1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

108 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là một yêu cầu thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề Du lịch của trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội. Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất các biện pháp cấp thiết và có tính khả thi để quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận quản lý, quản lý Giáo dục, quản lý Nhà trường, quản lý hoạt động giảng dạy. Đồng thời, đề tài đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dưới góc nhìn của các nhà quản lý. Cơ sở thực tiễn của luận văn đã khẳng định sự tồn tại của các hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Các hoạt động này liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau như GVCH, GVTG, SV, CBQL, Nội dung, PPDH, PTDH, Chương trình... Sự ảnh hưởng của các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo thuận lợi cho nhà QL trong quá trình QL nhà trường. Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG và đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo các ngành nghề Du lịch của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Về thực trạng: Luận văn đã cố gắng khảo sát và mô tả bức tranh tổng thể về thực trạng hoạt động giảng dạy, thực trạng QL hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Để nghiên cứu các vấn đề này, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát ý kiến của CBQL, GVCH, GVTG và SV về các vấn đề liên quan. Số liệu thu được từ các phiếu này được xử lý thông qua các phần mềm tin học thống kê SPSS for Windows, MS Excel để có được các kết quả khách quan và tin cậy. Qua khảo sát và xử lý dữ liệu đã cho thấy sự nỗ lực và những thành tựu mà Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã đạt được trong quá trình quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG, Trường đã xây dựng được các biện pháp tích cực chỉ đạo hoạt động chuyên môn, thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Song trong công tác quản lý cũng bộc lộ thiếu sót, nhược điểm, có những nội dung chưa có được những biện pháp QL cụ thể hoặc có biện pháp QL nhưng chưa thực sự hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy nâng cao chất lượng đào tạo liên quan đến cả CBQL, GVCH, GVTG, SV, CSVC và chương trình đào tạo. Trong phạm vi từng đối tượng, nâng cao chất lượng đào tạo xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau như tâm lý, nhận thức, trình độ kiến thức và kỹ năng, cơ chế, chính sách,... Thông qua các số liệu thu thập được, tác giả cũng đã cố gắng so sánh và lý giải những nguyên nhân này. Đề xuất các biện pháp tác động vào thực tiễn Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã được nghiên cứu, luận văn mạnh dạn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đồng bộ như sau: Đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng của cả 2 phía; Xây dựng chuẩn đầu ra và đăng ký kiểm định chất lượng đầu ra với một tổ chức ngoài trường; Cải tiến việc lập kế hoạch thỉnh giảng, thực hiện và quản lý kế hoạch thỉnh giảng; Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của GVTG và chú ý công tác bồi dưỡng cho GV nói chung, GVTG nói riêng; Thực hiện các chế độ đãi ngộ một cách công bằng, minh bạch đối với GVTG. Các biện pháp đều hướng đến mục tiêu là quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề Du lịch của Trường. Các biện pháp này là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học quản lý và các kinh nghiệm của bản thân tác giả vào nghiên cứu thực tế của Trường. Tác giả cũng đã tiến hành xin ý kiến của các CBQL, GVCH... có kinh nghiệm của Trường về các biện pháp trên. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ được mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, có thể triển khai trong thực tiễn của Nhà trường. Như vậy giả thiết khoa học đã được chứng minh. Tuy nhiên, các kết quả trong luận văn cũng như biện pháp chúng tôi nêu trên cũng mới là sản phẩm của những nghiên cứu bước đầu nên chắc chắn vẫn còn những thiếu sót và cần được tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở của các Thầy, Cô, các Chuyên gia QLGD, các đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn.

Trang 1

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số : 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 2

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu GVTG tại các đơn vị trong Trường 36 Bảng 2.2: Số lượng học sinh của Trường từ năm 2004 đến nay 36 Bảng 2.3: Mức độ đáp ứng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của

GVTG 45 Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng PPD-H và PTD-H của GVTG 47 Bảng 2.7: Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch của GVTG 49 Bảng 2.8: Thực trạng QL thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn cho

GVTG 50 Bảng 2.9: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của

GVTG 51 Bảng 2.10: Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình

GVTG

52

Bảng 2.11: Thực trạng quản lý hoạt động cải tiến nội dung, PP, hình

thức tổ chức D-H và đánh giá giờ dạy của GVTG 55 Bảng 2.12: Thực trạng QL hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của SV 56 Bảng 2.13: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên

môn của GVTG 57 Bảng 2.14: Thực trạng quản lý việc sử dụng CSVC, thiết bị, PTD-H

phục vụ hoạt động giảng dạy cho GVTG 59 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các

biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 84

Trang 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 34 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các hệ và ngành nghề đào tạo của Trường 37

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Danh mục các chữ viết tắt ii

Danh mục các bảng iii

Danh mục các sơ đồ iv

Mục lục v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 4

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu 4

1.1.1 Ở nước ngoài 4

1.1.2 Ở Việt Nam 4

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 5

1.2.1 Quản lý và các chức năng cơ bản của quản lý 5

1.2.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 11

1.2.3 Quản lý hoạt động giảng dạy 16

1.2.4 Giảng viên, Giảng viên thỉnh giảng 17

1.3 Nội dung QL hoạt động giảng dạy của giảng viên 18

1.4 Đặc điểm quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 22

1.4.1 Mục tiêu của quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 23

1.4.2 Nội dung của quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 23

1.5 Các yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 28

1.5.1 Các kênh thông tin 28

1.5.2 Quản lý các kênh thông tin 31

Tiểu kết chương 1 32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 33

2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 33

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 33

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Trường và đội ngũ cán bộ, công nhân viên, giảng viên, giảng viên thỉnh giảng 34

2.1.4 Quy mô và ngành nghề đào tạo của Trường 36

2.1.5 Cơ sở vật chất sư phạm 37

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 38

2.2.1 Mẫu nghiên cứu 38

2.2.2 Nội dung nghiên cứu 39

2.2.3 Tiến trình nghiên cứu 39

Trang 6

2.3 Thực trạng hoạt động giảng dạy và thực trạng quản lý hoạt động

giảng dạy của GVTG 40

2.3.1 Thực trạng hoạt động giảng dạy của GVTG 40

2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 48

Tiểu kết chương 2 60

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 61

3.1 Nguyên tắc chọn lựa biện pháp quản lý 61

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

61 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 61

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 61

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 62

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 62

3.2.1 Đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng của cả 2 phía 62

3.2.2 Xây dựng chuẩn đầu ra và đăng ký kiểm định chất lượng đầu ra với một tổ chức ngoài trường

64 3.2.3 Cải tiến việc lập kế hoạch thỉnh giảng, thực hiện và quản lý kế hoạch 65 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của GVTG 67

3.2.5 Thực hiện các chế độ đãi ngộ một cách công bằng, minh bạch đối với GVTG 82

3.2.6 Mối liên quan giữa các biện pháp 83

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 83

3.3.1 Mục đích 83

3.3.2 Phương pháp và hình thức 83

3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 84

Tiểu kết chương 3 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

1 Kết luận

86 2 Khuyến nghị

88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC

95

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, con người là trọng tâm của sự phát triển đấtnước, chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáodục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực con người

Bước vào thế kỷ 21, với sự phát triển nhảy vọt của cách mạnh khoa học –công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá, vai trò của giáodục ngày càng trở nên quan trọng, là động lực phát triển và là nhân tố quyết địnhtrong tương lai của mỗi quốc gia

Với chủ trương xã hội hoá, bằng việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo,những năm gần đây, bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta thấy vẫn còn tồn tạinhững hạn chế nhất định tại các trường về chất lượng đào tạo, mô hình tổ chức quảnlý… Nắm bắt được những điều đó, trong những năm qua, Trường Cao đẳng Du lịch

Hà Nội luôn quán triệt quan điểm: “Chất lượng đào tạo là thước đo hàng đầu chochất lượng giảng dạy của nhà trường”, mà chất lượng đào tạo lại phụ thuộc chủ yếuvào chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV Vì vậy, việc quản lý hoạt động giảng dạycủa GV, nhất là của giảng viên thỉnh giảng được nhà trường hết sức quan tâm và coi

đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong những năm qua

Cũng như cơ cấu của các trường Đại học và Cao đẳng khác, đội ngũ giảngviên của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội gồm 2 thành phần: Giảng viên cơ hữu(GVCH) và giảng viên thỉnh giảng (GVTG)

Trong thực tế, để đảm bảo và hoàn thành khối lượng giờ giảng thực tế của mỗinăm, đồng thời nâng cao chất lượng của sinh viên, hàng năm, nhà trường phải mời một

số các giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng khác tham gia giảng dạy Chính cácgiảng viên thỉnh giảng này là những người đã và đang góp phần quan trọng vào việcđảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động giảng

dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” là một vấn

đề thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hoạt động giảng dạy củagiảng viên thỉnh giảng, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trongthời gian tới

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảngnhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt độnggiảng dạy của giảng viên nói chung và của giảng viên thỉnh giảng nói riêng

- Điều tra, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy củagiảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnhgiảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng

Du lịch Hà Nội

5 Giả thiết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viênthỉnh giảng phù hợp với thực tiễn, áp dụng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội thìsẽ nâng cao chất lượng dạy học và tăng cường hiệu quả đào tạo của Nhà Trường

6 Giới hạn của đề tài

- Giới hạn đối tượng và phạm vi khảo sát: Khảo sát GV (GVCH và GVTG),CBQL, SV trong trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và sử dụng các số liệu thống kê từ

2004 đến năm 2012

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu, vận dụng và đóng góp thêm vào lý luận quản lý hoạt độnggiảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảngviên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Trang 10

- Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viênthỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

- Sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Trường theo mô hìnhmột trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Du lịch chất lượng cao cho Đất nước

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu, xuất bản phẩm về khoa

học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giảng viên

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi; quan

sát, thu thập số liệu từ thực tế

Ngoài ra còn dùng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu đểđưa ra các kết luận, đánh giá

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh

giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh

giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

1.6 Tổng quan lịch sử nghiên cứu

1.6.1 Ở nước ngoài

1.6.1.1 Ở phương Đông

Nền văn hóa Trung Hoa cổ đại đã sản sinh ra những nhà tư tưởng về quản lýnhư Khổng tử (551 – 479 TrCN), Mạnh tử (372 - 289 TrCN), Hàn Phi Tử (280 - 233TrCN), Thương Ưởng (390 - 338 TrCN), v.v Tuy tư tưởng về quản lý của họ có khác

nhau về quan điểm, như Khổng Tử, ông chú trọng về “Đức trị” để quản lý xã hội và cai trị dân Còn Hàn Phi Tử, Thương Ưởng thì thiên về “Pháp trị” Nhưng cho đến

nay, những quan điểm trên vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách quản lý của cácnước châu Á Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng khá sâu sắc triết lýcủa đạo Khổng trong quản lý Chính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội

1.6.1.2 Ở phương Tây

Có nhà hiền triết Hy Lạp tên là Socrate (470 - 399 TrCN) cũng đề cập đến quản

lý và sau này có thêm Platon (427 - 346 Tr CN) Theo Platon, muốn cai trị nước phải biết đoànkết dân lại và phải vì dân, tiêu chuẩn của người đứng đầu là ham hiểu biết, trung thực, tự chủ,điều độ, ít tham vọng về vật chất và phải được đào tạo kỹ lưỡng

Trong thời kỳ lịch sử cận đại thì có Chales Babrage (1792 - 1871), H.Fayol(1841 - 1925), Elton Mayor (1850 - 1947), F.Taylor (1841 - 1925), là những người

đã đóng góp cho khoa học quản lý và làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn

1.6.2 Ở Việt Nam

Bước vào thế kỷ 21, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, tri thức đượccoi là nguồn lực quyết định sự phát triển và tăng trưởng nền kinh tế, Giáo dục vàQLGD là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần cho sự phát triển củađất nước ta Thời kỳ gần đây, chúng ta đã có hàng loạt thành tựu khoa học quản lýnói chung, khoa học QLGD nói riêng Sự nghiệp đổi mới GD ở nước ta hiện nay chothấy công tác nghiên cứu về QLGD có vai trò rất quan trọng Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu và các nhà QLGD như: Đặng Quốc Bảo,Đặng Bá Lãm, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn

Trang 12

Ngọc Quang, đề cập đến vấn đề QLGD, nâng cao chất lượng GD&ĐT của Việtnam và những biện pháp quản lý HĐD-H nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Nghiên cứu về “Những biện pháp tăng cường quản lý công tác giảng dạy củađội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng” của Hồ VănGiỏi (2005) đã đề xuất được 4 biện pháp là: Biện pháp tăng cường công tác kế hoạchhóa, biện pháp tăng cường công tác tổ chức, biện pháp tăng cường công tác lãnhđạo/chỉ đạo

Hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của quá trình D-H,quyết định sự thành công của quá trình D-H Do vậy, việc quản lý hoạt động giảngdạy nhất là hoạt động giảng dạy của GVTG là một vấn đề quan trọng của Trường,của ngành GD và của toàn xã hội, là một trong những vấn đề trọng tâm và then chốtquyết định chất lượng đào tạo của Trường Nghiên cứu về vấn đề quản lý HĐD-H đã

có nhiều tác giả như: Bùi Anh Đào [18], Lê Minh Hiền [24], Đặng Thị Xuân Lương[30], nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giảng dạycủa GVTG tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Vận dụng các kiến thức đã tiếp thutrong quá trình học chuyên ngành QLGD tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng quản lýhoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, từ đó đề xuất

“Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao

đẳng Du lịch Hà Nội” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tối đa nguồn nhân

lực chất lượng cao cho ngành Du lịch

1.7 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.7.1 Quản lý và các chức năng cơ bản của quản lý

1.7.1.1 Quản lý

Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời củacon người Tuy nhiên, chỉ mới gần đây người ta mới chú ý đến "chất khoa học" củaquá trình quản lý và dần dần hình thành các "lý thuyết quản lý" Có thể điểm qua một

số lý thuyết đó như sau:

K.Marx: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến

hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc

Trang 13

lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [27, tr.480].

F.W Taylor (1856 - 1915) là người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa

học đã cho rằng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải

chuyên môn hóa và phải quản lý chặt chẽ" "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" [10, tr.1].

Henri Fayol (1841 - 1925) thì lại xuất phát từ các loại hình hoạt động

quản lý khi cho rằng: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng

cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" [10, tr.46].

H.Koontz (Mỹ): "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hơp

những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân

ít nhất" [26, tr.33].

Theo Đại từ điển tiếng Việt: quản lý là "tổ chức, điều khiển hoạt động của

một đơn vị, một cơ quan", là "trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì" [42, tr.1363].

Nghĩa Hán Việt của "Quản" là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định,duy trì sự vật ở trạng thái ổn định; quá trình "Lý" bao gồm sửa sang, sắp đặt côngviệc, đổi mới, đưa hệ thống đó vào phát triển Trong "quản" phải có "lý" thì toàn hệmới có thể phát triển, trong "lý" phải có "quản" thì sự phát triển của hệ mới ổn định,bền vững [10, tr.2] Hai quá trình này phải được gắn bó chặt chẽ với nhau thì toàn hệmới đạt được thế cân bằng động, tồn tại và phát triển phù hợp trong mối tương tácvới các yếu tố bên trong và bên ngoài

Theo cố tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là sự tác động có mục đích tới

tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích

đã định trước" [33, tr.23].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Bản chất của hoạt động QL nhằm làm cho hệ thống

vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chất lượng mới” [2].

Quản lý = Quản + Lý

Trang 14

Trong đó : - Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định.

- Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới phát triển

Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái Hệ phát triển màkhông ổn định tất yếu dẫn đến rối ren

Vậy: Quản lý = ổn định + phát triển

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: hoạt động quản lý

là "tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến

khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" hay hiện nay, Hoạt động quản lý thường

được định nghĩa rõ hơn: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng

cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [9, tr.9].

Từ những quan niệm trên, ta thấy bản chất chung của khái niệm quản lý làmột quá trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lýđến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trongđiều kiện biến động của môi trường Quản lý tồn tại trong mọi quá trình hoạt động xãhội và là điều kiện quan trọng để tổ chức vận hành và phát triển

Trong khái niệm quản lý ta cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Chủ thể quản lý: là một cá nhân, một nhóm người hay tổ chức tạo ra nhữngtác động quản lý Nó trả lời câu hỏi: ai quản lý?

- Khách thể quản lý: là đối tượng tiếp nhận các tác động quản lý Khách thểquản lý có thể là người (trả lời câu hỏi: quản lý ai?), là vật (trả lời câu hỏi: quản lýcái gì?) hoặc sự việc (trả lời câu hỏi: quản lý việc gì?)

1.7.1.2 Các chức năng cơ bản của quản lý

Quản lý là một quá trình, một khoa học, một nghệ thuật và có những chứcnăng riêng của nó Chức năng quản lý biểu thị hình thức tác động có chủ đích củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủthể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý

Có nhiều cách khác nhau phân loại các chức năng quản lý Căn cứ vào cácgiai đoạn thực hành thì quản lý có bốn chức năng cơ bản là: kế hoạch hóa, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra

Trang 15

- Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là "xác định mục tiêu, mục đích đối với

thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt đượcmục tiêu mục đích đó" [9, tr.13]

Kế hoạch hóa có vai trò quan trọng vì nó là chức năng khởi đầu của quá trình

QL, tạo tiền đề cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác Nó cho phép nhà QLhình dung rõ hơn về quá trình phát triển của tổ chức, kịp thời phát hiện, ứng phó với

sự thay đổi và tính không chắc chắn của môi trường, giúp tổ chức tập trung sự chú ývào các mục tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra

- Tổ chức : Tổ chức là "quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa

các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thànhcác kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức" [9, tr.13]

Tổ chức được coi là chức năng cốt lõi của quản lý vì khi được tiến hành khoahọc và có hiệu quả nó sẽ giúp người quản lý sử dụng triệt để nhất các nguồn lực của

tổ chức, nhất là nguồn nhân lực, giúp cho các thành viên trong tổ chức phát huy tốtnhất năng lực sở trường, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ

- Lãnh đạo : Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ sẵn

sàng, cố gắng, hăng hái hướng tới việc hình thành các mục tiêu Như vậy, chức năngnày bao hàm "việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thànhnhững nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức" [9, tr.13]

Lãnh đạo là một trong những hoạt động chủ yếu của các nhà quản lý vì nógiúp biến những sản phẩm của quá trình kế hoạch hóa và tổ chức thành hiện thựcthông qua việc tác động đến con người Cũng thông qua lãnh đạo, tài năng của nhàquản lý được thể hiện rõ nét với các công việc như tạo lập ảnh hưởng, hình thành uytín với các thành viên, dẫn dắt tổ chức

- Kiểm tra : Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân,

một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hànhnhững hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết [9, tr.13]

Kiểm tra giúp nhà quản lý xác định chính xác các nguyên nhân không đạtmục tiêu và kịp thời khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức

Trang 16

1.7.1.3 Các nguyên tắc quản lý

Các nguyên tắc QL là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn, hành vi mà các

cơ quan QL, các nhà lãnh đạo phải tuân thủ trong quá trình QL theo đúng kế hoạchcủa mục tiêu QL đã định

- Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khả năng quản lý một cách khoa học, có sựkết hợp chặt chẽ sức mạnh của cơ quan quyền lực với sức mạnh sáng tạo của quảngđại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý Tập trung trong quản lý đượchiểu là toàn bộ các hoạt động của hệ thống được tập trung vào cơ quan quyền lực caonhất, cấp này có nhiệm vụ vạch đường lối, chủ trương, phương hướng mục tiêu tổngquát và đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu để tiến hành thực hiện

Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện thông qua chế độ một thủ trưởng - ngườichịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về toàn bộ hoạt động của đơn vị, tổchức mình Dân chủ trong QL được hiểu là sự huy động trí lực của mọi thành viên trong

tổ chức để tiến hành QL Dân chủ được thể hiện ở chỗ: các chỉ tiêu, phương hướng hànhđộng đều được tập thể tham gia bàn bạc, kiến nghị các biện pháp thực thi trước khi đi đếnquyết định Các tổ chức quần chúng, người lao động còn được tham gia thực hiện cácchức năng QL: tham gia XD kế hoạch, KT, đánh giá, giám sát

Tập trung và dân chủ có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, có dân chủthì mới phát huy tốt sức sáng tạo của quần chúng, động viên quần chúng tích cực laođộng và tham gia bàn bạc thống nhất hành động thì tập trung càng cao và ngược lại Tuynhiên, trong thực tiễn, nguyên tắc này thường nảy sinh hai thái cực: tập trung quá dẫnđến quan liêu, độc đoán chuyên quyền và dân chủ thái quá dẫn đến vô chính phủ Cả haithái cực này dẫn đến làm suy yếu hiệu lực quản lý Bởi vậy, để thực hiện chức năng lãnhđạo, người quản lý phải phối hợp hài hoà nguyên tắc tập trung dân chủ

- Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội:

Quản lý trước hết là quản lý con người, con người có những lợi ích, nhữngnguyện vọng và những nhu cầu nhất định, do đó một trong những nhiệm vụ quantrọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích, động viêntính tích cực của họ Lợi ích là một động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng của con người, vì vậy trong quản lý phải kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợiích tập thể và lợi ích của toàn xã hội

Trang 17

- Nguyên tắc hiệu quả:

Hiệu quả là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của một tổ chức Vấn đềđặt ra là làm thế nào để một cơ sở vật chất kỹ thuật, một nguồn tài sản, một lực lượnglao động hiện có của tổ chức có thể tạo ra được một thành quả lớn nhất, chất lượngtốt nhất và hiệu quả cao nhất Hiệu quả không những là nguyên tắc quản lý mà còn làthước đo trình độ tổ chức, lãnh đạo và tài năng quản lý

- Nguyên tắc nắm khâu trọng yếu:

Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải có khả năng phân tích chính xáccác tình thế của hệ thống trong quá trình XD và phát triển để tìm ra các khâu, cácviệc chủ yếu, những vấn đề then chốt có ý nghĩa quan trọng trong sự thành bại của tổchức Nắm vững nguyên tắc này người quản lý khắc phục được tình trạng dàn trảichung chung, tập trung vào những vấn đề then chốt quyết định trong việc quản lý tổchức thực hiện mục tiêu

- Nguyên tắc kiên định mục tiêu

Đây là nguyên tắc đòi hỏi người quản lý các tổ chức phải có ý chí kiên địnhthực hiện cho được mục tiêu đã xác định Bởi vì một tổ chức dù mục tiêu đúng đắnnhưng không phải lúc nào cũng được xã hội chấp nhận, đồng tình ủng hộ Nếu ngườiquản lý thiếu tự tin, không quyết tâm thì mục tiêu không thể đạt được

1.7.1.4 Các biện pháp quản lý

Theo Đại từ điển tiếng Việt, biện pháp là "cách làm, cách thức tiến hành, giải

quyết một vấn đề cụ thể" [42, tr.161] Từ đó, có thể hiểu biện pháp quản lý là tổng thể

cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiếnhành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Có 4 loại biện pháp quản lý cơ bản là: biện pháp hành chính tổ chức, biệnpháp kinh tế, biện pháp tâm lý - giáo dục và biện pháp thuyết phục

- Biện pháp hành chính - tổ chức: là cách tác động của chủ thể quản lý đến

đối tượng quản lý dựa trên mối quan hệ về mặt tổ chức của hệ thống tức là mối quan

hệ giữa quyền uy - phục tùng, điều hành - chấp hành, cấp trên - cấp dưới,

- Biện pháp kinh tế: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản

lý dựa trên cơ sở lý thuyết động lực kinh tế với luận điểm: lợi ích kinh tế sẽ tạo ra

Trang 18

động lực thúc đẩy con người hành động mà không cần sự can thiệp về mặt hànhchính của cấp trên.

- Biện pháp tâm lý - giáo dục: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền giáo

dục) là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên cơ sở vậndụng các quy luật tâm lý ứng dụng thành tựu của các khoa học như Tâm lý học, Xãhội học, Khoa học giáo dục,

- Biện pháp thuyết phục: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng

quản lý dựa trên cơ sở các lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừanhận các yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêucầu này

Mỗi biện pháp quản lý được dựa trên những cơ sở khác nhau và có những ưu,nhược điểm riêng Vì thế, trong quá trình hoạt động nhà quản lý phải biết lựa chọn và

sử dụng nhiều biện pháp để chúng bổ sung cho nhau giúp hoạt động quản lý đạt kếtquả tốt nhất

1.7.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.7.2.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của con người, có sự tham gia của nhiềuthành tố khác nhau nhằm hướng tới một mục tiêu đào thế hệ trẻ cho đất nước Dướigóc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì QLGD là quản lý các hoạt độngcủa một cơ sở giáo dục như trường học, các đơn vị phục vụ đào tạo, là sự điều hành

hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đạt được mục tiêu đào tạo Dưới góc độ xã hội,QLGD là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "QLGD là hệ thống có mục đích, có kế

hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thể hiện tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu

dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất" [33, tr.35].

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “quản lý giáo

dục (QLGD) là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [11, tr.69-70] "Mục đích cuối cùng của

Trang 19

QLGD là tổ chức giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội" [41, tr.206]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QLGD là tổ chức các HĐD-H Có tổ chức được

các HĐD-H, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được GD, tức là cụ thể hoá đường lối GD của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [20, Tr.9].

Từ những định nghĩa trên ta thấy khái niệm: “Quản lý giáo dục” có nội hàm rấtlinh hoạt, nếu hiểu GD là các hoạt động GD diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hộithì QLGD là quản lý mọi hoạt động GD trong xã hội, lúc đó QLGD được hiểu theonghĩa rộng nhất Còn chỉ nói đến hoạt động GD trong ngành giáo dục đào tạo thì lúc

đó QLGD sẽ được hiểu là quản lý một số cơ sở GD&ĐT (là quản lý nhà trường) vàquản lý một số cơ sở GD&ĐT ở một bộ phận hành chính nào đó (huyện, tỉnh, toànquốc) ta gọi là quản lý một hệ thống GD Nghĩa là khái niệm QLGD được hiểu theonghĩa hẹp hơn Nhưng rõ ràng là, dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì mụcđích cuối cùng của QLGD vẫn là nâng cao chất lượng GD

Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những kết luận:

QLGD là những tác động có hệ thống, có khoa học, có ý thức và có mục đích của chủ thể QL lên đối tượng QL là quá trình D-H và GD diễn ra ở các cơ sở GD.

QLGD được hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục đó có thể là một trường học, một trung tâm khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề, một tập hợp các cơ sở phân bố trên địa bàn dân cư.

QL một cách có khoa học (là việc tối ưu) trong đó chủ thể QL phải nắm được các quy luật khách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng QL.

Trong lịch sử phát triển của khoa học QL thì QLGD ra đời sau khoa học QL kinh tế

* Đối tượng của quản lý GD&ĐT

Quản lý quá trình GD&ĐT là quản lý toàn bộ các hoạt động sư phạm trongnhà trường gồm 04 thành tố: Tư tưởng (các quan điểm, chủ trương, chính sách, chế

độ, …), con người (cán bộ công nhân viên, GV, SV), quá trình thực hiện và các hoạtđộng liên quan đến việc thực hiện chức năng của GD (như HĐ giảng dạy, HĐ họctập, HĐ phục vụ giảng dạy và học tập, nội dung, PP, …), CSVC, trang thiết bị,

Trang 20

phương tiện - kỹ thuật D-H (phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, máymóc, tài liệu, sách giáo khoa…)

* Mục tiêu của quản lý GD&ĐT

Mục tiêu của quản lý GD&ĐT là những kết quả mà chủ thể quản lý dự kiến sẽđạt được trong quá trình vận động của đối tượng, dưới sự điều khiển của chủ thểquản lý

Mục tiêu quản lý quá trình GD&ĐT được cụ thể hoá là nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là quản lý chất lượng giáo dục HSSV toàn diện vềcác tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và thể chất… Trong

đó, chất lượng giáo dục là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động, đảm bảo cho việcthực hiện quá trình quản lý GD&ĐT

* Nội dung của quản lý quá trình GD&ĐT

Nội dung quản lý quá trình GD&ĐT: là quản lý việc XD và thực hiện các mụctiêu, chương trình, chất lượng GD&ĐT, trong đó chú trọng việc GD nhân cách vàphát triển trí tuệ cho SV, trong HĐD-H Ngoài ra, người quản lý cần phải chú trọngthêm các nội dung quản lý quá trình GD&ĐT sau:

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá

- Quản lý các hoạt động GD trong và ngoài trường

- Quản lý các hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong trường

- Quản lý CSVC, trang thiết bị, phương tiện – kỹ thuật D-H…

* Chức năng, nhiệm vụ của quản lý Giáo dục

- Chức năng:

QLGD cũng có những chức năng cơ bản của quản lý chung, theo sự thốngnhất của đa số các tác giả có 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, và kiểm tra.Ngoài ra, thông tin QLGD đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như là

“mạch máu” của hoạt động QLGD Nếu thiếu hoặc sai lệch thông tin thì công tácquản lý gặp nhiều khó khăn, tạo nên những quyết định sai lầm, không chính xác,công tác quản lý kém hiệu quả hoặc thất bại

- Nhiệm vụ của QLGD:

Đảng và Nhà nước ta đã định hướng chủ trương, chính sách và biện pháp vềcông tác QLGD trong “Chiến lược phát triển GD 2001-2010”, chúng ta phải tậptrung vào các nhiệm vụ sau:

Trang 21

“Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng GD theo hướng tiếp cận vớitrình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục vụ thiết thựccho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước, của từng vùng, từng địa phương;hướng tới một xã hội học tập Phấn đấu đưa nền GD nước ta thoát khỏi tình trạng tụthậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực”.

Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng trong nhânlực khoa học - công nghệ trình độ cao, CBQL, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuậtlành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, đẩymạnh tiến bộ thực hiện phổ cập GD

Đổi mới mục tiêu, nội dung, PP, chương trình GD các cấp, bậc học và trình độđào tạo; phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu, vừa tăng quy mô vừa nâng cao chấtlượng, hiệu quả và đổi mới PPD-H; đổi mới QLGD cơ sở pháp lý và phát triển nộilực, phát triển GD

* Phương pháp quản lý quá trình GD&ĐT

- Phương pháp quản lý tổ chức - hành chính: Là cách tác động trực tiếp về

mặt tổ chức hành chính, nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học được đồng bộ liên tụcnhịp nhàng Tác động về mặt tổ chức hành chính được thể hiện qua các mệnh lệnh củaHiệu trưởng và những quy định bắt buộc mọi cá nhân phải thực hiện Phương pháp tổchức - hành chính tác động tới cơ cấu tổ chức của hệ thống, tạo mối liên hệ chặt chẽ,làm cho hoạt động quản lý của Nhà trường có hiệu quả cao

- Phương pháp kinh tế trong quản lý: Là cách tác động gián tiếp lên đối

tượng quản lý thông qua việc tác động vào lợi ích kinh tế của đối tượng, làm cho đốitượng quản lý hoạt động có hiệu quả Trong QLGD, phương pháp kinh tế được thểhiện bằng các chế độ, chính sách mang tính chất kích thích, khuyến khích bằng vậtchất Trong Nhà trường, người quản lý sử dụng PP này phù hợp thì sẽ có tác dụngtích cực thúc đẩy các hoạt động GD Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong QLGD phải vậndụng một cách linh hoạt và sáng tạo, vì GD thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội, nếu lạmdụng sẽ làm lệch hướng đi của sự nghiệp GD&ĐT

- Phương pháp giáo dục trong QLGD: Là cách tác động về mặt tinh thần tới

đối tượng quản lý, nhằm động viên, giáo dục họ thực hiện tốt chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật Nhà nước Đồng thời động viên họ hăng hái thi đua tham gia

Trang 22

vào công tác quản lý Nhà trường, quản lý HĐDH Phương pháp GD trong QLGD có

ý nghĩa hết sức quan trọng, nó XD nên mối quan hệ tư tưởng đạo đức đối với cán bộ

GV, phương pháp này nâng cao ý thức, trình độ cho họ về mọi mặt để họ hoàn thànhcông việc một cách tự giác, tích cực Như lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Muốn XD chủnghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”

- Phương pháp quản lý theo mục tiêu: Là cách quản lý hướng vào kết quả

hoạt động, người quản lý phải dự tính được kết quả hoạt động trong công tác quản lýcủa mình và xem xét điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để thực hiện được kết quả nhưmong muốn Quản lý GD&ĐT là quản lý theo mục tiêu, nó có vai trò hết sức quantrọng thúc đẩy đối tượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

1.7.2.2 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một tổ chức giáo dục, là cơ sở trực tiếp thực hiện mục tiêu đào

tạo, là "vầng trán của cộng đồng" [25, tr.210] với vai trò hình thành "nhân cách - sức

lao động", phục vụ phát triển cộng đồng

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường

lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD

để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [20, tr.561]

“Việc quản lý nhà trường (có thể mở rộng ra là việc quản lý nói chung) là việc quản

lý D-H tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này tới trạng thái khác để dần tới mục tiêu GD” [20, tr.71]

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: "Quản lý trường học là hoạt động của các cơ

quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường" [41, tr.21].

Trong cuốn Tâm lý học quản lý, tác giả Hoàng Minh Thao nêu rõ: "Quản lý

trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường làm cho quá trình này vận hành một cách tối ưu tới việc hình thành mục tiêu dự kiến" [37, tr.11].

Trang 23

Tóm lại, "quản lý nhà trường là một quá trình tác động có ý thức (tác động

thông qua các chức năng quản lý theo các nguyên tắc định hướng vào mục tiêu giáo

dục, bằng các biện pháp quản lý hợp với các đối tượng quản lý…) của bộ máy quản

lý nhà trường lên các khách thể quản lý (mọi người tham gia vào quá trình giáo dục

và đào tạo của nhà trường, các nguồn lực, điều kiện cho hoạt động giáo dục đào tạocủa nhà trường)" [21, tr.27]

1.7.3 Quản lý hoạt động giảng dạy

1.7.3.1 Hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, bằng cách tác động vào đốitượng để tạo ra một sản phẩm, nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân và nhóm xã hội,hoạt động có những đặc điểm sau:

- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng

- Con người là chủ thể của hoạt động

- Hoạt động được thực hiện trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định

- Hoạt động có sử dụng phượng tiện, công cụ để tác động vào đối tượng

1.7.3.2 Hoạt động giảng dạy

Trước hết, ta xét khái niệm “Hoạt động dạy học” là quá trình gồm hai hoạtđộng thống nhất biện chứng: “Hoạt động giảng dạy” của giáo viên và “hoạt động họctập” của học sinh, sinh viên Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáoviên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập củamình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trong quá trình dạy học, hoạt độnggiảng dạy của giảng viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học tập của học sinh, sinhviên có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên,quá trình dạy học không diễn ra

Do vậy, Hoạt động giảng dạy là hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong quá trìnhD-H, là hoạt động của GV lãnh đạo, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của

SV, giúp SV lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo yêu cầu mục tiêu giáo dục đặt ra

Để đạt được mục đích, mục têu bài giảng, GV và SV đều phải phát huy các

yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất và năng lực của người dạy và người học)

để xác định nội dung, lựa chọn PP, tìm kiếm các hình thức, các phương tiện D-Hphù hợp

Trang 24

1.7.4 Giảng viên, Giảng viên thỉnh giảng

1.7.4.1 Giảng viên

Theo khoản 3 điều 70 của Luật giáo dục sửa đổi bổ sung [36]: “Nhà giáo

giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.”

Như vậy ta có thể định nghĩa: Giảng viên là Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáodục Cao đẳng, Đại học

1.7.4.2 Giảng viên thỉnh giảng, đặc điểm của GVTG

* Giảng viên thỉnh giảng

Theo khoản 1 điều 74 của Luật giáo dục 2005 [35]: “Cơ sở giáo dục được

mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng”.

Như vậy ta có thể định nghĩa: Giảng viên thỉnh giảng là Nhà giáo (có đủ các

tiêu chuẩn tại khoản 2 điều 70 của Luật Giáo dục 2005 [35]) được các cơ sở giáo

dục Cao đẳng, Đại học mời đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng

* Đặc điểm của GVTG

Theo khoản 2 điều 5 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáodục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm

2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.2]: “Đối với việc giảng dạy các

môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.” tức là nhà giáo thỉnh giảng cũng phải có các tiêu

chuẩn của một nhà giáo, đó là những tiêu chuẩn sau:

- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

- Lý lịch bản thân rõ ràng

Trang 25

Theo khoản 1 điều 2 của của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sởgiáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10

năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.1]: Giảng viên thỉnh giảng là

nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được cơ sở giáo dục mời đến:

- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo

dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

- Giảng dạy các chuyên đề;

- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;

hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo

dục;

- Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo

trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo

1.8 Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của GV

Hoạt động giảng dạy của GV là những nhiệm vụ mà người GV thực hiệntrong quá trình D-H Người GV truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và những giá trị

về tư tưởng, phẩm chất cần được trang bị cho SV Nội dung QL các hoạt động giảngdạy của GV bao gồm:

- Quản lý việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy cho GV;

- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV;

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của GV;

- Quản lý việc cải tiến Nội dung, PPD-H, PTD-H của GV;

- Quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của SV;

- Giám sát sinh hoạt khoa học, tổ chuyên môn của GV;

- Quản lý việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trong quản lý hoạt động giảng dạy của một giảng viên, người quản lý phải chỉđạo quyết liệt việc xây dựng nề nếp, kỷ cương của hoạt động dạy học trên cơ sở quychế hướng dẫn của các cấp quản lý đối với nhà trường và của nhà trường quy định.Bám sát nhiệm vụ của một GV và chuẩn nghề nghiệp GV để chỉ đạo hoạt động.Những nội dung sau cần lưu ý:

Trang 26

a Xác định những công việc chủ yếu giảng viên cần thực hiện

- Yêu cầu quán triệt nhiệm vụ cụ thể người GV trên cơ sở quy định của cáccấp quản lý và của nhà trường

- Chỉ đạo việc xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được cho mỗi môn học

và cho mỗi bài học mà GV đó phụ trách Những mục tiêu này đã được thiết kế trong

đề cương môn dạy học (chương trình chi tiết môn học - giáo án) và được cụ thể hóavào quy trình kiểm tra - đánh giá đối với môn học/bài học

- Chỉ đạo việc lựa chọn các phương thức dạy học phù hợp với nội dung dạyhọc và đặc điểm của môn học Công khai hoá yêu cầu về “đề cương môn học” hoặc

“mẫu giáo án định hướng” và thống nhất trong bộ môn trước khi bắt đầu triển khaimôn học:

+ GV cần nắm chắc các nội dung chuyên môn và xác định được cấp độ cầnthiết của từng nội dung đó để lựa chọn phương thức chuyển tải cho người học (SV)phù hợp với phương thức dạy học đã lựa chọn

+ GV cần xác định mục tiêu, thời gian, chủ đề, nội dung cốt lõi cần trình bàytrong giờ lên lớp lý thuyết từ đó xây dựng kịch bản cho mỗi giờ lên lớp

+ GV biết lựa chọn các nội dung, phương thức dạy học (thực hành, thực tập,thảo luận ) phụ thuộc vào đặc thù của từng môn học

+ Yêu cầu GV xác định các nội dung tự học và dạy cho SV khả năng tự học

để họ hoàn thành được khối lượng kiến thức theo yêu cầu của môn học; Khuyếnkhích GV thực hiện giao tiếp có hiệu quả với SV, đặc biệt trong công tác tư vấn họctập môn học GV nên khơi gợi, khích lệ để SV tiếp thu kiến thức một cách chủ động,tích cực mà không cảm thấy căng thẳng, gò ép, rập khuôn

b QL việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên

Chất lượng của giờ giảng trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào việc soạn bài vàchuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài giảng Để làm được việc đó trong QL hoạtđộng giảng dạy của GV, cần tập trung vào một số công việc sau:

- Yêu cầu GV cùng với tổ nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ ND chương trìnhmôn học được phân công Trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất về mục đích, yêucầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học từ đóđịnh hướng cho việc soạn giáo án và hoạt động trên lớp

Trang 27

- Có quy định cụ thể việc sử dụng sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo

và các trang thiết bị hiện có

- Chỉ đạo tốt việc GV cung cấp cho người học khả năng tìm kiếm và vận dụnglinh hoạt kiến thức mới; biết chế biến và sử dụng linh hoạt các kiến thức đã học vàoquá trình học tập và làm việc; biết cách hòa nhập với xã hội

c Phân công giảng dạy cho GV trên cơ sở phát huy mặt mạnh của từng người

Để đạt được mục tiêu đó, trong QL hoạt động giảng dạy của GV, cần nắmvững chất lượng đội ngũ GV, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu, hoàn cảnh gia đình, sứckhoẻ bản thân của từng thành viên trong đơn vị Phân công giảng dạy còn phải xuấtphát từ quyền lợi học tập của học sinh và chú ý tới khối lượng công việc của từnggiáo viên sao cho hợp lý, nhất là giáo viên làm công tác kiêm nhiệm

d Quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy

Để GV nắm vững chương trình giảng dạy, cần:

- Nắm vững nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của chương trình ĐTcủa trường, nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của môn học, nội dung và phạm

vi kiến thức của từng môn học

- Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và các hình thức dạy học củamôn học đó

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận về nội dung, phương pháp giảng dạy bộmôn, những sửa đổi trong chương trình mới Bàn bạc những vấn đề nảy sinh trongthực tiễn giảng dạy của các năm học trước và những vấn đề mới trong chương trìnhdạy học để thống nhất thực hiện trong cả năm học

- Cân đối các hoạt động trong năm học, bố trí thời gian hợp lý, khoa học đểgiáo viên thực hiện đầy đủ chương trình năm học

Cần giám sát, theo dõi tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua: Sổghi đầu bài, sổ báo giảng, giáo án của giảng viên; qua báo cáo của tổ bộ môn

e Quản lý việc lên lớp của giảng viên

Quản lý hoạt động trên lớp với việc tuân thủ đề cương môn học (Mục tiêu-Nộidung-PPDH môn học) và cấu trúc giáo án đã được thông qua, thực hiện tốt vai trò

“người điều kiển hoạt động nhận thức” cho hoạt động học tập của SV

Để quản lý có hiệu quả giờ lên lớp của GV, cần:

Trang 28

- Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả việc chuẩn bị và triểnkhai bài lên lớp của GV và việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, công nghệ dạyhọc để nâng cao chất lượng dạy học;

- Thống nhất đánh giá giờ lên lớp với phiếu dự giờ được công khai cho mọiđối tượng liên quan;

- Qua phỏng vấn học sinh, hòm thư góp ý, đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, củađồng nghiệp, qua các phiếu dự giờ và kết quả học tập của SV để có thông tin phản hồitoàn diện về giờ lên lớp của GV để có các biện pháp QL phù hợp với thông tin thu được

h Quản lý hồ sơ của giảng viên

Trong phạm vi hoạt động dạy của GV, hồ sơ cần có: Kế hoạch giảng dạy bộmôn, sổ bài soạn, sổ ghi điểm, sổ báo giảng,

Để quản lý tốt hồ sơ của GV, cần quy định nội dung và thống nhất các loạimẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ, có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơtheo từng tổ chuyên môn

Người quản lý khi triển khai quản lý hoạt động giảng dạy của GV cần lưu ýthích đáng việc quản lý hoạt động dạy của GV trong bối cảnh đổi mới, để làm tốt hơncần lưu ý:

- Phổ biến nội dung cơ bản tiêu chuẩn giờ lên lớp có chất lượng (theo chuẩnkiến thức, kỹ năng đã được xác định và tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của cấp quản lýGD) để mọi GV đều được quán triệt và hiện thực hoá trong hoạt động D-H của mình

- Có kế hoạch dự giờ các GV Đảm bảo trong năm học tất cả các GV phảiđược cán bộ quản lý hay đồng nghiệp dự ít nhất một giờ Các GV mới ra trường, GV

có trình độ chuyên môn yếu phải được dự giờ nhiều hơn Khi dự giờ cần ghi chép cụthể, sau đó cùng với người phụ trách chuyên môn hay tổ trưởng chuyên môn trao đổi

ý kiến và rút kinh nghiệm với GV

- Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, ngay từ đầu năm học cần xây dựng kếhoạch tổ chức tốt các chuyên đề về giờ lên lớp như: hội thảo đổi mới chương trìnhgiáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, các tình huống ứng xử sư phạm, tổ chức dạymẫu, tổ chức hội giảng Cần chú ý khi xây dựng kế hoạch và tổ chức các chuyên đề

là biết chọn những đề tài thiết thực đối với tình hình cụ thể của nhà trường, phảichuẩn bị chu đáo khi thực hiện từng chuyên đề đó

Trang 29

Trong đổi mới GD hiện nay, Với sự nhấn mạnh chuyển dịch từ việc giảng dạylàm trung tâm sang học tập làm trung tâm có thể tạo ra một môi trường học tập mangtính tương tác, chủ động cho cả GV và SV Vai trò của GV sẽ thay đổi từ ngườitruyền kiến thức thành người trợ giúp, hướng dẫn và cũng là người học cùng với SV(bạn học)….Tất cả các điều nêu trên tác động đến việc triển khai các chức năng quản

lý lên việc quản lí hoạt động dạy của người dạy Khi người quản lý triển khai cácchức năng kế hoạch - chuẩn bị; Tổ chức - triển khai; Đánh giá - điều chỉnh trong quátrình dạy và học trong bối cảnh đổi mới GD cần phải quan tâm thích đáng đến sựthay đổi vai trò GV và SV trong quá trình dạy học qua đó mới phát huy được các yếu

tố quản lý tích cực, góp phần hiện thực hoá được vai trò quản lý trong việc triển khaiquá trình dạy và học hiện nay ở các nhà trường Cần coi trọng lấy thông tin phản hồicủa người học về hoạt động dạy của GV thông qua phiếu hỏi, hòm thư góp ý, đánh giácủa tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp qua các giờ dự và kết quả học tập của họcsinh… đây chính là các minh chứng của kết quả hoạt động D-H và hiệu quả của QLhoạt động giảng dạy

1.9 Đặc điểm quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG

GVTG cũng là GV nên QL các hoạt động giảng dạy của GVTG cũng bao gồmcác nội dung như đã trình bày ở trên, đó là :

- QL việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy cho GV

- QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV

- QL việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của GV

- QL việc cải tiến Nội dung, PPD-H, PTD-H của GV

- QL việc Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

- Giám sát sinh hoạt khoa học, tổ chuyên môn của GV

- QL việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tuy nhiên đối với GVTG còn cần lưu ý một số nội dung sau:

Theo điều 8 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục

(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) [8, tr.4] qui định về trách nhiệm của nhà giáo thỉnh

giảng:

- Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục

Trang 30

- Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng

- Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng

- Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoànthành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vàochương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình côngtác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng

1.9.1 Mục tiêu của quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG

Quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG chính là quản lý những nhiệm vụ củaGVTG thực hiện trong quá trình D-H nhằm giám sát, kiểm tra, đánh giá mức độ thựchiện những cam kết của cả hai bên trong hợp đồng thỉnh giảng

1.9.2 Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG

1.9.2.1 Quản lý hợp đồng thỉnh giảng

Hiện nay, nhà trường đang thực hiện chế độ quản lý theo Hợp đồng dựa trên quy định

của điều 7 - Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo

Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.3], trong đó qui định rất rõ về hợp đồng thỉnh giảng:

* Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức

a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc Việc giao kết, thực hiện, sửađổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 ChươngXVII Bộ luật Dân sự [34] Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt độngthỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức

b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng camkết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác

* Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các hoạt động sau:

- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáodục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

- Giảng dạy các chuyên đề;

- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

Trang 31

- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;

a, Các hoạt động trên được nêu tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định về

chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số

44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.1] thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ

luật Lao động Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếunại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật vềlao động

b) Đối với hoạt động thỉnh giảng “Tham gia xây dựng và phát triển chương

trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo” được nêu tại

điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục

(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.1] thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp

đồng vụ, việc Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thựchiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự [34]

Như vậy, về mặt hình thức, sự hợp tác của các GVTG với nhà trường là hoàntoàn phù hợp với các quy định của pháp luật Trên cơ sở Hợp đồng ký kết đó, buộcGVTG phải luôn luôn tuân thủ nội quy, quy chế của Nhà trường; đồng thời, GVTGphải thường xuyên học hỏi, nâng cao chất lượng và đổi mới PPD-H cho phù hợp vớinhu cầu đào tạo của Nhà trường

1.9.2.2 Quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy cho GVTG

Hàng năm, vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học để xâydựng kế hoạch đào tạo, trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chỉ đạo hoạt động cho cácPhòng, Ban chức năng, Khoa, Bộ môn, định hướng kế hoạch công tác cho cácGVTG đồng thời là cơ sở để GVTG sắp xếp, thực hiện kế hoạch cá nhân

Việc lập kế hoạch cho hoạt động ký và triển khai hợp đồng thỉnh giảng đối vớiGVTG là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình giảng dạy của GVTGtại Cơ sở thỉnh giảng đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình, yêu cầu đã được đề ra vàcũng là cơ sở cho các Phòng, Ban chức năng, Khoa, Bộ môn quản lý GVTG

1.9.2.3 Quản lý việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn cho GVTG

Trang 32

Nhà trường có quy chế quy định về hồ sơ chuyên môn của GVCH và GVTG.

Hồ sơ chuyên môn của GVTG về cơ bản cũng giống như hồ sơ chuyên môn củaGVCH Các Khoa, Bộ môn cung cấp cho GVTG: tiến độ giảng dạy toàn trường, kếhoạch giảng dạy môn học, sổ tay giáo viên, giáo trình, giáo án, đề cương chi tiếtgiảng dạy môn học và các tài liệu tham khảo…

Quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn có vai trò quan trọng, nógiúp cho GVTG duy trì nề nếp thực hiện chuyên môn tốt, khoa học và đúng tiến độ

1.9.2.4 Quản lý lịch giảng dạy của GVTG

Khoa, Bộ môn căn cứ vào năng lực sở trường, trình độ, hoàn cảnh gia đình vànguyện vọng cá nhân của từng GVTG để phân công lịch giảng dạy cho phù hợp vớiyêu cầu môn học

Nhà trường yêu cầu các giảng viên thỉnh giảng phải luôn luôn thực hiện nhiệm

vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục, thực hiện các cam kết củahợp đồng thỉnh giảng như:

- Lên lớp đúng giờ

- Đảm bảo giảng dạy đủ số giờ qui định

- Thực hiện giảng dạy theo đúng thời khóa biểu

- Kiểm tra, đánh giá theo đúng tiến độ trong chương trình môn học

Việc thực hiện lịch giảng dạy của mỗi GVTG đều được Tổ bộ môn, Khoa trựctiếp quản lý, phòng Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Phòng Đào tạo đánh giá saumỗi một kỳ học và là cơ sở để phòng Tài chính Kế toán thanh toán thù lao giảng dạycho GVTG

1.9.2.5 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GVTG

Trong thực tiễn giảng dạy của nhà trường cho thấy GVCH nào có ý thứcchuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy củaGVCH đó được đồng nghiệp và SV đánh giá có chất lượng tốt Và để giờ giảng củaGVTG có chất lượng tốt, nhà trường yêu cầu các phòng, ban chức năng, Khoa, Bộmôn có GVTG quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GVTG

Mỗi trường đều có quy chế riêng quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị tiếtgiảng, kiểm soát tình hình lên lớp của GVCH và cả GVTG Cụ thể:

Trang 33

- Hướng dẫn các quy định, yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị lên lớp choGVTG;

- Quy định mẫu và chất lượng đối với từng loại bài dạy cho GVTG;

- Thảo luận, trao đổi, thống nhất về mục tiêu, nội dung, PPD-H, hình thức tổchức D-H… của GVTG

- Đảm bảo cung cấp đủ giáo trình, tài liệu… cho GVTG

- Thường xuyên kiểm tra, ký duyệt giáo án định kỳ, nắm tình hình bài soạncủa GVTG

1.9.2.6 Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của GVTG

Nhà trường theo dõi việc thực hiện chương trình của GVTG qua sổ ghi đầubài, sổ tay lên lớp, đề cương chi tiết môn học, giáo trình, kế hoạch bài giảng…

Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thựchiện nội dung và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đồng thời nó cũng là căn cứ đểGVTG xây dựng kế hoạch công tác và kế hoạch lên lớp Vì vậy, quản lý việc thực hiệnchương trình giảng dạy của GVTG là rất cần thiết Để tạo điều kiện thuận lợi cho cácGVTG trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát chặt chẽhoạt động này nhằm không để trống tiết, bỏ tiết dạy và cắt xén chương trình giảng dạy

1.9.2.7 Quản lý việc cải tiến ND, PPD-H, PTD-H và đánh giá giờ dạy của GVTG

Nhà trường luôn khuyến khích GVCH và GVTG cùng nhau trao đổi kinhnghiệm và đổi mới PPD-H đồng thời đề ra các tiêu chí đánh giá phù hợp với nộidung này Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sử dụng PPD-H, PTD-H hiện đại chođội ngũ GVCH và GVTG, các Khoa, Bộ môn đã tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàntheo nhóm chuyên môn, tổ chức dự giờ để học tập, rút kinh nghiệm về nội dung,PPD-H, PTD-H và hình thức tổ chức hoạt động D-H với sự tham gia của các GVTGgiàu kinh nghiệm đến từ các trường ĐH, Cao đẳng khác như: Khoa Sư phạm, KhoaNgoại ngữ – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân,Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, Trường Trung cấp Kinh tế – Dulịch Hoa Sữa, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, … nhằmgóp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ CBQL và GVCH nhà trường,đồng thời giúp cho các GVTG có cái nhìn khái quát về mô hình đào tạo của trường,hiểu rõ hơn về đặc thù môn học, đặc điểm, mục đích, động cơ học tập, nguyện vọng

Trang 34

của SV để GVTG vận dụng PPD-H, PTD-H phù hợp nhất nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo các ngành, nghề của trường.

GVTG được đánh giá qua 3 kênh thông tin phản hồi: Thông tin từ người QLtrực tiếp; thông tin từ GV đồng nghiệp và thông tin đánh giá của SV thông qua cácmức độ hài lòng về giờ giảng dạy của GVTG

1.9.2.8 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

Từ khi Quy chế 25/2006 được ban hành ngày 26 tháng 06 năm 2006, cáchtính điểm để đánh giá học phần thay đổi đáng kể Trên cơ sở của Quy chế đó, TrườngCao đẳng Du lịch Hà Nội cũng đã quy định điểm học phần được tính gồm:

- Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập;

- Điểm giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận;

- Điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần;

- Điểm giữa học phần;

- Điểm tiểu luận;

- Điểm thi kết thúc học phần

Trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có trọng

số không dưới 50% của điểm học phần

Như vậy cách đánh giá điểm một học phần có thay đổi nhiều so với trước kia

là điểm học phần gồm điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và điểm thi kết thúc họcphần thay vì chỉ thi một lần vào cuối học kỳ như trước kia Nhà trường thường xuyênchỉ đạo các Khoa, Bộ môn nâng cao nhận thức của cả GVCH và GVTG về ý nghĩa, chứcnăng, yêu cầu sư phạm của việc KT-ĐG kết quả học tập của SV và thực hiện nghiêmquy chế kiểm tra đánh giá, thi, xét lên lớp, xét tốt nghiệp… trong các buổi họp chuyênmôn và qua các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về quy chế Cụ thể, nhà trường đãchỉ đạo các Khoa, Bộ môn, GVCH và GVTG thực hiện KT-ĐG đầy đủ, công bằng,chính xác số bài KT-ĐG, thi học kỳ, KT hết môn theo quy định của từng môn học, từnghọc phần trên cơ sở chương trình môn học và đề cương chi tiết môn học đã được nhàtrường duyệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi, KT-ĐG… giúp Nhàtrường đánh giá được chất lượng SV, chất lượng đào tạo của GVCH, GVTG

1.9.2.9 Quản lý hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn của GVTG

Để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn của GVTG,ngay từ đầu năm học, Nhà trường yêu cầu:

Trang 35

- Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên có kế hoạch tổ chức các buổi tròchuyện, gặp gỡ Doanh nghiệp có sự tham gia của các GVTG.

- Các Khoa, Bộ môn có kế hoạch tổ chức các buổi họp, thảo luận, trao đổi nộidung tự học, tự bồi dưỡng, triển khai áp dụng các đề tài NCKH có sự tham gia viếtcác chuyên đề của GVTG nhằm huy động kiến thức, tranh thủ kinh nghiệm củaGVTG góp phần nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy cho cả GVCH, GVTG

Hoạt động sinh hoạt khoa học cùng các Khoa, Bộ môn giúp cho GVTG hiểu

rõ thêm về đặc thù môn học, đặc điểm SV, về mục đích, động cơ, nguyện vọng, sởtrường, điều kiện của SV Từ đó GVTG sẽ vận dụng PPD-H, PTD-H phù hợp hơnnhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc xác định mục tiêu, ýthức học tập, tự phát hiện và tìm cách khắc phục các chỗ hổng trong kiến thức, đồngthời nâng cao chất lượng đào tạo các ngành, nghề của trường

1.9.2.10 Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giảng dạy cho GVTG

Trong đào tạo Du lịch, sự thiếu thốn các nguồn lực cơ sở vật chất là một trởngại rất lớn đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho SV [29, tr.13].Thực tiễn cho thấy, trường nào có CSVC thấp kém, số lượng phòng học lý thuyết,phòng học thực hành thiếu, chưa đủ tiêu chuẩn, thiết bị D-H thiếu, không đồng bộ,nguồn tài liệu học tập và tham khảo chưa phong phú và cập nhật, trang web củaTrường chưa được khai thác hiệu quả, chương trình môn học chưa linh hoạt sẽ ảnhhưởng nhiều đến chất lượng giảng dạy của GVTG và kết quả học tập của SV Đểđảm bảo chất lượng đào tạo của Trường và chủ động trong đào tạo, Nhà trường cầnsắp xếp kế hoạch môn học, thời khóa biểu một cách khoa học và hợp lý, tăng cườngkhai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị D-H hiện có của trường

1.10 Các yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy và QL hoạt động giảng dạy của GVTG

1.10.1.Các kênh thông tin

1.10.1.1 Thông tin từ phiếu tự đánh giá của giảng viên thỉnh giảng

- Kết thúc mỗi học kỳ hoặc mỗi học phần, các giảng viên thỉnh giảng sẽ điềnvào mẫu biểu tự đánh giá chất lượng giảng dạy của mình trong học kỳ hoặc học phần

đó Trong phiếu tự đánh giá nêu rõ:

- Số lượng giờ tham gia giảng dạy;

- Chất lượng giờ giảng/phương pháp giảng dạy;

Trang 36

- Thái độ, tác phong giảng dạy;

- Phản hồi từ phía sinh viên;

- Ưu điểm và những mặt còn hạn chế, cách khắc phục trong học kỳ và họcphần tiếp theo;

- Tự xếp loại (giỏi, khá, trung bình )

1.10.1.2 Thông tin từ đồng nghiệp

* Đồng nghiệp tại Cơ quan, tổ chức nơi GVTG công tác

Theo khoản 2 điều 12 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở

giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10

năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.6] nêu rõ: Trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức nơi GVTG công tác cung cấp cho cơ sở thỉnh giảng những thôngtin có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ nơi GVTG công tác như: kết quả làmviệc; đánh giá, xếp loại; thi đua; khen thưởng; kỷ luật để làm căn cứ cho việc giaokết, thực hiện hợp đồng thỉnh giảng

* Đồng nghiệp tại cơ sở thỉnh giảng

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của bản thân về hoạt động giảngdạy của giảng viên thỉnh giảng;

- Trao đổi kinh nghiệm, thảo luận với giảng viên thỉnh giảng để học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau và hiểu thêm về trình độ, kiến thức của giảng viên thỉnh giảng;

Cung cấp cho nhà trường thông qua Khoa, Bộ môn chủ quản giảng viên thỉnhgiảng những thông tin có liên quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnhgiảng để làm căn cứ cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng thỉnh giảng như:

- Ý thức, thái độ thực hiện lịch giảng dạy, thời gian lên lớp;

- Gây được hứng thú học tập cho sinh viên, lớp học vui vẻ, sôi nổi hay trầmlắng, căng thẳng;

- Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại hay dạy chay;

- Thực hiện công bằng, khách quan và đầy đủ số bài kiểm tra, đánh giá haychỉ đại khái, qua loa;

- Giao tiếp đúng mực, thân thiện với sinh viên, đồng nghiệp tại cơ sở thỉnhgiảng hay lạnh nhạt, khinh khỉnh, suồng sã, vô duyên

1.10.1.3 Thông tin từ sinh viên

Trang 37

Trao đổi với sinh viên, phát phiếu thăm dò GVTG cho sinh viên về:

- Kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của GVTG;

- Khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hay chỉ thuyết trình,đọc - chép, chiếu - đọc - nhìn - chép…;

- Khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại hay dạy chay;

- Khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc xác địnhmục tiêu, ý thức học tập, tự phát hiện và tìm cách khắc phục các chỗ hổng trong kiếnthức hay GVTG cứ truyền thụ còn sinh viên lĩnh hội một cách thụ động;

1.10.1.4 Thông tin từ kết quả học tập của sinh viên

Trước đây, nhà trường chỉ sử dụng kết quả học tập để đánh giá, xếp loại sinhviên là chính Kết quả học tập của sinh viên như thế nào và có tác động ra sao vớinhững người có liên quan là chưa được sử dụng đúng mục đích của nó Giảng viênsau khi dạy xong, nộp điểm là xem như xong nhiệm vụ Về phía nhà quản lý, sau khihoàn tất thủ tục như tổ chức thi, công bố điểm thi, tổ chức thi lại, v.v… cho một học

kỳ và khóa học là xong nhiệm vụ của một người quản lý mà không cần biết kết quảhọc tập của sinh viên sau khi đánh giá nói lên điều gì ở nội dung dạy, phương phápdạy, phương pháp học, người học, chương trình học v.v…Nếu có, chỉ là hình thứchoặc một con số để giải quyết hoặc phục vụ cho một mục đích nào đó, chẳng hạnnhư xét thi đua, phân lớp dạy v.v… và như thế là chưa có tính hệ thống và khoa họctrong sử dụng bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên

Tuy nhiên, Bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên hiện nay chủ yếu là để xếploại học tập và xét thi đua, chưa được quan tâm đúng nghĩa và chưa được sử dụng để cảitiến chất lượng đào tạo Kết quả đánh giá có thể chưa được khách quan, công bằng, điềunày phụ thuộc khá nhiều vào cảm tính của giảng viên nên có thể chưa phản ánh chínhxác năng lực của sinh viên so với mục tiêu đào tạo đã đề ra

Bảng điểm tổng kết học phần phản ánh kết quả, năng lực học tập của sinh viên Kết quả

đánh giá còn giúp cho người GV (cả GVCH và GVTG) cải tiến phương pháp dạy, nội

dung dạy, giúp người học nhận biết những chỗ hổng kiến thức mà người học chưa rõ vàphương pháp học chưa thích hợp, giúp cho CBQL đánh giá năng lực người học, người

dạy (cả GVCH và GVTG), cải tiến chương trình đào tạo v.v… Riêng với GVTG, bảng

điểm tổng kết học phần của Học sinh - Sinh viên còn là cơ sở để Nhà trường đánh giá

Trang 38

năng lực GVTG, cân nhắc việc mời hay không mời GVTG đó giảng dạy ở các học phần

tiếp theo (điều này phải được thể hiện rõ trong hợp đồng thỉnh giảng).

1.10.2.Quản lý các kênh thông tin

1.10.2.1.Đảm bảo tính đồng bộ

Việc đánh giá chất lượng giảng viên thỉnh giảng cần phải được thực hiện mộtcách đồng bộ các kênh thông tin: từ phiếu tự đánh giá của chính GVTG đó, từ đồngnghiệp, từ phiếu thăm dò ý kiến sinh viên, từ bảng điểm tổng kết học phần của sinhviên Tổng hợp, phân tích chính xác từ nhiều góc độ, nhiều chiều nhưng tế nhị, kínđáo và phải được quản lý chặt chẽ, không được để lộ mục đích của việc khảo sátđánh giá

Nếu thiếu một trong 4 kênh thông tin trên nhất là thiếu kênh thông tin từ phíangười học thì việc đánh giá có thể sẽ mang tính phiến diện, không đạt được mục đíchcủa việc thu thập thông tin đó

1.10.2.2 Đảm bảo tính khách quan

Để đánh giá đúng chất lượng của giảng viên thỉnh giảng, chúng ta cần phảnánh các kênh thông tin một cách khách quan, đúng bản chất với tinh thần xây dựng

để nâng cao chất lượng của GVTG

Ở mỗi kênh thông tin, cách phản ánh chất lượng giảng dạy của giảng viên thểhiện là khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung là kết quả học tập của sinh viênđạt được thể hiện qua kiến thức sinh viên thu nạp được và điểm thi

Để có một kết quả đánh giá chính xác đối với mỗi giảng viên, chúng ta cầnxem xét một cách khách quan từ sự tổng hợp của các kênh thông tin, xuất phát điểmtừ phiếu tự đánh giá của chính giảng viên thỉnh giảng đó, kết hợp với việc thu thậpthông tin từ các đồng nghiệp, từ phiếu thăm dò ý kiến sinh viên và từ bảng điểm tổngkết học phần của lớp học mà GVTG đó giảng dạy Ngoài ra, ta cần đặt vấn đề đótrong mối quan hệ tổng thể, tổng hòa của những điều kiện khách quan, bao gồm cảcác điều kiện có liên quan trực tiếp: cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụgiảng dạy và mặt bằng chất lượng sinh viên hiện có

1.10.2.3.Đảm bảo tính kịp thời

Trang 39

Từ sự thu thập thông tin để đánh giá, sau khi tổng hợp và phân tích thông tin,cần có sự phản hồi kịp thời các thông tin đó đến chính đối tượng được khảo sát làGVTG đã giảng dạy học phần đó.

Việc phản hồi kịp thời này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi chính bản thânngười GVTG sẽ biết được những khiếm khuyết của mình để khắc phục, có như vậychất lượng giảng dạy mới được nâng cao Từ ý kiến của các đồng nghiệp sẽ giúpnhiều đến tác phong, thần thái, cách thức phân bổ bài giảng của người GVTG saocho phù hợp hơn với từng ngành nghề DL đặc thù…; thông qua kết quả học tập của

SV và ý kiến phản hồi từ chính SV sẽ giúp GVTG điều chỉnh phương thức tiếp cậnbài học, đặt vấn đề, vận dụng linh hoạt hơn các PTD-H và PPD-H tích cực… saocho phù hợp hơn với từng đối tượng SV khác nhau, tổ chức điều khiển SV tự mìnhchiếm lĩnh kiến thức và tự tin vận dụng những kiến thức đã học một cách hiệu quả,chính xác

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 là tổng kết một số cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giảngdạy Nội dung của Chương đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạtđộng giảng dạy, đến quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, trong đó cóquản lý hoạt động giảng dạy Xu hướng quản lý hoạt động giảng dạy của GV trongnhà trường ĐH và CĐ cũng đã được tổng hợp và trình bày một cách tổng quát nhằmlàm sáng tỏ đặc điểm quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG Bên cạnh đó, mộttrong những nội dung lớn của chương 1 là làm rõ các kênh thông tin đánh giá về hoạtđộng giảng dạy của GVTG để lấy ý kiến đánh giá của họ về thực trạng hoạt độnggiảng dạy và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tạitrường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

2.4. Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tháng 6/1984: Trường được đổi tên thành Trường Du lịch Việt Nam

- Ngày 21/8/1995: thành lập Trường Du lịch Hà Nội trên cơ sở sát nhậpKhách sạn Hoàng Long (trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội) vào Trường Du lịchViệt Nam để tổ chức thí điểm mô hình Trường - Khách sạn

Trong giai đoạn này Trường vẫn giữ chức năng chủ yếu là đào tạo nguồn nhânlực phục vụ trong ngành Du lịch, Khách sạn

2.1.1.2 Giai đoạn 1997 – 2003

- Ngày 24/7/1997: Trường được nâng cấp thành Trường Trung học nghiệp vụ

Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 239/QĐ-TCDL của Tổng cục Du lịch

- Chức năng của Trường được mở rộng hơn trước, bao gồm đào tạo mới hệtrung cấp (2 năm), hệ học nghề (1 năm) cho các nghiệp vụ KS DL và bồi dưỡng côngchức, CBQL công ty DL, KS, nhà hàng theo yêu cầu

2.1.1.3 Giai đoạn 2003 đến nay

- Ngày 27/10/2003 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Du lịch HàNội theo Quyết định số 5907/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.Trường được phép đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp bậc

Về quản lý nhà nước, Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch Về công tác đào tạo, Trường chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo vàTổng cục dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh Xã hội)

2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch, đào tạo 3 cấp: hệ Cao đẳng, hệ TCCN và hệ Nghề về

Ngày đăng: 21/06/2021, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
3. Lê Thanh Bình (2009), Một số vấn đề về quản lý nhà nước, kinh tế, văn hóa, giáo dục trên thế giới và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý nhà nước, kinh tế, văn hóa,giáo dục trên thế giới và Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dụctrong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1998
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 6/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ" ngày 6/1/2010
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2010
10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận quản lý Nhà trường, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, ĐHGD - ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý Nhà trường
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2003
11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, ĐHGD - ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở lý luận quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2003
12. Nguyễn Đức Chính (2006), Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, ĐHGD - ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2006
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện hội nghị lần 3 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần 3 Ban chấp hành TWĐảng khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
17. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học vàkỹ thuật
Năm: 1999
18. Bùi Anh Đào, đề tài “Quản lý HĐDH của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: đề tài “Quản lý HĐDH của phòng Giáo dục và Đào tạo đối vớicác trường trung học cơ sở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định
19. Trần Khánh Đức (2011), Sự phát triển các quan điểm giáo dục. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển các quan điểm giáo dục
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc Gia Hà Nội
Năm: 2011
20. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáodục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
21. Đặng Xuân Hải (2002), Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình điều khiển một nhà trường, Tạp chí Phát triển giáo dục số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trìnhđiều khiển một nhà trường
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2002
22. Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Lý luận dạy học hiện đại, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa
Năm: 2005
23. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
24. Lê Minh Hiền, đề tài “Biện pháp QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Tây Nguyên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: đề tài “Biện pháp QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại họcTây Nguyên
25. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức
Nhà XB: NxbĐại học Sư phạm
Năm: 2009
26. Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốtyếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weirich
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1998
28. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
29. Lewis C. Forrest, Jr. (1983), Training for the Hospitality Industry, Nxb Học viện Giáo dục thuộc Hiệp hội KS và motel Hoa Kỳ, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Training for the Hospitality Industry
Tác giả: Lewis C. Forrest, Jr
Nhà XB: Nxb Họcviện Giáo dục thuộc Hiệp hội KS và motel Hoa Kỳ
Năm: 1983

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w