1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019 Tiểu ban 6: Sư phạm – Ngoại ngữ

231 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

• Phương pháp thống kê xếp loại: Để nắm được thực trạng sử dụng bài giảng bằng bảng cảm ứng wacom môn Vật lý của hai trường THCS & THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn ở Thành phố Đà Lạt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019

Tiểu ban 6: Sư phạm – Ngoại ngữ

Lâm Đồng, Tháng 06 năm 2019

Trang 2

DANH SÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOAHỌC

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2019

Tiểu ban 6: Sư phạm - Ngoại ngữ

1 Khảo sát hiệu quả e-learning

VLK39SP/

phạm

ThS Trần Văn Thanh Hoài

3

2 Ảnh hưởng của học phần Thực

tập sư phạm đến ý định theo

đuổi nghề dạy học của sinh

viên năm cuối Khoa Sư phạm,

Trường Đại học Đà Lạt

Nguyễn Thị Ngọc Trâm

(Chủ nhiệm)

Phạm Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Kim Liên Nguyễn Hoàng Thắng Nguyễn Thị Ngọc Trâm

SHK39SP/

phạm

TS Lê Vũ Đình Phi

ThS Nguyễn Thị

3 Nghiên cứu hiệu quả việc nâng

cao trí nhớ ngắn hạn (Working

Memory) đối với việc học

phiên dịch của sinh viên

AVK39G/

Khoa Ngoại ngữ

TS Trương Thị

Mỹ Vân

88

4 Quan điểm của thanh thiếu

niên và người trung niên về

việc dùng xen kẽ từ ngữ tiếng

Anh và ngôn ngữ mẹ đẻ,

nguyên nhân và ảnh hưởng của

hiện tượng này đối với hiệu

quả giao tiếp

Võ Lý Nhật Minh

(Chủ nhiệm)

Nguyễn Minh Triết Nguyễn Thị Trâm Anh Trần Bích Ngọc

AVK39C/

Khoa Ngoại ngữ

ThS Hứa Thị Tin

146

5 Những khó khăn khi học từ

vựng và việc sử dụng phương

pháp sơ đồ tư duy vào cải thiện

vốn từ vựng của sinh viên tiếng

Anh năm hai không chuyên

ThS Nguyễn Thị Tường Vy

190

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2019

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ E-LEARNING BẰNG BẢNG CẢM ỨNG WACOM MÔN VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh Lan Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: Vật Lý – Khoa Sư Phạm Năm thứ: 4 / Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Sư phạm Vật Lý

Người hướng dẫn: Th.S Trần Văn Thanh Hoài

Lâm Đồng, tháng 5 /2019

Trang 4

THÔNG TIN NHÓM NGHIÊN CỨU

Lê Thị Thanh Lan 1510321 Sư phạm Vật Lý Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Quốc Linh 1510322 Sư phạm Vật Lý Cộng tác viên Trần Tiến Thành 1510327 Sư phạm Vật Lý Cộng tác viên Nguyễn Thị Kiều Dung 1510313 Sư phạm Vật Lý Cộng tác viên

Trang 5

I PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp 4.0 đang ngày càng phát triển, với xu hướng của thế giới hướng đến ứng dụng thì việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực đang là công việc thiết thực và thực sự cần thiết để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của phương pháp truyền thống Ứng dụng công nghệ cao đang là mục tiêu của hầu hết các quốc gia và con người trên toàn thế giới Xã hội toàn cầu hóa đang không ngừng phát triển, học tập là việc học suốt đời, đó là tiêu chí hàng đầu để đứng vững trong nền kinh tế tri thức cũng như cơ hội việc làm

Đào tạo E-learning ra đời, đó là cả một cuộc cách mạng về dạy và học đối với thầy và trò,

nó trở thành một xu thế tất yếu của thời đại công nghệ thông tin và truyền thông và đang bùng

nổ ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển bởi sự linh hoạt về thời gian lẫn địa điểm Hệ thống giáo dục của nước ta ngày nay đang là phương pháp truyền thống ở trường lớp với phấn, bảng, PowerPoint Ở các nước đang phát triển, phương pháp giáo dục truyền thống đang dần được thay đổi dựa trên sự phát triển của công nghệ Cụ thể như như Khanacademy.org, edx.org,

sẽ được coi là gợi ý để các giáo viên có dịp tiếp cận được phương pháp mới, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

1 Phương pháp điều tra so sánh bằng bảng hỏi:

Thiết kế bảng hỏi và tiến hành điều tra khảo sát ở học sinh lớp 10 và 11 trường THCS & THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn ở Thành phố Đà Lạt Cụ thể là: khảo sát thực trạng việc học E-learning tại nhà của học sinh THPT trước và sau khi học bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Có 2 phiếu câu hỏi: phiếu 1 bao gồm 16 câu hỏi, phiếu 2 bao gồm 8 câu hỏi và 10 câu đánh giá năng lực Số phiếu phát ra là 170 phiếu Số phiếu thu được là 150 phiếu Số phiếu hợp lệ là 132 phiếu

2 Phương pháp thực nghiệm:

Thiết kế bài giảng Vật lý sử dụng bảng cảm ứng Wacom, đưa bài giảng vào sử dụng trong quá trình học của học sinh lớp 10 và 11 trường THCS & THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn ở Thành phố Đà Lạt

Trang 6

3 Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát Các số liệu được xử lý trên Excel

• Phương pháp tính tỉ lệ phần trăm: Lập bảng thống kê thu được từ phiếu khảo sát, tính tỉ

lệ phần trăm và vẽ biểu đồ của mỗi yếu tố thông qua phần mềm Microsoft Excel

• Phương pháp thống kê xếp loại: Để nắm được thực trạng sử dụng bài giảng bằng bảng cảm ứng wacom môn Vật lý của hai trường THCS & THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn ở Thành phố Đà Lạt, chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát 2 và tiến hành khảo sát trên học sinh lớp 10 và 11 Thang điểm tối đa trong bài kiểm tra là 10 tương ứng với 10 câu hỏi liên quan đến nội dung có trong bài giảng

• Bảng phân loại mức điểm như sau:

Dựa vào số câu đúng của mỗi học sinh, ta sẽ biết được số học sinh đạt yêu cầu và từ đó rút

ra được thực trạng cũng như mức độ sử dụng bài giảng bằng bảng cảm ứng Wacom Bên cạnh

đó, dựa vào kết quả đã phân tích, ta có thể so sánh kết quả của hai trường THCS & THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn ở Thành phố Đà Lạt

III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Khảo sát thực trạng việc học E-learning tại nhà của học sinh THCS & THPT

Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn

a) Nhận thức của bản thân học sinh về việc học Vật lý:

Bảng 1 Bảng số liệu cho biết mức độ nhận thức của học sinh về tính

đầy đủ kiến thức của các bài học trên trường

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS & THPT Chi Lăng Trường THCS & THPT Tây Sơn

Em có thấy các tiết dạy trên trường

cung cấp đủ kiến thức chưa?

Trang 7

Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của học sinh về tính đầy

đủ kiến thức của các bài học trên trường

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy mức độ tương đương giữa số học sinh cho rằng các tiết dạy trên trường đã cung cấp đủ kiến thức và số học sinh cho rằng các tiết dạy trên trường chưa cung cấp đủ kiến thức Trong đó tỉ lệ học sinh cho rằng “Đã đủ” ở Trường THCS & THPT Chi Lăng là 61,0%, tỉ lệ cho rằng “Chưa đủ” là 39,0% Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, tỉ lệ học sinh cho rằng “Đã đủ” là 56,2% và tỉ lệ học sinh cho rằng “Chưa đủ” là 43,8%

Bảng 2 Bảng số liệu cho biết tỉ lệ học sinh học thêm môn Vật lý

Em có đi học thêm môn Vật lý

không?

Trang 8

Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ học sinh học thêm môn Vật lý

Thông qua bảng số liệu trên, chúng tôi thu được kết quả cho câu hỏi “Em có đi học thêm môn Vật lý không?” như sau:

• Tại Trường THCS & THPT Chi Lăng, tỉ lệ học sinh trả lời “Có” chiếm 55,9% và

“Không” chiếm 44,1%

• Tại Trường THCS & THPT Tây Sơn, tỉ lệ hcoj sinh trả lời “Có” chiếm 52,1% và

“Không” chiếm 47,9%

Bảng 3 Bảng số liệu thể hiện mục đích đi học thêm môn Vật lý của học sinh

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS & THPT Chi Lăng Trường THCS & THPT Tây Sơn

Trang 9

Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện mục đích đi học thêm môn Vật lý của học sinh

Đối với câu hỏi “Mục đích đi học thêm môn Vật Lý của em là gì?”, ta có kết quả sau:

• Trường THCS & THPT Chi Lăng chọn “Yêu thích môn học” chiếm 11,9%, chọn

“Muốn tích lũy thêm kiến thức” chiếm 35,6%, “Bảo đảm điểm số” chiếm 28,8% và 23,7% đưa ra ý kiến khác như: Giữ vững trình độ học, học để hiểu biết

• Trường THCS & THPT Tây Sơn chọn “Yêu thích môn học” chiếm 6,5%, chọn “Muốn tích lũy thêm kiến thức” chiếm 36,4%, “Bảo đảm điểm số” chiếm 40,3% và 16,9% đưa ra

ý kiến khác như: Thành nhà nghiên cứu Vật lý – Hóa học và Làm nhà bác học

b) Ý thức bản thân về việc học môn Vật lý của học sinh

Bảng 4 Bảng số liệu thể hiện tỉ lệ % số học sinh tự học môn Vật lý

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS & THPT Chi Lăng Trường THCS & THPT Tây Sơn

Em có tự học môn Vật Lý không?

Trang 10

Biểu đồ 4 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % số học sinh tự học môn Vật lý

Từ số liệu khảo sát câu hỏi “Em có tự học môn Vật Lý không?” có thể thấy rằng phần lớn học sinh đều có tự học môn Vật lý Cụ thể ở Trường THCS & THPT Chi Lăng, tỉ lệ “Có” chiếm 79,7%, “Không” chiếm 20,3% Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, tỉ lệ “Có” chiếm 68,5%, “Không” chiếm 31,5%

Bảng 5 Bảng số liệu cho biết thời gian học sinh dành ra cho việc tự

học Vật lý

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Em dành bao nhiêu thời gian một

ngày cho việc tự học Vật Lý?

Biểu đồ 5 Biểu đồ thể hiện thời gian học sinh dành ra cho việc tự học Vật lý

Ở câu hỏi “Em dành bao nhiêu thời gian một ngày cho việc tự học Vật Lý?”, Trường THCS

Trang 11

& THPT Chi Lăng chọn “15 phút” 41,7%, chọn “30 phút” 37,5%, chọn “1 tiếng”

16,7%; Trường THCS & THPT Tây Sơn chọn “15 phút” 24,0%, chọn “30 phút” 54,0%,

chọn “1 tiếng” 12,0%

Có 4,2% số học sinh ở Trường THCS & THPT Chi Lăng đưa ra ý kiến khác: Tùy vào bài tập

và 10,0% số học sinh ở Trường THCS & THPT Tây Sơn đưa ra ý kiến khác: 45 phút và 1 giờ

30 phút

Bảng 6 Bảng số liệu cho biết cách tự học Vật lý của học sinh

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Biểu đồ 6 Biểu đồ thể hiện cách tự học Vật lý của học sinh

Từ bảng số liệu trên chúng tôi thu được kết quả cho câu hỏi “Em thường tự học Vật Lý như thế nào?” như sau:

• Trường THCS & THPT Chi Lăng có tỉ lệ chọn “Học thuộc bài ghi trên trường” là 48,9%, chọn “Vừa học lý thuyết vừa làm bài tập” là 19,1%, chọn “Học bằng các phương tiện công nghệ thông tin (trang web, ứng dụng di động, …)” là 25,5% và 6,4% số học sinh đưa ra ý kiến khác: Học những ý chính, bài tập trong đề cương

• Trường THCS & THPT Tây Sơn có tỉ lệ chọn “Học thuộc bài ghi trên trường” là 36,7%, chọn “Vừa học lý thuyết vừa làm bài tập” là 53,3%, chọn “Học bằng các phương tiện công nghệ thông tin (trang web, ứng dụng di động, …)” là 8,3% và 1,7% số học sinh

Học bằng các phương tiện công nghệ thông tin (trang we b, ứng dụng di động, …) THCS & THPT Tây Sơn

Ý kiến khác

THCS & THPT Chi Lăng

Trang 12

c) Các hình thức, phương pháp, phương tiện học Vật lý của học sinh

Bảng 7 Bảng số liệu cho biết các thiết bị mà học sinh sử dụng để

ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học Vật lý

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Biểu đồ 7 Biểu đồ thể hiện các thiết bị mà học sinh sử dụng để ứng

dụng công nghệ thông tin vào việc học Vật lý

Với câu hỏi “Em đã sử dụng công nghệ thông tin vào việc học Vật Lý bằng thiết bị nào?”, ta thấy “Điện thoại” và “Máy tính” chiếm đa số, trong đó tỉ lệ sử dụng “Điện thoại” của Trường THCS & THPT Chi Lăng là 61,8%, của Trường THCS & THPT Tây Sơn là 57,4%, tỉ lệ sử dụng máy tính của Trường THCS & THPT Chi Lăng là 30,9% và của Trường THCS & THPT Tây Sơn là 36,1% Còn lại một số ít học sinh sử dụng “Ti-vi thông minh” và

“Máy tính bảng” lần lượt của Trường THCS & THPT Chi Lăng là 0,0% và 7,3%, của Trường THCS & THPT Tây Sơn là 3,3% cho mỗi thiết bị

Trang 13

Bảng 8 Bảng số liệu thể hiện các phương tiện công nghệ thông tin mà

học sinh thường sử dụng để tự học Vật Lý

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

net, vietjack.com, …)

Các ứng dụng di động (lời giải hay, học mãi, Khan Academy …)

Các công cụ trực tuyến (thẻ nhớ vật lý, learning

và Trường THCS & THPT Tây Sơn Ngoài ra 5,5% số học sinh Trường THCS & THPT Tây Sơn đưa ra lựa chọn khác như Youtube

động (lời giải hay, học mãi, Khan Academy …)

tuyến (thẻ nhớ vật công nghệ thông tin

Trang 14

• Hai lựa chọn “Viết phấn trên bảng (hocmai.vn, tuyensinh247.com, moon.vn, …)” và

“Bài giảng PowerPoint, Word (Các kênh Youtube: Chuyên đề cờ tướng và Vật lý, …)” có cùng tỉ lệ giữa hai Trường THCS & THPT Chi Lăng và Trường THCS & THPT Tây Sơn, lần lượt là 46,3% và 37,0%

• Với lựa chọn “Bài giảng bằng bảng cảm ứng (lophocvui.com, …)”, Trường THCS & THPT Chi Lăng có tỉ lệ 9,3% và Trường THCS & THPT Tây Sơn có tỉ lệ 11,1%

• Trường THCS & THPT Chi Lăng có tỉ lệ chọn “Ý kiến khác” là 7,4% và Trường THCS & THPT Tây Sơn có tỉ lệ chọn “Ý kiến khác” là 5,6% với các ý kiến như Thí nghiệm Vật lý, 2003 Toán – Lý – Hóa

Word (Các kê nh cảm ứng Youtube : Chuyê n đề (lophocvui.com, …)

cờ tướng và Vật lý, …) THCS & THPT Chi Lăng THCS & THPT Tây Sơn

Trang 15

d) Khả năng nhận thức và đánh giá việc học môn Vật lý sử dụng công nghệ thông tin của học sinh

Bảng 10 Bảng số liệu thể hiện mức độ tiếp thu kiến thức qua các

dạng video bài giảng của học sinh

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS & THPT Chi Lăng Trường THCS & THPT Tây Sơn

Biểu đồ 10 Biểu đồ thể hiện mức độ tiếp thu kiến thức qua các dạng

video bài giảng của học sinh

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy đa số học sinh cả hai trường tiếp thu tốt kiến thức qua dạng video bài giảng “Viết phấn trên bảng (hocmai.vn, tuyensinh247.com, moon vn, …)” và

“Bài giảng PowerPoint, Word (Các kênh Youtube: Chuyên đề cờ tướng và Vật lý, …)” trong

đó tỉ lệ của Trường THCS & THPT Chi Lăng lần lượt là 51,0% và 35,3%, của Trường THCS

& THPT Tây Sơn lần lượt là 63,4% và 22,0%

Còn lại một số ít học sinh tiếp thu tốt qua dạng video “Bài giảng bằng bảng cảm ứng (lophocvui.com, …)” với tỉ lệ 7,8% ở Trường THCS & THPT Chi Lăng và 9,8% ở Trường THCS & THPT Tây Sơn Ngoài ra “Các dạng khác” chiếm 5,9% ở Trường THCS & THPT Chi Lăng và 4,9% ở Trường THCS & THPT Tây Sơn với dạng video thí nghiệm Vật lý

Bài giảng Powe rPoint, Word (Các kê

nh Youtube : Chuyê n

đề cờ tướng và Vật

lý, …)

Bài giảng bằng bảng Các dạng khác cảm ứng

(lophocvui.com, …) THCS & THPT Chi Lăng THCS & THPT Tây Sơn

Trang 16

Bảng 11 Bảng số liệu cho biết mong muốn của học sinh về một video

bài giảng

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Em mong muốn gì từ

một video bài giảng?

Nội dung đầy đủ,

Hình ảnh đẹp, âm

Biểu đồ 11 Biểu đồ thể hiện mong muốn của học sinh về một video bài giảng

Với câu hỏi “Em mong muốn gì từ một video bài giảng?” thì chúng tôi thu được kết quả như sau:

• Tỉ lệ giữa “Nội dung đầy đủ, ngắn gọn” và “Dễ hiểu” xấp xỉ như nhau ở cả hai trường, lần lượt là 36,7% và 38,0% ở Trường THCS & THPT Chi Lăng và 30,7% và 35,6% ở Trường THCS & THPT Tây Sơn

• Tỉ lệ giữa “Hình ảnh đẹp, âm thanh rõ ràng” và “Có bài tập minh họa” xấp xỉ nhau ở cả hai trường, lần lượt là 10,1% và 13,9% ở Trường THCS & THPT Chi Lăng và 15,8% và 17,8% ở Trường THCS & THPT Tây Sơn

• Có 1,3% số học sinh ở Trường THCS & THPT Chi Lăng đưa ra mong muốn tất cả các bài giảng miễn phí

Trang 17

Bảng 12 Bảng số liệu thể hiện những thuận lợi khi tự học Vật lý bằng

ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Có thể xem lại bài

Nguồn thông tin phong phú, nhiều kiến thức mở rộng

Biểu đồ 12 Biểu đồ thể hiện những thuận lợi khi tự học Vật lý bằng ứng dụng công nghệ thông

tin của học sinh

Ở câu hỏi “Em cảm thấy có những thuận lợi gì khi tự học Vật Lý bằng ứng dụng công nghệ thông tin?” chúng tôi nhận thấy rằng số liệu là xấp xỉ nhau cho mỗi đáp án Cụ thể ở Trường THCS & THPT Chi Lăng, “Bổ sung những kiến thức bị hổng trên lớp” chiếm 34,1%, “Học mọi lúc, mọi nơi” chiếm 22,0%, “Có thể xem lại bài giảng nhiều lần” chiếm 25,6%, “Nguồn thông tin phong phú, nhiều kiến thức mở rộng” chiếm 18,3% và không có ý kiến khác Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, “Bổ sung những kiến thức bị hổng trên lớp” chiếm 26,1%,

“Học mọi lúc, mọi nơi” chiếm 21,7%, “Có thể xem lại bài giảng nhiều lần” chiếm 28,3%,

“Nguồn thông tin phong phú, nhiều kiến thức mở rộng” chiếm 22,8% và 1,1% chọn ý kiến khác

Trang 18

Bảng 13 Bảng số liệu thể hiện những khó khăn khi tự học Vật lý bằng

ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Không có tương tác giữa

Biểu đồ 13 Biểu đồ thể hiện những khó khăn khi tự học Vật lý bằng

ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh

Với câu hỏi “Em gặp khó khăn gì khi ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tự học Vật Lý?”, phần lớn học sinh của cả hai trường gặp khó khăn khi “Không có tương tác giữa giáo viên và học sinh” với tỉ lệ 51,9% ở Trường THCS & THPT Chi Lăng và 51,6% ở Trường THCS & THPT Tây Sơn Các lựa chọn khác như “Điều kiện kết nối mạng không ổn định”,

“Không thành thạo việc sử dụng các thiết bị công nghệ và việc truy cập mạng” và “Kiến thức sai lệch” có tỉ lệ thấp hơn, lần lượt ở Trường THCS & THPT Chi Lăng là 19,2%, 17,3%, 9,6%

và ở Trường THCS & THPT Tây Sơn là 10,9%, 26,6% và 4,7% Trường THCS & THPT Chi Lăng có 1,9% số học sinh chọn ý kiến khác và Trường THCS & THPT Tây Sơn có 6,3% chọn

ý kiến khác, trong đó có chọn không gặp khó khăn

Trang 19

Bảng 14 Bảng số liệu cho biết đánh giá của học sinh về tính hiệu quả việc tự học Vật lý bằng ứng dụng công nghệ thông tin

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS & THPT Chi Lăng Trường THCS & THPT Tây Sơn

Không THCS & THPT Tây Sơn

Trang 20

2,1% 6,0%

Bảng 15 Bảng số liệu cho biết nhu cầu sử dụng các bài giảng online

miễn phí của học sinh

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn Nếu có một trang web cung cấp

bài giảng online miễn phí, em

có sẵn sàng học không?

Biểu đồ 15 Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng các bài giảng on- line

miễn phí của học sinh

Bảng số liệu cho câu hỏi “Nếu có một trang web cung cấp bài giảng online miễn phí, em có sẵn sàng học không?” thể hiện tỉ lệ chọn “Có” là rất cao, 97,9% và 94,0% lần lượt cho Trường THCS & THPT Chi Lăng và Trường THCS & THPT Tây Sơn Tỉ lệ chọn “Không” là rất thấp, 2,1% ở Trường THCS & THPT Chi Lăng và 6,0% ở Trường THCS & THPT Tây Sơn

Không THCS & THPT Tây Sơn

Trang 21

Bảng 16 Bảng số liệu thể hiện dự đoán của học sinh về sự phát triển

của E-learning trong vấn đề tự học

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Theo em, trong tương lai việc

Biểu đồ 16 Biểu đồ thể hiện dự đoán của học sinh về sự phát triển

của E-learning trong vấn đề tự học

Với câu hỏi “Theo em, trong tương lai việc học E-learning có thể trở thành phương pháp chính phục vụ tự học không?”, chúng tôi thu được số liệu như sau:

• 37,5% số học sinh Trường THCS & THPT Chi Lăng và 42,0% số học sinh Trường THCS

& THPT Tây Sơn chọn “Có”

• 8,3% số học sinh Trường THCS & THPT Chi Lăng và 4,0% số học sinh Trường THCS & THPT Tây Sơn chọn “Không”

• 54,2% số học sinh Trường THCS & THPT Chi Lăng và 54,0% số học sinh Trường THCS

& THPT Tây Sơn chọn “Phân vân”

THCS & THPT Tây Sơn

42,0%

37,5%

8,3%

4,0%

Trang 22

2 Ghi nhận kết quả sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

a) Kết quả sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý THPT

Để nắm rõ hơn về hiệu quả học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi nhằm ghi nhận kết quả Dưới đây là kết quả thu được:

Bảng 17 Bảng số liệu so sánh và phân loại học sinh Trường THCS

& THPT Chi Lăng giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về việc sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Biểu đồ 17 Biểu đồ so sánh và phân loại học sinh Trường THCS &

THPT Chi Lăng giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về việc sử

dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Trang 23

Chúng tôi tiến hành khảo sát giữa hai lớp 11 của Trường THCS & THPT Chi Lăng và có số liệu thực nghiệm và đối chứng như trên Cụ thể:

• Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi nằm trong mức “Kém” chiếm 23,3%, mức “Yếu” chiếm 40%, mức “Trung bình” chiếm 30%, mức “Khá” chiếm 6,7% và không có học sinh đạt mức “Giỏi”

• Ở lớp thực nghiệm, không có học sinh đạt mức “Kém”, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi nằm trong mức “Yếu” chiếm 6,7%, mức “Trung bình” chiếm 6,7%, mức “Khá” chiếm 26,7% và mức “Giỏi” chiếm 60,0%

Bảng 18 Bảng số liệu so sánh và phân loại học sinh Trường THCS

& THPT Tây Sơn giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về việc sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Biểu đồ 18 Biểu đồ so sánh và phân loại học sinh Trường THCS &

THPT Tây Sơn giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về việc sử

dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Trang 24

Chúng tôi tiến hành khảo sát giữa hai lớp 10 của Trường THCS & THPT Tây Sơn và có số liệu thực nghiệm và đối chứng như trên Cụ thể:

• Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi nằm trong mức “Kém” chiếm 50,0%, mức “Yếu” chiếm 6,7%, mức “Trung bình” chiếm 26,7%, mức “Khá” chiếm 10,0%

và mức “Giỏi” chiếm 6,7%

• Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi nằm trong mức “Kém” chiếm 6,7, mức“Yếu” chiếm 16,7%, mức “Trung bình” chiếm 16,7%, mức “Khá” chiếm 10,0%

và mức “Giỏi” chiếm 50,0%

Bảng 19 Bảng số liệu so sánh và phân loại học sinh Trường THCS &

THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về việc sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng

Trang 25

Biểu đồ 19 Biểu đồ so sánh và phân loại học sinh Trường THCS

& THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn giữa nhóm đối chứng

và nhóm thực nghiệm về việc sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng

Wacom môn Vật lý

Sau khi phân tích số liệu từ hai trường, chúng tôi đưa ra số liệu tổng quan để có cái nhìn

rõ hơn về hiệu quả của việc sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý của học sinh lớp 10, 11 Trường THCS & THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn Kết quả như sau:

• Ở các lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi nằm trong mức “Kém” chiếm 36,7%, mức “Yếu” chiếm 23,3%, mức “Trung bình” chiếm 28,3%, mức “Khá” chiếm 8,3% và mức “Giỏi” chiếm 3,3%

• Ở các lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi nằm trong mức “Kém” chiếm 3,3%, mức“Yếu” chiếm 11,7%, mức “Trung bình” chiếm 11,7%, mức “Khá” chiếm 18,3% và mức “Giỏi” chiếm 55,0%

b) Phản hồi của học sinh sau khi sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý THPT

Bảng 20 Bảng số liệu thể hiện mức độ yêu thích phương pháp học bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý của học sinh

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Trang 26

bằng bảng cảm ứng Wacom

Biểu đồ 20 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích phương pháp học bằng bảng cảm ứng Wacom

môn Vật lý của học sinh

Câu hỏi “Em có thích phương pháp học bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý không?” cho kết quả như sau:

• Ở Trường THCS & THPT Chi Lăng, 90,0% chọn “Có” và 10,0% chọn “Không”

• Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, 80% chọn “Có” và 20% chọn “Không”

Trang 27

Bảng 21 Bảng số liệu thể hiện đánh giá của học sinh về ưu điểm của phương pháp học bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Theo em, đâu là ưu điểm

Thời gian và địa

Biểu đồ 21 Biểu đồ thể hiện đánh giá của học sinh về ưu điểm của phương pháp học bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Đối với câu hỏi “Theo em, đâu là ưu điểm của phương pháp học bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý?”, chúng tôi thu được số liệu như sau:

• Ở Trường THCS & THPT Chi Lăng, 31,0% chọn “Kiến thức được tóm tắt, cô đọng”, 38,1% chọn “Hình ảnh minh họa trực quan”, 28,6% chọn “Thời gian và địa điểm học linh hoạt” và 2,4% chọn “Ý kiến khác”

• Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, 36,0% chọn “Kiến thức được tóm tắt, cô đọng”, 22,0% chọn “Hình ảnh minh họa trực quan”, 34,0% chọn “Thời gian và địa điểm học linh hoạt” và 8,0% chọn “Ý kiến khác” như dễ hiểu, dễ thực hành

22,0%

Trang 28

THCS & THPT Chi Lăng THCS & THPT Tây Sơn

Bảng 22 Bảng số liệu thể hiện khả năng tiếp thu của học sinh khi học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Biểu đồ 22 Biểu đồ thể hiện khả năng tiếp thu của học sinh khi học

E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Với câu hỏi “Em cảm thấy học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý có dễ hiểu hay không?”, chúng tôi thu được số liệu tương đồng giữa hai trường THCS & THPT Chi Lăng và THCS & THPT Tây Sơn với 93,3% chọn “Có” và 6,7% chọn “Không”

Trang 29

Bảng 23 Bảng số liệu thể hiện hạn chế của việc học E-learning bằng

bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn Theo em, đâu là

Cần có thiết bị hỗ trợ như điện

Không có tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh khi xem video bài giảng

Câu hỏi “Theo em, đâu là những hạn chế của việc học E-learning bằng bảng cảm ứng

Wacom môn Vật lý?” cho số liệu như sau:

• Ở Trường THCS & THPT Chi Lăng, 26,7% chọn “Cần có thiết bị hỗ trợ như điện thoại, máy tính, ti-vi”, 60,0% chọn “Không có tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh khi xem video bài giảng”, 10,0% chọn “Chất lượng video, âm thanh chưa tốt” và 3,3% chọn ý kiến khác

• Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, 33,3% chọn “Cần có thiết bị hỗ trợ như điện thoại, máy tính, ti-vi”, 55,6% chọn “Không có tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh khi xem video bài giảng”, 5,6% chọn “Chất lượng video, âm thanh chưa tốt” và 5,6% chọn ý kiến khác như chữ giáo viên còn xấu

trợ như điệ n thoại, trực tiế p giữa giáo

xem video bài giảng THCS & THPT Chi Lăng

Trang 30

Bảng 24 Bảng số liệu thể hiện dự đoán của học sinh về việc thay thế

bảng đen phấn trắng bằng bảng cảm ứng Wacom

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Theo em, việc sử dụng bảng

Không Phân vân THCS & THPT Tây Sơn

40,0%

10,0%

Trang 31

Bảng 25 Bảng số liệu thể hiện cảm nhận của học sinh về việc học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý và học truyền

thống

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn Theo em, việc học E-learning

bằng bảng cảm ứng Wacom

môn Vật lý có tạo cảm giác

giống như học truyền thống trên

• Ở Trường THCS & THPT Chi Lăng, tỉ lệ chọn “Có” và “Không” bằng nhau và bằng 50%

• Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, tỉ lệ chọn “Có” là 53,3% và tỉ lệ chọn “Không” là 46,7%

Trang 32

Bảng 26 Bảng số liệu thể hiện đánh giá về trải nghiệm học learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

E-Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

• Ở Trường THCS & THPT Tây Sơn, 20,0% chọn “Rất hài lòng”, 60,0% chọn “Hài lòng”, 6,7% chọn “Không hài lòng”, 6,7% chọn “Rất không hài lòng” và 6,7% chọn ý kiến khác

Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Ý kiến khác

THCS & THPT Chi Lăng THCS & THPT Tây Sơn

Trang 33

Bảng 27 Bảng số liệu thể hiện mức độ học sinh muốn tiếp tục học

E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Câu hỏi Đáp án (%) Trường THCS &

THPT Chi Lăng

Trường THCS & THPT Tây Sơn

Biểu đồ 27 Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh muốn tiếp tục học

E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý

Đối với câu hỏi “Em có muốn tiếp tục học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý hay không?”, tỉ lệ giữa các đáp án là như nhau đối với Trường THCS & THPT Chi Lăng và Trường THCS & THPT Tây Sơn:

• Có 86,7% số học sinh chọn “Có” và 13,3% số học sinh chọn “Không”

Trang 34

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Đào tạo E-learning ra đời, đó là cả một cuộc cách mạng về dạy và học đối với thầy và trò,

nó trở thành một xu thế tất yếu của thời đại công nghệ thông tin và truyền thông Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vấn đề tự học có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thêm tri thức cho học sinh Nhìn chung, thời lượng giảng dạy bộ môn Vật lý trên trường vẫn chưa

đủ để truyền đạt hết những nội dung quan trọng, các em vẫn còn tham gia vào các lớp học thêm khác để bổ sung thêm kiến thức và giảm bớt thời lượng tự học môn Vật lý Có khá ít học sinh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tự học môn Vật lý Các em học sinh chưa thực sự

có các phương pháp và phương tiện tự học Vật lý hiệu quả Học sinh vẫn chưa thực sự tự học

vì đam mê, vì yêu thích môn học mà còn bị ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu tố gia đình, thầy cô, bạn bè, xã hội Các video bài giảng bằng bảng cảm ứng chưa phổ biến và hiệu quả mà chủ yếu các em học bằng video bài giảng viết phấn trên bảng Chúng tôi nhận thấy nhu cầu muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tự học môn Vật lý của học sinh là khá cao

Có thể nói phương pháp học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý là một cách hỗ trợ việc tự học cho học sinh bao gồm cả việc học và ôn tập Phương pháp học môn Vật lý bằng bảng cảm ứng Wacom đem lại rất nhiều ưu điểm đã được học sinh đánh giá như kiến thức tóm tắt cô đọng, hình ảnh minh họa trực quan, có thể học mọi lúc mọi nơi và có thể xem lại bài giảng nhiều lần để bổ sung những kiến thức đã bị hổng Chúng tôi nhận thấy sự hài lòng của các em sau khi trải nghiệm học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom và nhu cầu muốn tiếp tục học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý là rất lớn Ngoài ra, theo như các em đánh giá thì hạn chế lớn nhất của việc học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom là không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh khi xem video bài giảng

Để cải thiện tình trạng này, chúng tôi đưa ra một giải pháp đó là học trực tuyến (Live stream, Video call, )

Bảng cảm ứng Wacom là một công cụ mới đối với giáo viên thay cho việc dùng bảng đen, phấn trắng hoặc PowerPoint, Word, , nhỏ gọn, dễ sử dụng, linh động trong việc giảng dạy mọi lúc mọi nơi nhất là trong việc dạy online, có thể kết hợp sử dụng nhiều dạng tài liệu giúp bài giảng trở nên sinh động Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc dùng bảng cảm ứng Wacom có thể gây khó khăn đối với người dùng không thành thạo sử dụng công nghệ thông tin

Việc sử dụng E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý đem lại hiệu quả khá tốt trong việc củng cố kiến thức nhờ vào những bài giảng tóm tắt, cô đọng, dễ nhớ hơn so với các tiết học thông thường Thông qua trải nghiệm học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom môn Vật lý, chúng tôi cũng nhận thấy được nhu cầu muốn sử dụng phương pháp này là khá lớn

Hy vọng thông qua kết quả khảo sát này, chúng tôi có thể

Trang 35

đóng góp thêm một phương pháp và một công cụ mới trong sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

2 Kiến nghị

Chúng tôi thấy rằng mặc dù việc sử dụng bảng cảm ứng Wacom vào việc giảng dạy là cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, song khó khăn lớn nhất của việc

sử dụng bảng cảm ứng Wacom là cần khắc phục hạn chế của người dùng về mặt kiến thức và

kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Do đó giáo viên cần phải chú trọng vào việc trau dồi và sử dụng công nghệ thông tin, thường xuyên cập nhật các phương pháp dạy và học mới để kích thích sự sáng tạo của cả đội ngũ giáo viên và học sinh nhằm đạt hiệu quả dạy

và học cao hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

M Samir Abou El-Seoud: “E-Learning and Students’ Motivation: A Research Study on

the Effect of E-Learning on Higher Education”

Signe Schack Noesgaard (2013): “The Effectiveness of E-Learning: An Ex- plorative

and Integrative Review of the Definitions, Methodologies and Factors that Promote Learning Effectiveness”

e-• Trần Thanh Bình (2013): “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống E-learn- ing vào

dạy học phần Dao động cơ và sóng cơ Vật lý 12 THPT”

Trần Thị Hương (2015): “Vận dụng mô hình E-learning vào dạy chương Các định luật

bảo toàn Vật lý 10 THPT”

• Trương Thị Phương Chi (2017): “Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 theo mô hình lớp học đảo ngược”

Trang 36

Em là học sinh trường nào?

A Trường THCS&THPT Tây Sơn

B Trường THCS&THPT Chi Lăng

Câu 6: Em thường tự học Vật Lý như thế nào? (Có thể chọn nhiều hơn một đáp án)

A Học thuộc bài ghi trên trường

B Vừa học lý thuyết vừa làm bài tập

C Học bằng các phương tiện công nghệ thông tin (trang web, ứng dụng di động,

…)

D Ý kiến khác:

Câu 7: Em đã sử dụng công nghệ thông tin vào việc học Vật Lý bằng thiết bị nào? (Có thể chọn nhiều hơn một đáp án)

Trang 37

A Các trang web học trực tuyến (hocmai.vn, hoc247.net, vietjack.com, …)

B Các ứng dụng di động (lời giải hay, học mãi, Khan Academy …)

C Các công cụ trực tuyến (thẻ nhớ vật lý, learning apps, …)

D Các phương tiện công nghệ thông tin khác:

Câu 9: Em đã học các dạng video bài giảng nào? (Có thể chọn nhiều hơn một đáp án)

A Viết phấn trên bảng (hocmai.vn, tuyensinh247.com, moon.vn, …)

B Bài giảng PowerPoint, Word (Các kênh Youtube: Chuyên đề cờ tướng và Vật lý,

…)

C Bài giảng bằng bảng cảm ứng (lophocvui.com, …)

D Các dạng khác:

Câu 10: Em tiếp thu kiến thức qua dạng video bài giảng nào là tốt nhất?

A Viết phấn trên bảng (hocmai.vn, tuyensinh247.com, moon.vn, …)

B Bài giảng PowerPoint, Word (Các kênh Youtube: Chuyên đề cờ tướng và Vật lý,

A Bổ sung những kiến thức bị hổng trên lớp

B Học mọi lúc, mọi nơi

C Có thể xem lại bài giảng nhiều lần

D Nguồn thông tin phong phú, nhiều kiến thức mở rộng

E Ý kiến khác:

Câu 13: Em gặp khó khăn gì khi ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tự học Vật Lý? (Có thể chọn nhiều hơn một đáp án)

A Điều kiện kết nối mạng không ổn định

B Không thành thạo việc sử dụng các thiết bị công nghệ và việc truy cập mạng

C Không có tương tác giữa giáo viên và học sinh

D Kiến thức sai lệch

E Ý kiến khác:

Trang 38

Câu 14: Em thấy việc tự học Vật Lý bằng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả không? (Cải thiện được điểm số, tiếp thu được nhiều kiến thức mới, …)

Trang 39

Em là học sinh trường:

A THCS & THPT Tây Sơn

B THCS & THPT Chi Lăng

Phần I: Đánh giá việc học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom

Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án em cho là đúng nhất

Câu 1: Em có thích phương pháp học bằng bảng cảm ứng Wacom không?

A Kiến thức được tóm tắt, cô đọng

B Hình ảnh minh họa trực quan

C Thời gian và địa điểm học linh hoạt

A Cần có thiết bị hỗ trợ như điện thoại, máy tính, ti-vi

B Không có tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh khi xem video bài giảng

C Chất lượng video, âm thanh chưa tốt

D Ý kiến khác:

Câu 6: Theo em, việc sử dụng bảng cảm ứng Wacom có thể thay thế bảng đen, phấn trắng hay không?

A Có

Trang 40

C Phân vân

Câu 7: Theo em, việc học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom có tạo cảm giác

giống như học truyền thống trên lớp không?

I của phiếu khảo sát

Phần II: Đánh giá chất lượng việc học E-learning bằng bảng cảm ứng Wacom

Em hãy dùng những kiến thức học được từ bài giảng E-learning bằng bảng cảm ứng

Wacom để trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1: Ba thông số trạng thái của một lượng khí nhất định là:

Câu 2: Ghi đơn vị thường dùng của các đại lượng sau:

Thể tích: ………

Áp suất: ………

Nhiệt độ tuyệt đối: ………

Câu 3: Khí lý tưởng là chất khí có các phân tử được coi là ……… và chỉ khi va chạm

Câu 4: Phương trình trạng thái khí lý tưởng là: ………

Ngày đăng: 05/01/2021, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w