1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá trong chủ đề thực vật và động vật môn khoa học 4

68 832 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 7,36 MB

Nội dung

Với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về hình thức, nội dung, cách xử lý cũng như việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Thực vật và động v

Trang 1

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Thế kỷ XXI, thé ky của tri thức khoa học với sự phát triển như vũ bão của

công nghệ thông tin Cùng với sự phát triển trên toàn thế giới, Việt Nam đang

bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế xã hội

đã có những chuyên biến mang tính bước ngoặt Do đó, ở tất cả các ngành

nghề hiện nay đều có sự đối mới để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã

hội Trong xu thế đó, sự đổi mới về phương pháp đạy học đang được coi là

vấn đề cấp thiết, mang tính chất thời đại, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà

nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng

lớp Đối mới phương pháp dạy học tức là phải biết kết hợp hai hoa, van dung

linh hoạt các ưu điểm của phương pháp đạy học trong từng tỉnh huống cụ thê nhất là việc kết hợp phương pháp dạy, phương pháp học truyền thống và hiện đại Cùng với việc đổi mới phương pháp là đổi mới kiểm tra đánh giá trong

đó có việc vận dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan vào quá trình kiểm tra đánh giá

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân

với mục đích và nhiệm vụ là trang bị những cơ sở ban đầu quan trọng nhất

của người công dân, người lao động tương lai Đó là những con người phát

triển toàn diện có trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, sáng tạo Cùng với các môn học khác, môn Khoa học là một môn học có tính tích hợp cao những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai

trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất, năng lực của con người Chương trình môn Khoa học đã đưa ra những mục tiêu nhằm khơi dậy

tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động của học sinh đòi hỏi việc hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức và

Trang 2

hình thành, rèn luyện kĩ năng của học sinh Mục tiêu này đòi hỏi sự đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa Khoa học ở Tiểu học sau năm 2000 là tăng cường các bài tập thực hành Các hình thức câu hỏi, bài tập cũng đa dạng, phong phú hơn đề kiểm tra đánh giá học sinh Bên cạnh những bài tập

mang tính truyền thống, xuất hiện nhiều bài tập trắc nghiệm khách quan Trắc

nghiệm khách quan giúp học sinh tự học tốt hơn bên cạnh đó còn giúp cho học sinh phát huy khả năng tư duy, tính nhạy bén đồng thời kiểm tra đánh giá

được nhiều kiến thức, nhiều học sinh hơn

Cũng như những môn học khác, Khoa học là môn học cung cấp cho học

sinh nhiều nội dung phong phú Môn Khoa học chia ra làm 3 chủ đề: Con người và sức khoẻ; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật Chủ đề

Thực vật và động vật là chủ đề thứ 3 được dạy ở cuối chương trình môn Khoa học 4 Nội dung của chủ đề tập trung vào các mối quan hệ của Thực vật và

động vật với môi trường như nhu cầu về nước, không khí, ánh sáng của thực vật; nhu cầu về không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng của động vật; mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên

Với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về hình thức, nội dung, cách xử lý

cũng như việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách

quan trong dạy học chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học lớp 4 chúng

tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá trong chú đề Thực vật và động vật môn Khoa học lóp 4”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra

đánh giá trong dạy học chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học lớp 4

dùng để hỗ trợ cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh đồng thời cũng là một cơ sở tham khảo để giáo viên Tiêu học có thế

Trang 3

xây dựng các hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong quá trình giảng day

3 Các nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của các dạng bài trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá trong dạy học chủ đề Thực vật và động vật

môn Khoa học lớp 4

- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ

đề Thực vật và động vật môn Khoa học lớp 4

- Thử nghiệm hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đã xây dựng và

kiểm tra tính khả thi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đề kiểm tra đánh giá trong dạy

học chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học lớp 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đề kiểm tra đánh giá

trong dạy học chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học lớp 4

5 Giá thuyết khoa học

Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra

đánh giá trong dạy học chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học lớp 4 phù

hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học lớp 4

6 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận

- Phương pháp điều tra Phương pháp phân tích, tổng kết

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trang 4

NỘI DUNG CHUONG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Vài nét về kiểm tra đánh giá trong dạy học

1.1.1.1 Khái niệm kiểm tra đánh giá

Có nhiều khái niệm về kiểm tra đánh giá nhưng trong khóa luận này

chúng tôi xin đưa ra khái niệm sau:

- Kiểm tra: là thuật ngữ chỉ cách thức hoạt động GV sử dụng để thu thập

thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS trong học tập

nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá [5, 12]

- Đánh giá: là quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết

luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được

một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra [5, 12]

Như vậy có thế hiểu kiểm tra là phương tiện, công cụ đề đánh giá Kiểm

tra đánh giá là khi đánh giá phải kiểm tra và kiểm tra để đánh giá Đôi khi nói

đánh giá thì cũng bao gồm cả kiểm tra trong đó

1.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học

- Kiểm tra đánh giá là hoạt động thường xuyên của GV trong quá trình dạy học, vì vậy hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả người dạy và

Trang 5

yêu cầu của chương trình: đồng thời còn phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp HS điều chỉnh hoạt động học

- Đánh giá còn có ý nghĩa công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả

học tập của mỗi học sinh trong từng môn học và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên việc học tập

- Đánh giá còn giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh,

điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học môn cụ

thể và không ngừng phấn đấu đề nâng cao chất lượng đạy học

Như vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá được tiến hành theo quy trình: Dạy học rồi kiểm tra đánh giá nhằm kiểm soát việc dạy học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến phương pháp dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đạy học

1.1.1.3 Các hình thức kiếm tra đánh giá trong dạy học môn Khoa học

a) Đánh giá bằng nhận xét

Đánh giá bằng nhận xét là GV đưa ra các phân tích hoặc những phán

đoán về học lực của HS bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc

quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của HS theo những tiêu chí được cho trước Hình thức đánh giá này được gọi là mô hình đánh giá thông qua

tiêu chí, tiêu chuẩn

Khi đưa ra nhận xét phải dựa trên những quy định cụ thể của chuân kiến

thức, kĩ năng và thái độ và số nhận xét theo quy định

b) Đánh giá bằng điểm số

Đánh giá bằng điểm số là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một

thang điểm đề chỉ ra mức độ về kiến thức va kĩ năng mà HS đã thể hiện được thông qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập

Trang 6

Thang điểm là một tập hợp các mức điểm liền nhau theo trật tự số từ cao

xuống thấp hay ngược lại Trong thang điểm, đi kèm với mỗi mức điểm là phần miêu tả những tiêu chí tương ứng cho từng mức điểm

c) Đánh giá động viên

Đánh giá động viên là sử dụng điểm số, nhận xét hoặc phương tiện khác

để kích thích tỉnh thần, cảm xúc của HS từ đó thôi thúc các em thực hiện nhiệm vụ kế tiếp tốt hơn, với sự phan đấu cao hơn Nói cách khác động viên

là cách tác động làm nảy sinh những suy nghĩ tích cực và suy nghĩ cần thiết cho HS

1.1.1.4 Những điểm mới trong cách đánh giá kết quả học tập của HS

trong môn Khoa học 4

- Quan tâm đến cả 3 mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên trong quá trình

học tập trên lớp bằng việc cho điểm kết hợp với nhận xét

- Để thực hiện cách đánh giá bằng việc cho điểm kết hợp với nhận xét, GV

phải lập kế hoạch quan sát từng học sinh khi các em tham gia các hoạt động học tập trên lớp kết hợp các bài kiểm tra thông thường Với cách đánh giá này

đã làm sáng tỏ kết quả và năng lực học tập của từng cá nhân

- Tạo điều kiện cho các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các

hoạt động học tập cá nhân, học nhóm và cả lớp

1.1.1.5 Một số công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Khoa học a) Số ghi chép

Là một trong những phương tiện đề thu thập thông tin có hệ thống, là căn

cứ để giáo viên đánh giá kết quá học tập của học sinh Giáo viên có thé theo

dõi và ghi lại những hành vi học tập của học sinh, những nhận xét về việc học

của học sinh sau mỗi tiết học, bài học

Trang 7

Đề thu thập được thông tin từ phía học sinh thì giáo viên cần chú ý quan sát, nghe kết hợp với đánh giá con đường học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức

hoàn thiện kĩ năng và thái độ

b) Bài kiểm tra

Gồm 2 loại:

b.1 Bai kiểm tra nói (kiểm tra miệng)

Dùng để đánh giá kết quả học tập nhắn mạnh vào kĩ năng trình bày, giao tiếp của học sinh

Hình thức: câu hỏi tự luận, trò chơi, tình huống,

b.2 Bai kiém tra viét

Dùng đề kiêm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học Gồm 2 loại:

b.2.1 Câu hỏi tự luận: dùng những câu hỏi mở để học sinh tự đưa ra câu

trả lời

b.2.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay mô

hình và được trả lời bằng các dấu hiệu đơn giản, hay một từ, cụm từ, đôi khi

là các con số Trắc nghiệm khách quan mang tính quy ước vì bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh trả lời đúng Do đó hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm [7,1 17]

Là công cụ để đánh giá kĩ năng quan sát, nhận biết, tự chăm sóc bản thân,

kĩ năng sử dụng lược đồ, bán đồ dung cu do dac,

Trang 8

Việc đánh giá dựa vào các biểu hiện cụ thể qua từng thao tác, từng bước hoặc sản phâm cuối cùng học sinh thu được sau bài thực hành

e) Bài báo cáo, thu hoạch

Báo cáo, thu hoạch đùng để đánh giá kĩ năng thu thập thông tin về một

vấn đề nào đó: kĩ năng quan sát, so sánh, nhận xét, trình bảy, so sánh,

Hình thức: báo cáo, thu hoạch bằng miệng hoặc là bài viết

†) Học sinh tự đánh gia

Bao gồm hoạt động học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn

trong lớp Có thể dùng phiếu kiểm kê, thang xếp hạng để học sinh đánh giá lẫn nhau Ngoài ra thực tế còn dùng thẻ, hoa, thang điểm

Trên là một số công cụ kiểm tra đánh giá được dùng phổ biến ngoài ra

còn một số công cụ khác

1.1.2 Vài nét về trắc nghiệm khách quan

1.1.2.1 Khái niệm về trắc nghiệm khách quan

a) Khái niệm trắc nghiệm

Theo từ điển Tiếng Việt : “trắc” có nghĩa là đo lường, “nghiệm có

Theo Gronlund, 1981: Trắc nghiệm là công cụ hay quy trình có hệ thống nhằm

đo lường mức độ một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể nào đó [7, 117]

Trang 9

Cho tới ngày nay người ta vẫn hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng kí hiệu đơn gián đã quy ước để trả lời

Trắc nghiệm gồm 2 loại: trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

Trong khoá luận này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan

b) Khái niệm trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan cũng có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau trong đó có một số ý kiến sau:

Trắc nghiệm khách quan là bài kiểm tra, trong đó nhà sư phạm đưa ra

các mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp

án phù hợp [7, 114]

Trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay

mô hình và được trả lời bằng các dấu hiệu đơn giản, hay một từ, cụm từ, đôi

khi là các con số Trắc nghiệm khách quan mang tính quy ước vì bài trắc

nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh trả lời đúng Do đó hệ

thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm [7, 117]

Và cũng có ý kiến cho rằng: Trắc nghiệm khách quan là phương pháp

mà người ta dùng những bài tập ngắn có kèm theo câu trả lời để thực hiện các

- Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài

Trang 10

- Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan Khi cho điểm trong kiểm tra truyền

thống, cùng một bài làm có thể được đánh giá khác nhau, có thể điểm số

chênh lệch khá lớn tủy thuộc vào người chấm Chấm bài trắc nghiệm sẽ tránh

được sai lệch và hạn chế đó

- Các câu hỏi, đáp án được quy định về số lượng, nội dung và đã chuẩn hóa

nên dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp và xử lý kết quả

- Trắc nghiệm nếu được sử dụng thích hợp có thể gây được hứng thú và tính

tích cực học tập cho HS Là một hình thức kiểm tra, một dạng bài tập mới, so với các hình thức kiểm tra và dạng bài tập truyền thống trắc nghiệm có thể

được nhiều HS ưa thích Việc chấm bài được nhanh gọn, HS có thể sớm biết

kết quả làm bài của mình, HS có thể tự đánh giá bài làm của mình và đánh giá

bài làm của nhau

b, Hạn chế

- Các bài tập trắc nghiệm chủ yếu rèn trí nhớ máy móc khó phát triển tư duy

và đánh giá quá trình suy nghĩ dẫn tới kết quả làm bài trắc nghiệm Đây là nhược điểm lớn nhất của trắc nghiệm

- Trắc nghiệm kiến thức không cho GV biết tư tưởng, nhiệt tình, thái độ, hứng thú của HS với vấn đề được nêu ra

- Khó soạn các câu hỏi, đòi hỏi nhiều thời gian và công phu, GV phải có chuyên môn sâu sắc

- Các câu trắc nghiệm có thể không đo được khả năng phán đoán tỉnh vi và

khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi tự

luận soạn kỹ

- Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này so với các câu hỏi khác và HS cần nhiều thời gian để đọc câu hỏi

Trang 11

Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật trắc nghiệm đang được sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích

hợp Vì những nhược điểm nói trên khó có thể khắc phục một cách triệt để

nên trắc nghiệm không phải là phương pháp thay thế phương pháp truyền thống mà cần phải sử dụng phối hợp một cách hợp lí giữa chúng

1.1.2.3 Phân loại trắc nghiệm khách quan

Tùy quan điểm của mỗi tác giả có thể phân loại trắc nghiệm khách quan theo những cách khác nhau với những tên gọi khác nhau

Nhiều quan điểm thống nhất và đưa ra 4 loại trắc nghiệm khách quan

sau:

a, Trắc nghiệm đúng - sai

Câu trắc nghiệm đúng - sai bao gồm:

- Phần 1: Là một câu hỏi hoặc một phát biểu, còn gọi là phần đề

- Phần 2: Là phương án chọn lựa đúng- sai, phải - không phải, đồng ý-

không đồng ý

Yêu cầu: Chọn một trong 2 phương án trả lời

Ví dụ I

Viết vào [| chữ Ð trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai

LÌ a, Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn làm đòng

| b, Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn lúa chín

[| c, Khi ở giai đoạn còn non, cây lúa cần nhiều nước

[| d, Cây ăn quả cần ít nước khi quả chin

- Ưu điểm:

+ Dễ sử dụng

+ Có thê ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu Nhờ vậy khả

năng bao quát chương trình lớn hơn

Trang 12

- Hạn chế:

+ Có thể khuyến khích sự đoán ngẫu nhiên của học sinh, độ may rủi là 50%

+ Thường chỉ dùng để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản, ít kích thích

tư duy, ít khả năng phân biệt trình độ học sinh

- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:

+ Câu viết phải ngắn gọn, rõ ràng, câu hỏi phải xếp chính xác là đúng hay sai

+ Đặt ra một mệnh đề và yêu cầu người học xác định mệnh đề đó đúng hay

sai, không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên trích nguyên câu trong SGK,

b, Trắc nghiệm nhiều lựa chọn:

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu đa phương án, loại câu này gồm 2 phần là phần câu dẫn và phần câu lựa chọn

+ Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu lơ lửng tạo cơ sở cho sự lựa chọn + Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời Người trả lời sẽ lựa chọn một

phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì đến trong

số các phương án cho trước Những phương án còn lại là những phương án gây nhiễu

Vi du 2:

Khoanh tron vào chữ cái trước câu trả lời đúng

1 Các loại cây cho lá cần nhiều chất khoáng nào hơn

A Phốt - pho B.Ka- li C.Ni -— tơ

2 Các loại cây cho củ cần nhiều chất khoáng nào hơn

A Phét — pho B Ka-li C Ni- to

- Ưu điểm: độ tin cậy cao, yếu tố ngẫu nhiên, mang tính đơn giản, đảm bảo

độ giá trị, có thể đo được khả năng của người học: nhớ, thông hiểu, áp dụng,

phân tích, tổng hợp

Trang 13

- Hạn chế: có thể khuyến khích sự đoán mò của người học

- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:

+ Phần dẫn phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản, đễ hiểu Phần câu dẫn đôi khi là

câu hỏi hoặc câu nhận định chưa hoàn chỉnh

+ Các phương án trả lời có cùng một cách viết, và gần giống nhau đề tăng độ nhiễu

+ Các phương án nhiễu cần được diễn dat sao cho hợp lí và cảm giác có độ tin cậy cao

+ Các phương án lựa chọn được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo một trình tự logic nào cả

c, Trắc nghiệm điền khuyết:

Những câu hỏi và bài tập dạng này có chứa những chỗ trống đề HS điền những cụm từ này hoặc do HS tự nghĩ ra hay nhớ ra hoặc được cho sẵn trong

những phương án có nhiều lựa chọn

Vi du 3:

Chọn từ thích hợp dé điền vào chỗ ( ) trong các câu sau sao cho đúng

- Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng

Trang 14

+ Giúp HS luyện trí nhớ khi học tập

- Hạn chế:

+ Thường dùng để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản

+ Đôi khi khó đánh giá đúng nội dung câu trả lời khi HS viết sai chính tả hoặc khi câu trắc nghiệm gợi ra nhiều hướng đáp án đúng

+ GV thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ SGK

+ Việc chấm bài mất nhiều thời gian

+ Tính khách quan kém, có thể chịu tác động bởi yếu tố chủ quan của GV

- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:

+ Không nên để quá nhiều chỗ trống trong mỗi câu, nên bố trí chỗ trống ở

giữa hoặc cuối câu không nên đặt ở đầu câu

+ Các phương án trả lời là các từ, cụm từ, các con số cho trước có thê tương đương hoặc không tương đương với số lượng ô trống Nếu các từ, cụm từ không cho trước thì đó phái là các từ, cụm từ có nghĩa trong thực tế

d, Trắc nghiệm ghép đôi

Bài tập dạng này gồm 2 phần: Phần thông tin bảng truy (câu hỏi) và phần

thông tin bảng chọn (câu trả lời) Hai phần này được thiết kế thành 2 cột

- Yêu cầu đặt ra là lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự kết hợp của mỗi

cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn Giữa các cặp ở 2 bảng có mối liên hệ

trên một cơ sở đã định Có 2 hình thức: Đối chiếu hoàn toàn (số mục ở bảng

truy bằng số mục của bảng chọn), đối chiếu không hoàn toàn (số mục ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn)

Ví dụ 4:

Nối ô chữ chỉ các loài sinh vật được ghi trong cột A với các loài sinh vật được

ghi trong cột B dé chi ra mối quan hệ thức ăn giữa các loài đó

Trang 15

- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:

+ Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài , nên thuộc cùng một loại, có liên quan đến nhau, sắp xếp nội dung của hai dãy một cách rõ ràng, mang tính đồng nhất

+ Thông tin ở hai cột không nên bằng nhau, nên có thông tin dư ở một cột để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn Thứ tự các câu của hai cột không khớp với

nhau để gây kho khăn trong việc lựa chọn và ghép đôi

1.1.2.4 So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

- Trắc nghiệm khách quan là bài kiểm tra, trong đó nhà sư phạm đưa ra các

mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án

phù hop [7, 114]

Trang 16

- Trắc nghiệm tự luận là bài kiểm tra trong đó nhà sư phạm đưa ra một hoặc

nhiều yêu cầu đôi khi là bài toán nhận thức và đòi hỏi người học phải phân tích các yêu cầu hoặc giải quyết các bài toán [7, 113]

- Cả hai hình thức vẫn ít nhiều mang tính chủ quan

- Kết quả đánh giá của trắc nghiệm hay tự luận luôn đủ độ tin cậy

do kỹ năng của người

soạn thảo Tùy thuộc phần lớn vào

kỹ năng của người chấm

bài

Trang 17

Kết quả đánh giá

- Tốt ở mức độ hiểu, biết, áp dụng, phân tích

Khuyến khích tổng hợp, diễn đạt ý kiến của bản

thân Thể hiện tư duy

logic cua ban thân

Bảng: So sánh trắc nghiệm khách quan va trac nghiệm tự luận

Qua bảng so sánh trên ta thấy sự khác nhau rõ rệt nhất giữa hai phương pháp là ở tính khách quan, công bằng, chính xác Do đó cần nắm vững bản chất, ưu nhược điểm của từng phương pháp để có thể sử dụng mỗi phương

pháp hữu hiệu, đúng lúc, đúng chỗ

1.1.2.5 Vài nét về bài tập trắc nghiệm khách quan

Theo từ điển Tiếng Việt: Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận

dụng những điều đã học

Việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQ trong dạy học là rất cần thiết vì:

- Thứ nhất: Theo chương trình đổi mới giáo dục, thì trong hệ thống bài tập,

ngoài các bài tập truyền thống còn có các bài tập TNKQ Sự có mặt của các bài tập TNKQ không chỉ góp phần làm phong phú hình thức, số lượng các

loại bài tập mà nó còn là cơ hội để mỗi HS sớm làm quen với một phương pháp đang được sử dụng phô biến trên thế giới nhưng còn mới mẻ ở nước ta

Đó là phương pháp kiểm tra bằng hình thức TNKQ.

Trang 18

- Thứ hai: Các bài tập TNKQ phủ kín nội dung kiến thức, kĩ năng, mục tiêu

cần kiểm tra, đảm bảo tính khách quan và thực hiện được mục tiêu của môn học

- Thứ ba: Đối với các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng , các bài

tập được xây dựng trong vở bài tập không phải luôn phủ hợp với mọi đối tượng HS ở các vùng miền Cho nên các bài tập do các GV xây dựng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đó có bài tập TNKQ

1.1.3 Vài nét về dạy học chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4 1.1.3.1 Mục tiêu chú đề môn Thực vật và động vật Khoa học 4

- Kiến thức cơ bản, ban đầu:

+ Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật và động vật

+ Chuỗi thức ăn trong tự nhiên

- Bước đầu hình thành các kĩ năng:

+ Quan sát và làm một số thí nghiệm với thực vật và động vật đơn giản và gần

gũi với học sinh

+ Biết quan sát và diễn đạt hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ ; biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, khai thác thông tin

+ Biết phân tích so sánh, rút ra dấu hiệu chung và riêng của thực vật và động vật

- Hình thành hành vi thái độ:

+ Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thứcđã học vào cuộc sống + Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp Có ý thức và hành động

bảo vệ thực vật và động vật

1.1.3.2 Nội dung chủ đề Thục vật và động vật môn Khoa học 4

Chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4 gồm các nội dung sau:

- Trao đối chất của thực vật, động vật với môi trường:

Trang 19

+ Nhu cầu về không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt đối với đời sống của thực vật, động vật Ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi

+ Sơ đồ sự trao đối chất giữa thực vật, động vật với môi trường

- Chuỗi thức ăn trong tự nhiên:

+ Mội số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên

+ Sơ đồ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên

+ Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái đất

Nội dung cụ thể:

Chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4 gồm 12 bài, trong đó có 2 bài ôn tập:

Bài 57: Thực vật cần gì để sống?

Bài 58: Nhu cầu nước ở thực vật

Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật

Bài 60: Nhu cầu không khí của thực vật

Bài 61: Trao đổi chất ở thực vật

Bài 62: Động vật cần gì để sống?

Bài 63: Động vật ăn gì để sống?

Bài 64: Trao đối chất ở động vật

Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên

Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Bai 67-68: On tập: Thực vật và động vật

Tóm lại chủ đề Thực vật và động vật có 3 nội dung chính đó là: Trao đổi

chất ở thực vật với môi trường, trao đôi chất ở động vật với môi trường, chuỗi

thức ăn trong tự nhiên

1.2 Cơ sở thực tiễn.

Trang 20

Đề nắm được thực trạng dạy học môn Khoa học 4 và thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học, công cụ kiểm tra, đánh giá và việc sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá trong chủ đề Thực vật và

động vật

Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại trường Tiểu học Xuân Hòa - Phúc

Yên — Vĩnh Phúc theo các nội dung sau:

1.2.1 Thực trạng dạy học môn Khoa học 4 ở Tiểu học

Đầu tiên, chúng tôi điều tra thực trạng thời lượng dạy học môn Khoa học

4 Để có kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra

kết hợp với trao đổi, trò chuyện với giáo viên dạy khối 4 trường Tiểu học

Xuân Hòa

Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 (phụ lục 3)

Với kết quả điều tra như sau:

Bảng I: Thời lượng dạy học môn Khoa học 4

Từ bảng trên ta thấy: có 55% số lượng giáo viên được hỏi dạy đúng và

đủ thời lượng chương trình môn Khoa học 4 tức dạy đủ 2 tiết/ tuần Còn lại 45% giáo viên coi đây là môn học không cần thiết, là môn phụ nên coi nhẹ môn này đã dạy thiếu 1 tiết tuần với nội dung bài học của 2 tiết hoặc đưa vào một tiết tự chọn để dạy đuổi chương trình không đảm bảo được mục tiêu môn học

Chúng tôi tiến hành điều tra việc sử dụng các phương pháp dạy học trong quá trình dạy dọc môn Khoa học 4 (câu 2-phụ lục 3) Kết quá thu được như

sau:

Trang 21

phương pháp dạy học truyền thống: quan sát, đàm thoại, hỏi đáp, Trong đó

chiếm ưu thế nhất vẫn là phương pháp quan sát 70% giáo viên sử dụng

thường xuyên và phương pháp đàm thoại 653% giáo viên sử dụng thường

xuyên Trong khi đó các phương pháp dạy học mới như: thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, điều tra, là các phương pháp mới phát huy tối đa tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của học sinh thì giáo viên lại sử dụng ở mức độ khiêm

tốn: phương pháp thảo luận nhóm chỉ có 42% giáo viên thường xuyên sử

Trang 22

dụng, phương pháp giải quyết vấn đề chỉ có 9% giáo viên sử dụng thường xuyên Chúng ta phải tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học mới hơn nữa Tuy nhiên không phải cứ áp dụng các phương pháp này là sẽ có hiệu quả chúng ta phải biết lựa chọn và phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới thì mới đạt kết quả cao

Bên cạnh các phương pháp dạy học là các phương tiện và thiết bị dạy học Trong quá trình đạy học để các phương pháp dạy học thành công thì các phương tiện và thiết bị dạy học đóng góp một vai trò quan trọng Do đó, để đánh giá một cách toàn diện, chính xác về tiến trình đổi mới các phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra việc sử dụng các

phương tiện, thiết bị dạy học của các giáo viên trong quá trình đạy học (câu 3-

phu luc 1)

Két qua diéu tra thu duge:

Cac phuong tién, thiét bi

day hoc Thuong xuyén | Thinh thoang | Chua bao gid

Bang 2: Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học trong môn Khoa học 4

Từ kết quả của bảng trên ta thấy việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế Tranh ảnh, sơ đồ trong sách giáo khoa là

phương tiện sử dụng phổ biến có tới 95% giáo viên sử dụng thường xuyên vì

Trang 23

trong sách giáo khoa các môn Khoa học, kênh hình chủ yếu là tranh ảnh, sơ

đồ Trong khi đó, vật thật và vật mẫu; mô hình là phương tiện có nhiều ưu điểm hơn cả vì với vật thật các em có thể nhìn, sờ, nghe, ngửi, nếm Vì vậy các biểu tượng mà các em học sinh thu được từ vật thật bao giờ cũng sinh động, chính xác, đầy đủ hơn giáo viên lại sử dụng rất ít chỉ có 45% giáo viên

thường xuyên sử dụng, có tới 15% giáo viên chưa bao giờ sử dụng Mặt khác, các phương tiện dạy học có khả năng tiết kiệm thời gian, mang lại đầy đủ thông tin, tăng tính sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh như: máy tính, băng hình, máy chiếu lại được sử dụng ít trong dạy học Để nâng cao chất lượng dạy học thì phải nâng cao mức độ sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại

Ngoài ra chúng tôi còn điều tra được thực trạng sử dụng các hình thức tổ

chức dạy học trong quá trình dạy học môn Khoa học 4 chủ đề Thực vật và động vật (câu hỏi 4 - phụ lục l) Kết quả cho thấy trong thực tiễn dạy học các hình thức tổ chức dạy học được giáo viên sử dụng đan xen vào nhau Hình thức tổ chức dạy này sẽ hỗ trợ cho hình thức tổ chức dạy học kia tạo nên hiệu

quả của tiết đạy vì mỗi hình thức tổ chức dạy học có những ưu điểm và hạn chế riêng Giáo viên thường xuyên sử dụng các hình thức: dạy học theo nhóm,

cá nhân, tập thể (chiếm 98%) Trong khi đó hình thức tổ chức tham quan, học

ngoài trời được coi là hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của các môn học

về tự nhiên và xã hội Do đối tượng học tập của môn Khoa học là các sự vật,

hiện tượng của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vì vậy mà dạy học ngoài trời có thể tạo cơ hội cho học sinh được quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng đó dé hình thành các biểu tượng cụ thể, sinh động, đầy đủ và chính

xác thì giáo viên không sử dụng thường xuyên chỉ có 2% giáo viên sử dụng thường xuyên Giáo viên nên quan tâm tới hình thức này hơn nữa

Trang 24

Việc soạn bài trước khi đến lớp là rất quan trọng, vì thế chúng tôi tiến

hành điều tra thực trạng soạn bài của giáo viên lên lớp trong dạy học môn Khoa học 4 (câu 5 - phụ lục 1) Kết quả thu được:

35% giáo viên thỉnh thoảng mới soạn bài trước và vẫn còn có 7% giáo viên

chưa bao giờ soạn bài trước Tuy nhiên, cũng có nhiều giáo viên có nhiều

kinh nghiệm trong giảng dạy việc soạn bài cũng chỉ lấy lệ để đủ giáo án nhưng vẫn đạt kết quả Còn với các giáo viên trẻ mới ra trường còn ít kinh nghiệm thì việc soạn giáo án là việc quan trọng để đảm bảo giờ dạy thành công không chỉ với môn Khoa học mà nó đúng với tất cả các môn Vì vậy, giáo viên cần tăng cường hơn nữa việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Để biết công cụ kiểm tra đánh giá thường được sử dụng trong kiểm tra đánh giá môn Khoa học 4 là công cụ gì chúng tôi tiến hành điều tra theo nội

dung phiếu điều tra: câu 6 (phụ lục 3)

Kết quả được chúng tôi cụ thể hóa như sau:

sở Bài tập cao va thu | công cụ

Trang 25

Bảng trên cho thấy, các giáo viên đã vận dụng khá phong phú các công cụ kiểm tra đánh giá Nhưng công cụ chiếm tỉ lệ cao là bài kiểm tra viết có tới 71

% giáo viên sử dụng thường xuyên Trong khi đó, kiêm tra viết gồm 2 loại:

câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan Từ việc nghiên cứu cơ sở

lý luận, nghiên cứu nội dung môn Khoa học 4 nói chung và chủ đề Thực vật

và động vật môn Khoa học 4 nói riêng chúng tôi thấy nếu dùng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra đánh giá là rất hợp lý và đạt được kết quả cao Ngoài

ra, áp dụng vào trong cả quá trình dạy học cũng sẽ đạt hiệu quả cao

Chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới tất cả các môn học thì mới đạt được

mục tiêu của giáo dục đào tạo ra con người phát triển toàn diện

1.2.2 Nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan

Tiếp theo chúng tôi quan tâm tới sự hiểu biết của giáo viên về trắc nghiệm khách quan

Chúng tôi đã tiến hành điều tra theo nội dung phiếu điều tra: câu 7 (phụ

Quan niém1 Quanniém2 Quan niệm3 Ý kiến khác

Biểu đồ 2: Nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan

Trang 26

Qua biều đồ trên ta thấy sự hiểu biết của giáo viên về trắc nghiệm khách quan nói chung còn hạn chế Có tới 54% giáo viên được hỏi hiểu chưa đầy đủ

về trắc nghiệm khách quan, chỉ có 46 % giáo viên hiểu đúng và đầy đủ Tuy nhiên nhìn chung các thầy cô đều thấy được sự cần thiết và tác dụng của trắc

nghiệm khách quan trong dạy học môn Khoa học 4 Thể hiện ở kết quả điều

tra của nội dung câu 8 (phụ lục 3):

Bảng 5: Mức độ cân thiệt sử dụng trắc nghiệm khách quan đê

kiểm tra đánh giá môn Khoa học 4

Từ bảng trên, chúng ta thấy rõ nhận thức của giáo viên về việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn Khoa học 4 chủ đề

Thực vật và động vật là cần thiết: có tới 42% giáo viên cho rằng là rất cần

thiết, 37% giáo viên cho rằng cần thiết, chỉ có 5% giáo viên cho rằng không cần thiết

1.2.3 Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để

kiểm tra đánh giá trong chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4 Việc sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của hầu hết các giáo viên Dựa theo những điều tra ở trên kết hợp với trao đổi, trò chuyện với các giáo viên về việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đề kiểm

tra đánh giá trong chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4 Chúng tôi tiễn hành điều tra theo 2 câu hỏi 9,10,11 (phụ lục 3)

Kết quả thu được như sau:

Trang 27

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Biểu đồ 3: Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

Từ kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá trong chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4 nói chung còn hạn chế Có 45 % giáo viên sử dụng thường xuyên

và 3§ % giáo viên thỉnh thoảng sử dụng và có tới 15 % giáo viên cho biết hiểm khi sir dung, 2 % giáo viên chưa sử dụng bao giờ

Để biết hiện nay các thầy cô thường lấy hệ thồng bài tập trắc nghiệm khách quan từ nguồn nào đề kiểm tra đánh giá học sinh chúng tôi đã tiến hành điều tra theo câu 10 (phụ lục 1) và thu được kết quả:

Trang 28

dụng) để kiểm tra đánh giá học sinh và rất ít giáo viên tự biên soạn bài tập

(chỉ có 8% giáo viên tự biên soạn) Trong khi đó giáo viên lại nhận thức rất rõ rằng các bài tập trong vở bài tập Khoa học 4 dùng để kiểm tra đánh giá học sinh là chưa phù hợp (65%) Chỉ có 20% giáo viên cho rằng là đã phù hợp với

trình độ nhận thức và mục tiêu của bài, 18% giáo viên cho rằng bên cạnh một

số bài phù hợp thì còn nhiều bài chưa phù hợp với thực tế đối tượng học sinh

mình đang day (cau 11- phu luc 3)

Muốn đạt được mục tiêu của môn học học sinh phải được thường xuyên

trau dồi kiến thức, thường xuyên được kiểm tra, tiếp xúc với những câu hỏi, bài tập mang tính bao phủ rộng và tính tự giác tích cực, tự lực rất cao Điều

này cho thấy sự cần thiết của việc sử dụng hệ thống bải tập trắc nghiệm khách

quan để kiểm tra đánh giá trong chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4

là rất cần thiết có tới 79 % giáo viên đồng ý (câu hỏi 8 - phy luc 3) Đây là điều kiện thuận lợi để ap dụng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra đánh giá

ở tiểu học Vì vậy, mỗi giáo viên nên tự biên soạn hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan dành riêng cho các đối tượng học sinh lớp mình sao cho phù hợp đề đạt kết quả cao

Trang 29

CHUONG 2: XAY DUNG HE THONG BAI TAP TRAC NGHIEM

KHACH QUAN DE KIEM TRA DANH GIA TRONG DAY DOC CHU DE THUC VAT VA DONG VAT MON KHOA HOC LOP 4

2.1 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

- Về mặt hình thức: hệ thống bài tập được chia theo các nhóm, các kiểu,

các dạng một cách nhất quán Trong chủ đề Thực vật và động vật khi xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chúng tôi chia thành 4 dạng bài

tập đó là:

+ Trắc nghiệm đúng - sai

+ Trắc nghiệm điền khuyết

+ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình Mục đích của đề tài này là xây dựng hệ thống bài tập để kiểm tra đánh giá

trong dạy học chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học 4 Vì vậy, hệ

thống bài tập ở đây luôn luôn phải bám sát nội dung chương trình của môn

Trang 30

học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt đối với học sinh khi học

xong chương trình

Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ nội dung chương trình của môn học mà còn phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong từng bài, trong cả chương trình 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

Tính vừa sức ở đây được hiểu là hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với

trình độ tri thức cũng như phù hợp trình độ nhận thức của các em Bài tập đưa

ra không quá dễ, cũng không quá khó

Nếu bài tập quá dễ sẽ không phát huy được tính sáng tạo của các em

Ngược lại nếu bài tập quá khó các em sẽ không đủ kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài tập

Để phát huy tính sáng tạo của học sinh thì các bài tập được xây dựng phải mang tính khoa học tức là: các bài tập đưa ra không nên trích nguyên câu trong sách giáo khoa, các phương án trả lời có cùng một cách viết và gần giống nhau để tăng độ nhiễu Các bài tập được xây dựng dưới nhiều đạng

khác nhau Từ đó học sinh tự tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo

Để có thể ứng dụng vào thực tế dạy — học, hệ thống bài tập không thé

không dựa vào nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Bắt cứ một công trình nghiên cứu nào, dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải

kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước

Kế thừa ở đây được hiểu là tiếp thu có chọn lọc kết quá nghiên cứu đã có

Trang 31

Theo cách hiểu đó, trong khoá luận này chúng tôi cũng đã tham khảo ở

các sách tham khảo của Bộ Giáo dục và của một số tác giả đi trước dé di xay

dựng hệ thống bài tập phù hợp với nội dung của từng bài

2.1.5 Nguyên tắc đảm bao tinh kha thi

Muốn đạt được mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi, nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực

tế dạy — học và đem lại hiệu quả như mong muốn

Tóm lại, hệ thống bài tập trình bày trong đề tài được xây dựng dựa trên 5

nguyên tắc cơ bản trên

2.2 Quy trình xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan

Đề có được những bài tập trắc nghiệm khách quan đảm bảo đo lường tốt

các mục tiêu đã xác định Quá trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm

khách quan được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài học

Để xây dựng hệ thống bài tập thì trước hết chúng ta phải xác định được mục tiêu của bài bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ và xác định được nội

dung của bài cần dạy

- Bước 2: Xác định mục tiêu cần đánh giá

Xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau khi học xong một nội dung bài học

- Bước 3: Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Dựa vào mục tiêu của bài học mà chúng ta có thể đưa ra các dạng trắc

nghiệm phù hợp với từng mục tiêu của bài và số lượng các bài tập để đảm

bảo đủ mục tiêu cần đánh giá, phù hợp với trình độ của học sinh Tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu

Trang 32

Bảng mẫu kế hoạch trắc nghiệm:

- Bước 4: Soạn tháo hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

Sau khi xây dựng kế hoạch chúng ta tiễn hành soạn thảo các bài tập trắc nghiệm khách quan

- Bước 5: Xây dựng đáp án

Khi đã soạn thảo hệ thống bài tập xong, chúng ta phải tiến hành xác định đáp án của từng câu để tiện chấm bài và đánh giá kết quả

- Bước 6: Kiểm tra lại bài tập và đáp án

Đối chiếu lại các bài tập được xây dựng đã đúng và phù hợp với các mục tiêu cần đánh giá chưa

Sau khi đã có đáp án chúng ta đối chiếu lại các bài tập và đáp án xem đã

đúng và phù hợp chưa

Ví dụ:

Bài 57: Thực vật cần gì để sống?

Bước 1:

Sau bài học, học sinh biết:

- Vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với sự tồn tại và phát triển của thực vật

- Biết được những điều kiện cần đề cây sống và phát triển bình thường

- Biết cách làm thí nghiệm; rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, giải thích

- Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào chăm sóc cây trồng

- Yêu thiên nhiên, có ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật

Bước 2:

Trang 33

Xác định mục tiêu cần đánh giá của bài:

1.1 Biét cach lam thi nghiém; rén ki Nhiêu lựa chon

Thực vật năng quan sát, nhận xét, giải thích Điền khuyết

Soạn thảo câu trắc nghiệm

Câu 1: Điền vào chỗ trống cho phù hợp

a) Đặt chậu cây trồng trong đất màu vào trong bóng tối, có tưới nước thường xuyên, cây sẽ (l) VÌ (2) cà

Trang 34

b) Đặt chậu cây trồng trong đất màu ngoài ánh sáng, có tưới nước thường xuyên nhưng bôi một lớp keo mỏng, trong suốt vào cả 2 mặt lá, cây sẽ

[| c Các giai đoạn trong quá trình phát triển của một loài cây, nhu cầu về

các chất khoáng, ánh sáng, nước, không khí không thay đôi

Câu 4: Khoanh tròn vào ý chỉ đúng nhất

Muốn biết thực vật cần gì để sống ta làm như thế nào?

Ngày đăng: 03/11/2014, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w