xác định kế toán bán hàng, bồi dưỡng nhân lực khách sạn, xây dựng sổ tay chất lượng, yếu tố môi trường kinh doanh, giải pháp kế toán hoàn thiện, phân tích thống kê doanh thu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nội dung 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 CCDC Công cụ dụng cụ 3 ĐVT Đơn vị tính 4 GBC Giấy báo có 5 GBN Giấy báo nợ 6 GTGT Giá trị gia tăng 7 NK Nhập kho 8 NT Ngày tháng 9 NVL Nguyên vật liệu 10 PTKT Phát triển kinh tế 11 SH Số hiệu 12 TSCĐ Tài sản cố định 13 XK Xuất kho MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .1 MỤC LỤC .2 PHẦN MỞ ĐẦU .5 SV:Trần Thùy Anh - 1 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 7 1.1. Khái niệm nguyên vật liệu 7 1.2. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất 7 1.3. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu .7 1.4. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu .8 2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 9 2.1. Phân loại nguyên vật liệu 9 2.2. Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế .11 3. Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu 15 3.1. Yêu cầu hạch toán chi tiết NVL 15 3.2. Chứng từ kế toán sử dụng .15 4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 17 4.1. Tài khoản kế toán sử dụng 17 4.2. Phương pháp kế toán .18 PHẦN II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM TÙNG CHI 19 1.Tổng quan về công ty TNHH TM Tùng Chi .19 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM Tùng Chi .19 1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Tùng Chi. .20 1.3.Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh chính của công ty TNHH TM Tùng Chi .23 1.3.1.Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất .23 1.3.2.Quy trình công nghệ sản xuất .23 1.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán của Công ty TNHH TM Tùng Chi 24 SV:Trần Thùy Anh - 2 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội 2. Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH TM Tùng Chi 25 2.1.Hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng 25 2.1.1. Hình thức kế toán tại Công ty TNHH TM Tùng Chi .25 2.1.2. Quy trình hạch toán của hình thức chứng từ ghi sổ .25 2.2. Quy trình hạch toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH TM Tùng Chi .27 2.3.Kế toán nhập NVL, CCDC 28 2.3.1.Tính giá NVL, CCDC theo giá thực tế nhập kho tại Công ty TNHH TM Tùng Chi .28 2.3.2.Thủ tục chứng từ nhập NVL, CCDC tại Công ty TNHH TM Tùng Chi .29 2.3.3. Phương pháp lập bảng kê nhập VL, CCDC .33 2.4. Kế toán xuất NVL, CCDC 35 2.4.1. Phương pháp tính giá NVL, CCDC thực tế xuất kho .35 2.4.2.Thủ tục, chứng từ xuất NVL, CCDC tại Công ty TNHH TM Tùng Chi .35 2.4.3 Phương pháp lập bảng kê xuất VL, CCDC .38 2.5.Kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH TM Tùng Chi .40 2.5.1.Phương pháp ghi thẻ kho tại Công ty TNHH TM Tùng Chi 40 2.5.2.Phương pháp lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn tại Công ty TNHH TM Tùng Chi 43 2.5.3. Phương pháp lập sổ chi tiết NVL, CCDC tại Công ty TNHH TM Tùng Chi 45 2.5.4. Lập sổ thanh toán với người bán tại Công ty TNHH TM Tùng Chi . .47 2.5.5. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC tại Công ty TNHH TM Tùng Chi.48 PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY TNHH TM TÙNG CHI 1. Nhận xét về thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH TM Tùng Chi .54 1.1. Ưu điểm .54 SV:Trần Thùy Anh - 3 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội 1.2 Nhược điểm 55 2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng kế toán NVL, CCDC.56 KẾT LUẬN .58 Danh mục tài liệu tham khảo 60 SV:Trần Thùy Anh - 4 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây khi mà nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã và đang trên đà phát triển đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để theo kịp xu hướng phát triển của khu vực và trên thế giới và đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Vấn đề nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là vấn đề mà doanh nghiệp hết sức quan tâm tới. Việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào, trong đó có nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế cũng như được thực tập tại Công ty, với những kiến thức đã được học tại nhà trường, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Vũ Thị Vân Anh và ban lãnh đạo, cùng toàn thể nhân viên phòng kế toán công ty, em đã chọn đề tài : “ Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH và TM TÙNG CHI” là chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo của em do được hoàn thành trong thời gian ngắn với những kiến thức còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy bản báo cáo này không thể tránh khỏi những vướng mắc và khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các thành viên của phòng kế toán công ty. Em xin cảm ơn ! Báo cáo chuyên đề gồm 3 chương: PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP, XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TM TÙNG CHI PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY TNHH TM TÙNG CHI. SV:Trần Thùy Anh - 5 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội Do kiến thức và lý luận thực tế hiểu biết chưa nhiều nên trong bài viết của mình còn nhiều hạn chế và thiêu sót. Em rất mong được thầy giáo và các cán bộ trong Công ty chỉ bảo thêm để có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! SV:Trần Thùy Anh - 6 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm nguyên vật liệu Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất. Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là bộ phận cơ bản cấu thành thực thể sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao và chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm. Chi phí về các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, tăng cường công tác quản lý kế toán nguyên vật liệu đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu qủa vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng nguyên vật liệu có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. 1.3. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu Quản lý vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi và mức độ quản lý cũng khác nhau, công tác quản lý vật liệu là nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm giảm bớt sự hao phí nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất. SV:Trần Thùy Anh - 7 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý, xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý vật liệu, xuất phát từ chức năng của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Thực hiện đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tham gia vào phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, thanh toán với người bán, người cung cấp, tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất. 1.4. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu. Kế toán là công cụ phục vụ cho việc quản lý nguyên vật liệu, nó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nguyên vật liệu. Xuất phát từ yêu cầu quản lý vật liệu và từ vai trò và vị trí của kế toán đối với công tác quản lý kế toán tài chính trong doanh nghiệp sản xuất, vai trò của kế toán nguyên vật liệu được thể hiện như sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập, xuất và tồn nguyên vật liệu, tính giá thực tế của nguyên vật liệu đã thu mua và mang về nhập kho nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng chủng loại cho quá trình sản xuất. - Áp dụng đúng đắn các phương pháp kỹ thuật hạch toán nguyên vật liệu, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân SV:Trần Thùy Anh - 8 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội chuyển chứng từ .) mở các sổ sách, thẻ kế toán chi tiết, thực hiện hạch toán đúng phương pháp, quy định nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý kế toán trong phạm vi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu, kiểm tra tình hình nhập, xuất, phát hiện và ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu xảy ra và đề xuất các biện pháp xử lý về nguyên vật liệu như: thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, mất mát, hư hao . tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. - Tham gia kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu theo chế độ mà nhà nước đã quy định, lập các báo cáo về vật tư, tiến hành phân tích vê tình hình thu mua, dự trữ, quản lý, sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu nhằm phục công tác quản lý nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, hạ thấp chi phí sản xuất toàn bộ. 2.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 2.1. Phân loại nguyên vật liệu. Trong thực tế quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, đặc trưng thông dụng nhất để phân loại vật liệu và vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất và yêu cầu quản lý. Theo đặc trưng này, vật liệu được chia thành các loại sau: - Nguyên liêu, vật liệu chính: là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ… không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. SV:Trần Thùy Anh - 9 - Lớp CD7KE4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHTNMT HàNội - Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoại, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được hoàn thiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xất, kinh doanh tạo điều kiện cho quy trình chế tạo sản phẩm diễn ra binh thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, rắn và thể khí. - Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất… - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cân lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. - Phế liệu : là các loại nguyên vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài. - Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên. Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý TSCĐ… Ngoài cách phân loại phổ biến trên,các doanh nghiệp có thể phân loại nguyên vật liệu theo nhiều cách khác nữa. Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa riêng và nhằm phục vụ các yêu cầu quản lý khác nhau. Theo nguồn hình thành nguyên liệu, vật liệu. Theo quyền sở hữu vật liệu. Theo mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu. SV:Trần Thùy Anh - 10 - Lớp CD7KE4