HOÀNG MINH HUỆ
THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ NGÂN
Thái Nguyên - 2020
Trang 2LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn khoa học Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của DạNgân là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nàokhác
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Huệ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự yêu mến và kính trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến cô giáo - TS Lê Thị Ngân, người đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất nhiều trongquá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Báo chí truyềnthông và Văn học, bộ phận Sau đại học - Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tácquốc tế trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các thầy cô giáo ở Viện Văn học,trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong suốt khóahọc
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc đến gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Huệ
Trang 45 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 7
6 Cấu trúc của luận văn: 7
7 Đóng góp của luận văn 8
CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT VÀ MỐI QUAN TÂMĐẾN TRẺ THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN 9
1.1 Khái lược về truyện viết cho thiếu nhi 9
1.1.1 Sự hình thành và vận động của truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam 9
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi 11
1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật và những vùng thẩm mĩ trong sáng tác của DạNgân 13
1.2.1 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Dạ Ngân .13
1.2.2 Vùng thẩm mỹ trong sáng tác của Dạ Ngân 17
CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI TRẺ THƠ VỚI NHỮNG KHÚC XẠ CỦA HOÀNCẢNH SỐNG TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN 28
2.1 Trẻ thơ với nếp nhà và miệt vườn sông nước 28
2.1.1 Nếp nhà thiêng liêng và những bài học phép tắc gia đình 28
2.1.2 Miệt vườn sông nước và tâm hồn lãng mạn trẻ thơ 37
2.2 Trẻ thơ trước ngột ngạt thị thành và những rạn nứt giá trị gia đình 47
2.2.1 Không gian thành thị với những tẻ ngắt và nhàm chán 47
2.2.2 Mối quan hệ gia đình rạn nứt và những vết thương khó lành trong tâmhồn trẻ thơ 54
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT LÀM NÊN THẾ GIỚI TRẺTHƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN 66
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 66
3.1.1 Khái lược về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật 66
Trang 53.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 67
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện 78
Trang 6MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nếu thơ ca mang đậm dấu ấn chủ quan của người sáng tạo thì truyện lại phản ánh
đời sống của con người trong tính khách quan thông qua sự kiện, hành vi với một cáchmiêu tả và kể chuyện riêng biệt Với truyện, ta có thể dễ dàng nhận thấy nhân vật đóngmột vai trò vô cùng quan trọng Nhân vật là phương tiện cơ bản giúp các nhà văn miêutả các hiện tượng của đời sống xã hội Vì vậy, trong nghiên cứu văn chương, nghiêncứu dưới góc độ nhân vật cũng được quan tâm chú ý Qua tìm hiểu nhân vật, nhiều vấnđề về thể loại, về các trào lưu văn học, về đặc điểm của tác phẩm, phong cách của nhàvăn…được sáng tỏ Văn học đã qua nhân vật (chủ thể của tác phẩm) để mô hình hóa,tái hiện cuộc sống thực tại Như thế khi chiếm lĩnh một tác phẩm văn học, ta không thểkhông tìm hiểu ở phương diện nhân vật
1.2 Văn học viết cho thiếu nhi là một bộ phận thiết yếu không chỉ của nền văn học
Việt Nam mà còn của cả nền văn học thế giới Văn học thiếu nhi có ý nghĩa đặc biệtđối với đời sống văn hóa tinh thần của trẻ thơ bởi nó chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồnvà góp phần hình thành nhân cách cho trẻ Ở Việt Nam, văn học viết cho thiếu thi đã
từng ghi dấu nhiều tác giả với những tác phẩm nổi tiếng: Dế mèn phiêu lưu kí, Vừ ADính của Tô Hoài, Cái tết của mèo con của Nguyễn Đình Thi, Hai đứa trẻ của ThạchLam, Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, Chú bé có tài mở khóa củaNguyễn Quang Thân, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Trướcmùa mưa bão của Trần Nhật Minh, Những tia nắng đầu tiên của Lê Phương Liên,Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh, Cuộc phiêu lưu của những con chữ, Miềnxanh thẳm của Trần Hoài Dương, Bí mật hồ cá thần, Bầy chim chìa vôi của Nguyễn
Quang Thiều Có thể thấy bằng sự gắn bó cùng tâm huyết và tình cảm của mình cácnhà văn đã để lại những dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí trẻ thơ nhiều thế hệ về mộtthế giới trong trẻo, thơ mộng đầy sức cuốn hút Thế giới ấy như một món quà kì diệu,kích thích sự tìm tòi, khám phá đối với trẻ thơ Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội và vănhọc hiện nay, văn học viết cho thiếu nhi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội vàchưa phát triển tương xứng với tiềm năng mà nó vốn có Chính vì lẽ đó, văn học thiếunhi đang là một khoảng
Trang 7trống, một mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng mà các nhà văn đương đại cần khai phá vàlấp đầy
1.3 Dạ Ngân là một cây bút văn xuôi nữ đến từ miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong
đội ngũ các tác giả xuất hiện sau năm 1975 Bắt đầu sáng tác từ những năm 1978, đếnnay Dạ Ngân đã cho ra đời một số lượng tác phẩm khá lớn ở nhiều thể loại khác nhau
như: Quãng đời ấm áp (1986), Ngày của một đời (1989), Con chó và vụ ly hôn(1990), Miệt vườn xa lắm (1992), Mẹ mèo (1992), Cõi nhà (1993), Nhìn từ phíakhác (2002), Gia đình bé mọn (2005), Tản mạn hồn quê (2007), Nước nguồn xuôimãi (2008), Người yêu dấu và những truyện khác (2017) … Tác phẩm của Dạ Ngân
tuy không gây được những tiếng vang lớn nhưng được giới phê bình đánh giá cao vàluôn được bạn đọc hào hứng đón nhận dù ở lứa tuổi nào
Bằng sự từng trải và với chất văn hồn hậu, tinh tế, phóng khoáng nhưng cũng cẩntrọng đến từng chi tiết, những sáng tác của Dạ Ngân thực sự đã tạo được một chỗ đứngvững vàng trong lòng độc giả Đọc tác phẩm của Dạ Ngân người đọc dễ dàng nhận ratình yêu mà nhà văn dành cho quê hương của mình đó là miệt vườn miền Tây đầynắng, đầy gió đậm đà hương sắc, phong vị Nam bộ Người đọc cũng có thể hình dungthế giới nhân vật phong phú, đa dạng cùng các mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiềutrong mỗi sáng tác Để rồi từ đó mỗi người sẽ tìm được sự yêu mến và đồng cảm riêngvới thế giới nghệ thuật ấy
Trong số lượng tác phẩm khá đồ sộ của mình, bên cạnh những trang viết dành chonhững người phụ nữ, những người lính, người trí thức… nhà văn cũng không quêndành một phần không nhỏ những trang viết của mình cho nhân vật trẻ thơ Những tácphẩm viết về trẻ thơ của Dạ Ngân tuy không nhiều nhưng mỗi trang văn viết về đề tàinày của bà đều là những trang văn xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độcgiả Thực tế có rất nhiều người đã tìm hiểu về Dạ Ngân và các sáng tác của bà trên cácbình diện như: Thi pháp, phong cách sáng tác, yếu tố tự truyện, thế giới nhân vật…Tuynhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình riêng biệt nào về thế giới trẻ thơ trong cáctác phẩm của Dạ Ngân để từ đó có thể thấy rõ hơn phong cách nghệ thuật của nhà văncũng như sự đóng góp của bà với nền văn học thiếu nhi nước nhà trong giai đoạn hiệnnay
Trang 8Chính vì những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thế giới trẻ thơ trong sáng táccủa Dạ Ngân” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2 Lịch sử vấn đề
Văn học Việt Nam sau 1975 đã ghi dấu một lớp nhà văn trẻ đầy tài năng và nhiệthuyết Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của các nhà văn nữ, với nhữngđột phá về phong cách đã mang đến cho bạn đọc những tác phẩm khá mới mẻ cả về nộidung và hình thức nghệ thuật
Dạ Ngân là một nhà văn khá thành công ở các mảng truyện ngắn và tiểu thuyết.Sáng tác của bà đã được thời gian và công chúng khẳng định đó là: Giải nhì Tạp chíVăn nghệ Quân đội (1987), giải nhì truyện ngắn báo Tuổi trẻ TP HCM (1989), Giảinhất Hội nhà văn Hà Nội (2005), Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2006), …Những giải thưởng này đã phần nào ghi nhận những đóng góp của Dạ Ngân với nềnvăn học
nước nhà Tuy nhiên, những nghiên cứu về sáng tác của Dạ Ngân vẫn ít ỏi, tản mạnchủ yếu là qua các bài viết ở dạng cảm nhận về một tập truyện ngắn hay một tiểuthuyết, các bài viết trên báo mạng, trên tạp chí hay được nghiên cứu lồng ghép với cácsáng tác của những nhà văn khác
Chu Huy khi đọc khi đọc truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân đã nhận xét:
“Dù viết về đề tài nào đi nữa, Dạ Ngân đều hướng người đọc tìm đến cội nguồn trực
tiếp hoặc gián tiếp, từ những tình cảm trong sáng, mãnh liệt, từ những nền tảng tưtưởng không bao giờ mờ phai của những năm chiến tranh giải phóng đầy hi sinh giankhổ mà rất đổi hào hùng”.[33]
Cũng nhận xét về truyện ngắn này, tác giả Nguyễn Hoàng Sơn với bài viết
Duyên văn (Dạ Ngân, Nguyễn Quang Thân – hai mươi năm tình yêu và tác phẩm)
cũng đã có nhận xét rất sâu sắc: “Tôi đọc truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân
từ hồi nó mới xuất hiện trên báo Văn nghệ Đọc mà ngạc nhiên vì một cây bút ở tít tắpmột vùng quê Nam Bộ nào đó mà có được một truyện ngắn chững chạc như vậy,chững chạc từ cốt truyện đến giọng điệu, câu chữ Truyện ngắn này báo hiệu một câybút giàu nữ tính, có khả năng đi vào những tình huống phức tạp trong đời sống tinhthần của nhân vật” [67]
Trang 9Khi nói về tập truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn (1990) của Dạ Ngân, Nhà văn
Ngô Ngọc Bội đã nhận xét : “Văn của Dạ Ngân lắng đọng, vừa ấm áp đôn hậu, vừa dữ
dằn cay đắng rất Nam Bộ, để rồi hướng tới cái thiện… Cái mạnh nhất, quý nhất củaDạ Ngân là nghệ thuật khắc họa, cách nhìn của chị góc cạnh Khai thác tâm lý nhậnvật, tình tiết, chi tiết và sử dụng ngôn ngữ thật tài hoa” [81]
Trong bài viết Bức tranh lịch sử của người mở cõi phương Nam, Nhà văn TôHoài đã nhận xét về tác phẩm Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân: “Đọc Miệt vườn xa
lắm , mỗi đoạn, mỗi chữ dường như tôi lẫn lộn những làng mạc và vườn tược ven sông
trong trang sách và trong kỷ niệm của tôi, những câu hò không phân biệt được xưa kiahay chỉ mới đây.” [29]
Tác giả Mai Quỳnh trong bài viết Nhà văn Dạ Ngân “đua đường trường” với
truyện ngắn thì nhận định: “Chất trí tuệ, tự biện trong mỗi truyện đều mỗi lúc một
giàu thêm Nhờ vậy, đôi khi cốt truyện thật đơn giản mà người đọc vẫn bị cuốn hút,vẫn gợi ra những suy nghĩ, trăn trở Ở truyện nào ta cũng gặp những điều mới mẻ.”
[66]
Trong bài viết 4 lời bình về Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, tác giả Hoài Nam
nhận xét: “Một lần nữa người ta lại thấy ở Dạ Ngân những phẩm chất từng làm nên
thế mạnh ngòi bút của bà: sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ; khả năng kết hợpnhuần nhuyễn giữa mỹ văn và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ; sự sắc sảotrong phác họa nhân vật bằng một vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng là mộtcái nhìn - dù với sự phê phán - những vẫn luôn đôn hậu.” [39]
Tác giả Tuy Hoà trong bài viết Nhà văn Dạ Ngân giữa nước nguồn xuôi mãi
đưa ra nhận định: “Ngón nghề của nhà văn Dạ Ngân trong tập Nước nguồn xuôi mãi
là khơi dậy những mẩu chuyện be bé và luận giải thấu đáo tâm trạng cá thể giữa xôđẩy thời đại đang cưu mang chúng ta….” [28]
Cũng trong bài viết này, nói về những chuyển biến trong bút pháp của Dạ Ngân,
tác giả Tuy Hòa cũng khẳng định : “Truyện ngắn Dạ Ngân không phải đọc để nắm bắt
cuộc sống mà đọc để nghĩ ngợi cuộc sống Không còn một Dạ Ngân náo nức xôngthẳng vào những xung đột nhân tình, mà là một Dạ Ngân xao xác thương lượng vớinhững
Trang 10quan hệ xã hội Nước nguồn xuôi mãi nôn nao nhìn vào những góc khuất chứa đựng
nhiều bất an nhưng lúc nào cũng phải cố nương nhẹ đi, để khỏi tổn thương, để đỡ giàyvò, để bớt day dứt” [28].
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các trang báo mạng viết về Dạ Ngân cũng
như các sáng tác của bà như: Nhà văn Dạ ngân – những lời tự thú chân thật(24/07/2007 – Tạp chí Đẹp), Nhà văn Dạ Ngân: người đàn bà mang dấu chấm thiên di(7/11/2007 – Báo An ninh), Nguyễn Quang Thân – người yêu dấu của Dạ Ngân(5/3/2017 – Báo Tiền phong), Nhà văn Dạ Ngân – lặng lẽ trước mùa xuân (17/2/2018 –
Báo Đại đoàn kết) …Những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ viết về đặc điểm sáng tác,phong cách nghệ thuật, thế giới nhân vật, yếu tố tự truyện … trong sáng tác của Dạ
Ngân đó là: Sáng tác của Dạ Ngân (2006, Cao Thị Huệ - Trường Đại học Sư phạm HàNội), Phong cách truyện ngắn Dạ Ngân (2009, Hoàng Thị Kim Cúc - Đại học Vinh),
Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân (2011, Dương Thế Thuật – ĐHSP thành phố
Hồ Chí Minh ), Nghệ thuật truyện ngắn Dạ Ngân (2013, Nguyễn Văn Tân – Đại họcsư phạm 2), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân ( 2014, Đặng Thị Cúc –Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia), Yếu tố tự truyện trong Gia
đình bé mọn (Dạ Ngân) và Tiền định (Đoàn Lê) ( 2018, Phạm Thị Nhung - Đại học
khoa học - Đại học Thái nguyên), Tự truyện văn học trường hợp Gia đình bé mọn của
Dạ Ngân (2018, Lường Thị Dung – Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên)…
Có thể thấy, thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệtnào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về các tác phẩm viết về thiếu nhi của DạNgân Tuy nhiên, những nhận định của của các nhà phê bình và những công trìnhnghiên cứu của những người đi trước sẽ là những gợi ý quý báu và giúp tôi có thêmnhiều góc nhìn về sáng tác của Dạ Ngân Từ đó có thể khảo sát một cách có hệ thốngvề những tác phẩm viết về thiếu nhi cũng như những tác phẩm có liên quan tới trẻ thơcủa nhà văn để thấy được những đóng góp của bà đối với văn học viết cho thiếu nhinói riêng và với nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung
Trang 113 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những sáng tác của Dạ Ngân viết về thế giớituổi thơ
3.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hành trình sáng tác, phong cách sáng tác của nhà văn Dạ Ngân.Tìm hiểu thế giới tuổi thơ qua những sáng tác của Dạ Ngân để từ đó chỉ ra nét độcđáo riêng cùng những đóng góp của Dạ Ngân về mảng đề tài này
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát qua một số tập truyện ngắn và tiểu thuyết của Dạ Ngân:
Truyện ngắn:
- Quãng đời ấm áp - tập truyện - NXB Phụ Nữ 1986.
- Con chó và vụ ly hôn - tập truyện - NXB Hội Nhà văn 1990.
- Cõi nhà - tập truyện - NXB Thanh Niên 1993.- Nhìn từ phía khác - tập truyện - NXB Hà Nội 2002.- Tản mạn hồn quê - Tạp văn - NXB Phụ nữ 2007.- Nước nguồi xuôi mãi - Tập truyện - NXB Phụ nữ 2008
Tiểu thuyết, truyện dài:
- Mẹ Mèo - tiểu thuyết (cho thiếu nhi) - NXB Kim Đồng 1992.- Miệt vườn xa lắm - truyện dài - NXB Kim Đồng 1992
- Gia đình bé mọn - tiểu thuyết - NXB Phụ Nữ tháng 7/2005
Tản văn:
- Mùa đốt đồng – Tản văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2000
- 100 tản mạn hồn quê - Tản văn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội 2006
Trang 125 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu những kiến thức lí luận chung có liên quan đến bộ phận văn học viết cho thiếu nhi
Luận văn tìm hiểu về hành trình sáng tác, quan điểm nghệ thuật của nhà văn Dạ Ngân
Luận văn cũng khảo sát và chỉ ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong những tác phẩm viết về thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Dạ Ngân
5.2 Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp thống kê phân loại:
Từ việc tiếp cận tác phẩm, thống kê, phân loại các tuyến nhân vật để từ đó có cáinhìn khách quan, khoa học trong đánh giá
- Phương pháp phân tích văn bản:
Phương pháp này được sử dụng góp phần tìm hiểu cụ thể về nội dung và nghệ thuật của các văn bản từ đó làm rõ các luận điểm của luận văn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu tài liệu để đưa ra những cơ sở lý luận sâu sắcđể đánh giá nội dung tác phẩm
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm cácchương sau:
Trang 13Chương 1: Hành trình sáng tạo nghệ thuật và mối quan tâm đến trẻ thơ trong
7 Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ ít nhiều đóng góp chung vào cái nhìn toàn cảnh về phong cách sángtác và những chủ đề chính trong sáng tác của Dạ Ngân Trong đó có mảng đề tài về thếgiới tuổi thơ và những thủ pháp nghệ thuật xoay quanh hệ thống nhân vật này
Trang 14CHƯƠNG 1HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT VÀ MỐI QUAN TÂM ĐẾN TRẺ
THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN1.1 Khái lược về truyện viết cho thiếu nhi
1.1.1 Sự hình thành và vận động của truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam
Nhìn lại tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhận thấybộ phận văn học thiếu nhi luôn tồn tại song hành với nền văn học dân tộc Sự góp mặtcủa bộ phận văn học này đã làm phong phú, trọn vẹn cho diện mạo văn học dân tộc
Từ khi ra đời cho tới nay, ta thấy bộ phận văn học phục vụ đối tượng thiếu nhiđã có những bước phát triển đáng kể Nếu như ở văn học dân gian và văn học Trungđại văn học viết cho thiếu nhi chiếm số lượng ít ỏi, nghèo nàn chỉ tập trung vào nhữngbài đồng dao, những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn hay ở hiếm hơi trong nhữngsáng tác của Nguyễn Trãi thì bước sang nền văn học hiện đại từ đầu thế kỷ XX, vănhọc viết cho thiếu nhi thật sự đã có những khởi sắc Có thể kể đến thành công của
Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu, Tô Hoài với Dế Mèn phiêu lưu kí, ThạchLam với Hai đứa trẻ , Nam Cao với Bài học quét nhà, Con mèo mắt ngọc… Tuy số
lượng truyện viết cho thiếu nhi chưa thực sự nhiều, đề tài còn hạn hẹp song bộ phậnvăn học này đã bước đầu định hình được vị trí của mình trên văn đàn
Bộ phận văn học thiếu nhi đã có bước phát triển toàn diện và phong phú kể từsau cách mạng tháng tám 1945 Lúc này, viết truyện cho thiếu nhi đã được chú trọng.Các nhà văn đã dành nhiều tâm huyết thật sự cho các sáng tác của mình Trong thời kỳchống Pháp 1946 - 1954, nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi đã ra đời Thời kỳ nàynhững câu chuyện viết cho thiếu nhi tập trung bám sát vào thực tế lịch sử đất nước,khám phá những tấm gương tuổi nhỏ làm việc lớn Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể
đến như: Hai bàn tay chiến sĩ, Tìm mẹ, Điện Biên của chúng em, Hà Ngọc Hợi họcsinh gương mẫu, chiến sĩ calô của Nguyễn Huy Tưởng Chú Giao làng Sen củaNguyễn Tuân, Hoa Sơn của Tô Hoài… Những tác phẩm này tập trung nói về tấm
gương mưu trí dũng cảm của các em nhỏ trong thời kỳ kháng chiến Người đọc nhìnthấy ở các em lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, tuổi nhỏ làm việc nhỏ giúp chokháng chiến
Trang 15Bước vào thời kỳ chống Mỹ ở miền Nam và công cuộc xây dựng xã hội chủnghĩa ở miền Bắc (1954 – 1975), đội ngũ viết truyện cho thiếu nhi đã tăng lên đáng kểvề số lượng và chất lượng Lúc này, trong sáng tác của nhà văn, ta không chỉ bắt gặphình ảnh những người anh hùng nhỏ tuổi kiên cường, tích cực tham gia chiến đấu bảovệ quê hương đất mà ở đó ta còn bắt gặp hình ảnh những tấm gương nhỏ tuổi nhưngsáng tạo, biết quý trọng lao động, cố gắng rèn luyện mình để trở thành những người có
ích cho tương lai như trong tác phẩm: Mái trường thân yêu của Nguyễn Khắc Hoan,Viết bé Ly của Bùi Minh Quốc, Chú bé sợ toán của Hải Hồ Đặc biệt trong giai đoạn
này có hai tác phẩm xuất sắc viết của thiếu nhi được khai thác từ đề tài lịch sử đã tạo
nên tiếng vang lớn đó là: Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung của
tác giả Nguyễn Huy Tưởng.Sau 1975, đất nước thống nhất công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thực sựbước sang một giai đoạn mới Để đáp ứng nhu cầu của thời đại, văn học có những bướcchuyển mình Lúc này, mảng truyện viết cho thiếu nhi tập trung và việc nêu cao tinhthần vượt khó, ý chí xây dựng đất nước, nghị lực phi thường của những tấm gương nhỏtuổi Bên cạnh các thể loại như truyện, thơ ca còn xuất hiện nhiều thể loại mới như: ký,tự truyện Đặc biệt, việc ra đời của truyện khoa học viễn tưởng đã làm cho diện mạocủa văn học thiếu nhi có những thay đổi lớn Văn học thiếu nhi thời kỳ này tập trunggiáo dục cho các em tình yêu, niềm say mê với khoa học, ý thức tự khám phá sáng tạo
biết quý trọng các thành tựu khoa học Các tác phẩm tiêu biểu như: Thảm xanh trênruộng của Thế Dũng, Bí mật khu rừng của Hoàng Bình Trọng, Đỉnh núi nàng Bacủa Phạm Ngọc Toàn, Tình thương của Phạm Hổ, Chú bé có tài mở khóa củaNguyễn Quang Thân, Trước mùa mưa bão của Trần Nhật Minh, Kính vạn hoa
của Nguyễn NhậtÁnh… Tất cả đã cho ta thấy sự lớn mạnh và trưởng thành không ngừng của văn học dành cho thiếu nhi
Hiện nay, văn học viết cho thiếu nhi ngày càng được quan tâm và phát triển.Không thể phủ nhận văn học thiếu nhi đã có những bước tiến đáng kể cả về thể loại, đềtài đến đội ngũ sáng tác Hàng năm có rất nhiều cuộc thi, cuộc vận động viết cho thiếunhi được tổ chức, đầu tư kỹ lưỡng khiến cho số lượng và chất lượng các tác phẩm viếtvề thiếu nhi cũng tăng lên đáng kể Tiếp nối những thành tựu của các tác giả đi trướcnhư: Tô
Trang 16Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ…có các thế hệ nhà văn đi sau như: Nguyễn NhậtÁnh, Nguyễn Quang Thiều, Dương Thuấn, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Châu Giang…Các tác giả này đã cho ra đời những tác phẩm phong phú về nội dung cũng như đề tài.Văn học thiếu nhi thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình vậnđộng và phát triển của nền văn học dân tộc
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì mảng văn học viếtcho thiếu nhi vẫn bộc lộ nhiều hạn chế Mảng văn học này chưa thực sự hấp dẫn và gợiđược hứng thú với bạn đọc nhỏ tuổi bởi viết cho thiếu nhi là một việc không hề dễdàng
Điều này đòi hỏi các nhà văn phải đầu tư thời gian công sức và không ngừng khai phá,tìm tòi sang tạo hơn nữa
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi
Văn học là một loại hình nghệ thuật vốn rất phong phú và đa dạng Sự phongphú và đa dạng ấy xuất phát từ chính đối tượng tiếp nhận, đối tượng tiếp nhận là yếu tốtạo nên sức sống của tác phẩm Mỗi đối tượng tiếp nhận tùy vào hoàn cảnh sống, trìnhđộ, giới tính mà có sự cảm thụ văn học khác nhau
Với những tác phẩm văn học hướng đến đối tượng là thiếu nhi, để tạo được sứcsống bền lâu không phải là dễ bởi đặc trưng của lứa tuổi này tưởng chừng như đơngiản mà lại vô cùng phức tạp Đây là lứa tuổi mà các em có những cảm xúc hồn nhiêntrong trẻo vô tư nhất nhưng cũng là lứa tuổi các em bộc lộ rõ nhất những nhu cầu củamình đó là nhu cầu hiểu biết, nhu cầu bộc lộ cá tính, nhu cầu được giãi bày ước mơ,nhu cầu được vui chơi giải trí… Vì vậy, văn học viết về thiếu nhi phải lấy chính cácem làm đối tượng trung tâm và quan tâm đến việc bồi đắp, xây dựng nhân cách phẩmchất cho các em Điều này đòi hỏi nhà văn phải thể hiện tác phẩm của mình một cáchđộc đáo Nó thực sự là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để các nhà văn thử sức vàthể hiện bản lĩnh nghệ thuật của mình
Văn học viết cho thiếu nhi trước tiên phải là những sáng tác phù hợp với tâm lí lứa
tuổi của trẻ em Vì thế, người viết phải xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự
nhiên để có những trang viết chân thực nhất, để có thể hấp dẫn các em Bất kì một tácphẩm văn học nào viết cho trẻ em phải được nhìn bằng con mắt của trẻ thơ, phải xuất
Trang 17phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong sáng nhất phù hợp với tâm hồn trẻ nhỏ Các tác phẩmphải nói lên những suy nghĩ của chính các em; cảm thông, chia sẻ, cảm hóa các embằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Một tác phẩm viết cho thiếu nhi thực sự có giá trị khi nội dung của nó không chỉdừng lại ở giá trị giải trí mà cần chú trọng việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cảvề đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượngphong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trítưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thứccái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn…
Một trong những yêu cầu để tạo nên sự thành công của một tác phẩm viết chothiếu nhi là người viết cần điều tiết được văn phong của mình sao cho phù hợp với thịhiếu, sở thích riêng từng lứa tuổi của các em và hướng các em tới những điều tốt đẹptrong nhận thức và trong quá trình hình thành nhân cách Tóm lại, nhà văn muốn viếtcho trẻ em, và muốn tác phẩm của mình thực sự sống cùng tuổi thơ của các em cầnphải tạo ra được sự đồng cảm, nói được những suy nghĩ của các em đồng thời phảichia sẻ được với các em những bài học về lòng nhân ái một cách nhẹ nhàng nhưng sâusắc Có như vậy tác phẩm mới thực đạt đến sự thành công
Thực ra, một tác phẩm viết cho thiếu nhi không đòi hỏi một lối viết cầu kì, caosiêu Ngược lại, sự giản đơn lại chính là điểm nhấn của nghê thuật Nhưng có một điềuchắc chắn, một tác phẩm dành cho thiếu nhi nhất thiết phải giàu chất thơ, chất truyện.Chất thơ hòa với trí tưởng tượng bay bổng của trẻ, giúp trẻ em sau khi được nghe ôngbà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu điều kì diệu, từ đó chắp cánhcho những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ Mỗi một tác phẩm viết cho trẻ đều phảikhiến cho các em nhìn thấy chính mình, được sống với những giờ phút lãng mạn,thăng hoa bay bổng nhất của tâm hồn mình
Yếu tố hài hước, dí dỏm cũng là một đặc trưng cơ bản của tác phẩm viết chothiếu nhi Lứa tuổi thiếu nhi là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư và trong sáng nhất Chính vìvậy, mỗi tác phẩm viết cho các em đòi hỏi phải chứa đựng những tiếng cười hóm hỉnh,hồn nhiên Yếu tố đó giúp tác phẩm dễ dàng xóa bỏ khoảng cách, gianh giới giữa tácphẩm với độc
Trang 18giả Cuộc đối thoại giữa tác giả với các bạn nhỏ cũng gần gũi, hòa hợp hơn Vì thế màcó thể hấp dẫn và chinh phục các em.
Cho đến nay, truyện viết cho thiếu nhi dù đã được quan tâm, nhưng vẫn còn ở vịtrí khiêm nhường Tuy vậy, bộ phận văn học này cũng đã có những thành tựu đáng kểgóp phần làm phong phú diện mạo văn thơ Việt Nam Với những đặc trưng riêng vềtâm lí lứa tuổi thiếu nhi, các tác giả văn học khi sáng tác đã chú ý điều tiết ngòi bút củamình để vừa phản ánh những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của các em, vừa sốngcùng niềm vui, nỗi buồn của các em trên từng trang viết của mình Qua đó, các tác giảcũng đã chứng minh được tài năng, tâm huyết và tình yêu của mình dành cho con trẻ
1.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật và những vùng thẩm mĩ trong sáng tác của DạNgân
1.2.1 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Dạ Ngân.
Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1952 ở Vĩnh Viễn,huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Dạ Ngân Là bút danh ngoài ra nhà văn còn có một sốbút danh khác như Lê Long Mỹ, Dạ Hương Tuổi thơ của Dạ Ngân gắn bó với miệtvườn sông Tiền – một vùng đất đầy nắng và gió với những con người hồn hậu và yêunước Đó cũng là một vùng văn hóa phía Nam gắn liền với những những đặc trưngvùng miền độc đáo của miền sông nước mặn mòi Tất cả đã trở thành hơi thở, thànhmáu trong huyết quản và chảy dài trên trang văn của bà Nét văn hóa miệt vườn trongvăn của Dạ Ngân không chỉ đơn thuần là yếu tố kiến tạo nên những đặc trưng văn hóamà còn can dự, tác động vào đời sống tinh thần và nhiều khi quyết định số phận củacon người hay số phận nhân vật trong mỗi tác phẩm đặc biệt là có sức ảnh hưởng lớntrong sự hình thành và phát triển nhân cách của thiếu nhi Đây chính là yếu tố làm nênnét riêng biệt trong sáng tác của Dạ Ngân
Dạ Ngân sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước - cha bị tù khổ saivà hi sinh ở Côn Đảo Giống như rất nhiều gia đình yêu nước Nam Bộ trong khángchiến, tất cả chị em gái trong gia đình của Dạ Ngân đều tham gia kháng chiến để trả“nợ nước thù nhà” Sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh ác liệt, nhà văn phảichịu nhiều thiệt thòi Bản thân Dạ Ngân không có điều kiện được học hành đến nơi đếnchốn
Trang 19nhưng bà đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại của cuộc sống để trở thành một nhà văn tài năng được công chúng yêu mến, ngưỡng mộ.
Dạ Ngân vào Sài Gòn làm báo từ rất sớm Năm 1978, Dạ Ngân chính thức bắtđầu nghiệp văn chương với một truyện ngắn được in trên tạp chí văn nghệ số tết Từbộ phận làm tin của thuộc sở văn hóa thể thao tỉnh Hậu Giang, Dạ Ngân chuyển sang
hội văn nghệ tỉnh Năm 1982, lần đầu tiên, truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ
Ngân được in trên tuần báo văn nghệ của hội nhà văn Cùng thời gian đó, Dạ Ngânđược mời đi trại sáng tác của hội ở Vũng Tàu Tại đây cuộc đời nhà văn bước sangmột ngã rẽ mới Cuộc gặp gỡ với nhà văn Nguyễn Quang Thân (người chồng sau nàycủa bà) đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác củanhà văn Mối tình của Dạ Ngân và nhà văn Nguyễn Quang Thân từng làm “dậy sóng”dư luận thời bấy giờ Mười một năm, trải qua bao sóng gió, chịu bao cái nhìn kì thị, soimói của người đời cuối cùng mối tình ấy cũng đã có một kết thúc tốt đẹp và viên mãn
Dạ Ngân bước chân vào nghề khi viết văn lúc này đã một nghề phổ biến trongcuộc sống.Vì vậy, Những đòi hỏi dành cho người cầm bút ngày càng khắc nghiệt Vànhất là khi các đề tài trong văn chương đã được các tác giả cày xới và gặt hái đượcnhững thành công đáng kể Việc chọn cho mình một lối đi riêng, độc đáo nhưng khôngxa lạ, hấp dẫn mà gần gũi, thân thuộc là một thử thách với Dạ Ngân Với một tuyên
ngôn cho lối viết của mình: “cày xới không khoan nhượng hiện thực đời sống”, Dạ
Ngân đã lựa chọn việc tiếp cận và phản ánh hiện thực khách quan làm mạch nguồncảm xúc cho mọi tác phẩm văn chương của mình
Cho đến nay, gia tài văn học của Dạ Ngân gồm có: 8 tập truyện, 6 tập tản văn, 5tiểu thuyết và truyện dài, mỗi tác phẩm đều đóng góp một tiếng nói riêng, một giá trị
riêng vào nền văn học đương đại của nước nhà Đặc biệt, tiểu thuyết Gia đình bé mọn
của Dạ Ngân đã được dịch sang tiếng Anh in ở Mỹ, tiếng Pháp in ở Paris và đang đượcdịch sang tiếng Hàn Hai giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội (2005) và Hội nhà văn
Việt Nam (2006) dành cho Gia đình bé mọn vừa là phần thưởng ghi nhận sự nỗ lực
bứt phá, vừa như một lời khẳng định hùng hồn về tài năng của một cây bút lấp lánhphận người chiết ra từ miệt vườn Cao Lãnh
Trang 20Năm 1978, nhiều nguyên nhân đã thôi thúc Dạ Ngân bắt đầu cầm bút sáng tác.Sản phẩm đầu tay của Dạ Ngân được in trên tạp chí văn nghệ tỉnh Từ đây, Dạ Ngânbắt đầu bước vào con đường văn chương Là một nữ văn sĩ miệt mài sáng tạo, DạNgân đã từng bước khẳng định được địa vị nghệ thuật của mình trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại Dạ Ngân sáng tác đa dạng ở nhiều thể loại và đã đạt được nhữngthành công nhất định Bà phô diễn tài năng với truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn…Trong đó, truyện ngắn chiếm số lượng lớn và khẳng định được cá tính, nét tài hoa,sáng tạo của một nhà văn cũng như nội lực của bà.
Đầu năm 1982, truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân được in trên tuần
báo Văn nghệ của Hội nhà văn đã gây được sự chú ý của bạn đọc Với văn phongchững chạc, giàu chất nữ tính và đặc biệt là khả năng đi sâu vào những diễn biến tâmlí phức tạp của nhân vật, truyện đã thuyết phục được đông đảo độc giả Tác phẩm đóđã giúp Dạ Ngân được đi dự trại sáng tác của Hội ở Vũng Tàu Ở đây, Dạ Ngân có cơhội gặp gỡ nhiều nhà văn tên tuổi như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Thành Long, NguyễnQuang Thân, Nhật Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn… Trong đó, có nhà văn Nguyễn QuangThân Ông đã thực sự có vai trò lớn trong cuộc đời cũng như sáng tác của Dạ Ngân
Nhà văn từng tâm sự : “Những năm tháng ở bên Nguyễn Quang Thân là quãng thời
gian đáng sống, đáng yêu, đáng viết đến từng ngày của cuộc đời mình” [80].
Trong hành trình sáng tác của mình, Dạ Ngân đặc biệt thành công với thể loạitruyện ngắn và tiểu thuyết Ở những thể loại này, Dạ Ngân đã tạo được ấn tượng sâusắc trong lòng người đọc với cách tiếp cận và phản ánh hiện thực ở mảng đề tài giađình Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu:
Ở thể loại truyện ngắn, Dạ Ngân đã cho ra đời những tác phẩm:
- Quãng đời ấm áp - Tập truyện - NXB Phụ nữ 1986.- Con chó và vụ ly hôn - Tập truyện - NXB Hội nhà văn 1990.- Cõi nhà - tập truyện - NXB Thanh niên 1993.
- Dạ Ngân truyện ngắn chọn lọc - NXB Văn học 1995.- Dạ Ngân và Nguyễn Quang Thân - Tập truyện - NXB Phụ nữ 1997.
Trang 21- Nhìn từ phía khác - Tập truyện - NXB Hà Nội 2002.- Tản mạn hồn quê - Tạp văn - NXB Phụ nữ 2007.
- Nước nguồn xuôi mãi - Tập truyện - NXB Phụ nữ 2008
Ở thể loại tiểu thuyết, truyện dài Dạ Ngân có những sáng tác:
- Ngày của một đời - Tiểu thuyết - NXB Văn nghệ tp Hồ Chí Minh 1989.- Mẹ Mèo - Tiểu thuyết (cho thiếu nhi) - NXB Kim Đồng 1992.
- Miệt vườn xa lắm - Truyện dài - NXB Kim Đồng 1992 (In lần thứ ba tính đến
tháng 6/2006) Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2004
- Gia đình bé mọn - Tiểu thuyết - NXB Phụ Nữ tháng 7/2005 (In lần thứ năm tính
đến tháng 3/2008)
- Người yêu dấu – Truyện dài - NXB phụ nữ 2017
Ngoài ra, Dạ Ngân còn thành công ở thể loại tản văn với những trang viết:
- Mùa đốt đồng – Tản văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2000
- Lục bình mải miết - Tản văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2002
- 100 tản mạn hồn quê - Tản văn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội 2006
- Nước nguồn xuôi mãi - Tản văn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội 2008- Phố của làng - Tản văn, NXB Thanh Niên , Hà Nội 2010- Gánh đàn bà - Tản văn, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2010
Sau Ngày của một đời, Miệt vườn xa lắm thì Gia đình bé mọn là tác phẩm
thành công nhất của Dạ Ngân Tác phẩm vinh dự nhận được hai giải thưởng của Hộinhà văn Hà Nội với số phiếu tuyệt đối năm 2005 và giải thưởng Hội nhà văn Việt
Nam năm 2006 Gia đình bé mọn trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam
được nhà xuất bản Curbstone Press dịch sang tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ với sựchuyển ngữ của bà Rosemary Nguyễn – một người được mệnh danh là thần đồng củangôn ngữ Việt Nam
Trang 22Năm 2017, với sự ra đời của truyện dài Người yêu dấu, Dạ Ngân tiếp tục khẳng
định dấu ấn mạnh mẽ của mình trên văn đàn Buổi lễ mà NXB Phụ nữ và nhà văn Dạ
Ngân tổ chức buổi giao lưu và ra mắt tác phẩm mới nhất Người yêu dấu và nhữngchuyện khác của bà tại Đường sách TP.HCM đã thu hút đông đảo các nhà văn và độcgiả tới tham dự Tại buổi lễ, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng: Người yêu dấu
của Dạ Ngân được viết ra bằng chính sự trải nghiệm và đồng cảm sâu sắc Vì vậy, khiđọc tác phẩm độc giả sẽ nhận ra một chiều kích tâm linh trong tác phẩm Và đó chính
là kí ức hướng thiện, kí ức về những con người tử tế Đây chính là sự tôn vinh đặc biệt
dành cho Người yêu dấu nói riêng và các sáng tác của Dạ Ngân nói chung.
Với hành trình sáng tác không mệt mỏi và đầy tâm huyết của mình, Dạ Ngân đãnhận được sự yêu quý, đồng cảm của nhiều bạn đọc Những giải thưởng cao quý mànhà văn nhận được đã khẳng định những đóng góp không nhỏ của bà cho nền văn họcđương đại Việt Nam
1.2.2 Vùng thẩm mỹ trong sáng tác của Dạ Ngân
Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ thường chọn cho mình mộtmảnh đất thiêng, coi đó một “vùng sáng tác” để kí gửi tài năng cũng như tâm hồn củamình Giá trị vùng thẩm mỹ chỉ thực sự được nảy sinh khi nhà văn đó gắn bó máu thịthoặc có một xúc cảm thẩm mỹ đặc biệt để viết nên những tác phẩm mang dấu ấn đặctrưng riêng biệt Trong sự nghiệp cầm bút của mình, nhà văn Dạ Ngân đã định vị đượcnhững vùng thẩm mỹ riêng Đó là hiện thực vui buồn của cuộc sống cất lên từ quêhương miệt vườn trong thời chiến cũng như trong thời bình; là những trang văn viết vềđề tài gia đình gắn liền với thân phận của những người phụ nữ
1.2.2.1 Miệt vườn sông nước - từ quê hương đến những trang văn
Dạ Ngân là một cây bút gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác ởnhiều thể loại khác nhau Những tác phẩm ấy luôn tạo ra được sức hút với bạn đọc vàcác nhà phê bình văn học Trong một lần trả lời phỏng vấn của Thu Hà trên báo
Vnexpress, Dạ Ngân tâm sự: “Mỗi người có một miền sáng tác Quê hương trong tôirất đầy đặn, cho tôi trữ lượng dồi dào để sống và viết Và có lẽ sự xa cách về khônggian, thời gian đã cho tôi cái nhìn đẹp nhất, trong sáng nhất về nơi mình sinh ra” [21].Điều
Trang 23này ta có thể thấy rất rõ trong sáng tác của Dạ Ngân Trên phương diện khám phá vàphản ánh hiện thực, sáng tác của Dạ Ngân đi sâu khai thác triệt để đời sống trên mảnhđất miền Tây – nơi nhà văn sinh ra, lớn lên, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn và thể chất củacủa bà Trên cơ sở sự trải nghiệm của chính bản thân, đất và người nơi đây hiện lênchân thực đời thường nhưng không kém phần sinh động qua những trang văn về đờisống con người thời chiến tranh và thời hậu chiến.
Tham gia chiến đấu trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt, DạNgân đã từng nếm trải những đau thương, mất mát cùng dân tộc Song bản thân nhàvăn cũng được sống trong những năm tháng hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Quêhương miệt vườn cùng với những năm tháng không thể quên ấy đã để lại những dấu ấnsâu sắc trong những sáng tác của bà Giống như những nhà văn cùng thời, đề tài chiếntranh được Dạ ngân khai thác ngay từ những tác phẩm đầu tiên của mình Nhưng điểmkhác biệt của Dạ Ngân là ở chỗ bà không đi sâu miêu tả hiện thực chiến tranh vớinhững trận đánh cam go ác liệt, một mất một còn giữa ta và địch mà ngòi bút của bàhướng tới một góc khác của đời sống chiến tranh đó là những sinh hoạt thường nhật, làthế giới tình cảm của con người trong hiện thực khốc liệt gắn liền với vùng đất miệt
vườn miền Tây Điều này có thể thấy rõ qua các tác phẩm : Quãng đời ấm áp,Đường dây buôn người, Người yêu dấu…
Ra khỏi chiến tranh, đất nước ta bước vào một thời kì đầy khó khăn Bằng sự trảinghiệm cuộc sống trong thời kì bao cấp bao cấp đầy khó khăn, thiếu thốn Dạ Ngân đãđưa chúng ta đến với hiện thực đất nước bằng sự thấu hiểu một cách sâu sắc và toàndiện Nhà văn không né tránh những mặt trái, những tiêu cực tồn tại trong đời sống xãhội Hiện thực lúc này được nhà văn nhìn nhận và mổ xẻ ở một chiều sâu mới Thời kìnày đề tài gia đình là mảng sáng tác nổi bật của Dạ Ngân Hiện thực cuộc sống trongmỗi gia đình lúc này không chỉ là nỗi lo của cơm áo gạo tiền mà còn là hiện thực cuộcsống đầy nước mắt và đắng cay của những người phụ nữ đi qua chiến tranh, cô đơn
buồn tủi trong cảnh ngộ cá nhân như trong : Nhà không có đàn ông, Trên mái nhà
người phụ nữ… Đó còn là hiện thực cuộc sống của những con người mải chạy theo
những giá trị vật chất mà quên đi tình cảm máu mủ ruột rà thiêng liêng và cao quý
trong : Người của mỗi người… Đặc biệt với đề tài gia đình, Dạ Ngân đã đi sâu vào
phản ánh cuộc
Trang 24sống với những xung đột tình cảm, đạo đức trong quan hệ vợ chồng với tất cả nhữnggóc khuất của nó Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các tác phẩm của Dạ
Ngân: Con Chó và vụ ly hôn, Gia đình bé mọn… Tất cả cho ta hình dung rõ nét
nhất về những vấn đề nóng bỏng của đời sống gia đình thời kì hậu chiến.Có thể thấy, trong hành trình sáng tác của Dạ Ngân, yếu tố hiện thực luôn đượcnhà văn rất coi trọng Hiện thực đời sống không chỉ được thu gọn trong các biến cố củadân tộc và lịch sử mà nó còn là hiện thực của đời sống cộng đồng, đời sống cá nhân vớinhững mối quan hệ phức tạp, sâu rộng Chính điều này đã làm nên cảm quan nghệthuật
rất riêng của Dạ Ngân.Hiện thực trong sáng tác của nhà văn chỉ thực sự được lấp đầy khi hướng tới conngười bởi con người là trung tâm, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn hướng tới.Cũng giống như các nhà văn cùng thời với mình, Dạ Ngân đã thể hiện sự chyển biếnsâu sắc và mới mẻ trong quan niệm về con người
1.2.2.2 Phận người phụ nữ
Con người trong sáng tác của Dạ Ngân đi từ con người lịch sử, cộng đồng đếncon người cá nhân đầy mâu thuẫn và bí ẩn Trong những sáng tác của mình, nhà vănđặc biệt dành nhiều trang viết cho người phụ nữ Mỗi người, mỗi cảnh, phần đa là chịunhiều thiệt thòi, dằn vặt, đau khổ trong cuộc sống gia đình không mấy bằng phẳng,hạnh phúc Người phụ nữ trong sáng tác của Dạ Ngân có một điểm chung: họ đều lànhững người phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt Có thể kể đến như nhân vật Hai Mận trong
Trên mái nhà người phụ nữ, Đoan trong Con chó và vụ li hôn, Tiệp trong Gia đìnhbé mọn, Thuyên trong Người thương mến….
Ngoài ra, vấn đề tình dục và quyền được tìm đến tình yêu trọn vẹn, đích thực củangười cũng được đề cập đến rất nhiều trong sáng tác của Dạ Ngân Người phụ nữ củaDạ Ngân không cam chịu mà đấu tranh một cách rứt khoát và quyết liệt để tìm đếnhạnh phúc đích thực của cuộc đời mình dù phải trải qua nhiều tổn thương và đau đớn.Người phụ nữ trong sáng tác của Dạ Ngân cũng vô cùng chủ động, bản lĩnh và kiêncường Họ dám đối mặt và vượt qua những khó khăn, sóng gió để tìm đến bến bờ hạnh
Trang 25phúc của đời mình Tất cả những điều đó làm nên cái riêng, cái độc đáo cho từng tácphẩm.
Đọc Miệt vườn xa lắm - một câu chuyện mang tính tự truyện về gia đình củachính nhà văn Dạ Ngân ta có thể thấy rõ điều đó Miệt Vườn xa lắm đưa ta về với
những kí ức tuổi thơ nơi miệt vườn Long Mỹ - Hậu Giang Nơi ở đó cô bé Tám Tiệp –Tiệp Kiến Vàng có điều kiện để kể về gia đình cùng tuổi thơ của mình Đó là những kỉniệm về ông bà nội, về cha mẹ, về chị em của cô Và đặc biệt là kỉ niệm về cô Tư Ràng– người nội tướng trong gia đình Tám Tiệp, người mà sau này có ảnh hưởng rất lớnđến tính cách và con người Tiệp Đọc truyện ta không chỉ thấy một thế giới tuổi thơgắn liền với miệt vườn sông nước miền Tây mà ở đó ta còn thấy được cả nếp nhà cùngvới các phép tắc, nề nếp gia phong được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác bởi những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi và mất mát trong chiến tranh Đó lámá Tiệp , là cô Tư…Nề nếp gia phong như một sợi dây vô hình gắn kết mỗi thành viênkhiến quan hệ gia đình trở nên bền vững Mọi người trong gia đình đều yêu thương,
giúp đỡ, bảo bọc lẫn nhau để vượt qua những mất mát do chiến tranh Trong Nàng ở
đâu ra nhà văn Dạ Ngân từng viết : “Nàng nhớ, từ hồi còn rất nhỏ, nàng đã mơ hồ
hiểu rằng hạnh phúc là phải sống cho người khác, là phải biết hi sinh cho đại gia
đình, dù bé tí, cũng phải cảm thấy tự hào mà vun vén…” [56, tr.77] Người gìn giữ nếp
nhà ấy chính là cô Tư Ràng, một người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh và mất mát dochiến tranh Cô là em út của ba Tiệp Góa chồng năm 28 tuổi, gác lại chuyện tìnhduyên, cô giao con mình cho nhà nội để toàn tâm toàn ý thay anh trai lo cho cha mẹ giàvà đàn cháu dại Nhọc nhằn bươn chải cùng người chị dâu (má Tiệp) để chăm lo chogia đình khi anh trai bị bắt tù nơi Côn Đảo Khi ba Tiệp mất, cô thực sự trở thành trụcột trong gia đình Chính vì thế, dưới con mắt của chị em Tiệp, cô chính là đại diện củanề nếp gia phong mà chị em Tiệp mãi mãi tôn thờ và ngưỡng vọng Sau này, khi đãtrưởng thành và mặc dù cuộc sống của Tiệp từng trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cốsong chưa bao giờ Tiệp thôi tôn kính và biết ơn với người cô của mình bởi những hisinh cô đã dành cho gia đình
Đọc những sáng tác của Dạ Ngân, người đọc thấy được những vấn đề nóng bỏngcủa thời đại, những góc khuất trong tâm hồn người phụ nữ Nhà văn đã bằng sự trải
Trang 26nghiệm cùng với cái tâm và cái tài của người cầm bút đã phản ánh nó một cách chân thực và thẳng thắn.
1.2.2.3 Đề tài gia đình và mối quan tâm đến trẻ thơ trong sáng tác của Dạ Ngân
Trong sự nghiệp văn chương của mình, đề tài mà Dạ Ngân đã dành nhiều thờigian, tâm huyết nhất là đề tài gia đình Với việc khai thác mảng đề tài này, Dạ Ngân đãgiúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc trên mọi góc độ khác nhau về đời sống giađình
cả trong chiến tranh đến thời kì hậu chiến.Gia đình là nơi chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn của con người.Đó là nơi hiện thân của tình yêu thương không bao giờ vơi cạn Nơi con người đượcsinh ra, được yêu thương che trở cho đến lúc trưởng thành Đề tài gia đình đã đượcnhà văn nhìn nhận bằng những sự trải nghiệm, bằng độ lùi của thời gian, thế nên tất cảnhưng vui buồn những góc khuất đều được tác giả thể hiện chân thật trên từng trangviết
Nếu trong chiến tranh với những mất mát đau thương gia đình được kết nối vớinhau bởi nề nếp gia phong, bởi những phép tắc khó lòng thay đổi được thì bước vàothời kì hậu chiến, cuộc sống hiện đại với những thay đổi về kinh tế, văn hoá kéo theonhững biến đổi về tư duy, nếp nghĩ, nếp sống của nhiều người Sự thay đổi trên cácbình diện của đời sống gia đình cũng là một sự thay đổi tất yếu Đọc sáng tác của DạNgân thời kì này, ta bắt gặp hình ảnh những gia đình rạn nứt, những cuộc hôn nhân tanvỡ mà nguyên nhân không phải do đời sống vật chất khó khăn hay do phải sống trongxa cách mà nguyên nhân chính là do không có sự đồng điệu về tâm hồn của nhữngngười trong cùng một gia đình Trước đây, trong thời kì chiến tranh gia đình được vínhư một lô cốt mà con người không thể phá bỏ một khi đã dựng lên nó thì giờ đâycuộc sống phức tạp và đặc biệt dưới tác động của nhịp sống hiện đại những quan niệmvề mối quan hệ gắn kết của mọi thành viên trong gia đình dường như không còn nữa.Điều đó dẫn đến hệ quả là sự tan vỡ của những cuộc hôn nhân lệch pha, kéo theo đó làsự day dứt, đau khổ, ám ảnh của những người trong cuộc Đặc biệt là những đứa trẻ
Đọc truyện ngắn Cõi nhà, ta thấy gia đình Tâm là một gia đình tiêu biểu cho nhiều
gia đình thời kì hậu chiến Khi cuộc sống gia đình không còn bị ám ảnh, sợ hãi bởibom đạn chiến tranh thì những mâu thuẫn khác lại xuất hiện và chúng trở nên gay gắtvà phức
Trang 27tạp Nguyên nhân dẫn đến sự tan đàn xẻ nghé trong gia đình Tâm bắt nguồn từ chínhngười chồng – một con người thực dụng đến mức có thể đánh mất cả lòng tự trọng.Sống bên cạnh một người vợ trí thức, hiểu lí lẽ như Tâm anh ta cảm thấy không chịunổi Ngay cả cái cái ước muốn vợ có nhiều thịt hơn, ước có một tấm đệm dày hơn cũngcho thấy anh ta là một người đầy bản năng xác thịt, chưa bao giờ biết coi trọng đờisống tinh thần của vợ Chính điều đó đã khiến anh ta có thể rũ bỏ tất cả, cướp căn nhàđẩy vợ con vào cảnh sống chật chội, ngột ngạt phiền phức nơi tập thể cơ quan Cònmình thì sống ung dung, bình thản trong một ngôi nhà với đầy đủ những đồ đạc hiệnđại: Ti vi, Tủ buýp phê, quạt ngoại, bộ sa long… một cách tàn nhẫn lạnh lùng Rõ ràngsự mâu thuẫn trong cách sống của những con người không có sự đồng điệu về mặt tâmhồn đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là với những đứa con.
Trong Con chó và vụ ly hôn, Dạ Ngân lại cho ta thấy sự rạn nứt của gia đình ở
một góc nhìn khác: vụ li hôn của một cặp vợ chồng xuất phát từ sự hiện diện và vai tròcủa một con chó Điều này tưởng chừng như nghịch lý nhưng nguyên nhân sâu xa củanó lại rất hợp lý bởi nó bắt nguồn từ những vấn đề hết sức đời thực Vốn không có sựđồng điệu về cách sống nhưng bắt đầu từ khi xuất hiện con Mực thì mâu thuẫn của giađình Đoan – Nhiêu càng trở nên căng thẳng Nhiêu cảm thấy mình mất vị trí trong giađình Với bản tính thực dụng có phần thô lỗ, Nhiêu đã không cần và không hề quantâm tới cảm xúc của Đoan mà chỉ sống thỏa mãn chính những nhu cầu của mình Cáchđối xử thô lỗ, hằn học của Nhiêu với con Mực khiến cho mâu thuẫn vợ chồng ngàycàng gay gắt Đoan có thể chấp nhận một anh chồng kĩ tính, cứng nhắc, ít giao thiệpvới bạn bè vì sợ tốn kém Nhưng đối xử tàn nhẫn, thô bạo với một con chó chỉ vì ghentị là điều mà Đoan không bao giờ có thể chấp nhận Xét cho cùng mâu thuẫn trong giađình Đoan là sự mâu thuẫn về lối sống, cách sống Trong tác phẩm này, Dạ Ngân đãkhông ngần ngại dùng đời sống tình dục của con người để nói lên khoảng cách tinhthần trong đời sống vợ chồng Đoan kinh tởm, xa lánh, từ chối mọi sự gần gũi vớichồng bởi Đoan không thể chấp nhận cái kiểu mà Nhiêu làm tình với vợ Nó khôngxuất phát và gắn liền với cảm xúc yêu thương mà chỉ vì Nhiêu bị kích thích từ việc làm
tình của bầy chó: Chị không chỉ thấy bị dùng mà còn thấy bị bị làm nhục bởi trong chị
đang tràn đầy cảm giác thánh thiện tuyệt vời do những trang sách tuyệt vời đưa lại.Chị còn cảm thấy bị xúc
Trang 28phạm thê thảm vì hành động của hai người không xuất phát từ nhu cầu của hai người
mà từ sự khêu gợi súc vật [46, tr.19] Bi kịch của gia đình Đoan bị đẩy lên đến đỉnh
điểm khi Nhiêu giết thịt con Mực và vứt đàn con của nó xuống sông Đoan đã lựa chọncách li hôn, điều mà có lẽ bất kì người phụ nữ nào cũng không hề mong muốn Họ đưanhau ra tòa trong sự hằn học, tức tối của Nhiêu, trong sự ngạc nhiên, không thể nàohiểu nổi của bà thẩm phán Chỉ có Đoan hiểu rất rõ căn nguyên nhưng chị lại chẳngthể nào có thể giải thích được với bất kì ai
Sau này, trong Gia đình bé mọn, vấn đề tình dục, sự khác biệt trong nhu cầu về
thể xác lại được Dạ Ngân đề cập đến một lần nữa Lấy nhau do hoàn cảnh đưa đẩy củachiến tranh Mỹ Tiệp và Hai Tuyên chưa bao giờ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc dùgiữa họ đã có hai đứa con Lấy nhau từ trong cuộc chiến ác liệt những tưởng họ sẽ cóđược hạnh phúc Nhưng không, bước ra khỏi chiến tranh, sống giữa cuộc sống đờithường Tiệp càng ngày càng cay đắng nhận ra mình đang phải sống chung dưới mộtmái nhà với một người chồng cằn cỗi về tình cảm, vô trách nhiệm đến mức lạnh lùng,tàn nhẫn với gia đình Hai Tuyên chưa bao giờ thực sự quan tâm đến vợ, thậm chí vớinhững đứa con anh ta cũng chưa bao giờ đùa giỡn hay thể hiện tình yêu với chúng nhưmột người cha thực thụ Anh ta yêu đàn heo hơn con bởi nó mang lại niềm vui hết sứcthực tế cho anh ta, anh ta tìm mọi cách để thăng tiến hơn là quan tâm đến cảm xúc củagia đình, vợ con Trong đời sống vợ chồng, anh ta đòi hỏi tình dục như một nhu cầuthiết yếu phải có chứ không xuất phát từ tình yêu Trong khi đó, Tiệp là một nhà văn,khả năng phân tích vấn đề và sự nhạy cảm có thừa để chị hiểu những điều “lệch pha”,những khoảng cách không thể dung hòa giữa mình và chồng Cái Tiệp cần là tình yêuthương, là trách nhiệm, là sự san sẻ… nhưng tất cả đều không thể tìm thấy ở chồng Vìthế cuối cùng vẫn là tan vỡ Để rồi sau này dù Tiệp đã tìm được người đàn ông đíchthực của cuộc đời mình nhưng những gì chị đã phải trải qua vẫn là những ám ảnh khócó thể quên Và đặc biệt nhưng thiệt thòi, đau khổ mà các con của Tiệp phải chịu saucuộc hôn nhân không hạnh phúc của bố mẹ luôn là vết thương không thể lành tronglòng Tiệp
Hầu hết các sáng tác của Dạ Ngân về đề tài gia đình đều khiến cho người đọc cảmthấy day dứt, khắc khoải bởi ở đó ta bắt gặp những cảnh đời đầy éo le và bất hạnh Đặcbiệt, hình ảnh những người phụ nữ trong các gia đình không hạnh phúc, các gia đìnhtan
Trang 29vỡ cùng những đứa trẻ để lại sự day dứt khôn nguôi với người đọc Nỗi khổ của họkhông phải là việc họ phải vật lộn để mưu sinh trong những nỗi lo về cơm áo gạo tiềnmà là ở chỗ họ phải chịu đựng một cuộc sống ngột ngạt, tù túng, day dứt đến tột cùng.Họ muốn bứt phá thì bản thân lại phải đối mặt với nhiều định kiến và cái nhìn khe khắtcủa người đời.
Với ngòi bút sắc sảo và tinh tế của mình, Dạ Ngân đã cho ta cái nhìn rất thực vềcuộc sống gia đình thời kì chiến tranh và thời hậu chiến Ở đó, ta thấy có những cảnhđời éo le, ngang trái, có những day dứt, dằn vặt nội tâm giằng xé tâm can con người
Trong Người thương mến, nhân vật Thuyên là một người phụ nữ đáng thương, tội
nghiệp Chỉ vì nghĩ đến hạnh phúc của con mà Thuyên nên đã chấp nhận quay lại vớingười chồng thô bỉ, cục cằn để rồi chấp nhận một cuộc sống hôn nhân bất hạnh, bi
kịch; Xuân trong Xuân nữ, Hai Mận trong Trên mái nhà người phụ nữ cũng là
những người phụ nữ bất hạnh Vì chiến tranh mà những người đàn ông cứ đến rồi lại
đi trong cuộc đời các chị, hạnh phúc nhiều khi tưởng đã trong tầm tay nhưng rồi lại vụtmất để rồi các chị trở thành những con người cô đơn suốt đời thậm chí còn chịu bao dịnghị, dèm pha của người đời…
Nhưng có lẽ đọc những sáng tác của Dạ Ngân điều ám ảnh nhất đối với người đọclà số phận của những đứa trẻ Đó là những đứa trẻ dù được sống trọn những ngày tuổithơ trong sự bảo bọc, trong tình yêu thương của gia đình song cũng chịu nhiều thiệt
thòi, mất mát do chiến tranh như chị em Tiệp kiến Vàng trong Miệt vườn xa lắm.
Hay đó là những đứa trẻ có cuộc đời bất hạnh, bơ vơ, những đứa trẻ phải sống trongcảnh gia đình tan vỡ, bản thân chúng phải chịu rất nhiều tổn thương mất mát ngay từkhi còn thơ bé Hoàn cảnh sống bất hạnh đã khiến cho tính cách hồn nhiên của nhữngđứa trẻ này dường như đã không còn mà thay vào đó là hình ảnh những đứa trẻ phảitrưởng thành trước tuổi Những đứa trẻ ấy vì hoàn cảnh đặc biệt của mình buộc phảitrở thành những người rất hiểu chuyện dù các em còn rất nhỏ, còn đang trong độ tuổi
tưởng chừng như vô lo vô nghĩ Trà trong truyện ngắn Ngọn nến phập phồng - một cô
bé đáng thương, tội nghiệp “ Trông nhẹ như một chiếc lá, buồn và có vẻ thâm thúy quá
sớm” [56, tr.24] Mẹ mất, cô bé ở cùng bà ngoại Rồi bà ngoại cũng đột ngột qua đời,
cô bé được trao gửi cho Ngữ - người đàn ông từng yêu mẹ cô bé thủa xưa Tưởngrằng cô bé sẽ được
Trang 30một mái nhà hạnh phúc bởi Ngữ là một người trí thức, một người sống có trách nhiệm.Nhưng sự ghẻ lạnh, khắc nghiệt của vợ Ngữ cùng với những định kiến nặng nề khiếncô bé luôn cảm thấy bất an, lo sợ mặc dù cô bé đã rất cố gắng, luôn tỏ ra ngoan ngoãnvà hiểu chuyện Chứng kiến cảnh vợ chồng Ngữ cãi nhau chỉ vì mình con bé đã đấmcửa, van xin hai vợ chồng đừng có đánh nhau và nó sẽ bỏ chạy nếu vợ chồng Ngữ đánhnhau thật Cuộc cãi vã ấy có lẽ sẽ trở thành nỗi ám ảnh, thành vết thương lòng khôngbao giờ
có thể lành trong tâm hồn cô bé đáng thương tội nghiệp.Ngoài ra, ta cũng có thể bắt gặp trong sáng tác của Dạ Ngân hình ảnh những đứatrẻ sẵn sàng nổi loạn, sống ích kỉ để chống lại những người sinh ra chúng như để trảthù
cho tuổi thơ không được sống trong một gia đình lành lặn Trong truyện ngắn Cõi nhà,
nếu đứa con gái của vợ chồng Tâm sau cuộc li hôn của bố mẹ tỏ ra thông cảm vàthương mẹ thì thằng con trai lại hoàn toàn khác Nó nhất quyết không về sống cùng mẹvà chị gái bởi không chịu được cuộc sống nghèo khó Nó chê bai nhà của mẹ và chị
gái: Nhà vầy cũng nhà! Vừa chật vừa hổng lát gạch, hổng làm trần… còn thua cái
chuồng heo đằng ba [49, tr.121] Nó cố gắng bám lấy cuộc sống giàu sang và chức
tước của cha nó và người mẹ kế mặc dù cuộc sống ở đó không hề có tình thương Đểrồi sau này nó trở thành một người sống bất cần để trả thù số phận
Có thể nói, Dạ Ngân đã hóa thân vào từng nhân vật trẻ thơ để thấu hiểu các em.Từ đó ,nhà văn có thể phản ánh tâm tư, suy nghĩ của trẻ thơ với những gì chân thựcnhất, đời thường nhất Đọc những sáng tác của Dạ Ngân, ta thấy thế giới tuổi thơ vuinhộn, với những háo hức, hồn nhiên vô tư của lứa tuổi thiếu nhi không nhiều mà đaphần ta bắt gặp ở đó những số phận trẻ thơ bất hạnh, những tuổi thơ không có niềmvui, hạnh phúc trọn vẹn Nhưng đứa trẻ phải sống trong bầu không khí gia đình ngộtngạt, thiếu thuận hòa, thiếu tình yêu thương trọn vẹn của cha và mẹ Chúng xuất hiệntrong tác phẩm của Dạ Ngân với những tổn thương, mất mát ngay từ khi còn rất nhỏ.Chính vì vậy, những đứa trẻ ấy có phần già dặn trước tuổi Chúng buộc phải thích nghivới hoàn
cảnh của mình một cách đáng thương, tội nghiệp.Những đứa trẻ trong sáng tác của Dạ Ngân thực sự đã cho người đọc nhìn thấymột mảng màu chân thực về cuộc sống gia đình thời kì trong chiến tranh và đặc biệt là
Trang 31đói
Trang 32nghèo, sự nhọc nhằn vì phải kiếm sống mưu sinh của của những đứa trẻ mà muốn chỉra những viết thương khó lành trong tâm hồn trẻ thơ trước những rạn nứt, ly tán củacác gia đình thời kì hiện đại Những rạn nứt, đổ vỡ ấy trở thành nỗi ám ảnh không chỉlà của những người làm cha, làm mẹ mà thực sự nó đã trở thành điều cay đắng đeobám suốt hành trình tuổi thơ và cho đến lúc trưởng thành của những đứa trẻ.
Với cái nhìn chân thực và đa diện, Dạ Ngân đã có cách tiếp cận rất riêng với thếgiới tuổi thơ trong sáng tác của mình Mặc dù những sáng tác mà Dạ Ngân lấy đốitượng phản ánh trực tiếp là trẻ thơ không nhiều nhưng hình ảnh trẻ thơ trong sáng táccủa bà vẫn thực sự để lại trong lòng người đọc những cảm xúc đặc biệt Những đứa trẻcủa Dạ Ngân không hoàn toàn được tắm mình trong cuộc sống màu hồng và trưởngthành trong cảnh ấm êm hạnh phúc, được cả cha lẫn mẹ yêu thương, quan tâm chămsóc mà bản thân chúng phải trải qua nhiều mất mát, giằng xé và tổn thương Nhữngđứa trẻ ấy có khi bị tách ra khỏi môi trường tốt đẹp nhất mà đáng lẽ các em đượchưởng, được nuôi dưỡng để trưởng thành Các em đã phải chịu những tổn thương bấthạnh ở ngay trong giai đoạn tốt đẹp nhất của cuộc đời mình
Những câu chuyện của Dạ Ngân có liên quan tới trẻ thơ đều là những tác phẩmchân thực Nhà văn đã viết ra bằng chính sự trải nghiệm của mình Vì thế, đọc mỗitrang truyện người đọc đều thấy cảm thương, xót xa, thậm chí là day dứt, ám ảnh vớimột nỗi buồn khôn nguôi về số phận của mỗi đứa trẻ
Hình ảnh trẻ thơ xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của Dạ Ngân từ truyệnngắn, truyện vừa đến tiểu thuyết nhưng trên thực tế Dạ Ngân chỉ có duy nhất một tiểu
thuyết dành riêng cho trẻ em đó là tiểu thuyết Mẹ mèo còn hầu hết các tác phẩm khác
đều viết cho người lớn Song đọc các tác phẩm ấy, người đọc vẫn dễ dàng nhận ra cuộcđời, tính cách và hành động của người lớn đều ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, sốphận của những đứa trẻ Mà phần lớn đó là những số phận, những mảnh đời khôngmấy trọn vẹn, hạnh phúc Thậm chí, chính cuộc sống của những người cha, người mẹấy lại tạo nên hình hài sau này của những đứa trẻ Bởi sau này khi đã trưởng thành cácem đều bị ảnh hưởng, thậm chí là mang “di chứng” hoặc rơi vào vòng luẩn quẩn củachính tuổi thơ đầy dữ dội mà các em đã trải qua Điều này ta có thể thấy rõ trong các
tác phẩm: Gia đình bé mọn, Vòng tròn im lặng, Cõi nhà … Những cảnh đời, số
phận của những
Trang 33đứa trẻ trong sáng tác của Dạ Ngân thực sự như một lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với conngười và xã hội về trách nhiệm đối với trẻ thơ Trẻ thơ cần được yêu thương, cần đượcnuôi dưỡng trong một môi trường ấm êm và hạnh phúc bởi chúng còn non nớt, yếuđuối và mỏng manh Và bởi chúng xứng đáng được sống trọn vẹn hạnh phúc với phầnđời tươi đẹp nhất của mình Môi trường gia đình, xã hội với những đổ vỡ, bất hạnh cóthể giúp trẻ thơ tôi rèn bản lĩnh mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ để có thể đương đầu vớimọi khắc nghiệt của cuộc sống sau này Nhưng cũng không thể phủ nhận chỉ cần cómột tác động tiêu cực của môi trường gia đình hay xã hội cũng có thể làm tổn thươngsâu sắc đến tuổi thơ của các em và nó có thể trở thành những vết thương không thểlành trong tâm hồn mà các em mang theo suốt cuộc đời.
TIỂU KẾT
Nhà văn Dạ Ngân là một người con ưu tú của miệt vườn Tây Nam Bộ Với hànhtrình sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi của mình, Dạ Ngân đã để lại dấu ấn sâu sắcvới độc giả ở nhiều thể loại khác nhau Những tác phẩm của bà đã thể hiện rất rõ quanniệm nghề thuật về hiện thực, về con người và về văn chương Tác phẩm của Dạ Ngânđược viết ra bằng sự trải nghiệm sâu sắc của chính nhà văn song nó cũng đặt ra nhiềuvấn đề
có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội và cuộc sống con người
Trang 34Đề tài gia đình là mảng đề tài khá thành công của Dạ Ngân Với mảng đề tài này,Dạ Ngân đã cho ta cái nhìn chân thực về đời sống gia đình trong những năm chiếntranh gian khổ và đặc biệt là thời kì hậu chiến với đầy những mâu thuẫn và phức tạpbuộc con người phải đối mặt.
Dù không có nhiều tác phẩm đề cập hay viết trực tiếp về trẻ thơ song trong rấtnhiều tác phẩm của mình, Dạ Ngân đã cho ta cái nhìn rất hiện thực về đời sống và tâmhồn trẻ thơ, những niềm vui và nỗi buồn, những hạnh phúc và cả những phần nghiệtngã Bà đã dựng lại những không gian đầy kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ và cả nhữngkhông gian tiềm ẩn nhiều bất trắc mà những đứa trẻ phải là người gánh chịu Trongsáng tác của Dạ Ngân, hình ảnh những đứa trẻ bị tổn thương bởi những cuộc hôn nhântan vỡ luôn là điều ám ảnh nhất đối với người đọc
CHƯƠNG 2THẾ GIỚI TRẺ THƠ VỚI NHỮNG KHÚC XẠ CỦA HOÀN CẢNH SỐNG
TRONG SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN2.1 Trẻ thơ với nếp nhà và miệt vườn sông nước
2.1.1 Nếp nhà thiêng liêng và những bài học phép tắc gia đình
“Nếp”, theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê có nghĩa là “lối, cách sống, hoạt
động đã trở thành quen, khó thay đổi” [65, tr.86] Với quan điểm đó, có thể hiểu “Nếp
nhà” chính là lối sống truyền thống của một gia đình, là phong tục tập quán, là văn hóaứng xử giữa các thành viên trong gia đình Gia đình, khi mọi nền nếp, mọi quy ước đã
Trang 35được tuân thủ qua rất nhiều đời và gây được tiếng vang trong công luận thì đó là giaphong Đến được với gia phong, là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của mộtdòng họ qua nhiều đời, với sức lan tỏa của nó, mà làm nên những nền tảng tinh thần,văn hóa, đạo đức cho xã hội Trong quá tình nghiên cứu, tôi dựa trên khái niệm Nếpnhà trong
cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê và đưa ra khái niệm Nếp nhà như sau: “Nếp
nhà, đó là một cách nói gọn những truyền thống ưu tú của một gia hệ Từ xa xưa, trongtồn tại của cộng đồng dân cư Việt đã xuất hiện những gia hệ gắn với tên tuổi các danhnhân văn hóa, lịch sử của dân tộc, được người đời ngưỡng mộ và đem đưa vào lại sựhãnh diện cho các thành viên con cháu nhiều thế hệ” [65, tr.102] Cũng có thể hiểu,
khái niệm nếp nhà được hiểu một cách đơn giản là thói quen, cách ứng xử được lặp đilặp lại của các thành viên trong một gia đình đối đãi với nhau Mở rộng biên độ, nếpnhà còn là cách thế hành xử và sự hiện diện của các thành viên trong gia đình đối vớicộng đồng xã hội
Gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện nhâncách mỗi con người, nhất là đối với trẻ thơ Nhân loại dù có văn minh đến đâu, conngười có thay đổi đến mấy, vẫn không thể cắt rời với “cuống nhau” gia đình, nó là hạtnhân, là gốc rễ cho sự hình thành và phát triển một nhân cách xã hội Cũng vì thế, nếpnhà chính là gốc rễ để hình thành nên những phép tắc gia đình Người xưa có câu:
“nước có phép nước, gia có gia quy”, phép nước để giữ an ninh, trật tự của đất nước
ấy, nhà có lề lối, gia phong của nhà để duy trì tôn ti trật tự và khuôn pháp đạo đức củagia đình Phép tắc gia đình là sự thể hiện rõ nét, đầy đủ nhất Nếp nhà Song, tựu chunglại, theo tôi, cả Nếp nhà và Phép tắc gia đình đều là những yếu tố cấu thành nên Vănhóa gia đình
- một giá trị văn hóa linh thiêng của mọi người và mọi thời đại Trong Văn hóa và đổi
mới, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Văn hóa Dân tộc gồm ba trụ cột đó là
văn hóa gia đình, văn hóa làng và văn hóa nước” [17, tr.5] Như vậy, văn hóa gia đình
là một giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, nhất là khi nó lại là khởi nguồn sinh ra conngười, nuôi dưỡng con người đó từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành Sự trưởngthành đó có bền vững hay không đều xuất phát căn bản từ những bước khởi đầu trong
gia đình Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “hạt nhân của xã hội là gia đình, gia đình
tốt thì xã
Trang 36hội mới tốt” Hay như Phan Bội Châu “Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ”.
Trong quá trình nghiên cứu các sáng tác sáng tác của Dạ Ngân, tôi nhận thấy Nếpnhà thiêng liêng và những bài học về phép tắc gia đình được tác giả xây dựng như mộtvùng không gian thẩm mĩ trong thế giới nghệ thuật của tác giả Không gian ấy giống
như cái nôi đã nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn và nhân cách của trẻ thơ Để rồi, “từ hồi
nàng còn bé cho đến khi nàng thành thiếu nữ”, và trở thành “Nhà văn nhà báo” [57,
tr.32] thì phong vị của “Nước nguồn xuôi mãi” vẫn hòa trong huyết quản của mỗi nhânvật được truyền kiếp từ đời này sang đời khác Trong suốt chiều dài các sáng tác củamình, đặc trưng văn hóa của nếp nhà và những phép tắc gia đình ở từng nếp sống, nếpnghĩ suy được Dạ Ngân miêu tả khá chi tiết, tường tận
Sinh ra và lớn lên ở miệt vườn cổ Cao Lãnh sông Tiền, Dạ Ngân là người phụ nữmang khí chất con người miền Tây đích thực Thế nên, bà đã viết văn bằng bản năngvà trải nghiệm của cuộc đời chính mình Cũng vì vậy, sự chân thực trong tác phẩm làyếu tố tạo ấn tượng mạnh với bạn đọc chứ không phải vì những nghệ thuật đánh lừacảm xúc của con người hay những ý tưởng đao to búa lớn, xa vời Dạ Ngân không đitìm những nội dung mang tầm vóc thời đại như các đồng nghiệp nam giới, người phụnữ “miệt vườn” ấy đi vào thế giới văn chương, và trở thành bậc thầy chỉ bằng sự khámphá những vẻ đẹp còn ẩn giấu trong đời sống hàng ngày Một trong đó là vẻ đẹp thiêngliêng của nếp nhà và của những bài học giản đơn nhưng nặng tình, trọng nghĩa củanhững phép tắc gia đình đúng chất người miền Tây
Trong Nàng ở đâu ra, Dạ Ngân đã từng đưa ra quan niệm của mình về gia
phong: “Nàng nhớ, từ hồi còn rất nhỏ, nàng đã mơ hồ hiểu rằng, hạnh phúc là phải
sống cho người khác, là phải biết hy sinh cho đại gia đình mà nàng, dù bé tí, cũng phảicảm thấy tự hào mà vun vén”…, “còn phải luôn luôn một trật tự trên nói dưới nghe
quấn quýt chan hoà…” [56, tr.77] Miệt vườn xa lắm là câu chuyện đạo gia phong
được thể hiện đậm đà trong một gia đình Nam bộ toàn phụ nữ với “Tam đại đồngđường”, ba đời cùng chung sống dưới sự lãnh đạo tuyết đối, gia trưởng, quyền năngnhưng đầy tình thương và trách nhiệm của cô Tư, một bà góa và cũng là bà cô út trongnhà Tất cả đã phải cùng đồng lòng chống chọi với số phận dưới một mái nhà thiếuhơi ấm đàn ông,
Trang 37lấy gia phong làm nền tảng để duy trì sự sống và duy trì trật tự, sự ấm êm của gia đình.Nếp nhà được thể hiện ngay trong cách dạy dỗ con cháu từ việc thực hành những nghilễ đến việc thực thi những cung cách sinh hoạt hay phép tắc gia đình Tất cả vào khuônphép rất tự nhiên, mỗi thành viên trong gia đình đều thực hiện một cách tự nguyện.Người ngoài nhìn vào dễ cho là khách sáo, hình thức, nhưng những thành viên dướimột nếp nhà thì ngược lại Một nếp nhà thiêng liêng, mang lại ý nghĩa đích thực chỉ khiđại hiếu ngự trị trong chính tâm của mỗi người Có lẽ ý thức được điều đó, cô Tư Ràng
đã “Gồng gánh hết sức bằng sự đảm lược có thể nói là phi thường” [48, tr.70] để vunxới, gieo trồng và hun đúc tâm hồn những đứa cháu về lí gia đạo để làm người: “Nhà
chỉ có ông nội bà nội được ăn đường cát… Những thứ đặc biệt dành cho ông bà nhưcá hấp, lạp sườn, bánh ngọt… Ông bà nội thì không thể thiếu thức ăn tươi một ngàyđược Lo bữa ăn tươm tất cho nội là cái gạch tre đầu tiên trong quan niệm chữ hiếucủa cô Ràng rồi từ cô mà thành nếp sống cho cả nhà”[ 48, tr.23] Trách nhiệm, nghĩa
vụ và bổn phận ấy không phải người con, đứa cháu nào cũng biết, cũng hiểu và cũngthực hiện được Nhất là trong một gia đình ba thế hệ toàn nữ, thiếu vắng gần như hoàntoàn cái sứ mệnh “tề gia” của đàn ông Đã có những quy định bất thành văn đầy uy lực
của vị chủ tướng Tư Ràng ra đời “Chúng tôi phải thấm nhuần ý thức phục dưỡng ông
bà, phải vô điều kiện với ông bà và nếu vi phạm sẽ là một cái tội [48, tr.23] Những
lời giáo huấn luôn được cô Ràng và các cháu biến thành hành động, việc làm cụ thể,trực tiếp Vì thế mà không phải là mớ thuyết lý suông hay giáo điều Sự linh thiêng khithực hiện những nghi lễ, cung cách sinh hoạt sẽ ăn sâu vào suy nghĩ của lớp trẻ, sẽ trởthành một sức mạnh vô hình giúp thế hệ sau khắc nhớ đến công ơn của tổ tiên, ông bà:
“Ông nội tôi là người đứng mũi chịu sào tới phải mang bệnh vào thân, người luôn bịđau khổ hành hạ vì ba tôi, đứa con trai duy nhất và đặc biệt nhất của ông đang bị đầyđọa ngoài Côn Đảo” [48, tr.86] Tưởng như chuyện nhỏ thường ngày mà lại trở thành
bài học lớn về đại hiếu gia đình Nhẹ nhàng mà thấm thía, nếp nhà thiêng liêng cùngnhững phép tắc gia đình cứ thế quấn quyện và lan tỏa, thấm dần trong tâm hồn tuổi
thơ Để rồi khi cô bé Tiệp từ Miệt vườn xa lắm đã bước vào một trang đời khác trongGia đình bé mọn vẫn vẹn nguyên một nếp nhà níu giữ chị trước bờ vực của một cuộc
li hôn: “Danh dự theo quan niệm của gia tộc nàng là sự hy sinh, nàng vùng quẫy với
Tuyên là nàng không có phẩm
Trang 38chất hy sinh, vì vậy nàng phải bị băm vằm nhiều lần vì đã làm lung lay sợi dây bệnbằng nhiều sự hy sinh của nhiều người trong suốt nửa thế kỷ qua” [57, tr.24] Vẻ đẹp
văn hóa của nếp nhà về hiếu lễ cứ thế được hun đúc, bám rễ sâu chắc vào đời sống tâmhồn của trẻ nhỏ, kết nối bền chặt mối quan hệ gia đình bằng sức mạnh của tình yêu,tình thương dung hòa trong ý thức về bổn phận và trách nhiệm Từ đó, sẽ tạo ra nhữngcon người có nhân cách, có tình cảm, sự nhường nhịn, lễ phép, kính trên nhường dưới,có lòng bao dung và tình yêu con người Lý gia đạo mà cô Ràng cất công hình thành,
vun giữ: “Tôi cần bầy con của anh Ba tôi lớn lên biết kính trên nhường dưới, biết ngồi
trước ngó sau, biết chân chỉ thật thà” [48, tr.58] đã trở thành lẽ sống, bài học nhân
sinh không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ mà ngay đến ngày hôm nay vẫn vẹn nguyên giátrị nhân sinh và nhân
văn.Một trong những dấu ấn của nếp nhà thiêng liêng để lại trong sáng tác của Dạ Ngân là tính tôn ti trật tự trong gia đình Tôn ti trật tự chỉ trật tự trên dưới, lớp lang, chỉvị trí,
vai trò thứ bậc cao – thấp như một thiên chức giữa những thành viên trong gia đình.Tuâ
n quan quan bình quyền uy tối cao Trong văn hóa của người Á Đông, dù ở đâu thì người đàn ông vẫn làbiểu tượng cho bờ vai để người phụ nữ nương nhờ Vị trí của người đàn ông quantrọng ở chỗ dựa tinh thần Thế nên ngày xưa các cụ ví người đàn ông giống như cáinóc nhà, tức là họ ở vị trí cao nhất để che chở cho các thành viên trong gia đình, là
giường cột để duy trì cái mái ấm gia đình đó Nhưng trong Miệt vườn xa lắm của Dạ
Ngân, mọi sự cắt đặt, quyền hành đều được trao cho cô tư Ràng, cô út, một người phụnữ góa nắm giữ Một sự khác lạ nhưng không hề ngược tâm hay trái với đạo lí gia
phong Bởi lẽ, ông nội đã ốm yếu “đã thành phế nhân hoàn toàn ở tuổi 70” Hơn nữa,
cô Ràng đã được anh cả
- cha của tụi nhỏ chuyển giao sứ mệnh: “Làm đàn ông, lúc này anh không mặt mũi nào
ở nhà Anh giao ba má, vườn tược với bẩy con cho em Anh biết chị dâu em vụng màcon anh đông, anh trông cậy vào em nghe Ràng” [48, tr.47] Và có lẽ, chỉ có cô mới có
thể “Chôn tuổi trẻ xuống đất mà đứng lên Đưa đứa con duy nhất của mình ra thành
Trang 39thị ở với nhà nội rồi quay về sự nhận ký thác của ba tôi” [48 , tr.47] Và căn nguyên
được khởi phát từ một ý thức về trách nhiệm và tình yêu máu thịt: “Vì ba tôi là anh trai
duy nhất, người đàn ông toàn diện, tuyệt vời nhất mà cô tôi tôn thờ Tình cảm của côdành cho ba tôi là vô điều kiện, trang trọng, mãi mãi” [48, tr.47] Những người thân
trong gia đình trên dưới một lòng, biết dựa vào nhau mà sống, vì nhau mà hi sinh,chẳng phải là biểu hiện cao nhất của tôn ti hay sao, kể chi đến trưởng nam hay thứ nữ?Tôn ti được thể hiện đầu tiên trong bữa cơm gia đình, cũng phải theo một quy tắc ứng
xử đúng có trật tự, quy tắc: “Những miếng ở mâm trên cho ông bà nội bao giờ cũng là
miếng ngon không có sẵn mà phải từ sự chăm chút công phu của cô rằng hoặc chịHoài mới có được Những miếng ngon ấy là lòng hiếu thảo, tài thu vén, là tôn ti trật tựmà đã vậy thì người trên phải nhận đủ cho con cháu vui, cũng có nghĩa là hàng concháu sẽ không được bén mảng, tư túi hay tự tiện làm sộc sệch cái tôn ti ấy” [48, tr.58].
Bắt nguồn từ đạo lý làm người nên những nguyên tắc, kỉ luật không hề khô cứng, ngộtngạt, ngược lại thấm đẫm ân cần, chan chứa cái tình tất thảy đều một mực trung thànhtuân giữ Ngay cả mối quan hệ cô – cháu, vốn là mối quan hệ của “giặc bên Ngô”,
nhưng trong nếp nhà Miệt vườn xa lắm của Dạ Ngân, tình cảm cô – cháu đã vượt qua
lề thói cay nghiệt thông thường: “Cô bảo sao là trời bảo.Tôi thích tuân thủ kỷ luật vì
tôi quan niệm đó là danh dự của một thành viên dưới trướng của cô Ràng” [48, tr.36].
Không chỉ thế, lũ trẻ hơn ai hết ý thức được “Kỷ luật là trên hết, kỷ luật là để có cơm
ăn nước uống, có bổn phận và có niềm vui” [48, tr75] Cứ thế, một gia đình bất thường
mà không dị biệt, lại trở nên đặc biệt và được cả thiên hạ tôn sùng; lại trở thành hạt bụivàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở, để người đọc hôm nay và mai sau thêm yêu,
thêm quý giá trị văn hóa được chưng cất ở gia đình này “nhà toàn đàn bà con gái mà
đồng tâm hiệp lực khó ai bằng” [48, tr.27] Thật không dễ để có một gia đình như thế
nếu không nhờ có một sự thu vén kỳ công trong việc làm nên những kỉ cương, tôn ti
trật tự Đằng sau những lát cắt về nếp nhà trong gia đình của Miệt vườn xa lắm là tấm
lòng của người viết và thông điệp về cái đẹp, cái thiện trong cuộc đời.Là một phụ nữ sâu sắc và đa cảm, lại được nuôi dưỡng trong dòng “nước nguồnxuôi mãi” của miệt vườn từ tấm bé, Dạ Ngân đã trân trọng dành cho nền văn hóa nơiđây, nhất là văn hóa gia đình sự ưu ái đặc biệt trong trang văn của mình Lối sống trọn
Trang 40nghĩa, vẹn tình hài hòa giữa tình yêu gia đình và tình yêu nước là một truyền thốngthiêng liêng của con người Việt Nam xưa nay Trong sáng tác của Dạ Ngân, điều đóđược thể hiện rõ nét trong nếp nhà của những con người miệt vườn bộc trực, thẳng thắnmà sâu sắc nghĩa tình Đến với những tác phẩm của bà, người đọc không khỏi bị dẫndụ bởi tình nghĩa gia đình tha thiết Đó là tình yêu tình thương mà ông và bà dành cho
nhau trong những ngày ông bị bệnh: “Bà nội hay ngồi hát lại những tích cũ để ông
nghe cho đỡ buồn, có hôm bà bắt tôi đọc truyện tàu cho cả ông bà cũng nghe” [48,
tr.71] Cũng là tình yêu thương, hiếu thuận, trách nhiệm của con cháu dành cho người
già: “Gia đình tôi có tù nhân chính trị nên ông bà tôi phải lên sống trong vòng kiểm
soát của chính quyền xã Cô tôi phải cắt chị Hoài lên vừa may vá kiếm tiền vừa chămlo ông bà” [48, tr.70] Giọt nước mắt của cô Ràng mỗi lần nhắc đến người anh trai
đang chịu án tù 20 năm ở Côn Đảo khiến đàn cháu và độc giả bao lần nao lòng: “Thế
rồi bà cô của tôi bắt đầu sụt xịt, rồi khóc tí tách thành tiếng, kiểu khóc hút hút khôngkhí như đang bị ai đó bóp cổ Mỗi lần nhắc đến ba tôi cô đều như vậy Nhưng sao côlại yêu ba mình đến mức mỗi khi nhắc tới ông thì cô khóc như thể vợ khóc chồng vậy”
[48, tr.9] Ở Miệt vườn xa lắm, người đọc không chỉ thấy người em làm tròn sứ mệnh
đáp lại lời nhắn nhủ của anh mình, cô Tư ấy, còn đi vào lòng người bởi tư chất tháo
vát của một người giàu tình thương và trách nhiệm: “Sài Gòn có quá nhiều dấu chân
cô trên những nẻo đường vừa buôn bán, vừa chạy vạy thăm nuôi ông anh suốt mấynăm trời trước khi ông thụ án” [48, tr.84].
Không dừng lại ở đó, tình nghĩa mà ông bà nội của lũ nhỏ trong miệt Vườn vườn
xa lắm dành cho cố hương cũng thật xúc động lòng người: “Ông trồng chúng vì ông
nhớ Cao Lãnh, trên đó nhà nào cũng trồng sao… Cô cả lớn lên, trong lúc ông bà nộitìm cách gả cô về Cao Lãnh để khỏi lạc tông, ông tôi vẫn coi khinh dân đất tràm và khỉcủa sông Nước Đục” [48, tr.46] Vì cuộc mưu sinh mà ông nội hồi trẻ, từng xốc nổi và
gan trời kéo vợ con một bầy bảy em trai vượt sông Tiền, vượt qua cả sông Hậu rồi đihết kinh Sáng để cắm vườn vào một nơi chưa hề biết nghề vườn là gì, đã làm nên mộtgiai thoại trong cuốn pha bất thành văn Thế nhưng, quê hương Cao Lãnh mới là mộtmiền nhớ day dứt khôn nguôi của ông nội, giấc mơ cùng bầy đoàn thê tử trên một
chiếc ghe máy hồi hương đã thành một chiêm bao đứt đoạn: “Còn đâu cái đại gia
đình mà