1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường la tinh tại hoài đức hà nội luận văn thạc sĩ nông nghiệp

126 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả giống bưởi đường La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 .... TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Trần Văn Luyện Tên Luận văn: Ng

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN LUYỆN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC

VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG BƯỞI ĐƯỜNG LA TINH TẠI HOÀI ĐỨC HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Khả Tường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Văn Luyện

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc PGS.TS Lê Khả Tường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Các thầy cô trong Ban đào tạo sau đại học - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Tài nguyên thực vật, Bộ môn Bảo tồn Insitu và Khai thác nguồn gen đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Cuối cùng cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thành viên viên trong gia đình, những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành tốt nhất nhiệm

vụ này

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Văn Luyện

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Trích yếu luận văn ix

Thesis abstract xi

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

2.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại thực vật 4

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố 4

2.1.2 Phân loại thực vật 5

2.2 Yêu cầu sinh thái của cây bưởi 5

2.2.1 Nhiệt độ 5

2.2.2 Ánh sáng 7

2.2.3 Nước 7

2.2.4 Gió 7

2.2.5 Đất 7

2.3 Đặc điểm thực vật học của cây bưởi 8

2.3.1 Đặc điểm phát triển thân cành 8

2.3.2 Đặc điểm phát triển lá 9

2.3.3 Đặc điểm ra hoa đậu quả 9

2.4 Nghiên cứu thu thập, bảo tồn và phát triển cây có múi 12

2.4.1 Điều tra, thu thập 12

2.4.2 Nghiên cứu tuyển chọn giống 13

Trang 5

2.4.3 Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh 15

2.5 Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác liên quan đến phạm vi đề tài 18

2.5.1 Nghiên cứu dinh dưỡng khoáng 18

2.5.2 Nghiên cứu về phân bón lá và điều hòa sinh trưởng 21

2.5.3 Nghiên cứu về biện pháp bao quả 24

Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27

3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27

3.2 Nội dung nghiên cứu 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 27

3.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất 27

3.3.2 Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi đường La Tinh 28

3.3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống bưởi Đường La Tinh 29

3.4 Xử lý số liệu 34

Phần 4 Kết quả nghiên cứu 35

4.1 Điều tra hiện trạng sản xuất bưởi đường La Tinh 35

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 35

4.1.2 Tình hình sản xuất Nông nghiệp tại Đông La 2015 37

4.1.3 Sâu bệnh hại chính trên bưởi, tình hình phát sinh phát triển 42

4.1.4 Đánh giá khả năng phát triển cây bưởi tại Đông La 43

4.1.5 Giải pháp phát triển sản xuất cây bưởi đường La Tinh 44

4.2 Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi La Tinh 45

4.2.1 Một số đặc điểm hình thái giống bưởi đường La Tinh và một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức Hà Nội 2015 45

4.2.2 Thời gian ra hoa, quả chín của bưởi đường La Tinh so với một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội năm 2015 46

4.2.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi đường La Tinh và một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội 2015 47

4.2.4 Một số chỉ tiêu cơ giới, chất lượng quả và thời gian bảo quản của các giống bưởi 48

4.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống bưởi đường La Tinh 48

Trang 6

4.3.1 Nghiên cứu xác định chế độ bón phân cho giống bưởi La Tinh 48

4.3.2 Nghiên cứu xác định loại phân bón lá thích hợp cho giống bưởi đường La Tinh 53

4.3.3 Nghiên cứu xác định chất điều tiết sinh trưởng thích hợp cho giống bưởi đường La Tinh 58

4.3.4 Nghiên cứu xác định thời điểm bao quả thích hợp cho giống bưởi đường La Tinh 62

Phần 5 Kết luận và đề nghị 65

5.1 Kết luận 65

5.2 Kiến nghị 66

Danh mục các công trình công bố 67

Tài liệu tham khảo 68

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm chất lượng lộc, thời gian ra hoa và quả chín giống bưởi

đường La Tinh, 2012-2014 16

Bảng 2.2 Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất cây ưu tú bưởi đường La Tinh (2012-2014) 17

Bảng 2.3 Nghiên cứu chất lượng và tuyển chọn cây bưởi đường La Tinh đầu dòng (2012-2014) 18

Bảng 2.4 Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá 20

Bảng 3.1 Các công thức bón phân gốc cho giống bưởi La Tinh 30

Bảng 3.2 Các công thức phân bón lá cho giống bưởi La Tinh 32

Bảng 3.3 Các công thức áp dụng chất điều tiết sinh trưởng 33

Bảng 4.1 Tổng diện tích gieo trồng tại Đông La năm 2015 37

Bảng 4.2 Sự đa dạng các giống bưởi tại Đông La 2015 38

Bảng 4.3 Một số thông tin về các vườn hộ điều tra tại thôn La Tinh 39

Bảng 4.4 Mức đầu tư chi phí cho giống bưởi đường La Tinh trong 1 năm so với bưởi Diễn 41

Bảng 4.6 Lịch diễn biến sâu bệnh hại chính trên bưởi tại địa phương 43

Bảng 4.7 Đặc điểm hình thái giống bưởi đường La Tinh và một số giống bưởi tại La Tinh 2015 45

Bảng 4.8 Đặc điểm hình thái hoa, quả các giống bưởi tại La Tinh, Hoài Đức, Hà Nội 2015 46

Bảng 4.9 Thời gian ra hoa, thu hoạch của các giống bưởi tại La Tinh, Hoài Đức, Hà Nội, 2015 47

Bảng 4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất giống bưởi đường La Tinh và một số giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội 2015 47

Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu cơ giới quả các giống bưởi tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội 2015 48

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra lộc của giống bưởi đường La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2016 49

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng các đợt lộc của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2016 50

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến thời gian ra hoa của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 51

Trang 9

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến tỷ lệ đậu quả giống bưởi La Tinh

tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 51 Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng

suất giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 52 Bảng 4.17 Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới quả bưởi La

Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 53 Bảng 4.18 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian xuất hiện lộc của

giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 54 Bảng 4.19 Ảnh hưởng của phân bón lá đến kích thước các đợt lộc của giống bưởi

La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 55 Bảng 4.20 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa của giống bưởi La

Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 55 Bảng 4.21 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả giống bưởi đường La

Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 56 Bảng 4.22 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành

năng suất giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 57 Bảng 4.23 Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu cơ giới quả bưởi La

Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 57 Bảng 4.24 Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến thời gian xuất

hiện lộc của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 58 Bảng 4.25 Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến kích thước các

đợt lộc của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 59 Bảng 4.26 Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến thời gian ra hoa

của giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 60 Bảng 4.27 Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả

giống bưởi đường La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 60 Bảng 4.28 Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến năng suất và các yếu

tố cấu thành năng suất giống bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 61 Bảng 4.29 Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến một số chỉ tiêu

cơ giới quả bưởi La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội, 2016 62 Bảng 4.30 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến tình hình sâu bệnh hại quả 63 Bảng 4.31 Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến một số chỉ tiêu quả 63

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Văn Luyện

Tên Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội

Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá được hiện trạng sản xuất giống bưởi La Tinh tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội

- Đánh giá được những đặc điểm nông sinh học và xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho giống bưởi Đường La Tinh Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng sản xuất giống bưởi đường La Tinh:

+ Thu thập thông tin thứ cấp, các kết quả nghiên cứu của các cơ quan quản lý, sản xuất, khoa học (Phòng kinh tế huyện Hoài Đức, UBND xã Đông La, Hoài Đức)

+ Điều tra chi tiết: Biên soạn phiếu điều tra với nội dung định sẵn để thu thập thông tin sơ cấp, phỏng vấn các hộ nông dân tại La Tinh, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội

- Đánh giá đặc điểm nông sinh học: Sử dụng Phiếu mô tả, đánh giá nhóm cây có múi của Trung tâm Tài nguyên thực vật dựa trên bản mô tả của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế IPGRI (nay là Bioversity International)

- Các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật bố trí theo phương pháp thí nghiệm Phạm Thị Lan và Phạm Tiến Dũng 2005

Kết quả chính và kết luận

1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức nói chung và xã Đông La nói riêng thuận lợi cho việc phát triển cây bưởi đường La Tinh cho Thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận

+ Diện tích cho thu hoạch hiện nay 1ha và phân tán trong các hộ

+ Đa số các hộ chưa có kỹ thuật thâm canh về cây bưởi đường La Tinh: Mật độ trồng trung bình (30-40 m2/cây) còn cao (dày) so với yêu cầu (50-60 m2/cây) Bón phân thiếu cân đối, phòng trừ sâu, bệnh hại còn hạn chế Công tác cắt tỉa tạo hình, bao quả chưa được sử dụng

2 Giống bưởi đường La Tinh có nguồn gốc lâu đời tại thôn La Tinh, xã Đông La với một

số đặc điểm nông sinh học chính như: (Chiều cao cây trung bình 5,3m; ĐK tán trung bình: 5,9m; tán cây hình dù, lá màu xanh sáng, lá dạng ovan ngược, vỏ quả màu vàng chanh, tép bưởi màu vàng, thời gian cho thu hoạch vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12,

Trang 11

độ Brix trung bình dao động từ 11 đến 13 %), chất lượng ăn tươi đạt tương tự giống bưởi Diễn

3 Áp dụng biện pháp kỹ thuật cho cây bưởi đường La Tinh cụ thể như sau:

- Công thức bón phân: 90 kg phân chuồng hoai mục + 2kg Ure + 3kg Supe Lân + 2kg KCl (cho 1 cây đã cho thu hoạch quả ổn định) cho năng suất đạt cao nhất với 232,3

kg quả/cây, khối lượng trung bình quả lớn và chất lượng quả tốt

- Sử dụng phân bón lá Komix BFC201 hoặc kích phát tố Thiên Nông và các thời điểm khi lộc Xuân xuất hiện, thời điểm khi tắt hoa và 10 ngày sau tắt hoa hoàn toàn làm tăng năng suất bưởi đường La Tinh và không có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả

- Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng Flower 94 trước ra hoa 10-15 ngày giúp cây ra lộc Xuân sớm hơn, hoa nở sớm hơn, làm tăng tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi đường La Tinh

- Sử dụng GA3 nồng độ 5-10 ppm phun vào thời điểm sau tắt hoa hoàn toàn 10 ngày và 20 ngày làm giảm số hạt trung bình trên quả bưởi đường La Tinh

- Sử dụng bao quả chuyên dụng Phúc Kiến, Trung Quốc bao quả sau khi tắt hoa 45 ngày hạn chế rám nắng và ngăn ngừa các loại sâu bệnh hại bề mặt tấn công làm ảnh hưởng đến mẫu mã quả bưởi

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Tran Van Luyen

Thesis title: Research on agro-biological characteristics and some technical cultivation methods of La Tinh pomelo variety in Hoai Duc, Hanoi

Major: Crops Science Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Materials and Methods

- Survey on production status of La Tinh pomelo variety:

+ Collection of secondary information, research results of local authorities and scientific research (Hoai Duc Department of Economics, Dong La People’s Committee) + Specific survey: Building questionaires to collect primary information and interview the local farmers at La Tinh village, Dong La commune, Hoai Duc district, Ha Noi

- Evaluation of agro-biological characteristics by using characterzation form for Rutaceae family of Plant Resources Center based on characterization form of International Plant Genetic Resources Institute (now Biodiversity International)

- Study on cultivation methods by conducting experiments according to experimental method of Pham Thi Lan and Pham Tien Dung 2005

Main findings and conclusions

1 Social and economic condition of Hoai Duc district and Dong La commune favor for development of La Tinh pomelo variety to provide fruits for Ha Noi and neighbour provinces

+ The growing area where the plants are producing fruits is 1 hectare and scatteredly distributes at the homegardens of farmers

+ The majority of farmers do not have cultivation methods: high planting density (30-40 m2/plant, the proper density 50-60 m2/plant), improper ferilization, weak insect and disease management, not apply plant pruning and fruit cover

2 Latinh pomelo variety has been grown for decades at La Tinh village, Dong La commune The main agro-biological characteristics: average height 5.3m, plant crown having umbrella shaped with diameter 5.9m, light green ovate leaves, fruits with light yellow peel, yellow carpel, harvesting time from November to December, Brix level from 11% to 13%, fresh flesh similar to Dien pomelo variety

Trang 13

3 Cultivation methods applied for La Tinh pomelo variety as following:

- Fertilization formular 90 kg compost + 2 kg Urea + 3 kg Supe phosphorus + 2 kg KCl for the plant with stable yield showed the highest result with 232,3 kg fruits per plant, high average fruit weight and quality

- Use of Komix BFC201 leaf fertilization or Thien Nong leaf fertiliser at the budding, finishing flowers and 10 days after flowering periods improve the yield and do not affect the fruit quality

- The use of Flower 94 hormone for plant before flowering 10-15 days stimulates the early spring budding and flowering; increases the fruiting rate

- The application of GA3 hormone with 5-10 ppm concentration at the time of finishing flowering 10 days and 20 days contributes to the decrease of seeds

- The use of Phuc Kien fruit cover bags (product of China) after 45 days finishing flowering helps to decrease sun burn and prevent fruits from insects

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L).Osbeck thuộc loại cây ăn quả thân gỗ lâu năm, lá xanh quanh năm, thân cây cao, tán hình tròn dẹt hoặc hình nón, cành thường to khỏe, dày, thưa tùy giống và điều kiện canh tác Hoa, lá, quả, hạt đều to hơn cam, quýt Quả bưởi là bộ phận có giá trị dinh dưỡng cao nhất, được sử dụng để ăn tươi, làm nước trái cây, đồ hộp hay nguyên liệu cho nhiều ngành chế biến khác Trong 100g tép bưởi có 7,3g đường, 12mg vitamin A, 0,04mg Vitamin B1, 0,02mg Vitamin B2, 0,3mg Vitamin PP, 95mg Vitamin C, 23mg Canxi, 0,5mg Sắt, v.v Lá, hoa, vỏ quả bưởi có tinh dầu nên được khai thác cho mục đích dược liệu hay mỹ phẩm Trong hạt bưởi có rất nhiều Pectin và dầu béo có giá trị, có thể thay thế pectin hoá học trong chế biến thực phẩm và sản xuất thuốc chữa bệnh Do

có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái, nên cây bưởi đã và đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam Hiện nay, cây bưởi nói riêng và cây có múi nói chung được trồng

ở 140 nước trên thế giới Tuy vậy, việc xuất khẩu bưởi quả không lớn, chủ yếu tiêu dùng nội địa Trên thế giới bưởi được sản xuất nhiều ở các nước: Mỹ, Brazil, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Israel, Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin

Việt Nam là một Trung tâm đa dạng sinh học lớn của thế giới Trong đó bưởi

là một trong những loài cây ăn quả truyền thống, gắn liền với hàng chục giống địa phương có giá trị kinh tế cao đang được khai thác, sử dụng để sản xuất, kinh doanh

ở nhiều địa phương như bưởi Da Xanh, Năm Roi, Phúc Trạch, Đoan Hùng, Diễn, v.v Bên cạnh những giống bưởi có thương hiệu trên, nhiều địa phương ở nước ta vẫn đang lưu giữ những nguồn gen bưởi quý hiếm khác nhưng chưa được chú ý, khai thác, sử dụng như bưởi Quế Dương, bưởi đường Hiệp Thuận, bưởi Đỏ Hòa Bình, bưởi Đỏ Vĩnh Phúc, v,v Điều đó đã và đang làm hạn chế đến việc đa dạng hóa các sản phẩm bưởi cho người tiêu dùng cũng như chưa khai thác hết tiềm năng

đa dạng của các giống bưởi ở nước ta

Trung tâm tài nguyên thực vật là đầu mối lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng Trong quá trình nghiên cứu bảo tồn nguồn gen bưởi vùng ven sông Đáy - Hà Nội, Trung tâm đã đánh giá

và xác định được một nguồn gen quý hiếm với tên địa phương là bưởi đường La

Trang 15

Tinh Đây là nguồn gen được trồng lâu đời tại xã Đông La, huyện Hòai Đức, Thành phố Hà Nội Đặc điểm chính của nguồn gen bưởi La Tinh là sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, chịu úng tốt, quả có kích thước lớn, dạng hình cầu, có mùi thơm đặc trưng Đặc biệt bưởi La Tinh luôn được đánh giá là có chất lượng cao với hàm lượng đường trung bình 13,0 độ Brix, rất hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam

và nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay của giống bưởi

La Tinh là quy mô sản xuất nhỏ hẹp, tập trung chủ yếu ở một số hộ gia đình thuộc thôn La Tinh với diện tích tổng số khoảng 1,0 ha, chưa có quy trình canh tác, nên năng suất và hiệu quả canh tác thấp Do đó chủ trương bảo tồn gắn với phát triển giống bưởi đường La Tinh là một nhiệm vụ quan trọng góp phần làm đa dạng các giống bưởi trên thị trường cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống bưởi đường La Tinh tại Hoài Đức, Hà Nội” là một trong những nội dung quan trọng và cấp thiết để thực hiện chủ trương phát triển cây bưởi La Tinh hiện nay

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá được hiện trạng sản xuất giống bưởi La Tinh tại địa phương, đặc điểm nông sinh học và các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nâng cao năng suất, chất lượng cho giống bưởi Đường La Tinh

1.2.1 Yêu cầu của đề tài

Đánh giá được hiện trạng sản xuất giống bưởi đường La Tinh tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội;

Đánh giá được những đặc điểm nông sinh học theo biểu mẫu của Trung tâm tài nguyên thực vật;

Xác định được biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã và kích thước quả cho giống bưởi đường La Tinh 1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 16

Cung cấp vật liệu và thông tin nguồn gen bưởi La Tinh cho công tác nghiên cứu, giảng dạy cây có múi ở Việt Nam

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Biện pháp canh tác cho giống bưởi đường La Tinh là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trồng bưởi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân

Trang 17

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Mặc dù bưởi là cây trồng truyền thống lâu đời ở vùng nhiệt đới, song nguồn gốc của của nó phát sinh như thế nào, cho tới nay các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi, chưa thống nhất Chawalit Niyomdham (1992) cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó lan ra Indonesia, Trung Quốc, phía nam nước Nhật, phía tây Ấn

Độ, Địa Trung Hải và nước Mỹ Tuy vậy bưởi là loại cây ăn quả trồng rất nhiều ở các nước phương Đông Nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng đã được tìm thấy ở Thái Lan Decondolle cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở phía Đông Malaysia kể cả các đảo Fiji và Friendly Theo Bretschneider, bưởi có nguồn gốc từ Java, Ấn Độ Janata cho rằng bưởi được thu thập từ những cây hoang dại ở Garohills, từ vùng nguyên sản này bưởi được chuyển đến phía Đông của vùng trồng cây có múi ở Yongtze và phía nam đại dương theo đường Salween hoặc đường Songka Giucopki cho rằng để có tài liệu chắc chắn về nguồn gốc cây bưởi cần nghiên cứu các thực vật họ Rutacae và nhất là họ phụ Aurantioideae ở các vùng núi Hymalaya miền tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo đông dương, nguồn gốc của cây bưởi có thể là quần đảo Laxongdơ, cây bưởi hiện trồng ở Trung Quốc có thể được du nhập từ nơi khác đến song sự du nhập ấy phải từ trên 2000 năm (Bùi Huy Đáp, 1960) Theo GS Vũ Công Hậu thì cây bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn

Độ GS Tôn Thất Trình cũng cho rằng cây bưởi có nguồn gốc từ Ấn Độ Như vậy nguồn gốc của cây bưởi hiện nay chưa được thống nhất, tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho rằng nó có nguồn gốc Từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia

Cây có múi được trồng ở các vùng nằm giữa 400 vĩ Bắc và 400 vĩ Nam Phần lớn cây ăn quả có múi phân bố trong các vùng cận nhiệt đới giữa 150 và 350 vĩ Bắc

và giữa 150 và 350 vĩ Nam Các vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa phải, đủ tạo

ra giai đoạn ngủ nghỉ đông của cây Những vùng trồng cây ăn quả có múi chính tập trung vào 200-350 vĩ tuyến Bắc Những loài cây ăn quả có múi được trồng ổn định, phổ biến trên thế giới chủ yếu là Cam ngọt (C sinensis), tiếp theo là các giống quýt (C reticulata), chanh tây (C lemon) và bưởi chùm (C paradisi) (Chadha K.L and Singh H.P., 1996) Có rất nhiều minh chứng cho thấy, sự trồng trọt nhóm C medica ở Ấn Độ, nhóm C reticulata ở Trung Quốc từ lâu đời, còn sự

Trang 18

thuần hóa và trồng trọt cây có múi ở Đông Nam Á muộn hơn chút ít Tiếp theo, sự chinh phục của Alexander The Great, các loài cây có múi đã được truyền bá tới Địa Trung Hải, rồi từ đây được đưa vào Tân thế giới Tuy nhiên cũng có nhiều giống chủ lực của châu Á đã không được nhập vào các nước phương Tây, và cho tới cuối thế kỷ 20, cây có múi đã được trồng khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới (IPGRI, 2004)

2.1.2 Phân loại thực vật

Cây bưởi có tên khoa học là: Citrus grandis (L).Osbeck, thuộc Họ cam Rustaceae, Họ phụ Aurantioideae, Chi Citrus, Chi phụ Eucitrus, Loài: Citrus grandis Theo sơ đồ phân loại cây có múi của Swingle W.T (1948) thì bưởi và bưởi chùm là hai loài khác nhau trong cùng một chi Citrus, tuy vậy bưởi đơn và bưởi chùm có mối quan hệ chặt chẽ Theo Webber (1943) bưởi chùm xuất hiện ở Barbados (Tây Ấn Độ) Bưởi (Citrus grandis): quả to nhất trong các loài cam quýt,

có vị chua hoặc ngọt, bầu có từ 13- 15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều Hiện nay giống bưởi phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi và được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam … Việt Nam có rất nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch, Phú Diễn, Đoan Hùng Bưởi chùm (Citrus paradisi) được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citirus grandis) vì vậy hình thái bưởi chùm khá giống với bưởi nhưng lá nhỏ hơn, eo lá cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ Bưởi chùm cho những giống ít hạt như Duncan, phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa phôi nên cũng có thể sử dụng làm gốc ghép Quả bưởi chùm là món ăn tráng miệng được ưa chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để cùi cắt thành các lát nhỏ dùng sau bữa ăn Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, riêng ở bang FloridaMỹ chiếm 70 % sản lượng bưởi chùm của

cả thế giới

2.2 YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY BƯỞI

Theo nghiên cứu của Frederick S et al, (1998) những yêu cầu sinh thái của cây bưởi cụ thể như sau:

2.2.1 Nhiệt độ

Bưởi có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 390C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 290C Nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C cây ngừng

Trang 19

sinh trưởng Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả

Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 -

200C, trong mùa hè từ 25 - 300C, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 300C Nhiệt

độ tăng trong phạm vi từ 17 - 300C thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá Đối với thời kỳ phân hoá mầm hoa yêu cầu nhiệt độ phải thấp hơn 250C trong vòng ít nhất 2 tuần, hoặc phải gây hạn nhân tạo ở những vùng nhiệt đới nóng Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu cho

nở hoa là 9,40C Trong ngưỡng nhiệt độ nhỏ hơn 200C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, còn từ 25 - 300C quá trình nở hoa sẽ ngắn hơn Nhiệt độ thấp trong mùa đông có ảnh hưởng tới sự phát sinh cành hoa có lá và cành hoa không có lá Cành hoa không lá tỷ lệ đậu quả tới khi thu hoạch là rất thấp so với cành hoa có lá, do vậy nếu nhiệt độ mùa đông quá thấp cành hoa không lá sẽ nhiều hơn và như vậy tỷ lệ đậu quả sẽ thấp Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự thụ phấn gián tiếp thông qua hoạt động của ong và trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn Sự nảy mầm của hạt phấn khi rơi vào đầu nhụy và tốc độ sinh trưởng của ống phấn trong vòi nhuỵ nhanh khi nhiệt độ cao từ 25 - 300C và chậm khi nhiệt độ dưới 200C Sinh trưởng của ống phấn xuyên suốt hết vòi nhụy đến noãn từ 2 ngày đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và điều kiện nhiệt độ Tuy nhiên thời gian càng kéo dài cũng sẽ làm tỷ lệ đậu quả thấp Sự rụng quả sinh lý (thời kỳ quả non có đường kính từ 0,5 - 2,0 cm) là một rối loạn chức năng có liên quan tới vấn đề cạnh tranh của các quả non về hydratcarbon, nước, hoocmon và sự trao đổi chất khác, song nguyên nhân quan trọng nhất được nhấn mạnh đó là nhiệt độ mặt lá lên tới 35 - 400C và hạn Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của quả từ 14 - 400, tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 320, nhiệt độ từ 29 - 350 tích luỹ đường tốt nhất và vỏ quả cũng đạt tới màu sắc tốt nhất Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong của quả Ở những vùng nóng không có mùa đông hàm lượng diệp lục cao trên vỏ quả làm cho quả luôn có màu xanh, nhưng nếu nhiệt độ không khí và đất giảm xuống 150C thì chất diệp lục trên vỏ bị biến mất và các hạt lục lạp chuyển đổi thành các hạt sắc tố màu vàng, vàng cam hoặc màu đỏ (carotenoids, lycopenes, vv ) Sự tổng hợp carotenoid bị giảm nếu nhiệt độ trên 350C hoặc dưới 150C nhưng vẫn làm cho diệp lục biến mất ở những vùng nóng cam có hàm lượng chất khô hoà tan (TSS) cao hơn và hàm lượng axít giảm

Trang 20

2.2.2 Ánh sáng

Bưởi không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 lux, ứng với 0,6 cal/ cm2 và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16-17 giờ những ngày quang mây mùa hè Sở dĩ như vậy là do cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự đồng hoá CO2, cường độ ánh sáng mạnh làm giảm sự đồng hoá

CO2 vì bức xạ tăng trên mặt lá Dưới các điều kiện cực trị, nhiệt độ mặt lá có thể cao hơn nhiệt độ không khí từ 7 - 100 và có thể lên đến 550 C Nhiệt độ tối thích trên bề mặt lá cho đồng hoá CO2 dao động từ 28 - 300C Ở vùng ẩm độ không khí cao, khi nhiệt độ không khí lớn hơn 350C làm hạn chế nghiêm trọng tới hoạt tính của ribolose 1,5 – bisphospha te carboxylase/ oxygenas (RuBis Co) và gây ra sự đóng khí khổng vào giữa ban ngày Nhiệt độ thấp hơn mức tối thích cũng làm giảm sự đồng hoá CO2 do giảm hoạt tính của men

Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà

độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gẫy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất Bưởi là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của bưởi thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non

2.2.5 Đất

Bưởi có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt Đất tốt đối với bưởi thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên) hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg phải đạt mức độ từ trung bình trở lên (N: 0,1 - 0,15%, P2O5

dễ tiêu từ 5 - 7mg/100g đất K2O dễ tiêu từ 7 - 10mg/100g đất Ca, Mg từ 3 - 4 mg/100g đất)

- Độ chua (pH): thích hợp là 5,5-6,5

Trang 21

2.3 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY BƯỞI

Theo các tác giả Trần Đăng Thổ (1993); Lý Gia Cầu (1993) Bưởi là một loại cây ăn quả thân gỗ sống lâu năm, lá xanh quanh năm, thân cây cao, tán cây có dạng tròn tự nhiên, hình tròn dẹt hoặc hình nón Cành thường to, khoẻ, dầy, thưa tùy từng giống Hoa, lá, quả, hạt đều to hơn so với cam, quýt Cành lá phát triển mạnh Các bộ phận lá, cành, quả khi còn non thường phủ một lớp lông tơ mỏng Những đặc điểm phát triển thân cành cây có múi cụ thể như sau:

2.3.1 Đặc điểm phát triển thân cành

Thân gỗ, độ cao phân cành sinh trưởng của cành của cây có múi nói chung

và bưởi nói riêng phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc Những cây còn trẻ chưa cho quả sinh trưởng của cành (phát sinh lộc) thường xảy ra quanh năm, một năm thường có nhiều đợt cành xuất hiện Khi cây trưởng thành đã cho quả thì thường chỉ cho 4 đợt lộc trong năm, đó là lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông, ở những vùng khô hạn, hoặc rét sớm thì chỉ có 3 đợt lộc xuân, hè

và thu không có lộc đông

- Lộc xuân: Xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm Số lượng cành xuân thường nhiều, chiều dài cành tương đối ngắn Cành xuân mang hoa gọi là cành quả, không có hoa là cành dinh dưỡng Đối với cành quả không có lá hoặc ít lá thì tốt hơn Các cành xuân là cành dinh dưỡng có thể tiếp tục nẩy ra cành mùa hạ và cành mùa thu Những cành mùa xuân ở bộ phận dưới tán lá của cây có thể hình thành kết quả năm tới Trên 90% tổng số cành quả của bưởi đều là những cành xuân có từ 1 đến 2 năm tuổi Khi tuổi cây tăng dần , vị trí cành kết quả dần chuyển dịch lên hướng trên phía ngoài tán Đặc điểm này của bưởi khác biệt hẳn với một

số loài cam quýt chủ yếu kết quả là cành mùa thu, mùa hạ ở bên ngoài tán Chất lượng cành xuân đối với sự ra hoa, kết quả của bưởi là rất quan trọng Bồi dưỡng cành xuân là bước đi quyết định để có năng suất đối với bưởi

Trang 22

- Lộc hè: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thường không nẩy tập chung, sinh trưởng không đều đặn, cành thường to, dài, đốt thưa Nếu cành mùa hạ nhiều sẽ dẫn đến sự cạnh tranh dinh dưỡng đối với quả có thể gây rụng quả nghiêm trọng Tuy vậy ở một mức nhất định sẽ giúp cải thiện bộ máy quang hợp của cây Cần điều chỉnh cành mùa hạ ở một mức hợp lý

- Lộc thu: Xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, mọc đều và nhiều hơn cành mùa hạ Cành mùa thu có vai trò quan trọng trong việc mở rộng tán, cải thiện bộ máy quang hợp nhằm tạo ra nhiều vật chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phân hoá mầm hoa năm sau cũng như sự an toàn khi qua đông của bưởi

- Lộc đông: Nẩy vào tháng 11, tháng 12 hàng năm, đợt cành này ít, cành ngắn, lá vàng xanh Nếu xuất hiện nhiều sẽ làm tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa của cành quả

Sự phân chia các đợt cành như trên chỉ mang tính tương đối Tuỳ thuộc vào tuổi cây, giống, tiểu vùng khí hậu cũng như kỹ thuật canh tác mà số lần ra cành non có khác nhau

2.3.2 Đặc điểm phát triển lá

Lá bưởi là lá đơn, cuống dài, phiến lá tương đối to, lá bưởi có tuổi thọ từ 17 đến 24 tháng Số lượng lá trên cây có ý nghĩa quyết định đến năng suất, sản lượng bưởi Tuỳ theo mỗi giống mà tỷ lệ này có khác nhau Đối với bưởi Sa Điền thì tổng số lá/tổng số quả tương đương với tỷ lệ 200 - 400/1 là phù hợp

2.3.3 Đặc điểm ra hoa đậu quả

Hoa bưởi là loại hoa tự chùm hoặc tự bông, hoa có khi mang lá hoặc không, tuy nhiên số hoa tự không mang lá nhiều hơn Nụ, hoa bưởi to hơn so với cam, quýt Tràng hoa có từ 3 - 5 cánh tách biệt, cánh hoa cũng có từ 3 - 6 cánh, dầy có màu trắng Nhị đực có từ 22 - 47 cái, nhuỵ cái có một do các bộ phận đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ cấu tạo thành Đầu nhuỵ thường to, cao hơn so với bao phấn Với cấu tạo này, bưởi được coi là cây thụ phấn, khai hoa dễ dàng Hoa bưởi từ khi

nở đến khi tàn khoảng hơn một tháng, khả năng ra hoa của bưởi rất cao, tuy nhiên

tỷ lệ đậu quả lại thấp (1 - 2%) Thời điểm ra hoa của mỗi giống là khác nhau, nó cũng phụ thuộc vào thời tiết của từng năm Quá trình ra hoa của bưởi trải qua các giai đoạn:

Trang 23

2.3.3.1 Cảm ứng ra hoa

Ở một số cây trồng, một quang chu kỳ tới hạn hoặc xử lý xuân hoá hoặc là cả hai điều kiện trên sẽ tạo ra một chất kích thích ra hoa giả định nào đó Chất này gây ra sự biến đổi một chiều trong tế bào của mô phân sinh đỉnh từ việc quyết định cho quá trình hình thành và phát triển về cấu trúc của lá cũng như quy định cấu trúc của hoa Cảm ứng ra hoa của phần lớn thực vật liên quan đến sự cảm nhận của một số cơ quan đối với những tín hiệu từ môi trường: độ dài ngày, khủng hoảng nước, nhiệt độ xuân hoá Những điều kiện này giúp cây sản sinh ra một chất kích thích ra hoa giả định nào đó hoặc làm tăng tỷ lệ chất kích thích ra hoa /chất kìm hãm ra hoa Những sản phẩm có tính kích thích ra hoa này sau khi được tạo ra sẽ chuyển đến tế bào đích trong các đốt của mô phân sinh đỉnh (Bernier G et al., 1981) Tuy nhiên một hợp chất chính xác có vai trò như một chất kích thích ra hoa vẫn chưa được xác định rõ ràng (Lang A et al., 1977)

Cũng theo Bernier G et al., (1981) cảm ứng ra hoa có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: sự có mặt của một số chất kích thích ra hoa, sự tích luỹ sản phẩm quang hợp Có thể ở từng loài thực vật, quá trình ra hoa được kích thích bởi một yếu tố cảm ứng ra hoa khác nhau Với cây bưởi quá trình hình thành hoa diễn ra khi xuất hiện yếu tố hoạt hoá cho sự sinh trưởng của chồi đỉnh và sự có mặt của yếu tố cảm ứng hình thành hoa

Cảm ứng ra hoa bắt đầu với sự ngừng sinh trưởng sinh dưỡng trong mùa đông - thời kỳ sinh trưởng không rõ ràng ở vùng á nhiệt đới hoặc thời kỳ khô ở vùng nhiệt đới Nhìn chung trên cây trưởng thành, sự sinh trưởng chồi ngừng lại và tốc độ sinh trưởng rễ giảm khi nhiệt độ giảm vào mùa đông mặc dù nhiệt độ không dưới 12,50C Trong thời kỳ này các lộc sinh dưỡng phát triển khả năng ra hoa Vì thế, sự cảm ứng liên quan đến việc định hướng chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang tạo các chùm hoa Stress do lạnh và nước là những nhân tố cảm ứng chính, với độ lạnh là nhân tố chính ở vùng có khí hậu á nhiệt đới và nước ở vùng có khí hậu nhiệt đới Nhiệt độ dưới 250C trong nhiều tuần là cần để cảm ứng lộc hoa với

số lượng đáng kể Trên đồng ruộng, cần có thời kỳ khô hạn kéo dài hơn 30 ngày để một số lượng lộc hoa có cảm ứng ra hoa đáng kể (Frederick S et al, 1998) Hiện nay việc gây hạn nhân tạo đã được sử dụng như là một phương tiện để xúc tiến sự cảm ứng ra hoa ở cây có múi nói chung và bưởi nói riêng, ngay ở nước ta vùng đồng bằng Sông Cửu Long nông dân trồng cây ăn quả cũng thường sử dụng biện pháp xiết nước để kích thích cho cây ra hoa theo ý muốn

Trang 24

2.3.3.2 Sự ra hoa

Sự ra hoa xảy ra sau khi cảm ứng và phân hoá hoa Nhiệt độ tối thiểu cho ra hoa là 9,40C Hoa bưởi mọc thành chùm kiểu xim, thường các hoa ở phía gốc chùm nở trước sau đó lần lượt đến các hoa ở giữa và đỉnh chùm nở sau, hoa đỉnh chùm sẽ nở cuối cùng Kích thước hoa nhìn chung cũng giảm từ hoa nở đầu tiên đến hoa cuối cùng Do vậy hoa thứ hai tính từ đỉnh chùm hoa thường nhỏ nhất nhưng lại có tỷ lệ đậu quả cao nhất trên chùm hoa Hoa nở muộn sinh trưởng nhanh hơn và bền hơn hoa nở sớm Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xác định các yếu tố sinh lý nào điều khiển sự ra hoa ở cây bưởi và đã được Davenport tổng hợp chi tiết, 1990 Các yếu tố có liên quan nhất đến sự nở hoa là tỷ lệ C/N, hormon, nhiệt độ, nước và dinh dưỡng Dinh dưỡng của cây liên quan trực tiếp và gián tiếp đến sự ra hoa của cây bưởi Hàm lượng đạm trong lá cao, đặc biệt đối với cây non gây ra sự sinh trưởng sinh dưỡng mạnh và ức chế sự ra hoa Ngược lại, hàm lượng đạm trong lá thấp kích thích ra hoa sớm Tuy nhiên cây thiếu đạm nghiêm trọng thì ra ít hoa Người ta đã nghiên cứu thấy rằng nên duy trì hàm lượng đạm trong lá ở mức tối ưu khoảng 2,5 - 2,7% sẽ tạo ra số hoa vừa phải và cho tỷ lệ đậu quả và năng suất cao nhất Stress nước và nhiệt độ thấp làm tăng hàm lượng amôn trong lá và sự ra hoa (Frederick S et al, 1998)

2.3.3.3 Quá trình thụ phấn, thụ tinh và đậu quả

Hầu hết các loài cây có múi thương mại không cần thụ phấn chéo Tuy nhiên một số loài lấy hạt hoặc để kích thích sinh trưởng của bầu nhụy đối với những giống quả không hạt thì cần có sự thụ phấn bổ sung Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng

kể đến hiệu quả thụ phấn do trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của ống phấn Tốc độ nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn để chui vào vòi nhuỵ đưa tinh

tử vào thụ tinh cho tế bào trứng rất thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 300C và

bị giảm xuống hoặc ức chế hoàn toàn ở nhiệt độ thấp < 200C

Sự đậu quả, rụng quả và cuối cùng là năng suất quả bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sinh lý và môi trường Các giống cây có múi nói chung và bưởi nói riêng ra rất nhiều hoa khoảng 100.000 - 200.000 hoa trên một cây trưởng thành, tuy nhiên chỉ 1-2% số hoa đậu quả cho thu hoạch số còn lại bị rụng đi Những nghiên cứu cho thấy rằng: thời gian nở hoa có liên quan với tỷ lệ đậu quả Hoa nở sớm có tỷ lệ đậu quả thấp hơn nhiều so với hoa nở muộn Nở hoa vào nhiệt độ thấp đầu mùa sẽ làm giảm sinh trưởng của ống phấn nên tỷ lệ đậu quả thấp Ngoài ra, quả sinh ra

Trang 25

trên những cành hoa không lá hoặc có lá chét thì tỷ lệ đậu cũng kém và nhiệt độ quá cao > 400C gây ra sự rụng quả

Cây bưởi từ khi ra hoa đến đậu qủa phải qua ba giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Rụng nụ

+ Giai đoạn 2: Rụng hoa

+ Giai đoạn 3: Rụng quả sinh lý

Vị trí tập kết quả cũng được các tác giả theo dõi Đối với cây trẻ, đại đa số quả tập kết ở dưới tán cây, và ở bên trong tán trên các cành quả mùa xuân Khi cây dần lớn tuổi, vị trí này dần được chuyển lên phía trên và ra ngoài tán Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong kỹ thuật cắt tỉa cho cây bưởi

2.4 NGHIÊN CỨU THU THẬP, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÓ MÚI 2.4.1 Điều tra, thu thập

Trên thế giới công tác điều tra thu thập bảo tồn nguồn gen cây có múi đang được ưu tiên hàng đầu Càng ở những nước có ngành sản xuất cây có múi phát triển thì việc thu thập, lưu giữ và đánh giá, sử dụng nguồn gen càng được quan tâm (Singh H.P et al., 1980; Anderson C., 2000; Zhusheng C., 2000) (Anderson C., 2000; Zhusheng C., 2000) Không kể những nước có kỹ nghệ trồng cây có múi phát triển như Mỹ, Brazil, Israel, Italia, Nhật Bản mà một số nước trồng cây có múi như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippin kể cả Việt Nam cũng đã thu thập cho mình một ngân hàng gen cây có múi khá đa dạng, phong phú và bước đầu sử dụng các kỹ thuật hiện đại, tiến hành đánh giá đưa vào khai thác sử dụng các nguồn gen quí phục vụ sản xuất

Ở Ấn Độ hơn 6000 mẫu giống cây ăn quả đang được duy trì trong đó có 686 mẫu cây có múi (Agarwalp, 1993)

Tại Trung Quốc, cho đến hiện nay, đã có trên 1000 mẫu giống cây có múi trong đó có gần 200 giống bưởi (loài grandis) bao gồm các giống bản địa, giống phôi tâm (nucellar) và các giống nhập nội được lưu giữ và đánh giá với hệ thống quản lý xuyên suốt từ trung ương cho đến các địa phương Trong số các nước ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia và Philippin là 2 nước có quy mô diện tích trồng bưởi tương đối lớn, xếp vị trí hàng đầu các loài trong cây có múi Công tác bảo tồn, lưu giữ và đánh giá để sử dụng, vì vậy, cũng rất được quan tâm Ở Philippine, công tác lưu giữ quỹ gen cây có múi do Trung tâm quỹ gen cây trồng quốc gia (thuộc Viện tạo giống cây trồng) và Trường Đại học tổng hợp Losbanos đảm nhiệm với số lượng nguồn gen bưởi trên dưới 40 mẫu giống Đáng chú ý là thời

Trang 26

gian gần đây, các nước châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đã rất quan tâm đến việc làm giàu nguồn gen cây có múi, có chính sách và biện pháp khuyến khích thích đáng đầu tư cho công tác thu thập và bảo tồn nguồn gen bản địa Trong giai đoạn 2000-2003 được sự tài trợ của Ngân hàng Châu Á (ADB) trong khuôn khổ

Dự án “ Bảo tồn và sử dụng bền vững cây ăn quả bản địa ở Châu Á”, một số nước châu Á đã thu thập bổ sung thêm 555 mẫu giống Các nước điển hình Việt Nam (188 mẫu giống), Trung Quốc (115 mẫu giống), Philippin (93 mẫu giống), Ấn Độ (68 mẫu giống), Bangladesh (59 mẫu giống) và Nepal (32 mẫu giống) (IPGRI, 2004)

Ở Việt Nam, bưởi có thể tìm thấy ở tất cả các tỉnh trong cả nước Do bưởi dễ lai với nhau và với các giống cây có múi khác, đồng thời từ lâu đời nhân dân có thói quen trồng bằng hạt nên bưởi là một trong những loài có sự đa dạng di truyền rất lớn Nhiều giống có những phẩm vị cũng như chất lượng ngon được người dân lựa chọn mang về trồng đã trở thành các giống đặc sản của mỗi vùng miền Một số giống trồng phổ biến ở các địa phương với mục đích sản xuất hàng hóa là: Bưởi Phúc Trạch, Đoan Hùng, Diễn, Quế Dương, Trụ Đại Bình, Bồng Sơn,Thanh Trà, Biên Hòa, Năm Roi, Da Xanh, đường Lá Cam, đường Hương Sơn, Lông Cổ Cò

và Bưởi chùm

Kết quả nghiên cứu bảo tồn đa dạng nguồn gen bưởi của Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho thấy có sự đa dạng nguồn gen bưởi địa phương mang nhiều đặc tính tốt như tính thích nghi rộng, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, chín sớm (T9, T10), có thể để đến tháng 11, 12, đặc biệt đã phát hiện được một số cá thể không hoặc rất ít hạt, đang được nhân để tìm nguyên nhân (tam bội hay tự bất tương hợp, hay biến dị mầm…) Một số nguồn gen sau khi chọn lọc, phục tráng có thể đưa vào phục vụ sản xuất theo hướng hàng hóa Trong số những nguồn gen đó có giống bưởi đường

La Tinh tại xã Đông La được cho là nguồn gen quý Hiện tại có chỉ có ở xã Đông

La, người dân trồng một vài cây trên sân nhà vừa làm cây bóng mát vừa lấy quả

ăn Những cây trồng bằng cành chiết vào năm thứ 6 - 7 bưởi La Tinh có thể cho năng suất từ 5-6 kg quả/m2 đất phủ tán Uớc tính, mỗi sào Bắc bộ trồng giống bưởi này có thể cho năng suất từ 1,5-2 tấn quả/năm

2.4.2 Nghiên cứu tuyển chọn giống

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây có múi nói riêng, yếu

tố giống giữ vai trò quan trọng Theo tác giá Saint James (1990), sử dụng nhiều

Trang 27

biện pháp nhằm tạo ra nhiều giống mới là hướng chính để phát triển ngành sản xuất cây có múi Một số giống chủ yếu đã được tác giả mô tả, tác giả cũng đã đề cập đến các giống bưởi có triển vọng phát triển tốt ở các nước như ở ThaiLan có 3 giống, Trung Quốc có 3 giống, Indonesia có 5 giống Ngoài bưởi, cũng có rất nhiều giống bưởi chùm được tạo ra bằng phương pháp lai tạo cũng được tác giả

mô tả Lai tạo là một trong các biện pháp tạo giống mới rất có hiệu quả Mỗi giống

có một vài ưu, nhược điểm của nó, khi đưa vào lai có thể tạo ra giống mới có nhiều đặc điểm ưu việt hơn Các giống bưởi May pummelo và Yellow pummelo là 2 giống được tạo ra từ lai tại trại nghiên cứu cây ăn quả Okitsu Branch Cả 2 giống đều sinh trưởng khoẻ, chống chịu lạnh tốt, hàm lượng chất khô tổng số cao và đều chống chịu bệnh loét Xanthomonas Citri tốt (Horie Y., 1985) bưởi Hayasaki được lai tạo từ bưởi Mato và Hirado tại trại nghiên cứu cây ăn quả Kuchinotsu Branch, cây sinh trưởng khoẻ, quả to, chất lượng tốt, chống chịu tốt với bệnh vẩy vỏ (I.Kozaki, 1987) Ngoài việc chú trọng tạo ra các giống có năng suất và phẩm chất tốt, các nhà nghiên cứu còn tạo ra những giống có khả năng chống lại những điều kiện bất thuận của ngoại cảnh ở Liên xô (cũ) đã tạo được những giống có khả năng chống sương giá tốt Giống bưởi Glripshski và giống bưởi chùm Yubibeinyi

là các giống được tạo ra từ lai khác loài có khả năng chống chịu tốt với điều kiện sương giá (Gutiev G.T., 1987) Thành tựu 30 năm nghiên cứu giống cây ăn quả ở Trung Quốc được Zhang W.C (1982) báo cáo trong các công trình nghiên cứu điều tra về cây dại và bán hoang dại, các nghiên cứu sinh hoá sinh lý đối với việc chọn giống Nhiều loại cây hoang dại cũng như hơn 1000 giống lai tự nhiên đã được khám phá và thu thập từ các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên Tất cả các vật liệu này đã được thu thập làm quỹ gen Theo Chen Z.G (1985) ở Trung Quốc bằng nuôi cấy hạt phấn, người ta đã tạo ra 6 giống cam, quýt, trong đó có giống Sunkan

là giống lai giữa bưởi và quýt Ở Thái Lan đã có 51 giống bưởi được khảo sát và

mô tả các đặc điểm về hình thái học và đặc điểm quả Hầu hết các giống đều được tập chung ở các tỉnh phía nam (Chomchalow N et al, 1987) Tại trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế Davao - Philippines các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu một số giống bưởi đại diện và đã chọn được 4 giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, trong đó có 3 giống bưởi có tép màu hồng là Delacruzink, Magalanes và Amoymantan, một số giống có tép màu trắng như Sianese So sánh 18 giống bưởi

ở vùng núi Puerto rico các tác giả Cedeno-Maldonado A et al., (1990) đã chọn ra được các giống có năng suất cao là Drypink, Reiking, Thongdee white và Green favarite Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điều kiện khí hậu của vùng núi Puerto rico rất phù hợp cho phát triển các giống bưởi

Trang 28

Bưởi là loài có sự đa dạng di truyền rất lớn, song trong sản xuất không phải tất cả các giống đều được trồng với mục đích sử dụng ăn tươi hoặc trao đổi buôn bán, mà ở mỗi nước chỉ một số giống được phát triển mang tính đặc sản địa phương Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan Các giống bưởi nổi tiếng của Trung Quốc được biết đến là: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê Giống được phát triển nhiều là Sa Điền, với diện tích 19.033 ha chiếm 38,7% tổng diện tích bưởi toàn quốc Đây là giống đã được Bộ nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao và cấp huy chương vàng ở Đài Loan có giống nổi tiếng là bưởi Văn Đán, do có đặc tính tự thụ, phôi không phát triển nên không có hạt, chất lượng rất tốt được nhiều người ưa chuộng (Hoàng

A Điền, 1999) Ở Thái Lan tập đoàn giống bưởi cũng rất phong phú Theo Prasert Anupunt - Viện làm vườn Thái Lan, các giống phổ biến trong sản xuất trồng ở các tỉnh miền Trung như Nakhon Pathom, Samut Sakhon, Samut songkhram, Ratchaburi và Nothaburi là: Khao Tongdee, Khao Phuang, Khao Phan, Khao Hawm, Khao nhan phung, Khao kheaw, Khao Jeeb, Khao Yai, Tubtim và Sai Nham Phung Một số giống khác như: Khao Tangkwa, Som Krun, Khao Udom Sook và Manorom được trồng ở Chai Nat và Nakhon Sawan; giống Khao Uthai là giống đặc sản của tỉnh Uthai Thani; giống Takhoi và Som Pol được trồng phổ biến

ở Phichit; giống Pattavia chỉ trồng ở vùng phía nam như ở tỉnh Surat Thani, Songkhla, Narathiwat và Pattani

Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi Tuy nhiên các giống bưởi ở Philippine đều từ Thái Lan, giống Amoy và Sunkiluk gốc Trung Quốc, chỉ có giống Fortich là giống địa phương Ở Malaysia có 24 giống được trồng phổ biến trong sản suất, bao gồm cả giống trong nước và nhập nội Một số giống nổi tiếng như: Large red fleshed pomelo, Pomelo China Ấn Độ bưởi được trồng chủ yếu ở các vườn gia đình thuộc bang Assam và một số bang khác Một số giống được biết đến là: Dowali, Nowgong, Burni, Gagar, Zemabawk, Jorhat, Khanpara, Kamrup, Khasi, Bor Tanga, Hukma Tanga, Holong Tanga, Jamia Tanga và Aijal

2.4.3 Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh

Trong những năm qua giống bưởi đường La Tinh đã được phát triển bởi các

hộ nông dân theo phương pháp chiết cành Trong đó các cây cung cấp cành giống hầu hết do nông dân tự chọn, không được đánh giá kiểm định bởi các cơ quan chuyên môn Vì vậy những đặc điểm về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu của giống bưởi đường La Tinh truyền thống không được duy trì, từ đó làm ảnh

Trang 29

hưởng đến thương hiệu của giống đồng thời làm cho nguồn gen này dần bị xói mòn

và có nguy cơ không còn tồn tại trong sản xuất Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh để cung cấp mắt ghép phục vụ cho công tác nhân giống là một giải pháp khoa học để bảo tồn thông qua sử dụng giống bưởi đường La Tinh truyền thống tại xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội Phát triển nguồn gen bưởi đường La Tinh cùng với việc duy trì những tính trạng quý hiếm của nó là một giải pháp bền vững trong công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm tại địa phương, đồng thời góp phần đa dạng các sản phẩm cây ăn quả có múi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày cao của thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường quả sạch như quả bưởi hiện nay Từ năm 2012-2015, chúng tôi đã kế thừa và phối hợp với Trung tâm giống cây trồng và công nghệ nông nghiệp - Hội giống cây trồng Việt Nam tiến hành đánh giá phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh Kết quả nghiên cứu tuyển chọn được tóm tắt như sau:

2.4.3.1 Nghiên cứu đặc điểm lộc, thời gian ra hoa và thời gian chín của giống bưởi Đường La Tinh

Kết quả quan sát cho thấy các cá thể ưu tú bưởi đường La Tinh phát sinh 3 đợt lộc chính trong năm (lộc Xuân, Hè và Thu) Trong mùa Xuân chiều dài lộc giữa các cá thể biến động từ 14,2-19,8 cm, số lá/lộc biến động từ 11,4-14,8 lá Trong mùa Hè chiều dài lộc giữa các cá thể biến động từ 16,8-21,8 cm, số lá/lộc biến động từ 12,3-19,8 lá Trong điều kiện mùa Thu chiều dài lộc giữa các cá thể biến động từ 13,2-17,1cm, số lá/lộc biến động từ 11,4-15,2 lá Kết quả quan sát về

sự ra hoa cũng cho thấy các cá thể đều ra hoa từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 2, chín

Dài lộc

(cm) Lá/lộc Dài lộc (cm) Lá/lộc Dài lộc (cm) Lá/lộc Giàng 01 16,1 12,4 17,1 12,3 13,2 11,4 2-3 11-12 Giàng 02 14,2 11,4 17,3 14,3 14,2 15,2 2-3 11-12 Giàng 03 16,1 14,8 19,7 16,1 15,2 12,3 2-3 11-12

Bộ 05 15,2 14,3 19,0 14,2 14,3 13,3 2-3 11-12

Bộ 06 18,8 14,3 19,9 15,2 17,1 15,2 2-3 11-12

Bộ 07 19,8 14,2 21,8 19,8 16,0 14,2 2-3 11-12

Bộ 08 17,3 13,7 16,8 16,7 15,4 15,1 2-3 11-12

Trang 30

2.4.3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất quả bưởi

Kết quả quan sát các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy số quả/cây giữa các

cá thể ưu tú biến động từ 188,3-313,3 quả/cây, trong khi cây đối chứng đạt 165,7 quả/cây, khối lượng quả biến động từ 0,678-0,693 kg/quả, cây đối chứng đạt 0,656 kg/quả, NSLT (năng suất lý thuyết) từ 128,4-213,7 kg/cây, cây đối chứng đạt 108,7 kg/cây NSTT (năng suất thực thu) giữa các cá thể biến động từ 116,9-192,0 kg/cây trong khi cây đối chứng đạt 98,8 kg/cây Các yếu tố cấu thành năng suất đạt giá trị cao chính là cơ sở để làm tăng NSTT của các cây ưu tú so với đối chứng Vì vậy NSTT giữa các cá thể ưu tú biến động từ 18,3-94,3% (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất cây ưu tú bưởi đường La

Tinh (2012-2014)

Chỉ tiêu

Cây ưu tú

Cây Đ/C

NS tăng so ĐC (%) 72,5 54,5 34,4 61,9 94,3 25,4 18,3

2.4.3.3 Một số chỉ tiêu về quả của giống bưởi Đường La Tinh

Kết quả quan sát cho thấy chiều cao quả bưởi giữa các cá thể ưu tú biến động

từ 10,67-11,17 cm, đối chứng đạt 10,55 cm, đường kính quả từ 11,33-12,70 cm, đối chứng đạt 11,25 cm, số hạt/quả từ 152,10-153,67 hạt/quả trong khi ĐC đạt 154 hạt/quả, độ Brix từ 11,43-11,97%, ĐC đạt 11,4%, hàm lượng vitamin C từ 32 189-

34 217 mg/100 g múi, tỷ lệ ăn được từ 54,80-57,67%, đối chứng đạt 53,24% Kết quả trên đây cho thấy hầu hết các cá thể ưu tú bưởi đường La Tinh (trừ cá thể Giàng 02) không những vượt trội so với ĐC về mặt năng suất quả/cây mà còn có nhiều ưu việt hơn về nặt chất lượng và giá trị thương mại (bảng 2.3)

Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh để cung cấp mắt ghép có độ an toàn cao phục vụ công tác nhân giống là một giải pháp để duy trì, bảo tồn và phát triển những tính trạng quý hiểm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường hiện nay Trên cơ sở kế thừa những cá thể ưu tú trong kết

Trang 31

quả điều tra, đánh giá nguồn gen bưởi vùng ven sông Đáy từ năm 2012-2015 chúng tôi và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm giống cây trồng và công nghệ nông nghiệp - Hội giống cây trồng Việt Nam đã tiến hành đánh giá và phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội tuyển chọn cây đầu dòng bưởi đường La Tinh Kết quả cho thấy có 6 cá thể ưu tú đồng thời đạt được các tiêu chí cây đầu dòng là: Giàng 01, Giàng 03, Bộ 05, Bộ 06, Bộ 07 và Bộ 08 Các cá thể này đã được Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội công nhận là cây đầu dòng trong Quyết định số 2168/QĐ-SNN và 2169/QĐ-SNN

Bảng 2.3 Nghiên cứu chất lượng và tuyển chọn cây bưởi đường

La Tinh đầu dòng (2012-2014)

Mã số cây Cao quả

(cm)

Đường kính quả (cm)

Hạt/quả (hạt)

Độ Brix (%)

Vitamin C (mg trong 100g)

Tỷ lệ ăn được (%) Giàng 01 10,97 11,67 153,67 11,97 32,309 54,83 Giàng 02 10,97 11,64 152,10 11,82 33,305 52,34 Giàng 03 10,97 11,65 152,52 11,61 32,435 56,33

Bộ 05 10,97 11,72 152,75 11,59 33,433 56,54

Bộ 06 11,17 12,70 152,67 11,43 32,288 54,80

Bộ 07 10,83 11,60 152,67 11,43 34,217 54,87

Bộ 08 10,67 11,33 152,33 11,43 32,189 57,67 Cây Đ/C 10,55 11,25 154,00 11,40 33,345 53,24

2.5 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỸ THUẬT CANH TÁC LIÊN QUAN ĐẾN PHẠM VI ĐỀ TÀI

2.5.1 Nghiên cứu dinh dưỡng khoáng

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới Nhìn chung các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện, trong đó vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ của chúng tới từng giai đoạn

Trang 32

sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng quả được nghiên cứu khá chi tiết

Theo Ghosh (1985) cây có múi là loại cây ưa thâm canh, có khoảng 15 nguyên

tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây Những nguyên tố đa lượng là: N, P, K, Mg và S, nguyên tố vi lượng là: Zn, Cu, Fe, B, Việc bổ xung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt Cây có múi hút dinh dưỡng quanh năm, hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây ra cành lộc mới (Erickson L C., 1968) Trong thời kỳ ra hoa, cây huy động nhiều đạm từ lá về hoa (Timmer L W and Larry W., 1999

Thiếu đạm làm lá cây có múi bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, dễ bị rụng, quả ít Thiếu đạm chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả mà không ảnh hưởng đến phẩm chất quả, dạng đạm phổ biến dùng là amôn sunfat đối với đất kiềm hoặc chua tốt nhất nên dùng các loại phân có gốc nitrat sẽ ít bị mất đạm và tránh ảnh hưởng chua của gốc sunfat, hơn nữa nitrat còn thúc đẩy sự hút magiê ở đất thiếu magiê (Rene Rafael and Espino C., 1990) Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiện tượng gân xanh lá vàng), một bệnh sinh lý khá phổ biến ở cam quýt Trường hợp thiếu kali trong thời gian ngắn sẽ làm quả nhỏ nhưng không có triệu chứng ở lá, thiếu trong thời gian dài lá mới bị dày

và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục, sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầu cành bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua cao (Erickson L C., 1968)

Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi có thể căn cứ trên các mảng yếu tố khác nhau trong đó: chuẩn đoán dinh dưỡng bằng phân tích đất, phân tích lá và dựa vào các thí nghiệm bón phân được sử dụng phổ biến hơn cả

- Phương pháp chuẩn đoán bằng phân tích đất: căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng đất thông qua phân tích và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng

độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng để định ra chế độ bón phân một cách phù hợp

- Phương pháp chuẩn đoán bằng phân tích lá: bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá được thiết lập trên 4 nguyên tắc cơ bản là: chức năng của lá, quy luật bù hoàn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự đối kháng ion Dựa trên 4 nguyên tắc này Reuther và Smith đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng của lá gồm 5 cấp: thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá như sau (Tucker D P H., 1995):

Trang 33

Bảng 2.4 Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá

Nguyên tố Thiếu Thấp Tối thích Cao Thừa

- Phương pháp chuẩn đoán bằng thí nghiệm bón phân: đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất, cơ bản chuẩn đoán được phân bón cần cho cây, thực hiện bằng các thí nghiệm bón phân khác nhau, tiến hành phân tích tương quan giữa lượng sinh trưởng và lượng phân bón, từ đó tìm ra lượng phân bón thích hợp nhất và tỷ lệ các nguyên tố N - P - K thích hợp

Ngoài các phương pháp kể trên người ta còn dựa vào triệu chứng, vào năng suất vụ trước, để bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về bón phân và sử dụng phân bón cho cây có múi và cây bưởi cũng đã được nghiên cứu trong những năm gần đây

Theo Nguyễn Minh Châu (1997) với cây ăn quả có múi, để tạo ra 1 tấn quả

Trang 34

cây sẽ lấy đi của đất 1,18 đến 1,29 kg N; 0,2 đến 0,27 kg P205; 2,06 đến 2,61 kg K2O và 0,97 đến 1,04 kg MgO, ngoài ra còn một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng Do vậy, để cây bưởi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cần phải bổ xung phân bón thường xuyên nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng

Các tác giả Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu (2003) nghiên cứu hiệu quả của một số loại phân bón cho bưởi Năm Roi cho thấy: bón phân hữu cơ đã cải thiện

độ chua, làm tăng dinh dưỡng của đất, tăng phẩm chất trái sau tồn trữ 30 ngày Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến năng suất và phẩm chất bưởi đường Lá Cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai các tác giả Huỳnh Ngọc

Tư và Bùi Xuân Khôi (2003) cho thấy: khi bón 800 g N + 500 g P2O5 + 700 g K2O/cây/năm cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân trên cây bưởi Phúc Trạch của tác giả Võ Tá Phong (2004) chỉ ra rằng: các công thức phun phân bón lá Super 900, đạm Humic, Agriconic, Futonic và bón phân theo quy trình thâm canh của Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm Hà Tĩnh có tác dụng rõ trong việc nâng cao khả năng sinh trưởng của cây, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp và không có sai khác so đối chứng Đỗ Đình Ca và cs (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 -2004 cho thấy: bón 800g N + 400g P2O5 + 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho năng suất cao nhất, biện pháp tưới nước có ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng nhưng tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất chưa rõ

Bón phân cho cây bưởi Phúc Trạch với lượng bón 1,08 kg urê + 1,47 kg superlân + 0,66 kg Kaliclorua + 1,5 kg vôi làm 3 lần (sau thu hoạch, ra hoa, phát triển quả) có tác dụng rõ tới sinh trưởng nhưng tỷ lệ đậu quả thấp và không có sự khác biệt so với đối chứng (Ngô Thừa Lộc, 2007)

Những nghiên cứu kể trên là cơ sở cho việc sử dụng phân bón một cách hợp lý đối với cây có múi nói chung, cây bưởi nói riêng Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các nghiên cứu có kết quả phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, trong

đó giống và điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng có vai trò quan trọng Do vậy, triển khai các thí nghiệm phân bón để tìm ra các công thức bón thích hợp với từng đối tượng, từng vùng sinh thái trồng trọt vẫn cần phải được tiến hành thường xuyên 2.5.2 Nghiên cứu về phân bón lá và điều hòa sinh trưởng

Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón

Trang 35

phân qua lá là giải pháp cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản vv Phân bón lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng như GA3 có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, mã quả, chất lượng và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời kỳ thích hợp

Các chất điều hoà sinh trưởng còn được gọi là hoocmon thực vật có tác dụng điều hoà sự sinh trưởng và phát triển của cây Các hoocmon thực vật là các chất hữu cơ được tổng hợp một lượng nhỏ trong các bộ phận nhất định của cây và nó được vận chuyển đến các bộ phận khác để điều hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát triển và duy trì các mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan bộ phận thầnh một thể thống nhất

Trong số các hoocmon sinh trưởng thì Gibberellin axít (GA) có ảnh hưởng lớn, quan trọng đối với các hoạt động sinh lý của cây GA3 (Gibberellin) là một hợp chất vòng có hoạt tính sinh lý rất mạnh Chất này được biết đến từ những năm đầu của thập kỷ 20, nhưng mãi đến năm 1956, Vest, Phiney và Padley mới tách được Gibberellin từ thực vật thượng đẳng và kể từ đó nó được xem như một phytohoocmon tồn tại trong cây Hiện tại người ta đã phát hiện được trên 50 GA khác nhau, còn theo Pearce, 1994 hiện có đến trên 100 GA đã được phát hiện, trong đó GA3 là hoocmon có hoạt tính mạnh nhất và được sử dụng rộng rãi nhất Vai trò sinh lý quan trọng của Gibberellin đối với cây trồng nói chung là kích thích

sự giãn tế bào theo chiều dọc giúp kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các cơ quan, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, ảnh hưởng đến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự phát triển hoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh trưởng của quả

Giberellin có tác dụng nâng cao sự đậu quả của cây có múi Tác động nâng cao sự đậu quả có ý nghĩa đã được phát hiện trong cả 2 giống nhiều hạt và không hạt (Parthenocarpic) Đối với giống nhiều hạt khi phun GA3 số lượng hạt đều giảm, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào giống, ví dụ quýt Dancy thì thành công nhưng giống Temple lại không có kết quả Trong trường hợp không có phấn, khi phun

GA3 cho giống tự bất tương tác - quýt Clementine đã làm tăng sự đậu quả, tuy nhiên quả nhỏ đi, có núm và thuôn dài ra, không hạt so với những quả có hoa được

Trang 36

thụ phấn Krezdorn chỉ ra rằng phun GA3 cho buởi Orlando tangelo với nồng độ 2,5 -10ppm trong thời gian nở hoa làm tăng sự đậu quả một cách chắc chắn Với nồng độ cao hơn khi phun ở giai đoạn nở hoa sẽ là nguyên nhân tổn thương nặng

và làm giảm năng suất Tổn thương biểu hiện là lá của những mầm sinh dưỡng mới mọc và hoa bị rụng và chết

Một trong những ứng dụng gần đây trong linh vực sử dụng Giberellin làm tăng chống lão hóa vỏ quả khi phun GA3 nồng độ 20 ppm vào thời điểm giữa mùa

hè khi quả có đường kính 3 - 4 cm Hiệu quả của phun GA3 có thể được nâng cao khi phun bổ sung dinh dưỡng hoặc amonia (NH4) vì chúng làm tăng khả năng tổng hợp GA nội sinh Thường phun sớm có kết quả tốt, còn nếu muộn có thể gây tác hại Việc phun kết hợp dinh dưỡng với GA cho cây có múi ở Israel là việc làm phổ biến mang tính thương mại Ngoài GA3, năm 2007 một kết quả nghiên cứu ở Nhật cho biết một chế phẩm thuốc kháng sinh viết tắt là STC phun vào giai đoạn bưởi

nở hoa với nồng độ 300 – 600ppm có khả năng làm bưởi không còn hạt 100%

Ở Việt Nam các nghiên cứu về sử dụng phân bón lá và chất điều tiết sinh trưởng cũng được thực hiện rất nhiều và ngày càng phổ biến hiện nay

Theo Hoàng Minh Tấn (2006) thì trong thế giới thực vật nói chung và cây có múi nói riêng, lá cây ngoài chức năng là thoát hơi nước, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây Sự hấp thụ này được thực hiện qua lỗ khí khổng và qua các khoảng gian bào, các chất dinh dưỡng được di chuyển theo hướng từ trên xuống dưới và nó di chuyển một cách tự do trong cây Các kết quả chỉ ra rằng khi bón phân qua lá dạng hoà tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả cao, có thể nói cao gấp 8-10 lần so với cung cấp vào đất Ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón lá còn tăng cường khả năng chông chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi Tuy nhiên hiệu quả của phân bón lá còn phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây và phụ thuộc vào loại phân, nồng đô, liều lượng, thời gian sử dụng Các phân bón lá được sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix, yogen, grown, con cò, HP, đầu trâu (Nguyễn Thị Thuận và cs., 1996)

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Mỹ Hồng cho thấy phun phân bón lá có tác dụng hạn chế quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả Tác giả còn chỉ ra rằng ở những vườn cây ăn quả điều kiện đất đai không thuận lợi cho bộ rễ sinh trưởng

Trang 37

phát triển thì việc cung cấp phân bón lá giúp cho cây sinh trưởng mạnh hơn và ngăn ngừa các bệnh về thiếu dinh dưỡng (Nguyễn Thị Thuận và cs., 1996) Đỗ Đình Ca và cs (2006) nghiên cứu xử lý GA3 cho cam Xã Đoài trồng ở Khoái Châu – Hưng Yên và bưởi Thanh Trà trồng ở Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy: xử lý GA3 với các nồng độ 70-100 ppm ở thời điểm cây nở hoa có tác dụng làm giảm hạt rõ rệt đối với cam Xã Đoài, trung bình chỉ còn 0-7 hạt/quả (bình thường cam Xã Đoài có từ 25-30 hạt/quả); đối với bưởi Thanh Trà xử lý

GA3 kép 3 lần (trước nở hoa 5-7 ngày, nở hoa rộ và sau nở hoa 5-7 ngày) hoặc kép

2 lần (nở hoa rộ và sau nở hoa 5-7 ngày) với nồng độ 60-70 ppm cho hiệu quả cao nhất, số hạt chỉ còn từ 8 -11 hạt/quả so với đối chứng 99 -140 hạt/quả Trường ĐH Cần Thơ, các tác giả Trần Văn Hâu, Nguyễn Việt Khởi, Nguyễn Thanh Triều (2005) cũng đã sử dụng Paclobutrazol kết hợp với Thioure xử lý bưởi Năm Roi cho ra quả trái vụ (Trần Văn Hâu, 2009)

2.5.3 Nghiên cứu về biện pháp bao quả

Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng phổ biến đối với tất cả các loại cây ăn quả, là một giải pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp IPM, ngăn ngừa sâu bệnh tấn công, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và làm đẹp mã quả Đối với cây có múi nói chung và bưởi nói riêng, bao quả có những lợi ích trực tiếp như sau:

Bao quả chống được sâu, ruồi đục quả, ngài chích hút và bệnh hại quả, nhờ

Trang 38

non có thể làm rụng quả và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của quả, ngược lại bao muộn, sâu, bệnh đã đẻ trứng hoặc nhiễm vào quả sẽ không có tác dụng, do vậy việc bao quả phải căn cứ vào điều kiện sinh thái khí hậu cụ thể của từng địa phương để xác định thời điểm bao quả thích hợp

Trên thế giới, bao quả đã được áp dụng từ rất lâu Vào đầu thế kỷ 20, người

ta đã bao gói cho quả lê và nho để bảo vệ quả không bị sâu đục quả đào tấn công Một vài năm sau, bao quả đã được áp dụng rộng rãi cho táo Bao quả được đưa vào Trung Quốc đầu tiên vào cuối những năm của thập niên 80 Ngày nay, bao quả không chỉ áp dụng cho táo, lê, đào và nho mà còn áp dụng cho tất cả cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như chuối, xoài, nhãn, vải, khế, na, thanh long, sơn trà, táo

ta, ổi, và cây ăn quả có múi

Trong nhiều năm, người trồng táo Nhật Bản đã sử dụng túi giấy với chi phí đắt gấp đôi để bảo vệ trái cây của họ Người dân Nhật Bản công nhận và khẳng định về chất lượng tuyệt vời và sẵn sàng trả mua nó Những túi này có thể được tìm thấy ở Mỹ, nhưng họ rất khó để đặt mua và rất tốn kém

Nhật Bản nhập khẩu tới 757.521 tấn chuối, 145.188 tấn dứa, 5.510 tấn xoài, 5.368 tấn đu đủ và 4.523 tấn dừa và hoa quả khác rất nhiều từ các nước nhiệt đới vào năm 1990 Vấn đề lớn nhất của xoài và đu đủ nhập khẩu đến Nhật Bản là bệnh thán thư và bệnh thối cuống Để tăng nhập khẩu, kiểm soát của các bệnh này từ các khu vực có lượng mưa cao là quan trọng nhất Khi cây ăn quả từ châu Âu đã được giới thiệu đến Nhật Bản vào đầu thế kỷ 19, nó đã được tìm thấy các bệnh phát sinh nghiêm trọng do lượng mưa cao trong mùa thu hoạch quả Từ đó đã phát triển hai phương pháp để kiểm soát dịch bệnh Một là trồng cây ăn quả trong nhà kính, hai

là phương pháp bao quả trong đó mỗi quả được che phủ bằng túi giấy để phòng chống bệnh, đặc biệt là xoài Bao quả không chỉ kiểm soát được dịch bệnh và côn trùng mà nó còn giúp tăng mẫu mà quả và làm giảm dư lượng hóa chất

Ngành công nghiệp xuất khẩu khế ở Malaysia, có trị giá 10 triệu USD vào năm 1994, việc bảo vệ vườn cây ăn quả toàn bộ bằng bao quả Điều này đã được thực hiện thành công trong hơn 70 năm Việc đó cũng được thực hiện rộng rãi để bảo vệ xoài ở Thái Lan và dưa tại Đài Loan Bao quả là biện pháp rẻ tiền, dễ áp dụng

và bảo đảm gần như hoàn toàn khỏi ruồi đục quả gây hại Đó là việc làm lý tưởng cho người trồng quy mô nhỏ, những người không sử dụng thuốc trừ sâu Quả chín

có thể dễ dàng bảo vệ trong túi giấy báo để ngăn ruồi đẻ Bao quả đã được sử dụng trong một thời gian rất dài ở châu Á đối với những nông dân trồng qui mô nhỏ

Trang 39

Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam về sử dụng bao quả cũng đạt được nhiều kết quả tốt, cụ thể: Theo Phạm Hồng Sơn (2006), bao quả bằng các vật liệu giấy báo và bao xi măng đều cho kết quả tốt, tỷ lệ sâu bệnh trên quả giảm rõ rệt Trong những năm gần đây, một số nhiên cứu về bao quả trên giống bưởi Phúc Trạch đã được Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai Kết quả chỉ ra rằng: Bao quả cho giống bưởi Phúc Trạch vào giai đoạn sau tắt hoa từ 35 – 45 ngày bằng túi bao mầu vàng do Trung Quốc sản xuất có tác dụng tốt trong việc cải thiện mẫu mã quả, giảm chi phí cho phòng trừ sâu bệnh hại Từ những tổng quan trên cho thấy: Bao quả là cần thiết, mỗi một giống cây trồng đòi hỏi một công thức bao riêng biệt Cần có những nhiên cứu để xác định loại vật liệu và thời điểm bao thích hợp

Trang 40

PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Vật liệu nghiên cứu: Giống bưởi đường La Tinh

- Địa điểm nghiên cứu: thôn La Tinh, Đông La, Hoài Đức, Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: 1/2015 – 12/2016

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra hiện trạng sản xuất giống bưởi đường La Tinh

- Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống bưởi đường La Tinh

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống bưởi Đường La Tinh 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỈ TIÊU THEO DÕI

3.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất

3.3.1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất

Phương pháp điều tra

- Thu thập thông tin thứ cấp, các kết quả nghiên cứu của các cơ quan quản

lý, sản xuất, khoa học (Phòng kinh tế huyện Hoài Đức, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội…) Tài liệu, dữ liệu được thu thập và phân tích dựa trên các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của các hộ nông dân (PRA) trồng cây bưởi và cây có múi bằng phiếu điều tra

- Điều tra chi tiết: Biên soạn phiếu điều tra với nội dung định sẵn để thu thập thông tin sơ cấp, phỏng vấn các hộ nông dân trong xã

Chỉ tiêu theo dõi, điều tra

- Diện tích đất nông nghiệp, cây ăn quả, cây bưởi La Tinh

- Năng suất của giống bưởi đường La Tinh

- Các loại phân bón hộ nông dân sử dụng

- Liều lượng bón (kg/ha)

Ngày đăng: 12/06/2021, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w