Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương " Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể"
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TRANG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ" (VẬT LÍ 10 CƠ BẢN) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TRANG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ" (VẬT LÍ 10 CƠ BẢN) Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔ VĂN BÌNH THÁI NGUYÊN - 2009 - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền giáo dục của nước ta hiện nay tuy đã đạt được những thành quả đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp, trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của đại đa số học sinh còn yếu. Nhiều học sinh ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất còn nhiều hạn chế .Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phương pháp giáo dục - đào tạo chậm đối mới. Phương pháp giảng dạy hiện nay chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh chưa có hứng thú say mê học tập. Trong giờ học học sinh chỉ thụ động tiếp thu tri thức mới , ít có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức. Vì vậy chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đồng thời tăng cường sử dụng phương tiện dạy học. Để làm được điều đó thì một trong những biện pháp quan trọng là nghiên cứu và định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học. Trong lĩnh vực này đã có một số tác giả nghiên cứu, như: Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Hải Yến với đề tài:"Sử dụng phương pháp nhận thức (phương pháp mô hình) trong dạy học vật lí phổ thông nhằm phát triển tư duy học sinh". Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thanh Hà thực hiện "Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học phần dụng cụ quang học, tán sắc và giao thoa ánh sáng ở trường THPT nhằm nghiên cứu đầy đủ sâu sắc sự phối hợp các phương pháp dạy học ở THPT. Luận văn thạc sĩ của - 2 - Trần Văn Nguyệt đi sâu nghiên cứu về các tình huống có vấn đề, các kiểu hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi dạy học chương "Áp suất của chất lỏng và chất khí" v.v. Tuy nhiên chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể", phần kiến thức có nhiều ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật và trong cuộc sống hàng ngày thì còn ít được nghiên cứu. Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học một số kiến thức chương " Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ".(Vật lý 10 cơ bản) 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học vật lý để xây dựng hệ thống tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong tiến trình xây dựng một số kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể "(Vật lý 10 cơ bản) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường phổ thông. 3. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh trong giờ học Vật lý. 4. Giả thuyết khoa học Nếu biết khai thác vốn kiến thức và khả năng sẵn có của học sinh, biết vận dụng các quan điểm lý luận dạy học hiện đại và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vật lý thì có thể xây dựng được những tình huống học tập và giúp học sinh giải quyết tình huống học tập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại và các phương pháp dạy học vật lý. - 3 - - Nghiên cứu lý luận về việc xây dựng các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập. - Tìm hiểu thực tế dạy học phần kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" ở trường trung học phổ thông, để nhận biết trình độ xuất phát, quan niệm của học sinh trước khi học phần kiến thức này, phát hiện những khó khăn, sai lầm phổ biến khi dạy học phần kiến thức đó. - Đề xuất các biện pháp xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học Vật lý. - Thiết kế tiến trình dạy - học trên cơ sở xây dựng các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập, khi dạy học một số kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" (Vật lý lớp 10 cơ bản). - Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận. - Khảo sát thực tế. - Thực nghiệm sư phạm. 7. Đóng góp của đề tài 1) Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về lí luận dạy học hiện đại. Đề xuất các biện pháp xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học, vận dụng vào việc dạy học kiến thức Vật lý 10 cơ bản. 2) Kết quả thiết kế các bài dạy như trên có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. - 4 - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học tập. Chương 2: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể". Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. - 5 - Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1.1. Quan điểm hiện đại về dạy học 1.1.1. Một số điểm cơ bản về quá trình dạy học hiện đại Quan tâm, nghiên cứu đến việc đổi mới quá trình dạy học là phải quan tâm đến bản thân hoạt hoạt động học. Học là lý do tồn tại của dạy là mục đích của dạy. Dạy học là con đường thuận lợi nhất để con người trong một khoảng thời gian ngắn nhất để có thể tiếp thu tri thức theo yêu cầu của xã hội hay theo yêu cầu của mỗi cá nhân. Đồng thời đây cũng là con đường giúp học sinh phát triển năng lực tri tuệ, kỹ năng thực hành và khả năng tư duy một cách sáng tạo nhất. Cũng chính từ đây nhân cách con người được hình thành. Dạy học là hoạt động cơ bản của việc giáo dục - đào tạo trong các nhà trường. Đây là con đường chủ yếu để thực hiện mục đích Giáo dục - Đào đạo đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. - Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chỉ đạo của người giáo viên là một quá trình thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp là hình thức tổ chức dạy học do nhiệm vụ và tính chất của nhà trường quy định nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. - Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của người giáo viên, bản chất của dạy học là tổ chức các tình huống học tập, các tình huống trong đó học sinh sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn ít nhiều của giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học cao nhất. Trong quá trình này học sinh đang phải hoạt động tích cực, phải được tăng cường củng cố khen thưởng động viên. Vậy dạy học là dạy cho học sinh biết hành động, trong cái gọi là hành động mà học sinh cần biết bao gồm hành động chiếm lĩnh tri thức - 6 - và cả hành động vận dụng tri thức do vậy việc tổ chức các tình huống học tập của giáo viên đảm bảo sự đòi hỏi thích ứng của học sinh qua đó học sinh chiếm lĩnh tri thức đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của mình. - Học (hoạt động học tập) của học sinh là hoạt động của chủ thể (người học) thích ứng với tình huống, qua đó chủ thể chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần của cá nhân hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nói cách khác học là một quá trình hoạt động tự giác, tích cực của học sinh nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ sảo, phát triển được trí tuệ thể chất và hình thành nhân cách của bản thân. Mỗi tri thức mà người học tiếp nhận được phải là kết quả của sự thích ứng của người học với những tình huống mới nhất định. Như vậy học là một hoạt động nhằm thay đổi và phát triển bản thân mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Biến yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất và năng lực của cá nhân. Tóm lại dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế và góp phần thi công của người giáo viên và học tập về bản chất là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của người học sinh có sự tổ chức, hướng dẫn của người giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. - Giữa dạy và học có mối liên hệ chặt chẽ và hữu cơ. Toàn bộ quá trình dạy học diễn ra trong một môi trường kinh tế xã hội và môi trường giáo dục nhất định. Thực chất trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh luôn tồn tại song song gắn bó với nhau và hoà nhập với nhau thành một quá trình thống nhất, mối liên hệ này được diễn tả bằng sơ đồ: - 7 - Hình 1.1. Sự tượng tác trong hoạt động dạy học Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học: - Giáo viên. - Học sinh. - Tư liệu hoạt động dạy học (môi trường) trong sự vận hành của hệ tương tác dạy học gồm ba thành phần trên đây thì thầy giáo là người tổ chức, kiểm tra định hướng hành động của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức cho mình theo một chiến lược hợp lý từ đó để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình do đó năng lực trí tuệ và nhân cách toàn diện của họ từng bước được phát triển. Hoạt động của giáo viên với tư liệu hoạt động dạy học (môi trường) là sự tổ chức tư liệu qua đó cung cấp tư liệu và tạo tình huống hoạt động của học sinh. Tác động trực tiếp của giáo viên tới học sinh là sự định hướng của giáo viên đối với hành động của học sinh với tư liệu là sự định hướng của giáo viên đối với sự tương tác trao đổi giữa học sinh với nhau và qua đó đồng thời còn định hướng cả sự cung cấp những thông tin liên hệ ngược từ phía học Giáo viên Học sinh Tư liệu hoạt động dạy học - 8 - sinh cho giáo viên. Đó là những thông tin cần thiết cho sự tổ chức và định hướng của giáo viên với hành động của học sinh. Hoạt động của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh đối với tình huống học tập đồng thời là hoạt động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình và sự tương tác đó của học sinh với tư liệu đem lại cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên với học sinh. Tương tác trực tiếp giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên là sự trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân và từng cá nhân học sinh tranh thủ sự hỗ trợ từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiễm lĩnh xây dựng tri thức. Trong sự vận hành của hệ tương tác dạy học có mối liên hệ ngược: - Giữa tư liệu hoạt động dạy học với giáo viên. - Giữa học sinh với giáo viên. - Giữa tư liệu hoạt động dạy học với học sinh. Trong quá trình dạy học học sinh cần phải chú trọng tới hai mối liên hệ ngược này. Có như vậy giáo viên mới đủ điều kiện để tổ chức tốt các tình huống học tập, chuyển bị tiến trình xây dựng tri thức mới một cách tốt nhất, hợp lý nhất, đưa ra những phương án dự phòng uốn nắn kịp thời những sai sót mà học sinh thường mắc phải. Như vậy trong quá trình dạy học là một quá trình thống nhất bao gồm quá trình dạy và quá trình học thông qua tư liệu dạy học, là hệ thống tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Trong hệ thống đó mỗi chủ thể tác động lẫn nhau có chức năng và vai trò của mình. 1.1.2. Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học Giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhận biết học - dạy và đặc trưng trong việc định hướng giáo dục. Giáo viên không phải chỉ là người truyền đạt kiến thức mà phải là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh để trở thành chủ thể hoạt động. Thầy là người khởi xướng và tổ chức quan hệ [...]... sinh viên giải quyết vấn đề Xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học là hoạt động quan trọng của tiến trình hoạt động dạy học Trong chương 2 chúng tôi sẽ trình bày chi tiết việc xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí 1.5 Khảo sát thực trạng dạy học ở trường phổ thông theo hướng tổ chức... 29 - tham gia vào quá trình tìm tòi giải quyết vấn đề,tạo động cơ thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực của học sinh Xây dựng kiến thức bắt đầu từ tình huống có vấn đề này ,tình huống làm xuất hiện câu hỏi có tác dụng định hướng tư duy tìm tòi của học sinh nhằm trúng mục tiêu nội dung kiến thức cần tìm kiếm 1.4.3 Hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí Xây dựng một kiến... động dạy học - 28 - theo hướng xây dựng tình huống học tập và định hướng hoạt động nhận thức của học sinh theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học giáo viên phải lần lượt thực hiện các nhiệm vụ sau: 1, Thiết lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức ; 2, Xác định mục tiêu dạy học; 3, Tổ chức tình huống có vấn đề; 4, Định hướng hoạt động nhận thức của học sinh theo tiến trình khoa học xây dựng kiến... cho học sinh, hoặc trong quá trình học tập ,nghiên cứu hoặc thực tiễn ,học - 13 - sinh tự phát hiện vấn đề,tự giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề.Qua việc nghiên cứu giải quyết các tình huống có vấn đề từ đó sẽ đạt được những tri thức mới, phương thức hành động mới Kết quả cuối cùng là rèn luyện cho học sinh có năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn,trong khoa học và trong cuộc sống.Phương pháp giải quyết. .. mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát, tổ chức cho học sinh tham quan, phương pháp luyện tập, phương pháp ôn tập và phương pháp trình bày thí nghiệm Trong kiểu phương pháp này người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, học sinh là người học đóng vai trò trung tâm * Ưu điểm của phương pháp này: + Gây được sự hứng thú cho học sinh ,tránh cách học thụ động và tư tưởng ỷ lại + Giúp học sinh. .. giải quyết tình huống có vấn đề, có thể là quá trình chuyển tiếp nhiều tình huống học tập khác và cuối cùng đạt được câu trả lời cho câu hỏi vấn đề đã nêu ra Trong các giai đoạn, các bước của phương pháp giải quyết vấn đề Người học phải tự tìm tòi các biện pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra và có thể tự đánh giá kết quả của mình, còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, định hướng cho sinh viên giải. .. kết quả học của học sinh Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá hiệu quả dạy học 1.4.3 Tổ chức tình huống có vấn đề Trên cơ sở đã hình dung rõ nét logíc của một tiến trình nhận thức khoa học phù hợp với trình độ học sinh ,giáo viên thực hiện quy trình 2 để lựa chọn sự kiện ,tình huống và suy nghĩ tìm cách tổ chức tình huống có vấn đề sao cho nhờ đó làm nảy sinh vấn đề ở học sinh và tạo cơ hội để học sinh có... biểu, xây dựng bài, 65% chủ yếu chỉ nghe giảng và không phát biểu, 15% không chú ý nghe giảng - Đa số học sinh (80%) học sinh chỉ học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi trong vở và những định nghĩa ở sách giáo khoa, chỉ khoảng 10% học sinh tự giác làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo, 60% học sinh chỉ làm những bài tập dễ ở sách giáo khoa, 30% học sinh hầu như không làm bài tập. .. cho học sinh * Nhược điểm của phương pháp này: Chưa cho phép học sinh có điều kiện lĩnh hội được các kinh nghiệm xây dựng và tiến hành toàn bộ kế hoạch giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn 1.2.2.3 Kiểu phương pháp giải quyết vấn đề Ta biết tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề ,tình huống ấy luôn chứa đựng nội dung cần xác định,một nhiệm vụ cần giải quyết, vướng mắc cần tháo gỡ .Tình huống. .. thức khoa học còn phải rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cho học sinh Phương pháp dạy học phải có tính kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học mới -9- - Phương pháp dạy học ở phổ thông phải tạo được tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh Giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến của học sinh, tổ chức điều khiển họ tham gia tích cực vào các hoạt động học tập và giải quyết các tình huống có . huống học tập. Chương 2: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương "Chất rắn và. tài: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học một số kiến thức chương " Chất rắn và chất