1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở văn hoá việt nam 2 đ ề tà i bản sắc văn hoá việt nam

28 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bản Sắc Văn Hoá Việt Nam
Tác giả Cô Ngô Thị Thanh Tâm, Hồ Nguyễn Hoàng Nhi
Người hướng dẫn GVHD
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 335,04 KB

Nội dung

Bản sắc văn hoá bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồngcác dân tộc được vun đắp nên trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước, hình thành qua nhiều

Trang 1

KHOA NGỮ VĂN

CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM 2

Đ

Ề TÀ I: BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_2023

Trang 2

Ngày 7/11/2023

I Những định nghĩa về bản sắc văn hoá Việt Nam

1 Theo từ điển Oxford, bản sắc văn hoá, dân tộc là cảm giác về một quốc gia nhưmột thể thống nhất được thể hiện qua các truyền thống, văn hoá và ngôn ngữ riêng

2 Bản sắc văn hoá bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồngcác dân tộc được vun đắp nên trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, từng nấc thang biến đổi, phát triển Vì thế,

nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, độc đáo nhất của các cộng đồng dân tộc, có giá trịbền vững, trường tồn cùng thời gian, như chất keo kết nối cộng đồng người gắn bóvới nhau để cùng tồn tại và phát triển

(Chu Thái Thành (2007), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc)

3 Bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoáđược xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắcthái văn hoá

(Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), Tư tưởng nữ quyền và bản sắc dân tộc trong

truyện ngắn của tác giả Ai Cập YOUSUF IDRIS, Trường đại học Khoa học xã hội

và nhân văn)

II Bản sắc văn hoá gồm có những giá trị gì?

Nói đến bản sắc văn hoá tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quátrình phát triển của lịch sử Dĩ nhiên, văn hoá là một hệ thống những quan hệ, khôngphải là những vật Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chứađựng những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại Cái tạothành tính bất biến của các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức conngười Việt Nam

2.1 Vấn đề Tổ quốc Việt Nam

Trang 3

Người Việt Nam là con người tổ quốc luận, tức là đối với anh ta, tổ quốc lớn hơntất cả Không cần tìm dẫn chứng ở xa xôi, lịch sử kháng chiến ba mươi năm qua làbằng chứng không thể chối cãi Tuy ai cũng thừa nhận đặc điểm này, nhưng cáchgiải thích thường thiếu sức thuyết phục vì thiếu cơ sở vật chất Họ đều cảm thấylòng yêu nước của người Việt Nam có cái gì cực kì khó hiểu, không thể nào giảithích theo kinh tế luận của chính họ.

Nếu như gia đình có một cơ sở tự nhiên do hôn nhân tạo nên thì tổ quốc lại là một

tổ chức hình thành khá muộn và thay đổi theo những nước khác nhau Mỗi dân tộc

có một cách hiểu riêng về đất nước của mình và cách yêu nước của mỗi tộc ngườimột khác

Tại hội thảo “về bản sắc văn hóa Hà Nội trong văn học nghệ thuật thế kỷ 20” tổ

chức tại Đại học Mỹ thuật ngày 23 tháng 9 năm 2010, nhà nghiên cứu văn hóaHoàng Ngọc Hiến đã nêu ra sự cần thiết phải làm rõ khái niệm bản sắc văn hóatrước khi có thể nói về đặc tính của nó Theo ông, khái niệm bản sắc thường khiếnngười ta nghĩ đến một thực thể ổn định và cố định Nhưng bản sắc không phải là cái

gì đó bất biến Nó là một quá trình của tiếp biến văn hóa để hình thành nên bản sắc.Ông cho rằng “nó (bản sắc) đến từ nhiều nguồn, tức là nó đa nguyên” Tiếc rằng đềnghị của ông đã rơi tõm vào thinh không Người ta cứ tiếp tục nói về bản sắc theocảm xúc của mình mà không cần “khái niệm hóa” cái mà họ quan sát được

Khái niệm bản sắc văn hóa của một thành phố hay một quốc gia-dân tộc, thực ra chỉ

là một cấu trúc có tính nhân tạo (artificial construction), tùy thuộc vào nhận thức

chủ quan của nhà nghiên cứu và tác động của bối cảnh chính trị xã hội cụ thể Bảnsắc văn hóa do đó không phải là một thực thể tồn tại khách quan mà nó được tạonên thông qua tư duy chủ quan của mỗi cá nhân hay cộng đồng Tuy nhiên bản sắcvăn hóa lại là một khái niệm chứa đựng nhiều yếu tố đạo đức xã hội và cảm xúc Vìvậy bản sắc có thể trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tác văn học, nghệthuật và chính trị Bản sắc cũng có thể đoàn kết hay chia rẽ con người khi nó được

sử dụng vào các mục đích khác nhau Bản sắc văn hóa như một cấu trúc tưởng

Trang 4

tượng có thể trở thành một động lực lớn lao cho phát triển của thành phố tương lainhưng bản sắc ấy cần được hướng đến mục tiêu hài hòa và cuộc sống tốt đẹp cho tất

cả người dân thành phố thay vì chia rẽ và phân biệt

2.2 Vấn đề gia đình Việt Nam

Gia đình Việt Nam nói chung không giàu có nhưng rất gắn bó Ông cha Việt Namkhông phải là một thứ vua như ông cha Trung Quốc Đứa con trong gia đình đượcyêu thương, che chở Người Việt Nam gặp nhau không hỏi về chức vụ, của cải màhỏi có bao nhiêu con Người con gái không lép vế quá mức, và được pháp luật bênhvực Tục ngữ nói: “Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng” Do đó, ngườicon gái rất gắn bó với cha mẹ mình và đi lấy chồng không có nghĩa là rời bỏ giađình mình: “Có con mà gả chồng gần Có bát canh cần nó cũng đem cho” (ca dao).Trông một xã hội tự cung tự cấp, việc hôn nhân không phải do cá nhân quyết định

mà được quyết định theo tập quán; chủ yếu theo gia đình Nếu cho rằng tình yêu là

do sở thích cá nhân thì ở Việt Nam trước đây ít có tình yêu này Nhưng nếu chấpnhận tình yêu là sống chung thuỷ giữa vợ chồng, cùng nhau lo cho gia đình con cái,

hy sinh với nhau, đói khổ có nhau thì ở Việt Nam điều này là phổ biến Việc hônnhân không phải là chuyện cá nhân mà là công việc quan trọng giữa hai gia đình,hai họ và hôn nhân là sợi dây liên hệ vững bền nhất giữa hai họ

Gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng Một thứ vănhoá kỳ quặc chỉ thâu tóm trong hai nguyên lý là xác thịt và đồng tiền đang đầu độctâm hồn Đâu đâu cũng nghe “Anh yêu em, em yêu anh” Nhưng tỷ lệ ly dị lại tănglên chóng mặt Trong một xã hội còn nghèo khổ, cả hai vợ chồng phải chung lưngđấu cật mới nuôi nổi con Vợ chồng ly dị rồi thân phận đứa con ra sao Con cái cácgia đình cha mẹ ly dị bị tổn thương về tình cảm từ bé, khó lòng thở thành nhữngngười phục vụ nhân dân mẫu mực Đó là điều đáng cho mọi người suy nghĩ

III Vấn đề văn hoá mà bản thân quan tâm

Trang 5

VĂN HOÁ ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ Ở TP.HCM 3.1 Tổng quan về văn hoá ẩm thực

3.1.1 Ẩm thực và văn hoá ấm thực

Xét về mặt ngôn từ ẩm thực là một từ Hán Việt dùng để chỉ việc ăn uống Xét về

mặt đời sống, ẩm thực hay ăn uống là một phạm trù thuộc đời sống vật chất của conngười, được con người tìm tòi sử dụng để duy trì sự sống của mình

Xét theo góc độ văn hoá, ẩm thực ngoài những nét chung thì mỗi dân tộc, mỗivùng miền lại có đặc thù liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh hoạt vật chất, tinhthần, phong tục tập quán; được sàng lọc bảo tồn qua các thế hệ Có thể nói văn hoá

ẩm thực là một thành tố của văn hoá Cùng với các yếu tốc khác, văn hoá ẩm thựcgóp phần khắc hoạ nét bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miềnquốc gia, chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của một cộngđồng, tạo nên đặc thù riêng cho cộng đồng ấy

Văn hoá ẩm thực vừa mang giá trị vật chất phong phú lại vừa mang giá trị tinhthần to lớn Có thể nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác văn hoá ẩm thực trên cả haiphương diện: Những món ăn đồ uống cụ thể và tập quán, khẩu vị ăn uống của conngười; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ănuống, những phương thức chế biến, bày biện món ăn

3.1.2 Ứng xử trong văn hoá ẩm thực

Có thể nói cách ứng xử của người Việt trong ăn uống rất tinh tế và ý nhị nhưngcũng rất nghiêm ngặt Lối ứng xử trong ăn uống của người Việt được điều chỉnhlinh hoạt tuỳ thuộc vào bối cảnh, mục đích, chủ thể và khách thể tham dự

Trang 6

Khi ăn uống trong phạm vi gia đinh, cách ứng xử thường thấy nhất là “Trên kínhdưới nhường” Trong bữa ăn, người phụ nữ luôn là người “Tổng chỉ huy”, họ sẽđiều tiết việc ăn uống trong mâm, với tinh thần yêu thương nhường nhịn Miếngngon nhất được gắp cho người già, con trẻ, bát cơm nạc (Phần cơm ngon không cócháy) cho ba mẹ già, cho chồng cho con… Bắt đầu bữa cơm con cháu phải biết mờiông bà cha mẹ trước rồi mới được ăn… Đạo lý về sự biết ơn, kính trọng ông bà cha

mẹ, thờ cúng tưởng nhớ tổ tiên có lẽ đều bắt đầu từ những việc tưởng như đơn giản

và nhỏ nhặt này

Tóm lại văn hoá ẩm thực Việt xét trên mọi phương diện từ nguyên liệu, cách thứcchế biến, cách thưởng thức đến ứng xử trong ăn uống đều hết sức đặc sắc nhưngđiều thú vị hơn là trên nền tổng quan chung đó, văn hoá ẩm thực ở mỗi vùng miềntrên cả nước lại có những nét chấm phá riêng mang màu sắc của đất đai thổ nhưỡng,của phong tục tập quán của từng vùng Cái chung cái riêng hoà trộn vào nhau khiếncho ẩm thực Việt Nam rất phong phú Đây chính là những giá trị đặc biệt của vănhoá ẩm thực mà chúng ta cần bảo tồn, khai thác phát huy trong cuộc sống đươngđại

3.2 Giá trị của văn hoá ẩm thực dưới góc nhìn du lịch

3.2.1 Hoạt động ẩm thực đường phố ở một số thành phố ở Việt Nam

Hoạt động ẩm thực đường phố ở Việt Nam phát triển khá sớm, rất đặc trưng và

cũng rất phong phú, gắn với truyền thống sinh hoạt của các dân tộc cư ngụ trên địabàn Ẩm thực đường phố đã không ngừng tăng về số lượng, quy mô, để đáp ứngnhu cầu du khách trong và ngoài nước, điển hình ở một số địa phương: Hà Nội cócác món ẩm thực nổi tiếng gắn liền với tên phố như phố nộm Hồ Hoàn Kiếm, phốhải sản Cầu Gỗ, phố hoa quả dầm Tô Tịch, phố bia hơi Tạ Hiện, phố lòng nướnggầm Cầu, phố lẩu Phùng Hưng, phố chân gà nướng Lý Văn Phúc, phố bít tết HòeNhai, phố ốc Hồ Tây; Tại Sapa (Lào Cai), du khách rất thích thú với các “phố đồnướng” Cầu Mây, Nhà thờ đá với những món dân dã: trứng nướng, khoai nướng,

Trang 7

sắn (mì) nướng, ngô (bắp) nướng, hay mía nướng, trứng vịt lộn nướng, bánh dầynướng, phèo nướng, dạ dày nướng, đậu phụ nướng…; Phố cổ Hội An (Quảng Nam)với các với những món ăn nổi tiếng ba miền và đặc biệt là các món đặc sản như:cơm gà, cao lầu, bánh bao, bánh vạc, bánh đập, hến xào, mì Quảng, chè bắp, bánhbèo, hoành thánh…; Tại Đà Nẵng có khu phố ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng, chợCồn… với các món đặc sắc: mì Quảng, bún chả cá, bún cá thu/cá ngừ, bún mắm thịtheo, bún bò, xôi gà, cháo vịt, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng đập, bún thịtnướng, bánh xèo/nem nướng, bánh canh, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm, bánhđúc, bánh kẹp, lẩu hải sản, tôm hùm, các món mực hấp và nướng, các món cá biển,

ốc biển, tôm hấp và nướng; ghẹ hấp/rang muối/rang me, bào ngư nướng hành,nghêu/sò nướng, gỏi cá (trích/cơm/chuồn), gỏi trứng cá chuồn, gỏi sứa, gỏi búpchuối, cá rô Xuân Thiều, mít trộn, mít non trộn sứa, ốc bươu xào/hấp, ốc hút, bêthui, bò lá lốt, các món chè, cháo ngọt, xôi đường, thạch rau câu…; Nha Trang –Khánh Hòa có khu vực đường Hoàng Văn Thụ với các món ăn hấp dẫn như nemnướng, thịt bò nướng, bún chả cá, bánh căn, bánh đập thịt nướng, bánh ướt, cùngvới các món hải sản tại Hải sản làng chài…; Quy Nhơn – Bình Định, có thể dạochơi đường phố ở những khu chợ quê dân dã với những món ăn đặc sắc như bánhxèo tôm nhảy, nem nướng, mì Quảng, hến xúc bánh tráng, cao lầu xá xíu…, hải sản

và xiên que thơm ngon hấp dẫn

3.2.2.1 Các điểm ẩm thực đường phố điển hình tại quận 1

Đường Bùi Viện (khu phố đi bộ Bùi Viện – Quận 1, TPHCM – thường gọi là khuphố Tây) là nơi tập trung nhiều du khách quốc tế về đêm (bắt đầu từ khoảng 20 giờ

Trang 8

đến 0 giờ), chủ yếu là khách các nước Pháp, Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

và châu Phi… với những món ăn yêu thích là đồ nướng: tôm, ốc, mực, chân gànướng, bánh mì, bắp xào, ngô luộc, bánh bao, tàu hũ nóng Mặc dù ở đây có rấtnhiều nhà hàng sang trọng, lịch sự, nhưng du khách nước ngoài vẫn thích ngồi lềđường để vừa ăn vừa trò chuyện, ngắm sự náo nhiệt của đường phố (ý kiến của chủquán Cold Beer – 71 Bùi Viện và chị Hạnh, nhân viên tiệm nướng BBQ SaigonNight – 135 Bùi Viện) Đường Thủ Khoa Huân, phải kể đến là Bến Thành Streetfood Market với các phân khu: khu tự phục vụ với những món ẩm thực truyềnthống; khu ẩm thực sáng tạo; khu ẩm thực nước ngoài; khu giải trí với kiểu trang tríđẹp, trẻ trung, phù hợp với xu hướng mới với các món ăn đa dạng, phong phú (hơn

200 món ăn nhanh từ các nước trên thế giới) như burger, pasta, pizza; các món dântộc như phở, hủ tiếu, cơm gà, bún bò Huế… có sức hút mạnh đối với du khách.Đường Nguyễn Huệ, có Coco5 – Bangkok Street food market (68 Nguyễn Huệ) làmột điểm đến cho các tín đồ ẩm thực Thái Lan vì có tất cả những món ăn vặt TháiLan (mặn, cay, ngọt), các quầy được trang trí đẹp mắt theo phong cách truyềnthống Giá đồ ăn, thức uống ở đây vừa phải, hợp với du khách Đường Tôn ĐứcThắng, phố dành cho người bán hàng rong – Công viên Bạch Đằng bên sông SàiGòn, mở cửa vào hai ngày cuối tuần, có các món ăn đường phố với hơn 120 gianhàng ẩm thực, thời trang và các trò chơi dân gian Đường Nguyễn Thị Minh Khai vàNguyễn Bỉnh Khiêm, có Rubik Zoo – Thảo Cầm Viên với hơn 300 gian hàng vớicác món ẩm thực đường phố là các món nướng Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông,đặc sản Nhật Bản, Hàn Quốc (lẩu bạch tuộc, mực hấp Thái, tobokki, akoyaki, sushi,chả cá Hàn Quốc, kem bơ Đà Lạt, trà sữa, trà kem phô mai…) Đường Cô Giang(phố ẩm thực Cô Giang) với những món ăn đường phố giá rẻ như cơm gà xối mỡ,

bò né, bò nướng lá lốt, mì xào giòn, bánh mì, ốc, bún, cháo lòng, các món chè, xôi,kem… được du khách nước ngoài ưa thích Đường Lý Tự Trọng (tại hẻm 177) với

“thương hiệu” trái cây tô nổi tiếng và nhiều món ăn thu hút khách như phá lấu, bộtchiên, bánh mì, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh khọt, bánh bèo, bắp xào, đồ nướng, xiênque, cơm tấm, trà sữa, bún thịt nướng, cơm tấm, ốc các loại, canh bún, bún riêu,cơm chiên hải sản, súp gà, súp cua, phá lấu Đường Hai Bà Trưng (hẻm 76), đượcmệnh danh là “thiên đường ẩm thực” giá rẻ với mức giá từ 20.000-30.000 đồng một

Trang 9

món Các món ăn rất phong phú như bánh mì, cơm chiên, bánh bèo, bánh đúc, gỏi

bò khô, bún Thái, bún bò, bún riêu cua, bánh khọt, bánh bột lọc, bò bía, bánh rán,bún thịt nướng, bún thái tôm mực, chân gà sả lá chanh, chân gà sả tắc, cháo lòng

3.4 Đánh giá chung về hoạt động ẩm thực đường phố ở TP.HCM

Về mức độ hoạt động ẩm thực đường phố: Hoạt động diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ từ

các đường phố lớn đến phố nhỏ (trong các hẻm), thời gian hoạt động thường xuyên

từ sáng sớm đến tận đêm khuya (đặc biệt là từ 17 giờ đến 22 giờ) Các món ăn, đồuống phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc đang sinhsống tại các địa phương Đa phần các món ăn, đồ uống được du khách đánh giá cao.Tuy nhiên, việc tổ chức chưa đạt được sự thống nhất và chuẩn mực, gây sự thiếuyên tâm cho du khách

Về địa điểm, không gian, đội ngũ phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là

những vấn đề nổi cộm mà du khách đánh giá không cao, khó chấp nhận (quán chậthẹp, các công trình hỗ trợ vệ sinh thiếu; nơi chế biến thực phẩm, nấu ăn chưa sạchsẽ; đội ngũ phục vụ thiếu nghiệp vụ, không chuyên nghiệp…); trong khi yêu cầumột món ăn ngon phải hội tụ tối thiểu các yếu tố, đó là: “ngon mắt” (được trang trínhư tác phẩm nghệ thuật), “ngon mũi” (đảm bảo có mùi thơm, hương vị đặc trưng),

“ngon miệng” (tạo ấn tượng và giữ chân khách) và “ngon tinh thần” (khách hàngcảm thấy vui khỏe, thoải mái về thể chất và tinh thần sau khi dùng món ăn)

Về hoạt động xúc tiến, quảng bá ẩm thực đường phố: Hiện nay, hoạt động này còn

nhiều bất cập, ngành DL TP.HCM chưa thực sự đầu tư nhân lực, vật lực Các hoạtđộng quảng bá hầu như tự phát từ các hộ kinh doanh, nặng về tình thế, thiếu kếhoạch chiến lược lâu dài

3.5 Kết luận

Trang 10

TP.HCM có ưu thế tuyệt đối về vị trí địa lí, là đầu mối giao thông (hàng không,đường sắt, đường biển, đường bộ…); trung tâm chính trị, văn hóa (có đủ 54 dân tộcsinh sống); trung tâm kinh tế (đóng góp khoảng 40% GDP quốc gia) Với lịch sửhơn 300 năm phát triển, nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, có sức thu hút dukhách quốc tế Ngành DL Thành phố đang được đầu tư lớn và đang trên đà pháttriển để khẳng định vị thế của ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó ẩm thực đường phố

là một bộ phận cấu thành hệ thống sản phẩm DL, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu ănuống của con người mà còn chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc mà du kháchtrong và ngoài nước luôn muốn tìm hiểu Trong những năm qua, ẩm thực đườngphố TPHCM đã phát huy được vai trò lớn góp sức cho DL phát triển

Việt Nam là đất nước văn hoá đa dạng, kho tàng ẩm thực cũng ngày càng phongphú Dù không mang những yếu tố hào nhoáng, sang trọng hoặc quá độc đáo kì thú,nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn “ghi điểm” nhờ vị ngon hài hoà của những điều giản

dị Qua thưởng thức tìm hiểu nền văn hoá ẩm thực Việt, mỗi du khách sẽ có cáinhìn cụ thể hơn, rõ nét hơn những đặc trưng văn hoá riêng có của mỗi vùng miềntrên khắp cả nước

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Minh Thuý (2018), Khai thác giá trị văn hoá ẩm thực Việt qua các

chương trình du lịch, Nxb Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

2 Phạm Xuân Hậu, Bùi Xuân Thắng (2019), Phát triển ẩm thực đường phố ở

Thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch quốc tế Tạp chí khoa học –

Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

3 Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin.

4 Nguyễn Văn Chính, “Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội” Bài viết in trong Khoa Lịch sử: Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2006-2011), Nhà

xuất bản Thế giới, Hà Nội 2011, tr 163-192

Trang 12

NGÀY 27/11/2023 TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ

I KHÁI NIỆM

Thuật ngữ tiếp xúc và giao lưu văn hóa được sử dụng khá rộng rãi trong nhiềungành khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học v.v…,tức là những ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu là con người và xã hội, nhânvăn Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa được dịch từ những thuật ngữ nhưcultural contacts, Cultural exchanges, acculturation của các nước phương Tây.Nhưng ngay bản thân ở các nước phương Tây, các khái niệm này cũng được dùngbởi những từ khác nhau Người Anh thích dùng chữ Cultural Change (có thể dịch làtrao đổi văn hóa), người Tây Ban Nha dùng chữ Transculturation (có nghĩa là dichuyển văn hóa), người Pháp có thuật ngữ Interpénétration des civilisations (cónghĩa là sự hòa nhập giữa các nền văn minh), người Hoa Kỳ dùng thuật ngữacculturation Đương nhiên, nội hàm của các thuật ngữ trên ở các nước có giới hạnchung, nhưng các thuật ngữ đều có những nét khác nhau nhất định về sắc thái

Khái niệm acculturation được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch không thốngnhất Có người dịch là văn hóa hóa, có người dịch là đan xen văn hóa, có người dịch

là hỗn dung văn hóa, có người dịch là giao thoa văn hóa Cách dịch được nhiềungười chấp nhận là giao lưu văn hóa, tiếp (xúc) và biến (đổi) văn hóa Theo GS HàVăn Tấn, các nhà khoa học Mỹ: R Ritdiphin (R.Redifield), R.Linton (R.Linton) vàM.Heckôvich EM.Herkovits) vào năm 1936 đã định nghĩa khái niệm này như sau:

“Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm”

Như vậy, giao lưu và tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn

bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vậnđộng thường xuyên của văn hóa

Con người sống thành cộng đồng và đã là con người thì ai cũng có những nhu cầutrong cuộc sống gần như nhau Để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đó, họ đã chế tạonhững công cụ sản xuất cần thiết vào buổi ban đầu Trải qua năm tháng, sống trong

Trang 13

những hoàn cảnh địa lí và lịch sử khác nhau, từng nhóm dân cư khác nhau đã tạonên những nền văn hóa riêng biệt, in đậm dấu ấn của họ “Một hoạt động có ý nghĩađặc biệt đối với giao lưu văn hóa là trao đổi kinh tế Giữa các cộng đồng sống trêncác địa bàn khác nhau thường có sự trao đổi nguyên liệu hoặc sản phẩm với nhau

mà sau này là sự trao đổi hàng hóa” Sự trao đổi kinh tế thường được tiến hành bằngnhững cuộc tiếp xúc tập thể hay cá nhân tại các địa điểm quy định trên đường biêngiới giữa lãnh thổ của các cộng đồng (bộ lạc hay một nhóm bộ lạc…)

Trên bước đường phát triển của xã hội loài người, cơ sở kinh tế là nhân tố quyếtđịnh Sự biến đổi này được đẩy nhanh thêm do giao lưu văn hóa, ban đầu giữa cáctộc người gần gũi nhau, cùng trình độ và về sau, là giữa các tộc người hay dân tộc

có trình độ phát triển xã hội khác nhau Sự biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộcchịu sự chi phối của nhiều nhân tố Những nét lạc hậu, lỗi thời sẽ dần mất đi để thaythế bằng những gì được khẳng định là văn minh, hiện đại Ngoài hoạt động trao đổikinh tế còn có những hoạt động trao đổi “phi kinh tế” mà ảnh hưởng của chúng đếngiao lưu văn hóa không nhỏ (sự trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo…) Sự tiếpxúc văn hóa còn có thể có được nhờ những sự tiếp xúc khác như quan hệ hôn nhân,quan hệ ngoại giao… Các cuộc thiên di lớn nhỏ, luôn luôn xảy ra trong thời nguyênthủy và cổ trung đại làm cho các tập đoàn người có văn hóa khác nhau đã tiến đếnbên nhau hoặc sống xen kẽ vào nhau Đó cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra sựtiếp xúc và giao lưu văn hóa

Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi Cóhiểu như vậy mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu văn hóa trong lịch sử nhânloại, vì sản xuất, trao đổi là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, nhưnhận định của Mác và Ăngghen: “Người ta luôn luôn phải nghiên cứu và viết lịch

sử loài người gắn liền với lịch sử của công nghiệp và của trao đổi”, và “Những lựclượng sản xuất, nhất là những phát minh, để đạt được ở một địa phương có mất đihay không mất đi đối với sự phát triển sau này, điều đó chỉ phụ thuộc vào sự mởrộng của trao đổi thôi.”

Trang 14

Nói cách khác, giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởidân tộc chủ thể Quá trình này luôn luôn đặt mỗi tộc người

phải xử lí tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh Haiyếu tố này luôn có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệt trong mộtthực thể văn hóa Có yếu tố ở giai đoạn này là yếu tố ngoại sinh nhưng đến giaiđoạn sau, những tính chất của yếu tố ngoại sinh ấy không còn hoặc nhạt dần đến nỗingười ta tưởng rằng đó là yếu tố nội sinh Hơn nữa, kết quả của sự tương tác giữahai yếu tố này thường diễn ra theo hai trạng thái: một là yếu tố ngoại sinh lấn át,triệt tiêu yếu tố nội sinh; hai là có sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dầndần trở thành yếu tố nội sinh hoặc bị phai nhạt căn tính của yếu tố ngoại sinh Nhìn

ở phương diện thái độ của tộc người chủ thể, sự tiếp nhận các yếu tố ngoại sinhcũng có hai dạng thể hiện: một là tự nguyện tiếp nhận; hai là bị cưỡng bức tiếpnhận Mức độ của sự tiếp nhận trong giao lưu cũng khác nhau: có sự tiếp nhận đơnthuần và sự tiếp nhận sáng tạo Sự tiếp nhận đơn thuần khi nhìn ở ý nghĩa tương đối

là phổ biến trong mọi người ở tộc người chủ thể Trong khi đó, sự tiếp nhận có sángtạo lại là sự tiếp nhận có sự kiểm soát của lí trí Và, sự tiếp nhận có sáng tạo nàycũng có ba mức:

– Thứ nhất là không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợpcho tộc người mình

– Thứ hai là tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sự sắp xếp lại theo quan niệm giá trịcủa tộc người chủ thể

– Thứ ba là mô phỏng và biến thể một số thành tựu của văn hóa tộc người khác bởitộc người chủ thể

Như thế, quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh đặt ra đòi hỏi

với chính tộc người chủ thể là nội lực của chính nó, hay nói cách khác là bản sắc vàtruyền thống văn hóa của tộc người tiếp nhận Trên cái nhìn lịch sử, bản sắc vàtruyền thống không phải là yếu tố nhất thành bất biến Sự vận động của mỗi nền vănhóa trong không gian và trong thời gian luôn luôn là sự vận động của các yếu tố bấtbiến và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân Cái khả biến phát triển đến mức

độ nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hóa ấy, như quy luật lượng đổi, chấtđổi

Ngày đăng: 05/12/2023, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w