Qua quá trình nghiên cứu và phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty cổ phần inox Tân Đạt đã cho thấy thành công, tồn tại cơ bản trong công tácthiết kế, xây dựng hệ thống n
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, em luôn nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS Phạm Thị Huyềncùng với rất nhiều sự giúp đỡ của toàn thể các cô chú, anh chị nhân viên của công ty
cổ phần inox Tân Đạt Đến nay em đã hoàn thành bài luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chânthành nhất tới quý Thầy, Cô trong khoa Marketing, trường Đại Học Thương Mại đãtận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập Em xin chân thành cảm ơn ThS.Phạm Thị Huyền trong thời gian qua đã giúp đỡ em Cảm ơn Ban giám đốc công ty cổphẩn inox Tân Đạt đã tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại công ty và hoànthành công trình nghiên cứu của mình
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công tron
g sự nghiệp cao quý của mình Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty
cổ phần inox Tân Đạt luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trongcông việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2TÓM LƯỢC
Công ty cổ phần inox Tân Đạt được thành lập năm 2010, hoạt động với chứcnăng chính là cung cấp cung cấp các nguyên vật liệu inox, dịch vụ về thiết kế, thicông, lắp đặt các công trình liên quan đến inox như cửa, bàn ghế, lan can, cầu thang tớimọi đối tượng và trên phạm vi toàn quốc Tuy thành lập chưa lâu nhưng tên tuổi củaTân Đạt đang được thị trường biết tới như một doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt,đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần inox Tân Đạt, qua tìm hiểu về quátrình, cách thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ, nhận thấy được tầm quan trọng của hệthống nhận diện thương hiệu trong quá trình xây dựng thương hiệu và phát triển công
ty Vì thế tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài : “ Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu tại công ty cổ phần inox Tân Đạt” Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm có
4 phần:
Phần mở đầu: Tập trung vào việc nêu ra tính cấp thiết của việc xây dựng, thiết
kế và áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu, xác lập và tuyên bố mục tiêu nghiêncứu; đề ra phương pháp nghiên cứu; xây dựng đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hệ thống nhận diện thương hiệu Chương
này đưa ra các khái niệm cơ bản, vai trò của thương hiệu và hệ thống nhận diệnthương hiệu, quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Chương 2: Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu tại công ty cổ phần inox
Tân Đạt Nội dung của chương này tập trung giới thiệu công ty cổ phần inox Tân Đạt,kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây (2012-2014) Đưa ra thực trạng hệ thốngnhận diện thương hiệu Tân Đạt cùng những kết quả phân tích, xử lý dữ liệu phiếu điềutra cũng như dữ liệu thứ cấp, từ đó rút ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
tại công ty cổ phần inox Tân Đạt Đưa ra phương hướng phát triển của công ty trongthời gian tới cũng như định hướng về việc hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệucủa công ty
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp 3
5.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp 3
5.2.1 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp 3
5.2.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra 4
6 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU .6 1.1 Khái quát về thương hiệu 6
1.1.1 Khái niệm thương hiệu 6
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu 7
1.1.3 Vai trò, chức năng của thương hiệu với doanh nghiệp 8
1.2 Khái niệm và cấu trúc của hệ thống nhận diện thương hiệu 10
1.2.1 Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu 10
1.2.2 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu 10
1.2.3 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu 11
1.3 Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu 11
1.3.1 Nghiên cứu – Phân tích và Lập Chiến lược Thương hiệu 11
1.3.2 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 12
Trang 41.3.3 Tổ chức áp dụng bộ nhận diện thương hiệu và lựa chọn kênh truyền tải bộ
nhận diện thương hiệu 14
1.3.4 Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện 15
1.3.5 Điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX TÂN ĐẠT 17
2.1 Khái quát tình hình của công ty cổ phần inox Tân Đạt 17
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần inox Tân Đạt 17
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đặc điểm nguồn lực của công ty cổ phần inox Tân Đạt 18
2.1.3 Thị trường và khách hàng mục tiêu của công ty cổ phần inox Tân Đạt 20
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần inox Tân Đạt ((2012 – 2014) 22
2.2 Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu và quá trình xây dựng thương hiệu của công ty cổ phần inox Tân Đạt 22
2.2.1 Hệ thống nhận diện thương hiệu của Tân Đạt 23
2.2.2 Tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu 26
2.3 Kết luận chung về hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần inox Tân Đạt 29
2.3.1 Thành công 29
2.3.2 Những tồn tại 29
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NHẬN DIÊN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INOX TÂN ĐẠT 31
3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần inox Tân Đạt 31
3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh 31
3.1.2 Định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu 31
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần inox Tân Đạt 33
3.2.1 Nhóm giải pháp về thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu 33
3.2.2 Nhóm giải pháp về áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu 34
Trang 53.3 Một số kiến nghị 35 KẾT LUẬN 37 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng2.1: Kết cấu nguồn vốn tại công ty trong năm 2014 19Bảng 2.2: Số liệu thống kê trình độ nhân lực của công ty (2012-2014) 20Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty từ 2012-2014 22
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu 13
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18
Hình 2.2 Mức độ phân biệt và nhận biết tên thương hiệu của khách hàng 24
Hình 2.3: Logo của công ty cổ phần inox Tân Đạt 24
Hình 2.4 Khả năng nhận biết logo công ty của khách hàng 25
Hình 2.6 Hình ảnh trang web công ty cổ phần inox Tân Đạt 28
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự hội nhậpngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã đem lại cho các doanh nghiệp trongnước rất nhiều cơ hội phát triển Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp phảikhông ít những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua Sự cạnh tranh trong nước đã khốcliệt, nay lại càng khốc liệt hơn bởi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài
Có thể nói, ngày nay “Thương hiệu” đã trở thành một câu cửa miệng của cácdoanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọnsản phẩm của người tiêu dùng Bên cạnh đó, thương hiệu đã trở thành đề tài nghiêncứu nóng hổi của các chuyên gia cũng như trở thành trào lưu quốc tế
Với từ khóa “Thương hiệu”, công cụ tìm kiếm Google đã cho ra kết quả với74.700.000 nội dung liên quan trong vòng 0,12 giây Điều này là minh chứng rõ ràngnhất cho việc Thương hiệu đang ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm mộtcách sâu sắc tại Việt Nam
Công ty cổ phần inox Tân Đạt được thành lập năm 2010, hoạt động với chứcnăng chính là cung cấp các nguyên vật liệu inox, dịch vụ về thiết kế, thi công, lắp đặtcác công trình liên quan đến inox Mặc dù công ty đã đạt được những thành công nhấtđịnh nhưng vẫn còn gặp những khó khăn nhất định trong việc xây dựng hình ảnh củamình, đặc biệt là hoạt động thiết kế, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty cổ phần inox Tân Đạt đã cho thấy thành công, tồn tại cơ bản trong công tácthiết kế, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu trong những năm qua Mặc dù hiệnnay công ty đã và đang quan tâm chú ý tới công tác này nhưng chưa thực sự hiệu quả
Từ đó cho thấy sự cấp thiết phải có những giải pháp để hoàn thiện hệ thống nhận diệnthương hiệu giúp doanh nghiệp hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trường Vì vậy tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu tại công ty cổ phần inox Tân Đạt ” cho khóa luận tốt nghiệp cuả mình.
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trang 9Hệ thống nhận diện thương hiệu là vấn đề quen thuộc với tất cả các doanhnghiệp Viêt Nam Thông qua quá trình tìm hiểu của bản thân tác giả, tác giả thấy cókhá nhiều các chuyên đề, luận văn liên quan đến nội dung này như sau:
Cuốn sách “ Thương hiệu với nhà quản lý” của tác giả Nguyễn Quốc Thịnh,Nguyễn Thành Trung – NXB Lao động – Xã hội
Đây là một trong những cuốn sách viết về các nội dung của quản trị thương hiệuđược nhiều học viên và giới doanh nghiệp quan tâm Cuốn sách đã cung cấp nhữngkiến thức nhất định về xây dựng và quản trị thương hiệu trên cơ sở tập hợp từ cácnguồn khác nhau Cuốn sách đã phân tích những kinh nghiệm, nhận định về chiến lượcxây dựng, quản trị thương hiệu của các doanh nghiệp thành công để đưa ra mô hìnhkhái quát nhất về quản trị thương hiệu
Bài giảng “ Quản trị thương hiệu” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
Tài liệu này đã nêu đầy đủ các nội dung của quản trị thương hiệu, là tài liệuchính thống cho học phần quản trị thương hiệu tại Đại học Thương mại Tài liệu nàycung cấp những kiến thức nền tảng về quản trị thương hiệu cho sinh viên
Luận văn “ Nghiên cứu và phác thảo hệ thống nhận diện thương hiệu trường Đạihọc Thương mại” của Đào Thị Dịu
Luận văn “ Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu bánh kem xốp của công
ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu” của Nguyễn Trọng Đức Nguồn doc.edu.vn
Luận văn “ Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu ngân hàngthương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đà Nẵng” nguồn thuvien24.com
Các công trình nêu trên tuy đã có những thành công bước đầu, tuy nhiên quảntrị thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu là một lĩnh vực còn rất mới mẻ vàphức tạp, chính vì thế nó cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn Công ty cổ phầninox Tân Đạt chưa có đề tài nào đề cập đến vần đề hoàn thiện hệ thống nhận diệnthương hiệu Đề tài tác giả đề xuất là duy nhất và không bị trùng lặp với các đề tàikhác Vì vậy tác giả xin được đề xuất đề tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thươnghiệu cho công ty cổ phần inox Tân Đạt”
3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệthống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần inox Tân Đạt trong thời gian tới
Trang 10Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đề tài xác định có 3 nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Mục tiêu: Thu thập nhiều loại thông tin về các chỉ tiêu đánh giá hệ thống nhậndiện thương hiệu của công ty
Phương pháp tiến hành: Thu thập thông tin từ cáo báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, kết cấu nguồn vốn, thống kê trình độ nhân lực của công ty từ năm 2012-2014
Nguồn: các dữ liệu từ phòng tổ chức và phòng tài chính- kế toán của công ty
5.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp
Mục tiêu: Đánh giá hệ thống nhận diện của công ty.
Phương pháp tiến hành: Phỏng vấn, phát phiếu điều tra
5.2.1 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn nhằm tìm hiểu về hoạt động thiết kế, xây dựng,
tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu tại doanh nghiệp trong những nămvừa qua cũng như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp đối với hoạtđộng này Cuộc phỏng vấn tiến hành vào 26/1/2015 tại công ty cổ phần inox Tân Đạtvới sự tham gia của ông Nguyễn Xuân Thủy, giám đốc công ty
Các bước tiến hành
Trang 11Bước 1 Xác định mục đích và nội dung cụ thể cần nghiên cứu: Trước khi tiến
hành phỏng vấn tác giả đã xác định được rõ mục đích phỏng vấn là hướng tới cácthông tin dữ liệu về công tác thiết kế, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu củacông ty cổ phần inox Tân Đạt Đây là thông tin chung nhất, mang tính tổng hợp, cáinhìn từ bên trong doanh nghiệp mà cụ thể là từ phía các nhà quản trị
Bước 2 Thiết kế phiếu hỏi:Các câu hỏi được thiết kế sao cho sát nhất với vấn
đề quản trị thương hiệu, xây dựng thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Sử dụngnhiều thuật ngữ chuyên ngành Qua đó sẽ đánh giá được mức độ quan tâm và nhậnthức của lãnh đạo công ty về vấn đề hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Câuhỏi mang tính bóc tách và có mối liên hệ logic với nhau đi từ cơ cấu tổ chức đến cácnguồn lực, thực trạng hệ thống nhận diện và các phương hướng, giải pháp để hoànthiện hoạt động này
Bước 3 Tiến hành phỏng vấn: Các câu hỏi được tiến hành từ việc hỏi - trả lời
kết hợp với các gợi mở, gợi ý của tác giả Các câu hỏi có thể không được thực hiệntheo tuần tự, có thể theo bố cục trong câu hỏi của người được phỏng vấn Các câu hỏi
có thể đan xen nhau, giúp cho người phỏng vấn có thể trả lời đầy đủ nhất Một số câutrả lời có liên quan đến số liệu tác giả chỉ yêu cầu số liệu ước tính, số liệu tương đối vàsau đó tìm nguồn thông tin bổ sung cho câu trả lời
Bước 4 Xử lý: Thông tin thu được chủ yếu là ghi chép nhanh của tác giả Các
dữ liệu được chắt lọc, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm rút ra các kết luậntổng quả nhất về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động xây dựng, thiết kế hệthống nhận diện thương hiệu của công ty
5.2.2 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được sử dụng gồm một số câu hỏi trắc nghiệm đơn giản, dễ trảlời, có nội dung xoay quanh vấn đề đánh giá của khách hàng về hệ thống nhận diệnthương hiệu của công ty Đó là những thông tin liên quan đến các thành tố thươnghiệu, cách mà công ty áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu trong kinh doanh Cónhững câu hỏi trực tiếp vào nội dung quan tâm, có những câu hỏi mang tính trắcnghiệm để kiểm tra độ chính xác của các thông tin chính cần thu thập Chi tiết bảngcâu hỏi có trong phần phụ lục của chuyên đề
Trang 12Kết quả thu thập được thông qua điều tra bằng bảng hỏi Do hạn chế về thời gian
và nguồn lực nên mẫu phiếu điều tra phát ra cho 50 đối tượng khách hàng khác nhau
Cách thức tiến hành:
Bước 1 Xác định mục đích và nội dung cụ thể cần nghiên cứu: việc sử dụng
phiếu điều tra nhằm phỏng vấn các đối tượng được lựa chọn, thu thập các thông tin, dữliệu là cái nhìn khách quan và tổng quan nhất về hệ thống nhận diện thương hiệu củacông ty cổ phần inox Tân Đạt
Bước 2 Thiết kế câu hỏi: đây là bước rất quan trọng, một phiếu phỏng vấn có
chất lượng cao trước hết phải được xây dựng từ hệ thống các câu hỏi được sắp xếptheo logic, chặt chẽ về phương pháp luận Tác giả đã thiết kế phiếu phỏng vấn gồm 10câu hỏi, được bố cục chặt chẽ, xoay quanh những vấn đề cơ bản về thực trạng hệ thốngnhận diện thương hiệu của công ty cổ phần inox Tân Đạt
Bước 3 Tiến hành điều tra: Đối tượng được lựa chọn tham gia điều tra bao gồm
50 khách hàng của công ty
Trước khi tiến hành phỏng vấn tác giả đã giới thiệu với các đối tượng tham gia
về mục đích và yêu cầu khi làm phiếu, để họ trả lời trung thực và đáp ứng yêu cầu củanghiên cứu Hướng dẫn cụ thể cách thức trả lời, có thể đọc qua từng câu, giải thích rõmột số thuật ngữ được sử dụng để người trả lời hiểu rõ và trả lời chính xác nhất
Bước 4 Xử lý: tác giả đã tiến hành 2 bước xử lý.
Xử lý thô: chọn lọc phiếu trả lời trung thực, đúng yêu cầu, loại bỏ các phiếukhác (chẳng hạn các phiếu trả lời không trung thực, không hợp logic, hoặc chọn nhiềuđáp án trong 1 câu…)
Xử lý tinh: Tổng hợp tỉ lệ % câu trả lời và rút ra các phán đoán và kết luận
Trang 13Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần inox Tân Đạt
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 1.1 Khái quát về thương hiệu
1.1.1 Khái niệm thương hiệu
Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đã được nhắc đến rất nhiều trong các tài liệu,sách báo, phương tiện thông tin đại chúng và trong cuộc sống hàng ngày Mỗi ngườiđều có những cách hiểu khác nhau và đều cảm nhận được vai trò nào đó của thươnghiệu.Trong văn bản pháp luật của Việt Nam, khái niệm thương hiệu không được địnhnghĩa cụ thể mà chỉ có những thuật ngữ liên quan khác như nhãn hiệu hàng hóa, tênthương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ và kiểu dáng công nghiệp
Tại Việt Nam xuất hiện khá nhiều các quan điểm khác nhau về thương hiệu, tiêubiểu là 4 quan điểm sau:
Quan điểm 1- Thương hiệu là nhãn hiệu
Theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ có sửa đổi bổ sung năm 2009, “Nhãn hiệu” làdấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình bachiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, cókhả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụcủa chủ thể khác Theo quan điểm này thì thương hiệu hoàn toàn không có gì khác biệt
so với thương hiệu Tuy nhiên thương hiệu rộng hơn nhãn hiệu Thương hiệu chính làkhông đơn thuần chỉ các dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà cao hơn đó là hìnhảnh về hàng hóa hoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, gắn liềnvới chất lượng hàng hóa và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp
Quan điểm 2- Thương hiệu là nhãn hiệu đã được bảo hộ và đã nổi tiếng
Theo quan điểm này đưa ra thì chỉ có các nhãn hiệu đã được đăng ký mới có thểmua đi bán lại và gọi là thương hiệu Các nhãn hiệu chưa được đi đăng ký thì khônggọi là nhãn hiệu
Quan điểm 3- Thương hiệu là khái niệm chỉ chung các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ
Quan điểm này hiện đang được rất nhiều người thuộc trường phái phát triển tàisản trí tuệ ủng hộ Tuy nhiên hạn chế của nó chính là một nhãn hiệu có thể bao gồm cảtên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu có thể được xây dựng trên cơ sở phầnphân biệt trong tên thương mại Chính vì vậy nếu hiểu ý nghĩa thương hiệu theo quan
Trang 15điểm này, vô hình chung ta sẽ bỏ qua tầm khái quát của khái niệm thương hiệu và ý
nghĩa to lớn của thương hiệu đối với doanh nghiệp và sản phẩm
Quan điểm 4 - Thương hiệu là dành cho doanh nghiệp còn nhãn hiệu là dành cho hàng hóa.
Hạn chế của quan điểm này là nhiều nhãn hiệu mà người tiêu dùng chỉ biết đếntên sản phẩm chứ thường không nhớ được tên doanh nghiệp sản xuất Câu hỏi đượcđặt ra đâu mới là thương hiệu? Đâu mới là thương hiệu và đâu mới là nhãn hiệu hànghóa của một doanh nghiệp
Có rất nhiều các khái niệm về thương hiệu đã được đưa ra Mỗi khái niệm đềuthể hiện quan điểm nhìn nhận từ những góc độ khác nhau Tuy nhiên trong khuôn khổnghiên cứu của đề tài tác giả lựa chọn khái niệm dưới đây được coi là khái quát và sátvới đòi hỏi và mục tiêu nghiện cứu của đề tài:
"Thương hiệu một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, phân biệt doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng mục tiêu và công chúng"
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm tốt và ổn định là một yếu tố đương
nhiên cho sự tồn tại của sản phẩm đó trên thị trường Sản phẩm của doanh nghiệpkhông có chất lượng, không có sự khác biệt so với đối thủ cạnh trang thì sẽ không thuhút được khách hàng trên thị trường
Chức năng của sản phẩm: Một sản phẩm có chức năng chính và chức năng kèm
theo Sản phẩm có nhiều chức năng sẽ mang lại cho khách hàng sự cảm nhận toàn diện
về thương hiệu
Khả năng chăm sóc khách hàng: Cuộc trò chuyện với khách hàng phải thân thiết
như những người bạn Cuộc đối thoại sẽ trở nên tin cậy và đầy thuyết phục Để làm đượcđiều đó cần hiểu rõ khách hàng Khách hàng cần gì? Họ cảm thấy như thế nào?
Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Doanh nghiệp có uy tín trên thị trường
là doanh nghiệp đã được nhiều người biết đến, đã tiến đến một thương hiệu thực sự vàvượt xa một cái tên, làm khách hàng yên tâm và hài lòng hơn khi sử dụng sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp
Trang 16Tình hình của doanh nghiệp: là khả năng về nguồn lực, tài chính cũng như nhân
sự để thực hiện tốt các tác nghiệp về thương hiệu Như tiến hành thiết kế hệ thống,hoạt động truyền thông, quảng bá cho hình ảnh
Các yếu tố ngoài doanh nghiệp
Xu hướng người tiêu dùng: Thương hiệu mạnh là thương hiệu được nhiều người
biết đến và sử dụng Muốn được nhiều người biết đến và sử dụng thì doanh nghiệp cầntạo ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của kháchhàng Các trung tâm thương mại hiện nay đang áp dụng chiến lược vừa mua sắm vừavui chơi, đánh vào tâm lý khách hàng muốn được vui vẻ khi mua sắm
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của
doanh nghiệp Giả sử t doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn, trong ngành lại xuấthiện một đối thủ, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị chiếm dần thị phần của doanh nghiệp.Hoặc đối thủ cạnh tranh có hành động không tốt ảnh hưởng đến hình ảnh của doanhnghiệp, gây ra những rủi ro trong kinh doanh
1.1.3 Vai trò, chức năng của thương hiệu với doanh nghiệp
Nhận biết và phân biệt thương hiệu
Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu, khả năng nhậnbiết được của thương hiệu là yếu tố không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng mà còncho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của mình Thông quathương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa củadoanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác Thương hiệu cũng đóng vai trò quantrọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp Mỗi hàng hóa mang thươnghiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhấtđịnh nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của nhữngtập hợp khách hàng khác nhau Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năngphân biệt càng trở nên quan trọng Mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làmgiảm uy tín và cản trở sự phát triển của thương hiệu, trong thực tế lợi dụng sự dễ nhầmlẫn của các dấu hiệu tạo nên thương hiệu, nhiều doanh nghiệp có ý đồ xấu đã tạo ranhững dấu hiệu gần giống với thương hiệu nổi tiếng để cố tạo ra sự nhầm lẫn chongười tiêu dùng
Thông tin và chỉ dẫn
Trang 17Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông quanhững hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biếtđược phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa Những thông tin về nơisản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào đượcthể hiện qua thương hiệu Nói chung thông tin mà thương hiệu mang đến luôn rấtphong phú và đa dạng Vì vậy các thương hiệu cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể và cóthể nhận biết, phân biệt nhằm tạo ra sự thành công cho một thương hiệu.
Tạo sự cảm nhận và tin cậy
Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưuviệt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn màthương hiệu đó mang lại Sự cảm nhận của người tiêu dùng không phải tự nhiên mà
có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi,biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng Cùng mộthàng hóa, dịch vụ nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộcvào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào sự trải nghiệm củangười sử dụng Một thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậyđối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó
Chức năng kinh tế
Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng Thương hiệu đượccoi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp Giá trị của thương hiệu rất khóđịnh đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bánđược nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn
Các lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại: Tăng doanh số bán hàng.Thắt chặt
sự trung thành của khách hàng Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp
Mở rộng và duy trì thị trường Tăng cường thu hút lao động và việc làm.Tăng sảnlượng và doanh số hàng hóa Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiềnmua uy tín của sản phẩm Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn tớităng trưởng cho kinh tế nói chung
Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Khi một thương hiệu đã
được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực
dễ nhận thấy Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi
Trang 18đó là một chủng loại hàng hóa mới; tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trườngđối với các thương hiệu mạnh Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giácao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ Ngoài ra mộtthương hiệu mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổbiến kinh nghiệm của chính những người tiêu dùng).
Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định
cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện
và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng Khi đãmang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanhnghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi chodoanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sứccạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp
1.2 Khái niệm và cấu trúc của hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.1 Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu
“Hệ thống nhận diện thương hiệu” là tập hợp của câc thành tố thương hiệu và
sự thể hiện của chúng trên môi trường khác nhau
Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễnhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc văn hóariêng Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một hệ thống nhận diện thươnghiệu là tính đại chúng
1.2.2 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
Tạo ra các điểm nhận biết và phân biệt thương hiệu: Hệ thống nhận diện
thương hiệu tạo ra các điểm tiếp xúc thương hiệu quan trọng, tạo dấu ấn và khả năngghi nhớ thương hiệu Ví dụ khi nhận viên bán hàng mặc đồng phục có thể hiện hệthống nhận diện như tên, logo, slogan, màu sắc khách hàng cũng có thể ghi nhớ khimua hàng
Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm: Các thành tố
thương hiệu đều mang một ý nghĩa riêng Ví dụ tên của doanh nghiệp thể hiện lĩnh vựchoạt động, tên sản phẩm có thể nói lên tính năng, chất lượng về sản phẩm
Trang 19Tạo cảm nhận, góp phần thiết lập cá tính thương hiệu: Hệ thống nhận diện
thương hiệu tạo nên sự nhất quán trong quá trình tiếp xúc và cảm nhận Hình thành cátính riêng qua sự thể hiện, qua các hoạt động
Hệ thống nhận diện là một yếu tố văn hóa của doanh nghiệp: Tạo nên sự gắn
kết giữa các thành viên, niềm tự hào chung của tất cả mọi người trong doanh nghiệp
Luôn song hành cùng sự phát triển của thương hiệu: Thương hiệu không thể
phát triển nếu không có hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống có thể thay đổi, làmmới thường xuyên để củng cố thêm hình ảnh của doanh nghiệp
1.2.3 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ: Chủ yếu được sử dụng trong nội bộ( biển tên và chức danh Các ấn phẩm nội bộ, trang phục, vị trí làm việc )
Hệ thống nhận diện ngoại vi: Chủ yếu sử dụng trong các giao tiếp với bên ngoài( card, cataloge, tem, nhãn, biển hiệu quảng cáo )
Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện
Hệ thống nhận diện tĩnh: Thường ít dịch chuyển, biến động ( biển hiệu, biểnquảng cáo tấm lớn, điểm bán, biểu mẫu, dụng cụ )
Hệ thống nhận diện động: Thường dịch chuyển, thay đổi ( tem nhãn, ấn phẩmtruyền thông, chương trình quảng cáo, card, bì thư )
Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện
Hệ thống nhận diện gốc: Là các thành tố cốt lõi ( tên, logo, slogan, biển hiệu, ấnphẩm chính, card, bì thư )
Hệ thống nhận diện mở rộng: Các điểm nhận diện bổ sung ( sản phẩm quảngcáo, poster, )
1.3 Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
1.3.1 Nghiên cứu – Phân tích và Lập Chiến lược Thương hiệu
Sáng tạo hay thay đổi diện mạo của thương hiệu là một cam kết mang tính dàihạn Cũng giống như bất kỳ quyết định kinh doanh nào khiến doanh nghiệp gắn bó lâudài, bước đầu tiên luôn là nghiên cứu Không có nghiên cứu, các quyết định sẽ thiếutính thực tế và trở nên mạo hiểm
Nghiên cứu là một bước gồm hai phần, được tiến hành khi bắt đầu phát triển hệthống nhận diện thương hiệuchiến lược Phần thứ nhất là nghiên cứu nội bộ doanh
Trang 20nghiệp và phần còn lại là nghiên cứu khách hàng và thị trường bên ngoài Ở khía cạnhnội bộ, để xác định rõ hoạt động kinh doanh cũng như điểm khác biệt trên thị trường,doanh nghiệp cần cân nhắc từ sản phẩm hiện tại, dịch vụ, giá cả, chiến lược bán hàngcho đến truyền thông marketing
Thông qua nghiên cứu nội bộ, tìm hiểu được suy nghĩ của doanh nghiệp vềchính bản thân họ Tiếp đó, cần phải tìm hiểu suy nghĩ của khách hàng hiện tại và tiềmnăng Trước tiên cần phân chia thị trường rộng lớn thành các phân khúc cụ thể làmtrọng tâm cho đối tượng khách hàng mục tiêu Sau đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ bakhía cạnh quan trọng trong cảm nhận của từng phân khúc thị trường:
Khách hàng hiện tại và tiềm năng nghĩ gì về thương hiệu của bạn?
Họ cảm nhận thế nào khi là người tiêu dung sản phẩm, dịch vụ của bạn?
Họ nghĩ thế nào về đối thủ cạnh tranh của bạn?
Một Dự án Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn bắt đầu bằng nhữngnghiên cứu về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng từ đó những ý tưởngsáng tạo được hình thành như:
Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi , biểu tượng (logo), màu sắc đặc
trưng , kiểu chữ, bố cục và các yếu tố khác
Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu
mang đến cho người tiêu dùng
Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng
thương hiệu có thể mang lại những lợi ích nói trên
Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được sử dụng
như khẩu quyết tiếp thị
Kết quả cuối cùng của bước 1 là định hướng chiến lược của dự án Tất cả những
ý tưởng, hình ảnh, thông điệp, đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất
dự án
1.3.2 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Dựa vào các nghiên cứu về nội bộ doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường, tậpkhách hàng, từ đó đưa ra mẫu thiết kệ nhận diện phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của hệthống nhận diện thương hiệu về logo, các kênh truyền tải Những thiết kế cơ bản hoàntất sẽ được thuyết trình với khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích
Trang 21hợp nhất Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạngmục thiết kế của dự án.
Trang 22Hình 1.1 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Bước 1: Xác định phương án và mục tiêu của thương hiệu
Đây là bước khởi đầu rất quan trọng Phương án và mục tiêu phải thống nhấtngay từ đầu Mục tiêu đầu tiên đặt ra cho hệ thống nhận diện là tránh trùng lặp, có khảnăng phân biệt cao, dễ nhớ, có tính thẩm mĩ, dễ đăng ký bảo hộ
Bước 2: Khai thác nguồn sáng tạo để thiết kế yếu tố thương hiệu
Cần có kế hoạch cụ thể để phát huy tối đa các nguồn sáng tạo, hạn chế chi phícũng như thời gian cho bước này Mọi yêu cầu về thương hiệu đặt ra cần chi tiết, chặtchẽ Doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo thương hiệu hoặc mời cácchuyên gia tư vấn, thiết kế hệ thống nhận diện
Bước 3: Xem xét và lựa chọn các phương án thiết kế thương hiệu
Xác định phương án và mục tiêu của thương hiệu
Khai thác nguồn sáng tạo để thiết kế yếu tố thương hiệu
Xem xét và lựa chọn các phương án thiết kế thương hiệu
Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp gây nhầm lẫn
Thăm dò phản ứng của người tiêu dùng về thương hiệu
Lựa chọn phương án cuối cùng
Trang 23Khi đã có các phương án cần xem xét để chọn ra phương án tối ưu nhất, thỏamãn nhiều nhất các yêu cầu đề ra Yêu cầu nào quan trọng nhất thì cần thỏa mãn trước.
Có thể xác định hệ số quan trọng của các tiêu chí đặt ra để lựa chọn
Bước 4: Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp gây nhầm lẫn
Bước này nhằm xác định xem các yếu tố trong hệ thống nhận diện có bị trùnglặp hoặc gần giống với các yếu tố của công ty khác đã đăng ký bảo hộ hay không.Thiếu cân nhắc hoặc sơ suất có thể dẫn đến rủi ro trong đăng ký thương hiệu
Bước 5: Thăm dò phản ứng của người tiêu dùng về thương hiệu
Để thương hiệu nhanh chóng đến được với khách hàng, doanh nghiệp cần thăm
dò ý kiến khách hàng qua các chương trình giao tiếp cộng đồng, lấy phiếu điều tra Nộidung của bước này là phải biết được phản ứng của người tiêu dùng đối với hệ thốngnhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
Bước 6: Lựa chọn phương án cuối cùng
Sau khi lựa chọn những phương án đáp ứng nhiều nhất các yêu cầu quan trọng
và sau khi thăm dò ý kiến người tiêu dùng, doanh nghiệp đưa ra phương án lựa chọntối ưu nhất để mang lại hiệu quả cao nhất
1.3.3 Tổ chức áp dụng bộ nhận diện thương hiệu và lựa chọn kênh truyền tải bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi thiết kế hệ thống nhận diện, công việc bảo hộ được coi là 1 bước antoàn cho doanh nghiệp khi triển khai dự án Hệ thống nhận diện ( tên, logo, slogan…)cần được bảo hộ về mặt pháp lý, tránh xâm phạm thương hiệu
Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản Cácthiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu
và cả những tư vấn cho khách hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế Hỗ trợ kháchhàng trong việc chọn lựa nhà cung ứng và giám sát trong quá trình sản xuất được sửdụng trên tất cả các hoạt động tác nghiệp, các công cụ làm việc…
Các công việc cụ thế áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu:
Hoàn thiện biển hiệu, trang trí các điểm bán thể hiện đầy đủ bộ nhận diệnthương hiệu, đó là các điểm tiếp xúc khách hàng hiệu quả
In ấn các ấn phẩm ( cataloge, tờ rơi, poster, card…)
Trang 24Hoàn thiện bao bì hàng hóa, áp dụng bao bì mới: Bao bì truyền tải thông tin sảnphẩm, về doanh nghiệp Công cụ truyền tải thông điệp tốt nhất từ doanh nghiệp đếnvới người tiêu dùng.
Triển khai trang phục, các yếu tố nhận diện tĩnh: Đồng bộ hóa bộ nhận diện ởtrang phục, biển hiệu trong công ty, cốc, chìa khóa… tạo sự gắn kết trong công ty
Thông tin về hệ thống nhận diện mới: Cần thông tin về các thay đổi trong hệthống nhận diện, đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến gần với khách hàng
Yêu cầu khi tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu:
Thứ nhất: Đảm bảo tính nhât quán, đồng bộ Tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữacác hoạt động tác nghiệp và toàn thể nhân viên trong công ty Sự thống nhất tạo sự ghinhớ nhanh chóng, ấn tượng dễ dàng hơn với khách hàng Thứ hai: Tuân thủ theohướng dẫn được chỉ định Để mọi việc trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất Thứba: Đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng Thứ tư: Nâng cao khả năng thấu hiểu vàtruyền thông thương hiệu Thứ năm: Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai
Lựa chọn các kênh truyền tải hệ thống nhận diện thương hiệu:
Các kênh truyền tải có 2 kênh chính Truyền thông tĩnh ( biển hiệu, đồng phục,các tài liệu văn phòng…) Truyền thông động bao gồm các chương trình xúc tiến
1.3.4 Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện
Kiểm soát tất cả các nội dung và bộ phận trong triển khai hệ thống nhận diệnthương hiệu
Đối chiếu cụ thể với các quy định về hệ thống nhận diện
Xác định những sai sót cần phải điều chỉnh và tập hợp theo từng nội dung riêng
để có phương án điều chỉnh
Quy định trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp theo dõi quá trình triển khai hệthống nhận diện thương hiệu
Ứng phó với các tình huống phát sinh từ bên ngoài
1.3.5 Điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu
Vì sao cần điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu? Có 3 lý do.Thứ nhất là để thu hút sự chú ý Thương hiệu được làm mới sẽ kích thích trí tò mòmuốn tìm hiểu của người tiêu dùng? Khách hàng sẽ tự hỏi tên mới, logo mới có ýnghĩa gì? Thứ hai là để phù hợp với chiến lược phát triển và truyền thông thương hiệu
Trang 25Làm mới cũng là một cách tránh xâm phạm thương hiệu Đối thủ sẽ không dễ dànglàm giả, làm nhái, cắp đi thương hiệu của doanh nghiệp.
Kỹ thuật điều chỉnh, làm mới hệ thống:
Điều chỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện thương hiệu (điều chỉnh màu sắc theo màu nền, thay đổi cách thể hiện thương hiệu trên ấn phẩm…)
Điều chỉnh các chi tiết của hệ thống nhận diện thương hiệu (hiệu chỉnh một sốhọa tiết logo, rút gọn tên thương hiệu, bổ sung họa tiết…)
Bổ sung, hoán vị thương hiệu (bổ sung thương hiệu phụ, dịch chuyển vai trò chính/phụ, hoán vị thương hiệu)
Chuyển ngữ thành tố thương hiệu…