Luận văn, khóa luận, đề tài, báo cáo, chuyên đề
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRANG QUANG VINH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HOÁ - NÊU VẤN ĐỀ PHẦN HIĐROCACBON VÀ DẪN XUẤT HALOGEN LỚP 11 THPT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC VINH - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------ ------ TRANG QUANG VINH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HOÁ - NÊU VẤN ĐỀ PHẦN HIĐROCACBON VÀ DẪN XUẤT HALOGEN LỚP 11 THPT Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS,TS. LÊ VĂN NĂM VINH - 2012 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Năm - Khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Thầy giáo PGS.TS. Cao Cự Giác trường Đại học Vinh và thầy giáo TS. Dương Huy Cẩn trường Đại học Đồng Tháp đã dành nhiều thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho luận văn. - Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học cùng các thầy giáo, cô giáo Khoa Hoá học - Trường Đại học Vinh; Ban giám hiệu và các thầy giáo, cô giáo tổ Hóa và các em học sinh Trường THPT Nguyễn Quang Diêu, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Tam Nông, THPT Long Khánh A, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Đồng Tháp, tháng 10 năm 2012 TRANG QUANG VINH 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Trang MỤC LỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 6 Chương 1 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13 Chương 2 35 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÂN HOÁ - NÊU VẤN ĐỀ PHẦN HIĐROCACBON VÀ DẪN XUẤT HALOGEN 35 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 115 KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ 129 1. Những công việc đã làm 129 2. Kết luận .129 3. Một số ý kiến đề xuất .130 TÀI LIỆU THAM KHẢO .131 PHỤ LỤC .135 5 KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN PP Phương pháp ND Nội dung PPDH Phương pháp dạy học LLDHHH Lí luận dạy học hoá học BTHH Bài tập hoá học BT Bài tập SGK Sách giáo khoa KT Kiểm tra GV Giáo viên HS Học sinh CTCT Công thức cấu tạo CTPT Công thức phân tử CTĐG TN Công thức đơn giản Thực nghiệm ĐC Đối chứng TNSP Thực nghiệm sư phạm THPT Trung học phổ thông Đktc Điều kiện tiêu chuẩn Dd Dung dịch 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011- 2020 Đại hội Đảng lần thứ XI quyết định tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục. Đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi phải đổi mới phương pháp giáo dục, những phương pháp dạy học thích hợp khuyến khích tối đa những khả năng của mỗi cá nhân đồng thời có tác dụng phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tích cực tìm tòi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong học tập nâng cao năng lực tự học của học sinh. Hai mục tiêu cơ bản sẽ đạt được khi đổi mới PPDH: Thứ nhất, giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống. Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu xã hội hoá giáo dục là phải thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả đối tượng học sinh, đồng thời khuyến khích phát triển tối ưu và tối đa năng lực cá nhân. 7 Muốn đạt được các mục tiêu đó đòi hỏi trong quá trình dạy học người thầy phải lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp, tích cực hoá hoạt động dạy học. Hình thức dạy học phân hoá - nêu vấn đề đáp ứng đầy đủ cả hai mục tiêu kể trên - Đây là hình thức dạy học kết hợp hai kiểu dạy học là dạy học phân hoá và dạy học nêu vấn đề. Trong đó, dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học phức hợp có tác dụng phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của học sinh kích thích sự tìm tòi kiến thức chưa biết của học sinh để giải quyết các mâu thuẫn trong nhận thức, do đó dạy học nêu vấn đề đáp ứng được mục tiêu thứ nhất; còn dạy học phân hoá xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phân hoá yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả học sinh đồng thời khuyến khích tối đa và tối ưu những khả năng của mỗi cá nhân. Tính vừa sức và khuyến khích học sinh phát huy tối đa trí lực vốn có đây là nguyên tắc quan trọng nhất của giáo dục hiện đại. Do đó, dạy học phân hoá đáp ứng được mục tiêu thứ hai. Vì vậy việc áp dụng dạy học phân hoá - nêu vấn đề là một trong những giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng hoạt động hoá nhận thức và hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho mỗi đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học phân hoá - nêu vấn đề một mặt là phù hợp với xu thế hiện đại về định hướng của cải cách giáo dục trong đó đó nhất mạnh nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề. Phương pháp này không những giải quyết mâu thuẫn lớn trong việc dạy và học trong nhà trường hiện nay trong khi nội dung dạy và học tăng lên rất nhiều nhưng quỹ thời gian dành cho học sinh gần như không đổi, mà còn giải quyết được đối tượng học sinh vùng miền và đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu kém nhằm tích cực hoá nhận thức. Nhà trường không thể trang bị cho mọi đối tượng học sinh những cẩm nang giải quyết mọi vấn đề của học tập và cuộc sống thực tiễn. Nhưng với việc dạy học phân hoá - nêu vấn đề, thì trong khi dạy học sinh giải quyết những vấn đề cụ thể của môn học thì hình thành ở các em phương pháp khái quát hiện đại của hoạt động tư duy nhận thức và thực hành… Thực trạng dạy học bài tập hoá học ở trường phổ thông hiện nay: Giáo viên thường sử dụng những bài tập theo tài liệu có sẵn, chưa thực sự đầu tư thời gian và suy nghĩ để xây dựng hệ thống bài tập phong phú đa dạng và phân hóa phù hợp với 8 các đối tượng học sinh cụ thể. Trong giảng dạy, giáo viên đều sử dụng một cách chung áp đặt cho tất cả đối tượng, chỉ chú trọng số lượng bài tập, chưa thực sự coi trọng việc phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề cho học từng đối tượng học sinh. Vì vậy học sinh chỉ có thể trở thành người thợ giải toán, giải theo lối mòn và khi gặp những bài toán khác dạng hoặc thay đổi chút ít thì học sinh sẽ rơi vào tình thế lúng túng hoặc bế tắc và điều này gây ra sự hoang mang mất niềm tin vào khả năng tư duy giải bài tập hóa học của mình. Như vậy vai trò người giáo viên rất quan trọng, không giảng dạy theo lối mòn mà theo nội dung sách giáo khoa nhưng phải có sự phân hóa nội dung bài tập bài giảng thực tế sát đối tượng, phải sử dụng xây dụng một hệ thống bài tập theo hướng nêu vấn đề để nâng cao sự tìm tòi và giải quyết vấn đề của học sinh từ đó các em sẽ có niềm vui, niềm say mê hứng thú trong việc chiếm lĩnh tri thức và phương pháp dạy học. Trong chương trình hoá học phổ thông, phần hoá học hữu cơ là một trong những phần khó và thực tế trong cuộc sống nhưng nếu chúng ta biết khai thác sẽ gây hứng thú cho học sinh làm cho các em yêu thích môn hoá. Hiện nay có rất nhiều tài liệu tham khảo viết về phần bài tập hóa học hữu cơ, nhưng các tác giả cũng xây dựng các bài tập từ đơn giản đến phức tạp cho từng nội dung chương trình, chưa có sự phân hoá thành các mức độ rõ ràng, do đó nó chỉ có thể dành cho một số học sinh khá, giỏi còn đối tượng học sinh trung bình khá, trung bình yếu không làm được thậm trí đọc cũng không thể hiểu được, đây là nguyên nhân các em chưa thực sự có hứng thú học tập phần hóa học hữu cơ. Chính vì lý do đó chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hoá - nêu vấn đề phần hiđrocacbon và dẫn xuất halogen lớp 11 THPT” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phương pháp dạy học phân hoá xuất hiện khá sớm. Trong lịch sử giáo dục ở thời kỳ chưa hình thành tổ chức trường lớp học, thì việc dạy học thường được tổ chức theo hình thức một thầy một trò hoặc một thầy một nhóm nhỏ. Học trò trong nhóm có thể chênh lệch nhiều về lứa tuổi và trình độ. Chẳng hạn thầy đồ nho ở nước 9 ta thời phong kiến dạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ bắt đầu đi học Tam Tự Kinh đến môn Sinh chuẩn bị thi tú tài, cử nhân. Trong tổ chức dạy học như vậy, ông thầy phải coi trọng nhu cầu, trình độ, năng lực tính cách của mỗi học trò và cũng có điều kiện để có cách dạy thích hợp với mỗi học trò, phát huy vai trò chủ động của người học, kiểu dạy một thầy một trò hoặc một thầy một nhóm trò đến nay vẫn còn đang tồn tại đó chính là một kiểu học phân hoá. Năm 1962 xuất hiện những công trình đầu tiên về dạy học phân hoá trong trường THPT (các công trình của D.M.Mennhicop và N.K. Gon-Tra-Rop), theo quan điểm của họ, trường cần phải thống nhất về bản chất và hình thức giáo dục, đồng thời cần cung cấp nội dung và mức độ kiến thức làm sao để phù hợp với đối tượng học sinh. Bằng các phương tiện của phương pháp phân hoá, người ta đặt ra yêu cầu đánh giá về chuyên môn của từng học sinh, đồng thời mở ra định hướng và hứng thú cá nhân trong học tập và hướng nghiệp một cách tự giác. Phương pháp phân hoá như vậy được thực hiện ở các trường chuyên nghiệp, sau đó là các bài giảng tự chọn. Đối với hóa học, đã có nhiều công trình của giáo viên hoá học và các nhà nghiên cứu ở Liên Xô trước đây, các công trình tập trung vào các hướng: - Sử dụng bài toán phân hoá để hình thành kỹ năng thực hành hoá học của tác giả Averkveva. - Phương pháp phân hoá học sinh trong giờ giảng hoá học của tác giả Duêva. - Bài toán phân hoá về nhà cho học sinh của tác giả M.V.Derevennext. - Ở Việt Nam, dạy học phân hoá còn ít được nói đến. Tuy nhiên, nó đã xuất hiện dưới hình thức trường chuyên, lớp chọn cho đến nay vẫn đang tồn tại mô hình này ở nhiều tỉnh và nhiều trường. Việc phân hoá bài tập đễ nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn hoá học đã có một số tác giả đã đề cập đến, trong đó đáng chú ý nhất là các công trình của PGS.TS Cao Cự Giác, PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, PGS.TS Đào Hữu Vinh… Trong các giáo trình và sách tham khảo của mình các tác giả đã đi sâu vào xu hướng phát triển của bài tập hoá học hiện nay và phân hoá các loại bài tập lý thuyết, thực nghiệm qua đó tăng cường khả năng tư duy cho học sinh trên các phương diện lý thuyết, thực hành và ứng dụng. 10 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc áp dụng dạy học nêu vấn đề vào việc giảng dạy hoá học. Tuy nhiên việc phối hợp hai kiểu dạy học phân hoá - nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học có chiều sâu cũng như chiều rộng thì đang còn ít. Tại trường Đại học Vinh năm 2003 có luận văn tốt nghiệp đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập Phân hoá - nêu vấn đề chương Oxi – Lưu huỳnh” của tác giả Mai Thị Thanh Huyền 39A-Hoá. - Năm 2003, có cuộc hội thảo toàn quốc đổi mới phương pháp giảng dạy và đào tạo giảng viên hoá học tại trường Đại học Vinh. Trong đó, có đề tài “dạy học phân hoá - nêu vấn đề, một hình thức dạy học đáp ứng được mục tiêu đổi mới PPDH hiện đại” của tác giả TS. Lê Văn Năm. - Năm 2004, có luận văn tốt nghiệp ĐHSP về phương pháp dạy học này áp dụng cho chương “Halogen” của Lê Thị Tú Ngọc 40A Hoá. - Năm 2005, có luận văn tốt nghiệp ĐHSP về phương pháp dạy học này áp dụng cho chương “Sự điện li” của Trần Thị Thanh Nga 42A Hoá. - Năm 2006, có luận văn thạc sỹ của Phan Thị Mai Hương “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phân hoá - nêu vấn đề phần Nitơ” (hóa học lớp 11-THPT) - Năm 2011, có luận văn thạc sỹ của Trần Hoàng Thanh “Xây dựng hệ thống bài giảng và bài tập theo hướng phân hoá - nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy phần phi kim hoá học 10, 11”. - Năm 2012, có luận văn thạc sỹ của Cao Văn Hoà “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng phân hóa - nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy phần ancol và este trong chương trình hóa học phổ thông”. Hiện nay ít giáo viên sử dụng phương pháp dạy học phân hoá - nêu vấn đề cho trong cùng một lớp học, nhưng phân hoá theo từng trường, từng lớp học thì hầu như các tỉnh, thành, trường đều thực hiện dưới hình thức là trường chuyên lớp chọn và cũng đã đạt được hiệu quả cao. Riêng việc áp dụng dạy học nêu vấn đề để xây dựng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon và dẫn xuất halogen thì chưa có tác giả nào quan tâm nhiều. Thiết nghĩ nếu áp dụng được phương pháp dạy học phân hoá - nêu vấn đề thì việc giảng dạy sẽ đạt được hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.