1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở văn hóa việt nam, những ảnh hưởng của giao lưu tiếp biến văn hóa phương tây với việt nam

18 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. Văn hoá Đại Việt đến văn hoá Việt Nam

  • II. Văn hoá Việt Nam và quá trình giao lưu văn hóa phương Tây

  • 2.1. Giai đoạn trước đổi mới (1945-1986)..........................................8

  • I.Văn hoá Đại Việt đến văn hoá Việt Nam

  • II. Văn hoá Việt Nam và quá trình giao lưu văn hóa phương Tây

  • Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam (Phan Ngọc)

    • Người Việt Trong Dòng Lịch Sử Văn Hóa (Nuyễn Xuân Kinh)

Nội dung

cơ sở văn hóa, ảnh hưởng của giao lưu văn hóa phương tây với việt ,Lịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua 3 lần tiếp biến. Lần thứ nhất là thời kỳ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.Những yếu tố văn hóa nước ngoài thời kỳ này có ảnh hưởng khá sâu sắc, toàn diện theo 2 con đường: cưỡng bức và hòa bình. Dù theo con đường nào, chúng ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa ngoại nhập làm giàu có và phong phú thêm văn hóa dân tộc. Lần thứ hai là từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Đây là cuộc “ép duyên” văn hóa Đông Tây, song cũng là một tất yếu lịch sử của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Sau khi cơ bản bình định xong các phong trào yêu nước, chính quyền thực dân Pháp ồ ạt du nhập văn hóa chính quốc vào thuộc địa với những ý đồ có lợi cho chủ nghĩa thực dân. Sự du nhập này, lập tức bị nền văn hóa bản địa phản kháng mạnh mẽ như một lẽ tự nhiên. Song, cũng có không ít tinh hoa của văn hóa phương Tây đã được chúng ta tiếp thu. Lần thứ ba là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA: TUYÊN TRUYỀN

- -TIỂU LUẬN MÔN: Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

Đề

tài :Những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây.

Giáng Viên Hướng Dẫn: Tô Thị Oanh

Học viên: Nguyễn Hoàng Anh

Mã sinh viên: 2055380004

Lớp: Truyền Thông Chính Sách K40

HÀ NỘI 6/2020

Trang 2

Mục lục

I Văn hoá Đại Việt đến văn hoá Việt Nam

1.1 Văn hoá Đại Việt 4

1.2 Thời kì tiếp biến văn hoá lần thứ hai: Thời Pháp thuộc…………6

II Văn hoá Việt Nam và quá trình giao lưu văn hóa phương Tây 2.1 Giai đoạn trước đổi mới (1945-1986) 8

2.2 Giai đoạn từ đổi mới (1986) 10

III Văn hóa phương Tây ảnh hưởng tới giới trẻ 3.1 Về lĩnh vực nghệ thuật………

3.2 Về lĩnh vực giải trí ……… 22

3.3 Về lĩnh vực thương mại 25

3.4 Về những truyền thống lâu đời của nhân dân ta………

IV Tiếp thu văn hóa phương Tây nhưng không quên bản sắc dân tộc 13

Trang 3

1 Lí do nghiên cứu

Mở đầu Lịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua 3 lần tiếp biến Lần thứ nhất là thời kỳ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.Những yếu tố văn hóa nước ngoài thời kỳ này có ảnh hưởng khá sâu sắc, toàn diện theo 2 con đường: cưỡng bức và hòa bình Dù theo con đường nào, chúng ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa ngoại nhập làm giàu có và phong phú thêm văn hóa dân tộc Lần thứ hai là từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây Đây là cuộc “ép duyên” văn hóa Đông - Tây, song cũng là một tất yếu lịch sử của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Sau khi cơ bản bình định xong các phong trào yêu nước, chính quyền thực dân Pháp ồ ạt du nhập văn hóa chính quốc vào thuộc địa với những ý đồ có lợi cho chủ nghĩa thực dân Sự du nhập này, lập tức bị nền văn hóa bản địa phản kháng mạnh mẽ như một lẽ tự nhiên Song, cũng có không ít tinh hoa của văn hóa phương Tây đã được chúng ta tiếp thu Lần thứ ba là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Luồng văn hóa

từ phương Tây vào Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa nước nhà Những năm gần đây, văn hóa nước ngoài đã và đang xâm nhập một cách ồ ạt vào Việt Nam Chủ thể đón nhận những làn sóng văn hóa ngoại nhập một cách hồ hởi nhất chủ yếu là tầng lớp trẻ - thế hệ tương lai của đất nước Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách thụ động, thiếu chọn lọc, thiếu “gạn đục khơi trong” đang để lại những hậu quả khó lường Bản chất của văn hóa là hướng tới chân - thiện - mỹ, ngày càng toàn diện và có tính quốc tế hơn Song trong quá trình lịch sử của mình, văn hóa còn có những

“bước lùi”, mà một trong những “bước lùi” đó chính là mặt trái của quá trình

Trang 4

tiếp nhận văn hóa nước ngoài, là nhận thức và thái độ chưa đúng của giới trẻ đối với văn hóa truyền thống

1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích :

Tìm hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa phương Tây

Chỉ ra những sự thay đổi của văn hoá Việt Nam trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với phương Tây

Nhiệm Vụ :

Chỉ ra được sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tới văn hóa Việt Nam

2 Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Những thay đổi của văn hóa Việt Nam trong cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa phương Tây

Mục đích nghiên cứu : Làm sáng tỏ sự biến đổi của văn hóa Việt Nam trong cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa phương Tây

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận Phương pháp phân tích Phương pháp logic lịch sử

Trang 5

4 Kết cấu tiểu luận

Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần : Mở đầu, Nội dung, Kết luận

I.Văn hoá Đại Việt đến văn hoá Việt Nam

1.1 Văn hoá Đại Việt

Nhờ có nền móng vững vàng được tạo dựng từ nền văn hoá bản địa đầu tiên, cộng với những thành tựu tiếp thu được từ các nền văn hoá bên ngoài, chỉ sau chưa đầy một thế kỉ giành lại nền độc lập, người Việt đã xây dựng

một nền văn hoá rực rỡ mang tên Đại Việt với ba đỉnh cao: văn hoá Lý – Trần, văn hoá Lê và văn hoá Nguyễn.

Về kinh tế, nền văn hoá Đại Việt hình thành và phát triển trên nền tảng

của kinh tế nông nghiệp tiểu nông phong kiến và các nghề thủ công truyền thống như dệt, gốm, mĩ nghệ.Nhiều làng nghề và trung tâm thủ công nghiệp xuất hiện, tiêu biểu là kinh thành Thăng Long với 36 phường hội

Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Đại Việt dựa trên cơ sở Tam giáo đồng

nguyên (Phật – Đạo – Nho), kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng bản địa, tạo nên một đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, mang nặng tính ứng xử hơn là tính triết lí, lấy sự hoà nhập, khoan dung làm cốt cách, xa lạ với sự xung đột và bài xích giữa các tôn giáo Tuy nhiên, mỗi giai đoạn văn hoá lại chịu sự chi phối của một tôn giáo khác nhau Thời Lý – Trần, hệ tư tưởng Phật giáo đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tư tưởng của người dân Việt nhưng đến thời Lê sơ, Nho giáo lại chiếm ưu thế so với các tôn giáo khác Chính sách độc tôn Nho giáo của nhà Lê tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của dòng văn hoá bác học với nhiều thành tựu rực rỡ thể hiện trong nền văn học viết Thế nhưng hệ tư tưởng Nho giáo với những lễ giáo chặt chẽ lại gặp phải sự phản kháng mãnh liệt trong dân gian thể hiện rõ trong dòng văn hoá

Trang 6

dân gian, phát triển mạnh trong các thế kỉ XVI-XVIII, làm cho Nho giáo dần

bị suy sụp trong đời sống xã hội Đến thời Nguyễn, từ vua Gia Long đến Tự Đức đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tư tưởng của đất nước nhưng không thể khôi phục được vị thế của Nho giáo như thời Lê sơ Nho giáo lúc này thể hiện rõ là một hệ tư tưởng lạc hậu, bảo thủ và lỗi thời, không thể giải quyết được những vấn đề của thời đại

Bên cạnh đó, từ thế kỉ XVI, một tôn giáo mới từ phương Tây được du nhập vào Đại Việt, đó là đạo Kitô Sự truyền bá và phát triển của đạo Kitô trải qua nhiều bước thăng trầm, khi thì được cho phép, lúc lại bị cấm đoán, nhưng cuối cùng Kitô giáo đã có mặt ở Việt Nam, góp phần làm phong phú đời sống tư tưởng, tinh thần của người Việt thời kì này

Về xã hội, khuôn khổ gia đình thời Đông Sơn đã mở rộng thành gia tộc.

Cơ cấu xã hội cơ bản là Nhà – Làng – Nước, trong đó Nhà (gia đình, gia tộc)

và Làng (làng xã) là nhân tố xã hội nền tảng, từ đó chuẩn mực ứng xử là sự

mở rộng từ gia tộc ra toàn xã hội Đến thời Lê sơ, với chính sách quân điền, chính quyền phong kiến được tập trung cao độ thể hiện trong việc quản lí, chi phối của trung ương với địa phương và quyền chuyên chế tuyệt đối của nhà vua Nhà nước Đại Việt đã trở thành một khối thống nhất từ trung ương đến địa phương một cách trật tự và quy củ Trong suốt gần 10 thế kỉ, Đại Việt tồn tại và phát triển dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước, của sự

cố kết cộng đồng Các cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh kéo dài trong suốt lịch sử trung đại đã hun đúc và tôi luyện tinh thần yêu nước của người Việt, với bản lĩnh kiên cường bất khuất, quyết tâm chiến thắng bất kì một kẻ thù xâm lược nào

Trang 7

Nền văn minh Đại Việt thể hiện tất cả những đặc điểm của một dân tộc

đã trưởng thành sau một nghìn năm chịu sự khổ nhục dưới ách Bắc thuộc Những ý thức xây dựng một đời sống văn hoá toàn diện đã lắng đọng trong giấc ngủ ngàn năm ấy để bừng dậy với tất cả sức sống mãnh liệt của một dân tộc độc lập Vì vậy nền văn minh Đại Việt có tính chất phong phú và toàn diện, là bằng chứng hùng hồn cho sức sống mãnh liệt của nền văn hoá Việt Nam sau những thăng trầm của lịch sử

1.2 Thời kì tiếp biến văn hoá lần thứ hai: Thời Pháp thuộc

Nền văn hoá Đại Việt tồn tại và phát triển suốt từ thế kỉ X đến cuối thế

kỉ XIX thì đứng trước thách thức mới

Trước nhất, đó là sự phát triển của nền văn minh thế giới, đặc biệt là văn minh phương Tây đã đặt các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng trước những đòi hỏi mới Sự thâm nhập của các nước phương Tây trong cơn lốc đi tìm thị trường là điều kiện để các nước phương Đông có cơ hội tiếp xúc với văn hoá phương Tây và tiếp thu những thành tựu của nền văn minh công nghiệp Trong bối cảnh đó, văn hoá Đại Việt đã có sự tiếp biến với văn hoá phương Tây, mà chủ yếu là văn hoá Pháp, thông qua sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam Nhưng cũng giống như thời Bắc thuộc, chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đã không giữ được nền độc lập dân tộc, Việt Nam lại rơi vào sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp, bị mất chủ quyền, do vậy sự tiếp biến văn hoá lần này ban đầu cũng hoàn toàn mang tính áp đặt, cưỡng bức về văn hoá

Tuy nhiên, cùng với những bài học tích luỹ được trong lịch sử, một lần nữa văn hoá Đại Việt không phản ứng theo kiểu tiêu cực, co lại, đóng kín Trong sự đối đầu với thực dân Pháp, nền văn hoá Việt Nam một lần nữa lại

Trang 8

mềm mại và cởi mở, dần tìm cách đối thoại với nền văn hoá Pháp để tiếp tục xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới Theo nhà nghiên cứu văn hoá

Phan Ngọc thì “việc quân đội Pháp chiếm Việt Nam quá dễ dàng và nhanh chóng dẹp tắt các cuộc nổi dậy đã khiến Việt Nam tỉnh khỏi giấc mơ giáo điều để nhận thức những ưu thế của văn hoá phương Tây so với văn hoá truyền thống.” [2, tr 368] Vì vậy, chính các Nho sĩ lại là những người đề

xuất các phong trào cải cách như Duy Tân, Đông Du… để tiếp nhận các thành tựu của văn hoá Pháp và các nền văn hoá bên ngoài, tiếp nhận chủ nghĩa duy lí thay cho chủ nghĩa giáo điều, xu hướng tự do, dân chủ thay thế

tư tưởng quân chủ đã trở nên lạc hậu và lỗi thời

Mặc dầu thời gian chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Pháp chưa đầy một thế kỉ nhưng có thể nói văn hoá Việt Nam đã biến đổi rõ rệt hơn thời gian tiếp xúc văn hoá Hán trên 2.000 năm Vào khoảng những năm 1920, những yếu tố của văn hoá Trung Quốc trong lòng văn hoá Đại Việt đã chết, thay vào đó là tinh thần của nền văn hoá Pháp Toàn bộ văn hoá Việt Nam từ văn học, hội hoạ, âm nhạc đến kiến trúc đều thay đổi do ảnh hưởng của văn hoá Pháp Đã diễn ra một sự đổi mới thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực

và xuất hiện một nền văn hoá Việt Nam mới, vẫn mang đậm tính dân tộc nhưng đã có âm hưởng của nền văn hoá phương Tây như tư duy lí luận, tinh thần tự do cá nhân và tính nhân loại khá rõ nét Nền văn hoá Việt Nam đã có

sự chuyển mình, mang cấu trúc và diện mạo mới, từng bước rời bỏ phương thức sản xuất châu Á, tức là nền văn minh nông nghiệp truyền thống để đi vào quỹ đạo của nền văn minh công nghiệp phương Tây

Sự tiếp biến văn hoá thời kì này dẫn đến sự đổi mới cả về chủ thể văn hoá, cả văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần Một đội ngũ tri thức mới ra đời, đặt nền móng cho sự hình thành các ngành khoa học như Ngôn ngữ học,

Trang 9

Dân tộc học, Nghệ thuật, Tôn giáo, Địa lí, Sử học, Khảo cổ học… Nhiều hình thức văn hoá mới nảy nở và phát triển: tiểu thuyết, thơ mới, sân khấu kịch, điện ảnh…

Cùng với quá trình giao lưu, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá Pháp để làm giàu nền văn hoá truyền thống, dân tộc Việt đồng thời tiến hành các các cuộc kháng chiến chống Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau, lúc đầu do các văn thân yêu nước, sau đó là Đảng Cộng sản lãnh đạo, để giành độc lập dân tộc Kết quả là, đến năm 1945, với Cách mạng Tháng Tám, chúng ta đã đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại độc lập, nền văn hoá nước ta đổi mới, phong phú và lớn mạnh hơn trước

II Văn hoá Việt Nam và quá trình giao lưu văn hóa phương Tây

Từ khi ra đời đến nay mới hơn nửa thế kỉ, nền văn hoá Việt Nam hiện đại còn đang trong thời kì định hình và chịu nhiều thử thách

2.1 Giai đoạn trước đổi mới (1945-1986)

Cách mạng Tháng Tám đã chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp Nền văn hoá Việt Nam gắn với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ năm 1945 Đó là nền văn hoá hình thành trên nền tảng văn hoá Đại Việt và quá trình đổi mới của văn hoá Việt Nam trong khung cảnh tiếp xúc văn hoá Đông – Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Trong quá trình chuyển tiếp ấy, các nhân tố nội lực của nền văn hoá cổ truyền và các nhân tố ngoại sinh của thế giới bên ngoài đang cùng tác động và chuyển hoá lẫn nhau Dưới sự kích thích của cách mạng và chiến tranh, các giá trị văn hoá tạo ra do tiếp biến thời Pháp thuộc đã đem lại nhiều thành tích trong khuôn khổ của một quốc gia độc lập (về văn học, nghệ thuật, nền móng khoa học đầu tiên,…)

Trang 10

Nếu nền văn hoá Đại Việt hình thành và định hình từ hai nhân tố mang tính hệ thống là nông nghiệp tiểu nông phong kiến và ý thức hệ tam giáo, trong đó xương sống là Nho giáo, thì nền văn hoá Việt Nam hình thành và định hình trên cơ sở nền kinh tế công nghiệp hoá, ý thức hệ Mác – Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh Giai đoạn này, văn hoá Việt Nam mang đậm tính dân tộc, khoa học và đại chúng Sự tiếp xúc với văn hoá thế giới không chỉ giới hạn ở nền văn hoá Tây Âu, văn hoá Mĩ, mà còn mở rộng với các nền văn hoá Đông Âu mang tính xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Nam Tư, Hunggari, Bungari, Tiệp Khắc,…) Do đó mà hàng loạt các tác phẩm cổ điển của Nga, Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Bungari, Anbani,… được dịch và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam

Tuy nhiên, với hơn 90% dân số là nông dân, tư duy và phong tục tập quán vẫn in đậm dấu ấn truyền thống, nặng ảnh hưởng của Nho giáo phong kiến, công cuộc xây dựng nền văn hoá mới thời kì này gặp nhiều khó khăn Thành công lớn nhất của chính phủ mới là việc tiến hành xoá nạn mù chữ, xây dựng những nền móng cơ bản của nền văn hoá mới từ các cơ sở kinh tế công nghiệp ban đầu một cách có hệ thống ở miền Bắc Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài và lối tư duy còn máy móc, khuôn mẫu nên giai đoạn này chưa đạt được nhiều thành tựu

2.2 Giai đoạn từ Đổi mới (1986)

Có thể nhận thấy từ sau tư tưởng đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền văn hoá Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức mới

Từ năm 1986, với tư tưởng đổi mới toàn diện đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam bước vào một thời kì mới: thời kì xây dựng nền kinh tế

Trang 11

thị trường, mở cửa và hội nhập Từ đó đến nay, Việt Nam từng bước hoà nhập vào đời sống kinh tế, văn hoá của khu vực thông qua việc gia nhập các

tổ chức khu vực (Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) – 1995, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) – 1998, Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) – 1996) và tiến đến tham gia các tổ chức thế giới

mà tiêu biểu là việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO vào năm

2007 Việt Nam đã chính thức bước vào sân chơi của thời đại, sân chơi của thời kì “toàn cầu hoá” Và phương châm được chúng ta chọn trong cuộc chơi

toàn cầu này là “Đưa văn hoá Việt Nam ra thế giới và đưa văn hoá thế giới đến Việt Nam”.

Đối diện toàn cầu hoá, trong cuộc đối thoại văn hoá, Việt Nam có thuận lợi lịch sử là đã tiếp biến văn hoá thành công khi đối đầu với văn hoá Trung Quốc và văn hoá phương Tây (Pháp) mà vẫn giữ được và làm phong phú thêm bản sắc dân tộc Vì vậy, hành trang cho văn hoá Việt Nam trong cuộc chơi toàn cầu hoá, theo chúng tôi, đó là:

Về nền tảng văn hoá: Việt Nam đã có một nền văn hoá truyền thống lâu

đời, với gốc rễ là nền văn hoá bản địa Đông Sơn trên cơ tầng của cư dân Đông Nam Á Những bản sắc văn hoá đã được thử thách và tôi luyện qua nhiều lần đối đầu và đối thoại văn hoá trong lịch sử, tạo nên một sức đề kháng tuyệt vời trước sức ép của các nền văn hoá bên ngoài Trước sức mạnh xâm nhập của các giá trị văn hoá bên ngoài, văn hoá Việt Nam không khi nào bị đồng hoá, luôn giữ được bản sắc của mình

Về chủ thể văn hoá: Con người Việt Nam luôn mang trong mình tinh

thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, bản lĩnh kiên cường, bất khuất và ý chí quyết tâm chiến thắng trong bất kì cuộc đấu tranh nào, đặc biệt là cuộc đấu tranh mang danh nghĩa “dân tộc” Do vậy, có thể khẳng định rằng, dù có khó

Ngày đăng: 18/06/2021, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w