Bài báo cáo luận văn cao học 2010-2012, đh SP Hà Nội
Trang 1VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEER INSTRUCTION TRONG
DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG
“MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG”
VẬT LÍ 11
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ
HÀ NỘI, NĂM 2012
TRƯƠNG TRUNG THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN BIÊN
Trang 2CẤU TRÚC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2:
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
CHƯƠNG 3:
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 3MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Căn cứ vào cương lĩnh xây dựng đất nước của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
- Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005, chiến lược phát triển giáo dục năm
2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ
- Căn cứ vào thực tiễn Giáo dục hiện nay ở nước ta, cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học
- Theo chúng tôi được biết, phương pháp dạy học Peer Instruction chưa được vận dụng vào các trường phổ thông ở Việt Nam và chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp Peer Instruction trong dạy học vật lí ở trường phổ
thông
- Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng phương pháp Peer Instruction trong dạy học một số kiến thức chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11
Trang 4MỞ ĐẦU
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng phương pháp Peer Instruction để tổ chức dạy học một số kiến thức
chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, năng lực
tư duy phê phán, tư duy phản biện của học sinh
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận về tâm lí dạy học
- Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học Peer Instruction
- Nghiên cứu chương trình vật lí 11
- Vận dụng phương pháp Peer Instruction để tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11
-Xây dựng giáo án thực nghiệm sư phạm và tiến hành thực nghiệm sư phạm
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Khái niệm về phương pháp dạy học Peer Instruction
- Các bước tổ chức dạy học
Trang 6Giới thiệu tóm
tắt nội dung
khái niệm
Hiển thị câu
hỏi
Concept Test
HS bỏ phiếu,
GV kiểm phiếu
HS trả lời đúng
<30%
HS trả lời đúng 30-70%
HS trả lời đúng
>70%
Giải thích khái niệm một lần nữa
và / hoặc cung cấp cho
HS một số gợi ý về câu hỏi
HS thảo luận 2-3 phút, HS
cố gắng thuyết phục lẫn nhau về câu trả lời của họ
GV xác nhận câu trả lời chính xác, giải thích các quan niệm sai lầm, chuyển sang câu hỏi hoặc chủ đề khác
HS
bỏ phiếu lần 2 cho câu hỏi
Sơ đồ các bước tổ chức dạy học theo phương pháp Peer Instruction
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Khái niệm về phương pháp dạy học Peer Instruction
- Các bước tổ chức dạy học
- Các yêu cầu của Concept Test
- Điều tra, khảo sát, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ, nhận xét đánh giá về thực trạng dạy
và học vật lí hiện nay ở trường phổ thông
- Chúng tôi đã phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục các thực trạng đã nêu
Câu hỏi cần phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau đây:
- Nội dung câu hỏi tập trung vào một khái niệm quan trọng nhất, cần đề cập đến sai lầm mà HS hay mắc phải.
- HS sẽ không trả lời được nếu chỉ áp dụng các công thức thuần túy.
-Nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì phải có những phương án trả lời nhiễu tốt.
- Câu hỏi phải rõ ràng, mạch lạc.
- Câu hỏi không quá khó cũng không quá dễ.
Trang 8CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Thiết kế tiến trình dạy học bài Thấu kính mỏng (2 tiết) và bài Kính hiển vi (1 tiết)
- Lắp ráp vật sáng hình số 1 bằng đèn LED để tiến hành các thí nghiệm biểu diễn quang hình học
- Biên soạn hệ thống câu hỏi định hướng kiến thức cơ bản cho HS nghiên cứu ở nhà
- Biên soạn 14 câu hỏi Concept Test để giảng dạy trong 3 tiết học
- Biên soạn 30 câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá
- Sử dụng bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn và bộ thí nghiệm quang thực hành
để giảng dạy kiến thức mới, khẳng định kiến thức ở các câu hỏi Concept Test
- Sưu tầm và đưa vào sử dụng các phần mềm mô phỏng quang hình học, các flash minh họa về thấu kính mỏng, kính hiển vi
Trang 9CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
- Tổ chức dạy học thực nghiệm các tiết dạy theo tiến trình dạy học đã thiết kế
- Quay phim, ghi hình toàn bộ các hoạt động dạy học thực nghiệm
- Phân tích diễn biến chi tiết các Concept Test, lựa chọn những Concept Test có chất lượng để sử dụng, đồng thời phát hiện những Concept Test chưa đạt yêu cầu
để điều chỉnh, bổ sung
Trang 10CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Kết quả thực nghiệm sư phạm
0
10
20
30
40
50
BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT
0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
TN ĐC
6.28 5.00 2.15 2.80 1.47 1.67 23.36 33.46 3.63 2.70
D
Trang 11CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
- Kết quả TNSP cho thấy: Học sinh học tập rất tích cực, năng lực tư duy phê phán, phản biện của các em được nâng cao hơn qua các giờ học thực nghiêm sư phạm
- Phỏng vấn HS lớp TNSP về thái độ của các em, có 76% HS có hứng thú khi học theo phương pháp Peer Instruction (15% bình thường và 9% chưa có hứng thú)
- Kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm đã khẳng định giả thuyết khoa học của
đề tài là đúng đắn và có tính khả thi
Trang 12KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian nghiên cứu và tiến hành, đề tài đã hoàn thành và đạt được mục tiêu đề ra Trên cơ sở nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm vận dụng phương pháp Peer Instruction vào dạy học một số nội dung kiến thức chương “Mắt Các dụng cụ quang” Vật lí 11, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và giả thuyết khoa học đã đề ra, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
- Các giờ học thực nghiệm sư phạm đã phát huy được tính tích cực của HS trong các hoạt động dạy và học
- Năng lực tư duy phê phán và tư duy phản biện của các em được hình thành và nâng cao
- Các em có hứng thú, yêu thích môn vật lí hơn, nắm chắc kiến thức và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
- Bước đầu HS tiếp cận với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học, đặc biệt là các em được làm quen với phương pháp dạy học Peer Instruction
Trang 13KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thông qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Cần có sự đồng bộ giữa các nhà quản lí giáo dục, GV và HS trong việc đổi mới phương pháp dạy học
- GV từng bước cho HS làm quen dần với cách học tích cực, chủ động, sáng tạo dưới sự hướng dẫn của GV, bỏ thói quen đọc chép, hình thành tính tự giác trong học tập
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học cho GV các trường THPT, đặc biệt là
năng lực sử dụng thí nghiệm vật lí của GV hiện nay còn rất yếu
- Cần có những đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV và kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của HS Cải cách việc thi cử, tránh hiện tượng “Thi
gì thì học nấy”, “Học để thi”
- Công tác tư tưởng cũng không kém phần quan trọng góp phần thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cần phải tuyên truyền, vận động GV để họ nhận thấy được đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu
Trang 14KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra từ thực
nghiệm sư phạm, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện đề tài và mở rộng phạm vi áp dụng Hoàn thiện tiến trình dạy học thiết kế ở chương 2, vận dụng phương pháp Peer Instruction vào dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” và các nội dung kiến thức khác của môn vật lí ở trường THPT
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng vì điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài có thể còn nhiều thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí ở trường THPT
Xin trân trọng cảm ơn!