1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa

58 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 661 KB

Nội dung

quy trình thực hiện hợp đồng, kế toán vật tư, quản trị nghiệp vụ lễ tân, quản trị nghiệp vụ buồng, quản trị rủi ro tín dụng, kế toán kết quả kinh doanh

Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của việc phân tích chi phí kinh doanh  Về góc độ lý thuyết Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự biến động của các yếu tố thị trường có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có các kế hoạch hoạt động để tăng lợi nhuận, tăng thị phần thông qua việc giảm giá thành sản phẩm… Chi phí kinh doanh là yếu tố làm giảm doanh thu, từ đó làm giảm lợi nhuận. Do đó, để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần có biện pháp tối thiểu hóa chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần mở rộng hoạt động kinh doanh, điều này làm cho chi phí kinh doanh cũng tăng lên. Tuy nhiên, nếu chi phí kinh doanh tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí kinh doanh thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận, có nghĩa là doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng tốt chi phí và ngược lại. Do vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí hợp lý. Để có thể tồn tại và phát triển, các nhà quản trị cần nhận thức và đánh giá được tầm quan trọng của phân tích kinh tế. Hầu hết các quyết định kinh doanh, đầu tư đều cần dựa trên sự phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách hiệu quả và khoa học, có như thế các quyết định đó mới đúng đắn, hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà quản trị nhận thức và đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính, đồng thời thấy được nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình và kế quả kinh doanh. Từ đó, các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp, chính sách cụ thể, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp để khắc phục những mặt yếu kém và khai thác hiệu quả các tiềm năng. Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 1 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp  Về góc độ thực tế Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tìm hiểu tại công ty TNHH Nhật Linh Lioa, tác giả nhận thấy trong năm 2010, công ty đã bắt đầu thực hiện tiết kiệm chi phí và bước đầu đã đạt được kết quả tốt. Nhìn chung, tổng CPKD năm 2010 đã giảm so với năm 2009, nhưng xét theo từng khoản mục chi phí thì vẫn còn nhiều khoản mục chi phí chưa được sử dụng và quản lý thực sự tiết kiệm. Mặt khác, qua cuộc điều tra vừa qua, có 5/5 phiếu đều cho rằng chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và các phiếu điều tra đều đưa ra ý kiến cần đưa ra các biện pháp để sử dụng chi phí tiết kiệm, hiệu quả, nhất là trong thời kỳ hiện nay khi nền khi tế vừa trải qua cuộc khủng hoảng và đang khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng gây ra. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhật Linh Lioa, tác giả nhận thấy công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích chi phí sản xuất mà chưa phân tích chi phí kinh doanh. Trong khi đó, việc phân tích chi phí kinh doanh là một vấn đề cần thiết cho doanh nghiệp, nó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Qua quá trình tìm hiểu cùng sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Nhật Linh Lioa”. 1.3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của bài luận văn nhằm giải quyết các vấn đề là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi phí kinh doanhphân tích chi phí kinh doanh. - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh để thấy được những kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp giúp công ty tiết kiệm chi phí kinh doanh. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chi phí kinh doanh Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 2 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp - Không gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phạm vi công ty TNHH Nhật Linh Lioa. - Thời gian nghiên cứu: số liệu, tài liệu năm 2009, 2010 1.5. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, các tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học gổm 4 chương: Chương I: Tổng quan ngiên cứu đề tài Chương II: Những lý luận cơ bản về chi phí kinh doanhphân tích chi phí kinh doanh Chương III: Phương pháp nghiên cứu và phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Nhật Linh Lioa Chương IV: Các kết luận và đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Nhật Linh Lioa Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 3 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG II: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ KINH DOANHPHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH 2.1. Một số khái niệm cơ bản và lý thuyết về chi phí kinh doanhphân tích chi phí kinh doanh 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản và phân loại chi phí kinh doanh 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sử hữu của doanh nghiệp. (Theo Chuẩn mực kế toán số 14) - Chi phí kinh doanh là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Về bản chất, chi phí kinh doanh là những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và những khoản chi phí bằng tiền khác trong quá trình hoạt động kinh doanh. (Theo giáo trình “Phân tích chi kinh tế doanh nghiệp thương mại trường đại học Thương Mại) - Chi phí mua hàng là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản gắn liền với quá trình mua vật tư hàng hóa. Chi phí mua hàng là những khoản chi phí phát sinh từ khi giao dịch, ký kết hợp đồng cho đến khi hợp đồng đã được thực hiện, hàng mua đã nhập kho hoặc đã chuyển đến địa điểm chuẩn bị bán ra (không tính giá trị mua của hàng hóa). Chi phí mua hàng có tình chất khả biến và là một bộ phận của giá vốn hàng bán. (Theo giáo trình “Phân tích chi kinh tế doanh nghiệp thương mại trường đại học Thương Mại) - Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ. (Theo giáo trình “Phân tích chi kinh tế doanh nghiệp thương mại trường đại học Thương Mại) - Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí liên quan đến công tác quản lý, bao gồm quản lý kinh doanh và quản lý hành chính. Đó là những khoản chi phí gián tiếp, tương đối ổn định, không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 4 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp bán ra. (Theo giáo trình “Phân tích chi kinh tế doanh nghiệp thương mại trường đại học Thương Mại) 2.1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại. Mỗi loại có nội dung, công dụng và tính chất khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, mục tiêu quản lý chi phí kinh doanh… của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Theo bản chất kinh tế, chi phí kinh doanh được chia thành chi phí lưu thông bổ sung và chi phí lưu thông thuần túy. - Chi phí lưu thông bổ sung là những khoản chi phí nhằm tiếp tục và hoàn thiện quá trình sản xuất hàng hóa trong lưu thông. Những khoản chi phí này làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. - Chi phí lưu thông thuần túy là những khoản chi phí nhằm mục đích chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa, từ tiền sang hàng từ hàng sang tiền. Những khoản chi phí này không làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Căn cứ vào mức độ tham gia các hoạt động kinh doanh, chi phí kinh doanh được chia ra thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp gồm chi phí mua hàng, bán hàng và các khoản chi phí trực tiếp khác. - Chi phí gián tiếp là những khoản chi phí quản lý trong doanh nghiệp. Căn cứ vào chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí kinh doanh bao gồm: - Chi phí mua hàng - Chi phí sản xuất - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí tài chính Căn cứ vào nội dung kinh tế và mục đích sử dụng, chi phí kinh doanh được phân thành: Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 5 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp - Chi phí nhân viên - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí công cụ dụng cụ, đồ dùng - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác Căn cứ vào tính chất biến đổi chi phí bao gồm: - Chi phí bất biến là những khoản chi phí tương đối ổn định, không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào bán ra trong kỳ, như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý doanh nghiệp… - Chi phí khả biến là những khoản chi phí biến đổi phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào bán ra trong kỳ, như chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển… - Chi phí hỗn hợp là chi phí mang cả hai tính chất chi phí bất biến và chi phí khả biến. Ngoài ra, chi phí còn được phân thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí chìm… Tóm lại, Chi phí được phân loại theo rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả chỉ sử dụng hai cách phân loại chi phí, đó là phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và theo chức năng hoạt động. 2.1.1.3. Vai trò của quản lý chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngược lại, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí không tốt sẽ gây lãng phí chi phí, doanh thu giảm, hiệu quả kinh tế giảm. Trong doanh nghiệp, chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những căn cứ cơ bản nhất để đánh giá hoạt động giữa các kỳ với nhau hoặc Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 6 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp giữa các đơn vị cùng ngành. Trình độ quản lý chi phí kinh doanh được biểu hiện thông qua khả năng tổ chức quản lý kinh doanh, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh nhằm hướng đến mục tiêu tiết kiệm chi phí kinh doanh mà vẫn đạt được kết quả như mong muốn. 2.1.2. Những lý thuyết về chi phí kinh doanhphân tích chi phí kinh doanh 2.1.2.1. Mục đích của phân tích chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết địn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi phí là một chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng. Mục đích của phân tích chi phí kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thầy được sự tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh. Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh, với những nguyên tắc quản lý kinh tế - tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Đồng thời qua phân tích chi phí cần tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn. 2.1.2.2. Nguồn số liệu phân tích chi phí kinh doanh Phân tích chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp căn cứ vào những nguồn tài liệu sau: - Các chỉ tiêu kế hoạch và định mức chi phí - Các báo cáo kế toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các sổ kế toán chi tiết chi phí + Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động khác nhau trong một thời kỳ của doanh nghiệp. Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 7 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp + Các sổ kế toán chi tiết chi phí: sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết tài khoản 641, 642, 635… - Các chế độ chính sách và tài liệu quy định có liên quan đến tình hình quản lý chi phí như: chế độ tiền lương, chính sách tín dụng, các hợp đồng vay vốn, hợp đồng lao động, các quy định về giá cước vận tải… 2.1.2.3. Nội dung phân tích chi phí kinh doanh Để phân tích chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ta phân tích các nội dung sau:  Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh có liên hệ với doanh thu bán hàng: Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động của các chỉ tiêu chi phí giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, qua đó thấy được sự tác động ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng, xác định mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí. Trong trường hợp có sự biến động của giá cả hàng hóa, để đánh giá chính xác tình hình chi phí kinh doanh cần loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá trong chỉ tiêu doanh thu bán hàng, sau đó ta so sánh tốc độ tăng của chi phí và tốc độ tăng của doanh thu bán hàng để đưa ra kết luận.  Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động: Hoạt động kinh doanh thương mại có ba chức năng cơ bản, đó là chức năng mua hàng, chức năng bán hàng và chức năng quản lý doanh nghiệp. Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động nhằm mục đích đánh giá tình hình tăng giảm tỷ trọng của các khoản mục chi phí. Qua đó, đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng chi phí cho từng chức năng, thấy được sự ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá sự phân bổ chi phí theo từng chức năng hoạt động có hợp lý hay không?  Phân tích chi phí kinh doanh theo các đơn vị trực thuộc Phân tích chi phí kinh doanh theo các đơn vị trực thuộc giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá đúng đắn tình hình quản lý và sử dụng chi phí của các đơn vị. Qua phân tích, các nhà quản trị có thể thấy được đơn vị nào quản lý tốt và đơn vị nào Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 8 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp chưa quản lý tốt chi phí, từ đó đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp cho từng đơn vị kinh doanh.  Phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu Trong các khoản mục chi phí kinh doanh, có một số khoản mục chiếm tỷ trọng lớn. Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí này có tác động, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản chi phí này gồm: - Phân tích tình hình chi phí tiền lương: Phân tích chi phí tiền lương nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn, toàn diện tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp trong kỳ. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến tình hình bán hàng và năng suất lao động của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng tìm ra những điểm tồn tại bất hợp lý trong công tác quản lý và sử dụng quỹ lương, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách quản lý thích hợp. - Phân tích chi phí trả lãi tiền vay: Chi phí tiền vay là những khoản chi phídoanh nghiệp trả cho các ngân hàng và các doanh nghiệp khác trong quá trình vay vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư xây dựng cơ bản. Khoản mục chi phí trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tài chính. Do đó, cần phân tích chi phí trả lãi tiền vay để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay. 2.1.2.4. Các chỉ tiêu phân tích chi phí kinh doanh Phân tích chi phí kinh doanh sử dụng các chỉ tiêu sau: 2.1.2.4.1. Tổng chi phí kinh doanh Tổng chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phídoanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tổng chi phí kinh doanh bao gồm chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa bán ra, chi phí tài chính. Ý nghĩa: Tổng chi phí kinh doanh là một số tuyệt đối tính bằng tiền phản ánh quy mô của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bù đắp từ doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. Song chưa phản ánh được trình độ sử dụng các Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 9 Trường đại học Thương mại Luận văn tốt nghiệp nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh là thấp hay cao. Để khắc phục điều này ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh. 2.1.2.4.2. Tỷ suất chi phí Tỷ suất chi phíchỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của tổng chi phí trên tổng doanh thu. Công thức: F'= F x100 M Trong đó: F: Tổng chi phí kinh doanh M: Tổng doanh thu F’: Tỷ suất chi phí (%) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mối qua hệ giữa tổng mức chi phí kinh doanh với doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Nó phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng chi phí cần bỏ ra để có được doanh thu đó. Nếu doanh nghiệp nào có tỷ suất chi phí kinh doanh thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả, trình độ tổ chức, quản lý chi phí nói chung là tốt bởi tỷ suất chi phí thấp sẽ dẫn tới tỷ lệ lợi nhuận cao. Vì thế tất cả các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để hạ thấp tỷ suất chi phí kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó, tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp. 2.1.2.4.3. Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự thay đổi về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ. Công thức: ∆F ’ = F ’ 1 F ’ 0 Trong đó : ∆F’ : Là mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh. F’ 1 : Là tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ so sánh. F’ 0 : Là tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc. Đặng Thị Thanh Ngân Lớp K43D6 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 1 Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra (Trang 30)
Bảng 2: Bảng phõn tớch chung sự biến động của CPKD trong mối liờn hệ với doanh thu bỏn hàng - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 2 Bảng phõn tớch chung sự biến động của CPKD trong mối liờn hệ với doanh thu bỏn hàng (Trang 33)
Nhỡn vào bảng 2 ta thấy: - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
h ỡn vào bảng 2 ta thấy: (Trang 34)
Bảng 3: Bảng phõn tớch tổng hợp tỡnh hỡnh chi phớ theo chức năng hoạt động - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 3 Bảng phõn tớch tổng hợp tỡnh hỡnh chi phớ theo chức năng hoạt động (Trang 36)
Bảng 3: Bảng phõn tớch tổng hợp tỡnh hỡnh chi phớ theo chức năng hoạt động - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 3 Bảng phõn tớch tổng hợp tỡnh hỡnh chi phớ theo chức năng hoạt động (Trang 36)
Bảng 4: Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh chi phớ mua hàng - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 4 Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh chi phớ mua hàng (Trang 38)
Bảng 4: Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh chi phớ mua hàng - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 4 Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh chi phớ mua hàng (Trang 38)
Bảng 6: Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh chi phớ quản lý DN - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 6 Bảng phõn tớch tỡnh hỡnh chi phớ quản lý DN (Trang 42)
Bảng 7: Bảng phõn tớch tổng hợp chi phớ tiền lương - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
Bảng 7 Bảng phõn tớch tổng hợp chi phớ tiền lương (Trang 44)
Qua bảng 7 ta thấy tổng quỹ lương của cụng ty năm 2010 là 2.807.623.609 đồng, giảm 199.994.681 đồng, tương ứng giảm 6,65% - 410 phân tích chi phí kinh doanh tại công ty TNHH nhật linh – lioa
ua bảng 7 ta thấy tổng quỹ lương của cụng ty năm 2010 là 2.807.623.609 đồng, giảm 199.994.681 đồng, tương ứng giảm 6,65% (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w