Vận dụng các kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học chuyên ngành QLGD tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HỮU LUYẾN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Quang Tháp
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn khoa học này được hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Cô giáo, Thầy giáo cùng với sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân trong thời gian học tập tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban giám hiệu cùng tập thể giảng viên Trường Đại học Giáo dục đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập và có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết
để nghiên cứu, thực hiện luận văn
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến
sỹ Nguyễn Quang Tháp, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện các nhiệm vụ của đề tài
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cán bộ quản lý, giảng viên và các sinh viên hệ Cao đẳng khóa 7 của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tích cực ủng hộ, cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tác giả kính mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của các Cô, các Thầy, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Luyến
Trang 3DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu GVTG tại các đơn vị trong Trường 36 Bảng 2.2: Số lượng ho ̣c sinh của Trường từ năm 2004 đến nay 36 Bảng 2.3: Mức độ đáp ứng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của
GVTG 41 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của
GVTG 43 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng tinh thần trách nhiê ̣m của
GVTG 45 Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng PPD-H và PTD-H của GVTG 47 Bảng 2.7: Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch của GVTG 49 Bảng 2.8: Thực trạng QL thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn cho
GVTG 50 Bảng 2.9: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của
GVTG 51 Bảng 2.10: Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình
giảng dạy của GVTG 52 Bảng 2.11: Thực trạng quản lý hoạt động cải tiến nội dung , PP, hình
thức tổ chức D-H và đánh giá giờ dạy của GVTG 55 Bảng 2.12: Thực trạng QL hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của SV 56 Bảng 2.13: Thư ̣c tra ̣ng quản lý hoạt động bồi dưỡng, sinh hoa ̣t tổ chuyên
môn của GVTG 57 Bảng 2.14: Thực trạng quản lý việc sử dụng CSVC, thiết bị, PTD-H
phục vụ hoạt đô ̣ng giảng da ̣y cho GVTG 59 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 84
Trang 5DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i 34 Hình 2.2: Mối quan hê ̣ giữa các hê ̣ và ngành nghề đào ta ̣o của Trường 37
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục các chữ viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các sơ đồ iv
Mục lục v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOA ̣T ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 4
1.1 Tổng quan li ̣ch sử nghiên cứu 4
1.1.1 Ở nước ngoài 4
1.1.2 Ở Việt Nam 4
1.2 Mô ̣t số khái niê ̣m cơ bản liên quan đến đề tài 5
1.2.1 Quản lý và các chức năng cơ bản của quản lý 5
1.2.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 11
1.2.3 Quản lý hoạt động giảng dạy 16
1.2.4 Giảng viên, Giảng viên thỉnh giảng 17
1.3 Nội dung QL hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên 18
1.4 Đặc điểm quản lý hoạt động giảng dạy cu ̉ a GVTG 22
1.4.1 Mục tiêu của quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 23
1.4.2 Nội dung của quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 23
1.5 Các yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 28
1.5.1 Các kênh thông tin 28
1.5.2 Quản lý các kênh thông tin 31
Tiểu kết chương 1 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 33
2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33
2.1.2 Chư ́ c năng, nhiê ̣m vu ̣ 33
Trang 72.1.3 Cơ cấu tổ chư ́ c của Trường và đô ̣i ngũ cán bô ̣ , công nhân viên,
giảng viên, giảng viên thỉnh giảng 34
2.1.4 Quy mô va ̀ ngành nghề đào ta ̣o của Trường 36
2.1.5 Cơ sơ ̉ vâ ̣t chất sư pha ̣m 37
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 38
2.2.1 Mẫu nghiên cứu 38
2.2.2 Nội dung nghiên cứu 39
2.2.3 Tiến trình nghiên cứu 39
2.3 Thư ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 40
2.3.1 Thực trạng hoạt động giảng dạy của GVTG 40
2.3.2 Thư ̣c tra ̣ng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG 48
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOA ̣T ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 61
3.1 Nguyên tắc cho ̣n lựa biện pháp quản lý 61
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa ho ̣c 61
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thư ̣c tiễn, khả thi 61
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hê ̣ thống 61
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 62
3.2 Các biê ̣n pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của GVTG ta ̣i Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 62
3.2.1 Đề cao trách nhiệm trong viê ̣c thực hiê ̣n hợp đồng thỉnh giảng của cả 2 phía 62
3.2.2 Xây dựng chuẩn đầu ra và đăng ký kiểm định chất lượng đầu ra với một tổ chức ngoài trường 64
3.2.3 Cải tiến viê ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch thỉnh giảng , thực hiện và quản lý kế hoạch 65 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của GVTG 67
3.2.5 Thực hiện các chế độ đãi ngộ một cách công bằng, minh bạch đối với GVTG 82
3.2.6 Mối liên quan giữa các biện pháp 83
Trang 83.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 83
3.3.1 Mục đích 83
3.3.2 Phương pháp và hình thức 83
3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 84
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Khuyến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 95
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách hàng đầu , con người là trọng tâm của sự phát triển đất nước, chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực con người
Bước vào thế kỷ 21, với sự phát triển nhảy vọt của cách mạnh khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng, là động lực phát triển và là nhân tố quyết định trong tương lai của mỗi quốc gia
Với chủ trương xã hội hoá, bằng việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, những năm gần đây, bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định tại các trường về chất lượng đào tạo, mô hình tổ chức quản lý… Nắm bắt được những điều đó, trong những năm qua, Trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội luôn quán triệt quan điểm: “Chất lượng đào tạo là thước đo hàng đầu cho chất lượng giảng dạy của nhà trường”, mà chất lượng đào tạo lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV Vì vậy, việc quản lý hoạt động giảng dạy của GV, nhất là của giảng viên thỉnh giảng được nhà trường hết sức quan tâm và coi
đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong những năm qua
Trong thực tế, để đảm bảo và hoàn thành khối lượng giờ giảng thực tế của mỗi năm, đồng thời nâng cao chất lượng của sinh viên, hàng năm, nhà trường phải mời một
số các giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng khác tham gia giảng dạy Chính các giảng viên thỉnh giảng này là những người đã và đang góp phần quan trọng vào việc đảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng
dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” là mô ̣t vấn
đề thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng , từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian tới
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biê ̣n pháp quản lý hoạt động g iảng dạy của giảng viên thỉnh giảng nhằm nâng cao chất lươ ̣ng đào tạo của Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i
3 Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt đô ̣ng giảng da ̣y và quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên nói chung và của giảng viên thỉnh giảng nói riêng
- Điều tra, phân tích, đánh giá về thực tra ̣ng quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng d ạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trườ ng Cao đẳng Du li ̣ch
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại T rườ ng Cao đẳng
Du li ̣ch Hà Nô ̣i
5 Giả thiết khoa học
Nếu đề xuất được các biê ̣n pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng phù hợp với thực tiễn , áp dụng tại Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học và tăng cường hiệu quả đào tạo của Nhà Trường
6 Giới hạn của đề tài
CBQL, SV trong trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i và sử d ụng các số liệu thống kê từ
2004 đến năm 2012
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu, vận dụng và đóng góp thêm vào lý luận quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Trang 11- Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i
- Sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Trường theo mô hình một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Du li ̣ch chất lượng cao cho Đất nước
8 Phương pha ́ p nghiên cứu
8.1 Phương pha ́ p nghiên cứu lý luận : nghiên cứu tài liệu, xuất bản phẩm về khoa
học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giảng viên
8.2 Phương pha ́ p nghiên cứu thực tiễn : điều tra , khảo sát bằng phiếu hỏi ; quan
sát, thu thâ ̣p số liê ̣u từ thực tế
Ngoài ra còn dùng phương pháp thống kê , tổng hơ ̣p và phân tích số liệu để đưa ra các kết luâ ̣n, đánh giá
9 Cấu tru ́ c luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu , kết luận v à khuyến nghi ̣, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , phụ lục, nội dung chính của luận văn đươ ̣c trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n về quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên Chương 2: Thực tra ̣ng quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên thỉnh
giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chương 3: Các biê ̣n pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên thỉnh
giảng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
1.6 Tổng quan li ̣ch sử nghiên cứu
1.6.1 Ở nước ngoài
1.6.1.1 Ở phương Đông
Nền văn hóa Trung Hoa cổ đại đã sản sinh ra những nhà tư tưởng về quản lý như Khổng tử (551 – 479 TrCN), Mạnh tử (372 - 289 TrCN), Hàn Phi Tử (280 - 233 TrCN), Thương Ưởng (390 - 338 TrCN), v.v Tuy tư tưởng về quản lý của họ có
khác nhau về quan điểm, như Khổng Tử, ông chú trọng về “Đức trị” để quản lý xã hội
và cai trị dân Còn Hàn Phi Tử, Thương Ưởng thì thiên về “Pháp trị” Nhưng cho đến
nay, những quan điểm trên vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách quản lý của các nước châu Á Viê ̣t Nam là mô ̣t trong những nước chi ̣u ảnh hưởng khá sâu sắc triết lý của đạo Khổng trong quản lý Chính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội
1.6.1.2 Ở phương Tây
Có nhà hiền triết Hy Lạp tên là Socrate (470 - 399 TrCN) cũng đề cập đến quản
lý và sau này có thêm Platon (427 - 346 Tr CN) Theo Platon, muốn cai trị nước phải biết đoàn kết dân lại và phải vì dân, tiêu chuẩn của người đứng đầu là ham hiểu biết, trung thực, tự chủ,
điều độ, ít tham vọng về vật chất và phải được đào tạo kỹ lưỡng
Trong thời kỳ lịch sử cận đại thì có Chales Babrage (1792 - 1871), H.Fayol (1841 - 1925), Elton Mayor (1850 - 1947), F.Taylor (1841 - 1925), là những người
đã đóng góp cho khoa học quản lý và làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn
1.6.2 Ở Việt Nam
Bước vào thế kỷ 21, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế , tri thức được
QLGD là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần cho sự phát triển của đất nước ta Thời kỳ gần đây, chúng ta đã có hàng loạt thành tựu khoa học quản lý nói chung, khoa học QLGD nói riêng Sự nghiệp đổi mới GD ở nước ta hiện nay cho thấy công tác nghiên cứu về QLGD có vai trò rất quan trọng Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả , nhà nghiên cứu và các nhà QLGD như : Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm , Phạm Minh Hạc , Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc , Nguyễn
Trang 13Ngọc Quang , đề cập đến vấn đề QLGD , nâng cao chất lượng GD &ĐT của Việt
nam và những biện pháp quản lý HĐD-H nhằm nâng cao chất lươ ̣ng đào tạo
Nghiên cứu về “Những biê ̣n pháp tăng cường quản lý công tác giảng da ̣y của
đô ̣i ngũ giảng viên thỉnh giảng ta ̣i trường Đa ̣i ho ̣c Dân lâ ̣p Hải Phòng” của Hồ Văn Giỏi (2005) đã đề xuất được 4 biê ̣n pháp là: Biê ̣n pháp tăng cường công tác kế hoa ̣ch hóa, biê ̣n pháp tăng cường công tác tổ chức , biê ̣n pháp tăng cường công tác lãnh
đa ̣o/chỉ đạo
Hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của quá trình D -H, quyết định sự thành công của quá trình D-H Do vâ ̣y, việc quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng
của ngành GD và của toàn xã hội , là một trong những vấn đề trọng tâm và then chốt quyết đi ̣nh chất lượng đào ta ̣o củ a Trường Nghiên cứu về vấn đề quản lý HĐD-H đã
có nhiều tác giả như: Bùi Anh Đào [18], Lê Minh Hiền [24], Đặng Thị Xuân Lương [30], nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu biê ̣n pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của GVTG tại trường Cao đẳ ng Du li ̣ch Hà Nô ̣i Vận dụng các kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học chuyên ngành QLGD tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i , từ đó đề xuất
“Biện pháp quản lý hoạt độ ng giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Cao
đẳng Du li ̣ch Hà Nội” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tối đa nguồn nhân
lực chất lượng cao cho ngành Du li ̣ch
1.7 Mô ̣t số khái niê ̣m cơ bản liên quan đến đề tài
1.7.1 Quản lý và các chức năng cơ bản của quản lý
1.7.1.1 Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời của con người Tuy nhiên, chỉ mới gần đây người ta mới chú ý đến "chất khoa học" của quá trình quản lý và dần dần hình thành các "lý thuyết quản lý" Có thể điểm qua một
số lý thuyết đó như sau:
K.Marx: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến
hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập
Trang 14của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [27, tr.480]
F.W Taylor (1856 - 1915) là người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý
khoa học đã cho rằng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều
phải chuyên môn hóa và phải quản lý chặt chẽ" "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" [10, tr.1]
Henri Fayol (1841 - 1925) thì lại xuất phát từ các loại hình hoạt động
quản lý khi cho rằng: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng
cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" [10, tr.46]
H.Koontz (Mỹ): "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hơp
những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân
ít nhất" [26, tr.33]
Theo Đại từ điển tiếng Việt: quản lý là "tổ chức, điều khiển hoạt động của một
đơn vị, một cơ quan", là "trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì" [42, tr.1363] Nghĩa
Hán Việt của "Quản" là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định , duy trì sự vật ở trạng thái ổn định ; quá trình "Lý" bao gồm sửa sang , sắp đặt công việc , đổi mới, đưa hệ thống đó vào phát triển Trong "quản" phải có "lý" thì toàn hệ mới có thể phát triển, trong "lý" phải có "quản" thì sự phát triển của hệ mới ổn định, bền vững [10, tr.2] Hai quá trình này phải được gắn bó chặt chẽ với nhau thì toàn hệ mới đạt được thế cân bằng động, tồn tại và phát triển phù hợp trong mối tương tác với các yếu tố bên trong và bên ngoài
Theo cố tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là sự tác động có mục đích tới
tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích
đã định trước" [33, tr.23]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Bản chất của hoạt động QL nhằm làm cho hệ thống
vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chất lượng mới” [2]
Quản lý = Quản + Lý
Trang 15Trong đó : - Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định
- Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới phát triển
Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái Hệ phát triển mà không ổn định tất yếu dẫn đến rối ren
Vậy: Quản lý = ổn định + phát triển
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: hoạt động quản lý
là "tác động có định hướng , có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý ) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức " hay hiê ̣n nay, Hoạt động quản lý thường
đươ ̣c đi ̣nh nghĩa rõ hơn : “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng
cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)
và kiểm tra” [9, tr.9]
Từ những quan niệm trên, ta thấy bản chất chung của khái niệm quản lý là một quá trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biến động của môi trường Quản lý tồn tại trong mọi quá trình hoạt động xã hội và là điều kiện quan trọng để tổ chức vận hành và phát triển
Trong khái niệm quản lý ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là một cá nhân, một nhóm người hay tổ chức tạo ra những tác động quản lý Nó trả lời câu hỏi: ai quản lý?
- Khách thể quản lý: là đối tượng tiếp nhận các tác động quản lý Khách thể quản lý có thể là người (trả lời câu hỏi: quản lý ai?), là vật (trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?) hoặc sự việc (trả lời câu hỏi: quản lý việc gì?)
1.7.1.2 Các chức năng cơ bản của quản lý
Quản lý là một quá trình , mô ̣t khoa ho ̣c , mô ̣t nghê ̣ thuâ ̣t và có những chức năng riêng của nó Chức năng quản lý biểu thi ̣ hình thức tác đô ̣ng có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý , là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý
Có nhiều cách khác nhau phân loại các chức năng quản lý Căn cứ vào các giai đoa ̣n thực hành thì quản lý có bốn chức năng cơ bản là : kế hoa ̣ch hóa , tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
Trang 16- Kế hoa ̣ch hóa : Kế hoa ̣ch hóa là "xác định mục tiêu , mục đích đối với
thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường , biện pháp, cách thức để đa ̣t được mục tiêu mục đích đó" [9, tr.13]
Kế hoa ̣ch hóa có vai trò quan tro ̣ng vì nó là chức năng khởi đầu của quá trình
hình dung rõ hơn về qu á trình phát triển của tổ chức , kịp thời phát hiện, ứng phó với sự thay đổi và tính không chắc chắn của môi trường , giúp tổ chức tập trung sự chú ý vào các mục tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra
- Tổ chƣ ́ c: Tổ chức là "quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa
các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiê ̣n thành các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức" [9, tr.13]
Tổ chức được coi là chứ c năng cốt lõi của quản lý vì khi được tiến hành khoa học và có hiệu quả nó sẽ giúp người quản lý sử dụng triệt để nhất các nguồn lực của tổ chức, nhất là nguồn nhân lực , giúp cho các thành viên trong tổ chức phát huy tốt nhất năng lực sở trường, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình đô ̣
- Lãnh đạo: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ sẵn
sàng, cố gắng, hăng hái hướng tới viê ̣c hình thành các mu ̣c tiêu Như vâ ̣y, chức năng này bao hàm "việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức" [9, tr.13]
Lãnh đạo là một trong những hoạt động chủ yếu của các nhà quản lý vì nó giúp biến những sản phẩm của quá trình kế hoa ̣ch hóa và tổ chức thành hiê ̣n thực thông qua viê ̣c tác đô ̣ng đến con người Cũng thông qua lãnh đạo , tài năng của nhà quản lý được thể hiện rõ nét với các công việc như tạo lập ản h hưởng, hình thành uy tín với các thành viên, dẫn dắt tổ chức
- Kiểm tra : Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân,
một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết [9, tr.13]
Kiểm tra giú p nhà quản lý xác đi ̣nh chính xác các nguyên nhân không đạt mục tiêu và kịp thời khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức
Trang 171.7.1.3 Các nguyên tắc quản lý
Các nguyên tắc QL là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn, hành vi mà các
cơ quan QL, các nhà lãnh đạo phải tuân thủ trong quá trình QL theo đúng kế hoạch của mục tiêu QL đã định
- Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khả năng quản lý một cách khoa học, có sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cơ quan quyền lực với sức mạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ các hoạt động của hệ thống được tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch đường lối, chủ trương, phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu để tiến hành thực hiện
Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện thông qua chế độ một thủ trưởng - người chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về toàn bộ hoạt động của đơn vị, tổ chức mình Dân chủ trong QL được hiểu là sự huy động trí lực của mọi thành viên trong
tổ chức để tiến hành QL Dân chủ được thể hiện ở chỗ: các chỉ tiêu, phương hướng hành động đều được tập thể tham gia bàn bạc, kiến nghị các biện pháp thực thi trước khi đi đến quyết định Các tổ chức quần chúng, người lao động còn được tham gia thực hiện các chức năng QL: tham gia XD kế hoạch, KT, đánh giá, giám sát
Tập trung và dân chủ có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, có dân chủ thì mới phát huy tốt sức sáng tạo của quần chúng, động viên quần chúng tích cực lao động và tham gia bàn bạc thống nhất hành động thì tập trung càng cao và ngược lại Tuy nhiên, trong thực tiễn, nguyên tắc này thường nảy sinh hai thái cực: tập trung quá dẫn đến quan liêu, độc đoán chuyên quyền và dân chủ thái quá dẫn đến vô chính phủ Cả hai thái cực này dẫn đến làm suy yếu hiệu lực quản lý Bởi vậy, để thực hiện chức năng lãnh đạo, người quản lý phải phối hợp hài hoà nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội:
Quản lý trước hết là quản lý con người, con người có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích, động viên tính tích cực của họ Lợi ích là một động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người, vì vậy trong quản lý phải kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội
Trang 18- Nguyên tắc hiệu quả:
Hiệu quả là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của một tổ chức Vấn đề đặt ra là làm thế nào để một cơ sở vật chất kỹ thuật, một nguồn tài sản, một lực lượng lao động hiện có của tổ chức có thể tạo ra được một thành quả lớn nhất, chất lượng tốt nhất và hiệu quả cao nhất Hiệu quả không những là nguyên tắc quản lý mà còn là thước đo trình độ tổ chức, lãnh đạo và tài năng quản lý
- Nguyên tắc nắm khâu trọng yếu:
Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải có khả năng phân tích chính xác các tình thế của hệ thống trong quá trình XD và phát triển để tìm ra các khâu, các việc chủ yếu, những vấn đề then chốt có ý nghĩa quan trọng trong sự thành bại của tổ chức Nắm vững nguyên tắc này người quản lý khắc phục được tình trạng dàn trải chung chung, tập trung vào những vấn đề then chốt quyết định trong việc quản lý tổ chức thực hiện mục tiêu
- Nguyên tắc kiên định mục tiêu
Đây là nguyên tắc đòi hỏi người quản lý các tổ chức phải có ý chí kiên định thực hiện cho được mục tiêu đã xác định Bởi vì một tổ chức dù mục tiêu đúng đắn nhưng không phải lúc nào cũng được xã hội chấp nhận, đồng tình ủng hộ Nếu người quản lý thiếu tự tin, không quyết tâm thì mục tiêu không thể đạt được
1.7.1.4 Các biện pháp quản lý
Theo Đại từ điển tiếng Việt, biện pháp là "cách làm, cách thức tiến hành, giải
quyết một vấn đề cụ thể" [42, tr.161] Từ đó, có thể hiểu biện pháp quản lý là tổng
thể cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Có 4 loại biện pháp quản lý cơ bản là: biện pháp hành chính tổ chức, biện pháp kinh tế, biện pháp tâm lý - giáo dục và biện pháp thuyết phục
- Biện pháp hành chính - tổ chức: là cách tác động của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý dựa trên mối quan hệ về mặt tổ chức của hệ thống tức là mối quan
hệ giữa quyền uy - phục tùng, điều hành - chấp hành, cấp trên - cấp dưới,
- Biện pháp kinh tế: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản
lý dựa trên cơ sở lý thuyết động lực kinh tế với luận điểm: lợi ích kinh tế sẽ tạo ra
Trang 19động lực thúc đẩy con người hành động mà không cần sự can thiệp về mặt hành chính của cấp trên
- Biện pháp tâm lý - giáo dục: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền giáo
dục) là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý ứng dụng thành tựu của các khoa học như Tâm lý học, Xã hội học, Khoa học giáo dục,
- Biện pháp thuyết phục: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý dựa trên cơ sở các lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêu cầu này
Mỗi biện pháp quản lý được dựa trên những cơ sở khác nhau và có những ưu, nhược điểm riêng Vì thế, trong quá trình hoạt động nhà quản lý phải biết lựa chọn
và sử dụng nhiều biện pháp để chúng bổ sung cho nhau giúp hoạt động quản lý đạt kết quả tốt nhất
1.7.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.7.2.1 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của con người, có sự tham gia của nhiều thành tố khác nhau nhằm hướng tới một mục tiêu đào thế hệ trẻ cho đất nước Dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì QLGD là quản lý các hoạt động của một cơ sở giáo dục như trường học , các đơn vị phục vụ đào tạo , là sự điều hành
hê ̣ thống giáo du ̣c quốc dân nhằm đa ̣t được mu ̣c tiêu đào ta ̣o Dưới góc đô ̣ xã hô ̣i , QLGD là quản lý mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c trong xã hô ̣i
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "QLGD là hệ thống có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thể hiện tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu
dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất" [33, tr.35]
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “quản lý giáo
dục (QLGD) là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [11, tr.69-70] "Mục đích cuối cùng của
Trang 20QLGD là tổ chức giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh , sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội" [41, tr.206]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QLGD là tổ chức các HĐD-H Có tổ chức được
các HĐD-H, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được GD, tức là cụ thể hoá đường lối GD của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [20, Tr.9]
Từ những định nghĩa trên ta thấy khái niệm: “Quản lý giáo dục” có nội hàm rất linh hoạt, nếu hiểu GD là các hoạt động GD diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hội thì QLGD là quản lý mọi hoạt động GD trong xã hội, lúc đó QLGD được hiểu theo nghĩa rộng nhất Còn chỉ nói đến hoạt động GD trong ngành giáo dục đào tạo thì lúc
đó QLGD sẽ được hiểu là quản lý một số cơ sở GD&ĐT (là quản lý nhà trường) và quản lý một số cơ sở GD&ĐT ở một bộ phận hành chính nào đó (huyện, tỉnh, toàn quốc) ta gọi là quản lý một hệ thống GD Nghĩa là khái niệm QLGD được hiểu theo nghĩa hẹp hơn Nhưng rõ ràng là, dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì mục đích cuối cùng của QLGD vẫn là nâng cao chất lượng GD
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những kết luận:
QLGD là những tác động có hệ thống, có khoa học, có ý thức và có mục đích của chủ thể QL lên đối tượng QL là quá trình D-H và GD diễn ra ở các cơ sở GD
QLGD được hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục đó có thể
là một trường học, một trung tâm khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề, một tập hợp các cơ sở phân bố trên địa bàn dân cư
QL một cách có khoa học (là việc tối ưu) trong đó chủ thể QL phải nắm được các quy luật khách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng QL
Trong lịch sử phát triển của khoa học QL thì QLGD ra đời sau khoa học QL kinh tế
* Đối tượng của qua ̉ n lý GD&ĐT
Quản lý quá trình GD&ĐT là quản lý toàn bộ các hoạt động sư phạm trong nhà trường gồm 04 thành tố: Tư tưởng (các quan điểm, chủ trương, chính sách, chế
độ, …), con người (cán bộ công nhân viên, GV, SV), quá trình thực hiện và các hoạt động liên quan đến việc thực hiện chức năng của GD (như HĐ giảng dạy, HĐ học tập, HĐ phục vụ giảng dạy và học tập, nội dung, PP, …), CSVC, trang thiết bị,
Trang 21phương tiện - kỹ thuật D-H (phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, máy móc, tài liệu, sách giáo khoa…)
* Mục tiêu của quản lý GD&ĐT
Mục tiêu của quản lý GD&ĐT là những kết quả mà chủ thể quản lý dự kiến sẽ đạt được trong quá trình vận động của đối tượng, dưới sự điều khiển của chủ thể quản lý
Mục tiêu quản lý quá trình GD &ĐT được cụ thể hoá là nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài , là quản lý chất lượng giáo dục HSSV toàn diện về các tiêu chuẩn chính trị , đạo đức, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và thể chất… Trong đó, chất lượng giáo dục là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động, đảm bảo cho việc thực hiện quá trình quản lý GD&ĐT
* Nội dung của quản lý quá trình GD&ĐT
Nội dung quản lý quá trình GD&ĐT: là quản lý việc XD và thực hiện các mục tiêu, chương trình, chất lượng GD&ĐT, trong đó chú trọng việc GD nhân cách và phát triển trí tuệ cho SV, trong HĐD-H Ngoài ra, người quản lý cần phải chú trọng thêm các nội dung quản lý quá trình GD&ĐT sau:
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá
- Quản lý các hoạt động GD trong và ngoài trường
- Quản lý các hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong trường
- Quản lý CSVC, trang thiết bị, phương tiện – kỹ thuật D-H…
* Chức năng, nhiệm vụ của quản lý Giáo dục
- Chức năng:
QLGD cũng có những chức năng cơ bản của quản lý chung, theo sự thống nhất của đa số các tác giả có 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, và kiểm tra Ngoài ra, thông tin QLGD đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như là
“mạch máu” của hoạt động QLGD Nếu thiếu hoặc sai lệch thông tin thì công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, tạo nên những quyết định sai lầm, không chính xác, công tác quản lý kém hiệu quả hoặc thất bại
- Nhiệm vụ của QLGD:
Đảng và Nhà nước ta đã định hướng chủ trương, chính sách và biện pháp về công tác QLGD trong “Chiến lược phát triển GD 2001-2010”, chúng ta phải tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Trang 22“Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng GD theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập Phấn đấu đưa nền GD nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực”
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng trong nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, CBQL, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh tiến bộ thực hiện phổ cập GD
Đổi mới mục tiêu, nội dung, PP, chương trình GD các cấp, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu, vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới PPD-H; đổi mới QLGD cơ sở pháp lý và phát triển nội lực, phát triển GD
* Phương pháp quản lý quá trình GD&ĐT
- Phương pháp quản lý tổ chức - hành chính: Là cách tác động trực tiếp về
mặt tổ chức hành chính, nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học được đồng bộ liên tục nhịp nhàng Tác động về mặt tổ chức hành chính được thể hiện qua các mệnh lệnh của Hiệu trưởng và những quy định bắt buộc mọi cá nhân phải thực hiện Phương pháp tổ chức - hành chính tác động tới cơ cấu tổ chức của hệ thống, tạo mối liên hệ chặt chẽ, làm cho hoạt động quản lý của Nhà trường có hiệu quả cao
- Phương pháp kinh tế trong quản lý: Là cách tác động gián tiếp lên đối
tượng quản lý thông qua việc tác động vào lợi ích kinh tế của đối tượng, làm cho đối tượng quản lý hoạt động có hiệu quả Trong QLGD, phương pháp kinh tế được thể hiện bằng các chế độ, chính sách mang tính chất kích thích, khuyến khích bằng vật chất Trong Nhà trường, người quản lý sử dụng PP này phù hợp thì sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động GD Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong QLGD phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo, vì GD thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội, nếu lạm dụng sẽ làm lệch hướng đi của sự nghiệp GD&ĐT
- Phương pháp giáo dục trong QLGD: Là cách tác động về mặt tinh thần tới
đối tượng quản lý, nhằm động viên, giáo dục họ thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Đồng thời động viên họ hăng hái thi đua tham gia
Trang 23vào công tác quản lý Nhà trường, quản lý HĐDH Phương pháp GD trong QLGD có
ý nghĩa hết sức quan trọng, nó XD nên mối quan hệ tư tưởng đạo đức đối với cán bộ
GV, phương pháp này nâng cao ý thức, trình độ cho họ về mọi mặt để họ hoàn thành công việc một cách tự giác, tích cực Như lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Muốn XD chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”
- Phương pháp quản lý theo mục tiêu: Là cách quản lý hướng vào kết quả
hoạt động, người quản lý phải dự tính được kết quả hoạt động trong công tác quản lý của mình và xem xét điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để thực hiện được kết quả như mong muốn Quản lý GD&ĐT là quản lý theo mục tiêu, nó có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy đối tượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
1.7.2.2 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một tổ chức giáo dục , là cơ sở trực tiếp thực hiện mục tiêu đào
tạo, là "vầng trán của cộng đồng" [25, tr.210] với vai trò hình thành "nhân cách - sức
lao động", phục vụ phát triển cộng đồng
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường
lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [20, tr.561]
“Việc quản lý nhà trường (có thể mở rộng ra là việc quản lý nói chung) là việc quản
lý D-H tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này tới trạng thái khác để dần tới mục tiêu GD” [20, tr.71]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: "Quản lý trường học là hoạt động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên , học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường" [41, tr.21]
Trong cuốn Tâm lý học quản lý , tác giả Hoàng Minh Thao nêu rõ: "Quản lý
trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường làm cho quá trình này vận hành một cách tối ưu tới việc hình thành mục tiêu dự kiến" [37, tr.11]
Trang 24Tóm lại, "quản lý nhà trường là một quá trình tác động có ý thức (tác động
thông qua các chức năng quản lý theo các nguyên tắc định hướng vào mục tiêu giáo
dục, bằng các biện pháp quản lý hợp với các đối tượng quản lý… ) của bộ máy quản
lý nhà trường lên các khách thể quản lý (mọi người tham gia vào quá trình giáo du ̣c
và đào tạo của nhà trường , các nguồn lực, điều kiện cho hoạt động giáo dục đào tạo
hoạt động có những đặc điểm sau:
- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng
- Con người là chủ thể của hoạt động
- Hoạt động được thực hiện trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định
- Hoạt động có sử dụng phượng tiện, công cụ để tác động vào đối tượng
1.7.3.2 Hoạt động giảng dạy
Trước hết, ta xét k hái niệm “ Hoạt động dạy học” là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: “Hoạt động giảng dạy” của giáo viên và “hoạt động học
tâ ̣p” của học sinh, sinh viên Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức , tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trong quá trình dạy học , hoạt động giảng dạy của giảng viên có vai trò chủ đạo , hoạt động học tâ ̣p của học sinh , sinh viên có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra
Do vâ ̣y, Hoạt động giảng dạy là hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong quá trình D-H, là hoạt động của GV lãnh đạo, tổ chức, điều khiển các hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣ p của
SV, giúp SV lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo yêu cầu mục tiêu giáo dục đặt ra
Để đạt được mục đích , mục têu bài giảng , GV và SV đều phải phát huy các
yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất và năng lực của người dạy và người học)
để xác định nội dung, lựa chọn PP, tìm kiếm các hình thức, các phương tiện D-H phù hợp
Trang 251.7.4 Giảng viên, Giảng viên thỉnh giảng
1.7.4.1 Giảng viên
Theo khoản 3 điều 70 của Luật giáo dục sửa đổi bổ sung [36]: “Nhà giáo
giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.”
Như vâ ̣y ta có thể đi ̣nh nghĩa : Giảng viên là Nhà giáo gi ảng dạy ở cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đa ̣i ho ̣c
1.7.4.2 Giảng viên thỉnh giảng, đặc điểm của GVTG
* Giảng viên thỉnh giảng
Theo khoản 1 điều 74 của Luật giáo dục 2005 [35]: “Cơ sở giáo dục được
mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng”
Như vâ ̣y ta có thể đi ̣nh nghĩa : Giảng viên thỉnh giảng là Nhà giáo (có đủ các
tiêu chuẩn tại khoản 2 điều 70 của Luật Giáo dục 2005 [35]) đươ ̣c các cơ sở giáo
dục Cao đẳng, Đa ̣i ho ̣c mời đến giảng da ̣y theo chế đô ̣ thỉnh giảng
* Đặc điểm của GVTG
Theo khoản 2 điều 5 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.2]: “Đối với việc giảng dạy các
môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.” tức là nhà giáo thỉnh giảng cũng phải có các tiêu
chuẩn của mô ̣t nhà giáo, đó là những tiêu chuẩn sau:
- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng
Trang 26Theo khoản 1 điều 2 của của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.1]: Giảng viên thỉnh giảng là
nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được cơ sở giáo dục mời đến:
- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo
dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
- Giảng dạy các chuyên đề;
- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;
hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo
dục;
- Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo
trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo
1.8 Nội dung quản lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của GV
trong quá trình D-H Người GV truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và những giá trị
về tư tưởng, phẩm chất cần được trang bị cho SV Nội dung QL các hoạt động giảng dạy của GV bao gồm:
- Quản lý việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn , kế hoa ̣ch giảng da ̣y cho GV;
- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bi ̣ lên lớp của GV;
- Quản lý việc thực hiê ̣n kế hoa ̣ch và chương trình giảng da ̣y của GV ;
- Quản lý việc cải tiến Nội dung, PPD-H, PTD-H củ a GV;
- Quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của SV;
- Giám sát sinh hoạt khoa ho ̣c, tổ chuyên môn của GV;
- Quản lý việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trong quản lý hoạt động giảng dạy của một giảng viên , người quản lý phải chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng nề nếp, kỷ cương của hoạt động dạy học trên cơ sở quy chế hướng dẫn của các cấp quản lý đối với nhà tr ường và của nhà trường quy định Bám sát nhiệm vụ của một GV và chuẩn nghề nghiệp GV để chỉ đạo hoạt động Những nô ̣i dung sau cần lưu ý:
Trang 27a Xác định những công viê ̣c chủ yếu giảng viên cần thực hiê ̣n
cấp quản lý và của nhà trường
- Chỉ đạo việc xác định những mục tiêu cụ thể cần đạt được cho mỗi môn học
và cho mỗi bài học mà GV đó phu ̣ trách Những mục tiêu này đã được thiết kế trong
đề cương môn dạy học (chương trình chi tiết môn học - giáo án) và được cụ thể hóa vào quy trình kiểm tra - đánh giá đối với môn học/bài học
- Chỉ đạo việc lựa chọn các phương thức dạy học phù hợp với nội dung dạy học và đặc điểm của môn học Công khai hoá yêu cầu về “đề cương môn học” hoặc
“mẫu giáo án định hướng” và thống nhất trong bộ môn trước khi bắt đầu triển khai môn học:
thiết của từng nội dung đó để lựa chọn phương thức chuyển tải cho người học (SV) phù hợp với phương thức dạy học đã lựa chọn
+ GV cần xác định mục tiêu , thời gian, chủ đề, nội dung cốt lõi cần trình bày trong giờ lên lớp lý thuyết từ đó xây dựng kịch bản cho mỗi giờ lên lớp
+ GV biết lựa chọn các nội dung , phương thức dạy học (thực hành, thực tập, thảo luận ) phụ thuộc vào đặc thù của từng môn học
+ Yêu cầu GV xác định các nội dung tự học và dạy cho SV khả năng tự học
khích GV thực hiện giao tiếp có hiệu quả với SV , đặc biệt trong công tác tư vấn học tập môn học GV nên khơi gợi, khích lệ để SV tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực mà không cảm thấy căng thẳng, gò ép, rập khuôn
b QL việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giảng viên
Chất lượng của giờ giảng trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào việc soạn bài và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài giảng Để làm được việc đó trong QL hoa ̣t
đô ̣ng giảng da ̣y của GV, cần tập trung vào một số công việc sau:
môn học được phân công Trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học từ đó định hướng cho việc soạn giáo án và hoạt động trên lớp
Trang 28- Có quy định cụ thể việc sử dụng sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo
và các trang thiết bị hiện có
- Chỉ đạo tốt việc GV cung cấp cho người học khả năng tìm kiếm và vận dụng linh hoạt kiến thức mới; biết chế biến và sử dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào quá trình học tập và làm việc; biết cách hòa nhập với xã hội
c Phân công giảng dạy cho GV trên cơ sở phát huy mặt mạnh của từng người
Để đạt được mục tiêu đó, trong QL hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của GV , cần nắm vững chất lượng đội ngũ GV, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ bản thân của từng thành viên trong đơn vị Phân công giảng dạy còn phải xuất phát từ quyền lợi học tập của học sinh và chú ý tới khối lượng công việc của từng giáo viên sao cho hợp lý, nhất là giáo viên làm công tác kiêm nhiệm
d Quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy
Để GV nắm vững chương trình giảng dạy, cần:
- Nắm vững nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học củ a chương trình ĐT của trường, nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của môn học, nội dung và phạm
vi kiến thức của từng môn học
- Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và các hình thức dạy học của môn học đó
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những sửa đổi trong chương trình mới Bàn bạc những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy của các năm học trước và những vấn đề mới trong chương trình dạy học để thống nhất thực hiện trong cả năm học
- Cân đối các hoạt động trong năm học, bố trí thời gian hợp lý, khoa học để giáo viên thực hiện đầy đủ chương trình năm học
Cần giám sát, theo dõi tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua: Sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, giáo án của giảng viên; qua báo cáo của tổ bộ môn
e Quản lý việc lên lớp của giảng viên
Quản lý hoạt động trên lớp với việc tuân thủ đề cương môn học (Mục tiêu-Nội dung-PPDH môn học) và cấu trúc giáo án đã được thông qua, thực hiện tốt vai trò
“người điều kiển hoạt động nhận thức” cho hoạt động học tập của SV
Để quản lý có hiệu quả giờ lên lớp của GV, cần:
Trang 29- Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả việc chuẩn bị và triển khai bài lên lớp của GV và việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, công nghệ dạy học để nâng cao chất lượng dạy học;
- Thống nhất đánh giá giờ lên lớp với phiếu dự giờ được công khai cho mọi đối tượng liên quan;
- Qua phỏng vấn học sinh, hòm thư góp ý, đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp, qua các phiếu dự giờ và kết quả học tập của SV để có thông tin phản hồi toàn diện về giờ lên lớp của GV để có các biện pháp QL phù hợp với thông tin thu được
h Quản lý hồ sơ của giảng viên
Trong phạm vi hoạt động dạy của GV, hồ sơ cần có: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, sổ bài soạn, sổ ghi điểm, sổ báo giảng,
Để quản lý tốt hồ sơ của GV, cần quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ, có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ theo từng tổ chuyên môn
Người quản lý khi triển khai quản lý hoạt động giảng da ̣y của GV cần l ưu ý thích đáng việc quản lý hoạt động dạy của GV trong bối cảnh đổi mới, để làm tốt hơn cần lưu ý:
- Phổ biến nội dung cơ bản tiêu chuẩn giờ lên lớp có chất lượng (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được xác định và tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của cấp quản lý GD) để mọi GV đều được quán triệt và hiện thực hoá trong hoạt động D-H của mình
- Có kế hoạch dự giờ các GV Đảm bảo trong năm học tất cả các GV phải được cán bô ̣ quản lý hay đồng nghiê ̣p dự ít nhất một giờ Các GV mới ra trường, GV
có trình độ chuyên môn yếu phải được dự giờ nhiều hơn Khi dự giờ cần ghi chép cụ thể, sau đó cùng với người phụ trách chuyên môn hay tổ trưởng chuyên môn trao đổi
ý kiến và rút kinh nghiệm với GV
- Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp, ngay từ đầu năm học cần xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các chuyên đề về giờ lên lớp như: hội thảo đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, các tình huống ứng xử sư phạm, tổ chức dạy mẫu, tổ chức hội giảng Cần chú ý khi xây dựng kế hoạch và tổ chức các chuyên đề
là biết chọn những đề tài thiết thực đối với tình hình cụ thể của nhà trường, phải chuẩn bị chu đáo khi thực hiện từng chuyên đề đó
Trang 30Trong đổi mới GD hiện nay, Với sự nhấn mạnh chuyển dịch từ việc giảng dạy làm trung tâm sang học tập làm trung tâm có thể tạo ra một môi trường học tập mang tính tương tác, chủ động cho cả GV và SV Vai trò của GV sẽ thay đổi từ người truyền kiến thức thành người trợ giúp, hướng dẫn và cũng là người học cùng với SV (bạn học)….Tất cả các điều nêu trên tác động đến việc triển khai các chức năng quản
lý lên việc quản lí hoạt động dạy của người dạy Khi người quản lý triển khai các chức năng kế hoạch - chuẩn bị; Tổ chức - triển khai; Đánh giá - điều chỉnh trong quá trình dạy và học trong bối cảnh đổi mới GD cần phải quan tâm thích đáng đến sự thay đổi vai trò GV và SV trong quá trình dạy học qua đó mới phát huy được các yếu
tố quản lý tích cực, góp phần hiện thực hoá được vai trò quản lý trong việc triển khai quá trình dạy và học hiện nay ở các nhà trường Cần coi trọng lấy thông tin phản hồi của người học về hoạt động dạy của GV thông qua phiếu hỏi, hòm thư góp ý, đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp qua các giờ dự và kết quả học tập của học sinh… đây chính là các minh chứng của kết quả hoạt động D-H và hiệu quả của QL hoạt động giảng dạy
1.9 Đặc điểm qua ̉ n lý hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của GVTG
GVTG cũng là GV nên QL các hoạt động giảng dạy của GVTG cũng bao gồm các nội dung như đã trình bày ở trên, đó là :
- QL việc chuẩn bi ̣ hồ sơ chuyên môn, kế hoa ̣ch giảng da ̣y cho GV
- QL việc soa ̣n bài và chuẩn bi ̣ lên lớp của GV
- QL việc thực hiê ̣n kế hoa ̣ch và chương trình giảng da ̣y của GV
- QL việc cải tiến Nội dung, PPD-H, PTD-H củ a GV
- QL việc Kiểm tra, đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của SV
- Giám sát sinh hoạt khoa học, tổ chuyên môn củ a GV
- QL việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣
Tuy nhiên đối với GVTG còn cần lưu ý một số nội dung sau:
Theo điều 8 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban
hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) [8, tr.4] qui đi ̣nh về trách nhiê ̣m của nhà giáo thỉnh giảng:
- Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục
- Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng
Trang 31- Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng
- Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng
1.9.1 Mục tiêu của quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG
Quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG chính là quản lý những nhiệm vụ của GVTG thực hiê ̣n trong quá trình D-H nhằm giám sát, kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện những cam kết của cả hai bên trong hợp đồng thỉnh giảng
1.9.2 Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG
1.9.2.1 Quản lý hợp đồng thỉnh giảng
Hiê ̣n nay, nhà trường đang thực hiện chế độ quản lý theo Hợp đồng dựa trên quy
đi ̣nh của điều 7 - Quy đi ̣nh về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm
theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.3], trong đó qui đi ̣nh rất rõ về hợp đồng thỉnh giảng:
* Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự [34] Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác
* Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ , công chức, viên chức thƣ̣c hiê ̣n các hoạt động sau:
- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
- Giảng dạy các chuyên đề;
- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
Trang 32a, Các hoạt động trên được nêu tại điểm a , b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định về
chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số
44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.1] thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại
Bộ luật Lao động Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng “Tham gia xây dựng và phát triển chương
trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo” đươ ̣c nêu tại
điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.1] thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp
đồng vụ, việc Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự [34]
Như vâ ̣y, về mă ̣t hình thức , sự hợp tác của các GVTG với nhà trường là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật Trên cơ sở Hợp đồng ký kết đó , buô ̣c GVTG phải luôn luôn tuân thủ nô ̣i quy , quy chế của Nhà trường ; đồng thời, GVTG phải thường xuyên học hỏi , nâng cao chất lươ ̣ng và đổi mới PPD -H cho phù hợp với nhu cầu đào ta ̣o của Nhà trường
1.9.2.2 Quản lý việc lập kế hoa ̣ch giảng dạy cho GVTG
Hàng năm, vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch đào tạo , trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chỉ đạo hoạt động cho các
Phòng, Ban chức năng , Khoa, Bộ môn, định hướng kế hoạch công tác cho các GVTG đồng thời là cơ sở để GVTG sắp xếp, thực hiện kế hoạch cá nhân
Việc lập kế hoạch cho hoạt động ký và triển khai hợp đồng thỉnh giảng đối với
tại Cơ sở thỉnh giảng đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình, yêu cầu đã đươ ̣c đề ra
và cũng là cơ sở cho các Phòng, Ban chứ c năng, Khoa, Bô ̣ môn quản lý GVTG
1.9.2.3 Quản lý việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn cho GVTG
Nhà trường có quy chế quy đ ịnh về hồ sơ chuyên môn của GVCH và GVTG Hồ sơ chuyên môn của GVTG về cơ bản cũng giống như hồ sơ chuyên môn của
Trang 33GVCH Các Khoa, Bộ môn cung cấp cho GVTG : tiến độ giảng dạy toàn trường , kế hoạch giảng dạy môn học , sổ tay giáo viên , giáo trình , giáo án, đề cương chi tiết giảng dạy môn học và các tài liệu tham khảo…
giúp cho GVTG duy trì nề nếp thực hiện chuyên môn tốt, khoa học và đúng tiến độ
1.9.2.4 Quản lý lịch giảng dạy cu ̉a GVTG
Khoa, Bộ môn căn cứ vào năng lực sở trường , trình độ, hoàn cảnh gia đình và nguyê ̣n vo ̣ng cá nhân của từng GVTG để phân công li ̣ch giảng da ̣y cho phù hợp với yêu cầu môn ho ̣c
Nhà trường yêu cầu các giảng viên thỉnh giảng phải luôn luôn thực hiện nhiệm
vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục, thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng như:
- Lên lớp đúng giờ
- Đảm bảo giảng dạy đủ số giờ qui định
- Thực hiện giảng dạy theo đúng thời khóa biểu
- Kiểm tra, đánh giá theo đúng tiến đô ̣ trong chương trình môn ho ̣c
Viê ̣c thực hiê ̣n li ̣ch giảng da ̣y của mỗi GVTG đều được Tổ bô ̣ môn , Khoa trực tiếp quản lý , phòng Kiểm định Chất lượng Giáo dục , Phòng Đào tạo đánh giá sau mỗi mô ̣t kỳ ho ̣c và là cơ sở để phòng Tài chính Kế toán thanh toán thù lao giảng da ̣y
cho GVTG
1.9.2.5 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GVTG
Trong thực tiễn giảng dạy của nhà trường cho thấy GVCH nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của GVCH đó được đồng nghiệp và SV đánh giá có chất lượng tốt Và để giờ giảng của GVTG có chất lượng tốt , nhà trường yêu cầu các phòng , ban chức năng , Khoa, Bô ̣ môn có GVTG quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GVTG
Mỗi trường đều có quy chế riêng quy đi ̣nh cu ̣ thể về soa ̣n bài và chuẩn bi ̣ tiết giảng, kiểm soát tình hình lên lớp của GVCH và cả GVTG Cụ thể:
- Hướ ng dẫn các quy đi ̣nh , yêu cầu về soa ̣n bài và chuẩn bi ̣ lên lớp cho GVTG;
- Quy đi ̣nh mẫu và chất lượng đối với từng loa ̣i bài da ̣y cho GVTG ;
Trang 34- Thảo luận, trao đổi, thống nhất về mục tiêu , nô ̣i dung, PPD-H, hình thức tổ chức D-H… của GVTG
- Đảm bảo cung cấp đủ giáo trình, tài liệu… cho GVTG
- Thườ ng xuyên kiểm tra , ký duyệt giáo án định kỳ , nắm tình hình bài soa ̣n của GVTG
1.9.2.6 Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của GVTG
Nhà trường theo dõi việc thực hiê ̣n chương trình của GVTG qua sổ ghi đầu bài, sổ tay lên lớp, đề cương chi tiết môn học, giáo trình, kế hoạch bài giảng…
Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đồng thời nó cũng là căn cứ để GVTG xây dựng kế hoạch công tác và kế hoạch lên lớp Vì vậy, quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của GVTG là rất cần thiết Để tạo điều kiện thuận lợi cho các GVTG trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động này nhằm không để trống tiết, bỏ tiết dạy và cắt xén chương trình giảng dạy
nghiê ̣m và đổi mới PPD -H đồng thời đề ra các tiêu chí đánh giá phù hợp với nội dung này Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sử dụng PPD -H, PTD-H hiện đại cho đội ngũ GVCH và GVTG , các Khoa, Bộ môn đã tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn theo nhóm chuyên môn , tổ chức dự giờ để học tập , rút kinh nghiệm về nội dung ,
giàu kinh nghiệm đến từ các trường ĐH , Cao đẳng khác như : Khoa Sư pha ̣m, Khoa Ngoại ngữ – Trường Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i , Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Quốc Dân , Trường Cao đẳng Thương ma ̣i và Du li ̣ch Hà Nô ̣i , Trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch Hoa Sữa , Trường Cao đẳng Văn hóa Nghê ̣ thuâ ̣t và Du li ̣ch Ha ̣ Long , … nhằm
đồng thời giúp cho các GVTG có cái nhìn khái quát về mô hình đào ta ̣o của trường , hiểu rõ hơn về đă ̣c thù môn ho ̣c , đă ̣c điểm, mục đích, động cơ ho ̣c tâ ̣p , nguyện vọng của SV để GVTG vận dụng PPD -H, PTD-H phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lươ ̣ng đào ta ̣o các ngành, nghề của trường
Trang 35GVTG đươ ̣c đánh giá qua 3 kênh thông tin phản hồi : Thông tin từ người QL trực tiếp; thông tin từ GV đồng nghiê ̣p và thông tin đánh giá của SV thông qua các mức đô ̣ hài lòng về giờ giảng da ̣y của GVTG
1.9.2.8 Quản lý hoạt động kiểm tra, đa ́ nh giá kết quả học tập của SV
Từ khi Quy chế 25/2006 được ban hành ngày 26 tháng 06 năm 2006, cách tính điểm để đánh giá học phần thay đổi đáng kể Trên cơ sở của Quy chế đó, Trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i cũng đã quy định điểm học phần được tính gồm:
- Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập;
- Điểm giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận;
- Điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần;
- Điểm giữa học phần;
- Điểm tiểu luận;
- Điểm thi kết thúc học phần
Trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có trọng
số không dưới 50% của điểm học phần
Như vậy cách đánh giá điểm một học phần có thay đổi nhiều so với trước kia
là điểm học phần gồm điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và điểm thi kết thúc học phần thay vì chỉ thi một lần vào cuối học kỳ như trước kia Nhà trường thường xuyên chỉ đạo các Khoa , Bô ̣ môn nâng cao nhâ ̣n thức của cả GVCH và GVTG về ý nghĩa , chức năng, yêu cầu sư pha ̣m của viê ̣c KT -ĐG kết quả ho ̣c tâ ̣p của SV và thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra đánh giá, thi, xét lên lớp, xét tốt nghiệp… trong các buổi họp chuyên môn và qua các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về quy chế Cụ thể, nhà trường đã chỉ đạo các Khoa, Bộ môn, GVCH và GVTG thực hiện KT-ĐG đầy đủ, công bằng, chính xác số bài KT-ĐG, thi ho ̣c kỳ, KT hết môn theo quy định của từng môn ho ̣c, từng học phần trên cơ sở chương trình môn học và đề cương chi tiết môn ho ̣c đã được nhà trường duyệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi pha ̣m quy chế thi , KT-ĐG… giúp Nhà trường đánh giá được chất lượng SV, chất lươ ̣ng đào ta ̣o của GVCH, GVTG
1.9.2.9 Quản lý hoạt động bồi dươ ̃ng, sinh hoạt tổ chuyên môn của GVTG
Để quản lý tốt hoa ̣t đô ̣ng bồi dưỡng , sinh hoa ̣t tổ chuyên môn của GVTG , ngay từ đầu năm học, Nhà trường yêu cầu:
- Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên có kế hoạch tổ chức các buổi trò chuyện, gặp gỡ Doanh nghiệp có sự tham gia của các GVTG
Trang 36- Các Khoa, Bộ môn có kế hoạch tổ chức các buổi ho ̣p , thảo luận, trao đổi nội
dung tự học , tự bồi dưỡng , triển khai áp dụng các đề tài NCKH có sự tham gia viết
GVTG góp phần nâng cao trình độ, chất lượng giảng da ̣y cho cả GVCH, GVTG
Hoạt động sinh hoạt khoa học cùng các Khoa , Bô ̣ môn giúp cho GVTG hiểu
rõ thêm về đặc thù môn học , đặc điểm SV, về mục đích, động cơ, nguyện vọng, sở
trường, điều kiện của SV Từ đó GVTG sẽ vâ ̣n du ̣ng PPD -H, PTD-H phù hợp hơn
nhằm phát huy tính chủ đô ̣ng , sáng tạo của sinh viên trong việc xác định mục tiêu , ý
thức học tập, tự phát hiện và tìm cách khắc phục các chỗ hổng trong kiến thức, đồng
thời nâng cao chất lượng đào ta ̣o các ngành, nghề của trường
1.9.2.10 Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giảng dạy cho GVTG
Trong đào tạo Du lịch, sự thiếu thốn các nguồn lực cơ sở vật chất là một trở
ngại rất lớn đến việc hình thành kỹ năng , kỹ xảo nghề nghiệp cho SV [29, tr.13]
Thực tiễn cho thấy , trường nào có CSVC thấp kém , số lượng phòng ho ̣c lý thuyết ,
phòng học thực hành thiếu , chưa đủ tiêu chuẩn , thiết bi ̣ D -H thiếu, không đồng bô ̣,
Trường chưa được khai thác hiê ̣u quả , chương trình môn ho ̣c chưa linh hoa ̣t sẽ ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng giảng da ̣y của GVTG và kết quả ho ̣c tâ ̣p củ a SV Để
đảm bảo chất lượng đào ta ̣o của Trường và chủ đô ̣ng trong đào ta ̣o , Nhà trường cần
sắp xếp kế hoa ̣ch môn ho ̣c , thời khóa biểu mô ̣t cách khoa ho ̣c và hợp lý , tăng cường
khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bi ̣ D-H hiê ̣n có của trường
1.10 Các yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy và QL hoạt động giảng dạy của GVTG
1.10.1 Các kênh thông tin
1.10.1.1 Thông tin từ phiếu tự đánh giá của giảng viên thỉnh giảng
- Kết thú c mỗi ho ̣c kỳ hoă ̣c mỗi h ọc phần, các giảng viên thỉnh giảng sẽ điền
vào mẫu biểu tự đánh giá chất lượng giảng dạy của mình trong học kỳ hoặc học phần
đó Trong phiếu tự đánh giá nêu rõ:
- Số lượng giờ tham gia giảng da ̣y;
- Chất lượng giờ giảng/phương pháp giảng da ̣y;
- Thái độ, tác phong giảng dạy;
- Phản hồi từ phía sinh viên;
Trang 37- Ưu điểm và những mă ̣t còn ha ̣n chế , cách khắc phục trong học kỳ và học phần tiếp theo;
- Tự xếp loa ̣i (giỏi, khá, trung bình )
1.10.1.2 Thông tin từ đồng nghiê ̣p
* Đồng nghiệp tại Cơ quan, tổ chư ́ c nơi GVTG công tác
Theo khoản 2 điều 12 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở
giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [8, tr.6] nêu rõ: Trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức nơi GVTG công tác cung cấp cho cơ sở thỉnh giảng những thông tin có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ nơi GVTG công tác như: kết quả làm việc; đánh giá, xếp loại; thi đua; khen thưởng; kỷ luật để làm căn cứ cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng thỉnh giảng
* Đồng nghiệp tại cơ sở thỉnh giảng
Nâng cao nhâ ̣n thức , tinh thần trách nhiê ̣m của bản thân về hoa ̣t đô ̣ng giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng;
- Trao đổi kinh nghiệm , thảo luận với giảng viên thỉnh giảng để học hỏi kinh nghiê ̣m lẫn nhau và hiểu thêm về trình đô ̣, kiến thức của giảng viên thỉnh giảng;
Cung cấp cho nhà trường thông qua Khoa , Bô ̣ môn chủ quản giảng viên thỉnh giảng những thông tin có liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên thỉnh giảng để làm căn cứ cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng thỉnh giảng như:
- Ý thức, thái độ thực hiện lịch giảng dạy, thờ i gian lên lớp;
- Gây được hứng thú h ọc tập cho sinh viên , lớp ho ̣c vui vẻ , sôi nổi hay trầm lắng, căng thẳng;
- Sử du ̣ng phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c hiê ̣n đa ̣i hay da ̣y chay ;
- Thực hiê ̣n công bằng , khách quan và đầy đủ số bài kiểm tra , đánh giá hay chỉ đại khái, qua loa;
- Giao tiếp đú ng mực , thân thiê ̣n với sinh viên , đồng nghiê ̣p ta ̣i cơ sở thỉnh giảng hay lạnh nhạt, khinh khỉnh, suồng sã, vô duyên
Trao đổi với sinh viên, phát phiếu thăm dò GVTG cho sinh viên về:
- Kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của GVTG ;
Trang 38- Khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hay chỉ thuyết trình ,
đo ̣c - chép, chiếu - đo ̣c - nhìn - chép…;
- Khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại hay dạy chay ;
- Khả năng phát huy tính chủ động , sáng tạo của sinh viên trong việc xác định mục tiêu, ý thức học tập, tự phát hiện và tìm cách khắc phục các chỗ hổng trong kiến thức hay GVTG cứ truyền thu ̣ còn sinh viên lĩnh hô ̣i mô ̣t cách thu ̣ đô ̣ng ;
1.10.1.4 Thông tin từ kết quả học tập của sinh viên
Trước đây, nhà trường chỉ sử dụng kết quả học tập để đánh giá , xếp loại sinh viên là chính Kết quả học tập của sinh viên như thế nào và có tác động ra sao với những người có liên quan là chưa được sử dụng đúng mục đích của nó Giảng viên sau khi dạy xong, nô ̣p điểm là xem như xong nhiệm vụ Về phía nhà quản lý, sau khi hoàn tất thủ tục như tổ chức thi, công bố điểm thi, tổ chức thi lại, v.v… cho một học
kỳ và khóa học là xong nhiệm vụ của một người quản lý mà không cần biết kết quả học tập của sinh viên sau khi đánh giá nói lên điều gì ở nội dung dạy, phương pháp dạy, phương pháp học, người học, chương trình học v.v…Nếu có, chỉ là hình thức hoặc một con số để giải quyết hoặc phục vụ cho một mục đích nào đó, chẳng hạn như xét thi đua, phân lớp dạy v.v… và như thế là chưa có tính hệ thống và khoa học trong sử dụng bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên
Tuy nhiên, Bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên hiện nay chủ yếu là để xếp loại học tập và xét thi đua, chưa được quan tâm đúng nghĩa và chưa được sử dụng
để cải tiến chất lượng đào tạo Kết quả đánh giá có thể chưa được khách quan , công bằng, điều này phu ̣ thuô ̣c khá nhiều vào cảm tính của giảng viên nên có thể chưa phản ánh chính xác năng lực của sinh viên so với mục tiêu đào tạo đã đề ra
Bảng điểm tổng kết học phần phản ánh kết quả, năng lực học tập của sinh viên Kết quả
đánh giá còn giúp cho người GV (cả GVCH và GVTG) cải tiến phương pháp dạy, nội
dung dạy, giúp người học nhận biết những chỗ hổng kiến thức mà người học chưa rõ và phương pháp học chưa thích hợp, giúp cho CBQL đánh giá năng lực người học, người
dạy (cả GVCH và GVTG), cải tiến chương trình đào tạo v.v… Riêng với GVTG, bảng
điểm tổng kết học phần của Học sinh - Sinh viên còn là cơ sở để Nhà trường đánh giá năng lực GVTG, cân nhắc việc mời hay không mời GVTG đó giảng dạy ở các học phần
tiếp theo (điều này phải được thể hiện rõ trong hợp đồng thỉnh giảng)
Trang 391.10.2 Quản lý các kênh thông tin
1.10.2.1 Đảm bảo tính đồng bộ
Việc đánh giá chất lượng giảng viên thỉnh giảng cần phải được thực hiê ̣n mô ̣t cách đồng bộ các kênh thông tin : từ phiếu tự đánh giá của chính GVTG đó, từ đồng nghiệp, từ phiếu thăm dò ý kiến sinh viên, từ bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên Tổng hợp, phân tích chính xác từ nhiều góc độ , nhiều chiều nhưng tế nhi ̣, kín đáo và phải được quản lý chặt chẽ , không được để lộ mục đích của việc khảo sát đánh giá
Nếu thiếu một trong 4 kênh thông tin trên nhất là thiếu kênh thông tin từ phía người học thì việc đánh giá có thể sẽ mang tính phiến diện, không đạt được mục đích của việc thu thập thông tin đó
1.10.2.2 Đảm bảo tính kha ́ ch quan
Để đánh giá đúng chất lượng của giảng viên thỉnh giảng, chúng ta cần phản ánh các kênh thông tin một cách khách quan, đúng bản chất với tinh thần xây dựng
để nâng cao chất lượng của GVTG
Ở mỗi kênh thông tin, cách phản ánh chất lượng giảng dạy của giảng viên thể hiện là khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung là kết quả học tập của sinh viên đạt được thể hiện qua kiến thức sinh viên thu nạp được và điểm thi
Để có một kết quả đánh giá chính xác đối với mỗi giảng viên, chúng ta cần xem xét một cách khách quan từ sự tổng hợp của các kênh thông tin, xuất phát điểm
từ phiếu tự đánh giá của chính giảng viên thỉnh giảng đó, kết hợp với việc thu thập thông tin từ các đồng nghiệp, từ phiếu thăm dò ý kiến sinh viên và từ bảng điểm tổng
trong mối quan hệ tổng thể, tổng hòa của những điều kiện khách quan, bao gồm cả các điều kiện có liên quan trực tiếp : cơ sở vật chất , phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t phu ̣c vu ̣ giảng dạy và mặt bằng chất lượng sinh viên hiện có
1.10.2.3 Đảm bảo tính kịp thời
Từ sự thu thập thông tin để đánh giá, sau khi tổng hợp và phân tích thông tin, cần có sự phản hồi kịp thời các thông tin đó đến chính đối tượng được khảo sát là GVTG đã giảng dạy học phần đó
Trang 40Việc phản hồi kịp thời này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi chính bản thân người GVTG sẽ biết được những khiếm khuyết của mình để khắc phục, có như vậy chất lượng giảng dạy mới được nâng cao Từ ý kiến của các đồng nghiệp sẽ giúp nhiều đến tác phong , thần thái , cách thức phân bổ bài giảng của người GVTG sao cho phù hợp hơn với từng ngành nghề DL đặc thù… ; thông qua kết quả ho ̣c tâ ̣p của
SV và ý kiến phản hồi từ chính SV sẽ giúp GVTG điều chỉnh phương thức tiếp cận bài học , đặt vấn đề , vâ ̣n du ̣ng linh hoa ̣t hơn các PTD -H và PPD -H tích cực… sao cho phù hợp hơn với từng đối tượng SV khác nhau , tổ chức điều khiển SV tự mình chiếm lĩnh kiến thức và tự tin vâ ̣n du ̣ng những kiến thức đã ho ̣c mô ̣t cách hiê ̣u quả , chính xác
trong những nội dung lớn của chương 1 là làm rõ các kênh thông tin đánh giá về hoa ̣t
đô ̣ng giảng da ̣y của GVTG để lấy ý kiến đánh giá của họ về thực trạng hoạt động giảng dạy và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại
trường Cao đẳng Du li ̣ch Hà Nô ̣i