1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa ứng xử của gia đình công giáo ở giáo xứ sa châu, xã giao châu, huyện giao thủy, tỉnh nam định

143 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Chính vì thế, nghiên cứu văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo nhằm mang đến một cái nhìn so sánh về đời sống gia đình của người Công giáo với người không theo Công giáo tại Việt Nam..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

CAO THỊ HỒNG XUYẾN

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO

Ở GIÁO XỨ SA CHÂU, XÃ GIAO CHÂU,

HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

CAO THỊ HỒNG XUYẾN

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO

Ở GIÁO XỨ SA CHÂU, XÃ GIAO CHÂU,

HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ YÊN

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày……tháng……năm 2016

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Nguyễn Thị Yên

Trang 4

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Yên Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Hà nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Cao Thị Hồng Xuyến

Trang 5

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCH Ban chấp hành

CNH Công nghiệp hóa

GLHTCG Giáo lý Hội Thánh Công giáo HĐH Hiện đại hóa

Trang 6

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 8

1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo 8

1.1.1 Các khái niệm liên quan 8

1.1.2 Đặc điểm gia đình và ứng xử trong các gia đình Việt Nam 14

1.1.3 Giáo lý Công giáo về gia đình và ứng xử trong gia đình 19

1.2 Khái quát về xã Giao Châu và giáo xứ Sa Châu 27

1.2.1 Khái quát về xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 27

1.2.2 Khái quát về giáo xứ Sa Châu, thuộc giáo phận Bùi Chu 29

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ SA CHÂU HIỆN NAY 38

2.1 Những biểu hiện trong văn hóa ứng xử của các gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu 38

2.1.1 Ứng xử giữa vợ và chồng 38

2.1.2 Ứng xử giữa cha mẹ và con cái 50

2.1.3 Ứng xử giữa ông bà và các cháu 60

2.1.4 Ứng xử giữa anh, chị, em trong gia đình 66

2.2 Tương đồng và khác biệt giữa văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo với gia đình không theo Công giáo tại địa bàn nghiên cứu 67

2.2.1 Tương đồng 67

2.2.2 Khác biệt 69

Tiểu kết chương 2 74

Trang 7

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trong gia đình Công

giáo ở giáo xứ Sa Châu 75

3.1.1 Các yếu tố chủ quan 75

3.1.2 Các yếu tố khách quan 82

3.2 Những nhận định rút ra từ văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu 95

3.3 Một số giải pháp giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu 97

3.3.1 Nhóm giải pháp nhìn từ phía các ban điều hành Giáo xứ 98

3.3.2 Nhóm giải pháp từ chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Nhà nước và các cộng đồng ngoài Công giáo 100

3.3.3 Nhóm giải pháp từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình Công giáo 102

Tiểu kết chương 3 105

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 114

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là cái gốc của con người, là tế bào của xã hội Đối với mỗi người, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là cái nôi của sự yên bình Môi trường gia đình có tầm quan trọng trong việc hình thành lối sống lành mạnh cho mỗi cá nhân Vì lẽ đó, gia đình trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội

Ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí đặc biệt quan trọng, mang tầm chiến lược quốc gia Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đã nhấn mạnh:

Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau [5]

Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn đề cao văn hóa gia đình, xem đó là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của xã hội Một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên văn hóa gia đình là văn hóa ứng xử trong gia đình Những giá trị tốt đẹp của văn hóa ứng xử luôn được gia đình người Việt coi trọng và đưa

ra răn dạy con cháu từ thuở mới lọt lòng

Đời sống tôn giáo tại Việt Nam vô cùng đa dạng Sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai đã bị chi phối bởi yếu tố tín ngưỡng bản địa mạnh mẽ để làm nên một nét riêng cho văn hóa Việt Công giáo là một ví dụ điển hình thấy rõ

Trang 9

nét nhất sự biến thể và tương tác đó Ở Việt Nam cộng đồng Công giáo có vai trò quan trọng, không thể tách rời của dân tộc Trong quá trình tồn tại và phát triển đạo, người Công giáo đã xây dựng được một lối sống giàu tính bản sắc

và đặc trưng riêng Nghiên cứu về gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay tuy đã được một số công trình bàn đến nhưng vẫn có những vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được phân tích về mặt lý luận Tuy có những điểm khác biệt với lối ứng xử trong các gia đình Việt Nam truyền thống, nhưng gia đình Công giáo vốn vẫn tiềm ần những yếu tố của một gia đình thuần Việt Chính vì thế, nghiên cứu văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo nhằm mang đến một cái nhìn so sánh về đời sống gia đình của người Công giáo với người không theo Công giáo tại Việt Nam

Nằm trên địa bàn xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, giáo

xứ Sa Châu là một trong những giáo xứ tiêu biểu của hạt Thức Hóa, giáo phận Bùi Chu với hơn 6.400 tín đồ theo Đạo Đã từ bao đời nay, qua hệ thống giáo

lý và Phúc âm, các gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu đã thực hành niềm tin của mình bằng cách ứng xử với mọi người, đặc biệt qua ứng xử giữa các thành viên trong gia đình Bên cạnh những điểm tương đồng với lối ứng xử của các gia đình không theo đạo Công giáo, văn hóa ứng xử của các gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu còn mang những đặc điểm riêng biệt Trong xu thế phát triển chung của xã hội, văn hóa ứng xử của gia đình Công giáo ở giáo

xứ Sa Châu đã có sự biến đổi, bao gồm cả những mặt tích cực và hạn chế

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề "Văn hóa ứng xử của gia

đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp hệ Cao học, chuyên ngành

Văn hóa học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề gia đình và văn hóa ứng xử trong gia đình người Việt từ lâu đã

được các học giả quan tâm như: Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình

Trang 10

Việt Nam [33], đã liệt kê các yếu tố được coi là thuộc về văn hóa gia đình như

cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau, các quan hệ đạo lý, chuẩn mực, khuôn phép trong sinh hoạt, các quan hệ tình cảm vợ chồng, việc chăm sóc giáo dục con cái, việc thờ cúng tổ tiên, quan hệ giữa gia đình với

xóm giềng, bạn bè Hay tác giả Mai Huy Bích (2003) với cuốn Lối sống gia

đình ngày nay [7] đã đề cập đến những vấn đề gia đình nói chung, lối sống gia

đình và sự phát triển của con người trong xã hội dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình

Vấn đề văn hóa ứng xử, nhất là văn hóa ứng xử trong gia đình cũng được nhiều tác giả quan tâm và thực hiện qua các công trình nghiên cứu Năm

2005, tác giả Phạm Thanh Lan đã viết cuốn sách Ứng xử trong gia đình [35]

đề cập đến những ứng xử trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè

trong gia đình Năm 2011, nhà xuất bản Thanh Niên đã tái bản cuốn sách Văn

hóa ứng xử trong gia đình của 2 tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị

Hằng [13], cuốn sách giới thiệu về văn hóa ứng xử, phép lịch sự hàng ngày và những kỹ năng giao tiếp trong gia đình, giáo dục nếp sống văn hóa trong gia

đình, những lời khuyên về việc rèn luyện hành vi văn hóa ứng xử

Vấn đề đạo Công giáo và gia đình Công giáo cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Tác giả Nguyễn Hồng

Dương (2001) với công trình Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa

Việt Nam [16] đã tập trung mô tả nội dung nghi lễ, lễ hội, những hình thức

diễn xướng trong nhà thờ Công giáo, đồng thời tái hiện lối sống của đồng bào

Công giáo Việt Nam Trần Cao Sơn (1998) với tác phẩm Đồng bào công giáo

với chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình [43] đã nghiên cứu những tác

động của điều kiện tự nhiên xã hội tới việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của đồng bào công giáo huyện Kim Sơn, Ninh Bình và mức sinh ở nữ Công giáo xã Cồn Thoi, Kim Chính Lê Đức Hạnh (2012) với

Trang 11

công trình Hôn nhân và nếp sống đạo trong gia đình người Việt Công giáo và

Một số vấn đề trong gia đình người Việt theo đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc

bộ hiện nay (trường hợp giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ) [22] đã đề cập đến

những nội dung trong quan niệm về hôn nhân và vấn đề sinh đẻ có trách nhiệm của đạo Công giáo qua khảo sát tại một giáo họ điển hình Hay cuốn

Gia đình Công giáo Việt Nam trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của Dương

Thị Thùy Linh [36] đã phác họa những yếu tố làm biến đổi gia đình Công

giáo Việt Nam hiện nay

Bên cạnh đó, cũng có nhiều học viên thuộc các chuyên ngành Xã hội học, Văn hóa học… đã chọn chủ đề gia đình dưới nhiều khía cạnh khác nhau làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Cao học của mình: Lê Thị Mai (2014),

chọn vấn đề Văn hóa ứng xử trong gia đình hạt nhân hiện nay tại nhà A1, tổ

16 thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội [38] Tác giả Nguyễn Thị Nhật Hoan

(2013) nghiên cứu Sự biến đổi văn hóa gia đình trong quá trình đô thị hóa

(Qua nghiên cứu trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

[25] Tác giả Trần Văn Nhàn (2013) nghiên cứu Tục hiếu kính tổ tiên của

người Công giáo vùng Trung bộ Việt Nam (Qua nghiên cứu làng đạo Quy Chính, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) [41] Đây chính là nguồn

tài liệu cung cấp tư liệu và cơ sở lý luận cần thiết để tác giả tham khảo thực hiện luận văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu văn hóa ứng xử của các gia đình Công giáo thông qua việc khảo sát ở giáo xứ Sa Châu Qua đó thấy được những nét đẹp và các mặt cần hạn chế trong văn hóa ứng xử của gia đình người Công giáo để đề xuất ý kiến giữ gìn và phát huy

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:

Làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về gia đình, gia đình Công giáo, văn hóa ứng xử trong gia đình và giới thiệu khái quát về giáo xứ Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Tìm hiểu thực trạng ứng xử và những yếu tố tác động đến văn hóa ứng

xử của các gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu, từ đó so sánh và tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa ứng xử của gia đình Công giáo với các gia đình ngoài Công giáo ở địa phương

Luận văn đưa ra những nhận định làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hóa tại địa phương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn không nghiên cứu tất cả các khía cạnh của văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo mà chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình như: ứng xử giữa vợ và chồng, ứng xử giữa cha

mẹ và con cái, ứng xử giữa ông bà và con cháu, ứng xử giữa các anh, chị em trong gia đình với nhau

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: các gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu (thuộc xã

Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định)

Về thời gian, luận văn nghiên cứu văn hóa ứng xử trong gia đình Công

giáo ở giáo xứ Sa Châu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã dân tộc học (định tính): quan sát, chụp ảnh, ghi chép trực tiếp, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu Tác giả về địa phương 3 lần vào tháng 3, tháng 5 và tháng 10 năm 2015

Lần 1, tác giả về vào tháng 3/2015 để xin phép linh mục giáo xứ, ban hành giáo cũng như chính quyền địa phương về việc thực hiện nghiên cứu đề tài Ở lần về đầu tiên này, cùng với việc xin phép những người có thẩm quyền, tác giả tham quan sơ bộ cảnh quan địa phương, cảnh quan nhà thờ và lược sử hình thành giáo xứ, tham dự Đại hội giới trẻ Bùi Chu 2015 được tổ chức tại giáo xứ Sa Châu ngày 29/3/2015 Lần 2, tác giả về địa phương vào tháng 5/2015 tham dự lễ Thánh Quan thầy – một nghi lễ quan trọng đối với giáo dân ở giáo xứ Sa Châu, cùng với đó tác giả tiến hành phỏng vấn sâu và phát phiếu điều tra xã hội học đối với giáo dân Sa Châu về vấn đề văn hóa ứng xử của gia đình Công giáo nơi đây Tháng 10/2015, tác giả trở lại Sa Châu để bổ sung hình ảnh tư liệu và phỏng vấn thêm một số thắc mắc phát sinh trong quá trình viết luận văn

Trong quá trình nghiên cứu của mình, do sự khác biệt về tôn giáo, cũng như sống xa quê đã lâu nên ban đầu tác giả gặp khó khăn trong quá trình tiếp xúc với bà con giáo dân Tuy nhiên, sau lần đầu làm quen, những lần tiếp sau

về địa phương, tác giả nhận được sự tiếp đón nồng hậu của bà con cũng như ban hành giáo xứ Sa Châu, đặc biệt nhờ sự giúp đỡ của ông Trùm chánh xứ Phạm Quang Vinh, tác giả đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

- Phương pháp định lượng/ bảng hỏi cá nhân: Phát 80 phiếu hỏi chia đều cho 8 giáo họ trong giáo xứ Sa Châu, mỗi giáo họ chọn ngẫu nhiên 10 người

ở 10 gia đình trả lời phiếu Các câu hỏi trong phiếu xoay lối ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và ý kiến, nguyện vọng của họ

Trang 14

- Phương pháp xử lý tư liệu, phân tích, diễn giải, thống kê, đối chiếu, so sánh và tổng hợp cũng được sử dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu này

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn là đề tài đầu tiên nghiên cứu về văn hóa ứng xử của các gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

- Từ việc nghiên cứu trường hợp giáo xứ Sa Châu, luận văn cung cấp tư liệu cụ thể, sinh động về các mối quan hệ ứng xử của gia đình Công giáo ở một địa phương điển hình của tỉnh Nam Định, là tư liệu tham khảo cần thiết cho những nghiên cứu liên quan

- Luận văn đưa ra những đề xuất thiết thực cho địa phương nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của các thành viên trong gia đình nói riêng, góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hóa tại địa bàn nghiên cứu nói chung

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử trong gia đình và tổng

quan về địa bàn nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử của các gia đình Công giáo ở

giáo xứ Sa Châu hiện nay

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra từ văn hóa ứng xử trong gia đình

Công giáo ở giáo xứ Sa Châu

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử trong gia đình và gia đình Công giáo

1.1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử

* Các quan niệm về ứng xử

Giá trị của một con người thường được đánh giá thông qua các biểu hiện

từ ứng xử Đã từ lâu, ứng xử giữa con người với con người luôn là đối tượng được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau quan tâm, nghiên cứu Ứng xử được dịch từ tiếng Anh (Behaviour) với hai từ ghép lại là ứng xử và

hành vi Khái niệm ứng xử theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ học

(2004) thì từ "ứng" có thể được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất là đáp lại, thứ hai là mối quan hệ phù hợp tương đối với nhau Còn "xử" là hành động theo cách nào

đó, thể hiện thái độ với người khác trong một hoàn cảnh nhất định [47, tr.137] Như vậy có thể hiểu, ứng xử là sự đáp lại trước những hành động, thái độ của người khác trong hoàn cảnh cụ thể Cách giải thích này còn đơn giản, chưa chỉ ra được chủ thể và đối tượng hướng tới của ứng xử

Tiếp cận với khái niệm ứng xử không thể không đề cập đến quan niệm của nhà giáo dục người Nga K.D.Usinxki, ông khẳng định: “Sự ứng xử khéo léo về bản chất không phải là cái gì khác mà chính là sự khéo léo đối xử, cảm giác về mức độ - nhờ đó mà có khả năng giữ mình 1 cách đúng đắn” Usinxki

đã nhấn mạnh: trong ứng xử, mỗi cá nhân cần có sự khéo léo và khả năng giữ mình nhất định

Từ góc độ tâm lý học, các nhà nghiên cứu cho rằng: "Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một

Trang 16

tình huống cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong sự phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm của mỗi người nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nhất” [8, tr.31].

Quan niệm trên đã xác định được chủ thể và đối tượng của ứng xử, nhưng mới chỉ giới hạn trong quan hệ cá nhân giữa người với người

Dưới cách nhìn của một nhà nghiên cứu văn hoá, tác giả Trần Thuý Anh định nghĩa: “Ứng xử là triết lý sống của một cộng đồng người, là quan niệm sống, quan niệm lí giải cuộc sống Nó cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cộng đồng người đó Bởi vậy, nó quy định các mối quan hệ giữa con người với con người Đó là tính xã hội nhân văn của các quan hệ” [2, tr.17] Như vậy, theo tác giả này, ứng xử được biểu hiện trong quan hệ giữa các con người trong một cộng đồng và là một phương diện cấu thành của văn hóa của cộng đồng đó

Trong cuốn Xã hội văn hóa, Đoàn Văn Chúc đề cập khái niệm ứng xử:

Là một trừu tượng chỉ sự dính líu nhau của mỗi người, mỗi nhóm người trong cuộc sống xã hội Liên hệ xã hội chỉ trở thành hữu hình nắm bắt được khi mỗi con người hay nhóm người hoạt động như thế nào đấy là khách thể hóa, cụ thể hóa một liên hệ xã hội Hoạt động và nói như thế nào đấy là khách thể hóa, cụ thể hóa một liên

hệ xã hội Hoạt động và nói thế nào đấy là ứng xử [11, tr.61]

Ở định nghĩa này, tác giả cho thấy ứng xử được biểu hiện trong mọi hoạt động sinh tồn của mỗi cá nhân hay cộng đồng, trong đó chủ yếu là mối quan

hệ giữa chủ thể và đối tượng mà chủ yếu hơn cả là mối quan hệ giữa con người với nhau

Điểm chung trong những quan niệm về ứng xử nêu trên là các nhà nghiên cứu đều có ý xem ứng xử là với sự "đối xử lại" một tác động nào đó

Trang 17

của chủ thể con người Ứng xử luôn được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của các khuôn mẫu xã hội

Từ các cách nhìn nhận trên, người viết cho rằng: Ứng xử là những phản

ứng hành vi của con người nảy sinh trong quá trình giao tiếp với môi trường

tự nhiên và môi trường xã hội ở những hoàn cảnh nhất định Trong giao tiếp

ngoài ứng xử bằng ngôn ngữ còn có thể ứng xử phi ngôn ngữ như: ứng xử thông qua cử chỉ, hành động, ứng xử bằng xúc cảm, tình cảm, ứng xử bằng văn hoá Hành vi ứng xử của con người có thể cho ta đoán biết được trình độ văn hoá cũng như phẩm chất đạo đức của người đó

* Về văn hóa ứng xử

Văn hoá ứng xử là bộ phận không thể thiếu của văn hoá loài người, là sự biểu hiện phát triển của văn hoá, liên quan chặt chẽ với trình độ giải phóng con người, giải phóng năng lực, sáng tạo, đưa con người đến đỉnh cao của văn hoá phát triển

Tác giả Lê Anh Tuấn và Nguyễn Thị Hồng Tâm cho rằng: "Văn hóa ứng

xử là cách thức quan hệ, thái độ và hành động của các chủ thể nhằm ứng biến, ứng phó và thể hiện tình cảm với đối với môi trường tự nhiên, đối với xã hội, đối với người khác và với bản thân” [50, tr.46] Khái niệm này cho chúng ta thấy văn hóa ứng xử chính là một hệ thống cấu trúc bao gồm bốn thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau là chủ thể ứng xử, khách thể ứng xử, hoàn cảnh ứng xử và các nhân tố được chủ thể vận dụng vào quá trình ứng xử

Trong cuốn Văn hóa giao tiếp, tác giả Phạm Vũ Dũng định nghĩa:

Văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ giữa con người

và các đối tượng khác nhau thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm lý trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống; đã

Trang 18

được chuẩn hóa, trở thành chuẩn mực cá nhân, nhóm xã hội, toàn

bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng, bản sắc văn hóa của một dân tộc, một quốc gia… được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội thừa nhận và làm theo [15, tr.27]

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa ứng xử là cách thức con người

ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong từng hoàn cảnh cụ thể nhằm tạo ra những giá trị phù hợp

1.1.1.2 Khái niệm gia đình, gia đình Công giáo

* Khái niệm gia đình

Mọi cá nhân trong xã hội đều có một điểm xuất phát giống nhau, đó là từ gia đình Gia đình là nơi con người được sinh ra, nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ

và trưởng thành Không có nơi nào trên thế giới lại gắn bó thân thiết và ấm áp bằng tổ ấm gia đình Dù có đi đến chân trời góc bể, cuối cùng con người cũng

có thiên hướng quay trở về nơi mình đã sinh ra, đó là gia đình Khi nghiên cứu về gia đình ở những khía cạnh khác nhau, mỗi cuộc nghiên cứu lại rút ra những khái niệm khác nhau về gia đình

K.Marx khi luận chứng về những điều kiện tiền đề cho sự tồn tại của con người đã đưa ra nhận xét: "Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - là quan hệ giữa

vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình" [9, tr.38] Như vậy, ở khái niệm này K.Marx đã khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong việc duy trì nòi giống, đồng thời nhấn mạnh quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực cũng đã đưa ra những quan niệm khác nhau về gia đình Nhà nghiên cứu Lê Thi cho rằng:

Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh

từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông

Trang 19

bà); đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống nhưng các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm), giữa họ thường có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật hôn nhân gia đình của nước ta) Đồng thời,trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán quan hệ tình dục giữa các thành viên [44, tr.28]

Đây là khái niệm đề cập đến nhiều đặc trưng cơ bản nhất của gia đình tuy nhiên khái niệm chưa được trình bày ngắn gọn, cô đọng

Dưới góc độ tâm lý học, Ngô Công Hoàn khẳng định: "Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh

lý, có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định" [26, tr.46]

Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ "gia đình" được hiểu là những người gắn

bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau [37, tr.31]

Như vậy, các nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam đều nhìn nhận gia đình

ở góc độ các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng Trên cơ sở

đó nảy sinh các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm Và gia đình giống như một

xã hội thu nhỏ, chịu sự chi phối của xã hội, song có tính ổn định, độc lập tương đối

Thực tế hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiểu loại mô hình gia đình khác nhau Đó có thể là gia đình được hình thành trên cơ sở hôn nhân, có thể có con hoặc không có con, hoặc gia đình được hình thành không dựa trên cơ sở hôn nhân (ví dụ gia đình chỉ có người phụ nữ đơn thân làm chủ, sinh và nuôi con hoặc nhận con nuôi được pháp luật công nhận)

Trang 20

Như vậy, gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các

quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống gắn bó với nhau về tình cảm, kinh tế, trách nhiệm và quyền lợi, được pháp luật công nhận

Trong nghiên cứu này, những gia đình được khảo sát là những gia đình theo mô hình phổ biến nhất: có bố mẹ, con cái, có hoặc không có các thành viên khác ở chung một mái nhà và được pháp luật công nhận

* Khái niệm gia đình Công giáo

Trong quan niệm của người Công giáo, Thiên Chúa là tác giả sáng tạo nên tổ chức gia đình Sau khi tạo dựng vũ trụ, trái đất với hết mọi thứ cỏ cây, thú vật, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người “theo hình ảnh của Ngài” Nhưng Ngài đã không tạo dựng nên con người cô độc Trái lại, Ngài đã tạo dựng "con người có nam có nữ và ban cho họ khả năng qui hướng và kết hợp lại với nhau để tạo nên cộng đoàn nguyên thủy là Gia đình" [45, tr.17] Vì thế,

"nam hướng về nữ và người nữ hướng về nam, hai người yêu thương gắn bó lại với nhau nên một xương một thịt” [45, tr.19] "Hai người chia sẻ bổ túc cho nhau, trợ giúp nhau cả về thể chất lẫn tinh thần và cùng hợp tác với Thiên Chúa để “sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất” và làm chủ vũ trụ" [45, tr.17] Theo Giáo hội Công giáo, gia đình là "hình ảnh của Thiên chúa tình yêu" [28, tr.9], là Giáo hội thu nhỏ, là nền tảng của xã hội Với đạo Công giáo, gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là Hội thánh tại gia, là nơi vừa truyền sinh, vừa truyền giáo và truyền đạo

Từ những nhận định nêu trên, có thể định nghĩa: Gia đình Công giáo là

một nhóm người cùng có niềm tin vào Thiên Chúa có liên hệ với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng, quan hệ đó được pháp luật

và Giáo hội thừa nhận

Trang 21

1.1.1.3 Quan niệm về văn hóa ứng xử trong gia đình

Bất kỳ một xã hội nào cũng cần xác lập những hệ thống ứng xử cho các thành viên cúa nó để đảm bảo xã hội có thể vận hành ổn định và con người có thể phát huy mọi năng lực của mình

Từ những quan niệm về văn hóa ứng xử, quan niệm về gia đình, chúng

tôi cho rằng: Văn hóa ứng xử trong gia đình là những biểu hiện ứng xử có văn

hóa trong các mối quan hệ của các thành viên gia đình dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng và luôn theo khuôn mẫu ứng xử đã được cộng đồng hay gia đình chấp nhận, mang lại những hiệu quả tích cực cho xã hội

Văn hóa ứng xử trong gia đình có thể được hiểu là văn hóa ứng xử sao cho đúng phép tắc đối với cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội, ngoại, chú, bác, cô, cậu Song song với đó là cách ứng xử rộng ngoài gia đình như là đối với khách đến nhà, giữa bạn bè với nhau, với thầy cô giáo, với cộng đồng hàng xóm…

Văn hóa ứng xử có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa gia đình Văn hóa ứng xử trong gia đình là một trong những thành tố cơ bản của văn hóa gia đình: muốn xây dựng xã hội phát triển cần phải xây dựng gia đình bền vững Muốn xây dựng gia đình bền vững cần phải củng cố các mối quan hệ ứng xử trong gia đình

1.1.2 Đặc điểm gia đình và ứng xử trong các gia đình người Việt

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của

xã hội Trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v… Thiết chế có tính bền vững này luôn vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại

Vì vậy, ở mỗi thời kì, gia đình Việt Nam cũng có những đặc trưng riêng, lối

Trang 22

ứng xử giữa các thành viên trong các gia đình ở mỗi giai đoạn cũng có sự khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xem xét đặc điểm gia đình và ứng xử trong các gia đình Việt Nam ở 2 giai đoạn: Giai đoạn trước 1945 và sau 1945 đến nay

1.1.2.1 Gia đình Việt Nam trước 1945

Gia đình truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [20, tr.6] Gia đình Việt Nam trước 1945 là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, chịu ảnh hưởng của tính dân chủ làng xã và tư tưởng Nho giáo Gia đình đông con nhiều cháu được xem là gia đình có phúc Trong một đại gia đình có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên, các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống

Có thể nói ứng xử truyền thống của người Việt xuất phát từ những ứng

xử trong gia đình Có thể đúc kết các đặc trưng cơ bản nhất của ứng xử trong gia đình Việt Nam theo mô hình truyền thống trước 1945 như sau:

Ứng xử theo trật tự trên dưới

Trật tự trên dưới trong gia đình là trật tự trong các mối quan hệ cha – con, quan hệ phu – phụ, quan hệ anh chị - em Trong gia đình Việt Nam truyền thống, người chồng được xem là chủ gia đình, người vợ phải phục tùng chồng và gia đình nhà chồng Phụ nữ biết ứng xử trong xã hội Việt Nam truyền thống là người khi lấy chồng đủ "tam tòng, tứ đức" Trong quan hệ cha – con, người bố có quyền tối thượng: quyền sở hữu và quản lý tài sản, sở hữu

vợ con, quyền định đoạt hôn nhân của con cái Người mẹ cũng có những quyền hạn nhất định đối với con nhưng luôn thấp hơn người bố

Quan hệ ứng xử giữa anh – em trong gia đình cũng phải theo trật tự trên dưới Người Việt xưa có câu "Quyền huynh thế phụ" cũng vì lẽ này Bên cạnh

Trang 23

quyền, người anh, người chị trong gia đình cũng phải có trách nhiệm, nghĩa

vụ nhất định: yêu thương, đùm bọc, khuyên dạy các em

Trong quan hệ họ hàng, thân tộc, ứng xử cũng cần có tôn ti, trật tự, quan

hệ huyết thống luôn được đề cao Ông bà, cha bác có quyền dạy dỗ, chỉ bảo con cháu Con của bác dù sinh sau đẻ muộn vẫn được đứng hàng anh chị so với con của chú, dì, cậu, mợ Gia đình người Việt rất coi trong họ nội, vì vậy, việc có con trai để nối dõi tông đường là nghĩa vụ của các cặp vợ chồng Việc thờ cúng tổ tiên cũng rất được coi trọng

Ứng xử trong gia đình lấy “đạo hiếu” làm trọng

Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống Việt Nam lấy “đạo hiếu” làm trọng Vì thế cho nên trong gia đình Việt Nam truyền thống, con cái đối với cha mẹ phải luôn kính trọng, vâng lời, tu dưỡng đạo đức, làm nên sự nghiệp để báo hiếu, đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành Việc phụng dưỡng cha mẹ lúc sinh thời hay cả khi đã khuất là đạo lý mà con cái phải thực hiện thường xuyên trong suốt cuộc đời [20, tr.9] Đặc biệt, trong các gia đình Việt Nam truyền thống, người con được xem là "có hiếu" cần phải lập gia đình và sinh con trai để nối dõi tông đường Về phía cha mẹ có quyền quyết định mọi việc đối với con cái, đồng thời phải có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng, bảo bọc, dạy bảo các con nên người với niềm mong ước và sự hãnh

diện khi“Con hơn cha là nhà có phúc”

Ứng xử trong gia đình phải có gia lễ, gia pháp, gia phong

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, gia lễ, gia pháp, gia phong là những vấn đề rất được xem trọng Muốn gia đình nền nếp, các thành viên luôn phải tuân theo những kỷ luật gia đình, phải giữ gìn khuôn phép Gia lễ là những quy định cách thức, nền nếp đảm bảo cho các sinh hoạt trong gia đình theo đúng phép tắc Gia pháp là những phép tắc trong gia đình tuy không

Trang 24

thành văn bản nhưng yêu cầu các thành viên phải tuyệt đối chấp hành Những phép tắc là làm con phải hiếu, làm anh phải nhường nhịn, làm vợ phải tuân theo chồng,… được xem là những luật bất thành văn của gia pháp Gia phong được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình Dù định chuẩn gia phong mỗi thời kỳ có những quy định cụ thể khác nhau nhưng cốt lõi của gia phong luôn nhắm tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử Gia đình Việt Nam giai đoạn này có các ưu điểm như: có sự gắn bó cao

về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời, luôn tồn tại tư tưởng "trọng nam khinh nữ", điều này gây nhiều bất hạnh cho người phụ nữ Ngoài ra, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà – các cháu, giữa mẹ chồng – nàng dâu… Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân

1.1.2.2 Gia đình Việt Nam sau 1945

Về đặc điểm gia đình: Kể từ sau khi lập nước, mô hình gia đình Việt

Nam có những thay đổi sâu sắc Quy mô gia đình giảm dần so với giai đoạn trước 1945, kiểu gia đình hạt nhân phổ biến hơn (gia đình chỉ có cha mẹ - con cái), mỗi gia đình thường chỉ có 1-2 con [37, tr.27] Gia đình hạt nhân có sự

Trang 25

độc lập về quan hệ kinh tế Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân Các gia đình người Việt giai đoạn này vẫn giữ được những nét đẹp trong ứng xử của các gia đình truyền thống, trên cơ sở kế thừa và phát huy Các cá nhân sống phải tuân theo pháp luật và nề nếp gia đình Gia pháp, gia phong ở thời

kì này có phần nới lỏng hơn so với thời phong kiến Về kinh tế gia đình, kinh

tế nông nghiệp vẫn chiểm phần lớn trong các gia đình, bên cạnh đó còn thêm kinh tế phi nông nghiệp và kinh tế hỗn hợp nông nghiệp – phi nông nghiệp

Về ứng xử giữa các thành viên trong gia đình: Mối quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình hiện đại bình đẳng hơn, các cá nhân có quyền tự do hơn trước kia Pháp luật quy định mỗi gia đình chỉ có một vợ - một chồng, nam nữ bình đẳng trên mọi phương diện Chồng vẫn là người chủ của gia đình, tuy nhiên vai trò, quyền hành của người vợ - người phụ nữ trong gia đình cũng được xem trọng Xã hội hiện đại đã giảm sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái Con trai, con gái đều được đi học, được tham gia các công tác xã hội Chế độ phụ quyền được thay thế bằng chế độ hợp tác giữa Nhà nước và cha mẹ trong việc nuôi dạy con Việc giáo dục con cái trong mỗi gia đình cũng được chú trọng hơn, quá trình xã hội của của mỗi đứa trẻ được diễn

ra nhanh hơn, được gia đình cho ra tiếp xúc nhiều hơn với xã hội bên ngoài [41, tr.29] Con cái trưởng thành có quyền tự lựa chọn bạn đời, quyền quyết định nghề nghiệp cho bản thân, cha mẹ chỉ là những người định hướng cho con cái mình

Gia đình Việt Nam hiện nay đã kế thừa những nét đẹp của văn hóa truyền thống, bên cạnh đó hội nhập, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ xã hội Chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay bao gồm 4 nội dung cơ bản:

No ấm: Biểu hiện sự phát triển kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng các

nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên

Trang 26

Bình đẳng: trong mọi quan hệ, bình đẳng nam nữ, bình đẳng trong trách

nhiệm và nghĩa vụ, bình đẳng trong quyền thừa kế Biểu hiện các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và được hưởng mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi

Tiến bộ: Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn

luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có đạo đức, lối sống lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời đại

Hạnh phúc: Biểu hiện các thành viên trong gia đình gắn bó, thương yêu,

quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sạch, ngăn chặn tệ nạn xã hội

1.1.3 Giáo lý Công giáo về gia đình và ứng xử trong gia đình

1.1.3.1 Trong Kinh Thánh

Theo Thánh ý của Thiên Chúa, gia đình là nguồn gốc, là cơ sở, là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội, là Hội thánh tại gia, là nơi vừa truyền sinh, vừa truyền giáo và truyền đạo Xã hội cũng như Giáo Hội, muốn được lành mạnh và phát triển, phải tùy thuộc chặt chẽ vào sự thánh thiện và đạo đức của gia đình Vì vậy, gia đình là vấn đề được Giáo hội Công giáo đặc biệt quan tâm

Theo quan niệm trong Kinh thánh, gia đình được tiến triển từ gia đình cặp đôi Ađam và Êva, đây là gia đình khởi thủy của nhân loại Sau đó đến gia đình gia tộc Chúa Kitô đó là Ca-in và Ê-ban cùng dòng dõi gia phả, gia tộc A đam, từ ông Sết, E-nốt, Kê-nan, Nô-ê Đó là những con trai Thiên Chúa kết hợp với con gái loài người Từ đó, con người bắt đầu thêm đông đúc trên mặt đất và ham muốn, sự gian ác cũng bắt đầu nảy sinh Chúa rầu lòng và phạt loài người nạn “đại hồng thủy” nhưng Thiên Chúa đã chọn gia đình Nô-ê là

Trang 27

hạt giống để nhân lòng bác ái, sự hiệp thông với Thiên Chúa và nhằm tạo ra một cộng đoàn đức tin, đức cậy, đức mến cho sau này Cũng từ đó, giao ước của Thiên Chúa đã lập ra giữa Chúa với mọi phàm nhân ở trên trái đất, đồng thời Thiên Chúa nghĩ ra một trật tự mới của thế giới Chúa lại ban cho loài người “Hãy sinh sôi, nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” [45, tr.17] Các gia đình tổ phụ sau nạn “đại hồng thủy” được lan rộng nhanh chóng từ gia đình Nô-ê đến gia đình Ap-ran-han, Ha-kho, It-na-en, I-xa-ác và Gia-cop đến gia đình Giuse

Như vậy, gia đình Công giáo thời tổ phụ bao gồm những người con trai của Thiên Chúa và những người con gái của loài người được giao hòa với nhau nhằm thực hiện chức năng tái tạo sự sống của bản thân, cũng như sự truyền sinh cho con cái thông qua quan hệ vợ-chồng Người Công giáo quan niệm gia đình giáo dân là tập hợp những người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong cộng đồng xã hội Cha mẹ là một cặp bất khả phân ly, gắn bó với nhau thông qua Bí tích hôn phối Một gia đình Công giáo có vài thế hệ chung sống như: ông bà, cha mẹ và con cái Họ cũng bình đẳng về phẩm giá và thực hiện Đức tin, Đức cậy và Đức mến trong sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần Gia đình Công giáo được coi là Hội Thánh tại gia, là Giáo hội thu nhỏ

Mục đích của hôn nhân là sinh sản con cái Khi kết hôn, bí tích hôn phối

đã giúp người Kitô hữu xây dựng gia đình mình thành một mái ấm hạnh phúc, nơi Thiên Chúa và tình yêu ngự trị Để xây dựng Hội thánh thu nhỏ này, gia đình Kitô hữu được mời gọi sống nếp sống của Hội Thánh, tức là nếp sống đạo hoặc sống đạo Giáo Huấn của Giáo Hội về gia đình được tìm thấy trong sách Giáo Lý phần thứ ba Phần đề cập đến đời sống luân lý này lấy khuôn khổ là Thập Điều, hay Mười Điều Răn, được Thiên Chúa mạc khải cho Môisê

Trang 28

trên núi Sinai, và được tái khẳng định bởi Đức Giêsu: “Nếu ngươi muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn” [46, tr.67]

Mười điều răn được tóm gọn trong giới luật quan trọng nhất đối với các

Ki-tô hữu là: "Mến Chúa – Yêu người" Theo quan niệm của nhà Chúa: Gia đình là nơi đầu tiên con người được đón nhận tình yêu thương và học biết

cách yêu thương người khác Bởi vậy, trong Mười điều răn, ba điều răn đầu

tiên đề cập đến tình yêu Thiên Chúa, bảy điều răn còn lại là những điều răn trong mối tương quan giữa người với người, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình

Thứ nhất, thờ phượng Ðức Chúa Trời, kính mến Ngài trên hết mọi sự Thứ hai, chớ kêu tên Ðức Chúa Trời vô cớ

Thứ ba, giữ ngày Chúa Nhật,

Thứ mười, chớ tham của người [46, tr.33]

Thiên Chúa răn: phải hiếu kính cha mẹ (điều răn thứ 4) - đây là giới răn quan trọng nhất, sau giới răn phụng sự Thiên Chúa Giới răn này đã đề cập đến bổn phận, nghĩa vụ của con cái đối với bậc sinh thành: vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu, nâng đỡ tinh thần lúc ốm đau, cô đơn Song song với đó, giới răn cũng nhắc nhở cha mẹ phải là những người có trách nhiệm

Trang 29

đầu tiên trong việc giáo dục con cái về đức tin, về việc cầu nguyện và thực hành tôn giáo

Thiên Chúa răn: Tôn trọng sự sống, cấm giết người (điều răn thứ 5) Sự sống con người thì cao quý và linh thánh vì nó bắt nguồn từ Thiên Chúa, là ân huệ Chúa ban cho con người Không ai được vi phạm sự sống của mình và của người khác vì chỉ mình Chúa mới là chủ tuyệt đối của sự sống Trừ trường hợp tự vệ chính đáng để bảo vệ sự sống của chính mình Mọi người đều phải tôn trọng và yêu mến sự sống của chính mình và người khác

Thiên Chúa răn: Sống trong sạch, không tà dâm (điều răn thứ 6 và điều răn thứ 9) Sống trong sạch (khiết tịnh) là làm chủ phái tính của mình, để sống như một con người, và nhất là con Chúa, phải làm chủ bản thân, không được làm gì gây tổn hại đến phẩm giá của hôn nhân gia đình Muốn làm chủ bản thân, chúng ta phải biết sống điều độ, nghĩa là dùng lý trí để hướng dẫn các đam mê và thèm muốn giác quan của con người Để có được nếp sống điều

độ, ta phải luyện tập công phu và lâu dài

Thiên Chúa răn: Sống bác ái, cấm lấy của người (điều răn thứ 7)

Giới răn này nhắc nhở con người sử dụng thành quả lao động đúng năng lực bản thân, không chiếm đoạt, lạm dụng tài sản bất chính

Thiên Chúa răn: Sống trung thực (điều răn thứ 8), bởi sự thật giúp ta sống tự do và bình an Sự thật làm cho mọi người tín nhiệm và liên đới với nhau, làm tăng thêm uy tín và danh dự cho bản thân Đặc biệt ứng xử trong gia đình càng cần đề cao tính trung thực

Thiên Chúa răn: Không tham lam của người khác (điều răn thứ 10) Trong gia đình, cha mẹ khuyên dạy con cái, anh chị em khuyên bảo nhau không tham lam, tranh giành những thứ không thuộc về mình

Trang 30

Mười điều răn được xem như bản hiến pháp mà Thiên Chúa đã ban cho

cộng đồng Kitô hữu Mọi tín đồ của đạo Thiên Chúa đều phải ghi nhớ và thực hiện theo mười điều răn của Người Mười điều răn vạch ra cho dân Chúa con đường đến với cuộc sống lý tưởng, thoát khỏi mọi khổ đau, tội lỗi và là kim chỉ nam cho mọi ứng xử nói chung, cho lối ứng xử của trong gia đình nói riêng của người Công giáo Mười điều răn tạo thành một thể thống nhất và không thể phân chia, vì mỗi giới răn đều liên kết với các giới răn khác và với toàn thể Mười điều răn Ngày nay, Mười Điều Răn được xem như những điều luật bảo vệ các giá trị cơ bản của con người như: những giá trị về tôn giáo, sự

sống, hôn nhân, tự do, thanh danh và tài sản Trong Cuốn Toát Yếu Sách Giáo

Lý của Hội Thánh Công Giáo, Hội Thánh cũng xác định: “Trung thành với

Thánh Kinh và với gương của Chúa Giêsu, Hội Thánh nhìn nhận Mười Điều Răn có tầm quan trọng và ý nghĩa hàng đầu Các người Kitô hữu buộc phải

tuân giữ Mười Điều Răn”

1.1.3.2 Trong Giáo lý Hôn nhân và Gia đình

Vấn đề gia đình và ứng xử trong gia đình được đề cập đến nhiều trong

Kinh Thánh và được quy định cụ thể trong Giáo lý Hôn nhân và Gia đình ban

hành bởi Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2004 Tài liệu được rút ra chủ

yếu từ Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo ban hành năm 1992, Tông huấn về

Gia đình của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Công đồng Vaticanô II Giáo lý Hôn nhân và Gia đình khẳng định: Gia đình Công giáo Việt Nam

được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, yêu thương, tôn trọng nhau, có nghĩa vụ đối với nhau theo quan hệ tương giao [28, tr.34] Điều này được thể hiện thông qua các mối quan hệ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, trong quan hệ vợ - chồng, Giáo hội đưa ra những nhiệm vụ cụ

thể của người vợ và người chồng Quan hệ vợ chồng theo quan niệm của Công giáo được xây dựng trên cơ sở dân chủ và bình đẳng Đối với vợ mình,

Trang 31

người chồng vừa là người bạn đời tri kỷ nhưng cũng đồng thời là người bạn đạo keo sơn Thánh Phao-lô trong thư gửi cộng đoàn Ê-phê-xô đã khuyên nhủ: "Người vợ hãy phục tùng chồng như phục tùng Chúa, vì chồng là đầu của vợ Ngược lại, người chồng phải yêu thương vợ mình, như chính thân thể của mình, và mẫu gương của tình yêu đó giống như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội thánh [29, tr.14]

Vị trí và vai trò của người chồng trong gia đình có một tầm quan trọng không ai có thể thay thế được Vai trò đó được thể hiện chủ yếu ở tư cách làm chồng và làm cha Thiên Chúa đã mời gọi người chồng đứng ra bảo đảm sự phát triển thống nhất của mọi thành phần trong gia đình Nhiệm vụ của người

vợ và người chồng trong gia đình tương đối bình đẳng Nếu người chồng có bổn phận phải yêu thương, chăm sóc vợ con thì ngược lại người vợ cũng phải

có trách nhiệm yêu thương và chăm sóc chồng mình

Thứ hai, trong quan hệ cha mẹ - con cái, vai trò của cha mẹ trong gia

đình không ai có thể thay thế được Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, khuyên răn con cái sống "Tốt đời – Đẹp đạo" Đây là công việc cao quý nhất

mà Thiên Chúa đã ban tặng cho các bậc làm cha làm mẹ được tham gia vào công trình xây dựng những giá trị nhân bản vì con người Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì nó liên quan đến việc lưu truyền sự sống So với những người khác, thì vai trò giáo dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tương quan yêu thương độc nhất vô nhị giữa cha mẹ và con cái Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế được và cũng không nhường cho ai được, nên không thể nào khoán trắng cho người khác hoặc để người khác chiếm đoạt

Cha mẹ phải giáo dục con cái một cách đầy đủ trong ba phượng diện: thể dục (phải giữ gìn sức khoẻ cho con cái bằng cách cho ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh; quần áo sạch sẽ lành lặn; thuốc men khi đau yếu, tránh bắt con cái làm

Trang 32

việc quá sức mình), trí dục (phải cho con cái được học tập văn hoá và hướng nghiệp đến nơi đến chốn theo hết khả năng mình Tránh để con mù chữ, thất học và vô công rỗi nghề), đức dục (phải giáo dục tôn giáo bằng việc dạy giáo

lý ngay từ ấu nhi cho đến trưởng thành; giáo dục những đức tính nhân bản và

xã hội…để con cái nên công dân tốt, thành một Kitô hữu đạo đức sốt sắng) Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ là tình phụ tử và mẫu tử:

Chính tình yêu thương này, như nguồn mạch xuất phát, trở thành linh hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hướng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho chúng thấm đượm những giá trị của sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân hậu, phục vụ, vô vị lợi, hy sinh, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu [29, tr.46]

Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ: trong các giới răn nói về bổn phận của

con người đối với con người thì điều đầu tiên Chúa truyền là: "Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi” [29, tr.41]

Điều này cho thấy rằng: đối với Đức Chúa Trời, trong tất cả các bổn phận của người đối với người, bổn phận quan trọng hàng đầu là bổn phận của con cái đối với cha mẹ Sự tôn kính cha mẹ của con cái - dù còn nhỏ hay đã

trưởng thành - được nuôi dưỡng bởi sự âu yếm tự nhiên giữa cha mẹ và con

cái Tuy nhiên, sự tôn kính đó còn là một điều răn của Chúa Con cái phải có tình cảm tri ân đối với các vị đã ban sự sống, đã yêu thương, đã nuôi dưỡng, giáo dục họ với tất cả bao công lao khó nhọc, hy sinh cho con cái “Cha con, con hãy hết lòng tôn kính, và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng.” [29, tr.38]

Trang 33

Sự thảo kính cha mẹ được bày tỏ qua sự thuần phục và vâng lời chân

thành đối với các ngài: “Hỡi con, lệnh cha con truyền, hãy lo tuân giữ, lời mẹ

con dạy, chớ bỏ ngoài tai Những lời truyền dạy đó, con hãy khắc trong tim, con hãy đeo vào cổ để ghi nhớ đêm ngày ” [29, tr.43], hay “Kẻ làm con, hãy

vâng lời trong mọi sự, vì đó là điều làm đẹp lòng Chúa.” [29, tr.39] Tuy nhiên, nếu trong trường hợp lời truyền dạy của cha mẹ - xét thấy là chắc chắc

- là trái lương tâm, con cái phải có trách nhiệm giải thích để cha mẹ hiểu, và không buộc phải vâng theo

Thứ ba, quan hệ giữa anh chị em: gia đình Công giáo luôn đề cao vai trò của

giáo dục gia đình, coi giáo dục gia đình là nền tảng của giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Ngoài mối quan hệ giữa vợ với chồng và giữa cha mẹ với con cái thì Giáo hội cũng đặc biệt quan tâm tới quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình Theo Giáo hội, anh em phải lấy tình thân ái để nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ với nhau và cùng nhau chăm sóc ông bà, cha mẹ

Thứ tư, quan hệ ứng xử giữa ông bà và các cháu Cháu con phản ảnh

hình ảnh ông bà không những trên khuôn mặt, mà còn trên cả cách sống Điều

đó buộc ông bà phải là tấm gương sáng về mọi mặt trong cuộc sống cả đạo cũng như đời Đó là sống công bằng, bác ái, tin thờ Chúa, loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống Chứng Nhân của mình Đối với ông bà, các cháu phải

thảo kính, vâng lời Trong 10 Điều răn Chúa truyền cho Tổ Phụ Môise trên

núi Sinai thì Điều răn thứ 4 Chúa dạy “Thảo kính cha mẹ và những người được Chúa trao quyền để mưu ích cho chúng ta” [29, tr.51] Thảo kính ông bà cha mẹ là nét đẹp nhân văn không những tồn tại trong đời sống Công giáo mà còn là truyền thống của dân tộc Việt Nam Đạo lý này cần được gìn giữ và tô thắm ngày một tốt đẹp hơn Điều đó hoàn toàn phù hợp với những điều Thiên Chúa truyền dạy ngay trong thời Cựu ước

Trang 34

Giáo lý Hôn nhân và Gia đình giúp các bạn trẻ đang chuẩn bị bước vào

đời sống hôn nhân cũng như các gia đình Kitô hữu có một cái nhìn xuyên suốt

về hôn nhân và gia đình, một kiến thức tổng hợp về các vấn đề giáo lý, luân

lý, tâm lý, tính dục, xã hội, Hội Thánh, tu đức…để xây dựng cộng đồng gia đình người Công giáo ấm no, hạnh phúc

1.2 Khái quát về xã Giao Châu và giáo xứ Sa Châu

1.2.1 Khái quát về xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Xã Giao Châu là một trong 23 xã, thị trấn thuộc huyện Giao Thủy – một huyện ven biển nằm ở cực Đông tỉnh Nam Định Xã có chiều dài 1,5 km kéo dài từ Đông sang Tây Phía Đông giáp với với xã Giao Nhân, phía Tây giáp với xã Giao Yến, phía Bắc giáp với xã Giao Tiến và xã Hoành Sơn, phía Đông Nam giáp với xã Giao Long và Tây Nam giáp với xã Bạch Long

Diện tích tự nhiên 769,90 ha, trong đó có 473 ha đất nông nghiệp Dân

số toàn xã năm 2010 là 8.750 người Tỷ lệ người theo Đạo Thiên chúa chiếm khoảng 80% dân số toàn xã, số còn lại là theo Đạo Phật [42]

Về lịch sử hình thành: Trước năm 1945, các thôn làng của xã Giao Châu còn chung đơn vị hành chính với một số xã khác trong vùng Năm 1946 thành lập xã Thọ Tiên Châu Năm 1956 xã Thọ Tiên Châu được tách thành hai xã Giao Châu và Giao Nhân Cuối năm 1957, tách thôn Đắc Sở, Thuý Rĩnh, Hiệt

Củ và xóm Bắc - Quân Lợi thành lập xã Giao Minh Tháng 8 năm 1968, hai thôn Đắc Sở, Thuý Rĩnh được sát nhập vào xã Giao Châu Từ đó xã Giao Châu có 4 thôn là Sa Châu, Tiên Chưởng, Đắc Sở, Thuý Rĩnh Đến nay xã có

12 xóm: Tiên Thuỷ, Tiên Thành, Tiên Long, Tiên Hưng, Minh Đoàn, Minh Lạc, Minh Thắng, Thành Thắng, Mỹ Bình, Lạc Thuần, Tây Sơn, Đông Sơn [4, tr.23]

Về đặc điểm về kinh tế - xã hội: Người dân Giao Châu phần lớn làm nông nghiệp Tổng diện tích gieo cấy 1.473 mẫu, với năng suất lúa bình quân

Trang 35

12,7 tấn/ha/năm Ngoài trồng lúa, người Giao Châu còn phát triển thêm các nghề khác để tăng gia sản xuất như: chăn nuôi, làm bún, trồng nấm, trồng cây

ăn quả, nghề thêu ren, đan nát Nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là nghề làm mắm nổi tiếng Theo những người dân ở đây kể lại, nghề làm nước mắm Sa Châu

đã có từ cách đây trên 200 năm Thời hưng thịnh nhất của mắm Sa Châu, cả làng có đến hơn 400 hộ làm nghề Bước chân vào cổng làng đã nghe mùi mắm dậy lên thơm phức và bắt gặp quang cảnh nhà nào nhà nấy chum vại, ang chậu phơi khắp trong sân ngoài vườn, thương lái quang gánh nhộn nhịp…Nước mắm Sa Châu một thời nức tiếng cả nước, được coi là món quà quý giá, một gia vị đặc biệt làm thịnh soạn thêm mâm cơm ngày Tết, ngày giỗ, dịp liên hoan và làm đầm ấm thêm bữa cơm gia đình Điều đặc biệt làm nên tên tuổi của nước mắm Sa Châu -một đặc sản ngày ấy, đó là nước mắm được chế biến hoàn toàn theo phương pháp cổ truyền Công đoạn làm nước mắm rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian và vất vả Quá trình làm mắm không hề

sử dụng hóa chất, không rút ngắn thời gian phơi, thời gian để ngấu Chính vì vậy mà nước mắm Sa Châu có hương vị riêng rất đặc biệt, sánh như mật ong, hương thơm đặc trưng, cảm giác chấm một giọt vào đầu lưỡi đó thấy ngọt từ trong cổ họng râm ran khắp người Thế nhưng, thời vàng son của nước mắm

Sa Châu nay đã đi vào quá khứ Cả làng hiện chỉ còn vài chục hộ tâm huyết

cố duy trì nghề mắm, mỗi năm trung bình làm được 400.000-500.000 lít nước mắm Thị trường chủ yếu là trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, Hòa Bình [4, tr 31]

Xã Giao Châu có hai tôn giáo chính là đạo Thiên Chúa và đạo Phật Hiện nay trong xã có 1 nhà thờ Thiên Chúa lớn (Đền Thánh Sa Châu) và 2 nhà thờ

họ lẻ Ngoài ra xã còn có 2 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng là đình làng Thuý Dĩnh và Đình Tiên Chưởng thờ Đức Thánh Triệu Việt Vương cùng hai

vị tướng Nguyễn Phúc, Nguyễn Lộc Nằm cách đình Tiên Chưởng trên 200m

Trang 36

về phía đông là ngôi chùa Tiên Chưởng còn có tên gọi là: “Tiên Bảo Tự”, nơi đây thờ Phật ở khu tam quan và có cả khu thờ mẫu Tình đoàn kết lương giáo của cộng đồng dân cư cùng chung tay vun đắp cho quê hương ngày càng giàu đẹp là một nét văn hoá đặc trưng nơi đây

1.2.2 Khái quát về giáo xứ Sa Châu, thuộc giáo phận Bùi Chu

1.2.2.1 Khái quát về đạo Công giáo ở Nam Định

Công giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Phật giáo), và có mặt ở Việt Nam đã gần 5 thế kỷ (1533 – 2010)

Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài

Nam Định là nơi có giáo sĩ Công giáo đến truyền đạo đầu tiên ở miền

Bắc Việt Nam Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn viết: "Theo sách Dã Lục thì ngày 1 tháng 3 năm Nguyên

Hoà thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông có người Tây Dương là Y-nê-Khu đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ ngấm ngầm truyền giáo"

Sang đầu thế kỷ XVII, cùng với họat động tích cực của các giáo sĩ dòng Tên, nhất là giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến năm 1659, Toà Thánh ban hành sắc chỉ thành lập hai địa phận đầu tiên ở Việt Nam: địa phận Đàng Trong và địa phận Đàng Ngoài dựa theo ranh giới Trịnh- Nguyễn Vùng Nam Định thuộc vào địa phận Đàng Ngoài Năm 1679, Toà Thánh chia địa phận Đàng Ngoài ra Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài theo ranh giới sông Hồng và sông Lô Giáo dân vùng Nam Định thuộc địa phận Đông Đàng Ngoài do chi Manila dòng Đa Minh Tây Ban Nha quản lý

Trang 37

Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (trung tâm là Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (trung tâm là Bùi Chu, Nam Định) Cũng trong năm này, Tự Đức lên ngôi vua và ra dụ cấm đạo Thời kỳ 1848 – 1936: Dù bị chính sách cấm đạo của triều đình nhà Nguyễn cản trở, quá trình Công giáo ở Nam Định vẫn tiếp tục, duy trì và phục hồi sau những cản trở của chính quyền các cấp triều Nguyễn

Từ sau khi nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm đạo cho đến những năm đầu thế kỷ

XX ở địa phận Trung Đàng Ngoài càng có điều kiện phục hồi tín đồ, giáo phẩm, nhất là sự phát triển nhanh của số lượng tín đồ

Cách mạng Tháng Tám nổ ra, trong dòng người tham gia giành chính quyền, đón chào ngày Độc Lập, giáo dân Nam Định tích cực tham gia vào việc xây dựng chính quyền cách mạng, gìn giữ xóm làng, họ đạo

Từ khi Nam Định bị thực dân Pháp chiếm đóng trở lại (1947) chúng đã triệt để lợi dụng lòng tin của giáo dân, tiếp sức cho bọn phản động trong giáo hội Thiên chúa chống phá công cuộc kháng chiến

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta giành thắng lợi, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, bọn phản động đội lốt Công giáo dự vào giáo lý, thần quyền, cấu kết với các thế lực đế quốc, phản động tay sai ngoan cố đã thực hiện kế hoạch lôi kéo, cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam Từ

7 -1954 đến 5-1955 cả tỉnh và thành phố Nam Định (trừ Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc) có 37.914 giáo dân, 144 linh mục, tu sĩ di cư vào Nam Hành động cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam của bọn phản động gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của giáo dân trong tỉnh, để lại những ảnh hưởng nặng nề, kéo dài trong nhiều năm sau Trong khi một bộ phận giáo dân

bị bọn phản động dụ dỗ, cưỡng ép di cư thì đông đảo giáo dân, bằng tình yêu quê hương, được soi rọi bằng những vận động, chỉ dẫn kịp thời của chính

Trang 38

quyền nhân dân, đã yên tâm ở lại làng quê, xứ đạo Ở các xứ, họ đạo tiếng chuông nhà thờ vẫn ngân vang trước, trong và sau thánh lễ Mọi sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường, các hội đoàn vẫn được duy trì phục vụ cho Thánh lễ

Theo số liệu của Ban Tôn giáo chính phủ đến năm 1998, Nam Định có 385.404 giáo dân (chiếm 20% dân số toàn tỉnh), 440 chức việc, 2 giám mục,

50 linh mục, 471 tu sĩ, 645 nhà thờ, tu viện (nơi có số lượng tuyêt đối cũng như mật độ cao nhất trong cả nước) Giáo dân Nam Định luôn tiên phong hưởng ứng tích cực, có hiệu quả tinh thần bức thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam

Trong thực tiễn đời sống hôm nay, giáo dân Nam Định là minh chứng quan trọng về tinh thần "Kính Chúa, yêu nước", "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào"

1.2.2.2 Về giáo phận Bùi Chu

Giáo phận Bùi Chu (tiếng La Tinh là Dioecesis Buichuensis) là một Giáo

phận Công giáo Roma tại Việt Nam Giáo phận có nhiều xứ đạo lâu đời và gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng, liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển Công giáo tại Việt Nam Tuy là giáo phận có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam (khoảng 1.350 km²) nhưng giáo phận Bùi Chu có số lượng tín hữu khá cao Năm 2004, giáo phận có số giáo dân là 380.130 người, chiếm tỷ lệ 28,44% tổng dân số trên địa bàn giáo phận [6]

Giáo phận Bùi Chu hiện nay nằm gọn trong tỉnh Nam Định, bao gồm sáu huyện (Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực) và khu vực xứ Khoái Ðồng cùng khu vực phía nam sông Đào (các xã Nam Phong, Nam Vân và phường Cửa Nam) của thành phố Nam Định Giáo phận thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên toàn bộ dân cư là người Kinh Dân số Bùi Chu khoảng hơn 1 triệu người, trong đó 60% làm nông nghiệp,

Trang 39

5% làm muối và đi biển, 35% làm nghề thương mại, cơ khí kỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp

Việc thành lập giáo phận Bùi Chu đã được Toà Thánh chính thức ban sắc chỉ ba lần :

- Ngày 5/9/1848, Đức Thánh Cha Piô IX ban sắc lệnh Apostolatus

Officium, tách giáo phận Đông Đàng Ngoài thành giáo phận Trung gồm tỉnh

Hưng Yên, Thái Bình và 6 huyện của tỉnh Nam Định; phần còn lại vẫn mang tên giáo phận Đông

- Ngày 3/12/1924, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Ordinarie

Indosinensis đổi tên giáo phận Trung thành giáo phận Bùi Chu

- Ngày 9/3/1936, Đức Thánh Cha Piô XI ban sắc lệnh Proecipuas inter

Apostolicas chia giáo phận Bùi Chu thành giáo phận Thái Bình (tỉnh Hưng

Yên và Thái Bình) và giáo phận Bùi Chu (2/3 tỉnh Nam Định)

Giáo phận Bùi Chu được chia làm 13 giáo hạt với 129 giáo xứ và 46 giáo họ lên xứ 13 giáo hạt bao gồm: Báo Đáp, Bùi Chu, Đại Đồng, Kiên Chính, Lạc Đạo, Liễu Đề, Ninh Cường, Phú Nhai, Quần Phương, Quỹ Nhất, Thức Hóa, Tương Nam, Tứ Trùng Tòa giám mục của giáo phận Bùi Chu hiện nay đặt tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Giám mục chính tòa hiện nay của giáo phận là Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu Toàn Giáo phận hiện nay có khoảng 180 linh mục, 783 nữ tu, 138 chủng sinh và khoảng 200 chủng sinh dự bị [6]

Đại chủng viện Bùi Chu đã trở lại hoạt động từ năm 2008 sau gần 50 năm bị đóng cửa, cơ sở của chủng viện được xây mới bên cạnh Tòa giám mục Giáo phận hiện có 5 hội dòng nữ tu đang hoạt động là: Dòng Đa Minh Bùi Chu, Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao, Dòng con Đức Mẹ Mân Côi (nhà chính đặt tại giáo xứ Trung Linh), Dòng Thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương

Trang 40

(nhà chính Liên Thủy), và Dòng Đức Mẹ Thăm viếng (nhà chính Liên Thủy) Giáo phận Bùi Chu cũng từng là nơi một dòng tu cho nam được thành lập

là Dòng Đồng Công

Các nhà thờ trong giáo phận chủ yếu được xây dựng theo các phong cách kiến trúc Gothic và Baroque, chịu ảnh hưởng của kiến trúc cổ Việt Nam Trong đó có những nhà thờ chủ yếu theo kiến trúc Nam, với vật liệu chính là

gỗ, cung thánh được sơn son thiếp vàng hay mặt tiền nhà thờ xây theo kiểu cổng tam quan Giáo phận hiện có 12 Đền thánh, trong đó Đền thánh Phú Nhai đồng thời là một Vương cung Thánh đường từ năm 2008 Một số nhà thờ lớn trong giáo phận như: Đền thánh Kiên Lao, đền thánh Trung Lao, đền thánh Phương Chính, đền thánh Báo Đáp, đền thánh Sa Châu

1.2.2.3 Về giáo xứ Sa Châu

Giáo xứ Sa Châu thuộc giáo hạt Thức Hóa, giáo phận Bùi Chu Với khoảng 6500 giáo dân, 1970 hộ gia đình Công giáo Sa Châu là giáo xứ có số lượng tín đồ đông nhất hạt Thức Hóa, đồng thời là một trong ba giáo xứ đông giáo dân nhất giáo phận Bùi Chu

Sa Châu là làng Công giáo toàn tòng gần cửa biển, nay thuộc xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Năm 1730, một nhóm người làng Gòi theo đạo Thiên chúa, sống bằng nghề chài lưới ở Hưng Yên tới khai hoang và sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất này

Về tên gọi giáo xứ Sa Châu: Sa Châu là một trong 4 thôn (làng) của xã Giao

Châu Làng Sa Châu là làng Công giáo toàn tòng, với 100% người làng theo đạo Thiên Chúa Sa Châu cũng là làng có dân số đông nhất và số người theo đạo Thiên Chúa nhiều nhất xã Giao Châu Nhà thờ xứ cũng được xây dựng trong phạm vi làng Sa Châu, chính vì lẽ đó giáo xứ có tên là giáo xứ Sa Châu

Ban đầu, làng chỉ có gần 20 gia đình Công giáo Về sau, nhân dân các vùng Lục Thủy, Tương Nam, Bách Tính, Ninh Cường, Trà Lũ tới khai

Ngày đăng: 06/06/2021, 01:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w