luận văn quản trị tài chính Hoàn thiện chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Kim Quế

46 155 0
luận văn quản trị tài chính  Hoàn thiện chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Kim Quế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi nước ta đã gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO thì các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cạnh tranh. Một trong các yếu tố để tạo ra ưu thế cạnh tranh nhiều nhất đó chính là giá cả. Nếu muốn giá cả thấp thì phải tiết kiệm chi phí, mà muốn tiết kiệm được chi phí thì phải quản lý tốt chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó quản lý chi phí còn là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kim Quế em nhận thấy những vấn đề về công tác quản lý chi phí tại Công ty cũng có đặc thù giống các doanh nghiệp khác đó là làm sao để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận. Công ty luôn quan tâm tới công tác quản lý chi phí kinh doanh nhưng vẫn có những vấn đề vướng mắc và chưa thực hiện được. Chính vì thế em đã chọn để tài “ “Hoàn thiện chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Kim Quế” để thấy được rằng Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chi phí và công tác quản lý chi phí kinh doanh tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý chi phí tại công ty TNHH Kim Quế. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi phí tại công ty TNHH Kim Quế 1 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1: Các vấn đề về doanh nghiệp: 1.1.1:Khái niệm về doanh nghiệp: a, Doanh nghiệp là gì? Theo luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa : “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Như vậy , thuật ngữ “ doanh nghiệp” được dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập, được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với tên gọi khác nhau mà mục đích ở đây là “thực hiện các hoạt động kinh doanh” , mà mục đích của kinh doanh chính là lợi nhuận 1.1.2: Hoạt động của doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu, trong khả năng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nâng cao thu nhập của người lao động, tích lũy để đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.Để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ ,doanh nghiệp phải mua nguyên nhiên liệu, hàng hóa , máy móc,vv của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có mối quan hệ tương hỗ với các thành viên khác trong nền kinh tế. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu…. và sức lao động để tạo yếu tố đầu ra và tiêu thụ hàng hóa để sinh lợi nhuận. 2 Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp có lượng tiền thích hợp. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập vốn ban đầu, từ số vốn đó doanh nghiệp mua máy móc thiết bị về phục vụ cho doanh nghiệp.Sau khi đã có sản phẩm, doanh nghiệp bán hàng hóa và thu tiền hàng.Số tiền hàng bán được sẽ được doanh nghiệp bù đắp các khoản chi phí đã sinh ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ của mình. Như vậy quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh ngiệp. 1.2: Chi phí của doanh nghiệp 1 2.1:Khái niệm, nội dung về chi phí của doanh nghiệp. a, Khái niệm: - Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: Chí phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị các lợi ích kinh tế bị giảm đi dưới hình thức giảm tài sản hoặc tăng công nợ và dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp - Theo cách hiểu thông thường: Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về các yếu tố có liên quan và phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định Khái niệm chi phí kinh doanh: - Chi phí kinh doanh là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh về vật chất, lao động và tiền vốn liên quan, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất - Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm 2 bộ phận chính là chi phí kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và chí phí tài chính. 1.2.2: Phân loại chi phí: Chi phí của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, 3 hạch toán, kiểm tra, giúp doanh nghiệp có được những biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao được lợi nhuận. a, Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:  Chi phí sản xuất  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những loại nguyên liệu,vật liệu được người công nhân trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính thẳng vào chi phí sản phẩm  Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương, trích theo lương và các khoản phụ cấp liên quan đến tiền lương của người công nhân trực tiếp sản xuất.  Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí sản xuất phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng sản xuất ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp.  Chi phí ngoài nơi sản xuất  Chi phí bán hàng: Là những chi phí liên quan đến quá trình mang sản phẩm đến người mua  Chi phí quản lí: Là những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh.  Công cụ: Kiểm soát thực hiện chi phí theo định mức, tính giá thành sản phẩm, định mức chi phí, xác định giá thành định mức. b,Phân loại chi phíc theo mối quan hệ với kì xác định lợi nhuận:  Chi phí sản phẩm bao gồm: Chi phí sản phẩm sản xuất; chi phí hàng hóa mua.  Chi phí thời kì bao gồm những chi phí như chi phí bán hàng; chi phí quản lý  Công cụ: xác định đúng phí tổn trong kì để xác định hiệu quả kinh doanh. c Phân loại chi phí ,theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:  Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan đến một đối tượng 4  Chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng  Công cụ tập hợp và phân bổ chi phí chính xác cho đối tượng chịu chi phí. d, Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí  Chi phí khả biến( biến phí) - Là chi phí mà toongrsoos sẽ tăng lên hoặc giảm xuống khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí của một đơn hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động sản xuất. - Phương trình biến phí: y = ax  Chi phí cố định (định phí): - Là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động . 1.3: Quản lý chi phí tại doanh nghiệp 1.3.1: Khái niệm - Quản lý trong kinh doanh là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên. - Quản lý chi phí tại doanh nghiệp là các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức,kiểm soát… toàn bộ các khoản chi phí phát sinh về vật chất, lao động,tiền vốn liên quan, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.3.2: Nội dung quản lý chi phí tại doanh nghiệp: 5 - Quản lý chi phí nguyên vật liệu, hàng hoá: + Vật tư xây dựng và hoàn thiện định mức tiêu hao vật tư, quản lý chi phí vật tư theo đơn giá vật tư, thực tế tiêu hao và định mức đã được xây dựng + Hàng hoá tính đúng, tính đủ giá vốn, xác định chính xác và phản ánh kịp thời giá vốn của hàng bán - Quản lý chi phí khấu hao TSCĐ: xác định nguyên giá, thời gian sử dụng và trích khấu hao theo đúng quy định hiện hành (QĐ 203/2003/QĐ-BTC) - Quản lý chi phí dụng cụ, công cụ lao động: thực hiện việc theo dõi số lượng, giá trị, tình hình dự trữ, xuất dùng, tình trạng sử dụng và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ theo đúng quy định - Quản lý chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: đăng ký kế hoạch tuyển dụng, sử dụng lao động thực hiện trả lương và phụ cấp theo đúng quy định. Xây dựng đơn giá tiền lương, hệ thống thang bậc lương phù hợp và đúng quy định - Quản lý các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ thực hiện theo đúng quy đinh - Quản lý chi phí dịch vụ mua ngoài: cần xây dựng định mức chi phí và quản lý theo định mức, thực hiện phương thức khoán chi phí đối với những bộ phận sử dụng dịch vụ mua ngoài khó kiểm soát - Quản lý chi phí bằng tiền khác: cần phải có chứng từ hợp pháp, cần xây dựng định mức chi phí và quản lý theo định mức, thực hiện cơ chế khoán chi phí 1.3.3: Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí tại doanh nghiệp: Để có thể quản lý chi phí kinh doanh tốt thì người quản lý phải đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh để có những biện pháp khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng đó. Vậy các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh đó là: a, Nhóm các nhân tố khách quan: 6 - Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế : Do cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn kém phát triển, hệ thống giao thông đường xá còn chưa thuận tiện - Tình trạng của nền kinh tế ( Tình hình lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái) : Chi phí của doanh nghiệp tăng hay giảm cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát, giá cả leo thang thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng cao và ngược lại nếu nền kinh tế ổn định, giá cả ổn định và có xu hướng giảm thì chi phí của doanh nghiệp cũng giảm. Ví dụ như tình hình kinh tế năm 2011 đã diễn ra, giá cả các mặt hàng tăng cao làm cho chi phí của doanh nghiệp cũng tăng rõ rệt, một số mặt hàng như xăng dầu làm tăng chi phí vận chuyển khi giá xăng đang từ 19.500đ/lít tăng lên 21.800đ/lít, hay thức ăn cũng tăng lên đáng kể làm cho chi phí về ăn trưa cho công nhân viên cũng tăng lên. Về vấn đề lãi vay năm 2009 do tình hình lạm phát, các Ngân hàng có chính sách hỗ trợ trừ 4% lãi vay cho các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh vì đây là một phần kế hoạch kích cầu của Chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái lan rộng trên toàn thế giới nên chi phí tài chính năm 2009 (chi phí lãi vay) có ít hơn so với năm 2010 - Chính sách, pháp luật của Nhà nước: Đối với mặt hàng ôtô và phụ tùng ôtô được sản xuất trong nước thì Nhà nước đánh thuế thấp do Nhà nước muốn tạo điều kiện cho nền công nghiệp ôtô trong nước phát triển, còn đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu thì Nhà nước đánh thuế rất cao mà các mặt hàng lốp ôtô Công ty kinh doanh hiện nay có đến 80% là nhập khẩu nên giá cả rất cao và chi phí cũng nhiều. Theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh ôtô và phụ tùng ôtô là các chính sách của chính phủ chưa toàn diện và không ổn định (chẳng hạn như vạch ra một chiến lược phát triển trong khi lại hạn chế sử dụng ôtô). Chính sách thuế hiện nay đã làm tăng giá bán của ôtô và phụ tùng ôtô, điều này càng làm thu hẹp thị trường, ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp. Đến nay, chính sách đối với ngành ôtô vẫn còn mơ hồ mặc dù Bộ công thương vẫn tuyên bố Việt Nam muốn xây dựng và phát triển ngành công nghiệp này nhưng chính sách về thuế lại đi 7 ngược lại, chính sách về thuế thương xuyên thay đổi và khó dự đoán. Điều đó làm cho các doanh nghiệp không thể nắm được mà lên kế hoạch kinh doanh cho mình. - Ảnh hưởng của thị trường và sự cạnh tranh: Do mặt hàng lốp mà Công ty kinh doanh hầu hết là nhập khẩu nên giá cả rất cao. Chính vì vậy sự cạnh tranh về giá so với các mặt hàng trong nước luôn gay gắt, nên Công ty đã hướng tới nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình trạng này. Nhưng đồng thời với các giải pháp thì chi phí cũng tăng lên như Công ty đã mở một phòng dịch vụ khách hàng để chăm sóc khách hàng, phục vụ khách hàng sau khi mua lốp của Công ty, như thế Công ty sẽ phải trả lương cho đội ngũ nhân viên tại phòng này, xây dựng cơ sở vật chất cho các nhân viên phòng này làm việc. Hoặc Công ty có thực hiện các chương trình quảng cáo trên báo, đài, tờ rơi nên chi phí cho những hoạt động đó cũng làm tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên. - Sự thay đổi của môi trường tự nhiên cũng là tác động không nhỏ đến chi phí của Công ty. Chẳng hạn như sau mỗi lần bão, lũ lụt, khi nhập hàng từ những nhà cung cấp ở xa hoặc bán hàng cho các khách hàng ở xa, Công ty đã phải bỏ ra một lượng chi phí nữa nên làm cho tổng chi phí tăng lên nhất là đối với năm 2009. - Do kinh tế của nước ta ngày càng được cải thiện và nâng cao, thu nhập của người dân cũng tăng lên và được cải thiện rõ rệt nên số lượng xe ôtô mà các cá nhân hay hộ gia đình, hay các doanh nghiệp được đầu tư ngày càng nhiều nên số lượng bán ra ngày càng nhiều để bù đắp chi phí b, Nhóm các nhân tố chủ quan - Do năng suất lao động tại Công ty chưa đạt hiệu quả cao. Ý thức của các nhân viên trong Công ty còn kém, Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương thời gian nên có một số nhân viên có suy nghĩ là đi làm cứ hết giờ là về mà vẫn có tiền lương hôm đó nên họ không chú tâm vào công việc dẫn đến công việc trì trệ và từ đó sẽ làm tăng chi phí. Đầu tiên là tiền lương cho các nhân viên đó, sau đó là các chi phí khác do phải xử lý những công việc trì trệ đó. Hơn nữa, do trình độ của các nhân viên trong Công ty chưa cao nên vẫn 8 còn nhiều bất cập cần giải quyết, nhất là đối với các nhân viên trong phòng kinh doanh, trình độ marketing bán hàng của họ chưa tốt nên doanh thu chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành và từ đó chi phí cũng nhiều hơn. - Quy đinh nội bộ của doanh nghiệp: do Công ty có quy định mặc đồng phục cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nên Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí mỗi năm 2 lần đó là may đồng phục và mua giầy dép. Đồng thời, Công ty có tổ chức họp để báo cáo kết quả mỗi tháng 2 lần vào đầu tháng và cuối tháng, mỗi lần họp phải chuẩn bị nước uống, in các báo cáo nên sẽ tốn thêm một khoản chi phí nữa - Trình độ tổ chức quản lý chi phí của Công ty: Do đội ngũ quản lý chưa biết cách kết hợp các yếu tố của quá trình kinh doanh một cách hợp lý nên dẫn đến chi phí vẫn nhiều. Cụ thể một số trường hợp như sắp xếp người và công việc chưa hợp lý, vẫn diễn ra tình trạng chưa đúng người đúng việc, chẳng hạn như nhân viên kinh doanh giỏi thì làm kế toán, kế toán thuế giỏi thì lại làm thủ kho. Nguyên nhân là do Công ty còn tình trạng nể người nhà, người quen nên sắp xếp người chưa đúng việc. Từ đó dẫn đến các vấn đề phát sinh nhiều như giải quyết công việc không linh hoạt, không gọn nhẹ dẫn đến phải tốn thêm nhiều khoản chi phí khác nữa - Năm 2010, Công ty đã có chính sách khoản sản lượng, doanh thu và chi phí cho các nhân viên kinh doanh. Cuối tháng, từ số liệu của kế toán và của chính nhân viên đó tự theo dõi, Công ty sẽ thưởng hoặc chiết khấu theo doanh thu nếu nhân viên nào có doanh thu cao, chi phí thấp. Chính vì thế cũng đã khuyến khích nhân viên kinh doanh tăng doanh thu và giảm chi phí - Đối với các nhân viên khác trong Công ty, Công ty cũng đã có những chính sách khuyến khích tiết kiệm chi phí bằng cách thông báo nếu chi phí trong kỳ so với doanh thu mà ở mức thấp để có lợi nhuận cao, Công ty sẽ tổ chức đi tham quan, nghỉ mát cho anh chị em nhân viên Công ty. Chính vì thế đã khuyến khích mọi người tiết kiệm chi phí hơn 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH KIM QUẾ 2.1: Khái quát về công ty TNHH Kim Quế 2.1.1: Khái quát chung về công ty: Năm 2006 Công ty thành lập được sự cho phép của Sở kế hoạch đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội . Sau hơn 5 năm hoạt động mô hình của Công ty đã lớn mạnh không ngừng. - Tên công ty: Công ty TNHH Kim Quế - Tên giao dịch bằng tiếng Anh: KIMQUE CO.,LTD - Địa chỉ trụ sở chính: Số 35 – Đồng Quán - Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội - Mã số thuế: 0102036950 - Vốn điều lệ: 4.900.000.000 đồng ( Bốn tỷ chín trăm triệu đồng chẵn ) - Hình thức sở hữu vốn: Sỡ hữu dưới hình thức tư nhân - Mặt hàng kinh doanh chủ yếu: Ô Tô - Xe hơi - Phụ tùng ôtô các loại. 2.1.2: Bộ máy tổ chức * Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kim Quế Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 10 [...]... khâu mua khác và thuế lệ phí còn tiền lương NVQL là do Công ty có chế độ 1 tăng lương cho CNV và tuyển thêm người Nói chung ở giai đoạn này Công ty vẫn quản lý chưa được tốt chi phí kinh doanh 2 Phân tích tình hình chi phí tài chính của Công ty TNHH Kim Quế Biểu2.2.6: Tình hình chi phí hoạt động tài chính của Công ty (Số liệu lấy từ Báo cáo tài chính, sổ cái TK 6422 của Công ty trong 3 năm 2008,2009,2010)... tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng chi phí cho nên tỷ suất chi phí giảm 0.85% với tốc độ giảm 0.88% và Công ty đã đạt được mức tiết kiệm chi phí năm 2010 so với năm 2009 là 301.933.957 đồng Nhìn chung, tình hình quản lý chi phí của Công ty năm 2010 là tương đối tốt 2 Bảng 2.2.2:Tổng hợp tình hình chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Kim Quế (Số liệu lấy từ Báo cáo tài chính của Công ty trong 3... cầu vốn luân chuyển nên Công ty đã vay nhiều Phân tích chi phí giá vốn hàng bán của Công ty TNHH Kim Quế 2 Biểu 2.2.3: Tình hình chi phí giá vốn tại Công ty TNHH Kim Quế( Đơn vị tính: Đồng) (Số liệu lấy từ Báo cáo tài chính, sổ cái tài khoản 632 của Công ty trong 3 năm 2008,2009,2010) Năm 2008 Chỉ tiêu Số tiền 1.Tổng Doanh thu 2.Tổng chi phí giá vốn - Trị giá hàng hoá mua - Chi phí vận chuyển Năm 2009... thấy, tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác Tổng chi phí của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí 13 quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính Ta thấy doanh thu trong 3 năm cứ tăng dần đều và chi phí cũng tăng dần như vậy Để biết được cụ thể tỷ lệ và mức độ tăng chi phí so với doanh thu... giảm của chi phí trong doanh nghiệp thì chỉ tiêu để đánh giá đó là tỉ suất chi phí, mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí, tốc độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí và mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí Công thức: * Tỉ suất chi phí: Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của tổng chi phí trên tổng doanh thu Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý... Nhìn chung, năm 2010 so với năm 2009, chi phí của Công ty đã đạt được mức tiết kiệm đáng kể, tỷ lệ tăng chi phí giá vốn đã nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu Phân tích chi phí bán hàng của Công ty TNHH Kim Quế 1 2 Biểu 2.2.4: Tình hình chi phí bán hàng tại Công ty TNHH Kim Quế (Đơn vị tính: Đồng) (Số liệu lấy từ Báo cáo tài chính, sổ cái TK 6421 của Công ty trong 3 năm 2008,2009,2010 Năm 2008 Chỉ tiêu... phí so với doanh thu để có thể đánh giá được tình hình sử dụng và quản lý chi phí trong 3 năm như thế nào sẽ xét cụ thể trong các phần sau 2.2: Thực trạng quản lý chi phí kinh doanh tại công ty: 14 Biểu 2.2.1: Tình hình chung về chi phí kinh doanh năm 2008-2009-2010 của Công ty TNHH Kim Quế (Số liệu lấy từ Báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm 2008,2009,2010) Đơn vị tính: Đồng So sánh năm Các chỉ... 17,52% chi m tỷ trọng giảm 3,68%; 1 + ,Chi phí bằng tiền khác cũng tăng nhẹ 3.613.513 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,7% chi m tỷ trọng tăng 0,96% Như vậy nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí năm 2010 so với năm 2009 là rất tốt, Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm chi phí, nhất là tại khâu mua ngoài (các chi phí mua ngoài) Phân tích tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kim. .. dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay không phải xét sự biến động tăng giảm của chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu Bảng 2.1.1: Tình hình chung về kết quả hoạt động và kết cấu phí kinh doanh của Công ty TNHH Kim Quế. ( Đơn vị tính: Đồng) (Số liệu lấy từ Báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm 2008,2009,2010) Các chỉ tiêu Tổng doanh thu - DT bán hàng hoá - Doanh. .. 22,98% nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phí cho nên tỷ suất chi phí tăng 3,46% với tốc độ tăng 3,72% và Công ty đã lãng phí một khoản chi phí là 1.176.533.981đồng Điều đó cho thấy rằng công tác quản lý chi phí của Công ty năm 2009 vẫn chưa được tốt - Năm 2010 chi phí kinh doanh của Công ty tăng so với năm 2009 là 3.420.824.070 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11.2%, trong khi đó doanh thu tăng 3.858.390.700 . lý luận cơ bản về chi phí và công tác quản lý chi phí kinh doanh tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý chi phí tại công ty TNHH Kim Quế. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản. tới công tác quản lý chi phí kinh doanh nhưng vẫn có những vấn đề vướng mắc và chưa thực hiện được. Chính vì thế em đã chọn để tài “ Hoàn thiện chi phí kinh doanh tại Công ty TNHH Kim Quế . nhân viên Công ty. Chính vì thế đã khuyến khích mọi người tiết kiệm chi phí hơn 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH KIM QUẾ 2.1: Khái quát về công ty TNHH Kim Quế 2.1.1:

Ngày đăng: 24/05/2015, 07:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1: Các vấn đề về doanh nghiệp:

  • 1.2: Chi phí của doanh nghiệp

  • 1.3: Quản lý chi phí tại doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan