thànhviên Con số này chỉ xếp sau doanh thu của BVNT Hà Nội với doanh thu là124,851,256,455đ, TP Hồ Chí Minh là 121,411,603,513đ, Phú Thọ là118,055,682,011đ BVNT Quảng Nam đã có được những thành công như vậy là nhờvào điều gì? Ông Nguyễn Ngọc Anh – Giám đốc công ty BVNT Quảng Nam cho biết:
“Sự hài lòng của khách hàng đối với Bảo Việt Nhân Thọ nói chung và Bảo Việt Nhân
Thọ Quảng Nam nói riêng là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến sự thành công của chúng ta Tuy nhiên, mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ BHNT của công ty BVNT Quảng Nam là khác nhau, vẫn còn rất nhiều ý kiến tiêu cực ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ BHNT, đó là do tác động của nhiều nhân tố khác nhau Vì vậy nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ BHNT là một công việc quan trọng và phải được thực hiện liên tục, thường xuyên để đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, từ đó làm cho khách hàng hài lòng hơn đối với chất lượng dịch vụ BHNT của công ty Có như thế, ta mới giữ chân được khách hàng cũ và phát triển thêm nhiều khách hàng tiềm năng” Để
hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chấtlượng dịch vụ BHNT của Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam thì ta sẽ đến gần hơn với đềtài mà tác giả đã trải qua hơn 3 tháng thực tập để trải nghiệm, quan sát và tìm hiểu
“Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam”.
2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
a.Mục tiêu chung:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Tác giả nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về BHNT, chất lượng dịch vụ BHNT,
sự hài lòng Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòngcủa khách hàng đối với chất lượng dịch vụ BHNT tại công ty BVNT Quảng Nam, từ
đó đề xuất những giải pháp cần thiết để nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối vớidịch vụ BHNT tại công ty BVNT Quảng Nam
b.Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nghiên cứu sự hài lòng cuả khách hàng
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và đánh giámức độ tác động của các nhân tố đó đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượngdịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng cuả khách hàng đối vớichất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối vớichất
lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam
b.Đối tượng khảo sát: Những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ BHNT của
công ty BVNT Quảng Nam
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp tác giả sử dụng cho đề tài nghiên cứu này được thu thập chủyếu tại các phòng trong công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam, cụ thể như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Thông tin về tình hình lao động của các nhân viên trong công ty được lấy từphòng hành chính công ty BVNT Quảng Nam.
- Kết quả hoạt động kinh doanh, quyền lợi bảo hiểm chi trả, số hợp đồng khaithác,…được lấy từ phòng HTKD và phòng PTKD công ty BVNT Quảng Nam
Ngoài ra, các số liệu thứ cấp khác trong đề tài nghiên cứu còn được tác giả thuthập từ một số nguồn thông tin khác như: internet, báo chí, luật doanh nghiệp,…
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
+ Phương pháp nghiên cứu định tính:
Thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của chuyên gia là các quản lý đứng đầu cáckhu vực, văn phòng đại diện thuộc công ty BVNT Quảng Nam Họ là những ngườihiểu rõ được nhu cầu của khách hàng Từ ý kiến của nhóm chuyên gia này, tác giả xácđịnh được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp thẩm định lại các câu hỏitrong bảng câu hỏi phỏng vấn thông qua quá trình phỏng vấn thử Mục đích củanghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ BHNT
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảohiểm tại công ty BVNT Quảng Nam Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liênquan, tác giả thiết kế bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ khách hàng Sau đó, phátphiếu điều tra đó cho 10 khách hàng xem họ đánh giá thế nào, họ có cung cấp đầy đủnhững thông tin trong bảng hỏi không, từ ngữ trong bảng hỏi có dễ hiểu không Từ đóđiều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp và tiến hành khảo sát chính thức
Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứuđịnh lượng là thang đo Likert Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểumức độ đánh giá của người trả lời Vì vậy, bảng câu hỏi đã được thiết kế từ 1 là “hoàntoàn không đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn đồng ý”
Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS, thang đo sau khiđược đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tốkhám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan và phân tích phương sai để kiểm định
mô hình nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16* Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu mà tác giả lựa chọn là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Dựa trên số lượng khách hàng đã và đang tham gia dịch vụ BHNT tại công ty Bảo ViệtNhân Thọ Quảng Nam để tiến hành khảo sát
* Phương pháp tính cỡ mẫu:
Với mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập bao gồm 23 biến quan sát và 1 biếnphụ thuộc để đáp ứng được yêu cầu điều tra và đảm bảo đại diện cho tổng thế nghiêncứu, cũng như các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyếntính bội các nhân tố độc lập với biến phụ thuộc trong phân tích và xử lý số liệu, nênkích cỡ mẫu phải thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
+ Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” (Hoàng Trọng & Chu NguyễnMộng Ngọc, 2008) số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng nămlần số biến quan sát:
Nmin = Số biến quan sát * 5 = 23*5= 115+ Theo “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” (Nguyễn Đình Thọ, 2014)
số mẫu thiết kế để có thể tiến hành phân tích hồi quy phải thỏa mãn điều kiện sau:
Nmin = 8*5 + 50 =90
Từ cách tính kích cỡ mẫu trên ta sẽ chọn cỡ mẫu lớn nhất là 115 Tuy nhiên đểđảm bảo tính chính xác của số liệu và việc thu hồi phiếu khảo sát trong quá trình điềutra, tác giả chọn kích cỡ mẫu là 150
* Cách thức tiếp cận mẫu:
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách:
Tác giả gửi 105 phiếu điều tra cho 7 cán bộ quản lý tại 7 khu vực thuộc công tyBVNT Quảng Nam, mỗi khu vực là 15 phiếu điều tra nhằm đảm bảo tính đồng đềutrong quá trình khảo sát Các cán bộ sẽ hướng dẫn khách hàng đến giao dịch tại vănphòng đại diện trực thuộc khu vực mình điền thông tin đánh giá cần thiết vào bảng hỏi
Vì chỉ có 15 bảng hỏi cho mỗi khu vực nên việc khảo sát là rất nhanh Kết quả khảosát được cán bộ trả về cho tác giả tại vị trí thực tập công ty BVNT Quảng Nam vàocuối tuần
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Còn lại 45 phiếu điều tra được tác giả khảo sát các khách hàng đến giao dịch trựctiếp tại công ty BVNT Quảng Nam Tác giả hướng dẫn cụ thể khách hàng đánh thôngtin đánh giá của họ vào bảng hỏi, kết quả khảo sát có trực tiếp ngay sau đó.
Đã có 150 phiếu điều tra được gửi cho khách hàng tại các khu vực, văn phòng đạidiện Với kết quả nhận lại là 137 phiếu với tỷ lệ phản hồi là 91.3% trong đó có 17phiếu bị loại do không hợp lệ Do đó, số lượng mẫu đạt yêu cầu còn lại để đưa vàophân tích là 120 phiếu
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Phương pháp tổng hợp
Đề tài sử dụng số liệu tổng hợp từ các phòng tại công ty trong 3 năm từ năm
2016 đến năm 2018 để phân tích và làm rõ vấn đề nghiên cứu
Phương pháp so sánh
Sau khi có số liệu tổng hợp từ các phòng, tác giả tiến hành só sánh kết quả đạtđược giữa các năm để thấy được sự biến động của chúng Từ đó, tìm ra các nguyênnhân và đề xuất các giải pháp cần thiết để cải thiện
4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Sau khi có đủ 120 bảng hỏi đạt yêu cầu từ cuộc khảo sát, tiến hành mã hóa dữliệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu và tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS20.0 với các phương pháp:
Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thuthập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Thống kê mô tảcung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo Cùng với phân tích đồ họađơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu Có rất nhiều
kỹ thuật được thực hiện trong thống kê mô tả như:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp sosánh dữ liệu
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Kiểm định độ tin cậy Cronbach’ Alpha
Phương pháp này dùng để loại các biến không phù hợp, hạn chế các biến ráctrong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậyCronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức
độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Do đó những biến có
hệ số tương quan tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại Thang đo đượcchấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.6 trở lên là có thể sửdụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978;Peterson, 1994; Slater, 1995)
0.8 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 1 : Thang đo lường tốt
0.7 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0.8 : Thang đo có thể sử dụng được
0.6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0.7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp kháiniệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiêncứu
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sátphụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến tương đối ít hơn để chúng có ý nghĩa hơnnhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả,1998) Đồng thời kiểm tra độ tin cậy của các biến trong cùng một thang đo Dữ liệu sẽđược sử dụng để phân tích khám phá nếu thỏa mãn các điều kiện:
- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) lớn hơn hoặc bằng 0.5 với mức ýnghĩa kiểm định Bartlett nhỏ hơn hoặc bằng 0.05
- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0.5 Nếu biến nhân tố nào có
hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Tabachnick & Fidell, 1989)
- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% và giátrị Eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988)
- Thứ tư, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố lớnhơn 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt của các nhân tố
Phân tích tương quan và hồi quy
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem ảnh hưởng của các
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ BHNT tại công tyBVNT Quảng Nam.
Kết quả tính toán các thông số cơ bản như sau:
Hệ số tương quan bội R: hệ số R nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụthuộc HL và các biến độc lập X Khi R càng lớn thì mối quan hệ càng chặt chẽ(-1 ≤ R
≤ 1)
Hệ số xác định R2: tỉ lệ % biến động của SHL được giải thích bởi các biến Xi
Hệ số xác định đã điều chỉnh: dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào mộtbiến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định đưabiến đó vào phương trình hồi quy Hệ số này phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của môhình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20P value: giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó bác bỏ giả thiết H0:β1=β2= β3= β4= β5
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữu liệunghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng Tiêu chuẩn kiểm định sử dụngthống kê t và giá trị p- value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo tiêu chuẩn 95%, giátrị p- value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp nhận hay bác bỏgiả thuyết nghiên cứu Đối với các kiểm định có sự khác nhau giữa các tổng thể controng nghiên cứu, ta sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai ANOVA đểkiểm định
5 Kết cấu đề tài:
Kết cấu đề tài bao gồm 3 phần
Phần 1 là đặt vấn đề: Ở phần này, tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phươngpháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần 2 là nội dung nghiên cứu, trong nội dung nghiên cứu tác giả chia làm 3chương, chương 1 tác giả nêu những vấn đề lý luận trong nghiên cứu sự hài lòng củakhách hàng đối với dịch vụ BHNT tại công ty BVNT Quảng Nam, chương 2 là nghiêncứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty BảoViệt Nhân Thọ Quảng Nam, chương 3 nêu một số gải pháp nhằm nâng cao sự hài lòngcủa khách hàng đối với dịch vụ BHNT tại công ty BVNT Quảng Nam
Phần 3 là kiến nghị và giải pháp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
BHNT TẠI CÔNG TY BVNT QUẢNG NAM.
1.1 Tổng quan về Bảo Hiểm Nhân Thọ
1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm Nhân Thọ
- Theo tài liệu Bảo Việt lập nghiệp của Công ty Bảo Việt Nhân Thọ quy định:
“Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểmsống hay chết.”
- Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm quy định: “Bảo hiểm Nhân Thọ là sự cam kếtgiữa Công ty Bảo hiểm với người tham gia Bảo hiểm mà trong đó Công ty Bảo hiểm
có tách nhiệm trả tiền Bảo hiểm (số tiền bảo hiểm) cho người tham gia khi người thamgia có những sự kiện đã được định trước (chẳng hạn như chết, thương tật toàn bộ vĩnhviễn, hết hạn Hợp đồng, sống đến một thời hạn nhất định) Còn người tham gia Bảohiểm có trách nhiệm nộp phí Bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn.”
- Tính đến nay, thị trường Bảo hiểm đang hoạt động rất mạnh mẽ, có rất nhiềuCông ty kinh doanh về Bảo hiển Nhân thọ Thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục tăngtrưởng ấn tượng với tổng doanh thu đạt 115.982 tỷ đồng Trong đó, doanh thu phí bảohiểm ước đạt 87.960 tỷ đồng, tăng 32,8% so với năm 2017, doanh thu từ hoạt độngđầu tư ước đạt 28.022 tỷ đồng, tăng 29,4% Hiện nay top các công ty bảo hiểm nhânthọ uy tín nhất là Bảo Việt, Prudential, Daiichi, Chubb, Aia,…
- Dưới đây là danh sách top 10 công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2019
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Hình 1.1: Danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2019
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2019, tháng 06/2019
Trong đó, công ty Bảo Việt Nhân Thọ là công ty uy tín nhất, dẫn đầu về kinhdoanh bảo hiểm nhân thọ
Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm nhân thọ mang năm đặc điểm cơ
bản sau:
- Thứ nhất, BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro
- Thứ hai, BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người thamgia bảo hiểm
- Bảo hiểm sinh kỳ: khi người bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được quy
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23định trong hợp đồng công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm.
- Bảo hiểm tử kỳ: khi người bảo hiểm chết trong thời gian được quy định tronghợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm
- Bảo hiểm trọn đời: sự kiện bảo hiểm là người được bảo hiểm chết vào bất kỳthời điểm nào trong suốt cuộc đời người đó
- Bảo hiểm liên kết đầu tư: phí bảo hiểm đồng thời là khoản đầu tư của ngườitham gia bảo hiểm
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ.
- Góp phần nâng cao phúc lợi xã hội
- Tham gia bảo hiểm nhân thọ là quyền lợi của mọi công dân, bảo hiểm nhân thọ
đã làm cho cuộc sống con người được bảo đảm và phát triển một có kế hoạch Khitham gia bảo hiểm nhân thọ chúng ta sẽ một cuộc sống thoải mái hơn vì đã có sự đảmbảo nhất định của công ty bảo hiểm Do vậy, đứng trên phương diện nhất định nào đóthì tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ là đã và đang nâng cao phúc lợi cho xã hội
- Tạo công ăn việc làm cho lao động Vấn đề thất nghiệp luôn được quan tâm bởiChính phủ, các tổ chức xã hội, người lao động Tỷ lệ thất nghiệp trong nước cao haythấp đều ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội như: tình hình phát triển kinh tế, sự
Trang 24Ý nghĩa BHNT được thể hiện trên rất nhiều mặt không chỉ đảm bảo tài chínhtrước những rủi ro bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp giúp gia đình vượt qua khó khăn, màcòn có ý nghĩa tiết kiệm cho tương lai con trẻ, tích lũy cho tuổi già an nhàn.
- Bảo vệ tài chính cho gia đình: BHNT cung cấp các quyền lợi bằng tiền để bùđắp các rủi ro tài chính đối với người trụ cột bị tử vong, thương tật, bệnh tật hay tainạn
- Đảm bảo tài chính trong trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra: Lúc này, bảo hiểmnhân thọ sẽ lập tức biến thành trụ đỡ vững chắc thay thế khoản thu nhập bị mất đi củangười trụ cột
- Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh trong tương lai: BHNT giúp mọi người tiếtkiệm cho ngày hôm nay để có nguồn vốn cho tương lai
- Chuẩn bị tài chính cho hưu trí an nhàn: BHNT là một hình thức tiết kiệm giúp
ổn định được tài chính trong tương lai Trích “Luật Dương Gia khái niệm và vai trò
của Bảo hiểm nhân thọ (2018)”
1.2 Các khái niệm về dịch vụ, chất lượng dịch vụ
1.2.1 Khái niệm dịch vụ:
Có rất niều khái niệm dịch vụ khác nhau từ các nhà nghiên cứu:
- Mác cho rằng : “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoa, khi mà
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liêntục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng pháttriển” Như vậy, với định nghĩa trên, C Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự pháttriển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh
- Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu
cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004,NXB Đà Nẵng, tr256]
- Trong kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá
nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia] Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của
dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sócsức khoẻ…và mang lại lợi nhuận
- Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác
nhau nhưng Đối với đề tài này, tác giả chấp nhận khái niệm “Dịch vụ là hoạt động cóchủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người” để nghiên cứu và làm rõ đề tài
1.2.2 Chất lượng dịch vụ:
Chất lượng dịch vụ là một phạm trù rộng và có rất nhiều định nghĩa khác nhautùy thuộc vào từng loại dịch vụ, nhưng bản chất của chất lượng dịch vụ nói chungđược xem là những gì mà khách hàng cảm nhận được Mỗi khách hàng có nhận thức
và nhu cầu cá nhân khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau
- Theo Joseph Juran & Frank Gryna “Chất lượng là sự phù hợp đối với nhu cầu”.
- Theo Armand Feigenbaum (1945) “Chất lượng là quyết định của khách hàng
dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trênnhững yêu cầu của khách hàng- những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không nêu
ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tínhchuyên môn – và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”
- Theo American Society for Quality “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hànghóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu vàlàm hài lòng khách hàng”
- Theo quan điểm của Gronroos (1984) cho rằng, chất lượng dịch vụ được đánhgiá trên hai khía cạnh: chất lượng kỹ thuật và chất lưỡng kỹ năng Chất lượng kỹ thuậtliên quan đến những gì được phục vụ còn chất lượng chức năng nói lên chúng đượcphục vụ như thế nào
Chất lượng dịch vụ tốt hay không là tùy thuộc vào người cung cấp dịch vụ quathái độ, quan hệ bên trong công ty, hành vi, tinh thần phục vụ, sự biểu hiện bên ngoài,tiếp cận và tiếp xúc khách hàng Muốn tạo dịch vụ tốt, phải có sự giao thoa giữa chấtlượng kỹ thuật và chất lượng chức năng Tác giả sẽ quan điểm này để nghiên cứu sựhài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ BHNT tại công ty BVNT Quảng N
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 261.3 Lý luận về sự hài lòng của khách hàng
1.3.1 Khái niệm sự hài lòng:
Có rất nhiều định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng
- Theo Philip Kotler, sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức
độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từviệc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ
- Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái
độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phảnứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếpnhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”
- Theo Oliver (1999) và Zineldin (2000) thì sự hài lòng của khách hàng là sựphản hồi tình cảm/toàn bộ cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên
cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận đuợc so với mong đợi trước đó
- Churchill và Peter (1993) đã đưa ra kết luận sự hài lòng là một trạng thái trong
đó những gì khách hàng cần, muốn và mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được thỏamãn hay vượt quá sự thỏa mãn, kết quả là có sự mua hàng lặp lại, lòng trung thành vàgiá trị của lời truyền miệng một cách thích thú
Nói một cách đơn giản, sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái/ cảm nhậncủa khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ đó (TerrenceLevesque & Gordon H.G MeDougall, 1996) Và ở đề tài này, chúng ta sẽ dựa vào kháiniệm này để làm rõ vấn đề nghiên cứu
1.3.2 Phân loại sự hài lòng của khách hàng:
Theo nhà nghiên cứu Martensen, Gronholdt, and Kristensen (2000) có thể phânloại sự hài lòng của khách hàng thành 3 loại như sau:
a.Hài lòng tích cực:
Đối với nhóm khách hàng có sự hài lòng tích cực, họ và nhà cung cấp dịch vụ sẽ
có mối quan hệ tốt đẹp, cảm thấy rất hài lòng khi giao dịch Họ cũng hy vọng nhà cungcấp sẽ có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ và đây cũng là nhómkhách hàng dễ trở thành khách hàng trung thành đối với dịch vụ của công ty , họ là
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27những người tin tưởng cao đối với dịch vụ và sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ củacông ty.
b.Hài lòng ổn định:
Đối với những khách hàng có sự hài lòng ổn định, họ sẽ cảm thấy thoải mái vàhài lòng với những gì đang diễn ra và không muốn có sự thay đổi trong cách cung cấpdịch vụ của công ty Vì vậy, những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tin tưởng caođối với công ty và sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty
c.Hài lòng thụ động:
Đây là nhóm những khách hàng vẫn có sự hài lòng nhưng ít tin tưởng vào dịch
vụ và họ cho rằng công ty khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu của họ Họ cảm thấyhài lòng bởi vì họ nghỉ rằng dịch vụ của công ty chỉ ở ngang mức tạm chấp nhận đượcchứ không thể nào tốt hơn được nữa Vì vậy, họ sẽ tỏ ra thờ ơ với những nổ lực pháttriển của công ty
Kết luận: Việc phân loại sự hài lòng của khách hàng là rất cần thiết, mức độ hài
lòng của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi khách hàng Vì vậy, khi nghiêncứu về sự hài lòng của khách hàng thì việc làm cho khách hàng hài lòng là rất cầnthiết nhưng làm thế nào để họ hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ BHNT củacông ty là quan trọng hơn nhiều Đối với những khách hàng hài lòng thụ động thì họ
có thể rời bỏ dịch vụ bất cứ lúc nào, vì thế BVNT phải có những cải biến tích cực về dịch
vụ BHNT đối với từng nhóm khách hàng để đem lại hiệu quả lớn nhất cho công ty
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng.
a.Chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của kháchhàng (Crronin và Taylor, 1992; Yavas et al, 1997; Ahmad và Kamal, 2002) Nếu nhàcung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họthì doanh nghiệp đó bước đầu đã làm cho khách hàng hài lòng
b.Giá cả dịch vụ.
Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng có mối quan hệ giữa giá cả và sự hàilòng khách hàng (Varki and Colgate, 2001; Hong and Goo, 2003) Khi giá cả đượckhách hàng cảm nhận cao thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giảm hoặc tăng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28tương ứng Do đó, nếu không xét đến nhân tố này, thì việc nghiên cứu sự hài lòng củakhách hàng sẽ thiếu chính xác.
c.Các nhân tố khác.
Ngoài chất lượng dịch vụ và giá cả ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng,còn có nhiều nhân tố khác như: quan hệ với nhà cung cấp thời gian giao dịch, tâm lýkhách hàng, các chương trình khuyến mãi,…
1.3.4 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Theo “luận văn về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của kháchhàng, 2014”, chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều đến sự hài lòng của kháchhàng Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chấtlượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì nhà mạng đó đã bước đầu làm cho khách hàng hàilòng Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nângcao chất lượng dịch vụ Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của kháchhàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái tạo ra trước,quyết định đến sự hài lòng của khách hàng Mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này
là vấn đề then chốt trong hầu hết các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng Nếuchất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ khôngbao giờ khách hàng thoả mãn với dịch vụ đó Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu kháchhàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao thì họ sẽ thoả mãn với dịch vụ đó.Ngược lại nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp thì việc không hàilòng sẽ xuất hiện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng (Spreng
và Mackoy, 1996
1.3.5 Các mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
a.Mô hình FSQ and TSQ (Gronroos, 1984)
Mô hình của Gronroos đã đưa ra 3 nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ là chấtlượng chức năng, chất lượng kỹ thuật, và hình ảnh doanh nghiệp (gọi tắt là mô hìnhFTSQ) Tuy nhiên, mô hình này không đưa ra một sự giải thích về cách thức đo lườngchất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng
b.Mô hình Servqual (Parasuraman, 1988)
Mô hình Servqual được Parasuraman công bố vào năm 1985, sau đó được hiệuchỉnh vào năm 1988, Theo Parasuraman, chất lượng dịch vụ được đo lường thông qua
5 nhân tố: Sự tin cậy, sự đáp ứng, sự hữu hình, đồng cảm, năng lực phục vụ Theo môhình Servqual, chất lượng dịch vụ đưuọc xem như khoảng cách giữa mong đợi về dịch
vụ và nhận thức của khách ahfng khi sử dụng dịch vụ
c.Mô hình Servperf (Cronin and Taylor, 1992)
Mô hình này là một biến thể của mô hình Servqual, bộ thang đo của mô hình nàycũng sử dụng 22 mục phát biểu tương tự như trong Servqual, nhưng bỏ qua phần câuhỏi về kỳ vọng, theo đó: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận Kết luận này đãnhận được sự đồng tình bởi các nghiên cứu của Lee et al (2000) Brady et al (2002)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30dẫn trong Lam (2011).
d.Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng, quan hệ (Parasuraman, 1994)
Theo mô hình này, sự thỏa mãn khách hàng được cấu thành từ 2 thành phần:Thỏa mãn chức năng và các mối quan hệ
1.4 Các công trình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm
1.4.1 Trên thế giới:
- Nghiên cứu của Tiến sĩ H.S Sandhu- giám đốc viện Công nghệ Campusvaf bàNeetu Bala, trợ lý giáo sư trường Đại học Delhi về “ Cảm nhận của khách hàng đối vớichất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại Ấn Độ được đăng trên tạp chí kinh doanh vàkhoa học xã hội quốc tế năm 2011 Nghiên cứu nàu ứng dụng thang đo Servperf để đolường sự hài lòng của khách hàng
- Điều tra thực nghiệm của tiến sĩ Masood H Siddiqui (đồng tác giả)- Học việnquản lý Jaipuria, Ấn Độ (tháng 7/2010) về “Cảm nhận của khách hàng đối với chấtlượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ” Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sự dụng thang
đo Servqual của Parasuraman và chỉ ra 6 thành phần của chất lượng dịch vụ bảo hiểmlà: Sự đảm bảo, kế hoạch tài chính cá nhân, thẩm quyền, yếu tố hữu hình, hình ảnhcông ty và công nghệ
- Nghiên cứu về “Đánh giá chất lượng dịch vụ trong ngành công nghiệp bảo hiểmMalaysia” của Affiaine Ahmad, khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Malaya(UM),Kuala Lumpur, Malaysia (2007) dựa vào thang đo Servqual
1.4.2 Tại Việt Nam.
- Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng dến sự hài lòng của khách hàng vềchất lượng dịch vụ bảo hiểm của công ty Bảo Minh Trà Vinh dựa trên mô hình dịch vụServperf của Cronin và Taylor năm 1992
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Bá Linh về “Nghiên cứu sự hài lòng của kháchhàng đối với dịch vụ bảo hiểm bảo minh Đà Nẵng” Tác giả áp dụng mô hình chấtlượng dịch vụ Parasuraman et al (1985, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003)
- Năm 2013, Nguyễn Thị Thanh Hương- Khoa Quản trị kinh doanh trường Đạihọc Lạc Hồng cũng đã chọn đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31dịch vụ công bảo hiểm xã hội tại Đồng Nai” với mô hình Servqual để phục vụ choluận văn thạc sĩ của mình.
1.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Như đã trình bày ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung chủyếu vào khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty Bảo Việt NhânThọ Quảng Nam để từ đó đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch
vụ của doanh nghiệp Chất lượng dịch vụ áp dụng theo mô hình SERVQUAL gồm 5thành phần: Tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình.Nghiên cứu này đề nghị mô hình nghiên cứu lý thuyết về chất lượng dịch vụ củaBHNT và sự thỏa mãn của khách hàng như hình sau:
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng
Mô hình này đề nghị chất lượng dịch vụ công ty được xác định theo năm thànhphần cơ bản như sau:
Sự tin cậy: Là sự tin cậy về các thỏa thuận dịch vụ được cung cấp từ doanh
nghiệp, tổ chức như đúng hạn, kịp thời, không sai sót,…
Trang 32Sự đáp ứng: Là sự mong muốn, sẵn sàng của hệ thống nhân sự trong việc cung
cấp dịch vụ cho khách hàng
Năng lực phục vụ: Thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn, của nhân viên khi
cung cấp dịch vụ như giải quyết công việc, thái độ phục vụ, sự tôn trọng, ý thức nhiệmvụ
Sự đồng cảm: Thể hiện mức độ thấu hiểu, tìm hiểu quan tâm đến các nhu cầu
riêng biệt của khách hàng, sự quan tâm đến kỳ vọng của khách hàng
Phương tiện hữu hình: Là các điều kiện, phương tiện, công cụ phục vụ quá
trinhfcung cáp dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức tới khách hàng
1.6 Thang đo
Nghiên cứu sử dụng thang đo dạng Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng
ý và 5 là hoàn toàn đồng ý
1.6.1 Thang đo chất lượng dịch vụ
Thang đo chất lượng dịch vụ theo mô hình SERQUAL gồm 23 biến quan sát để
đo lường năm thành phần chất lượng dịch vụ Trong đó, (1) thành phần sự tin cậy gồmnăm biến quan sát, (2) thành phần sự đáp ứng gồm năm biến quan sát, (3) thành phầnnăng lực phục vụ gồm năm biến quan sát, (4) thành phần sự đồng cảm gồm bốn biếnquan sát, (5) thành phần phương tiện hữu hình gồm bốn biến quan sát, cụ thể như sau:
a.Thành phần sự tin cậy:
1.Các quy trình thủ tục hành chính được công ty công khai minh bạch
2.Hợp đồng bảo hiểm không bị sai sót
3.Không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất hợp đồng bảo hiểm
4.BVNT Quảng Nam là nơi tin cậy của khách hàng khi liên hệ giải quyết cácquyền lợi bảo hiểm
5.BVNT giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, hợp lý
b.Thành phần sự đáp ứng:
1.Thời gian ngồi đợi (đến lượt giao dịch) ngắn
2.Thời gian xử lý hợp đồng nhanh chóng, đúng hẹn
3.Có nhiều mức phí bảo hiểm để lựa chọn
4.Chế độ chi trả quyền lợi nhanh chóng, thuận lợi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 335.Tất cả các đối tượng đều có thể tham gia được.
c.Thành phần năng lực phục vụ:
1.Nhân viên có thái độ ôn hòa, không gây nhũng nhiễu, phiền hà cho khách hàng.2.Nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giải quyết thắc mắc củakhách hàng
3.Nhân viên thành thạo chuyên môn ,nghiệp vụ
4.Nhân viên xử lý nghiệp vụ chính xác
5.Nhân viên phục vụ công bằng với mọi khách hàng
d.Thành phần sự đồng cảm:
1.BVNT thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn
2.BVNT đáp ứng kịp thời các yêu cầu của bạn
3.Nhân viên trong công ty quan tâm đến cá nhân bạn
4.BVNT thể hiện sự chú ý đặc biệt đến những quan tâm nhiều nhất của bạn
e.Thành phần phương tiện hữu hình:
1.Nhân viên có trang phục gọn gàng lịch sự
2.Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo
3.Cách bố trí phòng giao dịch hợp lý, đẹp mắt
4.Công ty có thời gian làm việc thuận lợi
1.6.2 Thang đo sự hài lòng của khách hàng
1 Mức độ hài lòng chung của quý khách về chất lượng của sản phẩm của BVNT.2.Hài lòng về khả năng cung cấp thông tin của BVNT
3.Hài lòng về khả năng phục vụ của các chuyên viên công ty BVNT Quảng Nam
1.6.3 Mã hóa dữ liệu
- Mã hóa dữ liệu: Sau khi thu thập được số lượng mẫu thích hợp, tác giả sử dụngcông cụ SPSS để phân tích dữ liệu với các thang đo được mã hóa và kết quả chi tiếtđược trình bày ở phần tiếp theo, cụ thể mã hóa sữ liệu: sự tin cậy (STC), sự đáp ứng(SDU), năng lực phục vụ (NLPV), sự đồng cảm (SDC), phương tiện hữu hình(PTHH), sự hài lòng (SHL)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34SỰ TIN CẬY
- STC1: Các quy trình thủ tục hành chính được công ty công khai minh bạch
- STC2: Hợp đồng bảo hiểm không bị sai sót
- STC3: Không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất hợp đồng bảo hiểm
- STC4: BVNT Quảng Nam là nơi tin cậy của khách hàng khi liên hệ giải quyếtcác quyền lợi bảo hiểm
- STC5: BVNT giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, hợp lý
SỰ ĐÁP ỨNG
- SDU1: Thời gian ngồi đợi (đến lượt giao dịch) ngắn
- SDU2: Thời gian xử lý hợp đồng nhanh chóng, đúng hẹn
- SDU3: Có nhiều mức phí bảo hiểm để lựa chọn
- SDU4: Chế độ chi trả quyền lợi nhanh chóng, thuận lợi
- SDU5: Tất cả các đối tượng đều có thể tham gia được
- NLPV3: Nhân viên thành thạo chuyên môn ,nghiệp vụ
- NLPV4: Nhân viên xử lý nghiệp vụ chính xác
- NLPV5: Nhân viên phục vụ công bằng với mọi khách hàng
SỰ ĐỒNG CẢM
- SDC1: BVNT thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn
- SDC2: BVNT đáp ứng kịp thời các yêu cầu của bạn
- SDC3: Nhân viên trong công ty quan tâm đến cá nhân bạn
- SDC4: BVNT thể hiện sự chú ý đặc biệt đến những quan tâm nhiều nhất củabạn
- PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH
- PTHH1: Nhân viên có trang phục gọn gàng lịch sự
- PTHH2: Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- SHL2: Hài lòng về khả năng cung cấp thông tin của BVNT
- SHL3: Hài lòng về khả năng phục vụ của các chuyên viên công ty BVNTQuảng Nam
1.7 Cơ sở thực tiễn: Sự ra đời và phát triển Bảo hiểm Nhân Thọ.
a) Trên thế giới:
Bảo hiểm nhân thọ là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông và một vài người trong số
họ phải gánh chịu Có thể nói nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi vào lịch sử là năm
1583 ở London và hợp đồng đầu tiên được ký kết với người được bảo hiểm là WilliamGibbons Trong hợp đồng thoả thuận rằng một nhóm người góp tiền và số tiền này sẽđược trả cho người nào trong số họ bị chết trong vòng một năm Lúc đó ông WilliamGibbons chỉ phải đóng 32 bảng phí bảo hiểm và khi ông chết (trong năm đó), ngườithừa kế của ông được hưởng số tiền 400 bảng
Hợp đồng BHNT ra đời đầu tiên vào năm 1583 ở London nhưng đến năm 1759công ty BHNT đầu tiên mới ra đời, công ty bảo hiểm Philadelphia của Mỹ, tuy nhiênchỉ bán các hợp đồng bảo hiểm cho các con chiên trong nhà thờ của họ Tiếp theo làAnh năm 1765, Pháp năm 1787, Đức năm 1828, Nhật Bản năm 1881, Hàn quốc năm
1889, Singapore năm 1909 Năm 1860 bắt đầu xuất hiện mạng lưới đại lý bảo hiểmnhân thọ
Trên thế giới, BHNT là loại hình bảo hiểm phát triển nhất, năm 1985 doanh thuphí bảo hiểm mới chỉ đạt 630,5 tỷ đôla và đến năm 2006, doanh thu phí BHNT toànthế giới đạt 2014 tỷ đôla Doanh thu phí bảo hiểm ngày càng tăng đó chính là vì nóđóng góp vai trò to lớn không chỉ trong từng gia đình và từng cá nhân trong việc ổnđịnh cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro mà còn thể hiện rõ trêntoàn thể xã hội như thu hút vốn đầu tư
b) Tại Việt Nam:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Trước năm 1954, ở miền Bắc những người làm việc cho Pháp đã mua BHNT vàmột số gia đình đã được hưởng quyền lợi từ các hợp đồng bảo hiểm này Các hợpđồng bảo hiểm trên đều do các công ty bảo hiểm của Pháp trực tiếp thực hiện.
Trong những năm 1970, 1971 ở miền Nam công ty bảo hiểm Hưng Việt đã triểnkhai một số loại hình bảo hiểm nhân thọ như: an sinh giáo dục, bảo hiểm trường sinh(bảo hiểm nhân thọ cả đời), bảo hiểm có thời hạn 5,10 năm hay 20 năm Nhưng công
ty này hoạt động trong thời gian rất ngắn chỉ 1-2 năm nên hầu hết người dân chưa biếtnhiều về loại hình bảo hiểm này
Năm 1987, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã tổ chức nghiên cứu đềtài: "Lý thuyết về bảo hiểm nhân thọ và sự vận dụng vào thực tế Việt Nam" đã được
Bộ Tài chính công nhận là đề tài cấp bộ Qua việc đánh giá các điều kiện kinh tế - xãhội của Việt Nam, năm 1990 Bộ Tài chính đã cho phép Bảo Việt triển khai "bảo hiểmsinh mạng cá nhân - một loại hình ngắn hạn của bảo hiểm nhân thọ " Đến hết năm
1995 đã có trên 500000 người tham gia bảo hiểm với tổng số phí trên 10 tỷ VND
Qua việc nghiên cứu tác dụng cũng như sự cần thiết phải có một loại hình bảo hiểmmới - BHNT ở Việt Nam, ngày 10/3/1996 Bộ Tài chính đã ký quyết định số281/TC/TCNH cho phép Bảo Việt triển khai hai loại hình bảo hiểm nhân thọ: bảohiểm nhân thọ có thời hạn 5 -10 năm và chương trình đảm bảo cho trẻ em đến tuổitrưởng thành (an sinh giáo dục) Ngày 22/6/1996 Bộ Tài chính ký quyết định số568/TC/QĐ/TCCB thành lập công ty Bảo hiểm nhân thọ (Bảo Việt nhân thọ) từ đóBảo Việt nhân thọ tiến hành các hoạt động nhằm triển khai tốt các loại hình bảo hiểmnày một cách khẩn trương Hoạt động bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển và giữvai trò quan trọng trong mỗi nền kinh tế Đối với các tổ chức và cá nhân điều này cóthể thấy rõ qua tác dụng của BHNT
Trong đó, cho đến năm 1993, ở Đông Nam á tổng doanh thu phí bảo hiểm là 61,1
tỷ USD, doanh số của bảo hiểm nhân thọ là 45,1 tỷ USD chiếm 73,8% , doanh số củabảo hiểm phi nhân thọ là 16 tỷ USD chiếm 26,2%
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BHNT TẠI CÔNG TY BVNT
QUẢNG NAM.
2.1 Khái quát về Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo Việt Nhân thọ Quảng Nam
Tên Thương nhân : Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam
Địa chỉ : Quốc lộ 1A Phan Bội Châu, phường Hòa Thuận, TPTam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Chủ sở hữu : Nguyễn Ngọc Anh
BVNT là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường từ năm 1996,BVNT đi tiên phong trong việc cung cấp, hoạch định các giải pháp tài chính ưu việtcho khách hàng nhằm mang lại cuộc sống an lành và hạnh phúc
Khẳng định vị thế của doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu, BVNT chú trọng côngtác phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ, với mong muốn đáp ứng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng và đem lại cho kháchhàng sự hài lòng cao nhất.
Quá trình phát triển của BVNT luôn gắn liền với các hoạt động hướng về cộngđồng và nâng cao chất lượng cuộc sống Đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước,BVNT đã và đang đầu tư trở lại ngành kinh tế chục nghìn tỷ đồng
Với phương châm “Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền” mọi hoạt động củaBVNT đều hướng tới đảm bảo lợi ích cao nhất cho khách hàng và luôn là doanhnghiệp gần gũi, tin cậy đối với mỗi người dân Việt Nam
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng phòng trong Công ty BVNT Quảng Nam
Hiện nay, công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam đang sử dụng mô hình bộmáy tổ chức hiện đại được phân chia theo các hoạt động quản lý rõ ràng và chặt chẽgiữa các phòng ban làm việc
Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam hiện nay gồm có 01 trụ sở chính đóngtại quốc lộ 1A, đường Phan Bội Châu, phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, tỉnh QuảngNam và 11 văn phòng đại diện ở các huyện cụ thể: Đại Lộc, Điện Bàn, Quế Sơn, DuyXuyên, Tam Kỳ 1, Tam Kỳ 2, Tam Kỳ 3, Núi Thành+Trà My, Tiên Phước+PhướcSơn, Hội An, Thăng Bình,
Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Bảo Việt Nhân Thọ được thểhiện khái quát qua sơ đồ sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty BVNT Quảng Nam
(Nguồn: Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Quảng Nam)
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm phụ trách các phòng hỗ
trợ kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự, ban xử lý nợ có vấn đề.Giám đốc có quyền quyết định trong phạm vi phân theo quy định, chịu trách nhiệmtrực tiếp với Tổng công ty và cơ quan pháp luật Nhà nước
Phó giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc, làm việc theo sự phân công và uỷ
quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao Hiệntại công ty có 02 phó Giám đốc: (1) Phó giám đốc phụ trách điều hành dịch vụ kháchhàng,kế toán;hỗ trợ kinh doanh (2) Phó giám đốc trực tiếp quản lý phòng ngân quỹ,kinh doanh dịch vụ, công tác hành chính và kinh doanh
Phòng hỗ trợ kinh doanh: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và hoàn thiện các hồ sơ
báo cáo, thực hiện các hoạt động quản lý để phát triển kinh doanh, phát triển các kênh
Phó Giám đốc
dịch vụ khách
hàng
Phó Giám đốc phát triển kinh doanh
Phòng tài chính
kế toá n
Phòng hành chính
Giám đốc
Phòng ngân quỹ
Nhân
viên
Phòng đào tạo đại lý
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Trường Đại học Kinh tế Huế