Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong khi phân tích chi phí kinh doanh Phân tích tình hình chi phí kinh doanh nhằm mục đích nhân thức và đánh giáchính xác, toàn diện và khách quan
Trang 1Tôi hy vọng với những giải pháp mà tôi nêu ra có thể giúp công ty quản lý tốthơn chi phí kinh doanh, sử dụng tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh hiệu quả hoạt độngkinh doanh và nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Thương Mại, nhờ sự giảng dạy chỉbảo của các thầy cô giáo, tôi đã trang bị được những kiến thức cơ bản nhất vềchuyên ngành kế toán tài chính Kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty Cổ PhầnMTS, tôi đã có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của công việc Dothực tế phong phú, sự đa dạng trong kinh doanh cũng như thời gian thực tập vànhận thức còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài chuyên đề khôngtránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể anh chị phòng kế toán Công ty Cổ phầnMTS để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sựhướng dẫn và chỉ bảo của cô giáo Trâm Anh và sự giúp đỡ tận tình của ban lãnhđạo, cùng toàn thể anh chị phòng kế toán Công ty Cổ phần MTS đã giúp đỡ tôinghiên cứu và hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý Đồng thời kính chúc các anh chị trong Công ty Cổ Phần MTS công tác tốt
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TYError: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24
24
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu trong công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, sự phân công, phân nhiệm hợp lý Công tác kế toán mà công ty lựa chọn là hình thức kế toán tập trung ở phòng kế toán, các bộ phận thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý 24
Bảng 2.1: Kết quả điều tra khảo sát thực trạng chi phí tại công ty 27
Bảng 2.2: Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh 29
Bảng 2.3: Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động 31
Bảng 2.4: Phân tích chi tiết chi phí bán hàng 33
Bảng 2.5: Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 35
Bảng 2.7: Phân tích tình hình chi phí trả lãi vay 39
PHỤ LỤC
1 Bảng cân đối kế toán năm 2012;2013 của Công ty cổ phần MTS
2 Báo cáo kết quản kinh doanh năm 2012;2013 của Công ty cổ phần MTS
3 Bảng thanh toán lương tháng 1 năm 2013 của Công ty cổ phần MTS
4 Phiếu điều tra
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6tỏ doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả trên cơ sở chi phí đó Do đó doanh nghiệpcần có các biện pháp quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh một cách hợp lý.Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung hiện nay càng trở thành nhu cầucủa doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế Có thể nói hầu hết nhữngquyết định trong kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ cácphân tích khoa học và khách quan vì vậy hoạt động phân tích kinh doanh có ýnghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ chính của phân tích hoạt động kinh doanh là đánhgiá chính xác hiệu quả kinh doanh thông qua hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng,đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình và kết quả hoạt động kinhdoanh Từ các số liệu phân tích sẽ đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể, chi tiết phùhợp với thực tế của doanh nghiệp để có thể khai thác tiềm năng và khắc phục
Trang 7những yếu kém Bên cạnh đó dựa vào kết quả phân tích còn có thể hoạch địnhphương án kinh doanh và dự báo kinh doanh.
Xét về góc độ thực tế: Trong quá trình kinh tế hội nhập và phát triển, các
doanh nghiệp trong nền kinh tế đều lựa chọn phát triển không chỉ theo chiều rộng
mà còn phát triển theo chiều sâu Để tồn tại và phát thì các doanh nghiệp cần phải
có chiến lược kinh hợp lý và hiệu quả Công Ty cổ phần MTS là một công ty cóquy mô nhỏ và vừa cũng không nằm ngoài quy luật tồn tại và phát triển của nềnkinh tế, công ty cũng xác định được là muốn đứng vững trên thị trường thì cần phảikinh doanh có hiệu quả Một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh nghiệp là chi phí kinh doanh, vì vậy khi tiến hành phân tích kinh tếdoanh nghiệp, ta không thể không phân tích chi phí kinh doanh Chi phí kinhdoanh là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, vừa phản ánh quy mô kinh doanh, vừaphản ánh chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tầm quantrọng của phân tích chi phí kinh doanh trong hoạt động kinh doanh nghiệp đượcthể hiện qua phiếu điều tra trắc nghiệm mà tôi đã tiến hành điều tra trong quá trìnhthực tập tại công ty Trong 5 phiếu phát ra thì cả 5 phiếu đều cho rằng chi phí kinhdoanh là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp và 3/5 phiếu cho rằng thực trạng quản lý chi phí kinh doanh tạicông ty Cổ phần MTS là chưa tốt, chưa có hiệu quả cao Từ đó cho thấy, việcCông Ty cần tiến hành thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh,tập trung vào giải pháp thực hiện tiết kiệm chi phí đi đôi với hiệu quả và tiến hànhquản lý chi phí gắn với xây dựng kế hoạch, định mức chi phí nhằm mục đích nângcao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước
Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tổng hợp, thông qua việc phân tích một
số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và sổ kế toán chi tiết của công ty trong những nămgần đây Em nhận thấy việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của công ty chưahiệu quả, đã làm cho lợi nhuận kinh doanh bị giảm Vì vậy, em đã chọn đề tài
“Phân tích chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần MTS” để thấy được tầm
quan trọng của việc phân tích, quản lý và sử dụng chi phí Đồng thời mạnh dạn đưa
ra một số đề xuất với công ty giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn
Trang 82 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong khi phân tích chi phí kinh doanh
Phân tích tình hình chi phí kinh doanh nhằm mục đích nhân thức và đánh giáchính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đóthấy được sự tác động và ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh.Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh cóhợp lý hay không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh, với những nguyên tắc quản
lý kinh tế-tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không ?
Chính vì vậy ta cần xác định được các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chi phí kinh doanh và phân tích chiphí kinh doanh
- Qua việc khảo sát và nghiên cứu đề tài giúp đánh giá được thực trạng vềtình hình quản lý và sử dụng chi phí tại công ty nhằm thấy được những thành tựu
mà công ty đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chiphí kinh doanh tại công ty
- Từ những thực trạng trên đề xuất những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phíkinh doanh tại công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của phân tích chi phí kinh doanh
- Đối tượng nghiên cứu: chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần MTS
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vựctrong đó có phân tích hoạt động kinh tế Nếu các số liệu thu thập được chính xác,đầy đủ thì nó sẽ là căn cứ chắc chắn để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế trongdoanh nghiệp chính xác Ngược lại, nó sẽ dẫn đến kết quả phân tích không chínhxác và đưa đến những kết luận không đúng về hoạt động kinh doanh của doanh
Trang 9nghiệp Khi tiến hành thu thập dữ liệu cho khóa luận em đã sử dụng các phươngpháp sau đây:
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
Phương pháp điều tra: là phương pháp thu thập dữ liệu trên phạm vi rộng.
Nhằm nhận thức rõ được thực trạng vấn đề nghiên cứu tại Công ty Cổ phần MTS, tôi
đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi liên quan đến thực trạngcông tác phân tích chi phí kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinhdoanh, các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh
Bao gồm các bước:
Bước 1: Xác định đối tượng điều tra: là giám đốc, kế toán trưởng, nhân viên
của công ty
Bước 2: Thiết kế mẫu điều tra: Có thể theo hướng câu hỏi trắc nghiệm hay
sao cho nhà quản trị, nhân viên công ty có thể dễ dàng trả lời, thuận tiện và khôngmất nhiều thời gian của đối tượng phỏng vấn
Bước 3: Phát phiếu điều tra: Sau khi thiết kế được phiếu điều tra, tiến hành
phát 5 phiếu điều tra Việc phát phiếu điều tra đảm bảo tính khách quan, ngẫunhiên Sau đó thu phiếu lại và phân loại phiếu
Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp thu thập thông tin rất hiệu quả và
thông dụng, các câu hỏi được sử dụng trong phương pháp phỏng vấn là những câuhỏi mở, từ đó ta có thể thu thập được những quan điểm, nhận định của đối tượngđược phỏng vấn về vấn đề nghiên cứu
Quá trình được thực hiện bởi các bước như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn là giám đốc và kế toán trưởng của
công ty
Bước 2: Đưa ra các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến tình hình chi phí kinh
doanh và tiết kiệm chi phí kinh doanh của công ty Tránh những câu hỏi vòng vokhông đúng trọng tâm làm giảm chất lượng nội dung cuộc phỏng vấn
Bước 3: Lựa chọn hình thức phỏng vấn và thời gian phỏng vấn cho phù
hợp, tránh gây phiền phức
Bước 4: Tiến hành tổ chức phỏng vấn và tổng hợp đưa ra nhận xét.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Trang 10Đây là phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu có sẵn để tiến hành phântích Với nội dung phân tích chi phí kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần MTS, tôi đã
sử dụng các tài liệu khóa luận, chuyên đề, các sách báo, tạp chí và các tài liệu thuthập được từ phòng kế toán, số liệu chi tiết và các số liệu thu thập được quaphương pháp điều tra, phỏng vấn tại công ty như báo cáo kết quả kinh doanh,bảngcân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần MTS năm 2012, 2013cùng một số chế độ chính sách và các tài liệu quy định có liên quan đến tình hìnhquản lý chi phí như: Chế độ tiền lương, hợp đồng lao động
+ Phương pháp tổng hợp số liệu:
Thông qua các dữ liệu đã thu thập được từ các câu hỏi điều tra, phỏng vấn,các số liệu kế toán tôi tiến hành sắp xếp, phân loại, tổng hợp số liệu đã có nhằmtiến hành phân tích để đưa ra các kết luận và giải pháp để tiết kiệm chi phí kinhdoanh tại công ty
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp quan trọng nhất trong hoạt đọng phântích kinh tề doanh nghiệp Phương pháp so sánh được sử dụng trong các trườnghợp sau:
- So sánh số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để
thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc số chênh lệch tănggiảm
- So sánh số liệu thực hiện của kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm
trước hoặc các năm trước để thấy sự tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua nhữngthời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai
- So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để
thấy được sự khác nhau về mức độ và khả năng phấn đấu của đơn vị
- So sánh chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể để xác định tỷ trọng của các chỉ
tiêu cá biệt trong chỉ tiêu tổng thể
- So sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tác động lẫn nhau như: so sánh giữa
doanh thu với chi phí để xác định kết quả kinh doanh hoặc so sánh giữa tài sản vànguồn vốn kinh doanh …
Trang 11- Để áp dụng phương pháp so sánh thì các chỉ tiêu đưa ra so sánh phải đảm
bảo tính đồng chất Tức là phải phản ánh cúng một nội dung kinh tế, phản ánhcùng một thời điểm
Trong phân tích tình hình chi phí tại Công ty Cổ phần MTS, em sử dụngphương pháp so sánh để nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ biến độngcủa chỉ tiêu chi phí kinh doanh
Tiến hành so sánh số liệu giữa số liệu thực hiện năm 2012 với số liệu thựchiện cùng kỳ năm 2013 để thấy được sự biến động tăng, giảm của chỉ tiêu chi phítrong những thời kỳ khác nhau Qua đó, thấy được tình hình sử dụng chi phí củacông ty qua các năm, đạt hiệu quả hay không?
- Phân tích chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu
- Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động
- Phân tích chi tiết chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp
+ Phương pháp biểu mẫu:
Biểu phân tích được thiết lập theo các dòng, các cột để ghi chép các chỉ tiêu
và số liệu phân tích Trong đó, có những dòng cột dùng để ghi chép các số liệu thuthập được và có những dòng cột để cần phải tính toán, phân tích Các dạng biểuphân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệvới nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trướchoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể Số lượng các dòng, cột tùythuộc vào mục đích và yêu cầu của nội dung phân tích Tùy theo nội dung phântích mà biểu có tên gọi khác nhau: biểu 5 cột, biểu 11 cột, đơn vị tính khác nhau
Trang 12Phương pháp biểu mẫu là phương pháp quan trọng trong phân tích kinh tếdoanh nghiệp Do vậy, khi tiến hành phân tích CPKD tại công ty cổ phần MTS,phương pháp này được sử dụng trong tất cả các nội dung phân tích.
+ Phương pháp thay thế liên hoàn:
Là phương pháp phân tích dùng để nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế tổng hợpchịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong trường hợp mối liên hệ giữa các nhân
tố được thể hiện dưới dạng công thức tích số, thương số hoặc kết hợp cả hai
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận về chi phí kinh doanh và phân tích chi phí kinh doanh.Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tạiCông ty Cổ phần MTS
Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí kinhdoanh và các giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần MTS
Trang 13CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ
PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chi phí kinh doanh và phân tích chi phí kinh doanh
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm chi phí:
“Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toándưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phốicho cổ đông hoặc chủ sở hữu” (Theo VAS 01 “Chuẩn mực chung” được ban hànhtheo quyết định số 165/2002/QT-BTC ban hành ngày 31/12/2002)
Khái niệm chi phí kinh doanh:
Chi phí kinh doanh là những khoản chi bằng tiền hoặc tài sản mà doanh
nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh Về bản chất, chi phí kinhdoanh là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các khoản chibằng tiền khác trong quá trình hoạt động kinh doanh Đó là quá trình chuyển dịchvốn kinh doanh vào giá thành của sản phẩm (PGS.TS Trần Thế Dũng (2008),
Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).
- Khái niệm chi phí mua hàng:
Chi phí mua hàng là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản gắn liền với
quá trình mua vật tư, hàng hóa Chi phí mua hàng là những khoản chi phí phát sinh
từ khi giao dịch, ký kết hợp đồng cho đến khi hợp đồng đã được thực hiện, hàngmua đã nhập kho hoặc chuyển đến địa điểm chuẩn bị bán ra Chi phí mua hàng cótính chất khả biến và là một bộ phận của giá vốn hàng bán (PGS.TS Trần Thế
Dũng (2008), Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản thống kê,
Hà Nội)
- Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ (PGS.TS Trần Thế Dũng (2008), Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).
Trang 14Chi phí bán hàng là những hao phí cần thiết nhằm thực hiện quá trình tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa Chi phí bán hàng bao gồm: chi phí về lương và các khoản tríchtheo lương, chi phí vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ, chi phí quảng cáo, bảohành,khuyến mãi ở bộ phận bán hàng ….(TS.Nguyễn Tuấn Duy; TS Đặng Thị
Hòa(2010) Kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí liên quan đến công tác
quản lý, bao gồm quản lý kinh doanh và quản lý hành chính Đó là những khoảnchi phí gián tiếp, tương đối ổn định không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua
vào, bán ra (PGS.TS Trần Thế Dũng (2008), Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những hao phí cần thiết để tổ chức , điều
hành, thực hiện quá trình quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các hoạt độngchung khác như: chi phí về lương và các khoản trích theo lương của người laođộng, quản lý ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụdụng cụ dùng trong hành chính quản trị văn phòng…….(TS.Nguyễn Tuấn Duy;
TS Đặng Thị Hòa(2010) Kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).
Như vây, có thể hiểu: chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộhao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệpphải chi ra để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong thời kì nhất định
- Doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổđông hoạc chủ sở hữu (Theo chuẩn mực kế toán số 01)
1.1.2 Phân loại chi phí
1.1.2.1 Phân loại chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều loại với tính chất kinh tế,nội dung và công dụng khác nhau Để đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm tra chặtchẽ việc thực hiện các định mức chi phí, xác định đúng đắn phương hướng, nâng
Trang 15cao hiệu quả sử dụng nguồn vật tư tiền vốn và lao động của doanh nghiệp thì cầnphải tiến hành phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau.
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và mục đích sử dụng chi phí kinh doanh được phân thành các khoản mục như: chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu,
chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền khác…
- Chi phí nhân viên: bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp có tính
chất lương, các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ trích theo lương của nhân viên bánhàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu,
nhiên liệu, công cụ, đồ dùng văn phòng, … phục vụ hoạt động bán hàng và quản lýdoanh nghiệp
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số trích khấu hao của những tài
sản cố định phục vụ hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ
hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các chi phí khác phục vụ hoạt động bán
hàng và quản lý doanh nghiệp
* Căn cứ vào mức độ tham gia vào các hoạt động kinh doanh: chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, đóng gói, vậnchuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, các chi phí vật liệu bao bì, công cụ, dụng
cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản hàng hoá như nhàkho, cửa hàng, bến bãi
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí chung của doanh nghiệp gồm chi phí
quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí khác có liên quan đến hoạtđộng của doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp nóichung không phụ thuộc vào quá trình tiêu thụ sản phẩm
* Căn cứ vào tính chất biến đổi chi phí: chi phí khả biến, chi phí cố định và
chi phí hỗn hợp
Trang 16- Chi phí bất biến: Là những khoản chi phí ở một mức độ hoạt động căn bản
không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi Nhưng tính cho một đơn vị hoạtđộng thì chi phí này lại thay đổi Chi phí bất biến trong doanh nghiệp gồm chi phíkhấu hao TSCĐ, lương nhân viên quản lý…
- Chi phí khả biến: là những chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của
doanh thu bán hàng trong kỳ Tuy nhiên, nếu tính biến phí cho một đơn vị hoạtđộng thì đây là khoản chi phí ổn định, không thay đổi Thuộc loại chi phí này cólương của nhân viên bán hàng khoán theo doanh thu, chi phí quảng cáo theo doanhthu, chi phí vật liệu bao gói…
- Chi phí hỗn hợp: Là các chi phí gồm các yếu tố của định phí và biến phí Ở
mức độ hoạt động nhất định, chi phí hỗn hợp có đặc điểm của định phí, trên mức
độ hoạt động đó có đặc điểm của biến phí Thuộc loại chi phí này có chi phí điệnthoại, Fax…
* Căn cứ vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp: chi phí mua hàng,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính
- Chi phí mua hàng: là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản gắn liền
với quá trình mua vật tư hàng hóa Chi phí mua hàng là những khoản chi phí phátsinh từ khi giao dịch, ký kết hợp đồng cho đến khi hợp đồng đã được thực hiện,hàng mua đã nhập kho hoặc đã chuyển đến địa điểm chuẩn bị bán ra Chi phí muahàng có tính chất khả biến và là một bộ phận của giá vốn hàng bán
+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa
+ Chi phí phân loại, bảo quản, đóng gói hàng hóa trong khâu mua
+ Chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng
+ Chi phí bảo hiểm hàng hóa, hoa hồng đại lý trong khâu mua
+ Thuế trong khâu mua (thuế buôn chuyến, thuế nhập khẩu, thuế GTGT)+ Chi phí bằng tiền khác (Chi phí giao dịch, quản lý)
- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ Trong các doanh nghiệpthương mại chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối cao bởi vì đó là những khoản chiphí trực tiếp phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh thương mại Khi quy môhoạt động được mở rộng, doanh thu tăng thì tỷ trọng chi phí bán hàng cũng tăng
Trang 17Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chiphí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hành sản phẩmhàng hóa, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liên quan đến công
tác quản lý, bao gồm quản lý kinh doanh và quản lý hành chính Đó là nhữngkhoản chi phí gián tiếp, tương đối ổn định, không phụ thuộc vào khối lượng hànghóa mua vào, bán ra Cho nên khi quy mô kinh doanh tăng, doanh thu tăng thì tỷsuất chi phí quản lý có xu hướng giảm Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: Chiphí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phíkhấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài,chi phí bằng tiền khác
- Chi phí tài chính: trong chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng và các đối tượng
khác, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… Chi phí trả lãi tiền vay lànhững khoản chi phí mà doanh nghiệp trả cho ngân hàng và các doanh nghiệp kháctrong quá trình vay vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư xây dựng
cơ bản
Ngoài ra, người ta còn phân loại chi phí kinh doanh thành chi phí kiểm soátđược và không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí chìm Phân tích tình hìnhchi phí kinh doanh cần phải nắm vững từng cách phân loại chi phí và ý nghĩa của
nó vì mỗi một cách phân loại có ý nghĩa riêng biệt và đáp ứng một yêu cầu quản lýnhất định
1.1.3 Mục đích của phân tích chi phí kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự cạnh tranh trong kinh doanhngày càng trở nên gay gắt, do đó các doanh nghiệp đều nỗ lực cạnh tranh để tồn tại
và phát triển thông qua việc xác định các chiến lược để đạt được mục tiêu tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi phân tích tình hình hoạtđộng kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại thì chi phí kinh doanh là một chỉtiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng Phân tích tình hình chi phí kinh doanh trongdoanh nghiệp nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và kháchquan tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh, qua đó thấy được tác độngảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh Qua phân tích có thể thấy
Trang 18được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý không? có phù hợpvới nhu cầu kinh doanh, với nguyên tắc quản lý kinh tế- tài chính và mang lại hiệu quảkinh tế hay không? Đồng thời phân tích chi phí kinh doanh nhằm tìm ra những mặttồn tại, bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí Từ đó đề ra các chính sách, biệnpháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn Do đó, việcphân tích chi phí kinh doanh có vai trò rất quan quan trọng và các doanh nghiệp cầnthiết tiến hành phân tích chi phí kinh doanh của doanh nghiệp mình.
1.1.4 Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích chi phí kinh doanh
Phân tích tình hình chi phí kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại căn cứvào những số liệu sau:
- Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản
đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
- Báo cáo kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh: báo cáo kết quả HĐKD
là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát về tình hình doanh thu, chi phí và kết quảcủa các hoạt động kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp trong một thời kỳ
- Các số liệu kế toán chi phí: bao gồm kế toán tổng hợp và chi tiết chi phí, sổ
chi tiết tài khoản
- Các chế độ chính sách và các tài liệu quy định có liên quan đến tình hình
quản lý chi phí tại công ty cổ phần MTS: chế độ tiền lương, chính sách tín dụng ,các hợp đồng vay vốn, hợp đồng lao động,…
- Các chỉ tiêu kế hoạch và định mức chi phí kinh doanh
- Các chế độ chính sách và các tài liệu quy định có liên quan đến tình hìnhquản lý chi phí của Nhà nước cho doanh nghiệp bao gồm cả những văn bản quyđịnh hướng dẫn của ngành hoặc cơ quan chủ quản, của cơ quan bảo hiểm xã hội ,chính sách tín dụng, hợp đồng lao động, hợp đồng vay vốn, các quy định về giácước vận tải…
1.1.5 Các chỉ tiêu phân tích chi phí kinh doanh
- Tỷ suất chi phí kinh doanh ( F’): Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu
tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của Tổng chi phí trên Tổng doanh thu Tỷsuất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản
Trang 19lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp Tỷ suất chi phí được xác định theo côngthức sau:
F’ = x 100
Trong đó: F’: Tổng chi phí kinh doanh
M: Tổng doanh thu theo giá vốn bán trong kỳ của doanh nghiệp
F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh (%)
Tỷ suất chi phí kinh doanh (F’) phản ánh: cứ một đồng lưu chuyển hàng
hóa hoặc thu nhập của doanh nghiệp đạt được trong kỳ thì sẽ mất bao nhiêu đồngchi phí Do vậy, có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí này để phân tích so sánhtrình độ quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp hoặcgiữa các doanh nghiệp cùng loại trong một thời kỳ cụ thể Tỷ suất chi phí kinhdoanh càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh càng cao
- Mức độ tăng ( giảm ) tỷ suất chi phí kinh doanh ( ∆F’ ):
Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh tìnhhình và kết quả giảm hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này đượctính bằng hiệu số giữa tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ phân tích với tỷ suất chi phíkinh doanh ở kỳ gốc Công thức tính tỷ suất chi phí kinh doanh như sau:
∆F’ = –
Trong đó : ∆F’: Mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí kinh doanh
: Tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ phân tích
: Tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ gốc
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi về số tuyệt đối của tỷ suất chi phí
kinh doanh qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay yếu kém trong công tác quản lý choCPKD của doanh nghiệp
- Tốc độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí kinh doanh ( TF’)
Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % giữa mức tănggiảm tỷ suất chi phí với tỷ suất chi phí kỳ gốc Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ giảm
Trang 20chi phí kinh doanh nhanh hay chậm giữa hai doanh nghiệp cùng loại trong cùngmột kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một doanh nghiệp.
Công thức:
TF’ = x 100
Trong đó: : Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh
∆F’: Mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí kinh doanh
: Tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ gốc
Chỉ tiêu này giúp người quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình kết quảgiảm chi phí kinh doanh trong một kỳ
- Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh ( )
Chỉ tiêu này cho biết với mức doanh thu bán hàng trong kỳ và mức giảm(hoặc tăng) tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp tiết kiệm (hoặc lãng phí) chi phí là baonhiêu?
Công thức:
= ∆F’ x
Trong đó: UF: Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí
M1: Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
∆F’: Mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế thu được do hạ thấp chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp Theo cách đánh giá này:
≥ 0 : Doanh nghiệp quản lý chi phí kinh doanh chưa tốt
< 0 : Doanh nghiệp quản lý tốt chi phí kinh doanh
1.1.6 Quan điểm sử dụng chi phí kinh doanh hiệu quả
Quản lý và sử dụng chi phí hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh vì
nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến tình hình thực hiện các nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh và kết quả kinh doanh Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ
Trang 21có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng vànâng cao hiệu qủa kinh tế Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt chi phí thì sẽ hạnchế kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế giảm Như vây, trong trường hợp nàothì việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh hiệu quả?
- Nếu chi phí tăng, đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp tăng theo => công
ty đang đầu tư mở rộng sản xuất Đây có thể là tín hiệu tốt cho doanh nghệp =>việc quản lý và sử dụng chi phí nói chung là khá hợp lý và hiệu quả Nhưng vẫncần thắt chặt việc quản lý chi phí để tránh gây những lãng phông cần thiết
- Nếu chi phí tăng, lợi nhuận giảm thì cho thấy việc quản lý và sử dụng chi phí
kinh doanh trong doanh nghiệp là không hợp lý, không hiệu quả và rất lãng phí
- Nếu chi phí giảm, lợi nhuận tăng thì cho thấy việc quản lý và sử dụng chi
phí kinh doanh trong doanh nghiệp là rất hợp lý và có hiệu quả
- Nếu chi phí giảm, lợi nhuận giảm thì có thể công ty đang phải thu hẹp việc
đầu tư kinh doanh => đây là tín hiệu không tốt đối với doanh nghiệp nên việc xemxét lại việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh cho có hiệu quả hơn giúp doanhnghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
1.2 Nội dung phân tích chi phí kinh doanh
1.2.1 Phân tích chung chi phí kinh doanh trong mối quan hệ với doanh thu
Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí kinh doanh là đánh giá tổng quáttình hình biến động của các chỉ tiêu chi phí giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, qua đóthấy được sự tác động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện doanh thu bán hàng,xác định mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí Trong trường hợp có sự biến động
về giá cả hàng hóa, để đánh giá chính xác tình hình chi phí kinh doanh cần phảiloại trừ yếu tố giá trong chỉ tiêu doanh thu bán hàng
Trong doanh nghiệp thương mại chi phí kinh doanh được sử dụng trước hếtphải tạo ra doanh thu để có nguồn bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận Vì thế, đểđánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay không phảixét đến sự biến động tăng giảm của chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với tìnhhình thực hiện chỉ tiêu doanh thu
Trang 22Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh có liên hệ tới doanh thu bánhàng.
* Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là để phản ánh kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và doanh thu tài chính
* Tổng mức chi phí kinh doanh
Tổng mức chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trong kỳ Tổngchi phí kinh doanh bao gồm chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra, chi phí tài chính
Tổng mức chi phí kinh doanh có quan hệ tỷ lệ với tổng mức lưu chuyển hànghóa Khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa thay đổi làm tổng mức chi phí kinh doanhcũng thay đổi theo Tuy nhiên, chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh này chưa phảnánh được thực chất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vàchất lượng của công tác quản lý doanh nghiệp trong kỳ đó Vì vậy, cần sử dụng chỉtiêu tỷ suất chi phí kinh doanh
* Tỷ suất chi phí kinh doanh
Tỷ suất chi phí kinh doanh là là để phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của Tổng chiphí trên Tổng doanh thu Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt độngkinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp
Ta có một số công thức áp dụng để phân tích như sau:
F ’ = F/M*100
Trong đó: F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh
F: Tổng chi phí kinh doanh
M: Tổng doanh thu của doanh nghiệp
Ý nghĩa: Để đánh giá được chất lượng quản lý chi phí, cần phải phân tíchđược chỉ tiêu tỷ suất chi phí Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng doanh thu đạtđược trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí kinh doanh Vìvậy, chỉ tiêu này có thể được sử dụng để phân tích, so sánh trình độ quản lý và sửdụng chi phí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệpcùng loại trong kỳ
Trang 23- Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí ( F ’ ): đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh
tình hình và kết cấu hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêunày được xác định như sau:
F ’= F ’
1 – F ’ 0
0 : Tỷ suất chi phí kinh doanh kế hoạch ( kỳ trước)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh thay đổi về số tuyệt đối của tỷ suất chi phí kinh
doanh qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay yếu kém trong công tác quản lý cho CPKDcủa doanh nghiệp
- Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí (TF ’ ) : Tốc độ tăng ( giảm ) tỷ suất chi phí
kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa mức độ tăng ( giảm)
tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ thực hiện và tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc Chỉtiêu này được xác định:
TF ’ = F ’ /F ’
0
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh rõ hơn tình hình kết quả phấn đấu hạ thấp chiphí kinh doanh Bởi vì trong một số trường hợp giữa hai kỳ của doanh nghiệp( hoặc giữa hai doanh nghiệp có thể so sánh được với nhau) đều có mức hạ thấpCPKD như nhau nhưng tốc độ giảm tỷ suất chi phí kinh doanh lại khác nhau, khi
đó doanh nghiệp nào giảm nhanh hơn thì được đánh giá là tốt hơn
Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanhthì tổng mức chi phí có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưng phải đảm bảo mở rộngquy mô, tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận Nếu tỷ
lệ tăng của chi phí nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thì tỷ suất chi phí giảm thìđánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí là tốt, có hiệu quả Trong trường hợpnày các chỉ số ∆F’, và sẽ là những số âm, doanh nghiệp đạt được mức tiếtkiệm tương đối về chi phí Ngược lại nếu tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ
Trang 24tăng của chi phí thì tỷ suất chi phí tăng lên, các chỉ số ∆F’, và là những sốdương thì doanh nghiệp sẽ lãng phí chi phí và như vậy việc quản lý và sử dụng chiphí kinh doanh của doanh nghiệp là chưa tốt và chưa hợp lý.
1.2.2 Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động
Trong hoạt động kinh doanh thương mại chia ra làm ba chức năng cơ bản, đó
là chức năng mua hàng, bán hàng và quản lý doanh nghiệp Để nhận thức, đánh giáchính xác tình hình quản lý và chất lượng của công tác quản lý, chi phí kinh doanhcũng được chia ra làm ba loại theo các chức năng hoạt động như sau:
- Chi phí mua hàng
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phân tích tổng hợp chi phí kinh doanh theo các chức năng hoạt động nhằmmục đích đánh giá tình hình tăng giảm và tỷ trọng của các khoản mục chi phí, qua
đó, đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng chi phí cho từng chức năng, thấy được
sự ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp, đồng thời đánh giá sự phân bổ chi phí theo các chức năng hoạt động cóhợp lý hay không?
Để phân tích chi phí theo các chức năng hoạt động ta cần tính tỷ trọng chi phícủa từng khoản mục trong tổng chi phí, tỷ suất chi phí của tổng chi phí kinh doanhcũng như tỷ suất chi phí của từng khoản mục nói riêng Sau đó so sánh sự tănggiảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí
1.2.3 Phân tích chi tiết chi phí
1.2.3.1 Phân tích chi phí mua hàng
Phân tích chi tiết các khoản mục chi phí mua hàng nhằm đánh giá tình hìnhtăng, giảm và nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục chi phí, qua đó thấy đượctình hình tăng giảm có hợp lý hay không? Trong mọi trường hợp, nếu doanh thubán hàng, (hoặc giá vốn hàng bán) tăng lên thì các khoản mục chi phí mua hàngtăng lên là hợp lý và ngược lại
Để phân tích chi tiết chi phí mua hàng ta lập biểu 11 cột, sau đó tính tỷtrọng chi phí của từng khoản mục trong tổng chi phí mua hàng, tỷ suất chi phí củatổng chi phí mua hàng cũng như tỷ suất chi phí của từng khoản mục nói riêng Sau
Trang 25đó so sánh sự tăng, giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chiphí So sánh tỷ lệ tăng, giảm của tổng chi phí mua hàng cũng như từng khoản mụcchi phí mua hàng với doanh thu.
1.2.3.2 Phân tích chi tiết chi phí bán hàng
Phân tích chi tiết các khoản mục chi phí bán hàng nhằm đánh giá tình hìnhbiến động tăng giảm giữa các kỳ về số tiền, tỷ trọng của các khoản mục, qua đóthấy được tình hình tăng giảm có hợp lý hay không? Nhìn chung các khoản chi phínày có thể tăng hoặc giảm, nhưng nếu đảm bảo tăng doanh thu bán hàng, tỷ lệ tăngcủa doanh thu bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của chi phí thì được đánh giá là hợp lý
Để phân tích chi tiết chi phí bán hàng ta lập biểu 11 cột, sau đó tính tỷ trọngchi phí của từng khoản mục trong tổng chi phí bán hàng, tỷ suất chi phí của tổngchi phí bán hàng cũng như tỷ suất chi phí của từng khoản mục nói riêng Sau đó sosánh sự tăng, giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí Sosánh tỷ lệ tăng, giảm của tổng chi phí bán hàng cũng như từng khoản mục chi phíbán hàng với doanh thu
1.2.3.3 Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Phân tích các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tìnhhình tăng giảm giữa các kỳ, đồng thời so sánh với các chỉ tiêu định mức sử dụng,nếu vượt so với các chỉ tiêu định mức là không hợp lý
Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp ta lập biểu 11 cột, sau đó tính tỷtrọng chi phí của từng khoản mục trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, tỷ suất chiphí của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như tỷ suất chi phí của từng khoảnmục nói riêng Sau đó so sánh sự tăng, giảm về số tiền, tỷ lệ và sự thay đổi về tỷ trọng
và tỷ suất chi phí So sánh tỷ lệ tăng, giảm của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũngnhư từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu
1.2.4 Phân tích chi phí tiền lương.
1.2.4.1 Phân tích chung chi phí tiền lương.
Phân tích tình hình chi phí tiền lương nhằm nhận thức, đánh giá một cách đúngđắn, toàn diện tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp trong kỳ Qua đó, thấyđược sự ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 26Phương pháp phân tích là so sánh giữa số liệu thực tế với số kế hoạch hoặc sốthực hiện kỳ trước để xác định số chênh lệch tăng giảm và tỷ lệ % tăng giảm.Ngoài ra, phân tích tổng hợp chi phí tiền lương của doanh nghiệp trong kỳ ta cũng
có thể tính toán mức tăng giảm tỷ suất chi phí tiền lương, tốc độ tăng giảm và mứctiết kiệm hoặc lãng phí chi phí tiền lương Hoặc phân tích tình hình tăng giảm quỹlương có liên hệ điều chỉnh với tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch doanh thu
1.2.4.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm quỹ lương nhằm
đánh giá được những nguyên nhân tăng giảm, từ đó có những biện pháp hữu hiệunhằm sử dụng có hiệu quả quỹ lương
Việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đến quỹ lương căn cứ vào từng
hình thức trả lương mà doanh nghiệp áp dụng và công thức tính toán tổng quỹlương Trong thực tế hiện nay có 2 hình thức trả lương là: trả lương theo thời gian
và trả lương theo sản phẩm như sau:
•Trả lương theo thời gian:
Tổng quỹ
lương(năm
)
= Tổng sốlao động
X Thời gian laođộng ngày(tháng)
X Mức lương bình quân
ngày(tháng)
Trong đó mức lương bình quân trả theo tháng căn cứ vào ngày công lao độngthực tế, hệ số thang , bậc lương theo qui định
Trả lương theo sản phẩm: Trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thường
áp dụng hình thức trả lương theo doanh thu bán hàng và định mức tiền lương trên
1000 đồng doanh thu Công thức:
Tổng quỹ lương = Doanh thu bán hàng x Đơn giá tiền lương trên
1000đ doanh thuDựa vào các công thức trên , phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lươngđược thực hiện bằng phương pháp thay thế lien hoàn hoặc phương pháp số chênhlệch
Trang 27CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MTS
2.1 Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần MTS
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần đầu MTS
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần MTS là một đơn vị kinh tế độc lập trong lĩnh vực sản xuất,
được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101892941 vàongày 14/03/2006 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp
Tên công ty: Công ty cổ phần MTS
- Vốn điều lệ: 4.500.000.000 đồng
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 17 đường Tựu Liệt, Xã Tam Hiệp, Huyện Thanh
Trì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0436416189
- Mã số thuế: 0101892941
Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việckinh doanh phát triển, mở rộng quy mô của mình Thông qua hoạt động sản xuấtkinh doanh đấu thầu xây dựng các công trình Công ty khai thác một cách có hiệuquả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất nước để giữ vững và nâng cao
Trang 28hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảocuộc sống cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Tổ chức sản xuất trong công ty phần lớn là phương thức khoán gọn các côngtrình, các hạng mục công trình đến các đội Công ty đã nhận thầu các công trìnhcông nghiệp, giao thông thủy lợi và tiếp cận và phat triển thành công với côngnghệ hiện đại phục vụ cho các công trình trọng điểm của quốc gia
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần MTS hoạt động với chức năng chính là thiết kế kỹ thuật ,
chế tạo , lắp đặt và kinh doanh máy móc, thiết bị cơ khí, điện tử, điện, thủy lực, khínén, thiết bị nâng hạ, máy móc công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng,thiết bị tự động hóa, sản phẩm công nghệ cao hoạt động kinh doanh độc lập theonguyên tắc lấy thu bù chi và hạch toán có lãi Khai thác các yếu tố đầu ra, đầu vào
có hiệu quả góp phần xây dựng đất nước phát triển kinh tế
Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việckinh doanh phát triển, mở rộng quy mô của mình Thông qua hoạt động sản xuấtkinh doanh đấu thầu các công trình Công ty khai thác một cách có hiệu quả nguồnvốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất nước để giữ vững và nâng cao hơn nữa uytín và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sốngcho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán của công ty
Bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng,giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong công ty có mối quan hệ chứcnăng, hỗ trợ lẫn nhau