Mot vai bien phap giup HS lop 4 lop 5 viet dung chinhta ve dau hoi dau nga phu am dau xs

10 30 0
Mot vai bien phap giup HS lop 4 lop 5 viet dung chinhta ve dau hoi dau nga phu am dau xs

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ VỀ DẤU HỎI / DẤU NGÃ; PHỤ ÂM ĐẦU S/X I/Đặt vấn đề Viết đúng chính tả Tiếng Việt có tầm quan trọng,viết đúng chính tả giúp [r]

(1)MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, LỚP VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ VỀ DẤU HỎI / DẤU NGÃ; PHỤ ÂM ĐẦU S/X I/Đặt vấn đề Viết đúng chính tả Tiếng Việt có tầm quan trọng,viết đúng chính tả giúp ta hiểu rõ ý nghĩa thật từ, viết sai gây cho việc hiểu lệch ý nghĩa từ nằm văn cảnh cụ thể, ví dụ sau: ‘xe đã đổ” và “xe đã đỗ” có nghĩa khác xa nhau, bên có nghĩa xe đã bị nhào, bên có nghĩa xe đã dừng lại; hay “đã xa” và “đã sa”: -xa có nghĩa là xe(hỏa xa),là hoang phí(xa hoa),là khoảng cách lớn(đường xa),là cách biệt (xa quê)…-sa có nghĩa là thứ hàng tơ lụa thưa giống áo the (áo sa),là cát(sa mạc),là rơi xuống,rớt xuống(chuột sa chĩnh gạo) “đã xa” có nghĩa là đã cách biệt không còn gần nhau, còn “đã sa” có nghĩa là đã rơi xuống,rớt xuống.Thế học sinh thường hay mắc lỗi dấu hỏi/dấu ngã và phụ âm s/x nhiều lắm.Không riêng gì HS tiểu học mà HS trung học vậy,đồng thời người lớn đôi lúng túng Trong tác phẩm”Dạy và học chính tả- Dấu hỏi hay dấu ngã” tác giả Hoàng Phê có viết: “Chính tả là vấn đề nhiều người quan tâm.Chính tả thống là biểu rõ rệt tính thống ngôn ngữ.Viết đúng chính tả là yêu cầu đầu tiên, và là yêu cầu tối thiểu, người có văn hóa”.Để thực yêu cầu tối thiểu cần cho HS tiểu học(mà cụ thể là lớp 4/c tôi dạy),tôi không dám tham vọng mở rộng nhiều vấn đề viết đúng chính tả khác mà chọn hai vấn đề và xin trình bày qua đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 4,lớp viết đúng chính tả dấu hỏi/dấu ngã ; phụ âm đầu s/x” II/Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học chính tả dấu hỏi /dấu ngã; phụ âm đấu s/x Chính tả là vấn đề nhiều người quan tâm.Nói đúng và viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt tức là góp phần giữ gìn sáng Tiếng Việt.Tuy nhiên,do đặc điểm lịch sử nên nước ta có ba phương ngữ lớn: phương ngữ Miền Bắc, phương ngữ Miền Trung, phương ngữ Miền Nam, mà phương ngữ có số phụ âm đầu, vần, phụ âm cuối thường phát âm chưa chuẩn, đó dẫn đến việc viết sai chính tả Ở phạm vi đề tài này,chúng tôi không dám nói rộng mà khu trú phạm vi viết phụ âm đầu s/x và dấu hỏi/dấu ngã.Đây là kinh nghiệm nhỏ qua việc dạy HS và lượm lặt qua sách với mong muốn giúp HS lớp 4,lớp dễ tiếp thu mà áp dụng vào thực tiễn để ngày càng khắc phục việc viết sai s/x và dấu hỏi/dấu ngã Chúng ta thấy các lỗi chính tả thì phổ biến là lầm lẫn dấu hỏi/dấu ngã Theo tác giả Phan Ngọc có đến hai phần ba dân số không phân biệt hỏi/ngã Theo ông : “ Chỉ đồng Bắc Bộ phân biệt hỏi/ngã thực chuẩn và đồng Bắc Bộ thì từ Việt có (2) phân biệt thực chính xác, còn gặp từ Hán Việt, vì người viết không nghe quen nên lẫn lộn” Về phụ âm đầu s/x, cách phát âm không có thói quen “quặt lưỡi” cho nên đọc s thành x, đó là lỗi nói người đồng Bắc Bộ Nói trên là xét phạm vi rộng nước, còn phạm vi nhỏ hẹp trường, lớp thì hai lỗi trên khá phổ biến theo tình hình chung Theo theo dõi chúng tôi lớp (của năm giảng dạy đã qua), chúng tôi thấy HS mắc phải lỗi dấu hỏi/dấu ngã và lỗi phụ âm đầu s/x là không phân biệt cách phát âm và không nắm, không hiểu rõ cách viết không rõ và ý nghĩa Từ trên,chúng tôi giúp HS khắc phục hai lỗi này sau: III/Nội dung nghiên cứu Trước vào nội dung, xin trình bày thấu rõ hai mục thực hành và thời gian +Thực hành là phần GV đưa ra, bắt buộc HS luyện tập.Phần này tùy vào GV chọn nội dung cho phù hợp với phần (ở đây là gợi ý) +Thời gian là giấc mà GV giúp HS hiểu vấn đề đưa ra, giấc này tùy thuộc vào hoàn cảnh học lớp A.Cách khắc phục lỗi dấu hỏi/dấu ngã A.1/Luyện phát âm: *Những chữ có dấu hỏi: Tập cho HS phát âm nhẹ, thoát nhẹ nhàng nơi cổ họng *Những chữ có dấu ngã: Tập cho HS phát âm nặng hơn, bị chận lại nơi cổ họng *Thực hành: đỗ / đổ : Xe đỗ lại bên đường bị đổ xuống ruộng / củng : Sau phần giảng, cô củng cố lại bài câu hỏi v.v… *Thời gian: Vào các tiết học chú ý các từ có dấu hỏi/dấu ngã mà luyện phát âm A.2/Tập nắm nghĩa cách so sánh - Từ nào có dấu hỏi/dấu ngã chúng ta cần làm rõ cho HS thấy nghĩa nó cách so sánh cặp đôi - Thực hành: So sánh vẩn/vẫn *vẩn: gợn lên, có tính lơ lửng, nửa vời, không đâu vào đâu.Ví dụ: vẩn đục, vơ vẩn, vớ vẩn… *vẫn: có mãi, tiếp tục không dừng, tiếp theo.Ví dụ: còn, thế… - Thời gian: Trong giảng dạy, gặp từ là phân tích ngay.Hình thức thực hành: đố nhau, trò chơi tiết học (Thời gian ngắn lặp lại hoài giúp HS có thói quen hiểu nghĩa) A.3/Cung cấp các mẹo luật chính tả A.3.1 Quy luật bổng/trầm từ láy (3) - Nắm bản: Trong từ láy âm có hai chữ thì hai chữ này cùng là bổng cùng là trầm Cụ thể: Gặp chữ mà ta không biết nó là dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy tạo từ láy âm.Ta có: * Hỏi-Sắc-Không (hệ bổng) Ví dụ: -Hỏi/Không: thơ thân – thơ (không dấu) thân (dấu hỏi) – thơ thẩn -Sắc/Hỏi: sáng sua – sáng (dấu sắc) sua (dấu hỏi) - sáng sủa -Hỏi/Hỏi: khủng khinh - khủng(dấu hỏi) khinh (dấu hỏi) – khủng khỉnh *Huyền-Ngã-Nặng (hệ trầm) Ví dụ: -Huyền/Ngã: nao nề - vì nề (dấu huyền) nên nao (dấu ngã) – ta có: não nề -Ngã/Ngã: lõm bom – lõm (dấu ngã) bom (dấu ngã) – ta có: lõm bõm -Nặng/Ngã: nung nịu – nịu(dấu nặng) nung (dấu ngã) – ta có: nũng nịu *Thực hành: Một HS (hoặc GV) đọc lên bất kì từ láy theo luật trên Một HS khác áp dụng luật trên để ghi dấu hỏi ngã cho đúng và nêu kết luận Ví dụ: đọc suồng sã – học sinh ghi sã (dấu ngã) – kết luận: luật huyền/ngã đọc lỏng lẻo – học sinh ghi lỏng (dấu hỏi) - kết luận: luật hỏi/hỏi…v.v… *Thời gian: Ở các phân môn Tiếng Việt thường hay gặp từ láy mẹo luật hệ bổng/trầm này sử dụng thường xuyên với nhiều hình thức khác A.3.2 Mẹo luật hỏi/ngã dùng các từ gốc Hán a/Ghi nhớ chữ có âm đầu sau: m, n, nh, v, l, d, ng -Nắm bản: Cho HS nắm câu: “ mình nên nhớ viết là dấu ngã” -Giải thích: Nếu gặp chữ Hán Việt bắt đầu âm đầu là: m(mình), n(nên), nh(nhớ), v(viết), l(là), d(dấu), ng(ngã) thì mạnh dạn viết là dấu ngã (các trường hợp khác bảy âm trên thì viết là dấu hỏi) -Thực hành: Đọc cho HS viết cho làm bài tập với từ gốc Hán không ghi dấu để HS tự ghi.Ví dụ: mi man, nô lực, nhân nại, vu lực, phụ lao, da man, tín ngương, v.v… -Thời gian: Gặp các từ gốc Hán các phân môn khác, luôn nhắc mẹo luật để HS áp dụng b/Ghi nhớ câu thơ: Kĩ tài, bãi bỏ, tĩnh yên Tiễn đưa, xã xã, sĩ em học trò Hữu phải, hữu có, cưỡng gò Huyễn mê, hoãn chậm, hỗ cùng nhớ ghi -Nắm bản: Cho HS thuộc câu thơ trên.Giải thích cho HS rõ: Kĩ tài - từ đứng trước (Kĩ) là từ Hán Việt, từ đứng sau (tài) là nghĩa từ trước.Vậy kĩ có nghĩa là tài.Ví dụ: Kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo…Vậy kĩ mà có nghĩa là viết dấu ngã Tương tự: (4) *Bãi có nghĩa là bỏ.Như: bãi chức, bãi khóa… *Tĩnh - yên(lặng).Như: tĩnh mịch, tĩnh tâm,tĩnh vật *Tiễn - đưa(đi).Như: tiễn biệt, tống tiễn, tiễn hành *Xã -xã(nhiều người họp lại, là làng, là thần đất).Như: xã hội, xã thôn, xã tắc *Sĩ - học trò.Như: sĩ tử, sĩ số *Hữu - (bên) phải.Như: hữu khuynh, hữu ngạn, hữu phái *Hữu - có.Như: hữu lí, hữu ích, hữu tài *Cưỡng -gò(ép).Như: cưỡng bách, cưỡng bức, cưỡng chế *Huyễn - mê.Như: huyễn *Hoãn -chậm.Như: trì hoãn, hoãn binh *Hỗ -cùng(lẫn nhau).Như: tương hỗ, hỗ trợ -Thực hành: Thuộc bài thơ và nhớ áp dụng vào các chữ mang sắc thái nghĩa vậy.(GV cung cấp từ Hán Việt cho HS) - Thời gian: Từ Hán Việt thường gặp các phân môn Tiếng Việt Ngoài học thì sử dụng quỹ thời gian làm trò chơi học tập B.Cách khắc phục lỗi phụ âm đầu s/x B.1/Luyện phát âm -Phụ âm s: Khi phát âm trước tiên khít hai hàm đồng thời lưỡi cong lên da trời, thoát nặng -Khi phát âm mở miệng đồng thời lưỡi sát vào mặt hàm dưới, thoát nhẹ nhàng khỏi miệng -Thực hành: *Sáng em dậy sớm, sửa soạn sách vở, xem lại bài lượt, ôn bài xong, em soát lại bài tập sang nhà bạn Nam rủ bạn cùng học *Tiếng trống vang lên.Cảnh xôn xao im bặt Chúng em xách cặp, hàng vào lớp -Thời gian: Thường vào các tiết học chú ý đến các từ có s hay x để luyện phát âm cho học sinh B.2/Tập phân biệt nghĩa -Tương tự bên dấu hỏi/ngã, s/x tôi áp dụng so sánh nghĩa -Thực hành: Gặp trường hợp viết “sương”, cần đưa từ “xương” và cho HS hiểu: *Sương: nước gồm hạt nước nhỏ lơ lửng gần mặt đất,Ví dụ: sương sớm *Xương: là phần khung cứng thân thể người và động vật.Ví dụ: xương cá *Cho HS nêu vài ví dụ để phân biệt rõ khác -Thời gian: Trong các tiết môn Tiếng Việt gặp trường hợp s/x trường nghĩa tương đối khó thì GV cần gợi ý để HS phân biệt và kết hợp phát âm B.3/Phân biệt s/x mặt kết hợp âm tiết (5) -Nắm bản: Cho HS ghi nhớ: S không với các vần bắt đầu OA, OĂ, OE, UÊ.(Ngoại lệ: soát lại) B.4/Phân biệt s/x mặt láy âm -Nắm bản: Khi láy âm s với s, x với x (không có lẫn lộn s,x x,s) -Thực hành: HS cho các từ láy âm s, các từ láy âm x -s/s như: sờ soạng, sồ sề, sục sạo… -x/x như: xao xuyến, xanh xao, xôn xao… -Nắm bản: +s không láy âm với âm đầu khác +x có láy âm với âm đầu khác -Thực hành: Cho HS nêu từ láy âm x với âm đầu khác +x với l: liểng xiểng, lòa xòa… +x với b: bung xung, bờm xơm… +x với m: xoi mói, xích mích… B.5/Mẹo từ vựng Cung cấp cho HS hiểu rõ mẹo từ vựng sau: B.5a/Căn bản: Tên các thức ăn và số đồ dùng liên quan đến thức ăn thì thường với x -Thực hành: Cho HS nêu tên các thức ăn Ví dụ: xà lách, xúc xích, lạp xưởng… cái xăm, cái xanh, cái xoong, cái xiên nướng thịt… B.5b/Căn bản: Hầu hết các DANH TỪ (không kể tên thức ăn và đồ dùng liên quan) viết với s không viết với x -Thực hành: Cho HS nêu tên danh từ và rút nhận xét +Chỉ người: ông sư, sứ thần,… +Tên cây: cây sen, cây sim, cây sắn,… +Hiện tượng tự nhiên: sao, suối, sương, sông,… +Đồ vật: hòn sỏi, song cửa, cái sọt,… +Động vật: cá sấu, sóc, sò,… Ngoại lệ (Danh từ viết với x): Nhớ cho câu này: Mùa xuân, xuồng gỗ xoan mang xoài đến xã, đổi xẻng xưởng để đem đến cho trạm xá B.5c/Căn bản: - Những chữ viết với x (không với s) - Những chữ có nghĩa sụp xuống với s (không với x) -Thực hành: Nêu câu hỏi: +Từ nào có nghĩa ?- gợi ý HS chú ý đến bong bóng bánh xe.Ví dụ: xì, xọp, xẹp,… +Từ nào mang nghĩa sụp xuống ?- gợi ý nghĩa để HS tìm Ví dụ: sụt, sụp, sẩy chân, sặc sụa, (kém) sút,… B.5d/Căn bản: Những từ công cụ ngữ pháp có nhiều chữ với s không có chữ với x -Thực hành: GV cung cấp.Ví dụ: sự, sẽ, sao, sẵn, song le, suy ra,… (6) -Thời gian: Tất các mẹo nêu trên (B.3, B.4, B.5) ngoài thời gian cung cấp phần bản, có thể sử dụng các tiết học có liên quan nhiều hình thức đố nhau, thi đua, trò chơi học tập,… C.Cung cấp các bài tập chính tả Hầu hết các mẹo luật trên phải kèm theo bài tập chính tả nhằm giúp HS ghi nhớ sâu phần mà GV cung cấp.( Xem phụ lục) IV/Kết nghiên cứu và kết luận Trên đây là công việc thực tế qua năm giảng dạy; có áp dụng vài mẹo chính tả “Chữa lỗi chính tả cho HS”, có sử dụng vài cách phân biệt “Từ điển so sánh”, cao điểm là dạy chính tả cho HS mà bài viết có vấn đề sai lỗi nhiều thì tôi lại đem áp dụng.Dần dần quen với nếp chữa lỗi chính tả cho HS, tôi gom lại hai vấn đề cần làm trước tiên là hỏi/ngã và s/x cho cụ thể Sau năm dạy lớp 5, đến lớp chuyển sang thay sách đầu tiên, tôi phân dạy lớp và tôi thấy chương trình lớp có phần chính tả mới, phong phú là bài tập chính tả Do vậy, năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 tôi đã áp dụng mẹo luật này vào giảng dạy bài và thấy hiệu rõ rệt, HS không viết sai hỏi/ngã và âm đầu s/x (trừ mọt vài em quá yếu thì còn tồn lỗi hạn chế tiếp thu).Theo dõi kết quả,tôi thấy đạt từ 90% đến 95% Nói là nghiên cứu thì chắn là “quá to tát” tôi, mà đây tôi học tập sách và đem áp dụng.Chỉ có khác là sách thì nhiều và nội dung nhiều mà HS tiểu học thì chưa thể tiếp cận được; tôi rút gọn lại và xét thấy cái cần thiết là làm đưa đúng lúc, có cách đưa để đạt hiệu thôi.Do vậy,thời gian thực hành và hình thức thực hành là quan trọng và nó phải mang tính thường xuyên Từ trên, tôi muốn nói tính hiệu là phụ thuộc vào người GV.Trong đề tài này, tôi thấy nội dung “phân biệt nghĩa” là quan trọng và đòi hỏi người GV luôn trau dồi kiến thức mình đồng thời phải luôn kiên nhẫn Tóm lại, qua phần trình bày trên, thân tôi nghĩ gì thì nói vậy, chắn không thể tránh thiếu sót đáng tiếc nên kính mong quý đồng nghiệp bỏ quá cho và xin chân thành góp ý đề tài này tốt V/Đề nghị Phạm vi đề tài có thể áp dụng cho người có nhầm lẫn dấu hỏi/ngã và phụ âm đầu s/x không thiết HS tiểu học Tuy nhiên, xác định đối tượng từ đầu thực hành và thời gian khu trú vào mức hạn chế định Nếu có điều kiện thì có thể phát triển tiếp tục đề tài này, trên sở giải vấn đề lỗi chính tả nhiều đồng thời đưa bảng tổng hợp ngắn gọn có tính khái quát giúp HS hiểu nhanh hơn, dễ nhớ (7) VI/Phụ lục: Ví dụ các dạng bài tập Phân biệt hỏi/ngã 1.Đọc và giải thích chính tả chữ in nghiêng: a/Tại anh không lo nghỉ ngơi, anh phải nghĩ đến điều đó chứ? b/Tôi chưa vẽ xong tranh, này có vẻ không đẹp trước 2.Điền hỏi ngã vào chữ in nghiêng: a/Tôi chi nói nưa, còn định nói nưa thì không có thời b/Cần phải bai bỏ tất chuyện vô ích v.v… 3.Điền dấu đúng vào chữ in nghiêng (từ Hán Việt) và giải thích: a/Hưởng ứng lời kêu gọi lanh tụ và đang, niên dung cảm bao vệ Tô quốc b/Chi thị chống lang phí, đề cao ki luật đã triệt đê thực v.v… 4.Căn theo mẹo láy âm để điền hỏi/ngã a/Thôi đừng liều linh b/Trước sân anh thơ thân v.v… Phân biệt s/x 1.Thử giải thích theo số mẹo đã học chữ in nghiêng lại viết với x,với s: a/Đừng chỗ nước xoáy b/Gặp xích mích thì ôn tồn giải thích c/Sức khỏe tôi không phải kém sút, suy sụp trước v.v… 2.Điền chữ ngoặc đơn vào chỗ trống a/Tôi ….lấy cưa … gỗ.( xẻ, sẽ) b/Đi ngoài đường không mặc áo ấm….lạnh thấu ……(xương, sương) v.v… 3.Giải thích chữ in nghiêng viết sai a/Bài này soàng b/Con cá xấu hình thù sấu sí v.v… 4.Điền từ láy âm s x a/Phố nào nhà cửa ……… b/Cô ốm nên người ……… v.v… 5.Điền x s vào câu sau đây: a/Đi khéo …ẩy chân, …a…uống hố b/Dao có mài …ắc v.v… (8) VII/Tài liệu tham khảo Stt Tên tác giả Tên tài liệu tham khảo Thái Xuân Đệ - Lê Dân Từ điển Tiếng Việt Nguyễn Lân Từ điển từ và ngữ Hán Việt Nguyễn Thế Long – Trịnh Mạnh Phan Ngọc Hoàng Phê Hoàng Phê (Chủ biên)Lê Anh Hiền-Đào Thân Nhà XB Năm XB Văn hóa Thông tin 2007 TP.Hồ Chí Minh 1989 Từ điển chính tả so sánh Hà Nội 1996 Chữa lỗi chính tả cho học sinh Giáo dục 1984 Đà NẵngDạy và học chính tả-Dấu Trung tâm hỏi hay dấu ngã từ điển học 1996 Từ điển chính tả Tiếng Việt Giáo dục 1987 (9) VIII/Mục lục STT Tiêu đề phần đề tài Trang Đặt vấn đề Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học chính tả dấu hỏi/dấu ngã và phụ âm đầu s/x Nội dung nghiên cứu -Cách khắc phục lỗi dấu hỏi/dấu ngã đến -Cách khắc phục lỗi phụ âm đầu s/x đến Kết nghiên cứu và kết luận Đề nghị 6 Phụ lục 7 Tài liệu tham khảo 8 Mục lục PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (10) Năm học: 2009 – 2010 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường (Phòng, Sở) …………………………………… -Đề tài:………………………………………… …………………………………………………………………………… -Họ và tên tác giả: ……………………………………………………………… -Đơn vị:…………………………………………………………………………… -Điểm cụ thể: Phần Nhận xét 1.Tên đề tài 2.Đặt vấn đề 3.Cơ sở lí luận 4.Cơ sở thực tiễn 5.Nội dung nghiên cứu 6.Kết nghiên cứu 7.Kết luận 8.Đề nghị 9.Phụ lục 10.Tài liệu tham khảo 11.Mục lục 12.Phiếu đánh giá xếp loại Thể thức văn bản,chính tả Tổng cộng Điểm tối đa Điểm đạt 1 1 1 20 đ Căn số điểm đạt được,đề tài trên xếp loại: Người đánh giá xếp loại đề tài: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… (11)

Ngày đăng: 17/06/2021, 13:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan