1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ quản lý CHẤT LƯỢNG học tập các môn KHOA học xã hội và NHÂN văn của học viên ở học viện anh ninh nhân dân

116 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Chiến lược phát triển giáo dục 20112020 đánh giá: “Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc…

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

1.1 Chất lượng học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn

của học viên ở Học viện An ninh nhân dân 13 1.2 Quản lý chất lượng học tập các môn khoa học xã hội và

nhân văn của học viên ở Học viện An ninh nhân dân 25 1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng học tập các môn

khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học viện An

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN AN NINH

2.1 Khái quát vài nét về Học viện An ninh nhân dân 40

2.2 Thực trạng chất lượng học tập và quản lí chất lượng học tập

các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học

2.3 Nguyên nhân hạn chế và kinh nghiệm quản lí chất lượng học

tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học

Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT

LƯỢNG HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN AN

3.1 Yêu cầu xác định biện pháp quản lý chất lượng học tập các

môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học viện

3.2 Biện pháp quản lý chất lượng học tập các môn khoa học xã

hội và nhân văn của học viên ở Học viện An ninh nhân dân 64 3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đánh giá: “Chất lượng giáodục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và sovới trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thếgiới Năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứngđược yêu cầu của công việc…” [6, tr.3] Chất lượng đào tạo trong các nhàtrường Công an nhân dân cũng không nằm ngoài những hạn chế đó Để khắcphục những hạn chế về chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường, cầnphải: “Đổi mới toàn diện công tác GDĐT…tạo chuyển biến cơ bản và vữngchắc về chất lượng, hiệu quả GDĐT” [11, tr.12] Trong đó, đổi mới quản lýgiáo dục được xác định là khâu “đột phá”, mà trọng tâm là quản lý chất lượnggiáo dục, nhằm làm chuyển biến về chất lượng GDĐT trong các nhà trườngCông an nhân dân hiện nay

Học viện ANND là một trường đại học lớn trong hệ thống các trườngCAND cũng như các trường đại học trong cả nước Đây là cơ sở đào tạo đạihọc hàng đầu của ngành Công an Hiện nay, Học viện đang có những bướcchuyển mình với nhiệm vụ đào tạo cả 3 trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Ngày22/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1229/QĐ-TTg phê duyệt

Đề án “Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020” Đề án chỉ rõ: Ưu tiên đầu tư, phát triển HVANND trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đầu ngành, có chất lượng cao, làm nòng cốt sự phát triển chung của hệ thống giáo dục đào tạo CAND.

Quán triệt từ những định hướng đó, Học viện đang tích cực triển khai cácmặt công tác cần thiết để thực hiện theo lộ trình: phấn đấu đến năm 2015,HVANND trở thành cơ sở giáo dục trọng điểm của ngành Công an và năm

2020 trở thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia Một trong những hoạtđộng trọng tâm trong kế hoạch trên đó là nâng cao chất lượng đào tạo trongHọc viện nói chung và CLHT của HV nói riêng

Trang 3

Với nhiệm vụ chính là đào tạo lực lượng CAND làm công tác bảo vệ ANQG

- TTATXH với những phẩm chất: có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thànhtuyệt đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, hiểu biết và vận dụng tốt cácchính sách pháp luật của Nhà nước, các biện pháp nghiệp vụ của Ngành Công anvào trong các tình huống đấu tranh cụ thể với các đối tượng xâm phạm ANQG vàcác đối tượng phạm tội khác Theo đó, việc học tập các môn KHXH&NV có vị trírất lớn trong chương trình đào tạo Nó là tiền đề, cơ sở để xây dựng tư duy, thếgiới quan đúng đắn, toàn diện cho HV trước khi vào học những môn nghiệp vụ anninh cũng như xây dựng niềm tin, lý tưởng, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộCAND tương lai Tuy nhiên, hiện nay CLHT của HV nói chung và CLHT cácmôn KHXH&NV của HV ở HVANND nói riêng còn bộc lộ những hạn chế nhấtđịnh Mức độ nắm và vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn công tác vàcác tình huống đấu tranh còn nhiều hạn chế; phương pháp học tập còn máy móc,thụ động nặng về lý thuyết, thiếu vận dụng, thực hành Công tác quản lý CLHTcác môn KHXH&NV của HV chưa được coi trọng đúng mức nên dẫn đến thiếutính thực tiễn, hiệu quả, khoa học, thống nhất trong hoạt động quản lý

Trong thời gian qua, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu vềquản lý CLHT nói chung và nâng cao CLHT các môn KHXH&NV nói riêng

ở các cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý CLHT cácmôn KHXHNV của học viên ở HVANND

Xuất phát từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý chất lượng học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên Học viện

An ninh nhân dân” với mong muốn khắc phục được những vấn đề bất cập

trong thực tiễn quản lí CLHT các môn KHXH&NV của HV nhằm nâng caochất lượng GD-ĐT ở HVANND

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong lịch sử giáo dục trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, vấn

đề CLHT và QLCLHT của người học được nhiều nhà tư tưởng giáo dục và quản

lý giáo dục bàn đến Song, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định hay chế độ xãhội khác nhau thì quan niệm về CLHT và QLCLHT của họ cũng khác nhau

Trang 4

* Nghiên cứu về chất lượng học tập và quản lí chất lượng học tập trên thế giới

Thời Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN) đã rất quan tâm đếnvấn đề CLHT và QLCLHT của người học Ông cho rằng muốn học tốt phải

có đủ các yếu tố sau: Lập chí (để chí vào việc học hành), Bác học (học rộng), Thận tư (suy nghĩ cẩn thận), Minh biện (biện minh sáng sủa), Đốc hành (khi

đã nắm vững phải hành động) Nhà quản lý muốn nâng cao chất lượng phảitác động vào tất cả các khâu trên Ông chỉ rõ hoạt động dạy bao giờ cũng làhoạt động điều khiển, hoạt động quản lý, nếu không nắm được thông tinngược, không nắm được chất lượng của người học thì hoạt động dạy không cóhiệu quả Tuy nhiên ông mới chỉ dừng lại ở việc cho rằng hoạt độngQLCLHT của người học là nhiệm vụ của người thầy, nên chưa đề cập các lựclượng quản lý khác

Các nhà giáo dục ở thế kỷ XVIII - XI như Rutxo (1712 - 1778),Petxtalôdi (1746 - 1827), Đixtecvec (1790-1866), Usinxki (1824 - 1870) đãrất coi trọng cách thức quản lý làm cho người học chiếm lĩnh tri thức bằngcon đường tự khám phá, tìm tòi, từ đó tất yếu người học phải bắt buộc tựQLCLHT của mình trong quá trình học tập

Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, với sự ra đời của hệ thống lý luậnMác xít, trong đó có hệ thống lý luận về giáo dục và quản lý giáo dục đã tạo rabước ngoặt về con đường nhận thức khoa học giáo dục Trong hoạt động thựctiễn lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục XHCN ở Xô Viết, Lênin đãphát triển toàn diện các quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen về giáo dục Lêninyêu cầu các nhà trường phải tổ chức, vũ trang cho thế hệ trẻ những tri thức khoahọc cơ bản, hệ thống, hiện đại, bồi dưỡng cho họ những năng lực nhận thức,phát triển trí tuệ là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà trường Xô Viết Mặt khác, cầnhuấn thị cho thanh niên phải “Học, học nữa, học mãi”, học không mệt mỏi đểnắm được khối lượng tri thức phong phú của nhân loại đã sáng tạo ra, vận dụngvào công cuộc xây dựng CNXH; phải tích cực, chủ động lao động trí óc kết hợplao động chân tay và hoạt động xã hội; phải loại trừ khỏi nhà trường cách dạy vàhọc máy móc các chân lý khoa học các khẩu hiệu hình thức Tư tưởng của Lênin

Trang 5

đã được Cơrúpxcaia, Antôn Sêminovic Makarenkô cùng các nhà giáo dục, nhà quản lýgiáo dục khác tiếp tục phát triển sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển sự nghiệpgiáo dục XHCN ở Xô Viết.

Từ những năm cuối thế kỉ XX trở lại đây, những vấn đề học thuật về chấtlượng và QLCL, trong đó vấn đề CLHT và QLCLHT của người học được bànluận khá sôi nổi, sâu sắc Tiêu biểu như: Green và Hazvey cho rằng, chất lượngđào tạo thể hiện trên 5 phương diện: sự xuất chúng, sự tuyệt vời, sự ưu tú, sự xuấtsắc; sự hoàn hảo; sự thích hợp, phù hợp Hàng loạt các lý thuyết về chất lượngđào tạo xuất hiện trên thế giới như: lý thuyết khan hiếm, lý thuyết giá trị giatăng, lý thuyết về sự phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu

Về quản lý chất lượng giáo dục cũng xuất hiện nhiều mô hình quản lý tiêntiến, được sử dụng phổ biến trên thế giới như: như mô hình kiểm soát chất lượng,

mô hình BS 5750/ISO 9000, mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000: 2000,

mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong đào tạo…Các mô hình trênhiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhất là ở các nước tiên tiếnnhư Mỹ, Anh, Nhật Bản…

* Các nghiên cứu về chất lượng học tập và quản lí chất lượng học tập

ở Việt Nam

Những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu củacác tác giả đề cập trực tiếp hoặc liên quan đến CLHT và QLCLHT của ngườihọc, tiêu biểu như:

“Nâng cao chất lượng quản lý GDĐT trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới”, đề tài cấp Bộ, do PGS, TS Vũ Quang Lộc (Chủ

nhiệm - 2005) Đề tài đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn củaviệc nâng cao chất lượng quản lý GDĐT trong nhà trường quân đội; xác định 3nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý GDĐT; đánh giá thực trạng, làm rõnguyên nhân và đề xuất 4 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng quản lý GDĐT,trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý CLHT của HV trong nhàtrường quân đội

Đề tài “ Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXH&NV của HV ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” do PGS.TS Nguyễn

Trang 6

Văn Phán (chủ nhiệm, 2002); đề tài “Đánh giá chất lượng học tập của học viên

ở Học viện Chính trị quân sự”, do PGS.TS Mai Văn Hóa (chủ nhiệm - 2005).

Các công trình trên đây đã tập trung luận giải quan niệm về CLHT, đánh giáCLHT, chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả học tập vànhững giải pháp thiết thực, tính khả thi cao trong đánh giá kết quả học tập cácmôn KHXHNV của học viên Tuy nhiên, phạm vi của các đề tài trên chỉ nghiêncứu về chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXHNV của HV

ở HVCT quân sự Do vậy những vấn đề về CLHT và quản lý CLHT các mônKHXHNV của HV còn mang tính chung nhất

Đề tài: “Nâng cao chất lượng GDĐT đại học tại Học viện Chính trị quân sự hiện nay”, do TS Trương Thành Trung (chủ biên - 2005) Các tác giả

đề tài đã khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận của chất lượng GDĐT, trong

đó đã đề cập những dấu hiệu cơ bản CLHT của học viên; trong quá trình phântích làm sáng tỏ cấu trúc của chất lượng GDĐT, đề tài đã chỉ ra mối quan hệbiện chứng của chất lượng hoạt động dạy, chất lượng giáo dục và chất lượnghoạt động học, đồng thời khẳng định: CLHT của HV được thể hiện ở kết quảlĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng và trình độ phát triển trí tuệ của họ

Đề tài: “Nâng cao chất lượng tự học các môn KHXHNV của học viên Học viện Chính trị quân sự”, do TS Hoàng Đình Châu (chủ nhiệm - 2000) Các

tác giả đề tài đã phân tích, làm rõ những đặc điểm hoạt động tự học của HV Họcviện Chính trị quân sự, đánh giá thực trạng hoạt động tự học các môn KHXHNVcủa HV, đồng thời đề xuất 4 giải pháp nâng cao chất lượng tự học các mônKHXHNV của HV ở Học viện Chính trị quân sự, đó là: Hình thành hệ thốngđộng cơ học tập cho học viên; hình thành hệ thống kỹ năng, phương pháp tự học;hình thành bầu không khí tập thể thuận lợi cho hoạt động tự học; phát huy sứcmạnh tổng hợp tác động vào quá trình tự học của học viên Tuy nhiên, do phạm

vi, khách thể nghiên cứu khác nhau, đề tài chỉ tiếp cận, luận giải vấn đề CLHT vàquản lý CLHT các môn KHXHNV ở mức độ khái quát nhất

Luận văn thạc sĩ “Biện pháp quản lý chất lượng học tập của học viên ở Trường Sĩ quan Đặc công” của tác giả Nguyễn Xuân Điệp Tác giả đề tài đã

tập trung luận giải những vấn đề về chất lượng, quản lý chất lượng, quản lý

Trang 7

HV, chỉ ra các nội dung quản lí CLHT của HV và đề xuất hệ thống các biệnpháp quản lý CLHT của HV ở Trường Sĩ quan Đặc công

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả liên quantới CLHT và QLCLHT của người học như: “Quản lý chất lượng giáo dục đạihọc”, Nxb ĐHQG, HN, 2000 của PGS,TS Phạm Thành Nghị “Quản lý vàkiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM”, NxbGD, 2004 củaPGS,TS Trần Khánh Đức “Khoa học Quản lý giáo dục - một số vấn đề lýluận và thực tiễn” NxbGD, HN, 2004 của PGS,TS Trần Kiểm…

Tổng hợp các công trình nghiên cứu cho thấy, tác giả đã bàn luận về vấn

đề CLHT và QLCLHT của người học ở những góc độ, khía cạnh khác nhau.Song nhìn tổng thể các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng: để nâng caochất lượng đào tạo đại học cần phải tăng cường QLCLHT người học Đây làmột nhiệm vụ, nội dung và là tiêu chí quan trọng khẳng định và bảo đảm chấtlượng đào tạo đại học hiện nay Những nghiên cứu đó là cơ sở lý luận quantrọng cho việc nghiên cứu lý giải vấn đề QLCLHT của HV ở các nhà trường,trong đó có HVAN

Trong lực lượng công an nói chung và ở HVAN nói riêng, thời gian gầnđây đã có một số đề tài nghiên cứu về CLHT và QLCLHT của HV ở các khía

cạnh khác nhau Điển hình là các đề tài đề tài khoa học cấp Bộ: “40 đào tạo đại học của HVAN nhân dân và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay” do GS.TS Nguyễn Thủ Thanh (chủ nhiệm - năm 2011);

“Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học ở HVANND trong giai đoạn hiện nay” của GS.TS Nguyễn Văn Thắng (chủ nhiệm - năm 2002); “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn chính trị ở trường Trung học An ninh nhân dân I” của Vũ Tiến Ỉnh - năm 2001;

“Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các môn pháp luật ở trường Trung học Cảnh sát nhân dân 1” của Phạm Huy Chính - năm 2000 Các đề tài nêu

trên đã tập trung làm rõ cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng để rút ra những bàihọc kinh nghiệm về nâng cao CLHT, QLCLHT của HV, đồng thời đã đưa ranhững giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và CLHT của HV ởHVANND

Trang 8

Tóm lại, từ sự khái quát những công trình khoa học liên quan đến vấn đề

nghiên cứu, tác giả nhận thấy:

Chất lượng hoạt động học tập, quản lý CLHT, nâng cao CLHT các mônKHXHNV là những vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Các công trìnhnghiên cứu tuy khác nhau về đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu song các tácgiả đã tập trung phân tích, làm rõ vị trí, vai trò tầm quan trọng của hoạt động học tập

và nâng cao CLHT các môn KHXHNV, đánh giá thực trạng học tập các mônKHXHNV; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao CLHT các môn KHXHNV;trong đó quản lý CLHT các môn KHXHNV của HV được đề cập đến như là mộtgiải pháp, một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐT của nhà trường Kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình trên đã đáp ứng mộtphần thực tiễn GDĐT ở các nhà trường thuộc lực lượng vũ trang; đó là cơ

sở trực tiếp để tác giả kế thừa và phát triển vấn đề nghiên cứu dưới góc độcủa khoa học QLGD Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên

cứu một cách cơ bản, có hệ thống về “Quản lý CLHT các môn KHXH&NV của

học viên ở Học viện Anh ninh nhân dân” Bởi vậy, đề tài tác giả lựa chọn là

thực sự cần thiết và không trùng lặp với các công trình đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lý CLHT cácmôn KHXNHV của HV, tác giả đề xuất các biện pháp QLCLHT các mônKHXH&NV của HV ở HVANND nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáodục đào tạo của Học viện

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ các vấn đề lý luận về QLCLHT các môn KHXH&NV của HV.Khảo sát, đánh giá thực trạng CLHT và QLCLHT các môn KHXH&NVcủa HV ở HVANND hiện nay

Đề xuất biện pháp QLCLHT các môn KHXH&NV của HV ở HVANNDhiện nay

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 9

* Khách thể nghiên cứu

Quản lí hoạt động học tập các môn KHXH&NV của HV ở HVANND

* Đối tượng nghiên cứu

Quản líCLHT các môn KHXH&NV của HV ở HVANND

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý CLHT các môn học KHXH&NV của HV ở HVANND hiện naychưa được quan tâm đúng mức và còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập ảnhhưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường Nếu tiến hành đồng

bộ các biện pháp như xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho HV;

xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy chế, quy định về QLCLHTcủa HV; kế hoạch hoá QLCLHT của HV; thường xuyên giám sát, kiểm tra,đánh giá, hiệu quả công tác QLCLHT của HV thì sẽ nâng cao được CLHTcác môn KHXH&NV của học viên, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT ởHVANND trong giai đoạn hiện nay

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở phương pháp luận

Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; những định hướng,chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng, phát triển, đổi mớigiáo dục và quản lí giáo dục Đồng thời đề tài còn được nghiên cứu dựa trênquan điểm hệ thống - cấu trúc; lôgíc - lịch sử và quan điểm thực tiễn để xemxét, luận giải các vấn đề có liên quan đến nội dung luận văn

* Các phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, kháiquát hóa những vấn đề có liên quan tới đề tài như các văn kiện, nghị quyết,

Trang 10

chỉ thị của Đảng, ngành Công an về giáo dục và đào tạo; các giáo trình, sáchchuyên khảo, tài liệu về lí luận quản lí, quản lí giáo dục; các công trình khoahọc và bài báo khoa học có liên quan tới đề tài như: luận án tiến sĩ, luận vănthạc sĩ, báo cáo khoa học, kỉ yếu hội thảo khoa học….để từ đó chọn lọcnhững thông tin cần thiết phục vụ cho việc luận giải cơ sở lí luận và cácnhiệm vụ nghiên cứu theo mục đích mà đề tài đã xác định.

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tọa đàm, phỏng vấn với CBQL các cấp, đặc biệt là Phòng Đào tạo, PhòngCông tác Đảng, Công tác chính trị và Phòng Quản lí học viên về các vấn đề liênquan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

Tiến hành trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi với 100 GV và CBQL giáo dụccác cấp (Trong đó có 60 CBQL và 40 GV); 202 HV đào tạo đại học Nội dungtrưng cầu về thực trạng CLHT và QLCLHT các môn KHXH&NV của HV ởHVANND hiện nay

Tiến hành tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lí CLHT các mônKHXHNV của HV ở HVANND thông qua các báo cáo của các cơ quan, đơn vị

và của Học viện hàng năm để góp phần làm rõ thực trạng, tìm ra nguyên nhâncủa những hạn chế, bất cập trong quản lý CLHT các môn KHXHNV của HVXin ý kiến các nhà khoa học ở Học viện Chính trị, các CBQL có nhiềukinh nghiệm ở HVANND và Học viện Cảnh sát về quản lí CLHT của HV

Phương pháp hỗ trợ

Dùng phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học để xử lý, phântích các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng và khảonghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

7 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa về mặt lí luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận trong

hướng nghiên cứu về vấn đề QLCLHT nói chung và QLCLHT các mônKHXH&NV nói riêng ở trường đại học

Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Trang 11

Đề tài đã đưa ra các biện pháp QLCLHT các môn KHXH&NV của HVgóp phần nâng cao chất lượng GDĐT ở HVANND.

Đề tài góp phần khắc phục những vấn đề hạn chế, bất cập trong thực tiễnQLCLHT các môn KHXH&NV của HV nhằm nâng cao chất lượng GDĐT ởHVANND

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhàquản lí giáo dục, các giáo viên và độc giả quan tâm đến công tác QLCLHTnói chung và quản lí CLHT các môn KHXH&NV của HV nói riêng

8 Kết cấu của đề tài

Đề tài được kết cấu gồm: Mở đầu, 3 chương (9 tiết), kết luận, kiếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP

CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CỦA HỌC VIÊN 1.1 Chất lượng học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học viện An ninh nhân dân

1.1.1 Chất lượng học tập của học viên ở Học viện An ninh nhân dân

* Quan niệm về học viên và hoạt động học tập của học viên

Học viên HVAN là những người đang học tập, bồi dưỡng, rèn luyện tại

HVAN Họ là những học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, chiến sĩ nghĩa

vụ, cán bộ công an các đơn vị, địa phương trong lực lượng công an, quân đội

đã trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của BộGD&ĐT, quy định của Bộ Công an; hoặc được các đơn vị công an cử tuyển

về trường để đào tạo, bồi dưỡng trở thành những cán bộ làm công tác Bảo vệANQG - TTATXH trong phạm vi toàn quốc

Học viên HVAN là những người có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch căn bản,xác định rõ mục đích vào trường học tập để công tác và phục vụ lâu dài trong lựclượng công an Trước khi vào học tại HVAN, học viên đều được thẩm tra, xácminh lý lịch tại công an địa phương, nếu đủ điều kiện mới được công an địaphương cử đi học tập tại trường Về cơ bản học viên đều có động cơ mục đích họctập, rèn luyện đúng đắn, có thái độ tích cực, chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong họctập, nghiên cứu, rèn luyện đạo đức, tư cách và ý thức tổ chức kỷ luật

Theo quy định của ngành công an thì 100% học viên các trường Công annhân dân ở nội trú trong các ký túc xá của trường, được biên chế và quản lýchặt chẽ theo từng tiểu đội, trung đội học viên Việc học tập và sinh hoạt phảiđảm bảo những quy định của điều lệnh nội vụ Công an nhân dân Khác vớicác trường đại học khác, 100% học viên trong trường chịu sự quản lý theo kỷluật và điều lệnh nội vụ của ngành Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cáchình thức tổ chức học tập, phương pháp học tập của học viên trong Học viện.Thời gian sinh hoạt nội trú trong Học viện tạo nên những đặc trưng riêngtrong quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu của học viên Do học viên sinh

Trang 13

hoạt nội trú trong Học viện nên nhà trường thường xuyên tổ chức những đợtsinh hoạt chính trị theo các chuyên đề với các hình thức học tập đa dạng, tạođược không khí sôi nổi như: tổ chức các câu lạc bộ chính trị, pháp luật,nghiệp vụ; học tập qua các buổi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm vớicác thế hệ làm công tác an ninh trong toàn quốc…

Hoạt động học tập của học viên HVAN là hoạt động được diễn ra trongđiều kiện có mục đích rõ ràng, có nội dung, chương trình đào tạo cụ thể, có kếhoạch và phương thức đào tạo theo lộ trình và thời gian đã xác định; mọi hoạtđộng học tập có sự tổ chức quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của đội ngũ giảngviên, CBQL Học viên luôn được phát huy vai trò chủ thể của hoạt động họctập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhâncách Trong chương trình học tập, với các môn nghiệp vụ công an nói chung vànghiệp vụ an ninh nói riêng rất hạn chế về mặt tài liệu học tập, nghiên cứu; việctiếp xúc với các loại tài liệu này cũng phải tuân theo những quy định bảo mậtđặc thù Những vấn đề thuộc về lĩnh vực nghiệp vụ công tác công an nói chung

và an ninh nói riêng động chạm tới rất nhiều vấn đề “nhạy cảm” liên quan tớiđường lối chính sách đấu tranh của Đảng và Nhà nước và ngành công an Vìvậy, nếu để lộ, lọt sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ tới chủ trương, đường lốiđối ngoại, đối sách đấu tranh với các loại đối tượng khác nhau Vì vậy, khi họctập các môn nghiệp vụ chuyên ngành, học viên chỉ được tiếp xúc có “chừngmực” với những vấn đề nóng, nhạy cảm trong lĩnh vực công an

Đối tượng hoạt động học tập là những kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng kinhnghiệm nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo nghiệp vụ công an Yêucầu CLHT phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nắmvững pháp luật, biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt các biện pháp nghiệp vụtrong công tác công an để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra; chủ động phát hiện vàphòng ngừa các dấu hiệu phạm tội Có trình độ tin học, ngoại ngữ và khảnăng dự báo, tổng hợp thực tiễn để xây dựng lý luận nghiệp vụ công an

Địa bàn học tập không chỉ trên giảng đường, thư viện, thao trường, bãitập của Học viện mà thông qua các hoạt động dân vận giữa khóa học “3 cùng”với nhân dân, thực tập “tay nghề” cuối khóa được diễn ra trên khắp các tỉnh,

Trang 14

thành phố trong cả nước, các cơ quan Bộ tư lệnh, Tổng cục, cục, vụ, việntrong ngành Công an Vì vậy hình thức, phương pháp học tập của học viênthông qua đó cũng rất đa dạng, phong phú tùy theo mục đích, nhiệm vụ, nộidung từng chuyên ngành đào tạo và môn học cụ thể.

* Khái niệm chất lượng học tập của học viên ở Học viện An ninh

Khái niệm chất lượng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và hoạtđộng thực tiễn Tuy nhiên, quan niệm về chất lượng cũng rất phong phú.Dưới góc độ tiếp cận của Triết học, chất lượng được coi là thuộc tính chủyếu, gồm toàn bộ những đặc điểm, quan hệ, trật tự, cấu trúc tạo ra cái bảnchất, tính riêng biệt của một vật, một quá trình và phân biệt chúng với những

vậy, nghiên cứu chất lượng cần chú ý các vấn đề: Cần cụ thể hoá các yếu tố,

đặc tính tạo nên chất lượng để tác động vào các yếu tố, đặc tính đó, nếu không

sẽ không thể có chất lượng như mong muốn; cần có sự tác động vào tất cả các

yếu tố, đặc tính tạo nên chất lượng, nếu chỉ quan tâm tới một hoặc một vàiyếu tố, đặc tính nào đó cũng không thể có chất lượng mong muốn; để tạo nênchất lượng cần có nhiều giải pháp lựa chọn, từ đó chọn ra giải pháp tối ưunhất và để đánh giá chất lượng cần có những tiêu chí cụ thể làm cơ sở chođánh giá một cách khách quan, chính xác

Trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam có 2 khái niệm về chấtlượng là:

Chất lượng theo quan niệm tuyệt đối: là tổng thể những thuộc tính,những tính chất vốn có của sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật khác Nótồn tại khách quan, không thay đổi ở các môi trường khác nhau và mọi ngườiphải thừa nhận nó

Trang 15

Chất lượng theo quan niệm tương đối: trong kinh tế thị trường khôngphải lúc nào cũng vậy, chất lượng đối với người này nhưng lại không chấtlượng đối với người khác, bởi lẽ giá trị sử dụng của vật đó khác với nhu cầu

sử dụng của khách hàng Do vậy khái niệm chất lượng tương đối chính là sựphù hợp với nhu cầu khách hàng

Theo INQAAHE (International Network for Quanlity AssuranceAgencies): “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích” Như vậy, các quan niệm

về chất lượng tổng quát tuy có khác nhau nhưng đều có chung một ý tưởng:chất lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó

Trong lĩnh vực GDĐT hiện tồn tại một số quan niệm về chất lượng, đólà: Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào; chất lượng được đánh giá bằng

“đầu ra; chất lượng được đánh giá bằng “giá trị gia tăng; chất lượng đượcđánh giá bằng “kiểm toán Ngoài ra còn có quan niệm của tổ chức đảm bảochất lượng giáo dục đại học quốc tế: Để đánh giá chất lượng đào tạo của mộttrường cần dùng bộ tiêu chí có sẵn, hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặcđánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của nhà trường.Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường đại học sẽ được xếp thành các loạisau: chất lượng tốt, chất lượng đạt yêu cầu, chất lượng không đạt yêu cầu

Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, chất lượng giáo dụctrường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêucầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đàotạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cảnước Tác giả cho rằng, quan niệm này đã khắc phục được những khiếm

khuyết của những quan niệm trước đó, tiếp cận quan niệm của tổ chức đảm

bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế và quán triệt nguyên lý giáo dục củaĐảng Cộng sản Việt Nam

Hoạt động học tập của HV được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau,trong đó tập trung chủ yếu ở kết quả học tập, đó cũng là sự phản ánh CLHT củangười học Trên cơ sở các quan niệm về chất lượng, HV, hoạt động học tập của

HV ở HVAN, dưới góc độ khoa học QLGD, tác giả cho rằng:

Trang 16

“Chất lượng học tập của học viên ở HVAN là tổng hòa chất lượng của các yếu tố, các phẩm chất được hình thành và phát triển trong quá trình học tập của học viên; biểu hiện ở động cơ học tập đúng đắn, mức độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển phương pháp tư duy sáng tạo và các giá trị chuẩn mực về phẩm chất nhân cách của học viên đáp ứng mục tiêu đào tạo đã xác định”

CLHT của HV được hiểu không phải là cộng lại đơn thuần những con sốgiá trị của các yếu tố, các phẩm chất hợp thành, mà là sự tích hợp, tổng hòacủa các yếu tố, các phẩm chất được hình thành và phát triển trong quá trìnhhọc tập của HV ở HVAN; các yếu tố đó có quan hệ biện chứng chặt chẽ, vừachế ước, vừa thúc đẩy lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất tạo nên giá trịchung của hoạt động học tập

CLHT của HV ở HVAN không hiểu một cách chung chung, trừu tượng

mà phản ánh ở năng lực nhận thức và các phẩm chất của HV so với mục tiêuđào tạo; nó được biểu hiện ở ý thức động cơ học tập, ở mức độ nắm kiến thức,

kỹ xảo, kỹ năng đồng thời vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đó vào trongcác tình huống học tập và phát triển hoàn thiện các chuẩn mực, giá trị phẩmchất nhân cách của người cán bộ Công an nhân dân

1.1.2 Khái niệm chất lượng học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học viện An ninh

* Đặc điểm học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện An ninh

Các môn KHXH&NV hay được hiểu là hệ thống những tri thức về xã hội

và con người Hiện nay các môn học này đang được giảng dạy tại HVAN rất đadạng gồm: triết học, kinh tế - chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hộihọc, đường lối cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh, tội phạm học, tâm lý học,tôn giáo học, logic học, hệ thống các môn pháp luật với nhiều ngành luật khácnhau Khác với các môn học khác trong chương trình đào tạo cán bộ Công

an, học tập các môn KHXH&NV ở HVAN có một số đặc điểm nổi bật sau:

Trang 17

Học tập các môn KHXH&NV ở HVAN gắn liền với hình thành, phát triển thế giới quan, niềm tin khoa học và các phẩm chất nhân cách cần thiết khác của người sĩ quan An ninh

Nhân cách người sĩ quan An ninh chủ yếu được hình thành, phát triểntrong quá trình đào tạo ở HVAN Quá trình đó, các tác động sư phạm của nhàtrường luôn chi phối rất lớn tới nhân cách người sĩ quan An ninh tương lai.Trong hệ thống các môn học của nhà trường, các môn KHXH&NV luôn tạo

ra những tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất nhằm hình thành, phát triển thếgiới quan, niềm tin và các phẩm chất nhân cách cần thiết khác của người cán

bộ công an như phẩm chất chính trị - đạo đức, lối sống, phẩm chất tinh thầnchiến đấu , giúp cho người cán bộ công an có cách nhìn nhận, đánh giá đúngtình hình trong công tác đấu tranh để từ đó có cơ sở quyết định áp dụng cácbiện pháp đấu tranh phù hợp

Các môn KHXH&NV tác động tới người học với tư cách nổi bật là khoahọc về phương pháp luận khoa học, là lập trường, quan điểm giai cấp trongxây dựng lực lượng CAND Thực tiễn hiện nay, các môn KHXH&NV ngàycàng khẳng định rõ vị trí, vai trò trong xây dựng trình độ chính trị, bản lĩnhchiến đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực trí tuệ, năng lựchoạt động chính trị xã hội của đội ngũ sĩ quan ANND, giáo dục mục tiêu, lýtưởng vào cuộc đấu tranh bảo vệ ANQG-TTATXH

Các môn KHXH&NV trang bị cho người học thế giới quan, phương pháp

luận khoa học nên vừa có tính cách mạng, vừa có tính khoa học Đây là cácmôn học mang tính lý luận cao, đi sâu nghiên cứu các quy luật, nguyên lý,luận điểm được đúc rút từ thực tiễn sinh động của cuộc sống và hoạt độngthực tiễn bảo vệ ANQG-TTATXH để đúc kết thành lý luận Mặt khác,KHXH&NV còn giúp người học nắm được các vấn đề của xã hội, của quan

hệ xã hội Vì thế, việc học tập các môn KHXH&NV hướng tới hình thành,phát triển tư duy lý luận và tác phong làm việc khoa học với con người và cáctập thể người trong điều kiện đặc thù của lực lượng CAND

Ngày nay, đứng trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước và trên thế giới; yêu cầu ngày càng cao

Trang 18

của công cuộc đấu tranh bảo vệ ANQG-TTATXH, đòi hỏi người cán bộ Công

an phải có sự phát triển tư duy lý luận, linh hoạt, sáng tạo, xử lý nhanh chóng,chính xác các tình huống chính trị nhạy cảm, nắm bắt, phân tích diễn biến củatình hình, từ đó vận dụng xem xét, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra của

xã hội, lực lượng Công an Mặt khác, tác phong làm việc khoa học với conngười và tập thể trong điều kiện đặc thù của hoạt động bảo vệ ANQG-TTATXH sẽ giúp người cán bộ Công an điều khiển con người và tập thể dướiquyền hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Điều này phụ thuộc vào việc

họ lĩnh hội kiến thức của các môn KHXH&NV, tự giáo dục, rèn luyện mìnhtheo những cơ sở khoa học

Học tập các môn KHXH&NV ở HVANND là học tập các môn khoa học

có tính trừu tượng và khái quát cao, gắn liền với thực tiễn cuộc sống và hoạt động của lực lượng Công an nhân dân.

Khác với những môn học khác, các môn KHXH&NV có những hệ thốngkhái niệm, phạm trù mang tính trừu tượng và khái quát cao Học tập các mônKHXH&NV trong các trường Công an nói chung, ở HVANND nói riêng vìthế phải luôn lấy sự việc, thực tiễn xã hội lịch sử, thực tiễn hoạt động bảo vệANQG-TTATXH để chứng minh cho các nguyên lý, lý luận một cách toàndiện; vạch rõ bản chất của vấn đề, quy luật vận dụng và mọi hình thức biểuhiện của nó Quá trình học tập của HV, dưới sự chỉ đạo, định hướng của GV,

HV cần phải hiểu rõ thực chất của nội dung lý luận, cần trình bày một cách cụthể, sinh động, dùng trực quan để đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng mộtcách khách quan, gắn liền với đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước, công an, tuân thủ nguyên tắc tính Đảng, tính khoa họcchặt chẽ, đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Theo đó, các mônKHXH&NV sẽ trở nên hứng thú, gần gũi hơn với người học và hoạt độngnghề nghiệp tương lai của họ Bởi vậy, trong quá trình học các mônKHXH&NV người học phải biết tìm ra cách thức học phù hợp, luôn có ý thứcgắn lý luận với thực tiễn cuộc sống và hoạt động của lực lượng công an, biếtcách vận dụng và xử lý tốt kiến thức lý luận trong hoạt động thực tiễn

Trang 19

Học tập các môn KHXH&NV của HV ở HVANND diễn ra trong môi trường sư phạm được tổ chức phù hợp với đòi hỏi đặc thù của hoạt động bảo

Trong kế hoạch giảng dạy của khóa học, Học viện bố trí thời lượng họccác môn học trên ở những năm đầu đại học Đây là thời gian học viên mớivào trường nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ Đó cũng là khoảng thời gian mỗi họcviên cần xây dựng cho mình tư duy và thế giới quan khoa học, biện chứng đểnhìn nhận, đánh giá đúng đắn, toàn diện về cuộc sống, về tình hình thực tiễncủa đất nước cũng như công cuộc bảo vệ ANQG – TTATXH Bên cạnh đó,cần trang bị những kiến thức chung nhất về pháp luật, tâm lý tội phạm, nhữngvấn đề liên quan tới tôn giáo, dân tộc… để chuẩn bị vào học những môn họcthuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ Thời gian này, ngoài các buổi họcchính khóa trên lớp, chương trình còn xen kẽ với các hoạt động ngoại khóanhư tham gia các buổi sinh hoạt chính trị, tham quan bảo tàng, di tích Đặcbiệt học viên còn được vận dụng những kiến thức đã học thông qua hoạt độngthực tế dân vận “3 cùng” với nhân dân trong thời gian 1 tháng tại một địaphương cụ thể

Trang 20

Học tập các môn KHXH&NV ở HVANND gắn liền với cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp hiện nay.

Hiện nay, cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra hết sức quyết liệt, phứctạp Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với chiến lược “Diễn biến hoàbình” đang ra sức vu cáo, xuyên tác, chống phá hệ tư tưởng Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh Với công an, những quan điểm cho rằng, công an chỉ làcông cụ bảo vệ ANQG-TTATXH, không cần sự lãnh đạo của Đảng, đó chỉ lànhững thủ đoạn lừa dối, thực chất nhằm “phi chính trị hoá” công an, hòngtách công an ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm công an mất mụctiêu và phương hướng chiến đấu, vô hiệu hoá lực lượng bảo vệ ANQG-TTATXH, làm cơ sở tiến tới thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng

Mặt khác, ngày nay khi toàn cầu hoá đã trở thành xu thế không thể đảongược Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu vàocuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các thông số nghiêncứu KHXH&NV cũng được mở rộng Vì thế, KHXH&NV ít bị ngăn cách bởicác rào cản quốc gia và hệ tư tưởng Các vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự liên kếtchặt chẽ hơn giữa các nhà khoa học Từ đó, nhiều nhà KHXH đã chỉ nhìnthấy những khuôn mẫu chung, những quy luật chung mang tính toàn cầu, bỏqua những phân tích riêng biệt hoặc những nghiên cứu có tính đặc thù Họ đãkhông chú trọng tới vấn đề đấu tranh tư tưởng Đây là một khuynh hướng saitrái cần phải nhanh chóng khắc phục trong KHXH hiện nay Tình hình trênđòi hỏi việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập các kiến thức KHXH&NV phảiluôn gắn liền với cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay để góp phần bảo vệ chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng GV,

HV, CBQL ở các trường công an nói chung, ở HVANND nói riêng đồng thờiphải là những chiến sĩ dũng cảm đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, góp phầntích cực vảo công cuộc bảo vệ ANQG-TTATXH

Do đặc điểm của việc học tập các môn KHXH&NV cùng với những đặcthù về học viên ở HVANND nên cần phải quản lí tốt chất lượng học tập cácmôn học này nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐT ở HVANND

Trang 21

* Khái niệm chất lượng học tập các môn hoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học viện An ninh nhân dân

Trên cơ sở quan niệm về chất lượng học tập của HV, đặc điểm học tậpcác môn KHXH&NV của HV ở HVANND và những đặc thù trong mục tiêu,chương trình đào tạo của ngành công an, tác giả đề tài cho rằng:

Chất lượng học tập các môn KHXH&NV của HV ở HVANND là tổ hợp chất lượng của các thành tố, biểu hiện ở động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập, mức độ nắm và vận dụng kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng vào giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, nghề nghiệp một cách sáng tạo, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo và hoạt động thực tiễn của lực lượng Công an nhân dân.

Chất lượng học tập các môn KHXH&NV của HV ở HVAN được biểuhiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Chất lượng học tập các môn KHXH&NV của HV biểu hiện ở việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn Đây là yếu tố chủ yếu và là tiêu chí

cơ bản để xem xét đánh giá CLHT của HV so với mục tiêu đào tạo Đối với

HV ở các trường đại học công an nói chung, ở HVAN nói riêng, HV là chủ

thể hoạt động học tập, rèn luyện Do đó, động cơ học tập là yếu tố quan trọngbậc nhất, suy đến cùng quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả học tập,rèn luyện của HV Vì thế, nếu HV không có động cơ, mục đích học tập đúngđắn trong thực hiện nội dung, nhiệm vụ học tập, rèn luyện thì sẽ ở trong tìnhtrạng bị động, gò bó, theo đó cản trở quá trình hình thành, phát triển nhâncách người cán bộ CAND theo mục tiêu đào tạo Ngược lại, khi HV có động

cơ, mục đích học tập đúng đắn thì họ sẽ cảm thấy thỏa mái, hứng thú, tích cựcchủ động, sáng tạo, không ngừng nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, biếnquá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của người HV

Động cơ học tập các môn KHXH&NV được hình thành và phát triểnthông qua các hoạt động thực tiễn, là sản phẩm tổng hợp của quá trình giáodục, rèn luyện và tự giáo dục, tự rèn luyện Những tình cảm ban đầu, nhữngnguyện vọng mong muốn của bản thân muốn trở thành người cán bộ CAND

xả thân phục vụ nhân dân, đất nước trước khi vào học tại trường sẽ được pháttriển, hoàn thiện, trở thành động cơ học tập đúng đắn nhằm nâng cao CLHT

Trang 22

Chất lượng học tập các môn KHXH&NV của HV là quá trình hình hoàn thiện, phát triển phương pháp tư duy, kinh nghiệm hoạt động một cách khoa học, sáng tạo trong học tập Đây là một trong những yếu tố cấu thành CLHT

của HV và tiêu chí cơ bản để xem xét CLHT của HV ở HVAN Để lĩnh hộiđược hệ thống kiến thức, kĩ xảo, kỹ năng theo quy định trong chương trìnhđào tạo và trau dồi, rèn luyện khả năng lãnh đạo, quản lí của người cán bộcông an nhân dân, đòi hỏi mỗi HV phải lựa chọn cho mình một phương pháphọc tập phù hợp với môn học, bậc học Việc nắm kiến thức, kĩ xảo, kỹ năngnghề nghiệp trong quá trình học tập, rèn luyện của HV sẽ là tiền đề để hoànthiện và phát triển phương pháp tư duy, kinh nghiệm hoạt động một cáchkhoa học sáng tạo Ngược lại, khi phương pháp tư duy sáng tạo được pháttriển sẽ tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ xảo, kĩ năngtốt hơn, theo đó CLHT của HV sẽ ngày càng cao hơn

Chất lượng học tập các môn KHXH&NV của HV là sự hoàn thiện, pháttriển các chuẩn mực giá trị phù hợp với yêu cầu của lực lượng CAND nóichung và lực lượng ANND nói riêng trong sự nghiệp bảo vệ ANQG-TTATXH Đây cũng là một trong các tiêu chí cơ bản để đánh giá CLHT các

môn KHXH&NV của HV Nó được thể hiện ở chỗ người học luôn hiểu biết

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tintưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và vận dụng sáng tạo vào giải quyếtcác tình huống, các vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoạt động nghề nghiệp, đồngthời tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu và làm đúng; phẩm chất đạođức cách mạng trong sáng của người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phụcvụ; trong quan hệ ứng xử với đồng chí, đồng đội theo các chuẩn mực được quyđịnh trong điều lệnh, điều lệ CAND Đây chính là hệ quả tất yếu của chất lượngtrong mối quan hệ biện chứng giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục; giữa tựhọc và tự giáo dục trong nhà trường

Chất lượng học tập các môn KHXH&NV của HV ở HVAN còn được thểhiện ở việc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết sáng tạo những vấn đề thựctiễn, thể hiện ở kết quả học tập tốt; đồng thời còn thể hiện ở quá trình tu dưỡng,

Trang 23

rèn luyện bản thân; quá trình phấn đấu, trưởng thành để được đứng trong hàngngũ của Đảng trong thời gian học tập tại Học viện.

* Các tiêu chí đánh giá chất lượng học tập các môn khoa học xã hội

và nhân văn của học viên Học viện An ninh

Tiêu chí 1: Xác định động cơ, mục đích học tập các môn KHXH&NV

Động cơ học tập các môn KHXH&NV của HV ở HVAN quyết định trựctiếp đến chất lượng, hiệu quả học tập của HV và mức độ hoàn thành nhiệm vụcủa nhà trường

Động cơ học tập của HV nói chung, động cơ học tập các mônKHXH&NV của HV nói riêng rất đa dạng phong phú, tuy nhiên có thể kể đếncác loại cơ bản như: Động cơ chính trị - xã hội; động cơ nhận thức khoa học;động cơ nghề nghiệp; động cơ cá nhân Do vậy, để đánh giá đúng chất lượngxây dựng động cơ học tập của HV cần phải tập trung đánh giá các động cơhọc tập của HV thông qua các biểu hiện của nó

Tiêu chí 2: Khả năng tiếp thu lĩnh hội các nội dung học tập về kiến thức KHXH&NV theo mục tiêu yêu cầu đào tạo

- Khả năng lĩnh hội những kiến thức, hình thành kĩ xảo, kĩ năng, tích luỹkinh nghiệm; khả năng thu nhận, thích ứng với những nội dung kiến thứcKHXH&NV mà giảng viên truyền thụ, đồng thời chuyển hóa nó thành bảnlĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lí, phương pháp tác phong công tác

- Tích cực, tự giác trong quá trình học tập; có ý thức trách nhiệm caotrong tham gia đầy đủ các nội dung và hình thức học tập các môn KHXH&NV

- Có khả năng tìm kiếm, cập nhật những tri thức mới, những tài liệu mới, bổsung, phát triển mở rộng nội dung các môn KHXH&NV

- Nắm chắc các chuyên đề bài giảng, các bài học thực hành và có khảnăng ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, các nhiệm vụđặt ra trong thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ chuyên môn đảm nhiệm

Tiêu chí 3: Có khả năng và phương pháp học tập các môn KHXHNV phù hợp, biết tìm ra phương pháp tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ

Trang 24

- Nhận thức tầm được vai trò, vị trí của các môn học KHXH&NV, tầmquan trọng của tự học tập các môn KHXH&NV từ đó tích cực, chủ động trongtìm kiếm phương pháp học tập cho phù hợp với các môn học KHXH&NV nhằmđạt được kết quả cao trong học tập các môn KHXH&NV

- Phát triển năng lực tư duy lý luận, tư duy nghề nghiệp, phương pháp tựhọc, tự nghiên cứu nâng cao trình độ

- Xác định, lựa chọn vấn đề nghiên cứu, hình thành được kĩ năng nghiên cứuphù hợp với bậc học và khả năng vận dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễnhoạt động bảo vệ ANQG-TTATXH

Tiêu chí 4: Kết quả học tập các môn KHXH&NV của học viên

Nếu mục tiêu của hoạt động dạy là truyền thụ các kiến thức, hình thành

kĩ xảo, kĩ năng, phát triển trí tuệ và các phẩm chất nhân cách cho người họcthì chất lượng hoạt động học lại tập trung chủ yếu ở kết quả học tập đích thực,phản ánh trình độ đào tạo thực tế của người học Kết quả học tập là mức độthành tích mà một chủ thể hoạt động học đã đạt được trong quan hệ với côngsức, chi phí thời gian, mục tiêu đã xác định Đây là mức độ thực hiện đượccác tiêu chí của chủ thể Kết quả học tập cũng có thể được hiểu là mức độthành tích đạt được của một người học này so với những người học khác.Theo đó, kết quả học tập là một trong những căn cứ pháp lý để tiến hành đánhgiá CLHT cũng như phân loại học viên

Kết quả học tập các môn KHXH&NV của HV được biểu hiện ở điểmhọc tập của các hình thức sau bài giảng và điểm thi hết môn học; kết quả điểmtrung bình chung các môn KHXH&NV thông qua sơ, tổng kết từng học kì,năm học và tỷ lệ gia tăng (hoặc giảm) qua các học kì, năm học

Cách thức đánh giá: kết quả học tập các môn KHXHNV trong từng họcphần, môn học của học viên được phân chia thành 5 mức độ: Xuất sắc (từ 9,0đến 10 điểm); Giỏi (từ 8,0 đến cận 9,0 điểm); Khá (từ 7,0 đến cận 8,0 điểm);Trung bình khá (từ 6,0 đến cận 7,0 điểm); Trung bình (từ 5,0 đến cận 6,0điểm); Yếu (từ 4,0 đến cận 5,0 điểm); Kém (dưới 4,0 điểm)

1.2 Quản lí chất lượng học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học viện An ninh nhân dân

Trang 25

1.2.1 Khái niệm quản lí chất lượng học tập các môn khoa học xã hội

và nhân văn của học viên

Quản lý (tiếng Anh là Management) đặc trưng cho quá trình điều khiển và

dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thôngqua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư

và giá trị vô hình )

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lí là trông coi, giữ gìn theo những yêucầu nhất định Là tổ chức, điều khiển hoạt động theo những yêu cầu nhấtđịnh"[45, tr.772]

Quản lý là hoạt động có mục đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản

lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác địnhcủa công tác quản lý Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể quản lý tiến hànhnhững hoạt động theo chức năng quản lý như xác định mục tiêu, hoạch địnhcác chủ trương, chính sách, kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, phối hợp,kiểm tra, huy động và sử dụng các nguồn lực cơ bản như tài lực, vật lực, nhânlực để thực hiện các mục tiêu, mục đích mong muốn trong bối cảnh và thờigian nhất định

Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của ngườiquản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đặt

ra Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý là biến đổi mối quan hệ trên thành nhữngyếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên môi trường thuận lợi để hướngtới mục tiêu Đó là "bí quyết" làm việc của người quản lý được khám phá trên

sự đúc rút kinh nghiệm thực tế Những kinh nghiệm thực tế được khái quáthoá thành những nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng quản lý cần thiết, đóchính là khoa học - khoa học quản lý Do đó, ta có thể nói rằng: Quản lý vừa

là khoa học vừa là nghệ thuật

Quản lí chất lượng: Theo quan niệm tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

5814-1994: “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năngquản lý nói chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm vàthực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm

Trang 26

soát chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chấtlượng”[44, tr.42].

Quản lí chất lượng đào tạo thực chất là thực hiện các quy trình, các thủ

tục liên quan do nhà trường đặt ra (quản lý bên trong), nhằm duy trì chấtlượng theo mục tiêu đề ra; đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa quản lý bên trongvới kiểm soát bên ngoài của cơ quan và tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh

Chất lượng học tập của HV là sản phẩm “đặc biệt” của quá trình sưphạm Đó là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố cấu thành quá trình sưphạm, nhất là sự tương tác của ba nhân tố cơ bản là: GV, HV và cán bộ QLGD.Tuy nhiên kết quả tương tác của các nhân tố đó chỉ khi tổ chức lãnh đạo, chỉhuy, chỉ đạo một cách khoa học của các tổ chức và cá nhân với tư cách là chủ thểquản lý, thông qua các hoạt động theo chức năng quản lý Theo đó, quản líCLHT của HV trước hết thuộc về trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chỉ huy, củacác tổ chức và đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường

Trên cơ sở các quan niệm về quản lí, quản lí chất lượng, quản lí chấtlượng đào tạo, chúng tôi cho rằng:

“Quản lí chất lượng học tập các môn KHXH&NV của học viên ở HVAN

là hệ thống các tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý (CBQL, GV) đến quá trình học tập của HV, nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động học tập của HV được thực hiện đúng kế hoạch, đạt chất lượng hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường”.

Thực chất quản lí CLHT các môn KHXH&NV của HV là quản lý quá

trình học tập và chất lượng hoạt động học tập của người học, thông qua sự tácđộng của chủ thể quản lý đến quá trình học tập của HV bảo đảm CLHT caođáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo đã xác định Quản lý CLHT của HV là mộtnhiệm vụ trung tâm của hoạt động quản lý chất lượng đào tạo, là tiêu chí quyếtđịnh chất lượng đào tạo của bất cứ cơ sở đào tạo

Mục đích QLCLHT các môn KHXH&NV của HV ở HVAN là nhằm bảo

đảm cho CLHT các môn KHXH&NV của HV đạt tới mục tiêu đào tạo đã xác

định, đó là đào tạo nên những cán bộ công an có phẩm chất đạo đức, có bản

lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và

Trang 27

Nhà nước, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác bảo

vệ ANQG và giữ gìn TTATXH

Chủ thể QLCLHT các môn KHXH&NV của HV là những cá nhân, tổ

chức được phân cấp theo quy định Cụ thể được xác định:

Ban Giám đốc Học viện là bộ phận lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và điềuhành toàn bộ các mặt hoạt động của Học viện Trong đó, hoạt động dạy vàhọc tập, rèn luyện học viên là hoạt động trung tâm

Phòng Đào tạo là cơ quan quản lý, điều hành tổng thể chương trình, kếhoạch học tập của tất cả đối tượng HV trong Học viện

Phòng Công tác Đảng, Công tác chính trị và Công tác quần chúng cóchức năng quản lý, thực hiện hoạt động công tác đảng, công tác chính trị và tổchức các công tác quần chúng nhằm xây dựng động cơ, trách nhiệm, thái độhọc tập và rèn luyện đúng đắn cho HV

Phòng Quản lý HV là bộ phận trực tiếp quản lý con người, hoạt động họctập, rèn luyện và sinh hoạt của HV Đây không chỉ làm nhiệm vụ quản lý đơnthuần trong giờ hành chính mà còn giữ vai trò quản lý HV ngoài giờ lên lớp.Phòng Quản lý khoa học là cơ quan quản lý hoạt động nghiên cứu khoahọc của Học viện, đặc biệt hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và HV.Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo là cơ quan quản lý chấtlượng của khâu kiểm tra, đánh giá từng học phần/tín chỉ, công tác kiểm định,

và đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường

Các khoa, bộ môn là lực lượng sư phạm nòng cốt, chủ yếu trong việcquản lý nội dung, chương trình môn học, phương pháp giảng dạy trong nhàtrường và trực tiếp tiến hành các hoạt động QLCLHT của HV

Đối tượng QLCLHT các môn KHXH&NV của HV là chất lượng hoạt

động học tập của HV, tập thể HV Học viên vừa là khách thể tiếp nhận các tácđộng, sự điều khiển, định hướng theo các quyết định của chủ thể quản lý, vừa

là chủ thể tự tổ chức, tự điều khiển thực hiện quá trình học tập và là nhân tốquyết định CLHT của chính mình

Nội dung QLCLHT các môn KHXH&NV của HV là quản lý giáo dục

xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm học tập của HV trong quá trình đào

Trang 28

tạo; quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện của HV;quản lý chất lượng ý thức chấp hành kỷ luật và quy định, quy chế GDĐT,kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV; quản lý kết quả học tập các mônhọc, khóa học; quản lý bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụcho học tập của HV.

Phương pháp QLCLHT các môn KHXH&NV của HV là những cách

thức, biện pháp tác động của đội ngũ CBQL và GV trong nhà trường đến toàn

bộ quá trình học tập, rèn luyện của HV nhằm thực hiện có chất lượng các hoạtđộng học tập theo mục tiêu đã xác định

Thời gian QLCLHT các môn KHXH&NV của HV bao gồm toàn bộ thờigian học tập chính khoá, ngoại khoá, tự học, thực hành, thực tập, kiến tập, viếtkhóa luận, thi, kiểm tra trong quá trình đào tạo

Không gian quản lý bao gồm tất cả những địa điểm diễn ra các hoạt động

học tập của HV như các giảng đường, thư viện, bảo tàng, đơn vị thực tập,thực hành, nơi tham quan

1.2.2 Nội dung quản lý chất lượng học tập các môn khoa học xã hội

và nhân văn của học viên Học viện An ninh

* Quản lý hoạt động xây dựng động cơ, trách nhiệm, thái độ học tập của học viên trong quá trình học tập các môn KHXH&NV

Xây dựng cho học viên động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập đúng đắnđối với các môn KHXH&NV sẽ thôi thúc HV vươn tới kết quả cao nhất trongquá trình học tập, kích thích hứng thú học hỏi và tiếp thu kiến thức, luônhướng tới mục đích là kết quả cao nhất của bản thân người học

Với đặc thù đào tạo riêng cùng sự sắp xếp chương trình học các môn họcKHXH&NV vào đầu chương trình đào tạo các khóa Bởi vậy, thái độ, động

cơ học tập của HV có biểu hiện rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể phânchia thành 3 loại cơ bản: Số HV có động cơ, thái độ học tập tốt chiếm ưu thế

vì đa phần điểm đầu vào Học viện thường rất cao, đa số HV có nền tảng giađình là những thành phần cơ bản trong xã hội Họ luôn cố gắng học tập,nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức phục vụ cho công tác thực tiễn sau này; số có

thái độ “trung bình chủ nghĩa” với suy nghĩ “đằng nào cũng ra được trường,

Trang 29

cũng được phân công công tác, có việc làm ổn định trong xã hội” hoặc suy nghĩa rằng “những môn KHXH&NV không phải là những môn nghiệp vụ chuyên ngành, đến khi nào học các môn nghiệp vụ thì học thật Những HV có

tư tưởng này ở HVAN hiện nay đang dần tăng lên do nhiều nguyên nhân khácnhau; số không có động cơ, thái độ học tập đúng đắn do vẫn còn tư tưởng

“muốn chơi hơn học”, hoặc do bố mẹ, gia đình “bắt ép” thi vào nên phải học

Số HV này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số HV của toàn Học viện

Động cơ, thái độ học tập của HV biểu hiện dưới các dạng khác nhau, bởivậy, để quản lí tốt CLHT các môn KHXH&NV của HV, các chủ thể quản lícần nâng cao ý thức, trách nhiệm, xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho

HV trong học tập các môn KHXH&NV; đẩy lùi những tác nhân xấu gây ảnhhưởng tới động cơ, thái độ, trách nhiệm trong học tập các môn này trong họcviên; việc xây dựng động cơ, trách nhiệm, thái độ học tập của học viên phảiđược tiến hành thường xuyên, liên tục Đồng thời cần phải làm cho HV thấyđược tầm quan trọng của việc học tập các môn KHXH&NV sẽ giúp ích nhưthế nào cho xã hội, cuộc sống và công việc của mỗi HV trong tương lai

Các chủ thể quản lí cần tập trung làm tốt công tác nắm tình hình học tập,những tâm tư, tình cảm của HV Qua đó để thực hiện công tác giáo dục chínhtrị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HV Tác động tâm lý, xây dựng, cho HV

có niềm tin, lý tưởng, trách nhiệm đối với gia đình, bản thân, tập thể… và dần

“chuyển hóa” để họ có động cơ, thái độ học tập đúng đắn; Các tổ chức Hội,đoàn xây dựng những sân chơi bổ ích để tăng niềm yêu thích học tập, đam mêkhám phá các môn KHXH&NV như: tham quan, dã ngoại tại các khu di tích,bảo tàng, tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, giao lưu văn nghệ kết hợp nóichuyện chuyên đề về Đảng, Bác Hồ với các đơn vị công an địaphương….Qua đó, HV được trải nghiệm, ngẫm nghĩ những giá trị mà cácmôn KHXH&NV đem lại cho cuộc sống, cho bản thân để từ đó tự xây dựngđộng cơ, thái độ, trách nhiệm đối với việc học tập các môn học này

* Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập của học viên.

Kết quả học tập các môn KHXH&NV của HV phụ thuộc vào việc lập kếhoạch học tập một cách đúng đắn, khoa học và tổ chức thực hiện kế hoạch một

Trang 30

cách nền nếp và khoa học, đạt hiệu xuất cao Bởi vậy, các chủ thể cần giúp HV

xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập các môn KHXH&NV Quản lý được

việc người học đề ra được mục tiêu thực hiện kế hoạch học tập của bản thân

đối với từng môn học, từng chương, từng bài, từng tiết học Mặt khác, quản lý

làm sao để các mục tiêu tổng thể, mục tiêu bộ phận của HV phải thể hiệntrong các công việc cụ thể như: ý thức, động cơ học tập, ôn bài, làm bài kiểmtra, tự nghiên cứu tài liệu trên lớp hoặc giờ tự học tại ký túc xá

Các chủ thể quản lí của nhà trường cần tập trung vào các nội dung củahoạt động quản lý như: Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, ban ngành trongHọc viện xây dựng tập thể HV tự quản có hiệu quả, trong đó chú trọng đếncông tác chủ nhiệm lớp; giáo dục động cơ tự học cho HV gắn liền với nộiquy, kỷ luật của ngành Công an; tập huấn cho cán bộ QLGD, GV hướng dẫn

HV kỹ năng, phương pháp tự học; nghiên cứu, đổi mới hình thức kiểm trađánh giá hoạt động tự học của HV; phối hợp với các đơn vị chức năng hoànthiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng cường quản lý và

sử dụng có hiệu quả cho hoạt động tự học của HV

* Quản lý ý thức chấp hành kỷ luật, quy định, quy chế trong học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn KHXH&NV

Thực chất của nội dung quản lý này là thực hiện nhiệm vụ giáo dục, rènluyện những cán bộ, sỹ quan công an vừa có phẩm chất chính trị tốt, vừa cónăng lực chuyên môn giỏi Theo đó, các chủ thể quản lý cần phải tiến hànhcác hoạt động quản lí để nắm vững tình hình ý thức học tập của HV, việcchấp hành các quy định về học tập, thi cử, kiểm tra, kỷ luật, điều lệnh Công

an Quản lý để hoạt động kiểm tra, đánh giá phải tuân thủ các quy chế, quyđịnh của Bộ Giáo dục, Bộ Công an và của HVANND Phải làm cho học viênthấy rõ việc chấp hành kỷ luật và quy định, quy chế trong học tập và kiểm tra,đánh giá kết quả học tập các môn KHXH&NV không có mục đích nào khác

là để rèn luyện họ trở thành những con người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, cóphẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cách mạng, có hoài bão học tập các mônKHXH&NV; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện vi phạm quy chế, quyđịnh, các hiện tượng gian lận trong thi cử, không trung thực trong chấp hành

Trang 31

kỷ luật và quy định, quy chế trong học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả họctập các môn KHXH&NV.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chương trình

và chuyên đề thường niên hoặc đột xuất; tăng cường các hoạt động nắm tìnhhình để nắm bắt tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của HV trong việc chấp hành kỷluật, quy định về học tập; có chế độ, chính sách, khen thưởng động viên kịp thờinhững HV có thành tích cao trong học tập các môn KHXH&NV Đánh giá kếtquả học tập các môn KHXH&NV phải căn cứ vào toàn bộ quá trình học tập,thông qua các lần làm bài tập, xêmina, các đợt thực hành, thực tập, giảng tập, nghegiảng trên lớp Đồng thời cần thường xuyên điều chỉnh những biểu hiện, hành

vi sai lệnh, vi phạm qui chế trong học tập và rèn luyện của HV

* Quản lý kết quả và chất lượng học tập các môn học KHXH&NV của học viên

Quản lý kết quả và CLHT không chỉ đơn giản căn cứ vào kết quả các lầnthi, kiểm tra mà còn phải quản lý cả nhận thức, tư tưởng, thái độ, tinh thần tudưỡng, rèn luyện của mỗi học viên trong quá trình đào tạo Bởi lẽ, nếu học viên

có kết quả các lần kiểm tra và thi đạt điểm khá và giỏi, nhưng động cơ học tậpkhông đúng, mang tính thực dụng, vì bệnh thành tích, chấp hành các chế độ, quyđịnh không nghiêm, gian lận trong thi cử thì không thể đánh giá học viên đó cóCLHT các môn KHXH&NV tốt

Những kiến thức KHXH&NV người học đã lĩnh hội được trong quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng phải được thể hiện ở sự trưởng thành về thế giới quan,phương pháp luận, phương pháp, tác phong công tác; động cơ, nhiệt tình, tráchnhiệm đối với nghiên cứu, học tập các môn KHXH&NV của học viên; sự trưởngthành về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách làm việc Vì vậy quản lý kếtquả học tập các môn KHXHNV của học viên ở HVANND, một mặt cần phảidựa vào kết quả kiểm tra, thi, viết khóa luận, đồng thời phải căn cứ vào ý thức,thái độ, tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc tu dưỡng, rèn luyện bảnthân, việc chấp hành các nền nếp, chế độ quy định trong học tập của học viên

Để thực hiện tốt việc này cần thông qua hoạt động lãnh đạo, quản lýcủa cấp ủy, tổ chức đảng, quản lý, đánh giá của tập thể tổ, lớp; phối hợp chặt

Trang 32

chẽ giữa đơn vị quản lý học viên với các cơ quan, khoa giáo viên để đánh giákết quả học tập các môn KHXH&NV của học viên Có như vậy mới bảo đảmtính khách quan, chính xác của quản lý, đánh giá CLHT các môn KHXH&NVcủa học viên ở HVANND.

* Quản lý bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho học tập các môn KHXHNV

Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện là một nhân tố quan trọngkhông thể thiếu trong quá trình học tập các môn KHXH&NV Thực tế cáctrường Công an nhân dân hiện nay, cơ sở vật chất và phương tiện, nhất là cáctài liệu tham khảo, giáo trình các môn KHXH&NV còn thiếu, chưa đáp ứngnhu cầu thực tế của học viên Việc sử dụng và quản lý các tài liệu, phươngtiện học tập các môn KHXH&NV còn hạn chế Ở phương diện quản lý, mộtmặt phải ra sức xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết cho học tập cácmôn KHXH&NV, đồng thời phải có biện pháp khai thác sử dụng có hiệu quảcác cơ sở vật chất, phương tiện học tập các môn KHXH&NV Theo đó, cầnđầu tư nhiều hơn cho việc biên soạn các tài liệu, giáo trình, giáo khoa cácmôn KHXH&NV; kiên quyết khắc phục tình trạng học viên “học chay” cácmôn KHXH&NV Các hoạt động quản lý cần tập trung vào một số nội dungnhư: Quản lý hoạt động của thư viện và việc giới thiệu, sưu tầm, tra cứu cácsách báo và các tài liệu khoa học thuộc các lĩnh vực KHXH&NV; quản lýhoạt động huy động, trang bị và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đểcải tiến phương pháp dạy học các môn học này; tiếp tục duy trì, cải tiến vàphát huy tính tích cực của giáo án và bài dạy điện tử trong giảng dạy các mônKHXH&NV

1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở Học viện An ninh

Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến quản lí CLHT các mônKHXH&NV của HV Xét trên bình diện của công tác quản lý, từ những mốiquan hệ khách quan và chủ quan, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơbản, có thể phân tích một số yếu tố và mối liên hệ cơ bản nhất như sau:

Trang 33

1.3.1 Kế hoạch giáo dục - đào tạo, các công cụ quản lý và cơ chế quản lý tới quản lí

Kế hoạch GD - ĐT, các công cụ quản lý và cơ chế quản lý là nhữngthiết chế có tính pháp lý, thống nhất, chính quy, đồng bộ, chặt chẽ; lànhững tác động điều khiển, chỉ đạo và là tiền đề cho việc xây dựng cácbiện pháp QLCLHT của học viên, bao gồm: hệ thống các kế hoạch về giáodục - đào tạo; các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, quy chế, quy định và cơ chế

tổ chức quản lý CLHT của HV Cụ thể là:

Kế hoạch trong giáo dục - đào tạo, bao gồm kế hoạch giáo dục - đào

tạo giai đoạn, khoá học, năm học, học kỳ, lịch học tập và các loại kế hoạchkhác như kiến tập, thực tập, thực hành, tham quan Những kế hoạch này tácđộng đến tiến trình, thứ tự, nội dung, phương pháp QLCLHT các mônKHXH&NV của HV

Các công cụ quản lý, đó là: Luật giáo dục; Quy chế đào tạo đại học và

cao đẳng hệ chính quy cho đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ; Quyđịnh về hoạt động nghiên cứu khoa học; Quy định về quản lý hoạt động họctập và rèn luyện HV trong các trường CAND, Quy định về tổ chức thi họcphần Các công cụ quản lý tác động trực tiếp trong quan hệ chỉ đạo, hướngdẫn, điều khiển, tổ chức các hoạt động quản lý CLHT các môn KHXH&NVcủa học viên

Các cơ chế quản lý, đó là: Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý

được thực hiện theo các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa công tác QLCLHT các môn KHXH&NV của học viên; sự phối hợpgiữa các cơ quan, đơn vị trong nhà trường, thực hiện quản lý nhà nước vềphát triển bộ máy quản lý, xây dựng và thực hiện các quy chế quản lý về

GD - ĐT, quản lý hoạt động học tập của học viên Cơ chế quản lý tác độngtoàn diện đến sự vận hành các hoạt động của bộ máy quản lý, nguyên tắcquản lý, phương pháp quản lý và giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thểquản lý trong quá trình quản lý CLHT các môn KHXH&NV của học viên

Trang 34

1.3.2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý

và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện An ninh

Mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý là nhân tố quyết định chấtlượng GD - ĐT ở mỗi nhà trường đại học, trong đó có HVANND Thựcchất, đây là những tác động toàn diện, sâu sắc tới toàn bộ quy trình quản lý,tới nhận thức và hành động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Đồngthời, định hướng, điều khiển, chỉ đạo việc xác lập và thực hiện các biện phápquản lý giáo dục của nhà trường nói chung và QLCLHT các mônKHXH&NV của học viên nói riêng Do đó, cần căn cứ vào mục tiêu, nộidung, phương pháp quản lý và yêu cầu nâng cao chất lượng GD - ĐT mà lựachọn cách tiếp cận phù hợp, xác định biện pháp quản lý chính xác và hiệu quảnhằm nâng cao hiệu quả QLCLHT các môn KHXH&NV của học viên

1.3.3 Chất lượng hoạt động giảng dạy, quản lý của giảng viên trong quá trình dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn

Chất lượng hoạt động giảng dạy, quản lý hoạt động giảng dạy cácmôn KHXH&NV của học viên là yếu tố rất quan trọng, trực tiếp quyếtđịnh đến chất lượng học tập GD - ĐT Nó được đánh giá bằng chất lượngbài soạn, khả năng sư phạm, hoạt động giảng dạy, phương pháp quản lý,kinh nghiệm thực tiễn, uy tín nghề nghiệp của giảng viên trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn KHXH&NV

Chất lượng giảng dạy, quản lý trong quá trình dạy học các mônKHXH&NV của học viên còn phụ thuộc vào nghệ thuật điều khiển củagiảng viên đối với sự tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động nhậnthức, tiếp thu bài giảng, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kỹ nănghọc tập các môn KHXHNV của học viên; dẫn dắt HV, biến quá trình giáodục thành quá trình tự giáo dục, tự học, tự rèn luyện và hoàn thiện nhâncách Do đó, chất lượng giảng dạy, quản lý của giảng viên có vai trò quantrọng, quan hệ gắn bó mật thiết và tương tác với hoạt động học tập, rèn

Trang 35

luyện của học viên, trực tiếp tác động đến ý thức tự giác của học viêntrong hoạt động học tập; khả năng nhận thức tiếp thu bài giảng, việc chấphành kỷ luật trong học tập và tác động đến kết quả học tập, việc hìnhthành kỹ xảo, kỹ năng của học viên.

1.3.4 Chất lượng hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, tập thể học viên và tự quản lý của mỗi học viên

Chất lượng hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ QLGD thể hiện ởphẩm chất, năng lực công tác trong quản lý chất lượng học tập các mônKHXH&NV của học viên trong nhà trường Bao gồm: phẩm chất đạo đức,phẩm chất nghề nghiệp; năng lực, nghệ thuật tổ chức, chỉ đạo, điều hành,quản lý tác động đến việc hoạch định chủ trương, chiến lược phát triển nhàtrường, hệ thống các văn bản, quy chế, quy định, chỉ thị, hướng dẫn quản

lý, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch

Chất lượng tự quản lý của tập thể học viên và từng học viên ở HVAN

có nét đặc sắc riêng xuất phát từ đặc thù đào tạo của lực lượng công an Nhữngđặc thù này tác động trực tiếp tới thái độ, động cơ ở trình độ tự giác cao, khảnăng tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học viên từđối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao CLHTnói chung, CLHT các môn KHXH&NV của học viên nói riêng Đó là sựhứng thú trong học tập, chú ý tới bài giảng, tham gia xây dựng bài học, tích cựctrao đổi, ghi chép; vận dụng sáng tạo những tri thức được học trong quá trìnhhọc tập và hoạt động thực tiễn; chất lượng thi, kiểm tra và tự rèn luyện các kỹnăng, kỹ xảo nghề nghiệp đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo

1.3.5 Các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật trong giảng dạy, học tập

Cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm cho công tácgiảng dạy, học tập và quản lý là một trong những thành phần cơ bản cótác động không nhỏ đến CLHT các môn KHXH&NV của học viên,QLCLHT các môn KHXHNV của học viên và chất lượng GDĐT của nhàtrường Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật được thực hiện thống nhất theoquy chuẩn bảo đảm GDĐT

Trang 36

Ở HVAN, do quy mô đào tạo ngày càng mở rộng trong khi cơ sở vậtchất, các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, rèn luyện của họcviên còn nhiều hạn chế Đây chính là nhân tố tác động sâu sắc tới CLHT vàcông tác QLCLHT các môn học của học viên nói chung, các môn KHXH&NVcủa học viên nói riêng Hiện nay, Học viện ANND đang từng bước khắc phụccác hạn chế trên nhằm nâng cao chất lượng GDĐT của Học viện.

1.3.6 Môi trường giáo dục - đào tạo của Học viện An ninh

Môi trường giáo dục bao gồm: môi trường tự nhiên; môi trường xãhội; môi trường văn hoá đạo đức; môi trường tâm sinh lý; môi trường sưphạm Trong đó, những tác động của môi trường tâm sinh lý, môi trườngvăn hoá, môi trường sư phạm là những nhân tố tác động trực tiếp, mạnh mẽtới CLHT và QLCLHT các môn KHXH&NV của học viên ở trường đại họchiện nay nói chung, trong đó có HVANND Đây là yếu tố tác động quantrọng trực tiếp, toàn diện và sâu sắc đến tâm lý, động cơ, thẩm mỹ, nhậnthức của chủ thể quản lý và tới mỗi HV, tác động đến việc hình thành, pháttriển phẩm chất nhân cách của người cán bộ CAND Sự tác động đó rấtphong phú, đa dạng, phức tạp và đan xen lẫn nhau, mức độ tác động tuỳthuộc vào trình độ và tính tiếp nhận của mỗi đối tượng tác động Nếu môitrường giáo dục tác động tích cực thì sẽ thúc đẩy CLHT và QLCLHT pháttriển và ngược lại

Điểm nổi bật và khác biệt về môi trường giáo dục ở HVAN với cáctrường đại học khác là sự giao thoa giữa môi trường rèn luyện theo nền nếpcủa lực lượng vũ trang và môi trường sư phạm dành cho đối tượng HV ởlứa tuổi thanh niên được đào tạo để trở thành những cán bộ làm công tácbảo vệ ANQG - TTATXH Những tác động của môi trường giáo dục tớitâm sinh lý HV là rất lớn Do vậy, trong xác định các biện pháp quản lý cần

có sự cân nhắc kỹ lưỡng đảm bảo tính hiệu quả cao, tránh chủ quan nóngvội dẫn tới những hệ quả diễn ra khó lường

1.3.7 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, trực tiếp là cuộc đấu tranh trên mặt trận lý luận tư tưởng đang diễn ra quyết liệt, phức tạp hiện nay

Quản lý CLHT các môn KHXH&NV của học viên ở HVANND chịu tác

Trang 37

động của môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội Do tác động tiêu cực từ mặt tráicủa kinh tế thị trường sinh viên các trường đại học nói chung, sinh viên ởHVANND nói riêng rất ngại học tập các môn KHXH&NV Do sự phát triểncủa công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn hiện đại mà người học

viên không chỉ tiếp cận nhanh với những thông tin “trong luồng” mà còn cả với các thông tin “ngoài luồng”, các quan điểm lý luận chính trị sai trái, thù địch.

Hiện nay, cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp Chủnghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với chiến lược “Diễn biến hòa bình” đang

ra sức vu cáo, xuyên tạc, chống phá hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh Với lực lượng Công an, những quan điểm cho rằng, công an chỉ là công

cụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không cần sự lãnh đạo củaĐảng, chỉ là những thủ đoạn lừa dối, thực chất là nhằm “phi chính trị hóa” công

an, hòng tách công an ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho lựclượng công an mất mục tiêu và phương hướng chiến đấu, vô hiệu hóa công cụbạo lực sắc bén này, làm cơ sở tiến tới thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng

Tình hình trên đòi hỏi các chủ thể quản lý mà trực tiếp là CBQL, giảngviên của HVANND, trong quá trình giảng dạy, quản lý CLHT học tập các mônKHXHNV cần giáo dục, định hướng cho học viên ngoài việc học tập, nghiêncứu các kiến thức KHXH&NV cần phải luôn gắn liền với cuộc đấu tranh tưtưởng, để góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nềntảng tư tưởng của Đảng Mỗi giảng viên, học viên, CBQL trong HVANND cũngđồng thời phải là những chiến sĩ dũng cảm đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

Có thể nói, những nhân tố trên đã và đang tác động mạnh, toàn diệntới công tác GD - ĐT của HVANND, trong đó có tác động tới nhiệm vụ, kếhoạch GD - ĐT; tác động tới chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống tổchức lãnh đạo, quản lý; tác động tới các lực lượng CBQL, giảng viên, họcviên Đặc biệt, những nhân tố trên sẽ tác động trực tiếp tới QLCLHT nóichung và QLCLHT các môn KHXH&NV của học viên nói riêng

*

* *

Trang 38

Quản lý CLHT các môn KHXH&NV của HV ở HVANND hiện nay làmột trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Để giải quyết vấn đề này, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận vềCLHT và quản lý CLHT các môn KHXH&NV của học viên trên các vấn đề:quan niệm về CLHT các môn KHXHNV của học viên ở HVAN và quản lýCLHT các môn KHXH&NV của học viên ở HVAN; Nội dung quản lý CLHTcác môn KHXHNV của học viên ở HVAN; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giáCLHT và quản lí CLHT các môn KHXH&NV của học viên ở HVAN; chỉ racác yếu tố tác động tới quản lí CLHT các môn KHXH&NV của học viên ởHVAN Đây là những cơ sở lí luận quan trọng của tạo cơ sở cho tác giả tổ chứckhảo sát, phân tích đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinhnghiệm trong quản lý CLHT các môn KHXH&NV của học viên ở HVANNDhiện nay

Trang 39

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

2.1 Khái quát vài nét về Học viện An ninh nhân dân

2.1.1 Bối cảnh ra đời Học viện An ninh nhân dân

Học viện ANND ngày nay được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946,

là trường đại học đầu tiên được thành lập ở nước ta kể từ khi cách mạngtháng Tám thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trải quacác giai đoạn cách mạng, Trường mang các tên gọi: Trường Huấn luyện Công

an (1946-1949), Trường Công an trung cấp (1949-1953), Trường Công an Trung ương (1953-1974), Trường Sỹ quan an ninh (1974-1981), Trường Đại học An ninh nhân dân (1981-2001) và đến nay là Học viện An ninh nhân dân.

Trải qua gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, từ một trường huấn luyệnCông an, đào tạo nghề, đến nay Học viện An ninh nhân dân trở thành mộttrong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học lớn của cả nước, mộttrường đại học hàng đầu của ngành Công an

Từ khi thành lập đến nay, Học viện luôn nhận được sự quan tâm đặcbiệt của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an Trường vinh dự được 8lần Bác Hồ về thăm, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước đã đếnthăm và làm việc Liên tục 16 năm, từ 1946 đến 1962, người đứng đầu ngànhCông an trực tiếp làm Hiệu trưởng; điều đó khẳng định vị thế, tầm quan trọngcủa Trường trong hệ thống các trường Công an nhân dân

Học viện An ninh là cơ sở đào tạo đa ngành hàng đầu của lực lượngCông an, có sứ mệnh cung cấp cho ngành Công an và xã hội các sản phẩm

Trang 40

đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ sựnghiệp bảo vệ ANQG - TTATXH và góp phần đắc lực vào công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập quốc tế.

Mục tiêu hàng đầu đến năm 2020 là xây dựng HVAN là cơ sở giáo dục đại họcnghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao ở trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ cán bộ lãnhđạo cấp chiến lược của Đảng, ngành Công an, lãnh đạo chỉ huy trong Công an nhândân; đào tạo một số ngành nghề cần thiết cho Công an nhân dân mà các trường kháckhông có khả năng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANQG - TTATXH

2.1.2 Hệ thống tổ chức của Học viện An ninh nhân dân

2.1.3 Chất lượng giáo dục đào tạo và đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí của Học viện An ninh nhân dân

Chất lượng GD - ĐT và chất lượng đội ngũ GV và CBQL của HVANNDđược thể hiện cụ thể ở bảng 2.1 và 2.2 (phụ lục 05)

Trong công tác đào tạo, đến nay Học viện ANND đã đào tạo hàng ngàncán bộ công an tham gia kháng chiến thời kỳ chống Pháp; đào tạo hàng vạncán bộ công an chi viện cho chiến trường B, C, K; là đơn vị chủ lực đào tạocán bộ công an tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN trong thời kỳkháng chiến chống Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ, đất nước thốngnhất, đổi mới và hội nhập quốc tế Hàng vạn cán bộ công an các ngành nộichính, lưu học sinh, cán bộ cao cấp Lào, Campuchia được đào tạo tại Học

Ngày đăng: 31/05/2021, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w