Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức để phát triển năng lực cho học sinh qua bài “ Ôn tập văn học dân gian việt Nam” 13 3.2.1.. Thiết kế giáo án có tổ chức các hoạt động trải
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
-
-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG BÀI: “ÔN TẬP VĂN HỌC
DÂN GIAN VIỆT NAM”- NGỮ VĂN 10
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
Tháng 3 năm 2021
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
DÂN GIAN VIỆT NAM”- NGỮ VĂN 10
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
Người thực hiện: TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG
Tổ bộ môn: Ngữ văn - Ngoại ngữ Thời gian thực hiện: Năm học 2020 -2021
Số điện thoại: 083876580 5
Tháng 3 năm 2021
Trang 31.3 Phát triển năng lực qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 6
1.4 Các năng lực cần phát triển cho học sinh qua hoạt động
trải nghiệm sáng tạo
8
2.1 Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
9
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học Ngữ văn góp phần phát triển năng lực cho học sinh
10
3 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH BẰNG
CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO QUA BÀI “ ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM”
11
3.1 Những đặc điểm của bài “ Ôn tập văn học dân gian Việt
Nam”
11
3.2 Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức để phát
triển năng lực cho học sinh qua bài “ Ôn tập văn học dân gian việt
Nam”
13
3.2.1 Hoạt động trải nghiệm tổ chức trò chơi 13 3.2.2 Hoạt động trải nghiệm làm biên tập viên 14 3.2.3 Hoạt động trải nghiệm thiết kế và trình bày nội dung trên
phần mềm power point hoặc video clip
14
Trang 43.2.4 Hoạt động trải nghiệm tổ chức cuộc thi: “Tìm kiếm tài
4.4 Thiết kế giáo án có tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh
17
Phụ lục 2: PHIẾU THU THẬP KẾT QUẢ CÁC NĂNG LỰC ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỌC SINH
Phụ lục 3: PHIẾU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM VIỆC NHÓM Phụ lục 4: KHUNG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THUYẾT MINH
Phụ lục 5: PHIẾU HỌC TẬP- NHÓM
Phụ lục 6: MỘT SỐ SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Phụ lục 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGIỆM
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh được xác định là một trong những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay Nhà nước đã có những quan điểm và đường lối chỉ đạo về việc tập trung phát triển năng lực cho học sinh trong chương trình giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản như Nghị quyết 88, Quyết định
404 đặc biệt là các văn bản sau đây:
Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ
bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”
Những quan điểm, định hướng trên đã tạo điều kiện, tiền đề pháp lý cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đặc biệt đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học Nhưng việc dạy học hiện nay vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, đa phần học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo cũng như năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống mà thực tiễn cuộc sống đặt ra còn hạn chế
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung và chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phần lớn năng lực của học sinh được hình thành và phát triển thông qua việc tổ chức các
hoạt động học tập, trong đó có hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) - đóng
một vai trò hết sức quan trọng, đem lại hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh
Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đang tiệm cận với chương trình GDPT (giáo dục phổ thông) 2018, Ngữ văn là môn có rất nhiều lợi thế, cơ hội hơn nhiều so với các bộ môn khác để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh Việc phát triển năng lực cho học sinh bằng các HĐTNST qua môn Ngữ văn ở trường THPT Anh Sơn 1, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung đã được chú trọng thực hiện, nhưng chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và hiệu quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu đa dạng mà thực tiễn đặt ra
Để kịp thời đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian sắp tới, đồng thời rèn luyện cho bản thân cách thức, phương pháp tổ chức các HĐTNST, tôi đã mạnh dạn chọn đề
Trang 7tài “ Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức một số hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10”
(Ban cơ bản) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
2 Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn, xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo một cách phù hợp nhằm góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu
quả qua bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ văn 10, Ban cơ bản
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực và tổ chức hoạt động TNST ở trường phổ thông
- Tiến hành khảo sát điều tra thực trạng tổ chức hoạt động TNST trong dạy học nói chung và trong việc phát triển năng lực cho học sinh nói riêng
- Thiết kế mẫu giáo án theo định hướng phát triển năng lực có tổ chức các hoạt động TNST
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của những vấn đề đề tài đưa ra
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triển năng lực cho học
sinh qua bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ Văn 10, ban cơ bản
- Bài lên lớp “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” - Ngữ Văn 10, ban cơ
bản
- Khảo sát thực nghiệm tại địa bàn: Trường THPT Anh Sơn 1, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cách thức tổ chức các HĐTNST trong nhà trường THPT; Các tài liệu liên quan đến đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT; phương pháp dạy học Ngữ văn
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văn nói riêng
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
+ Dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và phát triển năng lực trong môn Ngữ văn
Trang 8+ Dùng phiếu khảo sát để thu thập kết quả về việc hình thành và phát triển năng lực học sinh sau khi học văn bản
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra từ đó rút ra kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất
6 Tổng quan và tính mới của đề tài
HĐTNST đã được áp dụng khá phổ biến trong những năm gần đây ở các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng
Đối với bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” với tính chất của một bài
học giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học về văn học dân gian (như: khái niệm, đặc trưng của từng thể loại và giá trị nội dung của một số tác phẩm văn học dân gian cụ thể) nên cũng được một số giáo viên sử dụng các HĐTNST để tổ chức dạy học cho học sinh, nhưng đa số các thầy cô đều áp dụng ở hoạt động ngoại khóa HĐTNST vẫn chưa được tổ chức như một phương pháp, cách thức dạy học chính trong bài ôn tập này
Mặt khác, các HĐTNST được áp dụng vào quá trình dạy học bài “Ôn tập văn
học dân gian Việt Nam” còn mang tính riêng lẻ chưa có sự kết nối một cách hệ
thống vì vậy khả năng phát triển năng lực cho học sinh là chưa cao và kết quả chưa
rõ ràng
Từ thực tế đó, đề tài lần đầu tiên đưa ra các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
một cách cụ thể, hệ thống trong bài học nội khóa “Ôn tập văn học dân gian Việt
Nam” nhằm phát triển năng lực cho học sinh Thông qua những kiến thức khái
quát và cụ thể trong một số tác phẩm đã học về VHDG có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch sử, văn hóa, đời sống như truyền thuyết, ca dao, cổ tích…đặt ra những vấn đề mang tính thời sự như yêu nước, sống nhân ái, nghĩa tình thủy chung, mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân với cộng đồng… sẽ rất phù hợp cho việc áp dụng các HĐTNST để phát triển năng lực cho
HS Đặc biệt, đề tài sẽ khai thác một số đặc trưng riêng của địa phương để tổ chức
các hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học văn bản “Ôn tập văn
học dân gian Việt Nam”
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thức được rằng để các HĐTNST phát huy được hiệu quả trong việc phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên cần đổi mới mạnh
mẽ việc thiết kế bài học Vì vậy, đề tài đã thiết kế dạy học bài “Ôn tập văn học
Trang 9dân gian Việt Nam” theo định hướng đã đưa ra Trong bản thiết kế này, chúng tôi
thể hiện rõ các hoạt động TNST đa dạng của học sinh và sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên Đây là những đóng góp rất thiết thực vì trong thực tế dạy học hiện nay, các HĐTNST đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực cho người học trong từng bài học, từng môn học
Trang 10
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Năng lực
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm năng lực, trong đó đáng chú ý một số quan niệm sau:
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực
là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể
- Chương trình giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem năng lực là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực
- Trong tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh”- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), đã viết: “Năng lực
là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ,tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố( phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó”
- Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 của Việt Nam đã giải thích như
sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành phát triển nhờ tố chất sẵn
có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt hiệu quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” (Trang 37)
Từ những năm 90 của thế kỷ XX , giáo dục theo phát triển năng lực được bàn đến nhiều và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế đã khẳng định được vai trò vai trò rất quan trọng của năng lực Dạy học phát triển năng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, giúp các em học sinh vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn và giải quyết được các tình huống
đa dạng, phức tạp mà cuộc sống đặt ra
Dạy học chú trọng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh rất cần thiết bởi các em là thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước Năng lực các em có được không chỉ giúp các em sống bản lĩnh, tự tin, quyết đoán, năng động để thành công trong cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội, thuận lợi hơn trong việc hòa nhập với xu hướng hiện đại thế giới
1.2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức trong hoặc
ngoài giờ các môn văn hóa trên lớp nhằm bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học
Trang 11HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, cùng sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể Thông qua việc tham gia HĐTNST học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tin và sáng tạo của bản thân Học sinh được tham gia một cách chủ động, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân thì các em sẽ được trải nghiệm, được bày tỏ ý tưởng, quan điểm, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động Các em khẳng định được bản thân, tự đánh giá được kết quả hoạt động của mình, của nhóm mình và của bạn bè
Từ đó, hình thành và phát triển những giá trị sống và các năng lực cần thiết cho các
HĐTNST rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn
xã hội
Quy mô tổ chức các HĐTNST là khác nhau, tiêu biểu như tổ chức theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường Việc tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như phù hợp, đơn giản, ít tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực người học hơn Ưu điểm vượt trội của HĐTNST là
có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, Ban giám hiệu Nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, các nhà hoạt động văn hóa, nghiên cứu lịch sử
1.3 Phát triển năng lực qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực nghĩa là chú trọng rèn luyện phương pháp học tập giúp học sinh có khả năng học tập suốt đời đồng thời vận dụng tri thức ấy vào
Trang 12những tình huống thực tiễn Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển năng lực cho học sinh thông qua tích hợp, lồng ghép trong các môn học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐTNST tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong thực tiễn cuộc sống xã hội, gây hứng thú trong học tập và phát triển năng lực cá nhân cho các em Với hình thức phong phú, đa dạng HĐTNST hấp dẫn đối với HS, giúp các em hình thành, phát triển năng lực như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức tham quan, dã ngoại, các cuộc thi, hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa Dưới đây là một số hình thức HĐTNST tiêu biểu:
-Tổ chức trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động mang tính giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần bổ ích giúp HS giải tỏa căng thẳng, thoải mái tinh thần trong học tập Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTNST gây hứng thú cho học sinh, giúp phát huy tính sáng tạo, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới và tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn Qua việc tổ chức trò chơi sẽ giúp các em hình thành và phát triển được các năng lực như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
- Hoạt động câu lạc bộ: Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy (cô) giáo tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm Qua đó, phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh như: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự quản lý Hoạt động câu lạc bộ được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: câu lạc bộ thể dục thể thao; câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật; câu lạc bộ võ thuật…
- Sân khấu tương tác: Đây là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh phát triển những năng lực như: năng lực sáng tạo khi giải quyết tình huống, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề
- Tham quan, dã ngoại: Đây là hoạt động mang tính đặc thù của trải nghiệm sáng tạo Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi thăm, tìm hiểu trực tiếp và học hỏi kiến thức, tiếp xúc các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, danh lam thắng cảnh… giúp các em có những kinh nghiệm thực tế, từ đó áp dụng vào bài học và vào cuộc sống của chính các em Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại
có thể được tổ chức: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Dã ngoại theo các chủ đề học tập
Trang 13Thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại HS được giáo dục tinh thần yêu nước, tình yêu thiên nhiên, giáo dục truyền thống Cách mạng, truyền thống lịch sử, lòng nhân ái Đặc biệt, thông qua hoạt động này sẽ hình thành và phát triển cho HS những năng lực quan trọng như năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực tự học
- Hội thi/cuộc thi: Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường
để đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi sáng tác bài hát, hội thi học sinh thanh lịch… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó Qua việc tổ chức hội thi/cuộc thi sẽ hình thành và phát triển cho HS năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp tiếng Việt
và năng lực tự quản lý
- Hoạt động giao lưu: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện với những nhân vật điển hình trong lĩnh vực hoạt động nào đó Qua đó, giúp các em có tình cảm, thái độ phù hợp, thu nhận được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách Từ đó hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý cho HS
- Hoạt động tổ chức diễn đàn: Hoạt động tổ chức diễn đàn được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động, tích cực bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy (cô) giáo, cha
mẹ và những người lớn khác có liên quan Thông qua hoạt động diễn đàn, HS có
cơ hội đưa ra những câu hỏi, đề xuất những ý kiến bày tỏ được nhu cầu, hứng thú
và nguyện vọng của các em Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và mang lại hiệu quả giáo dục rất tích cực Thông qua hoạt động tổ chức diễn đàn, HS được phát triển các năng lực tự quản lý, giao tiếp và hợp tác
1.4 Các năng lực cần phát triển cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Nhóm các năng lực chung, bao gồm các năng lực cụ thể: Năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tự quản lý, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán
- Nhóm các năng lực đặc thù thuộc về các môn học cụ thể, ở môn Ngữ văn đó
là các năng lực: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Trang 142 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Mỗi học sinh là một cá thể độc lập, các em có hoàn cảnh xuất thân, khả năng,
sở thích, tính cách, nhu cầu… khác nhau Thế nhưng, chương trình dạy học theo định hướng nội dung có đặc điểm cơ bản là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định theo cấp, theo khối và theo lớp nên không đáp ứng được nhu cầu của mỗi học sinh khiến cho phần lớn các em thấy mệt mỏi, không hứng thú, kém sáng tạo, thụ động trong quá trình học tập Còn chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực lại quan tâm đến: mỗi học sinh là một cá thể độc lập nên đã tìm ra những phương pháp và kĩ thuật tiếp cận cho phù hợp với mỗi học sinh Ở lứa tuổi THPT, ngoài việc ý thức về việc học các em còn rất hiếu động, thích trải nghiệm, muốn khám phá… để các em phát huy
sở trường và năng khiếu của bản thân Nếu GV chỉ chú trọng trang bị, truyền thụ kiến thức thì các em ít có cơ hội gắn kết bản thân, tự nắm bắt bài học với cuộc sống Dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng những HĐTNST khắc phục được hạn chế này, các em sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động thực tiễn Các em vận dụng được những gì đã học vào cuộc sống và ngược lại có thể đưa những điều đã tìm hiểu được, nhận thức được từ thực tế đã trải nghiệm vào bài học một cách hứng thú, độc đáo, hiệu quả Từ đó, những năng lực cần thiết dần hình thành và phát triển, kết quả dạy học sẽ được nâng cao Nhận thức được điều này, hầu hết giáo viên đã chú trọng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong đó có HĐTNST
Tuy nhiên, từ quá trình tìm hiểu, điều tra cho thấy trong thực tế dạy học vẫn nặng về kiến thức, kết quả học tập vẫn hướng về việc thi cử Việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh vẫn chưa thể hiện cụ thể và chưa có kết quả rõ ràng Đa số học sinh còn lúng túng trong việc giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp thiếu tự tin, làm việc nhóm còn mang tính hình thức, khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cũng như đem những hiểu biết từ thực tiễn để hiểu bài học còn hạn chế Một tồn tại lớn là đa số học sinh chỉ thụ động tiếp thu hệ thống kiến thức bài học trên lớp, trông chờ vào việc “rót” kiến thức của giáo viên, các năng lực tự học, tự tìm hiểu, tự khám phá là rất hạn chế Vì vậy, kết quả đầu ra của quá trình giáo dục là những học sinh thiếu về những năng lực chung lẫn những năng lực đặc thù
Nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu trong khi chương trình dạy học của
Bộ Giáo dục Đào tạo đã chuyển từ định hướng dạy học nội dung sang định hướng dạy học theo phát triển năng lực? Trước hết, giáo viên đều đã có ý thức đổi mới trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, điều này thể hiện qua việc đổi mới thiết kế bài dạy Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phần lớn giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và
Trang 15triển khai các hoạt động giáo dục Qua các hoạt động giáo dục gắn liền với thực tiễn, kết nối bài học với thực tiễn như là HĐTNST thì năng lực của học sinh được hình thành và phát triển nhiều hơn Nhưng để tổ chức được các hoạt động này ở trường THPT một cách phổ biến thì tương đối khó khăn đặc biệt là về kinh tế, thời gian, cơ sở vật chất đặc biệt là ý thức của học sinh…
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn góp phần phát triển năng lực cho học sinh
Để thấy được thực trạng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở dạy học Ngữ văn góp phần phát triển năng lực cho học sinh, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp 12 giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Anh Sơn 1 (phụ lục 1) và thu được kết quả:
- Về HĐTNST, nhận thức của GV như sau: 75% GV được điều tra cho rằng HĐTNST đã có thực hiện trong dạy học Ngữ văn trong mấy năm gần đây mà chủ yếu thực hiện ở bài ngoại khóa và rất ít trong bài nội khóa Nhưng HĐTNST ít được GV tổ chức vì trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập, lúng túng về cách thức, phương pháp, kĩ thuật hay sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho dạy học 25% GV còn lại thừa nhận rất hiếm hoặc chưa một lần nào tổ chức các HĐTNST trong dạy học vì nó là hoạt động chỉ mới tiếp cận trong thời gian gần đây, nếu tiến hành tổ chức thực hiện sẽ rất khó khăn
- Về việc phát triển năng lực cho HS, nhận thức của GV như sau: 100% giáo viên được điều tra đều cho rằng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho
HS trong môn Ngữ văn nói riêng và tất cả các môn học nói chung đều rất cần thiết Tất cả các GV đều biết rằng trong chương trình Giáo dục tổng thể sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung vào việc phát triển năng lực cho học sinh ở mọi cấp học và tất cả các môn học
- Việc phát triển năng lực cho học sinh qua môn Ngữ văn: 100% GV bộ môn Ngữ văn cho rằng: môn Ngữ văn có nhều điều kiện thuận lợi nhất để phát triển năng lực cho HS thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Vì thế, đa
số giáo viên đều có ý thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, từ quá trình thiết kế bài học đến quá trình thực hiện đều sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, hoạt động dạy học tích cực để hướng đến mục tiêu này Tuy nhiên, phần lớn giáo viên thừa nhận trong quá trình thực hiện đều lúng túng và gặp nhiều vướng mắc, cách tổ chức còn mang tính hình thức, những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi bài học chưa thu được kết quả rõ ràng (80%)
- Việc phát triển năng lực cho học sinh qua bài dạy Ngữ văn thông qua tổ chức các HĐTNST:
+ Thuận lợi: Theo giáo viên, thuận lợi nhất là xuất phát từ đặc trưng của môn học, sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, sự hợp tác của học sinh, sự hỗ trợ
Trang 16của phụ huynh và các đoàn thể khác và cũng như từ sự định hướng của toàn ngành Giáo dục
+ Khó khăn: Thứ nhất là 100% giáo viên được điều tra cho rằng khó khăn lớn nhất khi tiến hành dạy học bài Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực thông qua tổ chức các HĐTNST là thiếu phương tiện dạy học, cơ sở vật chất và kinh phí, thiếu kinh nghiệm tổ chức Thứ hai là vấn đề thời gian thực hiện, sự hỗ trợ, phối hợp của các lực lượng xã hội khác
- Kiến nghị và đề xuất: 100% các giáo viên được điều tra đều cho rằng để mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức các HĐTNST thật sự có hiệu quả cần có sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường như về cơ sở vật chất lớp học, sự hướng dẫn cụ thể và kinh phí Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện rất cần đến sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ môn khác, các lực lượng xã hội và các tổ chức khác
Qua việc điều tra, khảo sát và phân tích thực tế như trên, có thể thấy việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thông qua tổ chức các HĐTNST đã được giáo viên ý thức thực hiện, có những hiểu biết cơ bản Đây là cách thức, hoạt động giáo dục mang lại nhiều hiệu quả Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao như mục tiêu đã đề ra Những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh qua bài học môn Ngữ văn chưa đem lại kết quả rõ ràng, học sinh chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi trước những tình huống mà trong cuộc sống thực tiễn hiện đại đang đặt ra HĐTNST chưa được tổ chức thực hiện phổ biến và thường xuyên nên còn gặp rất nhiều khó khăn Cách thức tổ chức các phương pháp, kĩ thuật, hoạt động dạy học tích cực còn nhiều hạn chế, tồn tại Vì vậy trong thời gian gần đây, tôi đã luôn chú ý sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn mình giảng dạy
3 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH BẰNG CÁCH TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA BÀI
“ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM”
3.1 Những đặc điểm của bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”
“Ôn tập văn học dân gian Việt nam” là một bài học hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản đã học về văn học dân gian Việt Nam: khái niệm, đặc trưng, thể loại, tác phẩm (hoặc đoạn trích) Đặc biệt, chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của từng văn bản thể loại khi xem xét trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch sử - văn hóa, đời sống mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi Như vậy, đây là sẽ là cơ hội để học sinh tìm hiểu, trải nghiệm thực tiễn để có những ý tưởng sáng tạo vận dụng vào quá trình ôn tập và rèn luyện
kĩ năng viết, thuyết trình về một vấn đề trong các thể loại như: sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, truyện cười, từ đó hình thành và phát triển năng lực cho học
Trang 17sinh Đồng thời, trong quá trình ôn tập, học sinh luôn được đặt vào nhiều tình huống mà qua đó các em phát huy được tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn
đề Chính điều này rất phù hợp cho việc tổ chức các HĐTNST qua đó góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh
Phương pháp đánh giá
Hoạt động 1:
Khởi động
(Tiết 1)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm của HS có liên quan đến nội dung phần VHDG
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
- Dạy học hợp tác
- Đánh giá qua sản phẩm của nhóm học tập
- Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân
trò chơi “Ai nhanh
hơn”
Giải quyết câu hỏi 1,2 trong mục I của bài
- Dạy học hợp tác (thảo luận nhóm)
- Giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật sơ
đồ tư duy
- Đánh giá qua sản phẩm của học sinh -Do HS tự đánh giá
trải nghiệm: Làm
biên tập viên
Giải quyết câu hỏi
3 trong mục I của bài
- Sử dụng kĩ thuật phòng tranh
- Dạy học hợp tác
- Thuyết trình
- Đánh giá qua sản phẩm hoạt động của nhóm học tập, qua trình bày, do HS và
GV đánh giá
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do HS và
- Dạy học hợp tác, dự án
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đánh giá qua sản phẩm hoạt động của nhóm học tập, qua trình bày, do HS và
Trang 18Thiết kế và trình bày nội dung trên phần mềm
powerpoint hoặc video
Giải quyết câu hỏi 1,2,3 trong mục II
và câu 4 mục I cùng câu 5a,b mục
II trong bài
- Thuyết trình GV đánh giá
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do HS và
thi “ Tìm kiếm tài
năng”
- Vấn đáp, nêu vấn đề, thực hành
- Kĩ thuật động não
- Thuyết trình, trực quan
- Đánh giá qua sản phẩm hoạt động của nhóm học tập, qua trình bày, do HS và
GV đánh giá
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do HS và
GV sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm theo tiến trình bài học để các em đƣợc trải nghiệm sáng tạo Để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phong phú, đa dạng các
HĐTNST, GV đặc biệt chú ý giao các yêu cầu về nhà cho các nhóm chuẩn bị
3.2.1 Hoạt động trải nghiệm tổ chức trò chơi
Ở hoạt động trải nghiệm trò chơi “Ai nhanh hơn” này đƣợc tổ chức thực hiện không chỉ tạo đƣợc không khí thân thiện, sôi nổi, sự hứng thú cho học sinh khi bắt đầu vào bài học mới, mà còn giúp hình thành và phát triển năng lực hợp tác, năng
lực giao tiếp tiếng Việt cho các em GV cung cấp cho học sinh một chuỗi các từ
khóa (in trên giấy) liên quan đến nội dung: khái niệm, đặc trƣng, các thể loại
của văn học dân gian Để thực hiện trò chơi này, học sinh chuẩn bị sơ đồ theo
mẫu ở nhà trên giấy Ao Sau đó, GV chia học sinh thành 4 nhóm hoạt động cùng
tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”:
Nhóm 1,2 trực tiếp chơi với yêu cầu của luật chơi: cả đội cùng nhau bàn bạc lựa chọn mỗi lần một từ khóa để lần lƣợt từng thành viên một lên dán vào biểu
Trang 19bảng xong trở về chỗ, thành viên khác trong nhóm mới được lên Thời gian của trò
chơi này là 3 phút
Nhóm 3, 4 làm ban giám khảo Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm này
là quan sát sự hoạt động của hai đội chơi và sau khi hết thời gian phải nhận xét,
đánh giá sản phẩm và kết quả của hai đội trên Cuối cùng GV tổng kết trò chơi
3.2.2 Hoạt động trải nghiệm làm biên tập viên:
Để tổ chức cho học sinh thực hiện được hoạt động trải nghiệm làm một biên
tập viên, GV hướng dẫn cho học sinh trước một số vấn đề như cách thức tìm
hiểu, nội dung tìm hiểu, phương thức trình bày để học sinh chuẩn bị ở nhà: tìm
kiếm thông tin trên mạng internet, qua sách báo, qua những bài học trước về văn
học dân gian GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, cụ thể:
đặc điểm nghệ thuật
- Vòng 2: Nhóm ghép đi xem tranh
Sau khi nhóm chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm ghép được hình thành Mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm một thành viên đến từ các nhóm chuyên gia Các nhóm ghép sẽ đi xem “Triển lãm tranh” Đến tranh của nhóm nào thì một chuyên gia đại diện của nhóm sẽ thuyết trình những gì nhóm đã thống nhất và biên
tập Bạn chuyên gia có vai trò như một nhà hùng biện thực sự
- Vòng 3: Các thành viên trong nhóm ghép cùng thảo luận và đưa ra câu hỏi
với các chuyên gia Các chuyên gia giải đáp thắc mắc GV tổng kết hoạt động
Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo này sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ
3.2.3 Hoạt động trải nghiệm thiết kế và trình bày nội dung trên phần mềm power point hoặc video clip
Trang 20Để tổ chức hoạt động trải nghiệm này, trước khi bài học diễn ra, GV giao
nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tìm kiếm, xử lí thông tin và thiết kế cho bài trình chiếu power point
Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Nghiên cứu về thể loại sử thi và đoạn văn bản “Chiến thắng Mxây” Để tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm và tổng hợp các thông tin, tranh ảnh trên mạng Internet bằng các từ khóa “phần mềm tạo video clip”, “sử thi anh hùng”, “ thủ pháp đặc trưng của sử thi”, “Đăm Săn”… Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể tổng hợp thông tin từ sách, tài liệu, bài học nội khóa “Chiến thắng Mtao- Mxây” Sau đó, nhóm trưởng tổ chức họp nhóm để biên tập lại nội dung, yêu cầu mỗi thành viên trình bày kết quả, hiểu biết của mình về thể loại sử thi và giá trị nội dung, nghệ thuật miêu tả nhân vật người anh hùng, ý nghĩa…từ văn bản“ Chiến thắng Mtao-Mxây” Từ đó, cả nhóm trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất về sản
Mtao-phẩm cần hoàn thành
- Nhóm 2: Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết và văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” Trên cơ sở những tri thức, thông tin đã tìm hiểu trước và trong khi học văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” về di tích lịch sử Cổ Loa, Đền Cuông cùng những lễ hội - huyền thoại gắn liền với hai di tích ấy được tổ chức hằng năm; tìm hiểu về các nhân vật: Mị Châu, Trọng Thủy, công lao- bi kịch của An Dương Vương với thái độ biết ơn của nhân dân với các bậc anh hùng…Từ đó, xác định được các đặc trưng của thể loại truyền
thuyết nói chung
Sau đó, nhóm trưởng tổ chức họp nhóm để biên tập lại nội dung: yêu cầu mỗi thành viên trình bày kết quả hiểu biết của mình về sự thể hiện các đặc trưng của truyền thuyết trong văn bản như: cốt lõi lịch sử, bi kịch được hư cấu, chi tiết kì ảo, bài học rút ra… Từ đó, cả nhóm tiến hành bàn bạc, trao đổi đi đến thống nhất để
hoàn thiện sản phẩm
- Nhóm 3: Tìm hiểu về truyện cổ tích “Tấm Cám” Để tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm và tổng hợp các thông tin, tranh ảnh trên mạng Internet bằng các từ khóa
“phần mềm tạo video clip”, “cổ tích”, yếu tố hoang đường”,“Tấm Cám”, “mất cá bống”…Trên cơ sở những tri thức đã tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích nói chung
và truyện “Tấm Cám” nói riêng, đặc biệt là nhân vật Tấm trong bài nội khóa, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tìm hiểu từng giai đoạn chuyển biến của nhân vật này Sau đó, nhóm trưởng tổ chức họp nhóm để biên tập lại nội dung: yêu cầu mỗi thành viên trình bày kết quả tìm hiểu của mình về : sự thụ động, yếu đuối của Tấm, quá trình đấu tranh giành sự sống, hạnh phúc của Tấm…Ý nghĩa của sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm… Từ đó, cả nhóm bàn bạc
đi đến thống nhất để hoàn thiện sản phẩm
Trang 21- Nhóm 4: Tìm hiểu về ca dao Để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhóm trưởng phân công các thành viên tìm kiếm, tổng hợp thông tin, tranh ảnh trong sách, báo, tài liệu và trên mạng Internet bằng các từ khoá như: “Cách tạo power point”, “Phần mềm tạo video clip”, “ca dao tình nghĩa” “đặc trưng thể loại”,
“than thân”, “mô tip” … Sau đó, nhóm trưởng tổ chức họp nhóm để biên tập lại nội dung: yêu cầu mỗi thành viên trình bày kết quả tìm hiểu của mình về nội dung, nghệ thuật thường được sử dụng, ý nghĩa của ca dao…Cả nhóm bàn bạc đi đến
thống nhất để hoàn thiện sản phẩm
Sản phẩm cuối cùng của cả 4 nhóm sẽ được trình bày bởi 4 biên tập viên đại diện cho 4 nhóm, kết hợp lời của biên tập viên và phần trình chiếu nội dung trên phần mềm power point GV phát cho các nhóm khung đánh giá sản phẩm (gồm đánh giá nội dung và đánh giá thuyết trình) để học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của nhóm bạn Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo này, sẽ giúp HS hình thành và phát triển được năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý và đặc biệt là năng lực sử dụng công nghệ
thông tin và truyền thông
3.2.4 Hoạt động trải nghiệm tổ chức cuộc thi: “Tìm kiếm tài năng”
Xuất phát từ mục đích tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài năng” nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong
quá trình nhận thức Để thực hiện tốt hoạt động này cho học sinh đăng kí theo 4
hoàn thiện bức tranh và thuyết minh về bức tranh ấy
- Nhóm 3: Đi tìm ca sĩ
Để thực hiện hoạt động trải nghiệm này, GV yêu cầu những học sinh có cùng
sở thích ca hát về nhà chuẩn bị những bài dân ca hay bài hát có sử dụng chất liệu văn học dân gian trong ca từ, hình ảnh… và thể hiện trước lớp
- Nhóm 4: Ai diễn sâu nhất
Trang 22Hoạt động này dành cho những học sinh có khả năng diễn xuất Cả nhóm họp bàn lên ý tưởng, viết kịch bản có thể là một trích đoạn trong một tác phẩm dân gian hoặc sáng tạo ra cuộc tranh luận giữa văn học dân gian và văn học viết về vai trò
của mình HS tự tập luyện để biểu diễn trong giờ học lên lớp
Ở hoạt động trải nghiệm này sẽ giúp HS hình thành và phát triển được năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản lý,
năng lực cá thể, năng lực thẩm mĩ
4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1 Mục đích thực nghiệm
Thông qua thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
việc tổ chức các HĐTNST để hình thành và phát triển năng lực cho HS
Giáo dục HS có ý thức tiếp cận, lí giải, đánh giá về giá trị các thể loại VHDG
Từ đó, HS biết yêu mến, trân trọng những giá trị của VHDG; có ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị văn học dân tộc, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của
con người như: yêu nước, nhân ái, thủy chung, nghĩa tình…
Trang 232 Năng lực:
a Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: đọc, tìm hiểu các văn bản (bao gồm các văn bản
trong các văn bản trong các thể loại của VHDG: truyện cổ tích, truyện truyền
thuyết, sử thi, truyện cười, ca dao…), tìm kiếm nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video,bài viết…), huy động vốn trải nghiệm của bản thân về các tác phẩm cụ thể
như: “ Chiến thắng Mtao- Mxây”, “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”, “ Tấm Cám”, Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, Ca dao hài hước,
trưng một thể loại VHDG hay trong một tác phẩm cụ thể, đề xuất phương án đọc
một văn bản VHDG theo thể loại
b Năng lực chuyên biệt:
Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, cụ thể:
- Kĩ năng đọc hiểu:
+ Biết củng cố, hệ thống hóa kiến thức về VHDG: khái niệm, đặc trưng, giá
trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
+ Biết phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật đặc sắc của một tác phẩm + Biết vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu một tác phẩm văn học dân gian
+ Liên hệ, so sánh để thấy được sự khác biệt trong nội dung, nghệ thuật của
các tác phẩm thuộc các thể loại trong VHDG
- Kĩ năng viết:
+ Biết lập bảng hệ thống hóa kiến thức theo mẫu
+ Biết viết văn bản thuyết minh (về các đặc trưng theo thể loại, vấn đề cụ thể nội dung, nghệ thuật trong một tác phẩm VHDG, sử dụng các sơ đồ, biểu bảng,
hình ảnh minh họa)
+ Biết tạo lập một đoạn văn bản/ văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một vấn đề nội dung hay một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm VHDG và tác dụng
của chúng
- Kĩ năng nói – nghe:
+ Biết trình bày ý kiến cá nhân
Trang 24+ Nắm bắt được nội dung, quan điểm nói, biết phản biện, bày tỏ quan điểm
của bản thân
+ Biết thuyết trình một vấn đề có sử dụng kết hợp cá phương tiện ngôn ngữ
với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
B CHUẨN BỊ
1 Giáo viên:
* Phương tiện dạy học:
- Máy vi tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu hoặc ti vi có kết nối
- Bảng tiêu chí đánh giá/yêu cầu cần đạt (Phụ lục 3), (Phụ lục 4)
- Phiếu đánh giá phẩm chất năng lực học sinh đạt được sau bài học (Phụ lục 2)
2 Học sinh:
- Tìm kiếm, phân loại, tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau trên
văn bản và internet
- Chuẩn bị bài soạn theo các yêu cầu của GV
- Trình bày nội dung qua hình thức thuyết trình và trình chiếu Power point,
- Kết hợp giữa diễn giảng với đặt câu hỏi dẫn dắt HS đến chỗ tự trả lời những
vấn đề mà mục tiêu bài học đặt ra
D TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Chiếu video clip bài “Trống
cơm” vào giao nhiệm vụ cho HS
- HS kết nối liên tưởng đọc
Trang 25- Tập trung cao độ và hợp tác giải quyết
nhiệm vụ
- Suy nghĩ, thảo luận
và báo cáo kết quả
- Bài hát gợi em nhớ đến bài ca
dao nào? Hãy đọc bài ca dao đó?
- Em có thể trình bày cảm xúc của mình sau khi nghe một bài ca dao, đọc( nghe kể) một câu chuyện cổ tích được không?
GV quan sát, hỗ trợ HS Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Từ đó GV vào bài:
Đến với VHDG là chúng ta được đắm chìm trong suối nguồn cảm xúc với bao cung bậc: buồn vui, yêu thương, giận hờn…cùng những bài học triết lí của cuộc sống
Ở những tiết trước các em đã trải qua những cung bậc cảm xúc với đoạn sử thi “Chiến thắng Mtao- Mxây” hay “Tấm Cám”… Để giúp các em củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học, chúng ta cùng trải nghiệm “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”
bài ca dao
“Trống cơm”
khéo vỗ nên vông
Một bầy con nhít lội sông
đi tìm
con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ
duyên nợ tang bồng
- Cảm xúc yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của văn học, VHDG
GV
* HS thực hiện nhiệm vụ trong nhóm
- Nhóm 1,3: cử từng thành viên lần lượt lựa chọn
- VHDG là sản
Trang 26tiếp tục cho đến thời gian quy định là 3 phút (ở lớp)
- Nhóm 2,4: làm ban giám khảo
Nhiệm vụ: quan sát việc tham gia chơi của 2 đội trên, đánh giá kết quả của hai đội
*Báo cáo kết
quả:
Hai nhóm ban giám khảo cử một đại diện báo cáo kết quả đánh giá của nhóm mình với hai đội chơi
HS làm việc cá nhân
các từ khóa liên quan đến đặc trƣng và thể loại của VHDG qua 2 kênh: trình chiếu lên màn hình ti vi và trên giấy và đƣa ra luật chơi
Các từ khóa: Truyền
thuyết, Truyền miệng, chữ viết, diễn xướng, Truyện cổ tích, Tính tập thể, cá nhân, Truyện ngụ ngôn, ca dao, câu
đố, truyện cười, Tục ngữ, vè, Truyện thơ, Chèo dân gian, Thần thoại, Thẩm mĩ, Sử thi,
miệng, Tính thực hành
- Quan sát, hỗ trợ học sinh
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
Thao tác 2: GV tổ chức
để HS đối thoại với nhau về khái niệm, đặc điểm, ví dụ minh họa của từng thể loại
phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
2 Các thể loại VHDG
*Truyện dân gian -Thần thoại
-Sử thi
-Truyền thuyết -Cổ tích
GV
GV tổ chức cho HS hoạt động trải
3 So sánh đặc trƣng giữa các thể loại truyện dân gian
Trang 274 nhóm chuyên gia nghiên cứu đặc trưng của
4 thể loại trên
ở nhà
Mỗi nhóm tìm hiểu sâu đặc điểm của một thể loại bằng tranh vẽ trình bày ở dạng Profile cá nhân trên Facebook Nhóm 1: sử thi
Nhóm 2:
Truyền thuyết Nhóm 3:
Truyện cổ tích
Nhóm 4:
Truyện cười
- Các nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận một phần ở nhà và tại lớp theo sự tổ chức, hướng dẫn của GV
+ Vòng 2:
Nhóm ghép
đi xem tranh
nghiệm: Làm biên tập viên
sử dụng kĩ thuật phòng tranh
-GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia nghiên cứu đặc trưng của 4 thể loại trên ở nhà
-GV quan sát,
hỗ trợ học sinh trong việc tạo dựng thiết kế tranh, nội dung Phân công vị trí treo tranh cho các nhóm
- GV tổ chức hướng dẫn để
HS lần lượt đi xem tranh đến hết, gợi dẫn liên kết phần hỏi đáp giữa người xem tranh và
chuyên gia
- Phát phiếu và hướng dẫn các nhóm HS tự đánh giá sản phẩm theo
- Sử thi:
+ Mục đích sáng tác: Ngợi ca phẩm chất anh hùng và khát vọng phát triển cộng đồng của người xưa
+ Hình thức lưu truyền: hát,
kể + Nội dung phản ánh:xã hội
cổ đại ở thời kì công xã thị tộc, những tình cảm khát vọng cao đẹp của con người
+ Kiểu nhân vật: Người anh hùng kì vĩ, trọng danh dự, đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng
+ Đặc điểm nghệ thuật:Biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng, hào hùng.
-Truyền thuyết:
+ Mục đích sáng tác: Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện
và nhân vật lịch sử
+ Hình thức lưu truyền: kể, diễn xướng (lễ hội)
+ Nội dung phản ánh:Kể về các sự kiện và nhân vật lịch
sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu
+ Kiểu nhân vật:Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá (An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy )
+ Đặc điểm nghệ thuật:Từ
“cái lõi là sự thật lịch sử” đã
được hư cấu thành câu chuyện
Trang 28+ Vòng 3: Cá
nhân hoặc đại diện nhóm đưa ra các câu hỏi/vấn đề được phát hiện trong quá trình xem tranh với chuyên gia của từng nhóm
Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn thông qua các
Khung đánh giá do GV
cung cấp (Phụ lục 3),
(Phụ lục 4)
khung đánh giá
- GV tổng kết nội dung bài học, trao phần thưởng cho đội
tà
+ Hình thức lưu truyền: kể, + Nội dung phản ánh: Xung đột XH, cuộc đấu tranh giữa thiện- ác, chính nghĩa - gian tà + Kiểu nhân vật:Người con riêng, người mồ côi, người
em út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh, người có tài lạ,
+ Đặc điểm nghệ thuật:
Truyện hoàn toàn do hư cấu, kết cấu trực tuyến và kết thúc thường có hậu
- Truyện cười:
+ Mục đích sáng tác: Mua vui, giải trí và châm biếm, phê phán xã hội
+ Hình thức lưu truyền: kể, + Nội dung phản ánh: Những điều trái tự nhiên, những thói
hư tật xấu đáng cười, đáng phê phán trong xã hội + Kiểu nhân vật:Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu
+ Đặc điểm nghệ thuật:Ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh,
kết thúc đột ngột
Trang 29
Hoạt động 4: Vận dụng( Tiết 3)
Ở hoạt động này, với tính chất kiểm tra sự vận dụng kiến thức chung các thể
loại vào từng văn bản cụ thể nên GV kết hợp các HĐTNST thiết kế và trình bày
nội dung trên phần mềm power point và biên tập viên
Mục
tiêu
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
từ GV theo
4 nhóm học tập:
- Nhóm 1:
Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu
tả nhân vật anh hùng qua hai đoạn miêu
tả cảnh Đăm Săn múa khiên
và đoạn tả hình ảnh và sức khỏe của chàng
Hiệu quả của nó
- Nhóm 2:
Phân tích tấn bi kịch của Mị Châu- Trọng Thủy trong
“Truyện
An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng
GV chuyển giao nhiệm vụ:
Qua phần
ôn tập về lí thuyết cô thấy các em
đã nắm được đầy đủ và có kiến giải sâu sắc Để khắc sâu hơn chúng ta cùng trải nghiệm trong từng văn bản cụ thể
GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm biên tập và thiết kế power point
ở nhà (Hướng dẫn cách tạo lập các slide nội dung cần trình bày, hình ảnh minh họa,
1 Đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây”
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng trong sử thi: + Tưởng tượng phong phú, phóng khoáng, bay bổng
VD: Những hình ảnh miêu tả tài múa khiên của đăm Săn
+ So sánh, phóng đại, tương phản
VD: “Chàng múa trên cao như lốc”;
“Thế là ko thủng”; “Bắp chân xà dọc”
- Tác dụng: tôn vinh vẻ đẹp hào hùng,
kì vĩ của người anh hùng
2 Bi kịch giữa Mị Châu và Trọng Thủy
- Cái lõi sự thật lịch sử: Cuộc xung đột giữa An Dương Vương với Triệu Đà thời kì Âu Lạc
+ Máu Mị Châu ngọc trai, xác Mị Châu ngọc thạch