1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng mô hình học hợp tác trong dạy học chương

16 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Luận văn với mục tiêu xây dựng được tiến trình dạy học theo mô hình học hợp tác nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh trong chương điện học Vật lý 9 THCS. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ THU NGA

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC

TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ĐIỆN HỌC" VẬT LÝ 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2018

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ THU NGA

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC

TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ĐIỆN HỌC" VẬT LÝ 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THANH HẢI

Thừa Thiên Huế, năm 2018

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Ngô Thị Thu Nga

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của Quý thầy cô giáo, bạn bè và gia đình Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

- Ban Giám Hiệu truờng Ðại học Sư phạm Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Vật lí, Quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

- Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo trường THCS TT Di Lăng – huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm

- TS Nguyễn Thanh Hải, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

- Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè thân hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Trong quá trình làm Luận văn còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như năng lực cá nhân Do đó, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ hội đồng bảo vệ luận văn, cũng như từ các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Huế, tháng 08 năm 2018

NGÔ THỊ THU NGA

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

3 Mục tiêu đề tài 9

4 Giả thuyết khoa học 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10

7 Phạm vi nghiên cứu 10

8 Phương pháp nghiên cứu 10

9 Đóng góp của đề tài 11

10 Cấu trúc luận văn 12

NỘI DUNG 13

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC THÔNG QUA SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở BẬC THCS 13

1.1 Năng lực hợp tác và việc bồi dưỡng năng lực hợp tác trong dạy học vật lý 13 1.1.1 Năng lực và năng lực hợp tác 13

1.1.2 Hệ thống các kĩ năng hợp tác trong dạy học Vật Lý 16

1.1.3 Bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng hợp tác 19

1.1.4 Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Vật Lý 22

1.2 Mô hình học hợp tác 23

1.2.1 Bản chất và các đặc điểm của mô hình học hợp tác 23

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

1.2.2 Các mô hình học hợp tác 24

1.3 Tiến trình dạy học theo hướng sử dụng mô hình học hợp tác nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh 30

1.3.1 Các biện pháp bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh 30

1.3.2 Tiến trình dạy học theo hướng sử dụng mô hình học hợp tác nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh 37

1.4 Thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực hợp tác ở trường THCS 41

1.4.1 Thuận lợi 42

1.4.2 Khó khăn 43

1.5 Kết luận chương 1 44

Chương 2 SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ĐIỆN HỌC" VẬT LÝ 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC 46

2.1 Cấu trúc và đặc điểm chương “Điện học” - Vật lý THCS 46

2.1.1 Cấu trúc nội dung 46

2.1.2 Đặc điểm nội dung 46

2.1.3 Lựa chọn một số nội dung kiến thức có thể sử dụng mô hình học hợp tác 47

2.2 Thiết kế tiến trình dạy một số bài chương “Điện học” có sử dụng mô hình học hợp tác nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh 48

2.2.1 Thiết kế bài dạy " ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM" theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh 48

2.2.2 Thiết kế bài dạy " BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM " theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh 52

2.2.2 Thiết kế bài dạy "BÀI TẬP CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG" theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh 55

2.3 Kết luận chương 2 57

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 59

3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 59

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 59

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

3.2 Đối tượng, nội dung của thực nghiệm sư phạm 60

3.2.1 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 60

3.2.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 60

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 60

3.3.1.Chọn mẫu thực nghiệm 60

3.3.2 Kiểm tra đánh giá 61

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 62

3.4.1 Đánh giá định tính 62

3.4.2 Đánh giá định lượng 62

3.4.3 Kiểm định giả thuyết thống kê 67

3.5 Kết luận chương 3 68

KẾT LUẬN 69

1 Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài 69

2 Hướng phát triển 70

3 Một số kiến nghị, đề xuất 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 DHHT Dạy học hợp tác

4 HHT Học hợp tác

7 HTN Hợp tác nhóm

9 PHT Phiếu học tập

10 PPDH Phương pháp dạy học

11 SGK Sách giáo khoa

12 THCS Trung học cơ sở

13 THPT Trung học phổ thông

14 THTN Thực hành thí nghiệm

15 TN Thí nghiệm

16 TNg Thực nghiệm

17 TNSP Thực nghiệm sư phạm

19 TV Thành viên

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH

Trang

BẢNG

Bảng 3.1 Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu TNSP 60

Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 63

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 64

Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm ĐC và TNg 65

Bảng 3.5 Các tham số thống kê 66

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TNg 64

ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1 Đồ thị phân phối tần suất 65

Đồ thị 3.2 Phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm ĐC và TNg 66

HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc lôgic nội dung kiến thức chương Điện học 46

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thế kỉ 21, thế kỉ của khoa học công nghệ, thế kỉ của nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập và phát triển, của sự hợp tác, liên kết Đây còn là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi đội ngũ nhân lực có tay nghề và trình độ cao, biết vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả Sự phát triển đó đã đặt ra mục tiêu đổi mới nhanh chóng cho mọi quốc gia trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế đó Ngành giáo dục Việt Nam cần phải có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai Sự phát triển của m i quốc gia gắn liền với

sự phát triển của toàn nhân loại Một đất nước không thể phát triển nếu có một nền giáo dục lạc hậu, không thể hội nhập với bạn bè quốc tế nếu không biết hợp tác

Nghị quyết 29 Hội nghị trung ương 8 khóa XI đã khẳng định " Nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn " Cùng với đó, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban

hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 đối với cấp trung học phổ thông:

"Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn

hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học" Như vậy, đổi mới

phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông là tổ chức cho học sinh được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động một cách tích cực Dạy học hợp tác là một trong những phương pháp dạy học tích cực theo xu hướng dạy học không truyền thống, góp phần thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta Hợp tác giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công trong mọi mặt hoạt động, phát triển một số năng lực của con người đáp ứng những thách thức của cuộc sống, trong đó có năng lực tương tác, hòa đồng với nhiều nhóm xã hội Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức tham gia Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) và đang triển khai dự án mô hình

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

trường học mới Việt Nam (VNEN) thì dạy học hợp tác càng phát huy thế mạnh trong việc đáp ứng cho học sinh tiêu chuẩn các nhóm năng lực nhằm hội nhập theo thang đánh giá quốc tế này

Tuy nhiên, trong các trường phổ thông hiện nay, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Các năng lực và phẩm chất cần được hình thành cho học sinh còn nhiều hạn chế Đặc biệt là năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, trong tổ, trong lớp để giải quyết các vấn đề đặt ra trong m i bài học và trong thực tiễn cuộc sống

Đối với học sinh THCS, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi và hình thức tư duy đặc thù, nhu cầu hợp tác của học sinh được đặt ra một cách tự nhiên Hơn nữa, do đặc điểm riêng, môn vật lí có tiềm năng thuận lợi trong việc tạo cho học sinh học qua làm việc, giải quyết bài toán, xử lí thí nghiệm nhờ hợp tác nhóm Bởi

lẽ đó, việc vận dụng dạy học hợp tác đặc biệt có ý nghĩa trong việc hướng đến mục tiêu kết nối tích hợp giữa con người với con người trong giáo dục

Căn cứ vào chủ trương của Đảng và nhà nước, thực tế ở trường phổ thông và

năng lực của bản thân Tôi lựa chọn đề tài "Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học

sinh thông qua việc sử dụng mô hình học hợp tác trong dạy học chương" Điện học"

vật lý 9 trung học cơ sở" làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu quốc tế

Từ thế kỷ XVIII, lý thuyết về học hợp tác đã thực hiện khá phổ biến ở các nước tư bản Thời kỳ này có Joseph Lancaster và Andrew Bell đã thực nghiệm và triển khai rộng rãi việc học hợp tác nhóm ở Anh quốc và vào khoảng cuối thế kỷ XIX ở Mỹ đã đề cao học hợp tác, điển hình có Fancis Parker, hiệu trưởng một trường công ở bang Massachusetts đã đưa ra các quan niệm nhằm biện hộ cho lý thuyết học hợp tác, phản đối kiểu học tập cạnh tranh mang màu sắc của xã hội tư bản Theo Fancis Parker nếu quá trình học tập được thực hiện trên tinh thần chia sẻ nhóm, lớp với cả tình cảm và trí tuệ thì việc học sẽ không bao giờ bị nhàm chán; niềm vui lớn nhất của học sinh là cùng nhau chia sẻ thành quả học tập với các bạn trong tương tác học tập với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 12

Tiếp theo Parker, John Dewey đã viết một cuốn sách có tựa đề “Nền Dân chủ

và Giáo dục” Ông cho rằng con người có bản chất sống hợp tác, trẻ cần được dạy biết cảm thông, tôn trọng quyền của người khác, làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề theo lẽ phải và cần được trải nghiệm quá trình sống hợp tác ngay từ trong nhà trường Ông cũng cho rằng cuộc sống ở lớp học phải là hiện thân của dân chủ, không chỉ trong việc học sinh tự do lựa chọn cách học và thực hiện các dự án học tập cùng nhau mà còn cả trong việc học sinh học cách quan hệ với người khác

Các tác giả Palincsar và Brown xây dựng và phát triển phương pháp dạy lẫn nhau Theo phương pháp này, học sinh và giáo viên thay phiên nhau đóng vai trò người dạy sau khi cùng nghiên cứu tài liệu học tập Giáo viên làm mẫu đưa ra cách thức và các vấn đề, đặt các câu hỏi, cách tóm tắt, cách phân tích làm sáng tỏ vấn đề… học sinh học cách làm của giáo viên và áp dụng vào trong nhóm học tập của mình Các thành viên khác của nhóm tham gia thảo luận nêu ra các câu hỏi, trả lời, bình luận, tìm kiếm những từ ngữ chính xác, thích hợp, khái quát và rút ra những kết luận Vai trò của từng thành viên được luân phiên thay đổi

Những năm gần đây, David W.Johnson và Roger T Johnson thuộc trường Đại học Minnesota, Robert Slavin thuộc viện Johns Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay

2.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam với truyền thống hiếu học và đoàn kết dân tộc, tinh thần học tập hợp tác truyền thụ tri thức, kinh nghiệm của người đi trước cho thế hệ sau đã thể hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt và sau này phát triển thành các phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, học cùng nhau, học bạn, học nhóm

Tác giả Thái Duy Tuyên đi sâu nghiên cứu vấn đề về PPDH, trong cuốn sách

“Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” Trên cơ sở khái quát về bản chất,

đặc điểm, ý nghĩa của dạy học hợp tác , Ông đã đề xuất qui trình tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác

Mô hình học hợp tác cũng được một số tác giả trong nước chọn làm đề tài luận văn như:

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 13

Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường THPT thông

qua các biện pháp tổ chức hoạt động hợp tác nhóm” của Hồ Thị Bạch Phương, Huế

- 2007 đã trình bày cơ sở lí luận về dạy học hợp tác nhóm và nêu lên được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học qua việc tổ chức hoạt động hợp tác nhóm cho học sinh

Luận văn thạc sĩ “Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong quá trình dạy

học phần Điện và Điện từ vật lí lớp 11 nâng cao THPT” của Lê Khắc Thuận, Huế -

2009 đã tổng hợp được cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lí luận, qui trình tổ chức dạy học của phương pháp dạy học hợp tác nhóm và xem nó là phương pháp dạy học rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Bên cạnh đó, nhiều tác giả trong nước đã tổng hợp, áp dụng vào dạy học và đạt được nhiều kết quả khả quan Tiếp nối những đề tài đi trước, luận văn tiếp tục nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống, chi tiết và cụ thể hơn đồng thời sử dụng mô hình

dạy học hiện đại vào dạy học hợp tác nhóm chương “Điện học” Vật lí 9 THCS

3 Mục tiêu đề tài

Xây dựng được tiến trình dạy học theo mô hình học hợp tác nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh trong chương" ĐIỆN HỌC" Vật lý 9THCS

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo hướng sử dụng mô hình học hợp tác và vận dụng quy trình đó vào tổ chức dạy học chương " Điện Học" vật

lý 9 THCS thì sẽ bồi dưỡng được năng lực hợp tác cho học sinh, qua đó nâng cao

chất lượng dạy học môn vật lý

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của đề tài, tôi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu về cơ sở lí luận về tâm lí học sư phạm

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về mô hình học hợp tác

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực hợp tác

- Nghiên cứu thực trạng vận dụng hình thức HHT trong dạy học ở trường THCS

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 13/06/2021, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w