Các kiếnthức giáo viên giảng dạy về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, tìm hiểu của họcsinh nhưng không thể cung cấp đầy đủ nền tảng lý thuyết chuyên sâu như ở cáctrường THPT chuyên.Sa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học hoá học
Mã số : 60.14.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS CAO CỰ GIÁC
VINH – 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác – Trưởng Bộ môn Lí luận và phương
pháp dạy học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tìnhhướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thànhluận văn này
- Thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Hoa Du; PGS.TS Nguyễn Khắc Nghĩa đã
dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn
- Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng cácthầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoáhọc trường ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thànhluận văn này
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệuTrường THPT Tân Kỳ 1, THPT Diễn Châu 2, THPT Hà Huy Tập, bạn bè, đồngnghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận vănnày
TP Vinh, tháng 10 năm 2012
Trần Thị Thanh
1
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Một số quan niệm về học sinh giỏi 5
1.1.1 Thế nào là học sinh giỏi? 5
1.1.2 Mục tiêu dạy học sinh giỏi 5
1.1.3 Giáo dục học sinh giỏi 5
1.2 Những phẩm chất và năng lực tư duy của một học sinh giỏi hoá học 8
1.3 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG hóa học 9
1.3.1 Quán triệt nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG nói chung cũng như môn hóa học nói riêng ở bậc THPT 9
1.3.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG môn hóa học 9
1.3.3 Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG hóa học 10
1.3.4 Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên giỏi hóa học 17
1.3.5 Xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 18
1.3.6 Xã hội hóa công tác bồi dưỡng HSG 18
1.3.7 Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng HSG 18
1.4 Giới thiệu về các kì thi Olympic Hoá học Quốc tế, khu vực, quốc gia và các tỉnh thành 19
1.4.1 Kì thi Olimpic Hóa học Quốc tế (IChO) 19
1.4.2 Kì thi học sinh giỏi Quốc gia 22
1.4.3 Kì thi Olimpic truyền thống 30-4 24
1.5 Khái niệm về chuyên đề và nguyên tắc biên soạn chuyên đề sử dụng trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 26
1.5.1 Khái niệm về chuyên đề 26
1.5.2 Nguyên tắc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học 27
1.6 Tầm quan trọng của chuyên đề đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT 28
1.7 Thực trạng của việc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học ở các trường THPT 28
1.7.1 Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay ở các trường THPT 28
Trang 41.7.2 Thực trạng của việc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học ở các
trường THPT 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36
Chương 2 BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CHIỀU DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÔ CƠ DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT 37
2.1 Lý thuyết chung về phản ứng hóa học 37
2.1.1 Nội dung cơ bản 37
2.1.1.1 Khái niệm phản ứng hóa học 37
2.1.1.2 Phân loại phản ứng hóa học 37
2.1.2 Những vấn đề cần nâng cao 40
2.1.2.1 Một số khái niệm 40
2.1.2.2 Nhiệt hóa học 43
2.1.2.3 Entropi của một chất hay một hệ 49
2.1.2.4 Thế đẳng áp (Entropi tự do, năng lượng Gibbs) 53
2.1.2.5 Tốc độ phản ứng 54
2.1.2.6 Cân bằng hóa học – Hằng số cân bằng 59
2.1.2.7 Thế điện cực 63
2.2 Đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ 70
2.2.1 Nội dung cơ bản 70
2.2.1.1 Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 70
2.2.1.2 Điều kiện xảy ra phản ứng oxi – khử, quy tắc α 71
2.2.2 Những vấn đề cần nâng cao 74
2.2.2.1 Mối quan hệ giữa entanpi ∆H, biến thiên entropi ∆S, thế đẳng áp ∆G và chiều phản phản ứng hóa học 74
2.2.2.3 Hằng số cân bằng K và chiều phản ứng hóa học 76
2.2.2.4 Thế oxi hóa – khử E và chiều phản ứng hóa học 77
2.3 Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 82
2.3.1 Đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học trên cơ sở định tính .82 2.3.1.1 Thông qua điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 82
2.3.1.2 Thông qua điều kiện xảy ra phản ứng oxi – khử, quy tắc α 95
2.3.2 Đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học trên cơ sở định
3
Trang 5lượng 106
2.3.2.1 Thông qua Entanpi tự do (thế đẳng áp) ∆G 106
2.3.2.2 Thông qua hằng số cân bằng K 117
2.3.2.3 Thông qua thế oxi hóa – khử E 129
2.3.3 Bài tập tổng hợp 142
2.3.4 Bài tập đề nghị 151
2.4 Sử dụng hệ thống bài tập 169
2.4.1 Vào việc phát hiện học sinh giỏi 169
2.4.2 Vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi 172
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 176
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 177
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 177
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 177
3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 177
3.4 Phương pháp thực nghiệm 177
3.4.1 Chọn mẫu thực nghiệm 177
3.4.2 Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm 179
3.4.3 Tiến hành thực nghiệm và thực hiện kiểm tra đánh giá 179
3.5 Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm 180
3.6 Kết luận về thực nghiệm sư phạm 184
KẾT LUẬN 186 PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nước ta đang bước vào giai đoạn CNH – HĐH với mục tiêu đến đầu năm
2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành nước công nghiệp vàhội nhập với cộng đồng quốc tế Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH –HĐH và hội nhập quốc tế là con người, nguồn lực người Việt Nam được phát triểntrên cơ sở mặt bằng dân trí cao Để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, theo kịp sựphát triển của khu vực và thế giới, đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳngđịnh: “Giáo dục, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhànước và toàn dân” Bởi vậy: “Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡngnhân tài” luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo Đặc biệt là bồidưỡng nhân tài Nhân tài có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước Điều này đã được cha ông ta khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí củaquốc gia” (được khắc trên bia Văn Miếu Quốc tử giám, Hà Nội từ thế kỷ thứ XV)
Việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn họcngay ở bậc phổ thông là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng nguồn nhân tàitương lai cho đất nước Nhiệm vụ này được thực hiện thường xuyên trong quá trìnhdạy học, qua các kỳ thi chọn và bồi dưỡng HSG các cấp
Số lượng HSG các trường cũng là một trong những mặt để khẳng định uy tíncủa giáo viên và vị thế của nhà trường Cho nên vấn đề này rất được các giáo viênquan tâm Việc tổng kết và đúc rút kinh nghiệm bồi dưỡng HSG là rất cần thiết vàmang tính thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Đã có nhiều tác giả vớinhiều công trình về bồi dưỡng HSG hóa học phổ thông, tuy nhiên hiện nay chưa cónhiều công trình nghiên cứu về bài tập “đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóahọc” dùng bồi dưỡng HSG một cách có hệ thống Trong chương trình hóa học phổthông, nghiên cứu về phản ứng hóa học là một trong những nội dung trọng tâm Đặcbiệt học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi viết đúng phương trình phản ứng, nắmđược các điều kiện xảy ra và xác định cũng như dự đoán chiều hướng của các loạiphản ứng Khó khăn này cũng thường gặp cả đối với học sinh giỏi, nhất là khi nộidung này hầu như có mặt trong tất cả các kì thi học sinh giỏi các cấp (địa phương,quốc gia,…)
Trang 8Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biên soạn chuyên đề đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THPT” làm luận văn thạc sĩ Hi vọng đề tài luận văn
sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho bản thân và đồng nghiệp trong việc thực hiệnnhiệm vụ bồi dưỡng HSG và giúp các em học sinh đạt được ước mơ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng, tuyển chọn các dạng bài tập cơ bản, nâng cao về đánh giá chiềudiễn biến của phản ứng hóa học vô cơ dùng bồi dưỡng HSG hóa học THPT
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: tìm hiểu hệthống lý luận về bồi dưỡng HSG hóa học; thực trạng bồi dưỡng HSG hóa học vàviệc biên soạn chuyên đề dùng bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT
- Nghiên cứu chương trình hóa phổ thông ban cơ bản, ban KHTN, chươngtrình chuyên hóa học, phân tích các đề thi HSG cấp tỉnh, cấp quốc gia, các đề thiOlimpic 30-4
- Tổng kết, mở rộng lý thuyết và biên soạn hệ thống bài tập về đánh giá chiềudiễn biến của phản ứng hóa học vô cơ
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và khả năng áp dụng của đềtài
4 Giới hạn của đề tài
Đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ, về mặt nhiệt động học(không xét mặt động học) của phản ứng
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học, bồi dưỡng HSG hóa học THPT
5.2 Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống lý thuyết, bài tập cho học sinh khá, giỏi phần “đánh giá chiều diễnbiến của phản ứng hóa học vô cơ THPT”
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa hóa học ban cơbản, ban KHTN lớp 10, 11, 12; chương trình chuyên hóa học phần đại cương, vô cơ
7
Trang 9và đồng thời căn cứ vào tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn HSG tỉnh Nghệ An,chọn HSG quốc gia của Bộ GD & ĐT.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Tìm hiểu quá trình dạy và bồi dưỡng HSG hóa học ở khối THPT (quan sát,phỏng vấn, điều tra…), từ đó đề xuất vấn đề nghiên cứu
- Trao đổi, tổng kinh nghiệm về vấn đề bồi dưỡng HSG với các giáo viên cókinh nghiệm trong lĩnh vực này ở khối THPT
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Mục đích: nhằm xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính hiệuquả của các nội dung đã đề xuất
- Phương pháp xử lý thông tin: dùng phương pháp thống kê toán học trongkhoa học giáo dục
7 Giả thuyết khoa học
Nếu biên soạn được chuyên đề “đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóahọc vô cơ THPT” hoàn chỉnh để bồi dưỡng HSG thì sẽ nâng cao được chất lượngdạy học của GV và hiệu quả của đội tuyển HSG hóa học
8 Những đóng góp của đề tài
8.1 Về mặt lý luận:
- Đề tài đã nêu bật được một số quan niệm về học sinh giỏi, những phẩmchất và năng lực của một HSG hóa học Từ đó, đề xuất các giải pháp để phát hiện
và bồi dưỡng HSG hóa học hiện nay ở các trường phổ thông
- Đề tài đã nêu lên được khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc biên soạn chuyên
đề dùng bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT
- Đề tài đã tổng kết, mở rộng lý thuyết về đánh giá chiều diễn biến của phảnứng hóa học vô cơ và góp phần xây dựng, tuyển chọn được một hệ thống bài tậpphần “đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ THPT” làm chuyên đềbồi dưỡng HSG hóa học ở trường phổ thông
8.2 Về mặt thực tiễn:
- Nội dung đề tài giúp cho GV và HS có thêm tư liệu bổ ích trong việc dạy
và học bồi dưỡng HSG hóa học ở trường phổ thông hiện nay
- Đề tài còn giúp GV có thêm định hướng trong việc xây dựng các chuyên đề
dùng bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT
Trang 10Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số quan niệm về học sinh giỏi [14], [29], [37], [44], [48], [54]
1.1.1 Thế nào là học sinh giỏi?
Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có năngkhiếu) và talent (tài năng) Nhiều nước quan niệm: “HSG là những đứa trẻ có nănglực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnhvực lí thuyết Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không
9
Trang 11theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các nănglực vừa nêu trên”.
1.1.2 Mục tiêu dạy học sinh giỏi
Mục tiêu của chương trình dành cho HSG và HS tài năng nhìn chung cácnước đều khá giống nhau, bao gồm các mục tiêu chính sau:
- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệcủa trẻ
- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm
- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đónggóp xã hội
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo
1.1.3 Giáo dục học sinh giỏi
Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu Ở TrungQuốc, từ đời nhà Đường, những trẻ em có tài năng đặc biệt được mời đến sân Rồng
để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt Từ năm 1985, TrungQuốc thừa nhận phải có một chương trình GD đặc biệt dành cho hai loại đối tượng
HS yếu kém và HSG, trong đó cho phép HSG có thể học vượt lớp Ở châu Âu trongsuốt thời Phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, vănhọc đều được nhà nước và các tổ chức, cá nhân bảo trợ, giúp đỡ Và trong suốt thế
kỉ XX, HSG đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ với hàng loạt các tổ chức và cáctrung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng HSG ra đời Nước Anh thành lập cả một Viện hànlâm quốc gia dành cho HSG, tài năng trẻ và Hiệp hội quốc gia dành cho HSG, bêncạnh Website hướng dẫn GV dạy cho HSG và HS tài năng
Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồidưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình GD phổ thông Nhiều nướcghi riêng thành một mục dành cho HSG, một số nước coi đó là một dạng của giáodục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt
Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc
độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG để pháttriển và đáp ứng tài năng của họ
Trang 12Từ điển bách khoa Wikipedia trong mục giáo dục HSG (gifted education)nêu lên các hình thức sau đây:
- Lớp riêng biệt: HSG được rèn luyện trong một lớp hoặc một trường họcriêng, thường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu
- Phương pháp Mông-te-xơ-ri: Trong một lớp HS chia thành ba nhóm tuổi,nhà trường mang lại cho HS những cơ hội vượt lên so với các bạn cùng nhóm tuổi.Phương pháp này hết sức có lợi cho những HSG trong hình thức học tập với tốc độcao
- Tăng gia tốc: Những HS xuất sắc xếp vào một lớp có trình độ cao hơn vớinhiều tài liệu tương ứng với khả năng của mỗi HS
- Học tách rời: Một phần thời gian theo học lớp HSG, phần còn lại học lớpthường
- Làm giàu tri thức: Toàn bộ thời gian HS học theo lớp bình thường, nhưngnhận tài liệu mở rộng để thử sức, tự học ở nhà
- Dạy ở nhà: Một nửa thời gian học tại nhà, học lớp, nhóm, học có cố vấnhoặc một thầy một trò và không cần dạy
- Trường mùa hè: Bao gồm nhiều khóa học được tổ chức vào mùa hè
- Sở thích riêng: Một số môn thể thao như cờ vua được tổ chức dành để cho
HS thử trí tuệ sau giờ học ở trường
Phần lớn các nước đều chú ý bồi dưỡng HSG từ bậc học Tiểu học Cách tổchức dạy học cũng rất đa dạng: có nước tổ chức thành lớp, trường riêng một sốnước tổ chức dưới hình thức tự chọn hoặc khóa học mùa hè, một số nước do cáctrung tâm tư nhân hoặc các trường đại học đảm nhận
Ở Việt Nam, HSG chủ yếu được rèn luyện, học tập trong một lớp hoặc mộttrường học riêng, thường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu hoặc trường chuyên Từnăm 1998 trở về trước, ở tất cả các cấp học đều có các trường năng khiếu Hiện naychỉ duy trì một số các trường năng khiếu ở cấp THCS còn ở cấp THPT thì phổ biếnnhất là các trường THPT chuyên hoặc khối phổ thông chuyên (khối năng khiếu)thuộc các trường đại học lớn trên toàn quốc Hầu hết ở mỗi tỉnh, thành phố đều cómột trường THCS năng khiếu và một trường THPT chuyên để đáp ứng nhu cầu họctập của các HSG, học sinh có năng khiếu Ngoài ra, một số ít HSG được học tậptrong các lớp chuyên (lớp khối) ở các trường THPT không chuyên Với hình thứchọc tập này, học sinh vẫn theo học chương trình THPT bình thường hoặc phân ban,
11
Trang 13ngoài ra được bồi dưỡng nâng cao thêm với các buổi học tự chọn, phụ đạo Các kiếnthức giáo viên giảng dạy về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, tìm hiểu của họcsinh nhưng không thể cung cấp đầy đủ nền tảng lý thuyết chuyên sâu như ở cáctrường THPT chuyên.
Sau đây là danh sách một số các trường THPT chuyên trên toàn quốc:
- Trường THPT Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội)
- Khối chuyên Toán, Đại học Quốc gia Hà Nội (Hà Nội)
- Khối chuyên Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội (Hà Nội)
- Khối chuyên Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội (Hà Nội)
- Trường THPT Năng khiếu (TP Hồ Chí Minh)
- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh)
- Trường THPT Quốc học (Chất lượng cao) (Huế)
- Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng)
- Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
- Trường THPT chuyên, Đại học Vinh (Nghệ An)
- Trương THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng)
- Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương)
- Trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)
1.2 Những phẩm chất và năng lực tư duy của một học sinh giỏi hoá học [14], [29], [37], [43], [44], [48], [54]
Theo PGS.Bùi Long Biên (ĐHBK) thì: “HSG hóa học phải là người nắm
vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vậndụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đềmới (do chưa được học hoặc chưa gặp bao giờ) trong các kì thi đưa ra”
Theo PGS.TS.Trần Thành Huế (ĐHSP Hà Nội): căn cứ vào kết quả bài thi để
đánh giá thì một HSG hóa học cần hội tụ đủ các yếu tố sau:
- Có kiến thức cơ bản tốt, thể hiện nắm vững các khái niệm, định nghĩa, địnhluật, quy tắc đã được quy định trong chương trình, không thể hiện thiếu sót côngthức, phương trình hóa học
- Vận dụng sắc bén, có sáng tạo, đúng kiến thức cơ bản
- Tiếp thu và dùng được ngay một số ít vấn đề mới do đầu bài đưa ra Nhữngvấn đề mới này là những vấn đề chưa được cập nhật hoặc đã đề cập đến mức độ nào
Trang 14đó trong chương trình hóa học phổ thông nhưng nhất thiết vấn đề đó phải liên hệmật thiết với các nội dung của chương trình
- Bài làm cần được trình bày rõ ràng, khoa học
Theo PGS.TS.Cao Cự Giác (Đại học Vinh): Một học sinh giỏi hóa học phải
- Năng lực tiếp thu kiến thức
- Năng lực suy luận logic
- Có khả năng quan sát, nhận xét, nhận thức các hiện tượng tự nhiên
- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo những kiến thức cơ bản vàhướng nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn
1.3 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG hóa học [14], [37], [43], [51], [54]
13
Trang 151.3.1 Quán triệt nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG nói chung cũng như môn hóa học nói riêng ở bậc THPT
Đây là một biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng Nó quyết định việc tổchức bồi dưỡng môn hóa học cho HSG đi đúng hướng và có hiệu quả Việc pháthiện và bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của cả ba môi trường: Gia đình – Nhàtrường – Xã hội
Tất cả cán bộ, giáo viên cần được học tập và quán triệt để thông suốt chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài
Đồng thời cũng cần xây dựng sự hiểu biết của các bậc phụ huynh học sinh vềcông tác bồi dưỡng nhân tài thông qua các sinh hoạt chính trị, vận động tuyêntruyền, tuyên dương thành tích
1.3.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG môn hóa học
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng môn hóa học cho HSG là khâu hết sứcquan trọng Nó là kim chỉ nam để hoạt động bồi dưỡng HSG hóa học đi đúng hướngtheo chương trình Trong kế hoạch cần thể hiện rõ một số vấn đề như:
- Mục tiêu của kế hoạch: Tùy theo điều kiện thực tế mà xây dựng mục tiêucủa kế hoạch
- Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian của năm học Tuy nhiên, trênthực tế dạy học ở các trường thì chỉ ở trường chuyên, việc bồi dưỡng HSG mớiđược thực hiện thường xuyên liên tục Còn ở Trường THPT không chuyên thì thôngthường đội tuyển HSG được bồi dưỡng từ 3-5 tháng trước khi tham dự kì thi HSGcấp tỉnh
- Chương trình thực hiện: Tùy theo khối lớp và điều kiện thực tế mà xâychương trình thực hiện
- Cơ sở vật chất thiết bị có liên quan:
+ Giáo án, tập bài giảng, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác.+ Tập đề thi HSG các khối lớp, các cấp
+ Thiết bị, hóa chất của phòng thí nghiệm
+ Máy chiếu, máy tính, các phần mềm hóa học ứng dụng
- Nội dung bồi dưỡng: Tùy theo khối lớp, năng lực học sinh mà xây dựng nộidung bồi dưỡng phù hợp
- Các lực lượng giáo dục tham gia:
Trang 16+ Ban giám hiệu, hội đồng giáo dục nhà trường, tổ chức chuyên môn, giáoviên giảng dạy bộ môn hóa học, giáo viên được phân công phụ trách đội tuyển.
+ Các đoàn thể ( Đoàn thanh niên, chi đoàn, hội phụ huynh…)
- Chỉ tiêu về số lượng và chất lượng cần đạt: Tùy theo năng lực của học sinh
và mục đích phấn đấu của nhà trường để xác định chỉ tiêu phù hợp cụ thể:
+ Số học sinh đạt HSG cấp tỉnh, quốc gia (và quốc tế); số học sinh đạt giảinhất, nhì, ba và khuyến khích
+ Tỉ lệ %
1.3.3 Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG hóa học
Đây là quá trình lâu dài và liên tục, giáo viên cần phải phát hiện, tuyển chọn
và bồi dưỡng học sinh ngay từ lớp đầu cấp THPT (lớp 10)
1.3.3.1 Tổ chức phát hiện HSG hóa học
Để phát hiện được những cá nhân học giỏi; nhà trường, giáo viên phụ tráchthông qua:
- Hồ sơ cá nhân học sinh (học bạ):
+ Kết quả học tập môn hóa (kể cả các môn khoa học tự nhiên) ở bậc THCS(đối với học sinh lớp 10); hoặc ở năm học trước (đối với học sinh lớp 11,12)
+ Các kì thi HSG môn hóa mà học sinh tham gia: Học sinh giỏi cấp trường,cấp huyện, cấp tỉnh
+ Nền tảng gia đình, ảnh hưởng giáo dục từ gia đình
- Biểu hiện của học sinh trong các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoạikhóa:
+ Có khả năng tư duy toán học; khả năng quan sát nhận thức vấn đề nhanh,
+ Tiến hành thí nghiệm đúng trình tự, khoa học Thao tác thí nghiệm rõ ràng,dứt khoát, chuẩn
+ Các bài kiểm tra, bài thi đều đạt điểm cao
15
Trang 17+ Tham gia tích cực và đạt kết quả tốt các buổi ngoại khóa hóa học, các cuộcthi của Câu lạc bộ Hóa học do nhà trường tổ chức, các bài thi trên các tạp chíchuyên môn (Tạp chí Hóa học ứng dụng, …).
- Căn cứ vào các tiêu chí về HSG hóa học như đã nêu trên, giáo viên bồidưỡng HSG cần phải xác định được:
+ Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng một cách đầy đủ, chính xác của họcsinh so với yêu cầu của chương trình hóa học phổ thông
+ Mức độ tư duy của từng học sinh và đặc biệt là đánh giá được khả năngvận dụng kiến thức của học sinh một cách linh hoạt, sáng tạo
- Trong quá trình dạy học hóa học, giáo viên cần:
+ Làm rõ mức độ đầy đủ chính xác của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo theochuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa Muốn vậy, cần phảikiểm tra học sinh ở nhiều phần của chương trình, kiểm tra cả kiến thức lý thuyết,bài tập và thực hành Có thể linh hoạt thay đổi một vài phần trong chương trình,nhằm mục đích đo khả năng tiếp thu của mỗi học sinh trong lớp Và giảng dạy lýthuyết là một quá trình trang bị cho học sinh vốn kiến thức tối thiểu (phần cứng)trên cơ sở đó mới phát hiện được năng lực sẵn có của một vài học sinh thông quacác câu hỏi củng cố, nghiên cứu, các lời phát biểu…
+ Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng học sinh bằng nhiềuphương pháp và nhiều tình huống Tạo ra nhiều tình huống về lý thuyết và thựcnghiệm để đo mức độ tư duy của từng học sinh Đặc biệt đánh giá khả năng vậndụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo
+ Soạn thảo và lựa chọn một số bài tập đáp ứng hai yêu cầu trên để phát triểnhọc sinh có năng lực trở thành HSG hóa học
- Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể phát hiện HSG hóa học theo cáctiêu chí:
+ Mức độ đầy đủ, rõ ràng về mặt kiến thức
+ Tính logic trong bài làm của học sinh đối với từng yêu cầu cụ thể
+ Tính khoa học, chi tiết, độc đáo được thể hiện trong bài làm của học sinh.+ Tính mới, tính sáng tạo (những đề xuất mới, những giải pháp có tính mới
về mặt bản chất, cách giải bài tập hay, ngắn gọn…)
+ Mức độ làm rõ nội dung chủ yếu phải đạt được của toàn bài kiểm tra.+ Thời gian hoàn thành bài kiểm tra
Trang 181.3.3.3 Tổ chức bồi dưỡng HSG hóa học
a Kích thích động cơ học tập của học sinh
Để việc bồi dưỡng HSG có hiệu quả thì không thể không chú ý tới việc kíchthích động cơ học tập của học sinh tham gia vào đội tuyển HSG Giáo viên dạy độituyển HSG có thể tham khảo các đề xuất sau:
- Hoàn thiện những yêu cầu cơ bản:
+ Tạo môi trường dạy – học phù hợp
+ Thường xuyên quan tâm tới đội tuyển
+ Giao các nhiệm vụ vừa sức cho học sinh và làm cho các nhiệm vụ đó trởnên thực sự có ý nghĩa với bản thân các em
- Xây dựng niềm tin và những kỳ vọng tích cực trong mỗi học sinh:
+ Bắt đầu công việc học tập, công việc nghiên cứu vừa sức đối với học sinh.+ Làm cho học sinh thấy mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và có thể đạt tớiđược
+ Thông báo cho học sinh rằng năng lực học tập của các em có thể đượcnâng cao hoặc đã được nâng cao Đề nghị các em cần cố gắng hơn nữa
- Làm cho học sinh tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vàođội tuyển học sinh giỏi:
+ Việc học trong đội tuyển trở thành niềm vui, niềm vinh dự
+ Tác dụng của phương pháp học tập, khối lượng kiến thức thu được khitham gia đội tuyển có tác dụng như thế nào đối với môn hóa học ở trên lớp, với cácmôn học khác và với cuộc sống hằng ngày
+ Giải thích mối liên quan giữa việc học hóa học hiện tại và việc học hóa họcmai sau
17
Trang 19+ Sự ưu ái của gia đình, nhà trường, thầy cô và phần thưởng giành cho cáchọc sinh đạt giải.
b Xây dựng chương trình
Nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng môn hóa học cho HSG Trên
cơ sở đó, giáo viên trực tiếp giảng dạy xây dựng chương trình bồi dưỡng môn hóahọc dưới sự chỉ đạo và giám sát của hội đồng giáo dục nhà trường
Hiện nay, có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, internet…song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từngbuổi học như trong chương trình chính khóa Vì thế soạn thảo chương trình bồidưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không
có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồidưỡng dẫn dắt HS từ kiến thức cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa,tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bảncủa nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần)
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: từ cơ bản tới nâng cao, từ đơngiản tới phức tạp Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố
Soạn thảo một tiết học bồi dưỡng môn hóa học, gồm có:
- Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà
- Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, ví dụ từ kiến thức cơ bản đến nângcao)
Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư thời gian tham khảo nhiều tài liệu để đúcrút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng Cần lưu ý rằng: Tùy thuộcvào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bàikhó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít
Đối với trường THPT chuyên, học sinh các lớp chuyên được học theochương trình do Bộ GD & ĐT biên soạn Các em được học toàn diện về các mônnhư các học sinh trường THPT không chuyên khác Tuy nhiên, để tăng thời lượng
Trang 20cho các môn chuyên, một số môn học khác được xếp giảng dạy rút gọn, học đủ kiếnthức trong thời gian ngắn hơn.
Sau khi học hết học kỳ 1 của lớp 10, các giáo viên phát hiện các HSG củalớp chuyên, tách các học sinh này theo nhóm để dạy nâng cao
Nhóm học sinh xuất sắc được đưa thêm kiến thức, khuyến khích tự học, đẩynhanh quá trình tích lũy kiến thức để sang lớp 11 có đủ kiến thức của lớp 12 thamgia thi HSG quốc gia 12
Nhóm thứ hai được bồi dưỡng ở mức độ chậm hơn, chắc chắn và chuyên sâu
sẽ tham gia thi HSG quốc gia khi các em sang học lớp 12
Việc bồi dưỡng HSG ở các trường chuyên được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Cuối lớp 10, học các kiến thức cơ bản, chuyên sâu của chươngtrình THPT
- Giai đoạn 2: Bồi dưỡng nâng cao tiếp cận với các vấn đề của kỳ thi HSGquốc gia, quốc tế
c Nội dung và phương pháp giảng dạy
Giáo viên cần phải tổng kết và đúc rút những nội dung chính mà các bài thiHSG tỉnh và HSG quốc gia môn hóa học thường đề cập để giúp học sinh có địnhhướng một cách khái quát Ví dụ:
- Phần hóa đại cương:
+ Cấu tạo nguyên tử
+ Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học
+ Nhiệt động hóa học (đề cập tới cân bằng hóa học)
+ Động hóa học (chủ yếu cho vòng 2 HSG tỉnh và HSG quốc gia)
+ Dung dịch và dung dịch điện li
+ Phản ứng oxi hóa – khử
+ Điện hóa (về pin điện, điện phân)
- Phần hóa vô cơ:
+ Phản ứng của các chất vô cơ
+ Nhận biết các chất vô cơ
+ Một số các bài toán vô cơ
- Phần hóa hữu cơ:
+ Hóa lập thể chất hữu cơ (gluxit, protein, peptit và gluxit)
+ Cấu trúc và tính chất vật lý
19
Trang 21+ Cấu trúc và tính chất axit – bazơ.
+ Nhận biết các chất hữu cơ
+ Phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng
+ Xác định cấu tạo chất hữu cơ (từ tính chất)
+ Tổng hợp hữu cơ (sơ đồ)
+ Một số các bài toán hữu cơ
Tùy theo từng giai đoạn cụ thể, từng khối lớp mà giáo viên soạn thảo nộidung bồi dưỡng phù hợp Nội dung dạy học gồm hệ thống lý thuyết và hệ thống bàitập tương ứng Trong đó, hệ thống lý thuyết phải được biên soạn đầy đủ, ngắn gọn,
dễ hiểu, bám sát yêu cầu của chương trình; soạn thảo, lựa chọn hệ thống bài tậpphong phú, đa dạng giúp học sinh nắm vững kiến thức, đào sâu kiến thức, rèn luyện
kỹ năng và đồng thời phát triển được tư duy cho học sinh
Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý sao cho học sinh không cảm thấy căngthẳng, mệt mỏi và quá tải đồng thời phát huy được tối đa tính tích cực, tính sáng tạo
và nội lực tự học tiềm ẩn trong mỗi học sinh; như: thuyết trình, thảo luận, tự học, tựnghiên cứu,…
d Hướng dẫn học sinh tự học và tổng kết
Trong quá trình bồi dưỡng, GV yêu cầu HS: Đọc trước các phần lý thuyết cơbản trong SGK, trong một số tài liệu tham khảo, tập hợp lý thuyết cơ bản để hỗ trợgiải quyết các vấn đề theo các chủ điểm liên quan Tiếp tục xây dựng các câu hỏi vàbài tập theo các nội dung lý thuyết đã học
Giao các bài tập nhỏ, bài tập lớn, bài tập chuyên đề cho cá nhân và nhóm họcsinh
Tài liệu giúp HSG tự học tốt nhất là vở của các HSG năm trước được giữ lạicho các HSG năm sau Các đề thi Olimpic, HSG tỉnh, quốc gia, quốc tế và các cuốnsách chuyên khảo đặc biệt được sưu tầm và nhân bản Hướng dẫn học sinh thu thậpcác tài liệu qua nhiều kênh, tạp chí hóa học, hóa học ứng dụng, internet…Nhờ đó,các GV đã rèn luyện cho HS ý thức và phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khảnăng sáng tạo, tính tư duy độc lập
Tất cả các HSG đều phải viết các bài tổng kết lớn đối với các kiến thức đãhọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên Nhờ công việc này, mỗi học sinh được rènluyện khả năng phân tích và tổng hợp Nhiều học sinh có thể xây dựng được các bàitập khó để bước đầu rèn luyện khả năng sáng tạo
Trang 221.3.3.4 Sàng lọc đội tuyển HSG
Giáo viên cần xác định đây là công việc thường xuyên, liên tục để nâng caochất lượng của đội tuyển HSG, thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa các học sinh
Trong quá trình dạy đội tuyển, giáo viên có thể đánh giá khả năng, kết quảhọc tập của học sinh qua nhiều hình thức như quan sát hành động của từng em trongquá trình học tập; kiểm tra hoặc phỏng vấn, trao đổi Hiện nay, các giáo viên thườngđánh giá kết quả học tập của học sinh trong đội tuyển bằng các bài kiểm tra, bài thi(bài tự luận hoặc bài thi hỗn hợp) Tuy nhiên, cần chú ý là các câu hỏi trong bài thinên được biên soạn sao cho có nội dung khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo củahọc sinh
1.3.4 Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên giỏi hóa học
Chất lượng HSG không đòi hỏi nhiều ở cơ sở vật chất mà phụ thuộc nhiềuvào chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy
1.3.4.1 Một số tiêu chuẩn tuyển chọn giáo viên
- Giáo viên dạy bồi dưỡng phải là người có năng lực, trình độ chuyên môn vànghiệp vụ cao, có nhiệt huyết với công việc
- Là giáo viên có kiến thức và kỹ năng sư phạm, kỹ năng tự tìm tòi và họchỏi, tự bồi dưỡng và có tinh thần cầu tiến
- Là giáo viên có sức khỏe, tự tin, thông minh và có kinh nghiệm dạy họchóa học cho HSG
1.3.4.2 Nội dung bồi dưỡng giáo viên dạy hóa học
- Các chuyên đề hóa học nâng cao, các lý thuyết hóa học hiện đại liên quanđến nội dung cần bồi dưỡng cho HSG
- Phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá HSG
- Thao tác, kỹ năng thực hành thí nghiệm
1.3.4.3 Hình thức bồi dưỡng
- Bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn
- Bồi dưỡng thông qua hội thảo, hội thi, chuyên đề
- Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn
- Bồi dưỡng thông qua kèm cặp: nhà trường bố trí giáo viên có kinh nghiệmhướng dẫn chuyên môn cho giáo viên trẻ
21
Trang 23- Bồi dưỡng qua tham quan thực tế, giao lưu học tập với các trường có bềdày thành tích.
- Bồi dưỡng thông qua tự học
1.3.5 Xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Việc sử dụng thiết bị dạy học trong bồi dưỡng môn hóa cho HSG là một việclàm hết sức cần thiết (vì hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm) Vì vậy, mỗi nhàtrường cần có kế hoạch xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất thiết bị dạyhọc sao cho có hiệu quả
Trong công việc sinh hoạt chuyên môn hằng ngày, tập thể giáo viên cùngnhau đưa ra phương án sử dụng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả và khuyếnkhích làm đồ dùng dạy học
1.3.6 Xã hội hóa công tác bồi dưỡng HSG
Kết quả bồi dưỡng HSG còn phụ thuộc rất nhiều vào các lực lượng giáo dụctrong xã hội Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch hoạt động để thu hút các lực lượngnày quan tâm tạo điều kiện và cùng tham gia vào công tác bồi dưỡng HSG Cụ thểlà:
- Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, các cấp lãnh đạo
- Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội
- Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương
- Thực hiện tốt việc dân chủ hóa trong nhà trường
1.3.7 Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng HSG
1.3.7.1 Đối với học sinh
Những học sinh có thành tích cao trong đợt thi HSG các cấp sẽ được tuyêndương và nhận phần thưởng xứng đáng với thành tích đạt được
Theo thông tin mới nhất về kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2012,
có bổ sung quyền lợi của HSG quốc gia như: Tuyển thẳng HSG quốc gia đạt giảinhất, nhì, ba vào đại học và giải khuyến khích vào cao đẳng các ngành đúng hoặcngành gần đúng theo môn học sinh đạt giải…
Việc này khích lệ rất lớn tới phong trào học tập trong nhà trường
1.3.7.2 Đối với giáo viên
Những giáo viên có thành tích cao trong các đợt hội thi giáo viên giỏi, cácgiáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG đều được nhận những phầnthưởng về vật chất và tinh thần tương xứng với công sức bỏ ra dành cho công tác
Trang 24giáo dục Đây là việc làm cần thiết để đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt học tốt”trong tập thể sư phạm nhà trường.
1.3.7.3 Đối với tập thể nhà trường
Những tập thể nhà trường có thành tích cao trong bồi dưỡng HSG thì được
Bộ GD – ĐT, Sở GD – ĐT, Ủy ban nhân dân tỉnh,…khen thưởng
Ngoài ra, hằng năm sau mỗi kỳ thi HSG quốc gia, HSG tỉnh đều có thống kêkết quả thi của các trường Điều này giúp khích lệ sự phấn đấu, thi đua giữa cáctrường, giúp đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng HSG trên toàn quốc
1.4 Giới thiệu về các kì thi Olympic Hoá học Quốc tế, khu vực, quốc gia và các tỉnh thành [14], [51], [54]
1.4.1 Kì thi Olimpic Hóa học Quốc tế (IChO)
Olympic Hóa học Quốc tế (tiếng Anh: International Chemistry Olympiad,viết tắt là IChO) là một kì thi học thuật quốc tế hóa học hàng năm dành cho các họcsinh THPT
1.4.1.1 Lịch sử kì thi
IChO lần đầu tiên được tổ chức ở Prague – Tiệp Khắc vào năm 1968 Từ đó
kỳ thi được tổ chức hàng năm trừ năm 1971 Các đoàn đại biểu tham dự lần đầu tiênhầu hết là các nước thuộc khối phía Đông cũ Cho đến năm 1980, Olympic Hóa họcQuốc tế lần thứ 12 được tổ chức bên ngoài khối, ở Áo IChO lần thứ 44 (năm 2012)
đã được tổ chức ở Wasington, Mỹ vào cuối tháng 7 vừa qua với 72 quốc gia thamdự
1.4.1.2 Thành phần đoàn dự thi mỗi nước
Mỗi đoàn đại biểu gồm tối đa bốn học sinh và hai cố vấn Học sinh phải dưới
20 tuổi và không được ghi danh là sinh viên chính quy trong các tổ chức giáo dụcsau trung học Trung tâm Thông tin Quốc tế của Olympic Hóa học quốc tế có trụ sở
Các nước muốn tham gia IChO phải gửi các quan sát viên đến hai kỳOlympic liên tiếp trước khi học sinh nước họ có thể tham gia vào sự kiện này Tổngcộng có 72 quốc gia đã tham gia vào IChO lần thứ 44 ở Mỹ năm 2012
23
Trang 25Một huy chương vàng Olimpic Hóa học Quốc tế
1.4.1.3 Nội dung thi, ban giám khảo và giải thưởng
Kỳ thi bao gồm hai phần thi là một bài kiểm tra lý thuyết và một bài kiểm trathực hành, cả hai phần đều có thời gian thi là 5 giờ Bài kiểm tra thực hành thườngdiễn ra trước khi kiểm tra lý thuyết Điểm lý thuyết là 60 điểm và điểm thực hành là
40 điểm Mỗi bài kiểm tra được đánh giá độc lập, tổng điểm các phần thi là kết quảchung cuộc của thí sinh Một bồi thẩm đoàn khoa học được thành lập bởi nước chủnhà, sẽ đề nghị các đề thi Ban giám khảo quốc tế, trong đó bao gồm 2 cố vấn từmỗi nước tham gia, sẽ thảo luận về những đề thi và dịch chúng sang ngôn ngữ mẹ
đẻ của học sinh nước họ
Nội dung thi bao gồm nhiều môn thuộc các lĩnh vực khác nhau trong hóa học
thể đòi hỏi trình độ kiến thức và sự hiểu biết tương đương giáo dục sau trung học.cũng như khả năng xuất sắc để có thể liên kết các chuyên ngành hóa học với nhau
và với thế giới thực tế
Tất cả thí sinh được xếp hạng dựa theo điểm cá nhân của họ và không cóđiểm chính thức cho đội Huy chương Vàng được trao cho 10% số học sinh đạtđiểm cao nhất, Huy chương Bạc được trao cho 20% số học sinh tiếp theo, và Huychương Đồng được trao cho 30% số học sinh tiếp đó Bằng danh dự được trao chothí sinh mà không giành được huy chương, nhưng đạt điểm số tối đa một bài toántrong phần thi lý thuyết hoặc phần thi thực hành Một giải đặc biệt được trao cho thísinh có tổng điểm cao nhất Hai giải thưởng riêng đặc biệt được dành cho những thí
Trang 26sinh có được điểm số tốt nhất trong các phần thi lý thuyết và thực hành Thỉnhthoảng, một giải thưởng đặc biệt khác được trao cho nữ thí sinh đạt điểm cao nhất.
1.4.1.4 Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế
thứ 28), tương đối muộn Tuy vậy những năm gần đây, đoàn Việt Nam luôn ở nhómcác quốc gia có kết quả thi cao nhất
IChO lần thứ 46 sẽ được tổ chức ở Việt Nam vào năm 2014.Đây là lần thứ
ba Việt Nam đăng cai tổ chức một kỳ thi Olympic Khoa học Quốc tế dành cho họcsinh trung học phổ thông Trước đó Việt Nam đã tổ chức Olympic Toán học vào
Từ khi tham gia đến nay, đoàn học sinh Việt Nam đã giành được tổng số 12huy chương vàng, 27 huy chương bạc, 22 huy chương đồng, 2 giải khuyến khích, 3bằng khen và một giấy chứng nhận đặc biệt
Trong kỳ thi IChO lần thứ 44 (năm 2012) tổ chức tại Mỹ, 4 thành viên củađội tuyển Việt Nam đều giành được huy chương (1 huy chương vàng, 2 huy chươngbạc và 1 huy chương đồng) Trong đó, huy chương vàng thuộc về học sinh PhạmĐăng Huy (89,55/100 điểm) trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) Hai huychương bạc thuộc về Nguyễn Văn Phương (trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, HàĐông, Hà Nội) và Nguyễn Việt Hoàng (trường THPT chuyên Hà Nội –Amsterdam) Thành viên nữ duy nhất của đội tuyển là Trần Thị Mai Hương đến từtrường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) giành huy chương đồng
1.4.2 Kì thi học sinh giỏi Quốc gia
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT là kỳ thi dành cho học sinh lớp 11
và lớp 12 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 3 hàng năm Kỳ thi này có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng học tập giữa học sinh các tỉnhthành ở Việt Nam
Môn Hóa học là một môn thi được tổ chức hằng năm trong kì thi HSG Quốcgia
Trang 27Phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thựchiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước.
Chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bậc học trung học phổ thông của Việt Nam.Chọn đội tuyển dự thi Olympic quốc tế trong số những người đạt giải caonhất
1.4.2.2 Đối tượng dự thi, thời gian và địa điểm tổ chức kỳ thi
Đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp 11 hoặc lớp 12 ở Việt Nam đãtham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và một số trường THPT chuyên thuộc các trường Đại học) và được chọn vào độituyển của đơn vị dự thi Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển mỗimôn thi của từng đơn vị dự thi có tối đa 06 thí sinh Các đội tuyển có không dưới 06thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong 02 kỳ thi chọn học sinhgiỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi, được Bộ Giáo dục và Đào tạo
tạo xét tăng đến tối đa 10 thí sinh
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có 02 buổi thi cho các môn có thi quốc tế,
01 buổi thi cho các môn còn lại Thời gian làm bài thi là 180 phút đối với mỗi mônthi tự luận, 90 phút đối với mỗi môn thi trắc nghiệm, 90 phút tự luận và 45 phút trắcnghiệm đối với môn thi có cả tự luận và trắc nghiệm
Kỳ thi được tổ chức thi tại đơn vị dự thi hoặc các đơn vị dự thi liên kết tổchức thi chung tại một địa điểm
1.4.2.3 Các môn thi, nội dung thi, cán bộ coi thi và ban giám khảo
Các môn thi gồm có: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ
Nội dung thi được thực hiện theo hướng dẫn nội dung dạy học các mônchuyên trường trung học phổ thông chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, ápdụng từ năm học 2001-2002
Trước đây, các đơn vị dự thi được sắp xếp vào 2 bảng A và B Đề thi bảng Anói chung khó hơn đề thi bảng B Hiện nay, để bảo đảm tính công bằng và để chọn
ra học sinh thực sự giỏi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huỷ bỏ cơ chế chia bảng Tất cảcác thí sinh ở các tỉnh thành đều làm chung một đề Mỗi thí sinh chỉ tham dự mộtmôn thi
Cán bộ coi thi là các giáo viên trung học phổ thông của các tỉnh Cán bộ coithi tỉnh này được cử đi coi thi tỉnh khác
Trang 28Các giám khảo là các chuyên gia khoa học, chuyên viên, giảng viên có uy tínkhoa học và năng lực chuyên môn ở một số học viện, trường đại học, cơ quan, cơ sởgiáo dục ở Trung ương
1.4.2.4 Giải thưởng và quyền lợi của người đạt giải
Có các giải thưởng sau: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích.Chỉ xếp giải cá nhân theo từng môn thi Người đạt các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyếnkhích trong kỳ thi này được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cấp bằng chứngnhận Học sinh giỏi cấp quốc giatrung học phổ thông
Những người đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi này được ưu tuyển vàotrường đại học có khối ngành phù hợp với môn đã dự thi Những người đạt giảiKhuyến khích trong kỳ thi này được ưu tiên tuyển vào trường cao đẳng, trung cấp
1.4.3 Kì thi Olimpic truyền thống 30 – 4
Kỳ thi Olympic truyền thống 30 – 4 là một kỳ thi học sinh giỏi hàng nămdành cho học sinh khối 10 và 11 của các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình đến CàMau) Kỳ thi này do trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Thành
ngôi trường này
Môn Hóa học là một trong số 10 môn thi được tổ chức hằng năm trong kì thiOlimpic 30/4 này
1.4.3.1 Mục đích kỳ thi
Kỳ thi được tổ chức với mục đích phát hiện các học sinh có năng khiếu thuộccác khối lớp 10 và 11, tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đổichuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tỉnh phía Nam, chuẩn bị độingũ cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đồng thời cũng để nhằm kỷ niệm ngày 30
1.4.3.2 Thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi
Kỳ thi Olympic 30 – 4 được tổ chức mỗi năm vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy
và Chủ nhật trong tuần lễ đầu tiên của tháng 4 tại trường THPT đăng cai
Trong 17 lần tổ chức từ 1995 đến 2011 thì có 13 lần tổ chức tại trường THPT
năm 2007, 2 lần tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng vào năm 2005 và
27
Trang 292006, 1 lần tại trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm
2011 Kì thi lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Vũng Tàu
1.4.3.3 Cách thức thi và trao giải thưởng
Cuộc thi gồm có 10 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tin
và Tiếng Pháp Mỗi trường chỉ được cử tối đa 3 học sinh tham gia thi mỗi môn mỗikhối Vì vậy, mỗi trường có thể tham dự tối đa là 60 học sinh (30 học sinh lớp 10 và
30 học sinh lớp 11) Mỗi trường sẽ cử một giáo viên phụ trách một môn cho cả haikhối 10 và 11, nên mỗi trường sẽ có tối đa 10 giáo viên phụ trách 10 bộ môn
Hội đồng ra đề của mỗi môn gồm có 6 người, phụ trách ra đề môn đó cho cả
2 khối 10 và 11 6 thành viên của hội đồng này sẽ do các giáo viên phụ trách bộmôn đó của tất cả các trường tham gia chọn ra vào mỗi năm Do đó, có tổng cộng
60 người thuộc hội đồng ra đề và có thể thay đổi hàng năm Hội đồng chấm thi củamỗi môn có số thành viên không nhất định Con số này phụ thuộc vào lượng họcsinh tham gia dự thi môn đó và thay đổi theo các năm Các thành viên này cũng dohội đồng giáo viên phụ trách bộ môn đó chọn ra
Giải thưởng có 3 loại huy chương: vàng, bạc và đồng Ở mỗi môn của mỗikhối, huy chương vàng được trao cho 10% số học sinh dự thi có điểm cao nhất, huychương bạc là 15% và huy chương đồng là 15% Cũng ở mỗi môn của mỗi khối, 3học sinh cao điểm nhất sẽ được tặng danh hiệu Thủ khoa, Á khoa và Tam khoa Vìvậy một môn thi sẽ có 2 Thủ khoa, 2 Á khoa và 2 Tam khoa của 2 khối 10 và 11.Đồng thời, cũng ở mỗi môn của mỗi khối, ban tổ chức sẽ trao danh hiệu tập thể xuấtsắc nhất môn của khối cho nhóm 3 học sinh dự thi cùng một môn của mộttrường, thuộc cùng một khối và có tổng điểm thi cao nhất trong tất cả các nhóm dựthi cùng môn, cùng khối đó của các trường dự thi
1.4.3.4 Giới thiệu về một số kì thi Olimpic 30 – 4
Năm học 1994 - 1995 (lần I), lần đầu tiên kì thi được tổ chức thí điểm tạitrường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh Lúc đó, ngoàitrường đăng cai chỉ có các trường THPT Chuyên của một số tỉnh, thành phố phíaNam tham dự
Rút kinh nghiệm ở kì thi thứ nhất, kì thi Olimpic 30 – 4 lần thứ hai (lần II)vẫn được tổ chức ở trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minhnhưng mở rộng đối tượng dự thi đến các trường THPT Chuyên và không chuyênthuộc các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Trang 30Năm học 2005 – 2006, kì thi Olimpic 30 – 4 lần thứ XII được tổ chức tạitrường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Thành phố Đà Nẵng Đây là lần thứ hai, trườngTHPT Chuyên Lê Quý Đôn đăng cai tổ chức (lần đầu tiên tổ chức năm 1998 –
1999, lần V) Ở kì thi lần này có 60 trường THPT Chuyên và không chuyên từ 28tỉnh, thành phố tham dự; với 2109 học sinh ở cả hai khối lớp 10, 11 và tổ chức thi
đủ 10 môn Tổng số huy chương được trao là 838, trong đó có 212 Huy chươngVàng, 314 Huy chương Bạc và 314 Huy chương Đồng Riêng bộ môn Hóa học, có
12 Huy chương Vàng, 34 Huy chương Bạc và 38 Huy chương Đồng đã được traothưởng
Năm học 2009 – 2010, kì thi Olimpic 30 – 4 lần thứ XVI lại được tổ chức tạitrường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ chí Minh Kì thi này có qui
mô lớn gồm 2900 thí sinh của 90 trường thuộc 30 tỉnh thành tham gia tranh tài đủ
1.5 Khái niệm về chuyên đề và nguyên tắc biên soạn chuyên đề sử dụng trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học [31], [49], [51], [54]
1.5.1 Khái niệm về chuyên đề
Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng 2003; địnhnghĩa: “Chuyên đề là vấn đề chuyên môn có giới hạn được nghiên cứu riêng”
Như vậy, ta có thể hiểu chuyên đề hóa học là những vấn đề hóa học đượcnghiên cứu riêng Trong dạy học hóa học, việc biên soạn chuyên đề nâng cao dùng
để bồi dưỡng HSG có ý nghĩa và tác dụng vô cùng to lớn:
- Giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện, tổng quát về các vấn đề nâng cao cầnđược bồi dưỡng cho học sinh
- Giúp giáo viên khái quát, đào sâu, mở rộng được một vấn đề nâng cao cụthể
29
Trang 31- Các chuyên đề là giáo án, tài liệu quý báu phục vụ công tác dạy học và bồidưỡng HSG của giáo viên.
- Qua quá trình biên soạn chuyên đề, giáo viên rèn luyện được phương pháp
tự học, tự nghiên cứu; nâng cao được khả năng tìm tòi và sáng tạo Nhờ đó mà giáoviên phát triển được chuyên môn
- Nhiệm vụ biên soạn chuyên đề gắn liền với trao đổi góp ý được xem là hoạtđộng sinh hoạt chuyên môn hữu ích trong nhà trường THPT
- Việc trao đổi góp ý trong quá trình biên soạn và nhân bản các chuyên đề đãđược biên soạn cẩn thận góp phần vào công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáoviên
- Các chuyên đề đã biên soạn là thành quả lao động của giáo viên được họcsinh, đồng nghiệp và nhà trường ghi nhận; giúp tạo hứng thú, kích thích niềm say
mê với sự nghiệp dạy học và bồi dưỡng HSG ở mỗi giáo viên
- Giáo viên sử dụng chuyên đề trong quá trình bồi dưỡng HSG, sẽ giúp họcsinh có những hiểu biết đầy đủ nhất về các vấn đề nâng cao Các em sẽ hứng thúhọc tập, tìm tòi, sáng tạo…Điều này giúp đem lại hiệu quả cao cho tiết học bồidưỡng và nâng cao được chất lượng của đội tuyển HSG
- Các chuyên đề nâng cao (đã được biên soạn cẩn thận) là tài liệu học tập, tựhọc, tự bồi dưỡng quý báu cho các em học sinh
1.5.2 Nguyên tắc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học
Qua tham khảo ý kiến của một số giáo viên có kinh nghiệm, chúng tôi đềxuất các nguyên tắc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học sau đây:
- Lựa chọn các nội dung kiến thức nâng cao cần biên soạn thành chuyên đềbồi dưỡng HSG:
+ Các nội dung tương đối khó, mới đối với cả giáo viên và học sinh
+ Các nội dung mà SGK chưa đề cập hoặc đề cập đến một cách sơ lược.+ Các nội dung mang tính chất tổng hợp, bao quát nhiều phần của chươngtrình
+ Các nội dung cần bồi dưỡng cho HSG, thường gặp trong các đề thi HSG
- Xây dựng được đề cương chi tiết của chuyên đề:
+ Tên chuyên đề
+ Mục tiêu của chuyên đề: Về kiến thức, kỹ năng và thái độ học sinh cần đạtđược
Trang 32+ Mô tả vắn tắt nội dung chuyên đề.
+ Nội dung chi tiết của chuyên đề
+ Các tài liệu tham khảo
- Biên soạn chuyên đề phải nêu lên được:
+ Các kiến thức cơ bản
+ Các kiến thức mở rộng, nâng cao
+ Các ví dụ minh họa, các bài tập vận dụng
+ Hệ thống bài tập chọn lọc, bài tập đề nghị
+ Các tài liệu liên quan học sinh có thể tham khảo
- Giáo viên phải xác định được hướng sử dụng của chuyên đề:
+ Giáo viên sử dụng chuyên đề để dạy học như thế nào?
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng chuyên đề để tự học ra sao?
- Thường xuyên cập nhật, bổ sung thêm các kiến thức mới, ví dụ, bài tập hay
để hoàn thiện chuyên đề hơn nữa
1.6 Tầm quan trọng của chuyên đề đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT
Trong chương trình hóa học phổ thông có 2 mảng nội dung chính, đó là:nghiên cứu về chất (cấu tạo chất) và sự biến đổi của các chất (phản ứng hóa học)
Học về phản ứng hóa học, học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việcviết đúng phương trình hóa học của phản ứng Đặc biệt là nắm vững điều kiện xảy
ra các loại phản ứng trao đổi, phản ứng oxi hóa – khử và xác định chiều hướng diễnbiến của phản ứng, ngay cả với học sinh giỏi Vì vậy, việc biên soạn chuyên đềđánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học (đặc biệt đối với các phản ứng vôcơ) có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong việc dạy và học hóa học, đặc biệt là bồidưỡng HSG ở trường THPT
1.7 Thực trạng của việc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học ở các trường THPT [37], [50], [51]
1.7.1 Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay ở các trường THPT
Để đảm bảo tính khả thi của đề tài nghiên cứu và có những đề xuất về hệthống bài tập hợp lí cho bồi dưỡng HSG với điều kiện thực tế các trường THPThiện nay thì vấn đề cần thiết đầu tiên là phải điều tra, khảo sát và đánh giá thựctrạng bồi dưỡng HSG hiện nay ở các trường THPT Qua tìm hiểu trao đổi, khảo sátvới các GV hoá học giàu kinh nghiệm, các GV dạy giỏi cấp tỉnh, GV dạy trường
31
Trang 33chuyên và HS ở một số trường THPT ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, chúng tôi điđến những kết luận sau:
1.7.1.1 Thuận lợi
a Chương trình sách giáo khoa hoá học đã được đổi mới:
- Chương trình mới đã được bổ sung, cập nhật khá nhiều kiến thức, đặc biệt
là các kiến thức lý thuyết chủ đạo đã tạo điều kiện cho HS nghiên cứu hoá học sâuhơn, rộng hơn
- Chương trình hoá học mới được cập nhật nhiều kiến thức thực tế, gần gũivới cuộc sống thông qua các bài tập, bài đọc thêm hay các giờ học bắt buộc
- Tăng thời gian thực hành và ở lớp 12 có một chương nói về phân tích hoáhọc
Như vậy, đổi mới chương trình, sách giáo khoa không những tạo điều kiện tốtcho HS có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về hoá học mà còn có tác dụng kích thích động
cơ học tập và phát huy khả năng tự học của HS
b Chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bồi dưỡng nhân tài của Nhà nước:
- Với việc coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, cơ sở vật chất trong trườnghọc từng bước được nâng lên Thêm vào đó, internet xuất hiện trong trường học đãphục vụ đắc lực cho việc dạy của GV, việc học của HS nói chung và công tác bồidưỡng HSG nói riêng
- Bộ giáo dục và đào tạo đã thành lập “chương trình quốc gia bồi dưỡng nhântài” giai đoạn 2008 – 2020 với những bước đi và mục tiêu cụ thể Đây là động lựcmạnh mẽ thúc đẩy việc bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước
- Chính sách tuyển thẳng HSG quốc gia đạt giải vào Đại học và Cao đẳng đãkhích lệ các em HSG tham gia vào đội tuyển và tích cực bồi dưỡng để đạt kết quảcao nhất…
1.7.1.2 Khó khăn
Mặc dù có khá nhiều thuận lợi nhưng công tác bồi dưỡng HSG hiện nay ởbậc THPT còn gặp rất nhiều khó khăn và khó khăn xuất phát từ nhiều phía
- Từ phía gia đình: Đa số phụ huynh HS đều muốn con em mình tập trung thi
đậu đại học nên không khuyến khích hoặc không muốn cho con em mình tham giađội tuyển HSG
- Từ phía bản thân HS: Tham gia học đội tuyển HSG thường rất vất vả, các
em phải dốc toàn tâm, toàn lực để học môn chuyên Hơn thế nữa, đoạt giải HSG cấp
Trang 34tỉnh, lọt vào đội tuyển HSG cấp quốc gia, đi thi và đoạt giải cấp quốc gia là điềukhông dễ dàng.
- Ở nông thôn HS chủ yếu con gia đình nông dân; kinh tế, quỹ thời gian, điềukiện học tập của các em còn nhiều khó khăn
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học hóa học của các trường còn thiếu Nhiềutrường chưa có phòng học thực hành đúng quy định; phương tiện dạy học vừa thiếuvừa không đồng bộ
- Quỹ thời gian dành cho việc bồi dưỡng HSG ở các trường còn eo hẹp(thường là 10 đến 12 buổi tương đương với 30 đến 36 tiết) Khối lượng công việccủa GV nhiều nên thời gian dành cho việc nghiên cứu, tự bồi dưỡng còn hạn chế
- Qua tìm hiểu chúng tôi thấy: Điểm mạnh về đội ngũ giáo viên hóa ở các
trường THPT là đủ về số lượng, 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tìnhtrong giảng dạy Bên cạnh đó có mặt hạn chế là tỷ lệ GV giỏi, GV có trình độ trênchuẩn còn thấp
- GV không xác định được giới hạn kiến thức cần bồi dưỡng cho HS Việc tổchức các chuyên đề về bồi dưỡng HSG trong phạm vi toàn tỉnh chưa được triểnkhai
1.7.2 Thực trạng của việc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học ở các trường THPT
1.7.2.1 Mục đích điều tra
Tiến hành điều tra cơ bản để biết được thực trạng việc biên soạn chuyên đềbồi dưỡng HSG hóa học của các giáo viên ở các trường THPT hiện nay (đặc biệtđối với chuyên đề đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ)
1.7.2.2 Đối tượng – địa bàn điều tra
- Đối tượng điều tra: Giáo viên trực tiếp giảng dạy hóa học (đặc biệt các GV
đã, đang tham gia bồi dưỡng HSG hóa học) và HS tham gia vào đội tuyển HSG ởcác trường THPT
- Địa bàn điều tra: Các trường THPT chuyên, không chuyên trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
1.7.2.3 Nội dung điều tra
- Việc biên soạn chuyên đề dùng để bồi dưỡng HSG hóa học của giáo viênTHPT
33
Trang 35- Việc biên soạn chuyên đề đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học
vô cơ dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT
Nội dung điều tra được cụ thể hóa thành các câu hỏi thể hiện trên phiếu điềutra (Phiếu điều tra – Phần phụ lục), yêu cầu GV và HS hoàn thành các câu trả lời
1.7.2.4 Kết quả điều tra
Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012, chúng tôi đã:
- Dự giờ bồi dưỡng HSG của một số GV dạy hóa học ở các trường THPTtrên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Gửi 100 phiếu điều tra tới GV dạy bộ môn hóa học và 200 phiếu điều tratới HS THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đó là các trường: THPT Diễn Châu 2,THPT Tân Kỳ 1, THPT Hà Huy Tập,…
Kết quả được tổng hợp như sau:
Bảng 1.1 Kết quả điều tra tần suất sử dụng chuyên đề hóa học phục vụ công tác dạy học của giáo viên THPT
Kết quả Phần trăm
Bảng 1.2 Kết quả điều tra mục đích sử dụng chuyên đề hóa học phục vụ công tác dạy họccủa giáo viên THPT
Kết quả Phần trăm
B Chương trình học ngoại khóa (học thêm, LTĐH) 40/100 40%
Bảng 1.3 Kết quả điều tra lí do khiến giáo viên ngại biên soạn chuyên đề hóa học phục
vụ công tác dạy học
Kết quả Phần trăm
A Phải có kiến thức chuyên môn vững vàng 6/100 6%
Trang 36G Ý kiến khác 3/100 3%
Bảng 1.4 Kết quả điều tra lí do khiến giáo viên thích biên soạn chuyên đề hóa họcphục vụ công tác dạy học
Kết quả Phần trăm
B Tham khảo nhiều tài liệu, nâng cao được chuyên môn 6/100 6%
D Chuyên đề là tài liệu tham khảo bổ ích 5/100 5%
Trang 37Bảng 1.8 Kết quả điều tra tần suất được học các chuyên đề hóa học do giáo viên biên soạn đối với học sinh THPT
Kết quả Phần trăm
Bảng 1.9 Kết quả điều tra mục đích học tập của các chuyên đề hóa học đối với học sinh do giáo viên biên soạn
Kết quả Phần trăm
B Chương trình học ngoại khóa (học thêm, LTĐH) 80/200 40%
Trang 38B Không thích 35/200 17,5%
Bảng 1.13 Kết quả điều tra lí do khiến học sinh thích học các chuyên đề hóa học ở trường THPT
Kết quả Phần trăm
A Chuyên đề giúp HS hệ thống được kiến thức 8/200 4%
B Chuyên đề giúp HS mở rộng và hiểu sâu sắc kiến thức
D Chuyên đề là tài liệu tham khảo bổ ích 4/200 2%
1.7.2.5 Đánh giá kết quả điều tra
Qua số liệu ở các bảng thu được, chúng tôi nhận thấy:
- Đối với giáo viên, việc biên soạn và sử dụng chuyên đề hóa học trong dạyhọc còn hạn chế (khoảng 54% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng), đặc biệt dùng trongbồi dưỡng HSG hóa học (chỉ khoảng 26% giáo viên sử dụng)
- Hầu hết các ý kiến của giáo viên và học sinh cho rằng cần thiết phải cóchuyên đề dùng bồi dưỡng HSG ở trường THPT
- Hầu hết các học sinh đều hứng thú với những chuyên đề do giáo viên biênsoạn và sử dụng trong dạy học, đặc biệt là dạy học bồi dưỡng HSG
- Nội dung đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học (thuộc phần phảnứng hóa học) cũng được giáo viên và học sinh xem là một nội dung hay và khó cầnbồi dưỡng cho học sinh
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã nêu rađược:
- Một số quan niệm về HSG, những phẩm chất và năng lực tư duy cần có của một HSG hóa học, biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG hóa học
- Khái niệm về chuyên đề và nguyên tắc biên soạn chuyên đề dùng bồi dưỡng HSG.
37
Trang 39- Sự cần thiết phải biên soạn chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT, đặc biệt là chuyên đề đánh giá chiều diễn biến của phản ứng hóa học (luận văn đề cập đến các phản ứng hóa học vô cơ)
- Giới thiệu về một số kì thi HSG hóa học các cấp (tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế).
Chương 2 BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CHIỀU DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÔ CƠ DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA
HỌC Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Lý thuyết chung về phản ứng hóa học
2.1.1 Nội dung cơ bản [5], [8], [47]
2.1.1.1 Khái niệm phản ứng hóa học
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác Khi đó, một
số mối liên kết giữa các nguyên tử bị phá vỡ và hình thành những mối liên kết mới.Như vậy, trong phản ứng hóa học, cấu trúc của các chất hóa học bị thay đổi nhưngtổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn được bảo toàn (do đó, tổng khối lượngcủa các chất tạo thành sau phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tham gia phảnứng – định luật bảo toàn khối lượng)
Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau hoặccần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác
Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chấtmới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra…
Để biểu diễn phản ứng hóa học, người ta viết các phương trình hóa học củaphản ứng:
Ví dụ: Zn + Cl2 → ZnCl2
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Trang 402.1.1.2 Phân loại phản ứng hóa học
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại phản ứng hóa học
A + B → X
CaO + CO2 → CaCO3
C + O2 → CO2CH2=CH2 + Br2 → CH2(Br) – CH2(Br)
Đối với các pưhữu cơ, khi pưhóa hợp xảy ra
ở liên kết bội(liên kết đôi,liên kết ba)được gọi là pưcộng hợp
Pư phân
hủy
Là pưhh trong đó mộtchất bị phân tích thànhnhiều chất khác nhau
A → B + C
CaCO3 → CaO + CO22KClO3 t , 0xt 2KCl +3O2↑
CH3 – CH2 – CH2 – CH3
cracking CH2=CH2 +CH3 – CH3
Pư thế
Là pưhh trong đó cácnguyên tử (ở dạng đơnchất) của nguyên tốnày thay thế chonguyên tử của nguyên
tố khác trong hợp chất
Mg + 2HCl → MgCl2 +H2↑
Zn + CuCl2 → ZnCl2 +Cu↓
BaCl2 + Na2SO4 →BaSO4↓ + 2NaCl
2HCl + Ba(OH)2 →BaCl2 + 2H2O
2HCl + Na2S → 2NaCl+ H2S↑
Pư trung hòa làtrường hợp đặcbiệt của pư traođổi giữa axit vàbazơ
Dựa vào Pư oxi Là pưhh trong đó có sự SO2 + O2 → SO3 Cách phân loại
39