1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019 Tiểu ban 2: Sinh học – Nông lâm

89 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC CHI THU HẢI ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.3.1.. Tình hình nghiên cứu các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường trên thế giới Từ lâu trê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019

Tiểu ban 2: Sinh học – Nông lâm

Trang 2

Tiểu ban 2: Sinh học - Nông lâm

1 Điều tra, thu thập các loài

thực vật thuộc chi Thu hải

Lớp CSK41/

Khoa Sinh học

TS Hoàng Thị Bình

3

2 Bước đầu nghiên cứu

giống In vitro cây phong

Trần Thị Như Quỳnh Hoàng Bá Linh Nguyễn Hữu Phước

CSK40/

Khoa Sinh học

ThS Trần Thị Nhung

azadirachtin từ lá cây sầu

đâu (Azadirachtia indica

A Juss) và bước đầu khảo

sát trên đối tượng sâu hại

SHK39/

Khoa Sinh học

TS Nguyễn Thị Huỳnh Nga

TS Nguyễn Minh Hiệp

ThS Nguyễn Thanh Thủy Tiên ThS Nguyễn Minh Trí

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2019

ĐIỀU TRA, THU THẬP CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC CHI THU HẢI ĐƯỜNG

(BEGONIA L.) (BEGONIACEAE) Ở LÂM ĐỒNG

Thuộc nhóm ngành khoa học: Tự nhiên

Sinh viên thực hiện: Mai Nhật Bảo Hân Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: CSK41 – Khoa Sinh học

Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 04 Ngành học: Công nghệ sinh học

Người hướng dẫn: TS Hoàng Thị Bình

Lâm Đồng, tháng 05/2019

Trang 4

Bên cạnh đó, có nhiều loài Thu hải đường được thu hái và sử dụng để làm thuốc trị một số loại bệnh

khác nhau như rễ của loài B aptera dùng để trị bệnh ho gà, sưng amygdal, B cathayana trị bỏng do lửa, sái khớp, B rupicola dùng để nấu canh chua, B tonkinensis dùng làm thuốc cầm máu và thuốc bổ

v.v… (Chi 2003)

Việt Nam có khoảng hơn 51 loài thực vật thuộc chi Thu hải đường phân bố chủ yếu ở khu vực miền Bắc và một số ở khu vực miền Trung Tây Nguyên (Chi 2003, Tam 2005, Peng và cộng sự 2015)

Trong đó, loài B bataiensis được tìm thấy ở Kiên Giang, Việt Nam đã được mô tả và công bố vào năm

2005 (Tam 2005) Ngoài ra, kể từ năm 2015 đến nay có nhiều công bố về các loài mới trong đó có một

số loài thuộc chi Thu hải đường như: B tamdaoensis (Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), B sphenantheroides (tỉnh Hà Giang, tỉnh Tuyên Quang), B calciphila (Vườn Quốc Gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình), B

abbreviata (tỉnh Quảng Trị) (Peng và cộng sự 2015) Thêm 6 loài Thu hải đường mới được tìm thấy ở

khu vực núi đá vôi miền Bắc Việt Nam đã được mô tả và công bố gần đây bao gồm Thu hải đường Cao

Bằng (B caobangensis), Thu hải đường cong (B circularis), Thu hải đường lá phồng (B

melanobullata), Thu hải đường Lạng Sơn (B langsonensis), Thu hải đường lộc (B loci) và Thu hải

đường dạng núi (B montaniformis) (Peng và cộng sự 2015)

Lâm đồng là nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp và thận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật với hai Vườn Quốc Gia lớn là Vườn Quốc Gia Cát Tiên và Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà Tuy nhiên, cho đến nay trong các tài liệu về thực vật như Cây cỏ Việt Nam (Quyển I) của Giáo sư Phạm

Hoàng Hộ (2003), ở Lâm Đồng chỉ có ba loài được ghi nhận là Begonia langbianesis Baker.f, Begonia

aptera Blume, Begonia martabanica A.DC

Trang 5

- Thu thập các loài Thu hải đường ở Lâm Đồng

- Làm tiêu bản thực vật các mẫu Thu hải đường thu được

Nội dung thực hiện thêm trong đề tài (ngoài nội dung đã đăng ký như trong thuyết minh):

- Khảo sát khả năng di thực loài Thu hải đường Langbian (Begonia langbianesis) trên giá thể xơ dừa

và trong môi trường thuỷ sinh

Trang 6

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là tỉnh miền núi ở phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800–1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên khoảng 9.772,19 km2 Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam - Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận (Niên giám thống kê - Tỉnh Lâm Đồng 2015)

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn Địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao, thung lũng nhỏ bằng phẳng Đất đai ở Lâm Đồng có chất lượng tốt, khá màu mỡ Khí hậu nơi đây nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18–25C, thời tiết quanh năm ôn hoà và mát mẻ Lượng mưa trung bình năm từ 1.750–3.150 mm/năm, độ ẩm trung bình năm dao động 85–87%, số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1.890–2.500 giờ Các đặc điểm về thời tiết cũng như thổ nhưỡng đem lại khá nhiều thuận lợi cho sự phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn tài nguyên thực vật nơi đây (Niên giám thống kê - Tỉnh Lâm Đồng 2015)

Diện tích rừng ở Lâm Đồng là 617.815 ha, độ che phủ vào khoảng 63% diện tích toàn tỉnh, đây là nơi có hệ thực vật phong phú và đa dạng Nguồn tài nguyên thực vật tại đây có tiềm năng lớn trong việc nghiên cứu, khai thác và ứng dụng cho con người để làm nguồn thức ăn, dược liệu, cây cảnh… (Niên giám thống kê - Tỉnh Lâm Đồng 2015)

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỌ THU HẢI ĐƯỜNG (BEGONIACEAE) VÀ CHI THU HẢI ĐƯỜNG

(BEGONIA L.)

Họ Thu hải đường (Begoniaceae) là một họ thực vật có hoa, có khoảng 1.401 loài, sinh trưởng

trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Tất cả các loài trong họ này đều thuộc chi Begonia, chi

Hillebrandia chỉ có duy nhất loài Hillebrandia sandwicensis Oliv (1866) là loài đặc hữu của quần đảo

Trang 7

hầu như đều không cân đối (Chi 2003, Hộ 2003) Hoa là hoa dạng đơn tính cùng gốc, hoa đực có đế hoa lồi mang 2, 4 hay nhiều phiến dạng cánh và nhiều nhị vàng; hoa cái ngược lại, có đế hoa lõm và có bầu thường chia 3 ô vòi 3 vòi nhuỵ, chẻ đôi ở đầu (Chi 2003, Hộ 2003) Quả nang có 3 cánh, thường không đều, chứa nhiều hạt rất nhỏ (Chi 2003, Hộ 2003)

Ở khu vực Đông Dương có khoảng 180 đến 200 loài thuộc chi Thu hải đường (Peng và cộng sự 2015) Ở Việt Nam, chi Thu hải đường có khoảng hơn 51 loài phân bố chủ yếu ở khu vực miền Bắc và một số ở khu vực miền Trung Tây Nguyên (Chi 2003, Tam 2005, Peng và cộng sự 2015)

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC CHI THU HẢI ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1 Tình hình nghiên cứu các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường trên thế giới

Từ lâu trên, Thu hải đường được sử dụng nhiều trong đời sống của con người Trong đó, một số

loài Thu hải đường có hoa và lá đẹp nên được sử dụng để làm cây cảnh rất phổ biến như loài Begonia

semperflores, Beginia heracleifolia, Begonia reniformis v.v… (Phượng 2011) Begonia cathayana

Hemsl., Begonia davisii Hook., Begonia dolifolia Hort v.v… (Chi 2003)

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều loài thu hải đường được thu hái và sử dụng để

làm thuốc trị một số loại bệnh khác nhau Ở Trung Quốc, rễ của loài B aptera được thu hái để dùng trị bệnh ho gà, sưng amygdal Loài B cathayana được sử dụng toàn cây để trị bỏng do lửa, sái khớp (Chi 2003) Ở Việt Nam, một số loài cũng được sử dụng để ăn hoặc làm thuốc trong dân gian như B

rupicola dùng để nấu canh chua, hay B tonkinensis dùng để làm thuốc cầm máu và thuốc bổ v.v…

(Chi 2003)

Theo một công bố gần đây thì dịch chiết từ lá loài B reniformis có khả năng kháng trực khuẩn

mủ xanh (Pseudomonas aeroginosa) và 1 loài vi khuẩn Gram dương khác (Vibrio harvayie) là những

loài gây ra các bệnh truyền nhiễm ở người (da Silva và cộng sự 2018) Bên cạnh đó, dịch chiết thu

được từ một số loài như B albococcinia, B cordifolia, B dipetala, B fallax và B floccifera, B

baliensis cũng có khả năng kháng các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa (Maridass 2009, Jeeva và cộng sự 2012, Siregar và cộng

sự 2018)

Ngoài các nghiên cứu liên quan đến hoạt tính sinh học của những loài thuộc chi Thu hải đường thì trên thế giới cũng có những nghiên cứu liên quan đến phân loại của chi này cũng như các nghiên

Trang 8

hải đường ở Việt Nam và Lào bao gồm: B alta, B babeana, B crassula, B gesneriifolia, B

minuscula, B nahangensis, B rigidifolia, B rubrosetosa, B rugosula, B sonlaensis, B viscosa, đã

được công bố bởi Averyanov và cộng sự (Averyanov và cộng sự 2012) Sáu loài Thu hải đường mới được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi miền Bắc Việt Nam đã được mô tả và công bố gần đây bao gồm:

Thu hải đường Cao Bằng (B caobangensis), Thu hải đường cong (B circularis), Thu hải đường lá phồng (B melanobullata), Thu hải đường Lạng Sơn (B langsonensis), Thu hải đường lộc (B loci) và Thu hải đường dạng núi (B montaniformis) (Peng và cộng sự 2015)

1.3.2 Tình hình nghiên cứu các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chi Thu hải đường chủ yếu tập trung vào việc phân loại và công

bố các loài mới tìm thấy hoặc các nghiên cứu về nuôi cấy mô một số loài Thu hải đường đang được trồng làm cảnh Hiện nay, nước ta còn ít các nghiên cứu liên quan đến việc sưu tập, di thực các loài Thu hải đường ngoài tự nhiên về trồng

Tuy vậy, các nghiên cứu về chi Thu hải đường ở Việt Nam đang ngày càng được chú ý Gần đây

đã có thêm các công bố về các loài mới thuộc chi Thu hải đường ở Việt Nam trong đó có loài B

bataiensis được tìm thấy ở Kiên Giang, Việt Nam đã được mô tả và công bố vào năm 2005 (Tam

2005) Năm 2013, có 10 loài Thu hải đường ở Việt Nam, đã được công bố bởi Averyanov và cộng sự

(Averyanov và cộng sự 2012) Trong nghiên cứu của Peng và cộng sự đã mô tả và công bố 4 loài Thu hải đường mới ở miền Bắc Việt Nam năm 2015 bao gồm B abbreviata, B calciphila, B

sphenantheroides và B tamdaoensis Ngoài ra, còn có 6 loài mới được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi

miền Bắc Việt Nam đã được mô tả và công bố bao gồm Thu hải đường Cao Bằng (B caobangensis), Thu hải đường cong (B circularis), Thu hải đường lá phồng (B melanobullata), Thu hải đường Lạng Sơn (B langsonensis), Thu hải đường lộc (B loci) và Thu hải đường dạng núi (B montaniformis)

(Peng và cộng sự 2015)

Trang 9

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường ở Lâm Đồng

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp tham khảo tài liệu

Thu thập các công bố liên quan đến các loài thực vật thuộc chi Thu hải đường như Cây cỏ Việt Nam (Quyển I) của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (2003), các công bố mô tả taxon mới thuộc chi Thu hải đường trong những năm gần đây, công bố về nuôi cấy mô thực vật các loài Thu hải đường hay các công bố về hợp chất hoá học và hoạt tính sinh học của các loài Thu hải đường v.v…

2.2.2 Phương pháp điều tra thực vật (Thìn 2008)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết lập các tuyến điều tra khảo sát ngoài thực địa tại 5 địa điểm

là núi Langbiang, khu vực Cổng Trời, khu vực Dưng Ya Giêng, khu vực Hòn Giao và khu vực Giang

Ly Tại các địa điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập mẫu ở ven suối, những nơi ẩm ướt và khu vực nước đọng

2.2.3 Phương pháp hình thái so sánh (Thìn 2008)

Phương pháp hình thái so sánh được sử dụng để định danh các mẫu thực vật đã thu thập được Dựa vào các bộ phận như thân, lá và hoa của mẫu vật so sánh với các loài đã được mô tả trước đó cũng như sử dụng hình ảnh của các tiêu bản sẵn có trong các cơ sở dữ liệu trực tuyến như JSTOR

(http://plants.jstor.org - dữ liệu thực vật thế giới), Thực vật Trung Quốc

(http://www.efloras.org/flora_page.aspx?flora_id=2), Bảo tàng Paris

(https://science.mnhn.fr/institution/mnhn/collection/) v.v… để định danh các loài Thu hải đường ở Lâm Đồng

2.2.4 Thu mẫu thực vật ngoài thực địa (Thìn 2008)

- Sau khi thu mẫu ngoài thực địa, mẫu cần được xử lí tại chỗ để bảo quản từ lúc thu mẫu đến lúc mang về

- Đối với mẫu thu để làm tiêu bản thực vật, sau khi thu mẫu được đặt bên trong giấy báo và ép sơ bộ

- Đối với mẫu thu về để trồng và làm thí nghiệm đánh giá khả năng di thực, sau khi thu cho mẫu vào

Trang 10

2.2.5 Phương pháp xử lí tiêu bản thực vật trong phòng thí nghiệm

Mẫu sau khi đem về phòng thí nghiệm được ép và sấy ở nhiệt độ từ 200–300C trong khoảng 20–

24 giờ Sau đó, mẫu được chỉnh sửa và hoàn thiện làm tiêu bản thực vật Tiêu bản thực vật có nhãn mác với đầy đủ thông tin: Tên khoa học, tên đồng nghĩa, tên thông thường, số hiệu mẫu, tên người thu mẫu, thời gian và địa điểm thu mẫu

2.2.6 Khảo sát khả năng di thực loài Thu hải đường Langbian (Begonia langbianesis)

2.2.6.1 Khảo sát khả năng trồng trên giá thể xơ dừa

- Giá thể giâm hom: Giá thể xơ dừa

- Hoá chất giâm hom: Thuốc hồng

- Bố trí thí nghiệm:

 Độ dài hom: trung bình khoảng 15 cm

 Hom cách hom 5.5 cm; hàng cách hàng 6 cm

 Cắm hom nghiêng 75 so với mặt phẳng nằm ngang

 Thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần thực hiện trên 10 hom, và một lô đối chứng

- Theo dõi thí nghiệm và đo kích thước, số lượng rễ tại 2 mốc thời gian:14 và 28 ngày giâm hom

2.2.6.2 Khảo sát khả năng trồng trong môi trường thuỷ sinh

- Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của loài Thu hải đường Langbian trong môi trường nước: sử dụng nước máy

- Bố trí thí nghiệm:

 Độ dài cây con khi đưa vào môi trường thuỷ sinh: 10–15 cm

 Bình đựng mẫu: ly nhựa trong

 Lượng nước trong bình ban đầu: 50 ml

 Thời gian và lượng nước bổ sung: sau 5 ngày, bổ sung 10ml

Trang 11

chi Begonia L., ký hiệu: BGN 01, BGN 02, BGN 03, BGN 04, BGN 05, BGN 06, BGN 07, BGN 08,

BGN 09, BGN 10, BGN 11, BGN 12 Trong số đó, chúng tôi đã định danh được 04 loài và 01 loài

chưa định danh được (Bảng 1)

Bảng 1: Danh mục các loài Thu hải đường ở Lâm Đồng.

STT Tên khoa học Địa điểm thu mẫu Số hiệu

tiêu bản Ghi chú

Buch.-Ham.ex D.Don Sơn Thái 788 m BGN 03 Ghi nhận mới

Loài đặc hữu ở Lâm Đồng

ở Việt Nam

BGN 10, BGN 11, BGN 12

Có thể là loài mới cho khoa học

Thông qua kết quả điều tra và thu thập mẫu vật của các loài Thu hải đường ở một số địa điểm

Trang 12

trong phòng bảo tàng thực vật và thu mẫu dùng để làm bộ sưu tập các loài Thu hải đường hoa dại có lá

và hoa đẹp

3.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI THU HẢI ĐƯỜNG THU ĐƯỢC Ở LÂM ĐỒNG

3.2.1 Begonia hatacoa Buch.-Ham ex D.Don (1825)

- Tên đồng nghĩa: Begonia rubrovenia Hook., Platycentrum rubrovenium (Hook.) Klotzsch (The

Plant List 2013)

- Tên thông thường: Thu hải đường

- Đặc điểm sinh học: (Hình 1)

 Thân thảo lâu năm, cây cao khoảng 10–40 cm Mọc thành cụm hoặc có khi đơn độc Thân và một

số ít rễ nằm trên mặt đất, một số ít rễ cắm xuống phía dưới mặt đất Tại vị trí các mấu của những phần lóng ở thân nằm ngang trên mặt đất có các nhánh và cuống lá thẳng đứng hướng lên phía trên

 Thân thảo, nhẵn, trơn, tròn, màu đỏ hơi đậm, không có rãnh Trên thân có lông thưa thớt Lông nhỏ, mỏng, ngắn, có màu vàng hơi nâu Thân cây có nhiều lóng, đầu trên và đầu dưới của lóng có mấu Tại các mấu, thân cây phân nhánh hoặc mọc ra cuống lá Ngoài ra, tại các mấu trên thân cây còn có rễ và lá kèm Thân cây cao khoảng 20–29 cm, đường kính khoảng 0.5 cm Mỗi lóng trên thân dài khoảng 7–9 cm Có những đoạn lóng của thân khi già nằm ngang trên mặt đất và có rễ cắm xuống mặt đất

 Cuống lá trơn, tròn, nhẵn, màu đỏ sẫm, không có rãnh Trên cuống có lông thưa thớt, lông ngắn, màu vàng hơi nâu Khi còn non cuống lá có nhiều lông bao phủ Từ mỗi cuống mọc ra một lá Gốc của cuống có các lá kèm mọc thành đôi Cuống lá dài khoảng 5–7 cm, đường kính cuống lá khoảng 0.2–0.3 cm

Trang 13

 Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–6 gân chính lớn, có kích thước gần bằng nhau xuất phát từ gốc của phiến lá và tách rời nhau, phân bố về mép của phiến Trên các gân chính có gân phụ phát triển thành các cặp gân hướng về phía mép của phiến lá Khi lá còn non gân lá nổi

rõ trên bề mặt ở mặt dưới của phiến lá, có màu đỏ gần như màu của cuống lá, khi đã trưởng thành gân lá bằng phẳng hơn trên bề mặt ở mặt dưới của phiến lá và có màu xanh như màu của phiến

 Rễ có dạng rễ chùm ở phần gốc của thân Gồm nhiều rễ con có chiều dài gần bằng nhau Có một

số rễ bám xuống dưới mặt đất và một số rễ nằm trên mặt đất Ngoài phần gốc của thân, tại vị trí

các mấu của thân cũng có rễ Rễ thường dài 19–23 cm, đường kính rễ khoảng 0.5 mm

Hình 1: Begonia hatacoa Buch.-Ham ex D.Don

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Nụ hoa.

3.2.2 Begonia langbianesis Baker f (1921)

- Tên thông thường: Thu hải đường Langbian

- Đặc điểm sinh học: (Hình 2)

 Thuộc thực vật thân thảo, mọc thành cụm hoặc có khi đơn độc Thân và một số ít rễ nằm trên mặt đất, một số ít rễ cắm xuống phía dưới mặt đất Tại vị trí các mấu của những phần lóng ở thân nằm ngang trên mặt đất có các nhánh và cuống lá thẳng đứng hướng lên phía trên

Trang 14

Thân có phân nhánh hoặc thân đơn Trên thân có rễ, thân có các mấu, tại vị trí các mấu thân phân nhánh hoặc phát triển cuống lá Ngoài ra, tại vị trí mấu còn có rễ và chồi Chồi có các lá vảy bao bọc Giữa hai mấu là lóng, lóng có kích thước khoảng 10–25 cm Thân thường cao khoảng 30–50

cm, đường kính thân khoảng 0.5–0.9 cm Có những đoạn lóng của thân nằm ngang trên mặt đất

và có rễ tại vị trí mẫu cắm xuống mặt đất

 Cuống lá là phần nối phiến lá với thân Cuống lá tròn, có lông, màu xanh khi còn non và màu đỏ đậm khi đã trưởng thành, không có rãnh Khi còn non cuống lá có rất nhiều lông màu đỏ nhạt bao phủ Khi trưởng thành cuống lá có lông màu nâu nhạt Từ mỗi cuống mọc ra một lá Gốc của cuống có các lá kèm mọc thành đôi Cuống lá dài khoảng 5–15 cm, đường kính cuống lá khoảng 0.2–0.5 cm

 Lá đơn, hình chân vịt, thường có 5 thuỳ Lá còn non có màu đỏ đậm và có rất nhiều lông Mép lá

có răng thưa thớt, mép lá khi còn non có màu đỏ nhìn thấy rõ Phiến lá màu xanh lục, bất đối, có rất nhiều lông Khi lá còn non, lông mềm và dày đặc, khi trưởng thành lông cứng hơn và phân bố thưa thớt hơn Gốc lá hình tim bất đối xứng, có khoảng hở giữa hai bên Khi trưởng thành phiến

lá dài khoảng 8–12 cm, rộng khoảng 9–14 cm Lá mọc theo kiểu mọc cách

 Lá kèm sớm rụng, phát triển theo cặp ở phần gốc của cuống lá, hình tam giác, chóp nhọn kéo dài, viền chóp màu đỏ, có nhiều lông Lá kèm có màu đỏ khi đang bao lấy chồi và có màu xanh khi chồi đã phát triển thành lá, thường dài khoảng 1–1.9 cm và rộng 0.3–0.6 cm

 Chồi phát triển từ mấu của thân, bên cạnh một gốc của cuống lá khác Chồi được bọc trong hai lá kèm, thường cao khoảng 0.5–0.9 cm

 Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–7 gân chính lớn, có kích thước gần bằng nhau xuất phát từ gốc của phiến lá và tách rời nhau phân bố về mép của phiến Trên các gân chính có gân phụ phát triển thành các cặp gân hướng về phía mép của phiến lá Khi lá còn non gân lá nổi

rõ ở mặt dưới của phiến lá, khi đã trưởng thành gân lá bằng phẳng hơn trên bề mặt ở mặt dưới

Trang 15

nhỏ Bộ nhị màu vàng, bao phấn đính gốc, cuống hoa màu hồng nhạt Hoa cái có 6 cánh hoa, bốn cánh ngoài có hình tim, hai cánh trong có hình elip Bộ nhuỵ màu vàng, nhuỵ xoắn ốc Bầu nhuỵ

có màu xanh, trên bầu nhuỵ có rất nhiều lông màu đỏ hồng

Hình 2: Begonia langbianesis Baker f

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Nụ hoa, D: Lá non, E.F: Hoa đực, G.H: Hoa cái, I: Lá kèm

3.2.3 Begonia longifolia Blume (1823)

- Tên đồng nghĩa: Begonia crassirostris Irmsch., Begonia inflata C.B.Clarke, Begonia tricornis Ridl.,

Begonia trisulcata (A.DC.) Warb., Casparya trisulcata A.DC., Diploclinium longifolium (Blume)

Miq (The Plant List 2013)

- Tên thông thường: Thu hải đường

- Đặc điểm sinh học: (Hình 3)

 Thân thảo lâu năm mọc thành cụm Thân nằm ngang trên mặt đất Cuống lá, lá và hoa hướng lên trên.Thân nhẵn, trơn, tròn, màu xanh lục hơi xám, không có rãnh Trên thân có rễ ngắn Thân có phân nhánh, trên thân có các mấu Tại các mấu phát triển cuống lá

 Cuống lá là phần nối phiến lá với thân Cuống lá trơn, tròn, nhẵn, màu xanh sẫm, có rãnh nông Cuống của lá trưởng thành dài 10–12 cm, đường kính khoảng 0.25 cm Gốc cuống có màu hơi nâu

Trang 16

màu xanh lục sẫm, hình tim bất đối, trơn, mịn, nhẵn, không có lông Gốc lá hình tim bất đối xứng Chóp lá dạng chóp nhọn Mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới Lá mọc cách Lá trưởng thành có chiều dài khoảng 13 cm, rộng khoảng 7 cm

 Lá kèm sớm rụng phát triển ở gốc cuống lá, bọc lấy chồi, màu đỏ nâu, có lông, dài 0.8–1 cm, rộng 0.25–0.35 cm

 Chồi cao 1–1.2 cm, rộng 0.3 cm Chồi có đôi lá kèm bao bọc, màu xanh hoặc đỏ

 Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–7 gân chính, có kích thước gần bằng nhau xuất phát từ gốc của phiến lá và tách rời nhau, phân bố về mép của phiến Trên các gân chính có gân phụ phát triển thành các cặp gân hướng về phía mép của phiến lá

 Trên một cuống phát triển hai hoa Hoa đực có 4 cánh, bên ngoài là hai cánh hình trứng to và rộng hơn hai cánh bên trong, bên trong là hai cánh hình elip Nhị có màu vàng, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình trứng, đính gốc Hoa cái có 5 cánh, không đều nhau, cánh hoa hình elip Nhuỵ hoa màu

vàng, hình xoắn ốc

Trang 17

bowringiana (Champ ex Benth.) Seem (The Plant List 2013)

- Tên thông thường: Thu hải đường rìa, Thu hải đường lá rìa, Thu hải đường xẻ mép, Thu hải đường

dại, Chua khan lông, Thu hải đường chân vịt

- Đặc điểm sinh học: (Hình 4)

 Thực vật thân thảo Thân đơn hay phân nhánh Thân tròn, màu xanh, trên thân có nhiều lông màu nâu, có mấu, tại mấu thân phân nhánh hoặc phát triển chồi Lóng dài khoảng 6–20 cm

 Cuống lá tròn, màu xanh, không có rãnh, có lông dày, màu nâu Gốc cuống có lá kèm Cuống dài

từ 7–19 cm Từ mỗi cuống lá phát triển 1 phiến lá

 Lá đơn, có chẻ thuỳ Gốc lá hình tim, không cân Mép lá có rất nhiều răng nhỏ, đều Phiến lá hình chân vịt, xanh đậm, trên phiến có rất nhiều lông cứng, màu nâu, có thuỳ nhọn Phiến lá dài 14–24

 Hoa đực có 4 cánh hoa màu trắng, hai cánh ngoài hình trứng, hai cánh trong hình elip Bộ nhị màu vàng, bao phấn đính gốc Mặt sau hai cánh hoa bên ngoài có nhiều lông, phần gốc cánh hoa

màu vàng

Trang 18

Hình 4: Begonia palmata D.Don

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Lá non, D: Chồi và lá kèm, E.F G: Quả,

rễ và phân nhánh hay phát triển chồi Lóng dài 2.7–4.5 cm Thân cao 15–20 cm

 Cuống lá phát triển từ mấu Cuống lá trơn, tròn, không có rãnh, màu xanh Khi lá còn non cuống

lá có rất nhiều lông màu đỏ hồng, khi lá trưởng thành cuống có lông thưa thớt, nhạt màu hơn Ở gốc cuống lá có lá kèm, lá bẹ hay chồi Cuống lá dài 1.7–5 cm, đường kính 0.25–0.3 cm

 Lá đơn nguyên, dạng bất đối Mép lá có răng phân bố đều, nhỏ, tại mỗi đầu răng có màu đỏ Gốc

lá hình tim, bất đối Chóp lá hình mũi nhọn kéo dài Phiến lá hình tim, không cân, có màu xanh

Trang 19

bọc bởi đôi lá kèm Chồi cao 0.8–1cm, rộng 0.25–0.35 cm

 Gân lá phân bố theo kiểu gân hình chân vịt, với 5–7 gân chính, xuất phát từ gốc của phiến lá và tách rời nhau phân bố về mép của phiến Trên các gân chính có 3–4 gân phụ phát triển thành các

cặp gân hướng về mép của phiến lá Gân nổi rõ trên bề mặt ở mặt dưới của phiến lá

Hình 5: Begonia sp

A: Mặt trước lá, B: Mặt sau lá, C: Chồi, D: Lá kèm

Căn cứ vào kết quả so sánh về mặt hình thái của loài Begonia sp với các loài Begonia khác đã

được công bố trước đó, chúng tôi nhận thấy loài này chỉ có một số đặc điểm giống nhất với loài loài

Begonia masoniana Irmsch ex Ziesenh phân bố nhiều ở Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam (Huang và

cộng sự 1999) như: Lá đơn nguyên, chóp lá dạng chóp nhọn, phiến lá có vệt nhạt màu giữa gân chính

và các gân phụ Tuy nhiên hai loài này có những đặc điểm khác biệt được thể hiện ở bảng 2

Bảng 2: So sánh loài Begonia masoniana Irmsch ex Ziesenh và loài Begonia sp (BGN10, BGN11,

Hình thận, chóp lệch một bên phiến, trên phiến có rất nhiều lông

Cuống lá

Cuống lá trơn tròn, có ít lông màu

Trang 20

Mép lá Mép lá có răng nhỏ, phân bố đều Mép lá có nhiều răng, nhìn rõ

Hình 6: So sánh loài Begonia sp (BGN10, BGN11, BGN 12) và loài Begonia masoniana Irmsch ex

Ziesenh

3.2.6 Đặc điểm sinh thái của các loài Thu hải đường trong nghiên cứu

- Các loài Thu hải đường thu thập được trong nghiên cứu này thường sinh sống ở dưới các tán rừng kín thường xanh, mọc ở ven suối, xung quanh khu vực nước đọng, trên thân cây mục hoặc bám trên

đá Cây phát triển ở đất tơi xốp, ẩm ướt, dưới tán rừng lá rộng, ở những nơi có ánh sáng nhẹ và độ

ẩm cao Điều kiện sinh thái này rất phù hợp với điều kiện sinh thái của các loài thu hải đường đã được công bố trong các tài liệu của những tác giả trước

- Những cây thuộc chi Thu hải đường thường có thân mọng nước, mọc thành cụm hay đơn lẻ nhưng gần nhau Thân của nằm ngang trên mặt đất, tại các mấu thường phân nhánh, phát triển lá mới hướng lên trên hay có rễ cắm xuống mặt đất

Trang 21

 Sau 14 ngày, hom bật chồi

 Sau 28 ngày , hom phát triển thành lá hoàn chỉnh

- Dấu hiệu ra rễ:

 Sau 14 ngày, hom chưa có rễ

 Sau 28 ngày, hom có 5–7 rễ

Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát sự phát triển của cây Thu hải đường Langbian trên môi trường đất Sau 30–40 ngày, cây có sự phát triển về lá và rễ Tuy nhiên lá có màu xanh nhạt và hơi vàng so với cây thu từ thực địa

Hình 7: Sự phát triển chồi

A: Hom sau 14 ngày, B: Hom sau 28 ngày

Trang 22

Hình 8: Sự phát triển rễ

Hình 9: A: Thu hải đường Langbian mọc ngoài tự nhiên, B: Thu hải đường Langbian trồng trên giá thể

Trang 23

Bảng 3: Kết quả khảo sát trên giá thể xơ dừa sau 28 ngày

Số hom trong một khay

Số lượng rễ trung bình

Chiều dài rễ trung bình (cm )

Số chồi trung bình

Chiều cao chồi trung bình (cm) Mẫu đối

chứng 10 5.9 3.2 1.8 0.7 1.2 0.6 1.5 2.1

Mẫu thuốc

hồng 10 8.7 2.4 1.7 0.6 0.4 0.5 0.2 0.5

Thông quá số liệu từ các lô thí nghiệm chúng tôi nhận thấy:

- Số hom sống trên lô đối chứng là 10/10 hom Số hom sống trên lô thí nghiệm là 8/10 hom

- Số rễ trung bình: ở hom đối chứng cho số rễ trung bình ít hơn số rễ trung bình của hom sử dụng thuốc hồng Tuy nhiên chiều dài trung bình của rễ ở các hom đối chứng dài hơn Số rễ trung bình của các hom ở lô đối chứng tuy ít hơn nhưng lại dài hơn so với số rễ trung bình của các hom ở lô thí nghiệm Trong giai đoạn giâm hom, cây ra rễ nhiều sẽ tốt hơn so với cây ra rễ ít mặc dù rễ dài hơn

- Số chồi trung bình: ở hom đối chứng có số chồi trung bình nhiều hơn và chiều cao trung bình của chồi là cao hơn so với chồi ở các hom của lô thí nghiệm Các hom ở lô thí nghiệm có sử dụng chất kích thích ra rễ do đó các hom đều tập trung chất dinh dưỡng để phát triển rễ

Các hom ở lô đối chứng và lô thí nghiệm đều có thể ra rễ và có chồi cây, đây là cơ sở ban đầu

cho thấy loài Thu hải đường Langbian có thể trồng trên giá thể xơ dừa

3.3.2 Kết quả khảo sát khả năng trồng trong môi trường thuỷ sinh

Sau một thời gian quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Thu hải đường trong môi trường thuỷ sinh chúng tôi nhận thấy đây là loài có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường thuỷ

sinh

Tỉ lệ cây sống trong môi trường thuỷ sinh của cây Thu hải đường: 18/25 cây Thời gian phát triển của lá từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành trung bình khoảng: 12–15 ngày Cây nuôi trong môi trường thuỷ sinh có lá nhạt màu hơn so với cây thu từ thực địa Nguyên nhân là do khi đưa về phòng thí

nghiệm trồng để khảo sát, cây được đặt trong môi trường có ánh sáng nhiều hơn so với ngoài thực địa

Do đó, lá cây không cần nhiều diệp lục như trong môi trường thiếu sáng tại nơi thu mẫu

Trang 24

Hình 10: Sự phát triển của lá trong môi trường thuỷ sinh

A: Sau 2 ngày, B: Sau 7 ngày, C: Sau 15 ngày

Hình 11: A: Lá loài Thu hải đường Langbian ngoài tự nhiên, B: Lá loài Thu hải đường Langbian sau

khi trồng trong môi trường thuỷ sinh 15 ngày

Trang 25

Bảng 4: Kết quả khảo sát khả năng trồng trong môi trường thuỷ sinh

Số lượng lá

Chiều dài lá sau 15 ngày (cm)

Chiều rộng lá sau 15 ngày (cm)

Chiều dài lá sau 28 ngày (cm)

Chiều rộng lá sau 28 ngày (cm)

1.6 0.2 3.9 1.3 1.4 0.6 10.5 2.8 4.7 1.2

(Chiều dài lá tính cả chiều dài cuống lá) Dựa trên kết quả thu được sau bốn tuần nuôi trong môi trường thuỷ sinh chúng tôi nhận thấy rằng: sau hai tuần, 14/18 lô thí nghiệm có lá vừa bật từ chồi phát triển thành lá trưởng thành, 4/18 cây

có chồi đều phát triển thành lá non Hầu hết các cây đều có sự phát triển của rễ mới có màu trắng hơi trong Cây có sự phát triển của lá và rễ do đó đây là cơ sở để có thể trồng loài thu hải đường Langbian trong môi trường thuỷ sinh

Trang 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả của đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Năm loài Thu hải đường đã được thu thập ở một số khu vực của Lâm Đồng, trong đó 04 loài đã

được định danh là: Begonia langbianesis Baker f., Begonia longifolia Blume, Begonia hatacoa Buch.-Ham.ex D.Don, Begonia palmata D.Don

- Trong đó, loài Begonia hatacoa Buch.-Ham.ex D.Don là loài được ghi nhận mới ở Lâm Đồng và loài Begonia longifolia Blume là loài được ghi nhận mới ở Việt Nam 01 loài Thu hải đường chưa thể định danh vì thiếu dẫn liệu về hoa và quả (Begonia sp (BGN10, BGN11, BGN 12)

- Bộ tiêu bản khô của 05 loài thu được từ nghiên cứ này đã được hoàn thành và lưu trữ tại phòng Bảo tàng thực vật của Đại học Đà Lạt

- Loài Begonia langbianensis Baker.f có thể trồng trên giá thể xơ dừa và trong môi trường thuỷ sinh,

Trang 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Võ Văn Chi (2003) Từ điển thực vật thông dụng, (Tập 1) Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,

2003

Phạm Hoàng Hộ (2003) Cây cỏ Việt Nam (Quyển I), Nhà xuất bản Trẻ

Niên giám thống kê Tỉnh Lâm Đồng (2015)

http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=726

Phượng (2011) Luận văn Thạc sĩ ngành cảnh quan và kỹ thuật Hoa viên “Nghiên cứu giá thể trồng cây Thu hải đường (Begonia semperflorens Link et Otto) bằng phương pháp tưới nhỏ giọt”, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, NTB

Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nhà xuất bản đại học quốc gia

Hà Nội

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Averyanov, L V., Nguyen, Q H (2012) Eleven new species of Begonia L (Begoniaceae) from

Laos and Vietnam Turczaninowia, 15(2), 5-32

Clement, W L., Tebbitt, M C., Forrest, L L., Blair, J E., Brouillet, L., Eriksson, T., & Swensen,

S M (2004) Phylogenetic position and biogeography of Hillebrandia sandwicensis (Begoniaceae): a

rare Hawaiian relict American Journal of Botany, 91(6), 905-917

da Silva AG, Silva MW, Bezerra GB, Ramos CS (2018) The first report of chemical and

biological study of essential oil from Begonia reniformis leaf (Begoniaceae) Eclética Química Journal:

42(1):60-4

Huang CJ, Zhang YT, Bartholomew B (1994) Begonia In: Zhengyi W, Raven PH, Deyuan H (Eds) Flora of China Volume 13

Jeeva S, Marimuthu J (2012) Anti–bacterial and phytochemical studies on methanolic extracts of

Begonia floccifera Bedd flower Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine: 2(1): S151-4

Maridass M (2009) The phytochemical and antibacterial screening of the species of Begonia

Pharmacologyonline:78-82

Peng CI, Lin CW, Yang HA, Kono Y, Nguyen HQ (2015) Six new species of Begonia

(Begoniaceae) from limestone areas in Northern Vietnam Botanical studies: 56(1):9

Trang 28

Regar HM, Purwantoro R, Praptiwi P, Agusta A (2018) Antibacterial potency of simple fractions

of ethyl acetate extract of Begonia baliensis Nusantara Bioscience: 10(3):159-63

Tam TQ (2005) Begonia bataiensis Kiew, a new species in Section Leprosae (Begoniaceae) from

Vietnam Gard Bull Singapore: 57:19-23

The Plant List (2013) Version 1.1 Published on the Internet http://www.theplantlist.org/

Trang 29

Trần Thị Nhung

Trang 30

Nguyễn Thị Huỳnh Nga

Trang 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ HÀM LƯỢNG POLYSACHRITE HÒA TAN GIÀU INULIN

THEO NĂM TUỔI CỦA RỄ CỦ ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica) Ở LÂM ĐỒNG

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thùy Linh` Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: CHK39, Khoa Nông Lâm Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Công Nghệ Sau Thu Hoạch

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thăng Long,

LÂM ĐỒNG, 6/2019

Trang 32

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình và kết quả nghiên cứu của chúng tôi Những số liệu và kết quả trong bài báo cáo tổng kết này hoàn toàn trung thực Các nhận xét, luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ và hoàn toàn chính xác Đồng thời, chúng tôi xin cam kết rằng kết quả nghiên cứu được trình bày trong báo cáo tổng kết này chưa từng được công bố ra ngoài

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Đà Lạt, ngày 30 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Trần Thị Thùy Linh

Trang 33

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả của báo cáo tổng kết này, đầu tiên tôi xin cảm ơn trường Đại học Đà lạt đã tạo điều kiện về vật chất và kinh phí để cho tôi có thể hoàn thành đề tài khoa học một cách thuận lợi và tốt nhất Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giảng viên trong khoa Nông Lâm, trường đại học Đà Lạt đã tận tình chỉ dạy và hỗ trợ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường

Xin cảm ơn Quý Thầy trong Viện Nghiên Cứu và Kiểm Định Môi Trường, trường Đại Học Đà Lạt đã tạo điều kiện về vật chất giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này

Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Nguyễn Thị Thăng Long, là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dạy, đã đưa ra những lời khuyên kịp thời và hữu ích giúp tôi hoàn thiện đề tài trong suốt thời gian thực hiện đề tài khoa học

Trần Thị Thùy Linh

Trang 34

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1-FET fructan exohydrolase

1-FFT fructan 1-fructosyltransferase

ALP Alkaline phosphatase

ALT Alanine aminotransferase

AOAC Association Of Official Analytical Chemistis

DNA Deoxyribonucleic acid

HPLC Hight Performance Liquid Chromatography

MALDI-TOF-MS Matrix Assisted Laser Desorption Ionization – Time Of Flight – Mass

Spectrometry miRNA Micro Ribonucleic acid

NMR Nuclear Magnetic Resonance

PLS – DA Partail Least Squares

RBC/WBC Red/ White blood cells

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TLC Thin Layer Chromatography

Trang 35

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát sự biến động về hàm lượng polysachrite hòa tan giàu inulin theo năm tuổi của rễ củ

đảng sâm (codonopsis javanica) ở Lâm Đồng” được thực hiện nhằm phân biệt được tuổi của rễ củ

Đảng Sâm đồng thời xác định được tương quan hàm lượng fructan với năm tuổi của chúng Từ đó xác

định được độ tuổi phù hợp nhất để thu hoạch rễ củ Đảng Sâm

Tuổi của củ Đảng Sâm có thể được phân biệt thông qua các đặc điểm bên ngoài của chúng, như: số lượng mắt chồi càng nhiều, kích thước củ lớn độ tuổi của chúng càng cao Màu sắc các củ ở độ tuổi 3,4 năm tuổi khác với màu sắc của củ 1,2 năm tuổi Tỉ lệ giữa nhu mô vỏ và trụ giữa của rễ củ Đảng Sâm cũng khác nhau qua các năm tuổi của chúng Số vòng năm tuổi của rễ củ Đảng Sâm cũng được xác định thông qua quan sát hiển vi Và định tính inulin đã được tìm thấy khi quan sát soi bột Đảng Sâm bằng hiển vi và phương pháp sắc kí bảng mỏng TLC

Hàm lượng fructan, inulin được thu hồi ở ethanol 90% và 80% Hàm lượng các thành phần hợp chất có

sự khác nhau giữa các năm tuổi Hàm lượng đường cao nhất ở củ 2 năm tuổi 14.067(%) và vật chất

khô trong rễ cao nhất ở củ 4 năm tuổi (10.973 g/100g), tổng chất rắn hòa tan cao nhất ở củ 1 năm

tuổi (57,50 mg/g) Hàm lượng fructan và inulin khác nhau ở những độ tuổi khác nhau, hàm lượng fructan và inulin tăng theo độ tuổi của chúng, cao nhất ở củ 3 năm tuổi có giá trị 208.18 mg/g và 177.35 mg/g, và chúng giảm dần ở Đảng Sâm 4 năm tuổi

Hàm lượng các hợp chất của Đảng Sâm qua các năm tuổi là khác nhau Hàm lượng fructan và inulin được xác định cao nhất ở Đảng Sâm 3 năm tuổi Từ đó xác định thời gian thu hoạch Đảng Sâm tốt nhất

là 3 năm tuổi

Hàm lượng inulin tinh sạch được chiết từ rễ củ Đảng Sâm (Codonopsis javanica) khô tại Lâm

Đồng đạt hiệu suất là 77,11% và hàm lượng fructan tinh sạch đạt hiệu suất là 70,63%

Trang 36

MỞ ĐẦU

Hiện nay, chất xơ hòa tan được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm và trong thực phẩm chức năng Các polysaccharides hòa tan mà cụ thể là Inulin nói riêng có vai trò kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, tăng khả năng chống ung thư, giảm dị ứng, cải thiện bệnh viêm ruột, tăng khả năng hấp thu Calci, Magie… nên được sử dụng

như một prebiotic có chức năng kích thích sự phát triển của các loài thuộc họ Bifidobacteria và

Lactobacilli, các loài vi khuẩn này kích thích sự gia tăng các kháng thể IgA, IgM, IgG, đồng thời cũng

tạo ra chất kháng khuẩn như Acid Lactic, Bacterioxin, H2O2 và có khả năng giảm Triglycerid,

Cholesterol, tác dụng tích cực đối với lượng glucose trong máu

Nghiên cứu về vai trò của một số thảo dược tại Việt Nam cho thấy Đảng Sâm có tác dụng chống dị ứng, viêm gan, bệnh bạch cầu và bồi bổ cơ thể Trong rễ củ có Inulin – một loại polysachrite hòa tan, có khả năng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, hỗ trợ vi sinh vật có lợi trong ruột kết ở người và động vật, thông qua đó hỗ trợ giảm tiêu chảy, giảm mỡ máu, tiểu đường, béo phì và ung thư ruột Ngoài ra rễ củ Đảng Sâm còn một số hoạt chất sinh học khác như saponin, polyphenol có tác dụng

bổ ngũ tạng, nâng cao thể lực, tăng sức dẻo dai, ích huyết, sinh tân dịch, chống mệt mỏi, yếu sức, háo khát, làm sáng mắt…

Quyết định 1976/QĐ-TTg, ngày 30-10-2013 về tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” trong đó có mục sản xuất sản phẩm từ chiết xuất dạng cao tiêu chuẩn, bột nguyên liệu; Chiết xuất các loại tinh dầu, hoạt chất tinh khiết; Sử dụng các công nghệ mới như: Chiết xuất bằng khí hóa lỏng, chiết xuất bằng siêu âm; Triển khai sản xuất các loại giống dược liệu phục vụ cho sản xuất, chú trọng phát triển 28 giống cây bản địa bao gồm: Đảng Sâm, Cúc hoa…(Thủ tướng Chính phủ, 2013)

Liên quan đến tỉnh Lâm Đồng, quyết định 1976 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Đà Lạt thuộc vùng trung bình có khí hậu á nhiệt đới, cùng với Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), quy hoạch trồng 12 loài dược liệu, đồng thời, Lâm Đồng là tỉnh nằm trong vùng Tây Nguyên cùng với các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đác Lắc, Đắc Nông quy hoạch phát triển trồng 10 loài dược liệu, bao gồm các loài bản địa trong đó có Đảng Sâm

Văn bản số 4960/UBND-VX3, ngày 23-8-2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Về việc tăng cường phát triển dược liệu bền vững” trong đó đề cập về mục tiêu là phải phát triển trồng cây dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa nhất là những dược liệu lâu nay phải nhập khẩu từ các nước mà tỉnh Lâm Đồng có thể trồng được

Trang 37

mại Tuy nhiên, việc canh tác và tuổi thu hái có ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hoạt chất Đa phần thu hái theo kinh nghiệm Người tiêu dùng hiện nay cũng không thể phân biệt được sản phẩm sau thu hoạch nào là tốt nhất Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam chỉ ra mối tương quan giữa hàm lượng

hoạt chất và tuổi thu hoạch của Đảng Sâm Vì vậy tiến hành đề tài “Khảo sát sự biến động về hàm

lượng Polysachrite hòa tan giàu Inulin theo năm tuổi trong rễ củ Đảng Sâm (Codonopsis

javanica) ở Lâm Đồng”

Mục tiêu đề tài:

- Phân biệt rễ củ Đảng Sâm theo các năm tuổi

- Xác định sự biến động hàm lượng hoạt chất Polysaccharide hòa tan giàu inulin theo năm tuổi Từ

cơ sở đó xác định thời gian thu hoạch phù hợp nhất

- Quy trình tinh sạch Polysaccharide hòa tan giàu inulin

Ý nghĩa:

- Khoa học: Phân biệt tuổi của Đảng Sâm, giúp cho một số nhà nghiên cứu có thể dễ dàng phân biệt tuổi và chọn đối tượng nghiên cứu Đồng thời, hiểu rõ sự thay đổi một số thành phần hợp chất trong Đảng Sâm theo các năm tuổi khác nhau Tinh sạch polysaccharide hòa tan giàu inulin để giúp nâng cao quá trình ứng dụng cũng như nghiên cứu các hợp chất này trong Đảng Sâm

- Thực tiễn: giúp người nông dân xác định được thời gian thu hoạch phù hợp, nâng cao giá trị kinh

tế cho người nông dân và Đảng Sâm Đồng thời giúp cho người tiêu dùng dễ dàng phân biệt cũng

như xác định được loại Đảng Sâm nào cần mua để sử dụng CHƯƠNG I

Trang 38

- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm chung về chi Codonopsis

1.1.1 Đặc điểm hình thái và tính chất dược liệu

Đảng Sâm thuộc họ hoa chuông Campanulaceae chi Codonopsis Rễ dài 15-30 cm, đường kính

1-3 cm, dài và xù xì, hình trục chính hoặc hình trụ và da nhợt nhạt có màu nâu Có một vài nhánh hoặc một nhánh nhỏ hơn một chút ở giữa gốc, và ở phía trên, có vòng hạt mịn ở phía trên khoảng 5-10 cm Thân cây xoắn dài tới 2 mét trở lên, với đường kính 2-4 mm và hầu hết chia nhánh Lá mọc đối hoặc không có răng cưa và cuống lá dài khoảng 0.5-2.5 cm Lá hình trứng hoặc rộng hình trứng, dài 1-6.5cm, rộng 0.8-5cm và cực của lá bị cùn hoặc hơi nhọn Đế của những chiếc lá được cắt ngắn thành hình trái tim nông và lá phân nhánh đang dần hẹp lại Nó ở bề mặt màu xanh lá cây trong khi mặt sau

có màu xanh xám Hoa nằm trong nách lá đơn độc và cuống lá gần như đối diện với chúng Nó là màu xanh lá cây, và có thân cây Phần dưới của viên nang là hình bán cầu trong khi phần trên là hình nón (Zhang, 2017)

1.1.2 Tính chất dược liệu

Bề mặt của rễ khô của Codonopsis có màu vàng xám, nâu xám hoặc nâu đỏ, với rãnh không đều và co rút Các thớ ngang thưa thớt, có rất nhiều vành đai ở phần trên và chúng ở một đặc biệt dày đặc gần gốc của đầu Chất lượng của Codonopsis là mềm hoặc cứng và bề mặt gãy là mịn, vị thơm và có vị ngọt trong khi nhai, không có cặn (Zhang, 2017)

1.1.3 Thành phần hóa học

Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Codonopsis đã được nghiên

cứu Polyacetylene, polyenes và glycoside, flavonoid và glycoside, lignans và glycoside của họ,

coumarin, alkaloiĐảng Sâm và glycoside và các hợp chất nitơ, terpenoiĐảng Sâm và glycoside,

glycoside và axit glycoside, axit hữu cơ của họ , các nguyên tố vi lượng, v.v đã được phân lập từ Codonopsis (Gao và cs, 2018a)

Monosacarit, oligosacarit và polysacarit đã được nghiên cứu từ các cây thuốc của Codonopsis

Monosacarit bao gồm fructose, glucose, mannose, v.v., oligosacarit bao gồm sucrose, synanthrin, v.v.,

và polysacarit bao gồm monosacarit và các dẫn xuất của chúng Trong số đó, polysacarit là thành phần chính của carbohydrate trong Codonopsis, và hầu hết trong số chúng là heteropolysacarit Polysacarit tan trong nước được tạo thành từ các tỷ lệ khác nhau của fructose, mannose, xyloza và galactose Polysacarit có tính axit chủ yếu chứa axit galacturonic và axit glucuronic Polysacarit trung tính chứa các tỷ lệ khác nhau của arabinose, glucose, galactose và rhamnose, v.v (Gao và cs, 2018a)

Trang 39

hóa học không đồng đều ở các loài khác nhau làm cho chúng có tác dụng dược lý và ứng dụng lâm sàng khác nhau

1.1.4 Tác dụng dược lý

Codonopsis không có chức năng chống shock (antishock), nhưng nó có thể kích thích trung tâm hô hấp Sử dụng Codonopsis có thể điều hòa nhu động đường tiêu hóa, chống loét, nó cũng có thể cải thiện việc học và trí nhớ, với vai trò giải độc chống mất trí nhớ Ngoài ra, polysacarit codonopsis có thể điều chỉnh sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, đồng thời làm tăng huyết sắc tố máu ngoại vi, chức năng tạo máu bù ở lách (Zhang, 2017)

Codonopsis có chức năng điều chỉnh cân bằng miễn dịch và thường được sử dụng để tăng cường chức

năng miễn dịch Chiết xuất của các loài thuộc nhóm Codonopsis Radix có thể làm tăng hoạt động thực

bào của đại thực bào ở nồng độ 500 ~ 3000 g/mL, do đó có thể tăng cường chức năng miễn dịch (Jia &

Benjamin, 2000) Codonopsis Radix có nguồn gốc từ rễ của Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.,

Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf Var modesta (Nannf.) L.T Shen và Codonopsis tangshen Oliv

(Li và cs, 2018)

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất của Codonopsis có thể điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào máu Ngoài ra, chúng có thể tăng cường chức năng tạo máu và ức chế kết tập tiểu cầu (Gao và cs, 2018a) Chiết xuất nước cảu các loài Codonopsis Radix có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào máu bao gồm nồng độ HB (huyết sắc tố), RBC (hồng cầu) và WBC (bạch cầu) sau 20

ngày ở chuột (Zhang, 2001) Polysacarit của các loài thuộc nhóm Codonopsis Radix (130, 260, 520 mg/

kg) có thể làm tăng đáng kể HB máu ngoại vi sau 9 ngày, thúc đẩy các nốt lách nội sinh sau 12 ngày nhưng ít ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp DNA tế bào tủy xương ở chuột Do đó, polysacarit của các loài thuộc nhóm Radix Codonopsis có thể thúc đẩy chức năng tạo máu bù của lá lách (Zhang và cs, 2003)

Codonopsis có hiệu quả thúc đẩy lưu thông và loại bỏ ứ máu, dựa vào đó, nhiều nghiên cứu về hành động của nó trong hệ thống tim mạch đã được thực hiện Kết quả cho thấy các thành phần hóa học của Codonopsis có tác dụng bảo vệ tốt đối với suy tim và tổn thương do thiếu máu cục bộ/tái tưới máu cơ tim Hơn nữa, chúng cũng có tác dụng hạ huyết áp (Gao và cs, 2018a)

Thuốc sắc nước của Codonopsis Radix (10, 20, 40 g/kg) có thể cải thiện nồng độ gastrin huyết thanh trong vòng 150 phút ở chó Vì vậy, nó có lợi cho việc điều trị viêm dạ dày teo và loét dạ dày (Chen, và

cs 2002) Codonopsis radix nước thuốc sắc (0,8 g/kg/ngày) có thể nâng cao nồng độ hormone

somatostatin trong hang vị dạ dày và niêm mạc tá tràng rõ ràng là sau 1 tháng ở thỏ trắng Nhật Bản (Chen và cs, 1998) Như vậy Codonopsis có tác dụng trong điều hòa chức năng tiêu hóa

Codonopsis có khả năng chống lão hóa và chống oxy hóa với nhiều cơ chế hoạt động Nhiều nghiên cứu cho thấy các chiết xuất khác nhau của Codonopsis có các hoạt động liên quan đến khả năng chống lão hóa và oxy hóa Nước chiết từ Codonopsis radix (5, 10, 15 g/kg) có thể chống lại D-galactose (50 g/L, 0,025 mL/g/d) gây ra lão hóa thông qua việc giảm nồng độ ALT và ALP (chỉ số trong men gen) trong huyết thanh sau 42 ngày chuột, cơ chế có thể được liên kết với mục tiêu tác dụng điều chỉnh của mRNA (Wang, 2016)

1.2 Phương pháp nhận dạng dược liệu nói chung

Trang 40

1.2.1 Phương pháp truyền thống

Thường được thực hiện bằng cách quan sát, chạm, ngửi, nếm hoặc thử nghiệm với nước hoặc lửa Các đặc điểm như hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu, mặt cắt, mùi và vị thường được sử dụng để xác định tính chân thực hoặc để đánh giá chất lượng Đây là một cách đơn giản, nhanh và dễ dàng hơn Các phương pháp khác phụ thuộc vào các công cụ hiện đại (Zhao và cs, 2011)

1.2.1.1 Hình dạng bên ngoài

Hình 1: Nhân sâm radix hoang dã

Nhận dạng bên ngoài là một khía cạnh quan trọng của nhận dạng vĩ mô Nhiều loại dược liệu dễ nhầm lẫn có thể được phân biệt dựa trên ngoại hình của chúng Trong quá trình xác định vĩ mô, cần chú ý đến các bộ phận khác nhau của dược liệu Để phân biệt các bộ phận khác nhau của dược liệu thường sử dụng nhiều biện phương pháp phân biệt khác nhau

Ví dụ, thông qua sự phân nhánh của rễ (hình 1), các đặc điểm nhận dạng chính của dược liệu có nguồn gốc từ rễ bao gồm hình dạng, kết cấu bề mặt và bề mặt bị nứt Dược liệu có nguồn gốc từ thân cây nói chung được nghiên cứu dựa trên hình dạng, kích thước, bề mặt, kết cấu và vết nứt (Zhao và cs, 2011)

1.2.1.2 Màu sắc:

Màu sắc cũng quan trọng đối với việc xác định vĩ mô của dược liệu, một số nghiên cứu khác đã xác nhận rằng màu sắc của một số dược liệu thường có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng Ví dụ,

màu vàng của Amur corktree (Phellodendri cortex) tương ứng với hàm lượng berberine cao

hơn (Zhao và cs, 2011) Trong một số tài liệu y học Trung Quốc cổ đại, có những yêu cầu chất lượng

đối với một số dược liệu liên quan đến màu sắc Ví dụ như, rễ cây khổ sâm Trung Quốc (Gentianae

Ngày đăng: 10/06/2021, 01:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w