1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống đinh lăng polyscias SPP và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng lá nhỏ tại gia lâm hà nội luận văn thạc sĩ nông nghiệp

106 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI” Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón

Trang 1

NGUYỄN THỊ DUNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ MẪU

GIỐNG ĐINH LĂNG (POLYSCIAS SPP.) VÀ ẢNH HƯỞNG

CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI”

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ninh Thị Phíp

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này được hoàn thành bằng sự nhận thức chính xác của bản thân

Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Mọi sự giúp dỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dung

Trang 3

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Cây Công nghiệp và Cây thuốc, Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn

bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dung

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình viii

Trích yếu luận văn ix

Thesis abstract xi

Phần 1 Đặt vấn đề 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Giới thiệu chung về cây đinh lăng 4

2.1.1 Nguồn gốc thực vật – phân bố - phân loại 4

2.1.2 Đặc điểm thực vật học 5

2.1.3 Bộ phận sử dụng 5

2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh của cây Đinh lăng 5

2.1.5 Thành phần hóa học, giá trị của Đinh lăng 6

2.2 Tình hình sản xuất đinh lăng trên thế giới và tại việt nam 8

2.2.1 Tình hình sản xuất đinh lăng trên thế giới 8

2.2.2 Tình hình sản xuất Đinh lăng ở Việt Nam 10

2.3 Tình hình nghiên cứu về cây đinh lăng tại việt nam 12

2.4 Một số kết quả nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu 15

2.4.1 Cơ sở xác định phân bón 15

Trang 5

2.4.2 Một số kết quả nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây

dược liệu 16

2.5 Các kết quả nghiên cứu về nhân giống vô tính trên cây dược liệu 18

2.5.1 Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành 18

2.5.2 Kết quả nghiên cứu về nhân giống invitro trên cây dược liệu 19

2.6 Nghiên cứu về kỹ thuật trồng đinh lăng 21

Phần 3 Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 24

3.1 Nội dung nghiên cứu 24

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

3.3 Phương pháp nghiên cứu 24

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 27

3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng của đinh lăng 27

3.4.2 Các chỉ tiêu về năng suất 29

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 29

Phần 4: Kết quả và thảo luận 30

4.1 Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống đinh lăng 30

4.1.1 Đặc điểm hình thái rễ 30

4.1.2 Đặc điểm hình thái thân 32

4.1.3 Đặc điểm hình thái lá 35

4.2 Khả năng sinh trưởng của các mẫu giống đinh lăng 40

4.2.1 Khả năng sinh trưởng thân 40

4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng lá của các mẫu giống đinh lăng 42

4.2.3 Khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ 44

4.3 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến sinh trưởng phát triển của đinh lăng lá nhỏ 48

4.3.1 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao của đinh lăng lá nhỏ 48

4.3.2 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính thân chính của đinh lăng lá nhỏ 49

4.3.3 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng số nhánh của đinh lăng lá nhỏ 51

4.3.4 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá của đinh lăng lá nhỏ 53

Trang 6

4.3.5 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến chỉ số SPAD

của đinh lăng lá nhỏ 55

4.3.6 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến chỉ số diện tích lá của cây đinh lăng lá nhỏ 57

4.3.8 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của Đinh lăng lá nhỏ 60

Phần 5 Kết luận và đề nghị 63

5.1 Kết luận 63

5.2 Đề nghị 63

Tài liệu tham khảo 68

Trang 7

KLT Khối lượng tưoi

KLK Khối lượng khô

NST Ngày sau trồng

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Đặc điểm hình thái rễ của các mẫu giống đinh lăng 31

Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái thân của các mẫu giống đinh lăng 34

Bảng 4.3 Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống đinh lăng 36

Bảng 4.4 Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống đinh lăng 38

Bảng 4.5 Khả năng sinh trưởng chiều cao cây của các mẫu giống đinh lăng 41

Bảng 4.6 Khả năng sinh trưởng thân của các mẫu giống đinh lăng 41

Bảng 4.7 Khả năng sinh trưởng số lá của các mẫu giống đinh lăng 42

Bảng 4.8 Chỉ số SPAD của các mẫu giống đinh lăng 43

Bảng 4.9 Chỉ số diện tích lá của các mẫu giống đinh lăng 44

Bảng 4.10 Số rễ và chiều dài rễ của các mẫu giống đinh lăng 45

Bảng 4.11 Khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của các mẫu giống đinh lăng 47

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây đinh lăng lá nhỏ 48

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính thân chính cây giống đinh lăng lá nhỏ 50

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng số nhánh cây đinh lăng lá nhỏ 52

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên cây giống đinh lăng lá nhỏ 54

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến chỉ số SPAD cây đinh lăng lá nhỏ 56

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của cây giống và phân bón đến chỉ số diện tích lá cây đinh lăng lá nhỏ tại thời điểm 6 đến 9 tháng sau trồng 58

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến sinh trưởng của bộ rễ Đinh lăng lá nhỏ tại thời điểm 6 đến 12 tháng sau trồng 59

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống và phân bón đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của đinh lăng lá nhỏ 61

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Hình dạng thân của các mẫu giống đinh lăng 33

Hình 4.2 Đặc điếm hình thái răng cưa của các mẫu giống đinh lăng 39

Hình 4.3 Hình dạng lá của các mẫu giống đinh lăng 39

Hình 4.4 Hình dạng lá chét của các mẫu giống đinh lăng 39

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung

Tên Luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống đinh lăng

(Polyscias spp.) và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây đinh

lăng lá nhỏ tại Gia Lâm – Hà Nội”

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu xác định đặc điểm nông sinh học giống đinh lăng phù hợp để phục

vụ nhu cầu sản xuất nguyên liệu làm thuốc và đánh giá ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây đinh lăng lá nhỏ nhân giống từ invitro và giâm cành, từ đó góp phần hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc đinh lăng lá nhỏ

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống đinh lăng (Polyscias spp.)

07 mẫu giống đinh lăng được thu thập tại các địa phương ở miền Nam, Nam Định, Hà Nội, Cần Thơ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần nhắc lại

Diện tích ô thí nghiệm: Cây giống 2 tháng tuổi được trồng vào ngày 05/03/2017 với diện tích 10x7x3=105 m 2

Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây đinh lăng lá nhỏ, dài Hà Nội (Polyscias fruticosa (L.) Harms) tại Gia Lâm, Hà Nội Thí nghiệm 2 nhân tố được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), với 6 công thức và 3 lần nhắc lại

 Nhân tố giống:

+ Cây nhân giống invitro: G1;

+ Cây nhân giống giâm cành: G2

Trang 11

CT3: 500 kg vôi bột + 30 tấn phân chuồng + 4 tấn phân vi sinh + 300 kg N +

2 Khả năng sinh trưởng của cây đinh lăng tùy thuộc vào mẫu giống Mẫu giống đinh lăng mặt nguyệt (CT6) và đinh lăng lá chè (CT7) có sự tăng trưởng lớn nhất đạt 14,67 rễ/cây và thấp nhất tại CT5 (đinh lăng lá nhỏ miền Nam) chỉ đạt 10,07 rễ/cây

Khối lượng rễ tươi của CT7 (đinh lăng lá chè) cao nhất đạt 308,26 g/cây tương đương

với 97,73 g rễ khô/cây và thấp nhất đạt 189,26 g rễ tươi/cây tương đương với 71,25 g rễ khô/cây ở CT1 Các công thức 2, CT3, CT4 khối lượng rễ khô đạt được ở mức khá từ 85,34 g/cây (CT2) – 90,18 g/cây CT4

3 Cây giống từ invitro, cây sinh trưởng tốt hơn cây giâm cành thể hiện ở số rễ, đường kính rễ (3,37cm) và khối lượng rễ (295 g/cây) đạt cao nhất, trong khi ở cây giâm cành đường kính rễ chỉ đạt 1,70cm và khối lượng rễ cao nhất là 290,61 g/cây

4 Bón phân có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của đinh lăng lá nhỏ ở cả cây invitro và cây giâm cành Cụ thể là P2 (500 kg vôi bột + 40 tấn phân chuồng +

1 tấn vi sinh Sông Gianh + 75% công thức bón của công ty (300 kg N + 250 kg P 2 O 5 + 375

kg K 2 O kg/ha) Cây invitro tại G1P2 bộ rễ có khối lượng tươi đạt 310,91 g/cây, cao hơn so với CT1 Ở cây giâm cành, khối lượng rễ ở G2P2 là 301,19 gam/cây

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Dung

Thesis title: Evaluation of agro-morphological characteristics of some accessions of

polyscias spp and effect of the fertilizer on the growth and development of Polyscias

fruticosa L Harm Var G3 at Gia Lam, Ha Noi

Major: Crop Science Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives

To evaluate morphological, growth characteristics of some accessions of polyscias spp To contributing the selection of good variety of polysias with high quality

Determine appropriate fertilizer dosage for Polyscias fruticosa (L.) Harms Var.G3 propagated by invitro and stem cutting

Materials and Methods

Experiment 1: To evaluate morphological, growth, development characteristics

of some accessions of polyscias spp

07 accessions of polyscias spp were colleted from Nam Dinh, Ha Noi, Can tho The experiment was designed by RCBD with 3 replications Plot area: 10 x 7 x 3 = 210

m 2 (not included the protected area) 2 month - Seedling propagated by stem cutting Planting time: 5/3/2017

Experiment 2: Effect of fertilizer treatments on growth and development of

Polyscias fruticosa (L.) Harms Var G3 at Gia Lam Ha Noi

2 factor experiment was designed by RCBD with 3 replications

Factor 1

+ Seedling propagated by invitro: G1

+ Seedling propagated by stem cutting: G2

Trang 13

Treament 3 (P3): 500 kg lime + 30 tons of manure + 4 tons of SG micro biological fertilizer + 300 kg N + 300 kg P 2 O 5 + 300 kg K 2 O + 150 kg AMF (5g/plant)/ 3 Years/ha

Treament 4 (P4): 500 kg lime + 10 tons of SG micro biological fertilizer + 300

kg N + 300 kg P 2 O 5 + 300 kg K 2 O /3 Years/ha

- Data is processed by the Microsoft Office Excel program and Software IRRISTAT 4.0

Main findings and conclusions

Morphological characteristics of polyscias spp Accessions based on (1) Shape of

leaflet, leaf colour and petiode of leaf CT6: simple leaflet with 3 leaflets; each leaf edge covered by silver colour; Leaves of other accessions are odd pinanate leaflet (2) shape

of stem spots in G2, G5 accessions is ellipse, sparse; spot of other accessions is roud and dense The highest density of stem spot of G4 is 115,19±2,56 spots/1cm (3) Colour of young stem of G6 is light blue, other is dark blue

Growth of G6 and G7 accessions is highger than those of other accessions Number of roots of G4 and G7 is highest (14,67 roots/plant) and lowest in G5 (10,07 roots/plants) The highest of fresh roots was obtained in G7 (308,26 g/plant) equal to 97,73 g dry root/plant) and lowest fresh root was obtained in G1 (189,26 g fresh roots/plant) equal to 71,25 g dry root/plant)

Seedlings propagated by invitro grow higher than those by stem cutting about number of main roots, diameter of roots and root mass At 12 months after planting, diameter of root from invitro seedling is 3,37 cm compared with 1,98 cm from stem cutting seedling; Fresh root in invitro plants is 295 g/plant compared to 290,61 g/plants

in stem cutting plant

Applying fertilzer affected on growth and development of polyscias Var G3 Plants grown in treament 2 (500 kg lime + 40 tons of manure + 1 ton of SG micro biological fertilzer + 75% NPK of treatment 1 is beter than those in plants grown other treaments The highest fresh root weight was obtained from treament 2 (P2) is 310,91

g/plants compared to fesh root weight of G2P2 is 301,19 g/plant

Trang 14

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với lợi thế về vị trí địa lý, địa hình đa dạng phân bố theo từng vùng miền

và là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm tạo cho Việt Nam nguồn thiên nhiên vô cùng phong phú với nhiều loài thực vật có hình thái đa dạng, quý hiếm Nhiều loại cây đã được tìm ra và biết đến phổ biến hơn với những công dụng phòng và chữa trị bệnh Trong đó không thể không kể đến cây Đinh lăng -

loài cây được danh y Hải Thượng Lãn Ông ví như “Nhân sâm của người nghèo”

Đinh lăng là cây dược liệu quý, thuộc họ nhân sâm hay Ngũ gia bì được sử dụng làm thuốc Theo y học cổ truyền thì đinh lăng lá nhỏ có vị ngọt, hơi đắng

có tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết Những bộ phận trong cây đinh lăng đểu có tác dụng chữa bệnh Rễ cây có tác dụng làm thuốc

bổ, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe cho người suy nhược cơ thể (Đỗ Tất Lợi, 2006) Thân và cành giúp nhiều bệnh nhân giảm đau nhức khớp, đau lưng Lá

có vị đắng tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, tiêu chảy

Với giá trị to lớn về mặt y học cùng với đặc tính dễ trồng, dễ sống, ít bị sâu bệnh hại, dễ sử dụng mà ngày nay cây đinh lăng lá nhỏ ngày càng được trồng phổ biến và rộng rãi trên cả nước Tuy nhiên điều kiện dinh dưỡng, địa lý, trồng trọt khác nhau có thể làm thay đổi hình thái và chất lượng của đinh lăng dẫn đến tình trạng trồng và khai thác đinh lăng ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô chưa lớn, sản xuất đại trà dẫn đến sản lượng không ổn định, giá cả biến động Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay diện tích trồng, năng suất đinh lăng ngày càng tăng cao Tuy nhiên, năng suất và chất lượng chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào vùng trồng và kinh nghiệm của người dân Về khoa học kỹ thuật, hiện tại chưa có giống được tuyển chọn, chưa tìm ra được giống tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất, đồng thời chế độ canh tác chăm sóc còn thấp, chưa áp dụng được các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất, tập hợp giống địa phương bị lẫn tạp, thoái hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng đinh lăng

Vì vậy cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chúng ta cần phải chú trọng đến khâu chọn giống để đưa ra các giống có năng

Trang 15

suất cao, chất lượng tốt, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, từ đó góp phần giúp các nhà chọn giống tìm ra những quy chuẩn nhất định để chọn ra những giống tốt làm vật liệu ban đầu cho công tác nhân giống và phổ biến đưa vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng đinh lăng đồng thời mở rộng diện tích trồng với quy mô lớn hơn Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống đinh lăng

(Polyscias spp.) và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của

cây đinh lăng lá nhỏ tại Gia Lâm - Hà Nội”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xác định đặc điểm nông sinh học các giống đinh lăng góp phần tuyển chọn giống đinh lăng phù hợp, phục vụ nhu cầu sản xuất nguyên liệu làm thuốc và đánh giá ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây đinh lăng lá nhỏ nhân giống từ giâm cành và invitro, từ đó góp phần hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc đinh lăng lá nhỏ

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Mẫu giống là các loài Đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá chè, đinh lăng mặt nguyệt hiện các loài này đang được sử dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng

(Polyscias spp.) được thu thập từ một số vùng trồng chính Cây đinh lăng sử

dụng trong thí nghiệm 1 là đinh lăng giâm cành Đinh lăng trong thí nghiệm 2 là

cây giâm cành và cây nhân giống bằng phương pháp invitro đều thuộc đinh lăng

lá nhỏ Tuổi cây mang đi trồng khi đạt 2 tháng tuổi, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng đến thời điểm 12 tháng sau trồng

- Phân bón phân lợn đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, Urê (46%), supe lân (16%), KCl (60% K20)

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.4.1 Ý nghĩa khoa học

Bổ sung thêm những kiến thức, tài liệu khoa học về cây đinh lăng phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu chỉ đạo sản xuất cây dược liệu nói chung và đinh lăng nói riêng có chất lượng tốt tại Gia Lâm, Hà Nội nói riêng và tất cả các tỉnh thành trong cả nước nói chung

Là cơ sở trong hoàn thiện công tác tuyển chọn giống và xây dựng quy trình

kỹ thuật chăm sóc cây đinh lăng

Trang 16

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xác định giống đinh lăng cho năng suất, chất lượng dược liệu cao phù hợp với điều kiện đất đai và đề xuất được loại phân bón thích hợp cho cây đinh lăng trồng tại Gia Lâm, Hà Nội

- Góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nguồn dược liệu trong nước đồng thời nâng cao hiệu quả, kinh tế cho người dân trồng đinh lăng

Trang 17

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĐINH LĂNG

2.1.1 Nguồn gốc thực vật – phân bố - phân loại

2.1.1.1 Nguồn gốc cây đinh lăng

Cây Đinh lăng (Polyscias spp.) hay còn được gọi cây gỏi cá, nam dương lâm, thuộc bộ hoa tán (Apiales), họ: ngũ gia bì hay họ nhân sâm (Araliaceae), chi (Polyscias) chi này chứa khoảng 114 - 150 loài Đinh lăng có nguồn gốc từ vùng

đảo Polynésic ở Thái Bình Dương, được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi (Đỗ Tất Lợi, 2006; Đỗ Bích Huy và cs., 2003)

2.1.1.2 Phân bố

Cây phân bố ở Malayxia, Indonexia, Lào, miền nam Trung Quốc Ở Việt

Nam, cây đinh lăng đã có từ rất lâu trong nhân dân và được trồng khá phổ biến trong các vườn gia đình, đình chùa, bệnh viện, trạm xá, vườn thuốc để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị (Đỗ Bích Huy, 1993; Phạm Hoàng Hộ và cs., 2000) Đinh lăng được trồng ở nhiều nơi trên cả nước Ở miền Bắc, trồng nhiều nhất ở Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang Ngoài ra, đinh lăng còn được trồng ở Tây Nguyên và Miền Nam

2.1.1.3 Phân loại

Đinh lăng chia làm nhiều loài khác nhau và một số loài được trồng nhiều là:

đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa); đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana

Baill); đinh lăng lá trổ (đinh lăng viền bạc) (Polyscias guilfoylei (Cogn Marche)

Baill); đinh lăng lá to (đinh lăng răng) (Polyscias filicfolia (Merr) Baill); đinh lăng đĩa (Polyscias scutillarius (Burm f) Merr); đinh lăng răng (lá 2 lần kép, thân màu trắng) (Polyscias serrata Ballf) (Phạm Hoàng Hộ, 2000)

Theo dân gian, đinh lăng được chia làm 2 loại chính là: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ Đinh lăng nếp là loại lá nhỏ, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ

bì dày cho năng xuất cao chất lượng tốt Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận tốt Vì vậy khi sản xuất nên chọn loại này để trồng và hiện nay đinh lăng nếp đang trồng phổ biến, chiếm đa số diện tích trồng của người dân Còn loại đinh lăng tẻ là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít

và cứng, vỏ bì mỏng cho năng suất thấp, ít được trồng

Trang 18

2.1.2 Đặc điểm thực vật học

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi

cá, nhưng tên đinh lăng được sử dụng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 mét có những nơi đất tốt cây cao 1,8

- 2 mét Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt Quả dẹt dài 3-4

mm, dày 1 mm có vòi tồn tại (Đỗ Tất Lợi, 2006; Nguyễn Bá, 2010)

2.1.3 Bộ phận sử dụng

Rễ củ thu hái vào mùa thu, lúc này rễ mềm, nhiều hoạt chất, rửa sạch Rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ Thái rễ mỏng, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% Sao qua, rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm (Đỗ Huy Bích và cs., 2006)

2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh của cây Đinh lăng

Đinh lăng là cây sống lâu năm, có thể sống đến vài chục năm, chịu hạn khá tốt, ưa sáng, ưa ẩm nhưng sẽ phát triển kém hoặc chết khi gặp úng Phân bố rộng khắp trên cả nước, ở các vùng sinh thái, có thể phát triển ở nhiều loại đất nhưng tốt nhất ở đất pha cát Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 280C (từ giữa thu đến cuối xuân) Cây tồn tại và phát triển tốt ở những vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới mưa mùa Một năm có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa và thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Yêu cầu nhiệt độ của cây đinh lăng từ 22,5°C - 23,1°C, cây đinh lăng chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C Yêu cầu về độ ẩm không khí trung bình của cây đinh lăng từ 82 - 89% và lượng mưa bình quân năm của cây đinh lăng từ

1420,7 mm - 2574,5 mm

Đinh lăng phát triển tốt trên các loại đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình (cát pha đến thịt), tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp, cây thích hợp với đất feralit đỏ vàng và đất feralit giàu mùn trên núi Tuyệt đối không trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước, trường hợp trồng trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao nên người dân trồng chủ yếu bằng cách giâm cành bánh tẻ hoặc cành già vào tháng 2 - 4 hoặc tháng 8 - 10 Trong năm mùa Thu và mùa Xuân thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển nhanh nhất

Trang 19

2.1.5 Thành phần hóa học, giá trị của Đinh lăng

Thành phần hóa học

Năm 1989, Nguyễn Khắc Viện đã nghiên cứu và cho thấy trong rễ đinh lăng có 4% saccarose, một chất kết tinh A chưa xác định cấu trúc hóa học, có điểm sôi trong khoảng 158-161o C, tan nhiều trong cloroform và aceton Trong

rễ, thân và lá cây Đinh lăng có các glucosid, alkaloid, tanin, vitamin B1, và 20 loại acid amin khác: argenin, alanin, asparagin, acid glutamic, leucin, lysin, phenil alanin, prolin, threonin, tyrosin, cystein, triptophan, metionin….(Nguyễn Thị Thu Hương và Lương Kim Bích, 2001)

Bằng phương pháp GC-MS để phân tích thành phần tinh dầu của lá cây đinh lăng mọc ở Fiji và Thái Lan Kết quả cho thấy trong tinh dầu có khoảng 24 cấu tử, trong đó có 4 chất chính là: β-elemen; β- germacren-D; E- γ-bisabolen và

α-bergamoten (Nguyen Thi A et al., 2007; Satos et al., 2007)

Tác giả Võ Xuân Minh (1992) đã khảo sát hàm lượng saponin toàn phần trong các bộ phận của cây Đinh lăng với kết quả: rễ (0,49%), vỏ rễ (1,00%), lõi

rễ (0,11%) và lá (0,38%) Tiếp theo tác giả Võ Xuân Minh cũng cho biết trong cây Đinh lăng có các alcaloid, glucosid, saponin, các vitamin tan trong nước như B1, B2, B6, C Nghiên cứu cũng cho thấy rễ cây Đinh lăng có chứa tới 20 acid

amin Cũng trong năm 1992, Lutomski et al.(1992) đã cô lập từ rễ 5 hợp chất

thuộc loại hợp chất polyacetylen: (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol; (8E)-heptadeca- 1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on; (8Z)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on; falcarinol và panaxydol Đến năm 1995, Chaboud và cộng sự đã cô lập từ lá một saponin triterpen, đó là acid 3-O-β-D-galactopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyloleanolic

Nguyễn Trần Châu và cs (2007) đã xác định được hàm lượng acid oleanoic (saponin triterpen (1,65%) có trong lá của đinh lăng

* Tác dụng dược lý

Đinh lăng có tác dụng bồi bổ, tăng lực, tăng cân trên động vật thí nghiệm và trên người Thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ Làm tăng hiệu lực điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật Tăng co bóp tử cung và tiết niệu Có tác dụng an thần và ít độc Đinh lăng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen Nước sắc đinh lăng có tác

dụng kháng đối với trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm mao Paramoecium

Trang 20

caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâm rơm và nước ao

Nước sắc đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột lang qua cơn choáng (Đỗ Huy Bích và cs., 2006)

Đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và stress Theo Nguyễn Thị Thu

Hương và Lương Kim Bích (2001), cao Đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress, ở liều 45-180mg/1kg thể trọng, khoảng liều này cũng có tác dụng khác như tăng lực, kích thích hoạt động của não bộ và nội tiết, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm và xơ vữa động mạch

Các thí nghiệm trên chuột cho thấy cây đinh lăng có khả năng làm tăng tiết niệu gấp trên năm lần so với bình thường, làm tăng sức đề kháng của chuột đối với các bức xạ siêu cao tầng, kéo dài thời gian sống của chuột bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium berghei, làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét cloroquin (Nguyễn Khắc Viện, 1989; Đỗ Tất Lợi, 2006) Thực nghiệm trên người cho thấy, cây đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể thao (Ngô Ứng Long và Nguyễn Khắc Viện, 1985; Trần Hùng, 2013), khác với nhân sâm, đinh lăng không làm tăng huyết áp (Võ Văn Chi, 1997; Đỗ Tất Lợi, 2006)

Theo dân gian, đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, làm thuốc lợi tiểu và chống độc Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có đinh lăng theo (Đỗ

Huy Bích và cs., 2006); Đỗ Tất Lợi, 2006; Võ Văn Chi, 1997)

Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động: Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng,

thêm 100ml nước, đung sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày

Thông tia sữa, sưng vú sữa: Cành lá đinh lăng 30-40 g, thêm 300 ml nước,

sắc đến khi còn 200 ml, uống nóng, ngày uống 1-2 lần

Chữa liệt dương, di tinh: Củ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô,

kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 g, trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8 g, sa nhân

6 g sắc uống trong ngày

Chữa nóng sốt lâu ngày, nhức đầu , háo khát, nóng trong người, đau tức

ngực, nước tiểu màu vàng: Củ đinh lăng 30 gram, lá hoặc vỏ chanh 10 gram, vỏ

quất 10 gram, rễ sài hổ 20 gram, lá tre 20 gram, cam thảo dây 20 gram, rau má 30 gram, chua me đất 20 gram Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 300ml, chia 3 lần uống trong ngày

Trang 21

Chữa viêm gan mãn tính: Củ đinh lăng 12 gram, nhân trần 20 gram, ý dĩ 16

gram, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền thảo, ngũ da bì mỗi vị 12 gram, uất kim, ngưu tất mỗi vị 8 gram Sắc uống 3 lần/ngày

Chữa bệnh thiếu máu: Củ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị

100 gram, tam thất 20 gram, tán nhỏ, rây lấy bột sắc uống, mỗi ngày 100 gram

Chữa đau tử cung: Cành lá đinh lăng rửa sạch sao vàng, sắc uống thay chè Chữa mẩn ngứa do dị ứng: Lá đinh lăng 80 gram, sao vàng, sắc uống Dùng

trong 2 -3 tháng

Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức chân, phong thấp: Củ đinh lăng 12

gram, cối say, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ xước, thiên niên kiện tất cả 8 gram, vỏ quýt, quế chi 4 gram, cho vào 600 ml nước sắc còn 250 ml, quế chi chỉ cho vào khi nấu gần xong Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày Uống khi còn ấm

Chữa sốt rét: Rễ đinh lăng, sài hổ, mỗi vị 20 gram, rau má 16 gram, lá tre,

cam thảo nam, mỗi vị 12 gram, bán hạ sao vàng 8 gram, gừng 6 gram Sắc uống

Ho suyễn mãn tính: Dùng củ đinh lăng, bách hộ, đậu săng, tang bạch bì,

nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8 gram, xương bồ 6 gram, gừng khô 4 gram, đổ vào 600 ml nước sắc chỉ còn 250 ml Ngày uống 2 lần khi nước còn ấm

Ngâm rượu: Củ đinh lăng khô, sau khi đã thu hái không sao tầm 150 gram

tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35 - 400C trong 7 - 10 ngày Thỉnh thoảng lắc đều Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 - 10 ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút - 1 tiếng

Thuốc bột và thuốc viên: Củ đinh lăng đã sao tầm 150 gram tán nhỏ, rây

mịn, ngày uống 0,5 đến 1 gram Trộn đều với mật ong, vo thành viên, mỗi viên

độ 0,25 - 0,50 gram Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 - 4 viên, trước bữa ăn khoảng 30 phút - 1 tiếng

2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐINH LĂNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Tình hình sản xuất đinh lăng trên thế giới

Với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu

của con người ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong

Trang 22

chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền năm 2003, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc

cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này

Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây thuốc là nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc Chúng chiếm khoảng 30% tổng giá trị thuốc trên toàn thế giới Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu là rất lớn Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược liệu đã diễn ra rất sôi động

Đinh lăng phân bố rộng rãi từ Ấn Độ đến Polynedi (các đảo Thái Bình Dương) như cây cảnh và cây mọc hoang dại Ở khu vực Đông Nam Á cây phân

bố ở Malaysia, Indonesia, Tân Ghine, miền Nam Trung Quốc, Lào Cây đinh lăng đã được sử dụng từ lâu trong y học phương đông, nó có nhiều ưu điểm dễ trồng, dễ sử dụng và mang nhiều tác dụng tiêu biểu của họ nhân sâm Trong thập niên 70, rễ đinh lăng được các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu về thành phần hóa học, một số tác dụng dược liệu và lâm sàng, cho thấy cao toàn phần của rễ và

lá đinh lăng có tác dụng điều trị nhiều bệnh so với các dạng cao khác

Hiện nay, ở Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng khá nhiều đinh lăng để làm thuốc Nguồn nguyên liệu đinh lăng ngày càng được mở rộng để phục vụ nhu cầu sản xuất dược liệu

Etanol chiết xuất từ lá đinh lăng có khả năng làm giảm tế bào bạch cầu và

sự khác biệt trong máu Tính chống viêm của etanol chiết xuất từ một lá đinh lăng là hiệu quả và an toàn để sử dụng trong điều trị hen suyễn do Ovalbumin gây ra ở Graha

Các nghiên cứu về hoạt tính thích ứng cho thấy, saponin ở lá và gốc đinh lăng có hiệu quả chống stress so với saponin có trong rễ của nhân sâm trắng (white Panax ginseng) Nghiên cứu kháng khuẩn cho thấy rằng phần tử polyacetyl có trong lá đinh lăng có tính kháng khuẩn tốt hơn phần tử saponin

(Bensita et al., 1998)

Theo đánh giá của một số tác giả cho rằng trong đinh lăng có 2 hợp chất

chính và quan trọng là polyacetylen và saponin (Vo et al., 1998; Chaboud et al.,

Trang 23

1995) Hợp chất saponin, đặc biệt là triterpen có tác dụng tích cực chống oxy

hóa, chống stress và các triệu chứng trầm cảm (Lutomski et al., 1992; Bensita et

al., 1999) Hợp chất polyacetylen có vai trò chống ung thư, chống oxy hóa,

kháng khuẩn và kháng nấm (Lutomski et al., 1992) Trong đó, hai hợp chất

polyacetylen panaxynol và hepadeca 1,8 (e) - dien - 4,6 diyn - 3,10 diol trong cây đinh lăng cũng có chủ yếu trong nhân sâm, điều này cho thấy có khả năng sử dụng đinh lăng để thay thế cho nhân sâm Hiện nay, nhu cầu về hợp chất này ở dược phẩm đang tăng cao

2.2.2 Tình hình sản xuất Đinh lăng ở Việt Nam

Việt Nam được coi là nước có nguồn dược liệu rất đa dạng và phong phú Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính hàng năm khoảng 3.000-

5000 tấn Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng chính nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất, chế biến lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và tỷ lệ này giảm dần qua các năm: năm 2005 chiếm 25%, năm 2009 còn 15%, và đến 4 tháng đầu năm 2010 giảm xuống còn 12% Trong số 20 loại dược liệu có nhu cầu dùng cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Atiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ lên đến 2000 tấn/năm, tiếp đến là đinh lăng với hơn 500 tấn/năm (Nguyễn Huy Văn, 2012)

Đinh lăng là loại cây có thể tận thu được toàn bộ gốc, rễ, cành, lá Đinh lăng còn dễ trồng, cây giống được nhân bằng biện pháp giâm cành, không phức tạp người dân có thể tự làm khi trồng bổ sung, hay mở rộng diện tích dễ chăm sóc Không những thế, đinh lăng ít bị sâu bệnh gây hại nên đem lại hiệu quả kinh

tế cao cho người trồng Sau trồng 3 năm cây đinh lăng có thể thu hoạch được Thị trường tiêu thụ đinh lăng thuận lợi do các bộ phận của loại cây này có thể dùng chế biến cao, thuốc, trà Nguyễn Huy Văn (2012) cho biết, hàng năm Tổng công ty Dược Traphaco cần 400 tấn rễ đinh lăng để làm thuốc, nhưng hiện nay nguồn cung cấp này không ổn định do chưa chủ động trong sản xuất đinh lăng

(Ninh Thị Phíp, 2013)

Tại xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định, Traphaco đã phối hợp cùng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Hưng Xanh và Dự án Biotrade khởi công Trung tâm giống đinh lăng theo tiêu chuẩn GAP-WHO Ở thời điểm hiện tại, Traphaco đã có hơn 10 ha diện tích đinh lăng trồng theo tiêu chuẩn GAP- WHO tại Nam Định, cung cấp sản lượng 90.000 kg/vụ cho cho công ty Công ty sẽ tiếp tục khảo sát và mở rộng vùng trồng tại một số tỉnh như Phú Thọ, Thái Nguyên,

Trang 24

Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Đắk Nông, Đắk Lắk, Theo số liệu của chi cục thống kê huyện Hải Hậu (2014) có 457 ha cây dược liệu hàng năm, trong đó chủ yếu là cây thìa canh và cây đinh lăng Gia đình nào cũng có ít nhất

từ 50 - 150m² trồng đinh lăng Những hộ trồng diện tích lớn quy mô từ 1.000 - 3.000m² quy hoạch trồng đinh lăng theo mô hình vườn ao chuồng Mỗi năm, Hải Hậu xuất bán ra thị trường từ 1.500 - 2.000 tấn sản phẩm đinh lăng tươi cung cấp cho các tiểu thương và công ty dược phẩm Traphaco

Đinh lăng là một trong 3 cây trồng chính trong Đề án tái cơ cấu nghành

nông nghiệp đang là hướng đi đúng đắn, hiệu quả của Huyện ủy, UBND huyện Hải Hậu, nhằm nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác cho bà con nông dân

Hay nói rộng hơn, cây đinh lăng - một ngành “Kinh tế xanh” đã, đang và sẽ góp

phần thiết thực trong xây dựng huyện Hải Hậu NTM bền vững và phát triển Trên diện tích 1 sào trồng đinh lăng 3 năm sau cho thu nhập từ 170 - 200 triệu đồng Trừ đi chi phí giống, phân bón, mỗi một năm cũng cho thu nhập từ 18 - 22 triệu đồng/sào, tức tương đương 520 - 580 triệu đồng/ha/năm

Theo đánh giá của Viện Dược liệu, 2013 đinh lăng trồng ở những vùng ven biển Nam Định, Thái Bình cho hoạt chất cao nhất, bởi tầng canh tác sâu, giàu dinh dưỡng, có khí hậu phù hợp Trồng ở miền núi tầng canh tác thấp, củ sẽ nhỏ, trồng trong Nam củ phát triển to nhưng tích lũy chất kém Vùng Đồng Nai

có nhược điểm là đất chua nhưng được khắc phục bằng công thức phân bón thích hợp như: Rắc vôi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai mục… Nên đinh lăng ở đây cho thu hoạch năng suất cao

Hiện nay đã có rất nhiều vùng trồng cây đinh lăng lá nhỏ có diện tích 5 ha xuất hiện, góp phần đa dạng hóa nguồn gen cây thuốc ở miền Đông Nam Bộ và phát triển dược liệu đinh lăng, cung cấp cho các công ty dược phẩm phía Nam sản xuất thuốc, không phải mua dược liệu từ miền Bắc, giúp giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm (Nguyễn Thị Ngọc Trâm, 2015)

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tác dụng dược tính của cây đinh lăng, nên nhu cầu sử dụng cây đinh lăng làm thuốc ngày càng tăng Hiện nay đinh lăng mua theo gốc (kg), giá của mỗi gốc (kg) đinh lăng tùy vào năm tuổi Nếu lâu năm gốc to, dáng đẹp, thịt cây chặt sẽ nặng cân và giá tiền sẽ cao lên Đinh lăng trồng càng lâu năm thì giá trị dược liệu và kinh tế càng cao Đặc biệt, rễ đinh lăng 20-40 năm tuổi được cho là tốt không kém gì nhân sâm Triều Tiên Đinh lăng được thu mua cả lá, thân, cành và rễ Lá tươi có giá 5.000

Trang 25

đồng/kg, lá khô 25.000 đồng/kg; thân làm giống 40.000 đồng/kg; rễ loại 4-6 kg

có giá 200.000-250.000 đồng/kg, rễ trên 10 kg dao động 300.000-350.000 đồng/kg (Báo Tiền Phong, 2015)

2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐINH LĂNG TẠI VIỆT NAM

Năm 2013, Ninh Thị Phíp thực hiện nghiên cứu: “Một số biện pháp kỹ

thuật tăng khả năng nhân giống của cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.)

Harms)” góp phần nâng cao khả năng nhân giống và sinh trưởng của cây đinh lăng trong sản xuất Bốn thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà ươm có mái che nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, chiều dài cành, vị trí cành giâm

và nồng độ chất điều tiết sinh trưởng α -NAA đến khả năng ra rễ, bật mầm và

sinh trưởng của cành giâm cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms)

Kết quả chỉ ra: Sử dụng giá thể là 50% đất + 50% trấu hun giúp cây sinh trưởng phát triển cao nhất về chiều cao chồi (14,2cm), đường kính thân (0,51cm), số

lá/cây cao nhất (3 lá/cây) và số rễ (4,2 rễ/cây)

Khoa học công nghệ phát triển mạnh nên những ứng dụng của nó vào nhân giống, tạo nguồn giống cây trồng phát huy hiệu quả hơn bao giờ hết Trong

đó cây đinh lăng khi được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ rễ cây 5 tháng tuổi rưỡi (6 tháng) vẫn đảm bảo hoàn toàn đặc tính ban đầu của cây ngoài

tự nhiên Phương pháp nuôi cấy mô kết hợp với thủy canh có nhiều triển vọng trong việc chủ động tạo nguồn nguyên liệu đinh lăng ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất các chế phẩm chứa đinh lăng ở quy mô lớn (Nguyễn Trần Châu và cs., 2007) Theo Nguyễn Trung Hậu và Trần Văn Minh (2015) đã tiến hành nuôi cấy

rễ tơ đinh lăng, kết quả bước đầu cho thấy rễ cây đinh lăng đã tạo được hoạt chất

tương tự như trồng trọt ở ngoài tự nhiên

Các loại chế phẩm khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cành giâm cây đinh lăng lá nhỏ Sử dụng α- NAA hoặc N3M giúp cây ra nhiều

rễ, sinh trưởng tốt hơn, rút ngắn thời gian xuất vườn Trong đó giâm cành đinh lăng xử lý N3M ở nồng độ 2000 ppm giúp cành giâm ra nhiều rễ, tăng khả năng sinh trưởng của cành giâm cao hơn hẳn công thức đối chứng Tỷ lệ ra rễ (96,7%), chiều dài rễ tại thời điểm xuất vườn (5,2 cm), chiều dài rễ sau 90 ngày (15,2 cm),

số rễ/cây sau 90 ngày(10,7 rễ/cây), khối lượng tươi (7,43 g/cây)

Chiều dài cành giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cành giâm, của một số cây thuốc Đối với cây đinh lăng có thể giâm cành đinh lăng

Trang 26

ngắn hơn 25 cm mà không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng vẫn đảm bảo hệ

số nhân khá cao (4, 6 lần) Tuy nhiên không nên giâm cành đinh lăng quá ngắn (10

cm) sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây đinh lăng sau này (Ninh Thị Phíp, 2013)

Sử dụng cành thân chính có chiều dài cành giâm từ 15 - 20 cm, xử lý nồng

độ α -NAA 2000 - 3000 ppm trong thời gian từ 3 - 5 giây giúp cành giâm ra rễ nhiều, khả năng sinh trưởng của cành giâm cao hơn hẳn công thức đối chứng

không sử dụng (Ninh Thị Phíp, 2013)

Cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L Harms) trước nay hầu như

chỉ có ở các tỉnh miền Bắc Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2015) đã tiến hành di thực cây đinh lăng lá nhỏ từ Hải Dương về Đồng Nai Vùng đất này có nhược điểm là

độ pH cao, nhưng nhóm nghiên cứu đã tìm được công thức phân bón thích hợp cho cây (vôi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai mục) và khắc phục được nhược điểm của đất Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thu hái dược liệu được tiến hành theo GAP-WHO nên đã tạo được vùng trồng dược liệu đinh lăng lá nhỏ phát triển tốt, khối lượng dược liệu thu được trung bình đạt hơn 6 tấn/ha và tỷ lệ bộ rễ cao gấp đôi khi trồng ở Hải Dương Nghiên cứu này cũng mang lại những thông tin quan trọng như: Xác định được mùa thu hái tại thời điểm cây đạt hàm lượng hoạt chất cao, phát hiện sâu bệnh hại để có thể phòng tránh và tìm những sản phẩm phòng trừ sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Nguyễn Thị Ngọc Trâm, 2015)

Ngô Thị Tú Trinh (2010) “Nghiên cứu tạo phôi vô tính và thử nghiệm chuyển gen tạo rễ tóc vào rễ bất định thông qua vi khuẩn Agrobacterium zhizogenes ở cây đinh lăng” đạt giải nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2010 Rễ cây đinh lăng, nhất là rễ cọc, có chứa các hợp chất thứ cấp như saponin, poliacetylene, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và có một số tác dụng giống nhân sâm Đinh lăng thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, dễ thực hiện nhưng lại khiến cây không có rễ cọc Việc tạo phôi vô

tính có thể giúp nhân giống hàng loạt với số lượng lớn, chất lượng cao

Năm 1961, các nhà khoa học thuộc Viện y học quân sự Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện được nhiều điểm dược học vượt trội của cây đinh lăng như: tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, beta và giảm tỉ lệ sóng delta Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ có tính đồng

bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn Nghiên cứu của Ngô Ứng Long và Nguyễn Khắc Viện (1985) cho biết đinh lăng có tác

Trang 27

dụng làm tăng lực là tăng sức dẻo dai của cơ thể, giúp người bị suy nhược nhanh chóng hổi phục, ăn uống tốt và ngủ ngon hơn Khi nghiên cứu về chống trầm cảm và stress của đinh lăng, Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2002) đã cho thấy Saponin trong cao đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress ở liều 45 - 180 mg/kg

Nghiên cứu của Ngô Ứng Long và Nguyễn Khắc Viện (1985) cho biết đinh lăng có tác dụng tăng lực làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, giúp người bị suy nhược nhanh chóng hồi phục, ăn uống tốt và ngủ ngon hơn Dùng nấu nước uống hàng ngày như thuốc bổ Các hợp chất dược học được phân lập từ đinh lăng cho thấy có hoạt tính kháng chủng Gram dương, kháng nấm Candida albican nhưng không kháng được chủng khuẩn Gram âm Về độ độc thì đinh lăng ít độc hơn nhâm sâm (độ độc kém 3 lần) và không làm tăng huyến áp Tác dụng tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên

người Thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ

Khi nghiên cứu về chống trầm cảm và stress của đinh lăng Năm 2002, Nguyễn Thị Thu Hương và các cộng sự đã dùng chuột trắng để thử nghiệm Kết quả cho thấy Saponin trong cao đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress ở liều 45 - 180 mg/kg Nguyễn Thị Thu

Hương và cs., 2002)

Với mục đích thu nhận một lượng lớn saponin thông qua con đường công nghệ sinh học, Phạm Thị Tố Liên và Võ Thị Bạch Mai (2007) đã bước đầu nghiên cứu sự tạo dịch treo tế bào cây đinh lăng Kết quả bước đầu cho thấy sự tăng trưởng của dịch treo tế bào tốt và tạo được rễ khi môi trường nuôi cấy có sự hiện diện của 2,4–D 1 mg/l kết hợp với BA 2,0 mg/l, 20% nước dừa và

saccharose 30 g/l

Ngô Thị Tú Trinh (2010) “Nghiên cứu tạo phôi vô tính và thử nghiệm

chuyển gen tạo rễ tóc vào rễ bất định thông qua vi khuẩn Agrobacterium zhizogenes ở cây đinh lăng” đạt giải nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa

học Eureka 2010 Rễ cây đinh lăng, nhất là rễ cọc, có chứa các hợp chất thứ cấp như saponin, poliacetylene, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và có một số tác dụng giống nhân sâm Đinh lăng thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, dễ thực hiện nhưng lại khiến cây không có rễ cọc Việc tạo phôi vô

tính có thể giúp nhân giống hàng loạt với số lượng lớn, chất lượng cao

Trang 28

2.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY DƯỢC LIỆU

2.4.1 Cơ sở xác định phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu dinh dưỡng

vô cơ cho cây trồng thông qua quá trình hấp thu của bộ rễ Nhưng cấu tạo đất ở mỗi vùng khác nhau, vì vậy cải tạo đất chính là bổ sung dinh dưỡng vào trong đất

để cho cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng nuôi thân cây, lá, hoa quả một cách

phù hợp làm cho cây trồng phát triển tốt và đạt năng suất cao (Thomas, 1985)

Nhu cầu dinh dưỡng của cây là lượng dinh dưỡng mà cây cần cho các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa Vì vậy việc bón tỷ

lệ cân đối giữa N:P:K là kỹ thuật bón phân hiệu quả nhất đối với cây trồng Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, nitơ có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất Nitơ có mặt trong nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các hoạt động sinh lý của cây Đạm cần cho cây suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, rất cần cho các cây ăn lá Tuy nhiên bón dư đạm làm cây trồng phát triển quá nhanh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép, dễ rụng, nhiều sâu bệnh, chất lượng nông sản giảm, không hiệu quả kinh tế Ngược lại nếu thiếu đạm cây sinh trưởng kém, giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêm

trọng (Vũ Hữu Yêm, 2006)

Lân là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây, nhất là giai đoạn đầu Do đó lân thường được bón lót trước khi trồng Lân có vai trò tăng khả năng hút đạm, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm, chống lốp

đổ, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả, giúp cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh Khi bón đủ lân biểu hiện trước hết của cây

là cây sinh trưởng phát tiển tốt, hệ rễ phát triển, đẻ nhánh khỏe, xúc tiến hình thành các cơ quan sinh sản… tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp… Kết quả là tăng năng suất cây trồng Ngược lại thiếu lân sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa của cây dẫn đến cây nhỏ, dáng mảnh, lá hẹp, mặt lá có những chấm nâu làm

giảm năng suất và chất lượng cây trồng (Vũ Hữu Yêm, 1996)

Vai trò sinh lý của kali đối với cây là rất quan trọng, kali điều chỉnh hoạt động trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây Kali có tác dụng điều chỉnh

Trang 29

các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất và từ đấy ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào Kali điều chỉnh sự đóng mở khí khổng và dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong bó mạch libe nên kali có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất kinh tế và phẩm chất sản phẩm Ngoài

ra kali còn làm tăng tính chống chịu của cây với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống bệnh, chịu hạn, chịu nóng…Thiếu kali cây có biểu hiện hình thái rõ rệt là lá ngắn, hẹp, xuất hiện các chấm đỏ, lá bị khô héo rũ vì mất sức trương Thiếu kali làm giảm khả năng chống chịu của cây và giảm năng suất kinh

tế rõ rệt (Hoàng Minh Tấn và cs., 2000)

Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn Tuy nhiên bón phân phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón phân hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998)

2.4.2 Một số kết quả nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu

Đối với cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng thì phân bón quyết định năng suất và hoạt chất của cây Do đó xác định được lượng phân bón thích hợp cho năng suất và chất lượng cao có ý nghĩa lớn đối với năng suất Phân bón với liều lượng khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thiên môn đông (Chu Thái Hà, 2013) Kết quả nghiên cứu về liều lượng NPK tổng hợp bón cho Bạch truật ở Sa Pa (Lào Cai) của Viện Dược liệu cho thấy năng suất dược liệu Bạch truật tăng tỷ lệ thuận với sự tăng lượng NPK bón, công thức bón 1000 kg NPK/ha có hiệu quả cao nhất 0,84 kg dược liệu/kg NPK, công thức bón 600 kg NPK/ha đạt hiệu quả thấp nhất 0,6 kg dược liệu/kg NPK (Viện dược liệu, 2013)

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc cho Lão quan thảo, Kết quả đã chỉ ra năng suất tăng theo sự tăng của lượng đạm bón nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm Tuy nhiên bón với lượng đạm 200 kg/ha đạt năng suất

cao và hiệu quả kinh tế thu hồi tốt nhất (Viện dược liệu, 2013)

Đối với Actiso bón phân đạm ở mức 400 kg kết hợp với bón lân ở mức

300 kg và 400 kg cho năng suất lá và bông kém hơn một cách khác biệt so với bón phân đạm ở mức 500 kg kết hợp với bón lân ở mức 300 kg và 400 kg Điều

đó chứng tỏ khả năng tăng mức đạm từ 400 kg lên 500 kg đã làm tăng năng suất

lá và bông Actiso một cách rõ rệt (Nguyễn Văn Thuận và cs., 2002)

Trang 30

Nghiên cứu phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây mạch môn cho rằng bón lượng đạm 20 kg N/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến các chỉ tiêu sinh trưởng về số nhánh, số rễ, số củ trên toàn cây mạch môn (Nguyễn Đình Vinh, 2012)

Nghiên cứu về các loại phân bón lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển

và năng suất cây trạch tả cho rằng: các loại phân bón lá làm tăng khả năng đẻ nhánh, ra ngồng hoa cho cây trạch tả nên khi sử dụng phải chú ý tỉa nhánh và ngồng hoa để dinh dưỡng tập trung vào củ (Phạm Năng An, 2012) Bón 150 N+200 P2O5+100 K2O trên nền 5 tấn phân chuồng và phun phân bón lá giúp cây Trạch tả sinh trưởng, phát triển thuận lợi: Ra lá nhanh, tăng chỉ số diện tích lá, tích lũy lượng chất khô lớn, cho củ to từ đó làm tăng năng suất từ 14,15 đến 32,56% so đối chứng (phun nước lã) nên đã làm tăng đáng kể hiệu quả kinh tế của cây trạch tả Như vậy, bón phân khoáng ở mức 150 N+200 P2O5+100 K2O trên nền 5 tấn phân chuồng và phun thêm Grow more 6.30.30 hoặc Đầu trâu 702 thì cây trạch tả sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất (Phạm Năng An, 2012)

Theo Gianinazzi et al (2010) AMF (Arbuscular mycorrhizal fungi) tạo thành một nhóm chức năng quan trọng của hệ sinh vật đất và có đóng góp to lớn trong chiến lược sản xuất cây trồng khi giúp tăng năng suất cây trồng và tính bền vững của hệ sinh thái AMF có đặc điểm là cộng sinh với cây trồng thông qua bộ

rễ, nó đóng vai trò như rễ cây và tham gia hỗ trợ phát triển bộ rễ Đối với cây dược liệu, AMF giúp nâng cao sự hấp thụ dinh dưỡng khoáng như P, N, Mg, Na,

Fe, Mn, Cu, Zn, S và một số nguyên tố khác (Smith and Read, 2008); tăng khả năng chịu hạn của cây cam thảo bắc và đan sâm (Liu and He, 2009; Meng and

He, 2011); giảm tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh tuyến trùng và bệnh bạc lá trên cây

Bạch quả (Fan, 2012) Bên cạnh đó, trong họ Araliaceae, các nghiên cứu về AMF tập trung trên Panax gingseng C.A Mey (Cho et al., 2009) và Panax

notoginseng (Burk) cho kết quả bộ rễ tốt

Theo Ninh Thị Phíp và Nguyễn Thị Thanh Hải ( 2016) cho rằng nấm rễ cộng sinh (AMF) có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng sinh trưởng và năng suất của nhiều loại cây trồng, vì AMF có đặc điểm là cộng sinh với cây trồng thông qua bộ rễ, nó đóng vai trò như rễ cây và tham gia hỗ trợ phát triển bộ rễ Nghiên cứu được tiến hành trên cây đinh lăng lá nhỏ một năm tuổi

(Polyscias fruticosa L Harms) với lượng bón AMF từ 0 đến 8 g/bầu Kết quả

Trang 31

nghiên cứu cho thấy sử dụng chế phẩm AMF có ảnh hưởng tốt đến hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây đinh lăng Sử dụng lượng bón 8 g AMF/bầu giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất (Diện tích lá 16,21 dm2/cây, chỉ số SPAD 49,72, khả năng tích lũy chất khô 3,6 g/cây), cũng như khả năng vận chuyển dinh dưỡng về rễ (22,33 rễ/cây) và tỷ lệ rễ/cây đạt 31,66%, cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95% Sự sai khác về chỉ tiêu sinh trưởng giữa CT4 (bón 6 g AMF/bầu) và CT5 (bón 8 g AMF/bầu) không có ý nghĩa thống kê Chưa nhận thấy sự khác biệt về khả năng chống chịu sâu bệnh hại trên cây đinh lăng tại các mức bón chế phẩm AMF Ở các mức bón từ 0 – 8 g AMF/bầu cây không bị sâu bệnh hại tấn công

2.5 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TRÊN CÂY DƯỢC LIỆU

2.5.1 Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành

Nhân giống vô tính là tái tạo lại cây mới từ một bộ phận nào đấy của các

cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân, lá, chồi phương thức nhân giống vô tính khắc phục được nhược điểm cơ bản của nhân giống hữu tính là không có sự phân li về mặt di truyền nên cây con hoàn toàn mang đặc tính tốt của cây mẹ

Khi có tác động cắt cành thì auxin sẽ được vận chuyển từ các đỉnh sinh trưởng và các cơ quan non qua hệ thống mạch libe đến phần vết cắt cành chiết, cành giâm để kích thích ra rễ bất định Người ta chia sự hình thành rễ bất định làm ba giai đoạn: Giai đoạn phân hóa của tế bào tượng tầng trở lại chức năng phân chia của mô phân sinh tạo khối tế bào bất định cần lượng auxin cao (khoảng

10-4 - 10-5 g/cm3).Giai đoạn tái phân hóa, các tế bào bất định tái phân hóa hình thành mầm rễ bất định cần lượng auxin thấp hơn (khoảng 10-7 g/cm3) Giai đoạn sinh trưởng của mầm rễ để hình thành rễ bất định cần lượng auxin rất thấp (khoảng 10-11-10-12 g/cm3) (Hoàng Minh Tấn và cs., 2000)

Theo Traphaco (2015) khi nhân giống vô tính cây đinh lăng, cần chọn những cây đinh lăng sinh trưởng mạnh, 2 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh hại, chọn những cây khỏe, mập, nhiều mắt, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh

Theo (Vũ Thị Hương Thủy và cs., 2014) cần cây mẹ có chiều cao trên 70cm, đường kính gốc cây trên 4cm, có từ 7 - 10 cành con đủ để nhân giống, chọn cành bánh tẻ cành vừa hóa nâu, có đường kính hơn 1cm sau đó cắt từng khoảng dài 10 cm để làm hom giống Cành giâm đinh lăng chịu tác động của các yếu tố sau:

Trang 32

Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể

Trong một loài, các xuất xứ khác nhau có tỷ lệ hom ra rễ khác nhau Theo kết quả nghiên cứu của Viện hàn lâm khoa học lâm nghiệp (1988 - 1989) nghiên cứu cho thấy những loài cây khác nhau mà trong cùng một loài có xuất xứ, dòng,

và các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ hom ra rễ khác nhau

Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom

Khả năng ra rễ còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom + Cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm

+ Tuổi cành giâm: Thông thường cành ở giai đoạn nửa hóa gỗ (cành bánh tẻ) thích hợp cho hom ra rễ, cành hóa gỗ yếu hoặc đã hóa gỗ thường cho tỷ lệ ra

rễ kém hơn

 Nhìn chung, cây non và cành nửa hóa gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, song tùy từng loài cây mà ảnh hưởng của tuổi cây và tuổi cành đến ra rễ của hom giâm được thể hiện khác nhau

Vị trí lấy hom trên cây - trên cành

Hom lấy từ cành ở các vị trí khác nhau trên cây sẽ cho tỷ lệ ra rễ khác nhau Thông thường thì hom từ cành ở tầng dưới ra rễ dễ hơn cành ở tầng trên, cành cấp một dễ ra rễ hơn cành cấp 2, 3 Cành vượt sẽ cho hom giâm ra rễ hơn

hom lấy cành từ tán cây

2.5.2 Kết quả nghiên cứu về nhân giống invitro trên cây dược liệu

Bằng công nghệ sinh học, đã ứng dụng rộng rãi và sản xuất cây giống chất lượng cao Đối với cây dược liệu, trong những năm gần đây, khá nhiều cây đã được nhân giống invitro thành công và được trồng phổ biến ra ngoài sản xuất

Theo Trịnh Ngọc Nam và Nguyễn Văn Vinh (2011) đã nhân giống và trồng thành công cây giống bình vôi invitro Tác giả cho rằng khả năng tạo mô sẹo từ khúc cắt thân đạt hiệu quả cao trên môi trường MS bổ sung 2,4-D 5 mg/l, BA 0,2 mg/l Môi trường có hàm lượng khoáng cao thích hợp cho quá trình tạo mô sẹo từ khúc cắt thân Trên môi trường MS bổ sung BA 1,0 mg/l, NAA 0,2 mg/l, quá trình hình thành chồi từ chồi ngủ xảy ra thuận lợi A B C

D Trịnh Ngọc Nam, Nguyễn Văn Vinh (2011) Ở tất cả các mẫu thí nghiệm (thân, củ và mô sẹo) đều có alkaloid rotundine Trong đó mẫu củ chứa rotudin cao nhất

Trang 33

Theo kết quả nghiên cứu của (Hoàng Thị Thế và cs., 2013) Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây ba kích

(Morinda officinalis How) từ vật liệu đoạn thân Trên môi trường MS + 0,25

mg/l kinetin + 1,0 mg/l BA, 96,6% đoạn thân ba kích cảm ứng tạo chồi sau 30 ngày nuôi cấy Hệ số nhân chồi đạt cao nhất (10,13 lần) sau 45 ngày nuôi cấy trên môi trường MS + 3,0 mg/l BA + 0,2 mg/l IBA + 10,0 mg/l Riboflavin Môi trường thích hợp để cảm ứng tạo rễ cho chồi in vitro là ½ MS + 0,2 mg/l IBA + 0,4 g/l than hoạt tính Tỷ lệ chồi tạo rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 3,5 rễ/chồi sau 30 ngày nuôi cấy Cây in vitro sau tạo rễ 35 ngày tỏ ra là thích hợp nhất để chuyển ra trồng ở vườn ươm Trên giá thể hữu cơ gồm 50% bột dừa và 50% phế liệu sản xuất nấm ăn, tỷ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt

Sâm ngọc linh là một cây dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam Những năm gần đây, có rất nhiều phương pháp nhân giống và bảo tồn cây dược liệu này được thực hiện nhưng kết quả mang lại không cao Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ rõ sử dụng kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào được ứng dụng trong việc tạo phôi trực tiếp từ một số bộ phận của cây sâm ngọc linh nuôi cấy in vitro được ưu tiên sử dụng Ba loại nguồn mẫu (lá, cuống lá và củ) của cây sâm ngọc linh in vitro 3 tháng tuổi được sử dụng nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung NAA và 2,4-D ở năm nồng độ 0,1; 0,2; 0,5; 1,0 và 2,0 mg/l nhằm khảo sát khả năng tạo phôi trực tiếp của chúng đã được tiến hành Sau 10 tuần nuôi cấy, kết quả thu được cho thấy nguồn mẫu từ lá thích hợp nhất cho sự hình thành phôi trực tiếp Mẫu cấy lá được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 2 mg/l NAA cho hiệu quả phát sinh phôi trực tiếp cao nhất (29,49 phôi/mẫu) Kết quả giải phẫu cho thấy phôi phát triển trực tiếp từ các bộ phận nuôi cấy của cây sâm ngọc linh (Vũ Thị Hiền và cs., 2014)

Đối với cây đinh lăng, có một số kết quả nghiên cứu nhân giống invitro Năm 2005, Viện Dược liệu bước đầu thử nghiệm nhân giống cây đinh lăng bằng invitro.Theo đánh giá của (Phạm Thị Thi và cs., 2016) khi nghiên cứu về nhân giống bằng invitro cho cây đinh lăng kết quả cho thấy, trong cây Đinh lăng lá

nhỏ (P fruticosa (L.) có sự hiện diện của saponin triterpen và hàm lượng

oleanolic acid trung bình đạt 77,17 µg/g đã được sử dụng làm nguồn nguyên liệu ban đầu Môi trường tái sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP + 10 g/l Agar +

30 g/l đường sucrose Môi trường tăng sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP +

Trang 34

0,5 mg/l IBA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose Sự phát triển chồi thành cây hoàn chỉnh thích hợp trên môi trường MS + 1 mg/l NAA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose Sau khi cây đủ tiêu chuẩn (chiều cao 4 ÷ 5 cm, số rễ 2 ÷ 3 rễ, chiều dài rễ đạt 2 ÷ 3 cm) được trồng trong điều kiện vườn ươm, theo dõi sau 4 tuần, cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường tự nhiên, có tỷ lệ sống trên 90% và có sự hiện diện của oleanolic acid trong cây đinh lăng invitro

2.6 NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG ĐINH LĂNG

Theo Traphaco, 2015 căn cứ vào đặc tính sinh học cây đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ

ẩm trung bình Do đó, yêu cầu làm đất trồng đinh lăng: Khi trồng đại trà, diện rộng phải làm sạch cỏ dại, cày sâu bừa kĩ làm đất tơi Xử lí đất bằng vôi bột để khử chua, diệt nấm Đối với vùng đất khô lên luống cao 30 - 35 cm, rộng 1m, độ rộng rãnh 30 - 40 cm

Đối với vùng đất ướt, dễ bị ngập úng lên luống cao 50 - 60 cm, mặt luống rộng tùy số hàng trên luống, rãnh rộng 30 - 40 cm

Bổ hốc kiểu so le, hàng cách hàng 50 - 70 cm, cây cách cây 60 - 80 cm, cách mép luống 15 - 20 cm Cho phân bón lót xuống, lấp đất mỏng trước khi trồng cây lên trên

Khoảng cách trồng: 40 x 50 cm hoặc 50 x 50 cm Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón lót: Mỗi hốc bón lót 0,5 – 1 kg phân chuồng đã hoai mục, 10 g phân NPK, khoảng 10 g phân super lân Bón toàn bộ lượng phân lót, đảo đều phân với đất, phủ dày khoảng 3 - 5 cm, tránh bón sát vào hom giống

Bón thúc: Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 8 kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành,

Trang 35

bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha và 300 kg NPK+100 kg kali Bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau

Kỹ thuật trồng

Đặt hom giống cách nhau 50 cm, đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc, nghiêng hom theo chiều luống khoảng 45o, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4 kg/sào và 20 kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5 cm

Ấn chặt đất xung quanh gốc cho cây đinh lăng

Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp Khi trồng xong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống

Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV

Dặm cây và giai đoạn cây con Cần kiểm tra, loại bỏ cây bị chết và cây yếu, dặm cây khuyết cho đúng mật độ và khoảng cách cần

Làm cỏ thường xuyên, kết hợp với vun xới gốc Phơi khô cỏ sau đó vun lại quanh gốc cây Trong thời gian đầu khi mới trồng, phải duy trì tưới nước từ 3 - 4 ngày/ lần Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất trồng xung quanh gốc Luôn phải đảm bảo thoát nước tốt

Từ năm thứ 2 trở đi, tỉa bớt cành lá, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9, mỗi gốc chỉ để 2 - 3 cành to, tận dụng những cành tỉa, chọn giâm hom cho vụ tiếp theo Kết hợp việc làm cỏ, bón thúc, vun đất phủ kín phân bón để cây có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch

Quản lý đồng ruộng: Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và sử lý nước thải khi vệ sinh dụng

cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất

Phòng trừ sâu bệnh

Đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát Sử dụng các thuốc

Trang 36

sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây

Lưu ý: Đây là cây trồng làm thuốc nên chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun cho cây mà không dùng các loại thuốc trừ sâu độc hại

Tóm lại, hiện nay đã có một số nghiên cứu về cây đinh lăng Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ tập trung vào chiết xuất, tác dụng và thành phần hóa học

có trong cây mà chưa quan tâm nhiều đến kĩ thuật trồng, chăm sóc đinh lăng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, đặc biệt không chú trọng nhiều đến sinh trưởng phát triển của các giống cây để lựa chọn ra giống tốt, có năng suất phẩm chất cao

để giúp cho các nhà chọn giống đưa vào nhân giống để phục vụ cho sản xuất, giúp tăng thu nhập cho người dân

Trang 37

PHẦN 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống đinh lăng

Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển

của cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms) tại Gia Lâm, Hà Nội

3.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm về giống: Bao gồm 7 mẫu giống đinh lăng được thu thập nhiều nơi khác nhau như Cần Thơ, Hà Nội, Nam Định, Các mẫu giống đinh lăng được trồng và nhân giống tại Học Viên Nông Nghiệp Việt Nam

Thí nghiệm về phân bón: Các cây đinh lăng lá nhỏ được nhân giống bằng phương pháp giâm cành và phương pháp invitro

3.2.2 Vật liệu nghiên cứu

- Phân bón: Bón phân chuồng, vôi bột, nấm Trichoderma, phân hữu cơ Sông Gianh, , Urê (46%), Supe lân (16%), KCl (60% K2O)

- Vật tư cần thiết khác: Thước thẳng, panme, doa tưới nước, cuốc, xẻng, bao chứa đất, kéo cắt cành, máy đo chỉ số spad, tủ sấy, cân điện tử

3.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: Tại khu thí nghiệm của Trung tâm thực nghiệm và đào tạo nghề, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* TN1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống đinh lăng

Bố trí thí nghiệm

- Vật liệu nghiên cứu bao gồm các mẫu giống đinh lăng được thu thập tại các địa phương ở miền Nam, Nam Định, Hà Nội, Cần Thơ Mỗi mẫu Đinh lăng thu thập 5 cành giâm

Trang 38

STT Công thức Tên thường gọi Tên khoa học Địa điểm thu thập thu thập Năm

1 CT1 Đinh lăng lá kim Miền

Nam

Polyscias fruticose

4 CT4 Đinh lăng lá to Nam

Định Polyscias fruticose Nam Định 2017

5 CT5 Đinh lăng lá nhỏ miền

Nam Polyscias fruticose Cần Thơ 2017

6 CT6 Đinh lăng mặt nguyệt Polyscias

scutillarius Nam Định 2016

7 CT7 Đinh lăng lá chè Polyscias filicfolia Nam Định 2016

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần nhắc lại (RCBD), diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2

Trang 39

- Diện tích ô thí nghiệm: Cây giống 2 tháng tuổi được trồng vào ngày 05/03/2017 với diện tích 10 x 7 x 3 = 210 m2

* TN2: Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây đinh lăng lá nhỏ, dài Hà Nội (Polyscias fruticosa (L.) Harms) nhân giống bằng phương pháp invitro và phương pháp giâm cành tại Gia Lâm, Hà Nội

Thí nghiệm 2 nhân tố được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), với 6 công thức và 3 lần nhắc lại

 Nhân tố giống:

+ Cây đinh lăng nhân giống bằng phương pháp invitro: G1

+ Cây đinh lăng nhân giống bằng phương pháp giâm cành: G2

 Nhân tố phân bón:

CT1 (CT đối chứng): 1 tấn vôi bột + 40 tấn phân chuồng+ 1400 kg phân

vi sinh Sông Gianh + 400 kg N + 350 kg P2O5 + 500 kg K2O (Bao gồm bón như sau: Phân NPK: 1400 kg; Đạm Urê: 400 kg; Lân supe: 1200 kg; Kali:

600 kg/3 năm

CT2: 500 kg vôi bột + 40 tấn phân chuồng + 1 tấn vi sinh Sông Gianh + 75% công thức bón của công ty (300 kg N + 250 kg P2O5 + 375 kg K2O kg/ha)/ 3 năm

CT3: 500 kg vôi bột + 30 tấn phân chuồng + 4 tấn phân vi sinh + 300 kg N + 300 kg P2O5 + 300 kg K2O + 150 kg nấm rễ AMF (5g/gốc)/ 3 năm

CT4: 500 kg vôi bột + 10 tấn phân vi sinh + 300kg N + 300kg P2O5 + 300

kg K2O /3 năm

- Sơ đồ thí nghiệm :

G1 CT2 G2 CT1 G1 CT3 G2 CT4 G1 CT2 G2 CT3 G1 CT4 G2 CT3 G1 CT2 G2 CT1 G1 CT4 G2 CT2 G1 CT1 G2 CT2 G1 CT4 G2 CT3 G1 CT1 G2 CT4 G1 CT3 G2 CT4 G1 CT1 G2 CT2 G1 CT3 G2 CT1

Trang 40

- Khoảng cách hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 60 cm (mật độ 30.000 cây/ha) Mỗi lần nhắc lại ở mỗi công thức trồng 5 cây Diện tích ô thí nghiệm là

10 x 8 x 3= 240 m2

- Cây 2 tháng tuổi, có 3 - 5 lá cao 15 cm trong vườn ươm đối với cây giâm cành và 4 tháng tuổi, có 3 - 5 lá cao10 - 12 cm đối với cây invitro, được trồng vào ngày 05/03/2017

- Cách bón:

* Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh, phân lân và 1/2 phân NPK Hỗn hợp phân phải được trộn đều với nhau và trộn cùng với đất khi cho vào hốc sau đó phủ 1 lớp đất lên

* Bón thúc: Năm thứ nhất: Bón toàn bộ số phân Đạm, Kali, NPK còn lại

- Đối với cây trồng vụ Xuân: Bón thúc vào tháng 8, 9 (sau khi trồng

5 - 6 tháng)

- Đối với cây trồng vụ Thu: Bón thúc vào tháng 11, 12 (sau khi trồng 4 - 5 tháng)

Năm tiếp theo: Đinh lăng trồng ở vụ Thu hay vụ Xuân đều bón lót mỗi

năm 2 lần như sau:

- Tháng 4: Bón thúc thêm 10 - 15 tấn phân chuồng, 300 kg phân Lân,

300 kg phân Vi sinh và 100 kg phân Đạm

- Tháng 9, 10: Bón thúc 150 kg Kali, 200k g NPK

Chú ý: Bón cánh gốc 10cm, tránh tiếp xúc trực tiếp vào lá Khi bón, nên

trộn với đất và lấp đất lại, (Quy trình kĩ thuật trồng đinh lăng Traphaco, 2015)

3.5 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

3.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng của đinh lăng

- Chỉ tiêu hình thái

Đánh giá quan sát cây tại 2 thời điểm cây non (là lúc vừa nhân giống, cây bật mầm và lá non) và cây trưởng thành

1 Rễ: Mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc, hình dạng rễ

2 Thân: Mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài thân: màu sắc thân còn non và khi trưởng thành, hình dạng thân còn non và đã trưởng thành Đặc điểm hình dạng, màu sắc các vết chấm trên thân khi thân còn non và đã trưởng thành Các dấu hiệu bên ngoài như rãnh, gờ, sẹo, mấu

Ngày đăng: 12/06/2021, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w