1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tại Việt Nam và các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Viettel

59 1,8K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 394,5 KB

Nội dung

Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tại Việt Nam và các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Viettel

Trang 1

1.1 Tổng quan thị trường viễn thông di động 6

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành dịch vụ viễn thông diđộng tại Việt Nam 6

1.1.2 Cầu thị trường 8

1.1.2.1 Quy mô cầu thị trường 8

1.1.2.2 Phân đoạn thị trường mục tiêu 11

1.1.3 Tình hình cung ứng dịch vụ viễn thông di động trên thị trườngViệt Nam 15

1.1.3.1 Số lượng và hình thức sở hữu của những nhà cung cấp dịch vụ151.1.3.2 Năng lực cung ứng dịch vụ nói chung trên thị trường 16

1.1.3.3 Những loại sản phẩm điển hình đang được cung ứng 16

1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 18

1.2.1 Phát hiện đối thủ cạnh tranh 18

1.2.1.1 Theo mức độ thay thế của sản phẩm 18

1.2.1.2 Theo quan điểm ngành về cạnh tranh 19

1.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 20

1.2.2.1 Nhóm đối thủ cạnh tranh trực tiếp 20

1.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 30

1.2.2.3 Sản phẩm thay thế 32

1.2.3 Xu hướng cạnh tranh trên thị trường 35

CHƯƠNG 2: VỊ THẾ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETTELTRÊN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG 37

2.1 Kết quả kinh doanh và vị thế 37

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 40

2.2 Năng lực cạnh tranh của Viettel 42

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP MARKETING 47

3.1 Các giải pháp Marketing đã thực hiện 47

3.2 Các giải pháp Marketing – mix 49

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra nhanh chóng ảnh hưởngtới các ngành kinh doanh khác Nhưng có một điểm đặc biệt xảy ra tại thịtrường viễn thông Việt Nam đó là ngành viễn thông vẫn tăng trưởng trong khirất nhiều ngành rơi vào suy thoái Lý do nào cho sự phát triển này của ngànhviễn thông di động Phải chăng đó là bởi thị trường này đang trong giai đoạnphát triển mạnh mẽ và liệu trong thời gian tới thị trường này sẽ tiếp tục tăngtrưởng mạnh mẽ hay bắt đầu bão hòa và dần chuyển sang giai đoạn suy thoái Năm 1993 mạng di động đầu tiên tại Việt Nam ra đời mang thương hiệuMobifone, tiếp theo đó là mạng Vinaphone Những công ty cung cấp dịch vụviễn thông di động này đều trực thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông(VNPT) Mạng di động S - fone chính thức được cung cấp bởi trung tâmđiện thoại di động CDMA vào năm 2003 đã chấm dứt thời kỳ VNPT là nhàcung cấp dịch vụ độc quyền trên thị trường viễn thông di động Việt Nam Tuynhiên mạng di động này không mang đến áp lực cạnh tranh lớn để làm thayđổi thị trường độc quyền.Chỉ đến khi năm 2004 Viettel ra đời mới tạo ra đượcsự cạnh tranh làm thị trường thay đổi đáng kể Đến nay số lượng các nhà cungcấp dịch vụ ngày càng gia tăng tạo nên áp lực cạnh tranh lớn với nhiều biếnđộng mới Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và luôn thay đổinhư vậy thì các nhà cung cấp dịch vụ cần chú ý tới việc nghiên cứu thịtrường, đối thủ cạnh tranh và phán đoán được xu hướng cạnh tranh sắp tới Việc làm này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ nâng cao được khả năng cạnhtranh của mình.

Trang 4

Viettel là một mạng di động rất mới nhưng đã tạo nên nhũng thay đổi tolớn trên thị trường viễn thông di động tại Việt Nam những năm gần đây Sauhơn 4 năm hoạt động Viettel đã nhanh chóng phát triển thành một trongnhững nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam Điềugì đã giúp Viettel có được bước tiến thần kỳ đó Có ý kiến cho rằng đó là nhờViettel liên tục đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn và liên tụcgiảm giá Đây có phải là lý do chính khiến Viettel phát triển như vậy? Câu hỏinày chưa thể trả lời ngay nhưng có thể khẳng định sự xuất hiện của Viettel đãlàm giá dịch vụ viễn thông di động giảm và tạo nên sự cạnh tranh về giá mạnhmẽ trên thị trường Tuy nhiên hình thức cạnh tranh về giá không thể tồn tạimãi trong lâu dài vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các nhà cungcấp Bên cạnh đó khách hàng cũng cần đáp ứng những nhu cầu khác nữa chứkhông chỉ là giảm giá Chính vì thế mà Viettel cần tìm ra những công cụ cạnhtranh thực sự hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

Trong thời gian thực tập tại Trung tâm kinh doanh 3, chi nhánh Hà Nội,thuộc Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel tôi đã nghiên cứu thêm vềcông ty và từ thực tế hoạt động của công ty tôi nhận thấy thực sự môi trườngcạnh tranh của Viettel đang ngày càng khốc liệt Từ tất cả những lý do trêntôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là:

“Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tạiViệt Nam và các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của mạng di động Viettel”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu thực hiện đề tài

Trang 5

- Phân tích thực trạng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tạiViệt Nam

- Nghiên cứu, phát hiện, đánh giá xu hướng cạnh tranh

- Xác định vị thế và năng lực cạnh tranh của mạng Viettel

- Tìm kiếm giải pháp nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh cho mạng diđộng Viettel đặc biệt chú ý sử dụng những công cụ cạnh tranh ngoài giá Mục tiêu thực hiện nghiên cứu Marketing

Trong đề tài này tôi có thực hiện 1 cuộc nghiên cứu Marketing Cuộcđiều tra được thực hiện với quy mô mẫu 100, mẫu bảng hỏi phỏng vấn đượcđính kèm trong phụ lục 1 Kết quả của cuộc điều tra nhằm phục vụ tốt hơn vàthực tế hơn trong việc nghiên cứu đề tài Mục tiêu của cuộc điều tra này là:

+ Xác định mức độ nhận biết về mạng di động Viettel của khách hàng.+ Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua của kháchhàng

+ Nghiên cứu đánh giá của khách hàng về mạng di động Viettel trongmối tương quan so sánh với các mạng di động khác.

+ Xác định mức chi trung bình 1 tháng cho dịch vụ viễn thông di độngcủa khách hàng

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này :

Trang 6

- Đối tượng nghiên cứu chính : dịch vụ viễn thông di động của Tổngcông ty Viễn thông quân đội Viettel trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Các đối tượng nghiên cứu khác :

+ Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động

+ Khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động Đối tượng nghiên cứu của cuộc điều tra :

Tất cả những khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động,hiện sống hoặc học tập, làm việc tại thành phố Hà Nội trong độ tuổi từ 16 –70 tuổi

Lý do giới hạn nhóm tuổi này bởi đây là nhóm có nhu cầu sử dụng dịchvụ viễn thông di động cao nhất Và bên cạnh đó theo yêu cầu của Bộ thôngtin và truyền thông thì người sử dụng dịch vụ viễn thông di động phải xuấttrình chứng minh thư của bản thân khi đăng ký sử dụng dịch vụ với các nhàcung cấp mạng di động ( tương ứng với độ tuổi là 16 tuổi trở lên ).

Do các hạn chế về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm vì vậy đối tượngđược nghiên cứu chỉ bao gồm những khách hàng đang sống, học tập và làmviệc tại thành phố Hà Nội.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá

- Phương pháp nghiên cứu Marketing: điều tra bảng hỏi

Trang 7

5 Kết cấu chuyên đề

Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính sau đây:

- Chương 1: Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễnthông di động Việt Nam hiện nay.

- Chương 2: Vị thế và năng lực cạnh tranh của Viettel trên thị trườngdịch vụ viễn thông di động

- Chương 3: Các giải pháp Marketing – mix nhằm làm tăng khả năngcạnh tranh của mạng di động Viettel

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I:

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNGVIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Tổng quan thị trường viễn thông di động

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành dịch vụ viễnthông di động tại Việt Nam

Dịch vụ viễn thông di động chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm1993 với sự ra đời của mạng di động MobiFone do Công ty thông tin di độngViệt Nam cung cấp – đây là 1 đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoànBưu chính viễn thông Việt Nam Suốt trong thời gian 3 năm kể từ khi dịch vụviễn thông di động được cung cấp tại Việt Nam, MobiFone vẫn luôn giữ thếđộc quyền bởi là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động duy nhất tại ViệtNam Khách hàng thời điểm này chủ yếu là những người có thu nhập cao vàngười sử dụng dịch vụ vì yêu cầu công việc Vì vậy số lượng thuê bao chỉkhoảng vài nghìn Tháng 6/1996 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động thứ2 ra đời – mạng Vinaphone - nhưng thế độc quyền vẫn tiếp tục được duy trì.Lý do là bởi mạng Vinaphone do Công ty Dịch vụ Viễn thông và Mạng điệnthoại di động VinaPhone cung cấp – một đơn vị cũng trực thuộc Tập đoànBưu chính viễn thông Việt Nam Suốt thời gian từ năm 1993 đến 2003 thịtrường viễn thông di động Việt Nam là thị trường độc quyền hoàn toàn với sựthâu tóm của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) Đặc điểm thịtrường thời kỳ này là: giá cước cao, dịch vụ giá trị gia tăng ít, … người tiêudùng chủ yếu là doanh nhân, những nhân vật quan trọng trong chính phủ vànhững người có thu nhập cao.

Trang 9

Năm 2003, mạng di động đầu tiên không trực thuộc VNPT đã ra đời làmạng S – fone do Trung tâm Điện thoại di động CDMA S-telecom cung cấp.S – fone ra đời nhưng không thể phá vỡ được thế độc quyền của VNPT trênthị trường viễn thông di động Việt Nam mặc dù giá cước mạng đưa ra thấphơn nhiều so với giá cước của mạng Vinaphone và MobiFone Bởi mạng nàykhi mới ra đời chỉ phủ sóng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố HồChí Minh và đến năm 2005 thì S – fone cũng mới chỉ phủ sóng tại 5 tỉnh vàthành phố trên cả nước Thị trường viễn thông di động đã có sự cạnh tranhnhưng sức cạnh tranh không lớn Thị trường vẫn dạng độc quyền nhóm từnăm 2003 đến năm 2004.

Thay đổi lớn làm thay đổi thị trường viễn thông di động Việt Nam đó làvào năm 2004 mạng di động Viettel do Tổng công ty Viễn thông quân độiViettel cung cấp chính thức hoạt động Sau khi mạng di động Viettel ra đờithì giá cước liên tục giảm Cuối năm 2005 VNPT đã quyết định giảm giácước và thay đổi cách tính cước của 2 mạng MobiFone, Vinaphone Cụ thể làtừ ngày 1/10/2005 , cước thuê bao tháng đối với dịch vụ di động trả sau chỉcòn 60.000 đồng/máy, giảm 17,4% so với mức cước cũ Cước thuê bao ngàyđối với dịch vụ điện thoại di động trả trước còn 1.545 đồng/ngày (giảm 15%so với mức cũ) Ngoài ra, cước các cuộc gọi sẽ được tính theo phương thức30s + 6, tức là phút đầu tính theo block 30 giây, phút tiếp theo tính theo block6 giây (1) Tiếp sau việc giảm giá này của VNPT là hoàng loạt những chươngtrình giảm giá cước và các chương trình khuyến mại rầm rộ của các nhà cungcấp dịch vụ viễn thông di động trên thị trường Sau động thái này của cácmạng di động thị trường viễn thông di động tại Việt Nam phát triển chóngmặt Điển hình là năm 2007 tốc độ tăng trưởng của thị trường đạt 44% và cảnước đạt hơn 12 triệu thuê bao di động / 84 triệu dân

Trang 10

Đến nay thì thị trường viễn thông di động tại Việt Nam đã có tất cả 6nhà cung cấp dịch vụ chính thức Ngành viễn thông di động Việt Nam đã tồntại được hơn 15 năm nhưng mới chỉ thực sự phát triển trong 4 năm gần đây.Và thị trường có những thay đổi thực sự như: số lượng khách hàng sử dụngdịch vụ tăng nhanh chóng, sóng di động được phủ tới tất cả 64 tỉnh thành,chất lượng dịch vụ được nâng cao, giá cước giảm mạnh… Tuy nhiên mặttrái của sự phát triển này đó là số lượng thuê bao tăng nhanh là bởi sự gia tăngnhanh của các thuê bao ảo, cứ 4 thuê bao thì mới có 1 thuê bao thực sự đanghọat động còn 3 thuê bao là ảo được sử dụng các chương trình khuyến mãidành cho sim kích hoạt mới.

1.1.2 Cầu thị trường

Bất cứ công ty nào khi tiến hành họat động kinh doanh cũng cần phảiđánh giá xem tổng cầu của thị trường về mặt hàng đó như thế nào để quyếtđịnh có nên đầu tư vào lĩnh vực đó hay không Bên cạnh đó thì việc đánh giácầu thị trường trong cạnh tranh cũng mang ý nghĩa quan trọng Khi công tybiết rằng thị trường dành cho sản phẩm của công ty mình còn lớn và có thểphát triển mạnh trong tương lai thì chắc chắn sẽ có chính sách khác biệt vớimột thị trường mà nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty gần như đãbão hòa Chính vì thế mà trong đề tài nghiên cứu này cũng cần phải phân tích,ước tính tổng tiềm năng của thị trường viễn thông di động tại Việt Nam

Tổng tiềm năng của thị trường là số lượng tiêu thụ cực đại mà tất cả cáccông ty có thế có được trong một ngành và trong một thời kỳ nhất định, vớimột mức nỗ lực Marketing của ngành đã định Công thức ước tính :

Q = nqp (*)

Trang 11

Trong đó :

Q = tổng tiềm năng của thị trường

n = số người mua đối với 1 sản phẩm nhất định với những giả thiết nhất địnhq = số lượng mà 1 người trung bình đã mua

p = giá của 1 đơn vị trung bình (2)

Hiện tại cả nước có dân số là khoảng 84 triệu dân trong đó số người cóđộ tuổi từ 15 đến 65 – lứa tuổi có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông di độngcao nhất - chiếm khoảng 67% (3) tương ứng với khoảng 56,28 triệu người.Trong số đó có khoảng 10% người không có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễnthông di động vì những lý do như: sống tại khu vực không có phủ sóng dịchvụ, việc sử dụng điện thoại di động có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sứckhỏe … Như vậy chỉ còn khoảng 50,65 triệu người có nhu cầu sử dụng dịchvụ viễn thông di động Những người này có thể là khách hàng hiện tại củacác mạng di động, có thể là những người chưa từng sử dụng dịch vụ thậm chílà hiện tại họ không có ý nghĩ sẽ sử dụng điện thoại di động Nhưng đây lànhững khách hàng tiềm năng mà các mạng di động có thể khai thác và mởrộng thêm thị trường 50,65 triệu người tương ứng với 50,65 triệu thuê bao diđộng hoặc cũng có thể lớn hơn vì mỗi người có thể sử dụng nhiều mạng cùnglúc Vào thời điểm này nếu tổng kết số lượng thuê bao của các mạng di độngthì con số này có thể lớn hơn cả 50,65 triệu thuê bao vì sự tồn tại của các thuêbao ảo Loại bỏ yếu tố thuê bao ảo, chỉ tính riêng những thuê bao thực sự họatđộng và mang lại lợi nhuận lâu dài cho các doanh nghiệp thì số thuê bao cựcđại có thể đạt được sẽ xoay quanh con số 50,65 triệu thuê bao Với con số nàythì có thể nói thị trường viễn thông di động tại Việt Nam hiện nay là một thịtrường đầy tiềm năng Hơn thế nữa xu hướng gia tăng dân số nhanh chóng có

Trang 12

thể làm tăng thêm gánh nặng cho xã hội nhưng thực sự là cơ hội cho các nhàkinh doanh dịch vụ viễn thông di động Vì nó cho thấy trong tương lai thịtrường sẽ có những khách hàng mới và thị trường có cơ hội được mở rộng.

Thực tế có khoảng 50,65 triệu người có nhu cầu hoặc mong muốn sửdụng dịch vụ viễn thông di động nhưng không phải ai cũng có đủ khả năngchi trả cho dịch vụ này Tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam năm 2008 là 13.1 % ,tương ứng với 6,6 triệu người ( 4 ) Ít nhất sẽ có 6,6 triệu người không có khảnăng chi trả cho việc tiêu dùng dịch vụ Vì để sử dụng được thì ngoài số tiềnphải chi hàng tháng cho dịch vụ thì khách hàng còn phải mua các thiết bị đầucuối đó là máy di động Trong khi chuẩn nghèo hiện nay là thu nhập dưới300.000đ /người/tháng với nông thôn, và 390.000đ /người/tháng với thànhphố Với mức thu nhập này và tình hình giá cả các mặt hàng cơ bản nhưlương thực thực phẩm tăng lên thì người nghèo khó có thể có khả năng chi trảcho dịch vụ viễn thông di động Như vậy số lượng khách hàng tiềm năng củathị trường giảm xuống còn là n = 44.05 triệu người ( = 50,65 – 6,6 )

Trong quá trình thực hiện báo cáo này tác giả có thực hiện 1 nghiêncứu Marketing với câu hỏi “ Mức chi tiêu trung bình hàng tháng quý vị dànhcho dịch vụ viễn thông di động” Sau khi tổng hợp dữ liệu mức chi trungbình mà 1 người bỏ ra là 186.000 VNĐ Trong trường hợp này thì q.p = mứctrung bình 1 người đã chi cho việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động trong 1tháng = 186.000 VNĐ

Như vậy theo công thức (*) tổng tiềm năng thị trường dịch vụ viễnthông di động tại Việt Nam (kết quả được tính cho 1 tháng )là :

Q = n.p.q = 44,05 x 186 = 8 193 300 triệu VNĐ

Trang 13

Con số 44,05 triệu người sử dụng dịch vụ di động không phải là con số lớn,thậm chí còn nhỏ hơn so với số thuê bao mà Bộ thông tin và truyền thông đãthống kê được là hơn khoảng 50 triệu thuê bao Điều này cho thấy thị trườngviễn thông di động đang dần đi vào thời kỳ bão hòa Biết rằng trong số 50triệu thuê bao thì có rất nhiều thuê bao ảo nhưng các mạng di động cũng cầncó chiến lược hợp lý cho dịch vụ của mình như cải biến dịch vụ, gia tăngthêm dịch vụ hỗ trợ nhằm tăng thêm giá trị cung cấp cho khách hàng Tiềmnăng thị trường theo tính toán ở trên là 8 193 300 triệu VNĐ là mức tiềmnăng không nhỏ Nhưng để khai thác được hết tiềm năng này nhà cung cấpdịch vụ mạng cần những chiến lược khôn khéo khi số lượng người sử dụngdần tiến tới bão hòa.

Tiêu chí phân đoạn

Thị trường viễn thông di động Việt Nam đang ngày càng được mởrộng Đối tượng sử dụng dịch vụ tăng nhanh về số lượng và ngày càng phongphú Tiêu chí mà các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để phân đoạn thị trườnghiện tại.

 Yếu tố địa lý:

- Nông thôn

- Thành thị

 Yếu tố nhân khẩu học :

- Tuổi tác và giai đoạn trong chu kỳ sống

Trang 14

Trong số các tiêu chí trên thì tiêu chí phân đoạn chính là mức độ sử dụng.

Đặc điểm của những đoạn thị trường điển hình

 Phân khúc thị trường theo số lần sử dụng :

Xem phụ lục 2 - bảng 1.1: Phân khúc thị trường theo số lần sử dụng Đoạn thị trường người sử dụng dịch vụ thường xuyên

Những người này thường tập trung sống tại các thành phố lớn trên cảnước đặc biệt như tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Độ tuổikhoảng từ 20 – 65, là những người đã bắt đầu có và có thu nhập riêng để tựchi trả cho chi phí dịch vụ mà không còn phụ thuộc vào người bảo trợ hay chamẹ Thu nhập của đối tượng này thường từ mức khá trở lên Khách hàng cónhu cầu sử dụng dịch vụ cao do yêu cầu công việc như thường xuyên phảiliên lạc với đối tác, khách hàng hay những đối tượng khác vì mục đích công

Trang 15

việc Nghề nghiệp của nhóm khách hàng này thường là nhân viên cấp caotrong các công ty, các cơ quan tổ chức ban nghành, doanh nhân, nhân viênvăn phòng … Ngoài nhu cầu thường xuyên liên lạc với người khác thì đâycòn là nhóm đối tượng có yêu cầu cao nhất về các dịch vụ giá trị gia tăng,dịch vụ hỗ trợ và đảm bảo chất lượng dịch vụ Đối tượng này ít nhạy cảm vớigiá.

Phân khúc thị trường này còn có sự tham gia của các tổ chức, cácdoanh nghiệp Tuy nhiên thông thường mỗi số điện thoại di động đứng têncông ty nhưng được dùng cho 1 người – người này thường là những nhân vậtquan trọng trong cơ quan tổ chức đó Tuy nhiên đặc đỉểm nhân khẩu học,hành vi của người này cũng giống như những đối tượng đã nêu ở trên

 Đoạn thị trường người sử dụng trung bình

Đoạn thị trường này còn có thể chia thành 3 nhóm nhỏ : gọi nhiều hơnnhắn tin, nhắn tin nhiều hơn gọi, gọi và nhắn tin tương đương

Nhóm thứ nhất là những người gọi nhiều hơn nhắn tin Họ thường lànhững người đã có gia đình, có con và tuổi từ 30 – 65 Lý do gọi nhiều hơnnhắn tin là do cảm thấy bất tiện khi nhắn tin như: soạn tin nhắn lâu mất thờigian, mắt kém không nhìn không rõ khi soạn tin, không có thói quen soạn tinnhắn…… Nghề nghiệp của nhóm này là những người làm nghề tự do,ngườiđã nghỉ hưu… Họ sử dụng viễn thông di động là để giữ liên lạc với ngườithân, gia đình bạn bè là chính Hoặc họ cũng có thể là những người làm kinhdoanh nhưng ở mô hình kinh doanh nhỏ.

Nhóm thứ hai là những người nhắn tin nhiều hơn gọi Tập trung chủyếu là đối tượng học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi từ 16 – 25 có sống cả tạicác vùng nông thôn nhưng tập trung chủ yếu vẫn là tại các thành phố trên cả

Trang 16

nước Lý do sử dụng dịch vụ là để liên lạc với bạn bè và người thân Đốitượng này thường chưa có thu nhập, chi tiêu bằng trợ cấp của gia đình hoặccó mức thu nhập thấp Lợi ích tìm kiếm chủ yếu là duy trì liên lạc với mức chiphí thấp Họ là những người trẻ rất năng động và dễ chấp nhận cái mới Đâylà nhóm nhạy cảm về giá.

Nhóm thứ ba gọi và nhắn tin tương đương Là những người có đặcđiểm hòa trộn giữa 2 nhóm đã nêu trên Thường tập trung trong độ tuổi từ 22– 30, chưa kết hôn, tính cách phóng khoáng trẻ trung, đã có thu nhập nhưngmức thu nhập chưa cao

 Đoạn thị trường người sử dụng ít

Những khách hàng này rất ít khi gọi đi hay nhắn tin, họ chủ yếu sửdụng điện thoại di động để nghe Thường là người trong độ tuổi trung niênhoặc cao tuổi (từ 40 – 70 tuổi ) Lý do sử dụng dịch vụ là để người thân củahọ có thể giữ được liên lạc thường xuyên với họ Nhóm này tập trung ở cảthành thị và nông thôn nhưng tại nông thôn có phần nhiều hơn Nghề nghiệplà nông dân, người đã nghỉ hưu có thu nhập thấp Lợi ích tìm kiếm chủ yếunhất là ngày sử dụng dịch vụ dài – tương ứng với số ngày nhận cuộc gọi đượcdài hơn Nhóm này đặc biệt nhạy cảm với giá.

1.1.3 Tình hình cung ứng dịch vụ viễn thông di động trên thịtrường Việt Nam

1.1.3.1Số lượng và hình thức sở hữu của những nhà cungcấp dịch vụ

Hiện tại trên thị trường viễn thông di động Việt Nam có 6 nhà cung cấpdịch vụ và 1 nhà cung cấp khác đang trong quá trình chuẩn bị để gia nhập thịtrường Cụ thể như sau:

Trang 17

 Mạng Vinaphone do Công ty Dịch vụ di động viễn thông Vinaphonecung cấp Công ty này là 1 trong những công ty con của Tập đoàn bưuchính viễn thông Việt Nam (VNPT) nên có hình thức sở hữu nhà nước Mạng MobiFone do Công ty thông tin di động (VMS) cung cấp VMS

là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thôngViệt Nam (VNPT), có hình thức sở hữu nhà nước.

 Mạng Viettel do Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel là doanhnghiệp nhà nước trực thuộc Bộ quốc phòng.

 Mạng S – fone do Trung tâm Điện thoại di động CDMA S–telecomcung cấp S – Telecom là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần dịch vụBưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) , được hình thành để thực hiện dựán hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) giữa công ty SPT và công tyTNHH SK Telecom Vietnam – đây là công ty có vốn đầu tư của nướcngoài của Hàn Quốc.

 Mạng Điện lực do công ty Thông tin viễn thông điện lưc (EVNTelecom) cung cấp EVN Telecom là đơn vị hạch toán độc lập trựcthuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – do nhà nước sở hữu.

 Mạng Vietnamobile là mạng được xây dựng theo Hợp đồng hợp táckinh doanh (BCC) giữa công ty cổ phần Hanoi Telecom và HutchisonTelecommunicatión Intẻnational Limieted của Hông Kông.

 Mạng Gtel mobile đang chuẩn bị ra đời dựa trên sự hợp tác giữa Tổngcông ty Viễn thông toàn cầu (Gtel) của Bộ Công an và tập đoànVimpelcom (Liên Bang Nga) Mạng di động này đã được cấp phépnhưng cho đến nay vẫn chưa được đưa vào hoạt động chính thức.

Trang 18

1.1.3.2Năng lực cung ứng dịch vụ nói chung trên thị trường

Trên thị trường hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã đáp ứngđược khá tốt nhu cầu cơ bản của khách hàng trong thông tin liên lạc là nghegọi, nhắn tin Nhưng trong những thời gian cao điểm như dịp Tết thì kháchhàng vẫn chưa được đáp ứng tốt ngay cả những nhu cầu cơ bản này Tìnhtrạng nghẽn mạng, rớt mạng vẫn xảy ra thường xuyên và tại tất cả các mạng.

Bên cạnh đó những nhu cầu dịch vụ tiện ích khác vẫn chưa được đápứng đầy đủ Người tiêu dùng nếu muốn tham gia đầy đủ các dịch vụ tiện íchcủa mạng thì phải là thuê bao trả sau vì vậy số người được thỏa mãn nhu cầucòn rất thấp Không chỉ hạn chế trong đối tượng được cung cấp dịch vụ màcòn giới hạn cả trong số lượng và chất lượng dịch vụ nữa Ngay như dịch vụhộp thư thoại – là 1 trong những tiện ích quan trọng đối với khách hàng cũngchưa được phục vụ tốt Mạng MobiFone tại trung tâm 1 và 5, khách hàngkhông dùng được dịch vụ, với mạng Vinaphone dịch vụ chỉ cung cấp chokhách hàng trả sau và với Viettel thì dịch vụ chưa được cung cấp

1.1.3.3Những loại sản phẩm điển hình đang được cung ứng

Gói cước trả sau:

Đặc điểm của gói cước này là giá cước gọi rẻ và đi kèm là các dịch vụgiá trị gia tăng đầy đủ nhất, nhiều chương trình chăm sóc khách hàng hấp dẫn.Sản phẩm này phù hợp cho những người do yêu cầu công việc luôn phải giữliên lạc thường xuyên, có nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng cao,…Gói cước này tập trung dành cho đối tượng sử dụng dịch vụ thường xuyên đãnêu ở trên.

Gói cước trả trước

Trang 19

Gói cước dành cho người dùng ở mức trung bình có nhu cầu gọi nhiềuhơn nhắn tin Đặc điểm gói cước này là giá gọi rẻ hơn so với những gói trảtrước khác Tuy nhiên người dùng phải trả cước thuê bao ngày và ngày sửdụng phụ thuộc vào việc vòn tiền trong tài khoản hay không.

Gói cước dành cho người nhắn tin nhiều Gói này có giả cước nhắn tinrẻ nhất và hạn sử dụng linh hoạt Giới sinh viên với nhu cầu nhắn tin lớn vànhững khách hàng quan tâm nhiều tới hạn sử dụng đều là khách hàng mụctiêu của sản phẩm này.

Gói cước thông thường: giá cước gọi, nhắn tin đều không rẻ và bị giớihạn ngày sử dụng Nói chung gói cước này hiện không còn phù hợp nhiều vìngày càng có nhiều gói cước mới phục vụ đúng nhu cầu của từng đối tượngkhách hàng Gói cước này phù hợp với khách hàng sử dụng dịch vụ bìnhthường, không thường xuyên, không quá ít.

Gói cước dành cho người ít gọi hoặc cuộc gọi ngắn Đặc điểm gói cướclà giá cước gọi đắt nhưng có hạn sử dụng dài, nhưng cước gọi giới hạn trong1 khoảng thời gian nhất định thì cước gọi rẻ gần như trả sau.

Gói cước đặc biệt dành cho những phân đoạn thị trường nhỏ như: dànhcho đối tượng đang yêu nhau có gói cước giá gọi đến 1 số khác thuộc cùngmạng với mức cước rất rẻ (gói Couple của S – fone), hay gói cước dành chonhững đối tượng thuộc nhóm khách hàng mục tiêu đặc biệt của mạng (góicước dành cho bộ đội biên phòng của Viettel)….

Gói cước hỗ trợ cho các tỉnh thành phố thuộc diện khó khăn trên cảnước Đối tượng khách hàng mục tiêu là những người sử dụng điện thoại diđộng nhưng không di chuyển thường xuyên giữa các tỉnh thành như cán bộđang công tác, người dân sống … tại các tỉnh khó khăn Vì vậy gói cước này

Trang 20

áp dụng mức cước gọi khi thuê bao đứng trong vùng đã đăng ký thấp hơnnhiều so với khi thuê bao ở vùng ngoài

1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh1.2.1 Phát hiện đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh thương hiệu : Những đối thủ ở mức cạnh tranh này là

những công ty khác cùng cung cấp dịch vụ viễn thông di động Trong trườnghợp này thì 5 mạng di động hiện nay là Vinaphone, MobiFone, S – fone , E –Mobile , Vietnamobile đều là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Viettel.Hai mạng di động Vinaphone , MobiFone cùng cung cấp dịch vụ viễn thôngdi động với công nghệ GSM , chất lượng dịch vụ và giá cả tương tự Hai đốithủ cạnh tranh này ở có ảnh hưởng rất lớn tới chính sách cạnh tranh củaViettel

Cạnh tranh ngành: Tất cả những công ty cung cấp các dịch vụ trong

ngành viễn thông đều là đối thủ cạnh tranh của Viettel Như vậy Viettelkhông chỉ cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động đã nêutrên mà cả những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như: công ty cổ phần viễnthông FPT, Công ty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam, Công ty Cổ phầnDịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn… Đây là những đơn vị cung cấp cácdịch vụ như điện thoại, internet, mạng nội bộ…

Cạnh tranh công dụng : Ở mức này tất cả các những nhà cung cấp

dịch vụ cùng thỏa mãn nhu cầu thông tin liên lạc của khách hàng đêu là đốithủ cạnh tranh Bao gồm : nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụthoại trên internet, dịch vụ bưu chính, thư điện tử , chat, fax…

Trang 21

Cạnh tranh chung : Công ty có thể xét theo nghĩa rộng hơn là tất cả

những công ty đang kiếm tiền của cùng 1 người tiêu dùng đều là đối thủ cạnhtranh Như vậy Viettel sẽ có đối thủ cạnh tranh là những nhà cung cấp các sảnphẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng như các công ty thời trang, cáchãng du lịch …

1.2.1.2Theo quan điểm ngành về cạnh tranh

Theo quan điểm ngành về cạnh tranh, thị trường viễn thông di động tạiViệt Nam hiện nay là thị trường nhóm độc quyền

Lý do của nhận định trên là bởi thị trường có 3 mạng di động chiếm thịphần chủ yếu là Viettel, MobiFone , Vinaphone với tỷ lệ là 90 %, phần còn lại( 10% ) là do các mạng di động khác nắm giữ (5) Dịch vụ mà các mạng nắmgiữ phần lớn thị trường đưa ra tương đối giống nhau và giá cả cũng tươngđương Nhà cung cấp khó có thể nâng giá dịch vụ vì nếu giá dịch vụ tăng lênmà với chất lượng dịch vụ tương đương với đối thủ thì chắc chắn sẽ mất thịphần Vì vậy nếu Viettel muốn tìm kiếm công cụ cạnh trạnh khác giá thì phảitạo ra được những điểm khác biệt thực sự để có thể thu hút được khách hàng.

Những con số thực tế về thị phần của các mạng di động - Viettel 19,42 triệu thuê bao- MobiFone 13.4 triệu thuê bao- Vinaphone 12.1 triệu thuê bao- S – fone 3.14 triệu thuê bao- E – Mobile & Vietnamobile 2.01 triệu thuê bao

Trang 22

Biểu đồ 1.2: Thị phần các mạng di động tại Việt Nam tính tớitháng 3/2009 theo điều tra của Bộ thông tin và truyền thông

1.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đây là những đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Viettel trong ngành viễnthông di động tại Việt Nam Những đối thủ này có ảnh hưởng rất lớn và trựctiếp tới Viettel cũng như các chiến lược cạnh tranh của mạng Tiêu chí đánhgiá có thể sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các mạng này là:- Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Trang 23

đảm bảo chất lượng dịch vụ hiện tại, phát triển thêm các dịch vụ mới trongtương lai Tiêu chí này thể hiện khả năng phát triển hay nói cách khác là nănglực cạnh tranh của đối thủ đó trong thời gian tới.

MobiFone

Công ty thông tin di động (VMS - Vietnam Mobile Telecom ServicesCompany) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam (VNPT) Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993,VMS là doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngànhviễn thông di động Việt Nam.

Định hướng chiến lược của MobiFone trong thời gian tới là phát triểnthị trường theo chiều rộng, mặt khác góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xãhội cho cộng đồng đúng như khẩu hiệu của MobiFone: “Mọi lúc, Mọi nơi”.

Mục tiêu của MobiFone trong thời gian tới ( đây cũng chính là nhữnglợi ích MobiFone mong muốn đem tới cho khách hàng mục tiêu) là :

- Chất lượng dịch vụ trên nền thoại đảm bảo tốt nhất : vùng phủ sóngrộng, chất lượng sóng tốt, tỷ lệ nghẽn mạng và rớt cuộc gọi giảmxuống mức thấp nhất có thể….

- Dịch vụ giá trị gia tăng phong phú và phù hợp với nhu cầu củakhách hàng

- Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tốt nhất

- Cách tính cước hợp lý và linh hoạt với từng đối tượng mục tiêu khácnhau

Trang 24

Ngoài mục tiêu mở rộng thị trường MobiFone còn đang tiến hành định vịmình là 1 mạng di động cao cấp với chất lượng dịch vụ tốt nhất, lấy kháchhàng làm trọng tâm cho mọi tiêu chí phục vụ.

Điểm mạnh lớn của MobiFone đó chính là cơ sở hạ tầng mạng và chấtlượng dịch vụ chăm sóc khách hàng Từ lợi thế phát triển của một doanhnghiệp lớn MobiFone đang liên tục đầu tư phát triển cho công nghệ , hạ tầngmạng, nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng thêm giá trị cho khách hàng Hiện nay MobiFone đã phủ sóng điện thoại trên toàn quốc với 7071 trạm phátsóng (6) Không chỉ hoàn thành mục tiêu phủ sóng GPRS trên toàn quốc vớidung lượng mạng lưới có khả năng đáp ứng tới 2,8 triệu khách hàng sử dụngtại cùng một thời điểm, MobiFone cũng là mạng di động đầu tiên tại ViệtNam thử nghiệm thành công công nghệ nhảy tần nhóm và công nghệ truyềndữ liệu tốc độ cao EDGE (Enhanced Data for GSM Evolution) Gần đây mớinhất MobiFone tiếp tục dành được giấy phép khai thác công nghệ 3G tạo rathêm nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng

Bên cạnh cở sở hạ tầng mạng phát triển tốt phải kể đến những nhânviên của MobiFone - những người làm việc chuyên nghiệp và luôn tuân theotiêu chí “ Tất cả vì khách hàng” Trong hơn 3000 nhân viên thì có hơn 90%tốt nghiệp đại học Nguồn nhân lực của MobiFone tuy có trình độ học vấn caonhưng số lượng ít, và ít làm những công việc trực tiếp tiếp xúc với kháchhàng vì những công việc này được thực hiện bởi các đối tác cung cấp dịch vụthuê ngoài Điều này khiến cho các nhân viên MobiFone ít có cơ hội để nắmbắt tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng Tuy nhiên sức mạnh củaMobiFone nằm ở chỗ nhân viên của họ đều là những người trẻ, nhiệt tình,sáng tạo Đây là nguồn lực quan trọng tạo ra sức mạnh cho MobiFone

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả trên quy mô mẫu 100, nhận thấycó 3 lý do mà những người hiện tại đang sử dụng mạng MobiFone chọn nhiều

Trang 25

nhất đó là : chất lượng dịch vụ cơ bản tốt (nghe, gọi, nhắn tin) (80%) ; dịch vụhỗ trợ khách hàng tốt (70%) ; đã dùng lâu rồi nên không muốn đổi số (70%).Kết quả này càng khẳng định hơn nữa những thế mạnh đã nêu trên củaMobiFone và cho thấy một thế mạnh mà những mạng khác không dễ có được.Hiện tại đến 90% người giàu tại Việt Nam sử dụng mạng di động MobiFonebởi đây là mạng đầu tiên có mặt tại Việt Nam Nhất là vào thời kỳ đầu ngườisử dụng dịch vụ di động chỉ có người giàu ( vì giá cước cao) Hơn thế nữa đốitượng có thu nhập cao thường là những người ít đổi số điện thoại do yêu cầucông việc và do họ là đối tượng ít nhạy cảm với giá Với thế mạnh nàyMobiFone sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ theo hướng caocấp, giá dịch vụ cao.

Có thể nói MobiFone là một đối thủ cạnh tranh hung dữ của Viettel.Mạng di động này thường phản ứng rất mạnh mẽ với các hoạt động củaViettel Điển hình như khi Viettel đưa ra chương trình gọi nội mạng vào giờrỗi giá cước chỉ còn 500đ/1phút thì ngay lập tức MobiFone có chương trìnhkhuyến mãi giảm 50% cước gọi vào giờ rỗi, thậm chí chương trình này đượckéo dài tới tận bây giờ và trở thành phương thức tính cước vào giờ rỗi củaMobiFone Hay như sự kiện gần đây nhất là nạp tiền hưởng khuyến mại100% dành cho thuê bao trả trước Viettel và MobiFone là 2 mạng di độngchạy đua trong chương trình này mạnh mẽ hơn cả Khi Viettel khuyến mạitặng 100% giá trị thẻ thì MobiFone tặng 161% cho khách hàng khi nạp thẻmệnh giá 300.000đ và 500.000đ Với những đối thủ như thế này thì việc chạyđua khuyến mại và giảm giá cước sẽ không phải là chiến lược hợp lý

Vinaphone

Trang 26

Vinaphone là mạng di động hoạt động từ năm 1996, được cung cấp bởicông ty Dịch vụ viễn thông ( tên viết tắt trước kia là GPC, từ năm 2006chuyển thành Vinaphone)

Triết lý kinh doanh của Vinaphone được phát triển từ giá trị cốt lõitrong triết lý kinh doanh của VNPT đó là : “Tất cả vì con người , hướng tớicon người và giữa những con người; Nhờ những ứng dụng mới mang conngười tới gần nhau hơn; Tiên phong trong lĩnh vực phát triển lĩnh vực thôngtin di động tới các vùng xa xôi của cả nước” Từ triết lý này có thể thấy chiếnlược của Vinaphone là tập trung mở rộng thị trường theo slogan của công ty“Không ngừng vươn xa”

Ra đời sau MobiFone 3 năm và cùng trực thuộc Tập đoàn bưu chínhviễn thông Việt Nam (VNPT), mạng di động Vinaphone có được điểm mạnhtương tự MobiFone đó là về hạ tầng công nghệ Sức mạnh của Vinaphonenằm ở sự hậu thẫu vững chắc của VNPT – một công ty nhà nước vững mạnh– cả về mặt tài chính cũng như về sự giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng và mạnglưới theo kênh phân phối là các bưu điện.

Mặt mạnh về việc sử dụng mạng lưới phân phối là các bưu điện trên 64tỉnh thành của VNPT cũng lại chính là điểm yếu của mạng này Vinaphonechưa thực sự coi trọng việc xây dựng hệ thống phân phối mang đặc trưng củamình Khách hàng dường như không nhận ra được đâu là cửa hàng củaVinaphone Đánh giá của người tiêu dùng về hệ thống cửa hàng của mạng nàyvề số lượng cũng như không gian cửa hàng là thấp nhất trong số 3 mạng diđộng đang chiếm giữ thị phần lớn nhất Điều này là hoàn toàn không phù hợpvới 1 mạng lớn như Vinaphone

Bên cạnh đó Vinaphone cũng có ưu thế của mạng di động ra đời sớm.Vinaphone có rất nhiều khách hàng trung thành đó là bởi họ đã sử dụng dịch

Trang 27

vụ của mạng này từ lâu rồi nên không muốn đổi số Theo cuộc điều tra nghiêncứu của tác giả thì có tới 60% người dùng hiện tại của Vinaphone chọn lý donày để giải thích việc vì sao họ vẫn tiếp tục sử dụng mạng Vinaphone.

Cũng theo cuộc điều tra của tác giả thì không ai trong số những ngườiđang dùng mạng này lựa chọn việc họ tiếp tục sử dụng mạng là do giá cướcrẻ Còn theo đánh giá của những khách hàng mạng khác nữa thì Vinaphone làmạng có giá cước đắt nhất trong số các mạng di động hiện tại đang hoạt độngtại Việt Nam

Vinaphone là 1 đối thủ có cách phản ứng điềm tĩnh và luôn đi sau 2mạng MobiFone và Viettel Lý do của nguyên nhân này có thể là doVinaphone tin rằng họ đang có những khách hàng trung thành hiện tại khôngmuốn rời mạng cho dù các mạng khác có những chương trình khuyến mại hấpdẫn hơn nhiều Cũng có những chuyên gia đánh giá đó là do tính chất nhànước còn quá nhiều trong doanh nghiệp này nên họ không có những động tháicạnh tranh thực sự mà vẫn yên tâm dưới sự bảo hộ của VNPT.

S – fone

S – fone của Trung tâm điện thoại di động CDMA S – Telecom khimới ra đời được đánh giá là rất có triển vọng phát triển Nhưng qua 6 nămhoạt động tại thị trường Việt Nam S – fone chưa tạo ra được những thay đổilớn nào Có thể thị phần nhỏ bé hiện nay còn khiêm tốn ở mức 3,14 triệu thuêbao nhưng đây là 1 đối thủ mạnh mẽ tiềm ẩn trong tương lai.

Tầm nhìn chiến lược của S – fone trong thời gian tới là “ Trở thành mộttrong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nambằng cách tích hợp các dịch vụ thông tin liên lạc, giải trí, kinh doanh trong

Trang 28

một giải pháp toàn diện và hiện đại, mang bản sắc riêng cho khách hàng vàS - fone” (8).

Phù hợp với chiến lược phát triển của mình S – fone đã xây dựng tốtyếu tố hình ảnh, tạo ra những gói cước phù hợp nhu cầu khách hàng, chấtlượng các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng Điều này được minhchứng qua số liệu nghiên cứu của tác giả là 70% người dùng mạng S – fonecông nhận mạng có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt và giá dịch vụ rẻ

S – fone là mạng di động hợp tác giữa 1 đơn vị trong nước (Công ty cổphần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn) và 1 đơn vị nước ngoài (công tySK Telecom) Ưu thế của 1 mạng có yếu tố nước ngoài tham gia đó là tiếpcận nhanh nhạy với những tiến bộ công nghệ mới của thế giới, đón đầu trướcnhững xu hướng thay đổi của thị trường Nhất là khi SK Telecom là một trongnhững mạng di động hàng đầu tại Hàn Quốc – đất nước rất phát triển về côngnghệ Ưu thế thứ 2 có thể có được đó là kinh nghiệm truyền thông Điều nàythể hiện rõ khi điều tra người trả lời đã cho S – fone 7.1/10 cho yếu tố xâydựng hình ảnh tốt.

Hiện tại của S – fone đó là đang sử dụng công nghệ di động mới nhấttrên thế giới hiện nay là công nghệ CDMA Công nghệ mới này đem lại rấtnhiều tiện ích khác ngoài những dịch vụ cơ bản cho khách hàng Tuy nhiênhiện tại ở Việt Nam công nghệ này đang là 1 hạn chế Lý do bởi người tiêudùng chưa quan tâm nhiều tới những dịch vụ tiện ích ngoài thoại và nhắn tinvà bởi cơ sở hạ tầng công nghệ chung chưa đáp ứng được để các mạngCDMA triển khai phát triển dịch vụ tiện ích Nhưng trong dài hạn nếu S –fone có những đầu tư phù hợp cho công nghệ thì điều này sẽ trở thành thếmạnh của mạng.

Trang 29

Sau sự kiện gần đây nhất là việc những mạng nào sẽ được cấp giấyphép 3G, S – fone đã không thành công khi không có được giấy phép này.Trong khi đó mạng di động cùng công nghệ CDMA là E – Mobile và mạngGSM Vietnamobile đã có được giấy phép này nhờ hợp tác liên danh Đây làsẽ là thách thức lớn đối với mạng trong quá trình theo đuổi chiến lược pháttriển công nghệ mới để đem đến cho khách hàng nhiều dịch vụ hơn Nhưngđây là cơ hội cho những mạng di động khác chiếm lấy thị phần trong phânđoạn thị trường khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăngcao trước khi S – fone kịp hoàn thiện công nghệ và tiếp tục theo đuổi phânkhúc thị trường này.

Điểm mạnh của E – Mobile đó là giá cước thấp và được sự hỗ trợ tàichính và các nguồn lực khác từ Tập đoàn điện lực Việt Nam Hiện tại E –Mobile đang chiếm 1 thị phần nhỏ nhưng với tiềm lực mạnh về tài chính E –Mobile sẽ là 1 đối thủ lớn của Viettel trong cuộc chạy đua giảm giá và khuyếnmại.

Ngoài điểm mạnh là giá cước thấp ra thì có rất nhiều tiêu chí khác củaE – Mobile bị khách hàng đánh giá là chưa làm tốt (theo kết quả nghiên cứucủa tác giả ) như: chất lượng dịch vụ cơ bản; diện phủ sóng; chất lượng cácdịch vụ giá trị gia tăng; sự đa dạng của các dịch vụ giá trị gia tăng, số lượng

Ngày đăng: 12/11/2012, 10:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ bảng trên có thể thấy rõ ràng tiêu chí quan trọng nhất là cơ sở vật chất hiện tại của MobiFone và Vinaphone đang được thực hiện rất tốt - Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tại Việt Nam và các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Viettel
b ảng trên có thể thấy rõ ràng tiêu chí quan trọng nhất là cơ sở vật chất hiện tại của MobiFone và Vinaphone đang được thực hiện rất tốt (Trang 31)
- Xây dựng hình ảnh tốt - Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tại Việt Nam và các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Viettel
y dựng hình ảnh tốt (Trang 38)
Bảng 2. 1: Đánh giá các mạng di động tại Việt Nam của khách hàng - Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tại Việt Nam và các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Viettel
Bảng 2. 1: Đánh giá các mạng di động tại Việt Nam của khách hàng (Trang 39)
Nhìn tổng thể bảng kết quả thấy mạng Viettel và MobiFone là 2 mạng được khách hàng đánh giá là dẫn đầu trên thị trường - Thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động tại Việt Nam và các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động Viettel
h ìn tổng thể bảng kết quả thấy mạng Viettel và MobiFone là 2 mạng được khách hàng đánh giá là dẫn đầu trên thị trường (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w