Chọn kiến thức làm bài thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập (Trang 95 - 96)

I. Biến dạng đàn hồi 1 Thí nghiệm

Chương 3 THỰ C NGHI Ệ M S Ư PH Ạ M

3.2.5.2. Chọn kiến thức làm bài thực nghiệm

Sau khi cân nhắc xem xét kỹ nội dung, phân phối chương trình Vật Lý

ở lớp 10 THPT, kết hợp với điều kiện thời gian cho phép và sự thống nhất với người công tác, chúng tôi đã chọn các giáo án đã soạn ở chương VII để tiến hành thực nghiệm sư phạm như sau:

Bài 1. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình

- Bằng cách mô phỏng các hình ảnh của tinh thể đã tạo ra tình huống có vấn

đề, kết hợp với các kiến thức đã có dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh

đã tự rút ra được bản chất của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình và hào hứng nghiên cứu tốt các phần kiến thức còn lại.

- Giáo án chi tiết xây dựng bài "Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình"

được trình bày ở chương 2.

Bài 2. Biến dạng cơ của vật rắn:

- Bằng thí nghiệm đã tạo ra tình huống có vấn đề, kết hợp với các kiến thức

đã có dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã tự tìm tòi được bản chất của các loại biến dạng và nắm được đặc điểm của lực đàn hồi và phát biểu

định luật Huc về biến dạng cơ của vật rắn. - Giáo án chi tiết được trình bày ở chương 2.

Bài 3. Sự nở vì nhiệt của vật rắn:

- Ở lớp 6, học sinh đã được tiến hành các thí nghiệm khảo sát định tính sự nở vì nhiệt của vật rắn. Trong bài này, ta chỉ tập trung khảo sát hiện tượng này về mặt

định lượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh phối hợp phân tích kết quả thí nghiệm với việc thực hiện câu lệnh C1 để có thể rút ra các kết luận trong bài học. Từ đó học sinh dễ dàng nêu được ý nghĩa vật lý của hệ số nở dài và nở khối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)