Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theohướng tích cực, người dạy cần phải có sự lựa chọn phương pháp phù hợp và phươngtiện tham gia hỗ trợ như bài toán
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH NHÂM
VINH – 2011 2011
Trang 2Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo bộ môn sinh học ở các trường THPT Như Thanh, Như Thanh II, Nông Cống I, Nông Cống III, Nông Cống IV, Như Xuân ở tỉnh Thanh Hoá đã cộng tác và giúp tôi thực nghiệm thành công.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
Trang 33 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Giới hạn của đề tài
8 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng PHT dạy tự học
1.1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài
1.1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1.2 Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy học sinh học
1.3.1 Thực trạng xây dựng sử dụng PHT trong dạy học sinh học của GV THPT hiện nay
1.3.2 Thực trạng học tập sinh học của HS trong nhà trường THPT hiện nay
Chương II Xây dựng và sử dụng PHT để dạy tự học phần kiến thức sinh học VSV, SH 10 THPT
ii
Trang 42.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức sinh học VSV sinh học 102.2 Xây dựng PHT
2.3 Phương pháp sử dụng PHT để dạy tự học phần sinh học VSV SH 10 THPT
Chương III Thực nghiệm sư phạm
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1 Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã nêu: "phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặctrưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡnghọc sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện khả năng áp dụng kiến
iv
Trang 6thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và tráchnhiệm học tập cho học sinh".
Hiện nay sự chuyển biến về phương pháp dạy hoc tích cực trong trườngphổ thông nói chung và bộ môn sinh học nói riêng vẫn còn chậm, phổ biến vẫn làcách dạy thông báo kiến thức, cách học thụ động Do vậy cần đổi mới cách dạy theo
"Phương pháp dạy học tích cực"
Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theohướng tích cực, người dạy cần phải có sự lựa chọn phương pháp phù hợp và phươngtiện tham gia hỗ trợ như bài toán nhận thức, tình huống có vấn đề, câu hỏi, bài tập,phiếu học tập,… Trong đó sử dụng phiếu học tập dạy học có những ưu điểm lớnnhư hiệu quả cao, dễ sử dụng, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học.Phiếu học tập không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn cách
tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lílinh hoạt cho người học Phiếu học tập không chỉ tổ chức theo cá nhân mà có thể tổchức theo nhóm một cách có hiệu quả Vì vậy sử dụng PHT để dạy tự học sẽ giúphọc sinh tự giác học tập, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổimới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay
Phần Sinh học vi sinh vật thuộc chương trình Sinh học 10 (ban cơ bản),THPT là phần kiến thức mới và khó nhưng kiến thức này có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và khoa học vềhình dạng kích thước tế bào vi sinh vật và vi rút Không dừng lại hiểu biết về vi sinhvật mà còn là cơ sở để giải thích các hiện tượng, các quá trình sinh học, ứng dụngvào thực tiễn đời sống và sản xuất để phòng ngừa một số bệnh, chăm sóc và bảo vệsức khỏe con người, bảo vệ môi trường,…kích thích lòng ham hiểu biết niềm đam
mê khoa học đặc biệt là kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học Vì vậy việc pháttriển phương pháp tự học ở học sinh trong phần sinh học vi sinh vật là việc làm cầnthiết
Với những lý do trên, để nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học vi sinh
vật chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy
tự học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 -THPT”
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 7Xây dựng và sử dụng phiếu hoạt động học tập để dạy tự học phần sinh học
vi sinh vật sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
- Học Sinh lớp 10 THPT
- GV dạy lớp 10 THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Bộ phiếu học tập, quy trình xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học phầnsinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được bộ PHT đủ tiêu chuẩn phần sinh học vi sinh vật 10THPT và sử dụng hợp lý sẽ nâng cao được chất lượng dạy, đặc biệt nâng cao đượckhả năng tự học cho học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng và sử dụng PHT trong quá trình dạyhọc nói chung và hướng dẫn tự học nói riêng
- Điều tra tình hình sử dụng PHT trong dạy học sinh học ở một số trường THPTthuộc tỉnh Thanh Hóa
- Phân tích cấu trúc, thành phần kiến thức phần sinh học Vi sinh vật sinh học 10THPT để làm cơ sở cho việc xây dựng PHT
- Thiết lập quy trình xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học phần kiến thứcsinh học Vi sinh vật
- Xây dựng bộ phiếu học tập phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT vàthiết kế các giáo án thực nghiệm
- Thực nghiệm xác định tính khả thi và hiệu quả của bộ phiếu học tập trong việc
tổ chức dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhànước qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết
- Nghiên cứu các tài liệu: lý luận dạy học sinh học, tài liệu bồi dưỡng chuyênmôn và các tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận cho đề tài
Trang 8- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT.
- Nghiên cứu tài liệu lý luận về PHT, nguyên tắc, kĩ thuật thiết kế và sử dụngPHT
6.2 Phương pháp chuyên gia
- Trao đổi với những nhà sư phạm, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, từ
đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy học Sinh học 10 về bộ phiếu đã soạn làm
cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện bộ phiếu học tập
6.3 Phương pháp điều tra cơ bản
- Đối tượng điều tra:
+ HS lớp 10 THPT+ GV dạy chương trình sinh học 10 THPT
- Phương pháp điều tra: Thông qua phiếu điều tra, dự giờ, thăm lớp, trao đổi với
GV giảng dạy sinh học 10 THPT để:
+ Tìm hiểu việc sử dụng PHT của GV:
Kĩ năng soạn bài
Kĩ năng thiết kế PHT
Việc sử dụng PHT trong dạy học+ Tìm hiểu việc lĩnh hội kiến thức của HS:
Ý thức học tập
Chất lượng lĩnh hội kiến thức
Các kỹ năng được rèn luyện trong học tập
- Nội dung điều tra: Mức độ tiếp thu kiến thức phần sinh học vi sinh vật sinhhọc 10 THPT
6.4 Phương pháp thực nghiệm Sư phạm
6.4.1 Thực nghiệm thăm dò
Sử dụng Hệ thống PHT đã xây dựng đưa ra thực nghiệm thăm dò để điềuchỉnh PHT và cách thức tổ chức dạy học làm cơ sở cho thực nghiệm chính thức
6.3.2 Thực nghiệm chính thức
* Mục đích: Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ
tiêu đo lường và đánh giá chất lượng bộ phiếu xây dựng
* Phương pháp thực nghiệm:
Trang 9- Xây dựng hệ thống PHT phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT
- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
+ Lớp thực nghiệm: Giáo án được thiết kế có sử dụng PHT
+ Lớp đối chứng: Giáo án được thiết kế theo hướng dẫn trong SGV
- Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT:
+ Chọn các trường thực nghiệm: Các trường thực nghiệm có đủ cơ sở vậtchất, trang thiết bị dạy – học
+ Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC
+ Chọn lớp ĐC và lớp TN phù hợp với tiêu chí đặt ra
+ Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành vào học kì II nămhọc 2010 – 2011
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC
- Phân tích kết quả thực nghiệm:
+ Phân tích định lượng qua các tham số thống kê
+ Phân tích định tính dựa vào không khí lớp học và tỉ lệ học sinh tham giaphát biểu xây dựng bài
6.5 Phương pháp thống kê toán học
Tính các tham số đặc trưng:
+ Điểm trung bình X: Là tham số xác định gía trị trung bình của dãy số thống
i
i x n n
Trang 10+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung
DC
DC TN TN
DC TN
n
S n S
X X Td
2 2
Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá trong đáp
án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10
7 Giới hạn đề tài
Xây dựng và sử dụng PHT phần sinh học VSV trong các khâu của quátrình dạy học nhằm nâng cao khả năng tự học cho học sinh
8 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng bộ PHT phần kiến thức sinh học Vi sinh vât sinh học 10 THPT
- Thiết kế bài soạn sử dụng PHT để dạy tự học phần sinh học vi sinh vật sinhhọc 10 THPT
Phần II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG PHT DẠY TỰ HỌC
1.1 Lược sử nghiên cứu liên quan đến đề tài.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài.
Đổi mới PPDH theo hướng dạy HS cách tự học, áp dụng các PPDH phát huytính tích cực học tập ở HS, với cách thức tổ chức hoạt động tự lực, chủ động đã trở
Trang 11thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực Sử dụng PHT để dạy
tự học là một trong những PPDH nhằm phát huy tính tích cực học tập ở HS Trênthế giới PPDH phát huy tính tích cực học tập ở học sinh có mầm mống từ cuối thế
kỷ XIX, được phát triển từ những năm 20 và phát triển mạnh từ những năm 70 củathế kỷ XX [16]
Ở Anh năm 1920 vấn đề sử dụng “phương pháp dạy học tích cực” bắt đầuđược quan tâm nghiên cứu và sử dụng trong trường học
Ở Pháp, vào những năm 1920 đã hình thành những “nhà trường mới”, đặtvấn đề phát triển năng lực ở trẻ, khuyến khích các hoạt động do chính học sinh tựquản Mọi hoạt động giáo dục đều phải lấy HS làm trung tâm, coi trọng việc rènluyện phương pháp tự dành lấy kiến thức
Năm 1950 ở các nước Liên xô(cũ), Pháp, Ba Lan, Tiệp khắc, Cộng hòa dânchủ Đức, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bắt đầu được quantâm, nghiên cứu và đem vào sử dụng
Ở Hoa Kỳ ý tưởng dạy học cá nhân hóa ra đời trong những năm 1970, đãđược thử nghiệm gần 200 trường: Giáo viên xác định mục tiêu, cung cấp các phiếuhướng dẫn (PHT) để học sinh tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợp vớinăng lực [21]
Ở Hàn Quốc: Từ thập niên 90 tới nay, giáo dục hướng vào giai đoạn hậucông nghiệp Để đáp ứng đòi hỏi mới đặt ra do sự bùng nổ kiến thức và sáng tạokiến thức mới cần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và tính
Ở Thái Lan đang tiến hành một chương trình giáo dục mới được giảm tải 1/3kiến thức so với chương trình cũ, thay phương pháp học vẹt bằng cách phát huy tính
Dạy học phát huy tính tích cực học tập ở HS đã được nhiều nhà giáo dục
năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp chophép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn” [19]
Trong quá trình dạy học phải đề ra một phương pháp sao cho học sinh hứng
Trang 12R.C Sharma (1988) cho rằng: Mục đích của PPDH tích cực là phát triển ở
HS kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết các vấn đề… Vai trò của GV
là tạo ra những tình huống để phát triển vấn đề, giúp HS nhận biết vấn đề, lập giảthuyết, làm sáng tỏ và thử nghiệm các giả thuyết, rút ra kết luận” [18]
R.R.Singh (1991) cho rằng: Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệgiáo dục, vừa là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trình học tập, “quá trình học tập
do người học điều khiển” Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình họctập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thứcchủ yếu đối với giáo dục” [18]
Như vậy trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới PPDHtheo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS Các nước trên thế giới cũng đãđẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, khả năng tự học của HS
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Ở nước ta, từ những năm 1960 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ động
đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và các phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt”.Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới PPDH “ Biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo,Học di đôi với hành”, nhưng do nhiều nguyên nhân mà sự phát triển của phong tràonày còn rất hạn chế Ngày nay để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì mục tiêu của giáo dục là hướng tớiviệc đào tạo ra những con người có tri thức, có kỹ năng và thái độ đúng đắn, muốnvậy phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4khoá VII (1- 1993) Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996), được thể chếhoá trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của bộ giáo dục vàđào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4- 1999) [5]
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với các đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [5]
Trang 13Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động chủ động,chống lại thói quen học tập thụ động Cùng với định hướng đổi mới phương phápdạy và học của Đảng, Nhà nước đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhànghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp giáo dục- dạy học như:
GS.TS Trần Bá Hoành: “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”- ViệnKHGD, 9/1993; “ Phương pháp tích cực”- NCGD số 3/1996
GS.TS Đinh Quang Báo: “ Dạy học sinh học ở trường phổ thông theo hướnghoạt động hoá người học” - Kỷ yếu hội thảo khoa học, 1/1995; “ Phát triển hoạtđộng nhận thức của học sinh trong các bài sinh học ở trường phổ thông Việt Nam”– 1981
PGS.TS Nguyễn Đức Thành: “ Năng cao chất lượng giảng dạy các quy luật
di truyền” - Luận án phó tiến sĩ, 1989
Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, “ Quátrình dạy - tự học”, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1997
Nguyễn Văn Duệ (chủ biên), Trần Văn Kiên, Dương Tiến sỹ “ Dạy học giảiquyết vấn đề trong bộ môn sinh học”, Nxb Giáo dục, 2000
Đing Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, “ Lý luận dạy học sinh học”, 1996.PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm, “ Hình thành và phát triển khái niệm di truyềnhọc ở trường THPT Việt Nam” Luận án TS, 1996
Nguyễn Phúc Chỉnh: “ Phương pháp Grap trong dạy học sinh học”, Nxb Giáodục, 2005
Gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề sử dụng PHT để tổ chức hoạtđộng học tập cho HS, có thể kể ra một số nghiên cứu sau:
“Phiếu học tập – phương pháp dạy học có sử dụng phiếu học tập” NguyễnThị Dung, thông tin khoa học giáo dục số 45/1994 cho biết: Phiếu học tập là công
cụ để giáo viên tổ chức hoạt động khai thác và lĩnh hội kiến thức theo hướng địnhtrước của giáo viên
Nguyễn Thị Dung: “ Dạy học giải quyết vấn đề có sử dụng PHT” - Luận ánphó tiến sỹ, 1995
Nguyễn Thị Thanh Chung: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy họccác khái niệm trong chương các quy luật di truyền sinh học 11- THPT” Luận vănthạc sỹ khoa học giáo dục, 2006
Trang 14Lê thị Việt An: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt độngdạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT” - Luận văn thạc sỹ giáo dục, 2009.
Nguyễn Viết Trung: “ Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy tự học chương I phần di truyền học sinh học 12 THPT nâng cao” - Luận văn thạc sỹ giáo dục, 2009.Còn nhiều những nghiên cứu về vấn đề xây dựng và sử dụng PHT trong dạyhọc của các tác giả là học viên sau đại học, khoá luận tốt nghiệp đại học của sinhviên Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy tự học còn ít tác giả nghiêncứu Phần sinh học VSV SH 10 THPT chưa có đề tài nghiên cứu về xây dựng sửdụng PHT để dạy tự học Vì thế chúng tôi tiến hành nhiên cứu vấn đề này
-1.2.Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học.
1.2.1 Khái niệm phiếu học tập
Phiếu học tập hay còn gọi là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc
Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làmtheo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để hoàn thành trong một thời gian ngắn củatiết học Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằmhướng tới hình thành kiến thức, kỹ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao chohọc sinh
Nội dung hoạt động được ghi trong PHT có thể là tìm ý điền tiếp hoặc tìmthông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi Nguồn thông tin
để HS hoàn thành PHT có thể từ tài liệu giáo khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ
mô hình, mẫu vật, sơ đồ hoặc từ những mẫu tư liệu được GV giao cho mỗi HS sưutầm trước khi học
1.2.2 Cấu trúc phiếu học tập
1.2.2.1 Thành phần cấu tạo của phiếu học tập
Mỗi PHT có cấu trúc gồm các phần sau:
Trang 15Để đạt hiệu quả sử dụng PHT cao, đảm bảo thời gian thực hiện phần dẫn yêucầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dẫn dắt học sinh đến các hoạt động cụ thể.
* Phần hoạt động:
Là phần chỉ những công việc, thao tác mà học sinh cần thực hiện, có thể làmột hoặc nhiều hoạt động
Ví dụ: Đọc thông tin mục I trang 114 SGK Sinh học 10 và hoàn thành sơ
đồ sau bằng cách điền tiếp vào dấu “….”
Các thao tác, công việc học sinh cần thực hiện là:
- Đọc thông tin mục II SGK sinh học 10 trang 114
- Quan sát sơ đồ trong PHT
- Tìm ý thích hợp
- Điền vào phiếu và hoàn thành PHT
* Phần quy định thời gian thực hiện:
Hoàn thành PHT phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định tuỳvào khối lượng công việc mà thời gian có thể là 5 phút, 10 phút, dài hơn hoặc ngắnhơn Ngoài ra cũng cần căn cứ vào trình độ học sinh, thời gian tiết học
Tuy nhiên phần này không bắt buộc phải để trong PHT, nó có thể được giáoviên thông báo bằng lời trong quá trình phát phiếu
* Phần đáp án:
Thường tách biệt với các phần trên được sử dụng để giáo viên chỉnh sửa,
bổ sung cho học sinh hay căn cứ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức cho học sinh
Ví dụ : Một PHT đầy đủ có cấu trúc như sau:
PHT : Đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục
Trang 161 Pha tiềm phát a Số tế bào trong quần thể giảm dần do
thiếu chất dinh dưỡng, chất độc hại tíchluỹ quá nhiều
1……
cực đại và không đổi theo thời gian
2……
số lượng tế bào trong quần thể chưatăng, enzim cảm ứng được hình thành đểphân giải cơ chất
3……
nhất và không đổi, số lượng tế bào trongquần thể tăng lên rất nhanh
4……
Thời gian hoàn thành : 5 phút
Đáp án ( sẽ ghi ở phần riêng)
1.2.2.2 Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập
Qua các dạng PHT nêu ở trên ta thấy khi xây dựng PHT cần chú ý đếncác yêu cầu sư phạm sau:
- Phải thực sự là phương tiện để hình thành kiến thức, kỹ năng
- Phải thực sự là phương tiện giúp học sinh tự lực trong học tập
- Phiếu phải diễn đạt rõ các điều kiện cho và yêu cầu công việc phải hoànthành, các thao tác cần thực hiện
Trang 171.2.3 Phân loại phiếu học tập
1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học
a PHT dùng để hình thành kiến thức mới:
Trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới GV có thể
sử dụng phiếu kết hợp với SGK, học sinh thảo luận sau đó đưa ra ý kiến thống nhấthoặc trong một số phần kiến thức gần giống với phần đã học trước đó GV có thểcung cấp PHT cho học sinh, học sinh tự nghiên cứu trên lớp hoặc về nhà vận dụngkiến thức đã học để hoàn thành PHT theo quy định
Ví dụ 1: Khi dạy mục II.2, bài 22, SH 10, ta có thể sử dụng PHT sau
trong b ng sau;ảng sau;
Đặc điểm so sánh VSV quang tự dưỡng VSV hoá tự dưỡng
Nguồn năng lượng
Nguồn cacbon
Tính chất của quá trình
(Thời gian hoàn thành: 5 phút)
b PHT dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức:
Thông qua việc dẫn dắt học sinh hoàn thành các yêu cầu trong PHT, họcsinh đã lĩnh hội được lượng kiến thức nhất định Dạng này cần có sự hợp tác chặtchẽ giữa giáo viên hướng dẫn và học sinh PHT này có vai trò rất lớn trong việckhắc sâu kiến thức, giúp học sinh hoàn thiện những kiến thức vừa được lĩnh hội
Ví dụ 2: PHT: So sánh sinh sản của VSV nhân sơ và sinh sản của VSV
nhân thực
ý phù h p v o ô tr ng c a b ng sau:ợp vào ô trống của bảng sau: ào ô trống ống ủa bảng sau: ảng sau;
Điểm so sánh Sinh sản VSV nhân sơ Sinh sản VSV nhân
Trang 18c PHT dùng để kiểm tra, đánh giá:
Được dùng trong các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, kiểm tra 1 kỳ, kiểm tra nămhọc Giúp học sinh khắc sâu, hệ thống hoá lại kiến thức, giúp giáo viên nắm bắt đượctình hình học tập của học sinh để điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp
Ví dụ 3: Nghiên cứu sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi
1 Vi rút lai có dạng như thế nào?
2 X là chủng vi rút gì? Vì sao?
(Thời gian hoàn thành: 7 phút)
1.2.3.2 Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành PHT
a PHT khai thác kênh chữ
Thường dùng trong các khâu dạy bài mới, nội dung của phiếu dạng này đikèm với kênh “đọc thông tin” hay “nghiên cứu mục, bài…” Kiến thức SGK phầnlớn được đề cập dưới dạng kênh chữ, do đó PHT dạng này có vai trò trong việc địnhhướng cho học sinh cách đọc, cách thảo luận để từ đó HS tự chiếm lĩnh tri thức
Ví dụ 4: Nghiên cứu thông tin trang 114, SGK sinh học 10, tìm ý phù hợp
điền vào chỗ có dấu chấm hỏi (?)ở sơ đồ sau
Chủng vi
rút A
Nhiễm vào cây
Vi rut lai
Axit nucleic B
Trộn
Tách
ProteinA
Phân lậpTách
XChủng
vi rút B
Trang 19(Thời gian hoàn thành: 4 phút)
b PHT khai thác kênh hình
Hệ thống tranh ảnh, hình vẽ được xem là một trong những phương tiện trựcquan của quá trình dạy học, có vai trò rất lớn trong việc truyền tải thông tin Việc sửdụng PHT khai thác kênh hình có vai trò lớn trong việc định hướng cho HS khaithác nội dung hình vẽ, tranh ảnh Đây được xem là dạng phiếu tích cực với học sinh,
có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học giúp học sinh phát triển
kỹ năng quan sát, phân tích Nguồn thông tin để hoàn thành PHT là kênh hình trongSGK, tranh ảnh, phim tư liệu
Ví dụ 5: Quan sát hình 29.1, bài 29 SGK SH 10 Hãy chỉ ra những điểm
giống nhau và khác nhau về cấu tạo của virut trần và virut có vỏ ngoài bằng cách
đi n ý thích h p v o ô tr ng trong b ng sau:ền vào ô trống ợp vào ô trống của bảng sau: ào ô trống ống ảng sau;
Điểm so sánh Virut trần Virut có vỏ ngoài
Thành phần cấu tạo giống
Vurut
Kích thước
Cấu tạo
Trang 21c PHT khai thác cả kênh chữ và kênh hình
So với hai dạng trên thì dạng này phổ biến hơn nhiều bởi chương trìnhSGK đổi mới có cả kênh chữ và kênh hình đi kèm với nhau Dạng này yêu cầu họcsinh vừa đọc thông tin, vừa quan sát hình mới có thể hoàn thành PHT
Ví dụ 6: Nghiên cứu mục II.1, kết hợp quan sát hình 25, bài 25 SGK
SH10, tìm ý phù hợp đi n v o các ô tr ng c a b ng sau cho phù h p.ền vào ô trống ào ô trống ống ủa bảng sau: ảng sau; ợp vào ô trống của bảng sau:
Các pha sinh trưởng của vi khuẩn Đặc điểm
Pha tiềm phát
Pha luỹ thừa
Pha cân bằng
Pha suy vong
(Thời gian hoàn thành: 7 phút)
1.2.3.3 Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện các kỹ năng
Theo giáo sư Trần Bá Hoành có 6 dạng phiếu học tập
a Dạng 1:Phiếu phát triển kỹ năng quan sát
Trên PHT dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầu quan sátmẫu vật, tranh vẽ, mô hình
Ví dụ 7: Nghiên cứu mục I, quan sát hình 30, bài 30, SGK SH10 hãy xác
định diễn biến từng giai đo n nhân lên c a virut b ng cách ho n th nh b ng sau:ạn nhân lên của virut bằng cách hoàn thành bảng sau: ủa bảng sau: ằng cách hoàn thành bảng sau: ào ô trống ào ô trống ảng sau;
Các giai đoạn Diễn biến
(Thời gian hoàn thành: 8 phút)
b Dạng 2: Dạng PHT phát triển kỹ năng phân tích:
Dạng PHT này hướng sự chú ý của HS vào việc nghiên cứu chi tiết nhữngvấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật hiện tượng gần giống nhau, nhữngkhái niệm có nội hàm chồng chéo một phần, qua đó tập dượt cho HS phương pháp
so sánh phân tích để áp dụng vào những trường hợp tương tự
Ví dụ 8: Nghiên cứu bảng số liệu về sự phân chia của E.coli, trang 99, bài 25
SGK SH10 và trả lời các câu hỏi sau:
1 Số tế bào con được tạo thành từ 1 tế bào mẹ sau n làn phân chia là baonhiêu?
Trang 222 Nếu biết thời gian t và số lần phân chia n, có thể tính g theo công thứcnào?
n lần phân chia là bao nhiêu?
(Thời gian hoàn thành: 7 phút)
c Dạng 3: Dạng PHT phát triển kỹ năng so sánh
Khi dạy các khái niệm mang tính chất ngang hàng, tương đương nhau,nội hàm và ngoại diên có một phần chồng chéo nhau có thể yêu cầu HS lập bảng sosánh để phân biệt những điểm khác nhau giữa các khái niệm đó
Ví dụ 9: Nghiên cứu mục III, bài 22 SGK, SH 10 phân biệt giữa hô hấp hiếu
khí, hô hấp kị khí và lên men bằng cách đi n ý thích h p v o ô tr ng trong b ngền vào ô trống ợp vào ô trống của bảng sau: ào ô trống ống ảng sau;sau:
Dấu hiệu so sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men
(Thời gian hoàn thành: 8 phút)
d Dạng 4: Dạng PHT phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát
Ví dụ 10: Nghiên cứu 2 ví dụ sau rồi trả lời các câu hỏi
VD1: Bệnh AIDS do virut HIV gây ra, lây từ người này sang người khác
VD2: Bệnh cảm lạnh do bị nhiễm lạnh, không lây từ người này sang người khác
Trang 23Câu hỏi:
a Trong 2 loại bệnh trên, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm, bệnh nào không phải
là bệnh truyền nhiễm?
b Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
(Thời gian hoàn thành: 5 phút)
e Dạng 5: Dạng PHT phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
Dạng PHT này được sử dụng để gợi ý cho HS xem xét một vấn đề dướinhiều góc độ, có thói quen suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học Từ đó HSnắm được kiến thức một cách tích cực và phát triển được tư duy suy luận, các vấn
đề mâu thuẫn đề ra trong học tập cũng như trong đời sống
Ví dụ 11 : Khi dạy mục II.2, bài 27, SH10, có thể sử dụng PHT sau
Hãy giải thích các hiện tượng sau1.Tại sao các loại hạt ngũ cốc ( gạo, ngô, ) chứa nhiều nước rất dễ bị hưhỏng ?
2.Theo em, làm thế nào để bảo quản các loại hạt ? Tại sao ?
(Thời gian hoàn thành 5 phút)
f Dạng 6: Dạng PHT vận dụng kiến thức đã học
HS sau khi học xong phần sinh học VSV sinh học 10, HS có thể vận dụngkiến thức vào thực tiễn cuộc sống để giải thích các hiện tượng thường gặp trongthực tiễn, đó là nhu cầu tự nhiên muốn áp dụng kiến thức mới học vào trong đờisống, sản xuất
Ví dụ 12 : Khi dạy hết bài 23, SH10, GV yêu cầu HS hoàn thành PHT sau.
v o c t IIIào ô trống ột III
(I) Quá trình (II) Ứng dụng (III) P/a trả lời
(Thời gian hoàn thành : 3 phút)
1.2.4 Vai trò của phiếu học tập trong dạy-học
1.2.4.1 Phiếu học tập là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học
Trang 24Trong quá trình dạy học PHT được sử dụng như một phương tiện để truyềntải kiến thức, nội dung của phiếu chính là nội dung hoạt động học tập của học sinh.Thông qua việc hoàn thành các yêu cầu nhất định trong phiếu một cách độc lập hay
có sự trợ giúp của giáo viên mà học sinh lĩnh hội được một lượng kiến thức tươngứng
1.2.4.2 Phiếu học tập là một phương tiện hữu ích trong việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh
Để hoàn thành được các yêu cầu do PHT đưa ra học sinh phải huyđộng hầu như tất cả các kỹ năng hành động, thao tác tư duy: quan sát, phân tích,tổng hợp, so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa
Vì vậy, sử dụng PHT trong dạy học sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát triểncác kỹ năng cơ bản
1.2.4.3 Phiếu học tập phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
Trong quá trình tổ chức dạy học cho học sinh có thể sử dụng PHT giaocho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh hoàn thành, bắt buộc học sinh phải chủđộng tìm tòi kiến thức Vì vậy, tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinhđược nâng lên
Mặt khác mỗi PHT có thể dùng trong nhiều khâu của quá trình tự học nhưnghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá…dưới nhiều hình thứcnhư ở lớp hoặc ở nhà, có thể cần sự giúp đỡ của giáo viên hoặc không Do vậy,PHT còn phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
1.2.4.4 Phiếu học tập là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học.
Phiếu học tập thường được thiết kế dưới dạng bảng có nhiều cột, nhiềuhàng thể hiện nhiều tiêu chí Vì vậy, ưu thế của PHT là khi muốn xác định mộtnội dung kiến thức, thõa mãn nhiều tiêu chí hay xác định nhiều nội dung với cáctiêu chí khác nhau Với PHT một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõràng, diễn đạt ngắn gọn như một kế hoạch nhỏ dưới dạng bảng hoặc sơ đồ PHT
có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học
1.2.4.5 Phiếu học tập đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học, làm cơ sở cho việc uốn nắn, chỉnh sữa những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của người học.
Trang 25Sử dụng PHT trong dạy học giáo viên có thể kiểm soát, đánh giá đượcđộng lực học tập của học sinh thông qua kết quả hoàn thành PHT, thông qua báocáo kết quả cá nhân, thảo luận trong tập thể từ đó chỉnh sửa, uốn nắn những lệchlạc trong hoạt động nhận thức của học sinh Do đó, PHT đã trở thành phươngtiện giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò đó là mối liên hệ thường xuyên,liên tục.
1.2.4.6 Phiếu học tập là biện pháp hữu hiệu trong việc hướng dẫn học sinh tự học
Đối với hoạt động tự học PHT là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ họcsinh trong việc tự lực chiếm lĩnh tri thức Nó có tác dụng định hướng cho họcsinh cần nắm bắt phần này như thế nào? Nội dung nào là nội dung trọng tâm?Với vai trò đó nó đã giúp đỡ người thầy rất nhiều trong hoạt động dạy học Làmcho chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao
1.2.5 Dạy tự học bằng phiếu học tập
1.2.5.1 Khái niệm tự học
Theo GS.TS Thái Duy Tuyên: “ Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnhkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lựctrí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) cùng các phẩm chất, động cơ,tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinhnghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thânngười học”
Tác giả Nguyễn kỳ ở tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 cũng bàn vềkhái niệm tự học: “ Tự học là người học tích cực, chủ động, tự mình tìm ra trithức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình.Tự học là tự đặtmình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyếtcác vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hoá việchọc”
GS.Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tựhọc, tức là biến kiến thức khoa học tích luỹ từ nhiều thế hệ của nhân loại thànhkiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kỹ năngthực hành những tri thức ấy”
Trang 26Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng; cốt lõi của việc học
là tự học, hễ có học là có tự học Tri thức, kinh nghiện, kỹ năng của mỗi cá nhânchỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tựhọc Nếu người học rèn luyện được những kỹ năng tự học thì có thể học suốtđời
1.2.5.2 Vị trí, vai trò của tự học
Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.
Trong quá trình hoạt động dạy học GV không chỉ dừng lại ở việc truyềnthụ những tri thức có sẵn, chỉ yêu cầu HS ghi nhớ mà quan trọng hơn là phảiđịnh hướng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những quy luật, thuộc tính mớicủa các vấn đề khoa học Giúp HS không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biếtcách tìm đến những tri thức ấy Thực tiễn cũng như phương pháp dạy học hiệnđại còn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng được coi trọng, nói tớiphương pháp dạy học thì cốt lõi chính là dạy tự học
Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là hình thành tính tíchcực, chủ động , sáng tạo cho người học Bởi từ đó nền giáo dục mới mong đàotạo ra nhữnh lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị trường laođộng, góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tích cực (hình thành từnăng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệtrẻ trong xã hội hiện đại Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắngsức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thứcthông qua sư hưng phấn tích cực Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứngthú trong học tập Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòinghiên cứu khám phá.Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác Tính tích cực của conngười chỉ được hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với
tự giác Nó đảm bảo cho sự định hình tính độc lập trong học tập
Tự học giúp cho người học có thể chủ động học tập suốt đời.
Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế
- xã hội Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu sovới thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh vơi những tình huống mới lạ mà cuộc
Trang 27sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghềnghiệp Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng tự học, biếtlinh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng hamhọc, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
Với những lẽ đó, ngày nay trong quá trình dạy học, người ta nhấn mạnhhoạt động học, đặc biệt là phương pháp tự học, ý chí tích cực, chủ động, sáng tạo
sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học
1.2.5.3 Các mức độ của năng lực tự học và các hình thức tự học
Người ta chia khả năng tự học làm ba mức độ khác nhau như sau:
-Tự học có tính bắt chước: HS lặp lại những điều mà GV hướng dẫn
- Tự học có tính luyện tập: Khi thực hiện HS phải sử dụng những kỹ n ăng
đã có
- Tự học có tính nghiên cứu: HS thu được những kiến thức mới bằng hànhđộng của chính mình như tự lực độc lập quan sát, làm thí nghiệm,… và cao hơnnữa là khả năng tự đặt câu hỏi
Năng lực tự học thể hiện qua các khâu:
- Năng lực thu thập thông tin: qua đọc SGK, tài lệu tham khảo, qua quansát sơ đồ, hình vẽ, mô hình, qua làm thí nghiệm,…
- Năng lực xử lý thông tin: thông tin thu thập được sẽ trả qua một chuỗicác thao tác tư duy logic để giải quyết những vấn đề học tập nêu ra
- Khả năng lưu trữ thông tin (ghi nhớ): sau khi xử lý thông tin, HS sẽ chủđộng lĩnh hội được kiến thức và đồng thời nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng sángtạo hơn và kích thích được hoạt động học tập tích cực của HS
Có hai hình thức tự học đó là:
- Tự học có sự hướng dẫn của thầy: Tự học diễn ra dưới sự tổ chức, chỉđạo, hướng dẫn của thầy thông qua sử dụng PHT, sử dụng câu hỏi – bài tập, sửdụng sơ đồ hoá,… để định hướng, tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của
HS nhằm phát huy tính tích cực của HS
- Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy ( tự nghiên cứu): Đây
là cấp cao nhất của các cấp độ tự học, đòi hỏi người học phải nỗi lực tối đa, tíchcực, chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, người học phải tự
Trang 28nghiên cứu vấn đề mình quan tâm bằng cách tự tìm tài liệu có liên quan, tự quansát, tự làm thí nghiệm… Đối với HS hình thức tự học này còn hạn chế.
1.2.5.4 Phiếu học tập – phương tiện để tổ chức hoạt động tự học cho học sinh.
Bằng việc sử dụng PHT trong dạy học sẽ chuyển hoạt động của GV từtrình bày, giải giảng, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn chỉ đạo Mọi HSđược tham gia hoạt động tích cực, tự lực nghiên cứu SGK, hoạt động với cácphương tiện trực quan, làm thí nghiệm,… trao đổi, thảo luận để hoàn tất yêu cầuPHT, từ đó các em chủ động lĩnh hội được kiến thức, vừa nắm được phươngpháp đi tới kiến thức đó, phát triển tư duy, rèn luyện các kỹ năng
PHT là phương tiện hỗ trợ đắc lực để GV tổ chức, giải quyết những yêucầu dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học, tích cực học tập của HS, GV
sử dụng PHT hướng dẫn, định hướng cho HS cách tự nghiên cứu SGK, tài liệu,
xử lý thông tin, từ đó lĩnh hội được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ, biếtvận dụng tri thức đã học vào những tình huống khác nhau, qua đó giúp các em cóthể học suốt đời Bằng việc hoàn thành PHT, HS sẽ chủ động trong việc tìm tòikiến thức sẽ giúp HS có hứng thú trong học tập, kích thích tư duy của HS, tạođiều kiện để HS rèn luyện được các kỹ năng khác nhau
1.3.Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy học sinh học 1.3.1 Thực trạng xây dựng, sử dụng PHT và sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học sinh học của giáo viên THPT hiện nay.
Để tìm hiểu thực trạng xây dựng, sử dụng PHT nói riêng và phương phápdạy học môn SH nói chung ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành dựgiờ, trao đổi, tham khảo bài soạn của GV, tìm hiểu qua phiếu khảo sát với các
GV SH thuộc các trường THPT Như Thanh, THPT Như Thanh II, THPT NôngCống I, THPT Nông cống III, THPT Nông Cống IV, THPT Như Xuân ở tỉnhThanh Hoá trong năm học 2010 – 2011
Chúng tôi đã thiết kế phiếu khảo sát về tình hình sử dụng PHT và phươngpháp dạy học trong dạy học SH ở THPT
Sau đây là tổng hợp kết quả khảo sát và nhận định về thực trạng xây dựng,
sử dụng PHT và sử dụng PPDH SH ở trường THPT
1.3.1.1 Tổng hợp kết quả khảo sát
Trang 29a Kết quả khảo sát việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học SH
- Việc xây dựng PHT để dạy học
+ Thường xuyên : 13,3%
+ Không thường xuyên : 86,7%
+ Không bao giờ : o%
- Việc sử dụng PHT để dạy học
+Thường xuyên : 0%
+Không thường xuyên : 80%
+ Không bao giờ : 20%
- sử dụng PHT để dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 nói riêng và trong môn sinh học THPT nói chung.
+Rất cần thiết : 20%
+Cần thiết : 80%
+ Không cần thiết : 0%
T i vì:ạn nhân lên của virut bằng cách hoàn thành bảng sau:
trong học tập
sinh
- PHT được sử dụng như thế nào khi dạy phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT?
SL %
Trang 304 Dùng để hướng dẫn biện pháp tự học cho học sinh 12 40
- Trong dạy học sinh học quý thầy cô thường sử dụng PHT đối với loại kiến thức nào là chính:
- Tình hình sử dụng PHT trong việc hư ng d n h c sinh t h cớng dẫn học sinh tự học ẫn học sinh tự học ọc sinh tự học ự học ọc sinh tự học
STT Các khâu của quá trình dạy học
Mức độ sử dụng Thường
xuyên (%)
Không thường xuyên (%)
Ít sử dụng (%)
Không
sử dụng (%)
thúc tiết học, chương, môn học
b Kết quả khảo sát việc sử dụng phương pháp dạy học SH của GV.
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát tình hình sử dụng một số phương pháp trong dạy học SH của GV THPT
STT Tên phương pháp
Mức độ sử dụng Thường
xuyên (%)
Không thường xuyên (%)
Ít sử dụng (%)
Không
sử dụng (%)
Trang 318 Làm việc với SGK- tái hiện
a Phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Kết quả ở bảng 1.1 cho thấy PPDH phổ biến của giáo viên THPT hiện nay làhỏi đáp – tái hiện (76.66% GV sử dụng thường xuyên PP này), thuyết trình giảnggiải (73.33% GV sử dụng thường xuyên), còn các PPDHTC như dạy học nêu vàgiải quyết vấn đề ( 20% GV sử dụng thường xuyên),dạy học sử dụng PHT, dạy học
sơ đồ hoá không sử một cách thường xuyên hoặc ít sử dụng Như vậy PPDH được
sử dụng thường xuyên ở các trường THPT hiện nay vẫn là lối dạy học truyền thụmột chiều, GV thuyết trình nêu câu hỏi, HS chú ý lắng nghe trả lời câu hỏi, sau đó
GV giảng giải, giải thích và rút ra kết luận về nội dung kiến thức, HS ghi chép lạinhững nội dung kiến thức GV kết luận Dạy theo cách này GV chỉ đơn giải là ngườitruyền đạt tri thức, còn HS thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt
Trong quá trình dạy học GV ít sử dụng các PTTQ ( biểu diễn thí nghiệm, môhình, tranh vẽ,…), nếu có thì cũng chỉ cho HS quan sát các hình trong SGK hoặc sửdụng PTTQ chủ yếu để minh hoạ cho nội dung bài học, chưa sử dụng PTTQ để tổchức các hoạt động học tập cho HS khám phá nguồn tri thức được thể hiện ở PTTQ
đó Như vậy PTTQ, TBDH mới chỉ là phương tiện của việc dạy, chưa phải làphương tiện của việc học
b.Việc xây dựng và sử dụng PHT trong dạy học của GV.
Qua khảo sát việc xây dựng và sử dụng PHT của GV dạy SH ở THPT hiệnnay chúng tôi có một số nhận định như sau:
- GV chưa coi trọng việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy học SH, thậm chí
cá biệt có một GV còn nói rằng: “ Hiện nay người ta đã bỏ không còn sử dụng PHTtrong dạy học”, có tới 86.7% GV không thường xuyên xây dựng PHT để dạy học và
có 80% GV không thường xuyên sử dụng PHT trong dạy học SH
Trang 32- Đa số GV chỉ sử dụng PHT khi dạy các kiến thức về cấu tạo và quá trình
SH Các loại kiến thức khác như quy luật, cơ chế,… rất ít GV sử dụng PHT để dạy,thậm chí không có GV nào sử dụng PHT khi dạy về các khái niệm SH
- Đa phần GV cho rằng việc sử dụng PHT trong dạy học SH nói chung vàdạy phần SH VSV nói riêng là cần thiết, nhưng chỉ có 40% GV sử dụng PHT đểhướng dẫn biện pháp tự học cho HS, trong đó có rất ít GV thường xuyên sử dụngPHT để hướng dẫn tự học bài mới tại lớp và hướng dẫn tự học trong khâu củng cố,
ôn tập, hệ thống hoá kiến thức,thậm chí không có GV nào thường xuyên sử dụngPHT để hướng dẫn tự học bài mới ở nhà
- Qua dự giờ một số GV ở các trường THPT chúng tôi nhận thấy GV chủ yếuchỉ sử dụng PHT ở dạng bảng, yêu cầu HS tra cứu thông tin ở SGK và hoàn thànhPHT trong một thời gian nhất định, sau đó cho 1- 2 cá nhân HS trình bày và GV kếtluận về nội dung kiến thức, HS vẫn không chủ động tiếp thu được nội dung bài học
và GV mới chỉ tổ chức được những hoạt động cá nhân ở HS GV còn lúng túngtrong việc sử dụng PHT để dạy - tự học, khi sử dụng PHT GV chưa tổ chức đượccác hoạt động học tập theo nhóm, chưa tạo nên được mối quan hệ hợp tác giữa các
cá nhân HS thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể để HS tự chiếm lĩnh nộidung học tập Như vậy khi dạy hoc bằng PHT GV mới chỉ đóng vai trò là ngườithiết kế, hướng dẫn các hoạt động độc lập cá nhân để hoàn thành các yêu cầu củaPHT, chưa đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìmtòi, khám phá tri thức và tranh luận sôi nổi của HS để HS chủ động lĩnh hội kiếnthức, rèn luyện phát triển các kỹ năng và năng lực tự học
c Khâu soạn bài của GV.
Qua tham khảo giáo án của một số GV SH ở các trường THPT chúng tôi cómột số nhận định sau:
- Việc xác định mục tiêu bài hoc: Khi soạn bài GV đã xác định được mục
tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ Tuy nhiên GV còn coi nhẹ việc xác địnhmục tiêu bài học Cụ thể:
Viết mục tiêu bài học một cách chiếu lệ, chung chung, hình thức ( Mục tiêu
về kiến thức: nắm được, hiểu được,…; Mục tiêu về kỹ năng: phát triển kỹ năng sosánh,phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,…; Về thái độ: cần có thái độ,…) Chưa xácđịnh rõ mức độ hoàn thành công việc của HS, chưa cho thấy rõ mức độ cần đạt
Trang 33được về kiến thức là định nghĩa, giải thích, mô tả lại, so sánh, tóm tắt, phản biện,hay chứng minh,…; Về kỹ năng chưa xác định cụ thể là thu thập, đo đạc, vẽ, tínhtoán, liệt kê, phân loại, hay nhận dạng,…; Về thái độ chưa xác định rõ là tán thành,phản đối, hưởng ứng, hay chấp nhận,… của HS Như vậy khi viết mục tiêu bài học
GV chưa xác định rõ được là sau khi học xong bài đó HS phải có được những kiếnthức, kỹ năng, thái độ ở mức độ như thế nào
GV mới chỉ dừng lại ở việc xác định mục tiêu bài học theo kiểu dạy họcđồng loạt ( mục tiêu chung cho cả lớp), lấy trình độ chung của cả lớp làm căn cứ,chưa hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm HS có trình độ kiếnthức và tư duy khác nhau để tính toán độ khó của nhiệm vụ sao cho thích hợp với
cả nhóm HS giỏi và HS yếu để từ đó xác định mục tiêu riêng cho các nhóm HS
Xác định mục tiêu bài học chưa sát hợp với điều kiện về cơ sở vậtchất( phòng học), PTDH, TBDH của nhà trường
- Việc xác định nội dung bài học.
Nội dung bài học được GV trình bày theo các mục và trình tự nêu trongSGK, phần lớn GV tóm lược lại nội dung kiến thức trong SGK, đôi khi GV chưaxác định được nội dung trọng tâm của bài học mà còn trình bày một cách dàn trảicác nội dung kiến thức trong SGK Phần lớn GV chưa có sự liên hệ giữa nội dungbài học với thực tiễn (nếu có) để khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng
án hầu như không đề cập đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
Cốt lõi của giáo án đổi mới là phần thiết kế các hoạt động giúp HS tựlực chiếm lĩnh nội dung bài học Nhưng trong các bài soạn của GV hầu như không
có phần thiết kế các hoạt động học tập của HS ( quan sát tranh, tiến hành thínghiệm, tranh luận về vấn đề đặt ra, giải bài toán nhận thức,…) và phần tổ chức,hướng dẫn của GV đối với việc thực hiện các hoạt động học tập của HS ( giao bài
Trang 34tập cho cá nhân hay theo nhóm, biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát rút ra nhậnxét, hay tổ chức cho HS trực tiếp làm thí nghiệm để tự rút ra kết luận,…).Đặc biệttrong các bài soạn hầu như không sử dụng các PHT để tổ chức các hoạt động họctập cho HS, có chăng chỉ hình dung chút ít về những hành động hưởng ứng của HS
sẽ trả lời câu hỏi nêu ra như thế nào? Có thể nêu thắc mắc gì?
1.3.1.3.Nguyên nhân của thực trạng dạy học sinh học ở THPT hiện nay.
- Do thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều ( thầy truyền đạt trithức, trò thụ động tiếp thu tri thức) đã tồn tại trong cách dạy của GV từ nhiều nămnay Thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy,làm hạn chế việc áp dụng các PPDHTC của GV, trong đó có PP sử dụng PHT.Vìtrong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạyvới hoạt động học thì mới có kết quả
- Sự không đồng đều về trình độ kiến thức, tư duy của HS, lớp học đông HS(trung bình 48- 50 HS/lớp), nên khi áp dụng PPDHTC, PP sử dụng PHT buộc phảichấp nhận sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS
Do đó khó tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm của HS
- Để đổi mới được phương pháp dạy học theo yêu cầu mới, GV phải đượcthường xuyên bồi dưỡng và cập nhật kiến thức sao cho vừa có bề rộng lại vừa đủsâu thì mới có khả năng dạy học tích cực Tuy nhiên do kiến thức SH phát triển quánhanh, GV không cập nhật, không theo kịp được yêu cầu bởi do đời sống của họcòn gặp nhiều khó khăn, chưa tập trung cho công tác giảng dạy
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường THPT hiện nay còn thiếuthốn, chưa đồng bộ, các trang thiết bị cần thiết như hoá chất, ống nghiệm, tranh vẽ,
… không đủ và chất lượng kém, chưa có phòng thí nghiệm bộ môn, phòng học bộmôn đã hạn chế GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS trên cơ sở tự khám phákiến thức thông qua hoạt động thực hành, làm thí nghiệm, quan sát tranh vẽ,… Đây
là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc đổi mới phương pháp dạy họchướng vào hoạt động tích cực, chủ động, phát triển năng lực tự học cho HS
1.3.2 Thực trạng học tập SH của HS trong nhà trường THPT hiện nay.
1.3.2.1 Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng học tập môn SH của HS
Chúng tôi tiến hành điều tra HS qua phỏng vấn, qua phiếu điều tra đối vớicác em HS khối 10 thuộc các trường THPT Như Thanh, THPT Như Thanh II của
Trang 35tỉnh Thanh Hoá trong năm học 2010 – 2011, kết quả thu được ở bảng 1.2 và bảng1.3 như sau:
B ng 1.2 Tình hình h c t p môn SH c a HSảng sau; ọc sinh tự học ập môn SH của HS ủa bảng sau:
TT Các chỉ tiêu điều tra SL
(550) %
môn sinh học
Coi môn sinh học là nhiệm vụ bắtbuộc
lý thuyết hay thực tiễn
Xử lý thông tin, phân tích tư liệu, sơ
đồ, hình vẽ,…trả lời câu hỏi, hoànthành PHT,… để lĩnh hội kiến thứcmới
Bảng 1.3 Thái độ của HS đối với giờ dạy môn sinh học của giáo viên.
TT Đặc điểm giờ dạy SL Thích % Không thích SL %
theo PHT, câu hỏi dẫn dắt
Trang 36thuộc lòng, hoặc những câu hỏi mà câu
trả lời có thể nhìn thấy ngay trong SGK
không cần hiểu bài mà vẫn trả lời được
phải nhớ máy móc
làm việc tích cực bằng hệ thống câu
hỏi, PHT, sơ đồ hoá,… thông qua hoạt
động cá nhân hoặc hoạt động nhóm
Trang 371.3.2.2 Nhận định về thực trạng học tập SH của HS THPT hiện nay
Kết quả ở bảng 1.2 và bảng 1.3 cho thấy:
- Chỉ có một tỷ lệ nhỏ HS yêu thích môn SH, phần lớn HS coi môn SH là
nhiệm vụ bắt buộc và có tới 24% HS không yêu thích môn SH, do vậy không đầu tưthời gian, công sức vào học môn SH
- Việc tự học ở nhà của HS sau mỗi bài học: Đa số HS học thuộc lòng một
cách thụ động theo vở ghi và nhớ một cách máy móc, việc học của HS không cóđộng cơ bên trong mà chỉ mang tính đối phó
- Việc chuẩn bị bài học mới của HS: Nếu thầy cô giao nhiệm vụ cụ thể và
hướng dẫn HS nghiên cứu trước nội dung bài mới ở nhà thì số đông HS sẽ có ý thứcchuẩn bị, còn nếu thầy cô không giao nhiệm vụ, không hướng dẫn nội dung cầnnghiên cứu trước của bài mới thì hầu hết HS không chuẩn bị Việc tìm đọc thêm tàiliệu, tìm tư liệu, tranh ảnh ngoài SGK có liên quan đến bài học lại càng hiếm HSchuẩn bị
- Trong giờ học ở lớp:Phần lớn HS không thích những giờ dạy mà thầy cô
trình bày từ đầu đến cuối, những giờ dạy mà kiến thức dài, khó nhớ và phải nhớmáy móc Số đông HS thích những giờ dạy có nhiều tranh ảnh, băng hình,… nhữnggiờ dạy mà GV tổ chức cho HS làm việc tích cực bằng những câu hỏi, bài tập, PHT,
sơ đồ hoá,… Như vậy những giờ học mà GV có sử dụng PTDH, PHT,câu hỏi, bàitập phù hợp với trình độ HS để tổ chức các hoạt động học tập cho HS, làm cho HShọc tập tích cực, sôi nổi, đua nhau phát biểu ý kiến xây dựng bài, phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập dẫnđến chất lượng lĩnh hội kiến thức tốt hơn
Những giờ học GV dạy theo PP thuyết trình, giảng giải, hỏi đáp, HS học mộtcách thụ động chú ý nghe GV giảng bài để hiểu và nhớ nội dung bài học Khi GVnêu câu hỏi hoặc ra bài tập thì chỉ số ít HS trong lớp phát biểu ý kiến đưa ra câu trảlời, phần đa HS trong lớp ngồi yên Không khí lớp học nặng nề, trầm lắng, HS họctập uể oải, nhàm chán, không có hứng thú học tập, không phát huy được tính tíchcực trong hoạt động nhận thức của HS và kết quả học tập không cao
1.3.2.3 Những nguyên nhân của thực trạng học tập môn SH của HS
- Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy quyết định cáchhọc Tuy nhiên do cách dạy chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức của GV đã
Trang 38làm cho HS học một cách thụ động, không chịu tư duy, suy nghĩ, nhớ kiến thức mộtcách máy móc, không phát huy được khả năng tư duy logic và sáng tạo, không hìnhthành được năng lực tự học cho HS.
- Do thói quen học tập thụ động của HS, chú ý nghe GV giảng bài để nhớkiến thức, ngại đọc SGK, ngại tìm hiểu các tư liệu khác để tham khảo, ngại suy nghĩđặt ra các câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn vào vấn đề học tập, không có thóiquen chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức
- Chương trình SH phổ thông nặng về lý thuyết, ít các tiết luyện tập, bài tập,thực hành, nên HS không khắc sâu được kiến thức, dễ quên, vì thế mà làm giảmhứng thú học tập của HS
- Do việc lựa chọn ngành nghề sau này của HS, các ngành học của khối B(toán, hoá, sinh) rất ít và có ít trường đại học ở nước ta thi đầu vào khối B, cơ hộitìm kiếm việc làm sau này của các sinh viên theo học các ngành nghề khối B khôngnhiều Do đó đa số HS không đầu tư thời gian để học môn sinh học
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, dạy HS cách tự học là một công việc có
vị trí quan trọng góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH, không ngừng nâng caochất lượng đào tạo của nhà trường
- Sử dụng PHT trong dạy học là một PPDH tích cực góp phần rèn luyện nănglực tự học cho HS, thông qua PHT HS được tham gia vào các hoạt động học tập, tựtìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng, tinh thần hợp tác,tạo niềm vui, hứng thú trong học tập PHT có thể vận dụng vào nhiều PPDH khácnhau ( diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, biểu diễn thí nghiệm trực quan,…) đều cóhiệu quả hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, thái độ tích cực trong học tập
- Việc đổi mới PPDH của GV THPT chưa thường xuyên và đồng bộ Trongtừng bài dạy hầu như GV không sử dụng PHT và không tổ chức được các hoạt độnghọc tập cho HS buộc HS phải chủ động trong việc tìm tòi, khám phá tri thức do vậychưa rèn luyện được năng lực tự học cho HS Học sinh học một cách thụ động, chú
ý lắng nghe GV giảng bài và nhớ kiến thức một cách máy móc, chưa biết cách tựhọc, tự khám phá, phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức Do vậy chất lượng lĩnh hộikiến thức bị hạn chế
Trang 39Chương II XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHT ĐỂ DẠY TỰ HỌC PHẦN KIẾN
THỨC SINH HỌC VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 THPT
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức sinh học vi sinh vật sinh học 10 2.1.1 Cấu trúc, nội dung phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 THPT
Bài 22 Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV.
Bài 23 Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV.
Bài 24 Thực hành: Lên men êtilic và lactic.
Chương II Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
(gồm 4 bài từ 25 – 28)
Bài 25 Sinh trưởng của vi sinh vật
Bài 26 Sinh sản của vi sinh vật.
Bài 27 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Bài 28 Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
Chương III Virut và bệnh truyền nhiễm
(gồm 5 bài từ 29- 33)
Bài 29 Cấu trúc các loại virut
Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
Bài 31 Virut gây bệnh Ứng dụng của virut trong thực tiễn
Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
Sự sắp xếp các bài qua 3 chương thể hiện mối liên hệ logic với nhau, kiếnthức bài trước là cơ sở, nền tảng để hình thành kiến thức mới ở các bài sau
2.1.1.2 Về nội dung kiến thức.
Nội dung chủ yếu của phần sinh học VSV đề cập về thế giới của những sinhvật vô cùng nhỏ bé, có kích thước phần lớn ở mức độ hiển vi và siêu hiển vi, vớinhững đặc điểm đặc trưng như: hình thức trao đổi chất vô cùng đa dạng, sinh trưởng
Trang 40với tốc độ rất nhanh và cuối cùng là vai trò của VSV trong thế giới sống nói chung
và trong đời sống của con người nói riêng
Chương I đề cập đến những kiến thức:
- Khái niệm VSV và các đặc điểm chung của VSV
- Các kiểu dinh dưỡng ở VSV dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon
-Cơ sở của công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học
-Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng của VSV
-Khái niệm sinh sản ở VSV, các hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ và VSVnhân thực
-Điểm khác biệt của sinh sản ở VSV nhân sơ và VSV nhân thực
Chương III đề cập đến những kiến thức:
-Khái niệm, cấu tạo chung và hình thái của virut, quá trình sinh sản của viruttrong tế bào
-Các phương thức truyền bệnh của virut và những ứng dụng của virut trongthực tiễn
-Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, các con đường và các phương thức lâytruyền của bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh