1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12” (qua khảo sát tại trường PHPT chuyên lương thế vinh, tp biên hòa, tỉnh đồng na

45 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 471,38 KB

Nội dung

Môn GDCD bậc THPT lượng kiến thức cần truyền tải cho HS rất nhiều, nội dungkiến thức tổng hợp mang tính khái quát và tính trừu tượng cao nhưng với lượng thời gian 1tiết /tuần

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

Mã số……

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12

(Qua khảo sát tại Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh,

Tp Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai)

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy môn GDCD

Năm học: 2011- 2012

Trang 2

SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC

I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hồng

2 Sinh ngày 03 tháng 02 năm 1982

3 Nư

4 Long bình - Biên Hoà – Đồng Nai

5 Điện thoại: 01686079363

6 Chức vụ: Giáo viên

7 Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 2005

- Chuyên nghành đào tạo: GDCD

III: KINH NGHIỆM KHOA HỌC :

- Sơ đồ hoá kiến thức môn giáo dục công dân lớp 11

- Vận dụng các tình huống pháp luật thực tế vào giảng dạy môn GDCD lớp 12

Trang 3

M ỤC L ỤC

1 Lý do chọn đề tài……… Trang 3

2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài……… Trang 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài……… Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu ……… Trang 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… Trang 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……… Trang 7

B NỘI DUNG……… Trang 7- 34

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12………Trang 7- 20

2.1 Động cơ hóa hoạt động học tập của học sinh………… 21- 26

2.2 Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận lớp……… Trang 26- 28

2.3 Vận dụng các tình huống pháp luật thực tế ………… Trang 28-31

2.4 Hướng dẫn HS chọn lọc tư liệu, tình huống liên quan đến nội dung bài học qua các kênh thông tin đại chúng hoặc qua thực tế đời sống phù hợp với

bộ môn……… Trang 31- 33

Trang 4

C HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HS THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12……… Trang 35- 37

để mới có thể đáp ứng và hội nhập với xu thế thời đại - xu thế toàn cầu hóa Vì vậy,yêu cầu mỗi cá nhân phải làm chủ tri thức, năng động, sáng tạo, cần khai thác chấtxám, phát huy ý thức tự học, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi kiểmtra theo hướng hiện đại Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọnggiáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống,năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm

xã hội” [13; 216]

Trong hệ thống giáo dục và đào tạo bậc THPT, môn GDCD giư một vị trí, vai trò quantrọng trong việc trang bị các giá trị chuẩn mực đạo đức, bước đầu xây dựng nền tảng hệ thốngquy định pháp luật cơ bản Thông qua nội dung bài học trong chương trình nhằm xây dựng lốisống, giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Qua đó giúp các em xác địnhđược trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các đường lối,chủ trương của Đảng, phápluật của nhà nước Mặt khác, mỗi học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để đánh giá cácvấn đề xảy ra trong cuộc sống thực tiễn, lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với các hành vi xãhội Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại các trường THPT nói chung và trường THPT chuyên nóiriêng, môn GDCD chưa được quan tâm đúng mức, từ người quản lý, giáo viên bộ môn, họcsinh đến phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng, vai trò và vị trí của môn GDCD thậm chí

Trang 5

cho rằng đây là môn học phụ, môn học bổ trợ hoặc đồng nhất môn học này với môn chính trịhay thuần túy là dạy đạo đức, nhất là đối với học sinh trường chuyên, nơi đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao cho xã hội.

Môn GDCD bậc THPT lượng kiến thức cần truyền tải cho HS rất nhiều, nội dungkiến thức tổng hợp mang tính khái quát và tính trừu tượng cao nhưng với lượng thời gian 1tiết /tuần nên việc giảng dạy chỉ mới đảm bảo truyền thụ cho học sinh nhưng kiến thức cơbản trong sách giáo khoa.Vì vậy, muốn phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinhcần phải hình thành và xây dựng thói quen tự học để tự lĩnh hội tri thức Trong thời đại

“bùng nổ thông tin” với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ,

sự tăng nhanh chóng và thường xuyên của khối lượng thông tin tri thức nên việc dạy họckhông còn giới hạn trong phạm vi truyền đạt kiến thức mà thông qua hoạt động dạy- họcnhằm tăng cường rèn luyện phương pháp, thái độ và nhận thức để tự định hướng, tự cậpnhật làm giàu tri thức của mình đáp ứng yêu cầu của xã hội

Nói đến phương pháp học vấn đề cốt lõi là phương pháp tự học đây là cầu nốigiưa học tập và nghiên cứu khoa học Để rèn luyện cho học sinh có được kỹ năng,phương pháp, thói quen tự học, biết vận dụng các kiến thức đã học, biết tự lực pháthiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễn Đặc biệt đối với học sinhtrường chuyên năng lực tư duy, óc suy diễn và sự tưởng tượng đánh giá rất cao Do

đó GV phải có phương pháp dạy phù hợp để phát huy hết năng lực tư duy của họcsinh, chú trọng gợi mở, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, đào sâu kiếnthức

Xuất phát từ nhưng lý do trên, tôi chọn vấn đề “Phát triển năng lực tự học cho

học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12” (qua khảo sát tại Trường PHPT chuyên Lương Thế Vinh, Tp Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai), làm

sáng kiến kinh nghiệm của mình

2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT không phải là một vấn đềmới, mà từ trước đến nay có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia vànhiều GV đề cập ở nhưng góc độ khác nhau

Trang 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ nhưng năm 1950 của thập kỷ XX, khi nói vềcông tác huấn luyện và học tập đã nhấn mạnh “Phải nâng cao và hướng dẫn tựhọc” Người khuyên “ Không phải có thầy thì học, không thầy thì đùa, phải biết tựđộng học tập”

Năm 1997 trong cuộc hội thảo về công tác huấn luyện mang tên “Nghiên cứuvà phát triển tự học, tự đào tạo” đã thu hút được được sự quan tâm của nhiều giáo

sư và nhưng nhà nghiên cứu đầu ngành Ngay sau đó tạp chí nghiên cứu giáo dục,

số 2-1998 ra riêng một số báo đặc biệt đăng tải một số bài tiêu biểu trong hội thảo Cũng trong năm 1998, Nhà xuất bản Giáo dục cho ra mắt cuốn “Tự học, tự đào tạo,

tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam”, của Trung tâm nghiên cứu vàphát triển tự học, GS Nguyễn Cảnh Toàn và GS Nguyễn Như Ý chịu trách nhiệm xuất

bản

Năm 1999 có cuốn sách “tự học là một nhu cầu của thời đại” của Nguyễn HiếnLê; “tôi tự học” của Nguyễn Duy Cần và Thu Giang; “Luận bàn về kinh nghiệm tựhọc” của GS Nguyễn Cảnh Toàn… Nhưng cuốn sách là tài liệu quý, đã đúc kếtnhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình học hỏi vươn lên của các tác giả

Nguyễn Cảnh Toàn là một người thầy vô cùng tâm đắc và luôn trăn trở với vấn

đề tự học đã cho ra đời hai cuốn sách quý giá “Học và dạy cách học”, Nxb Giáodục và tuyển tập tác phẩm “Tự giáo dục, tự học” tập 1 và tập 2, Trường Đại học Sưphạm Hà Nội I, do Trung tâm văn hóa ngôn ngư Đông Tây xuất bản năm 2001.Cuốn sách là nhưng lời tâm sự, đúc kết các phương pháp tự học có hiệu quả vànhưng thành công của Giáo sư về vấn đề tự học

Các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường trongcuốn sách “Quá trình dạy- tự học” đã khẳng định năng lực tự học của HS dù cònđang phát triển vẫn là nội lực quyết định của bản thân người học Giáo viên là tácnhân hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo cho HS

“Tự học như thế nào?” của Rubakin với bản dịch của Nguyễn Đình Côi, xuấtbản 1982, giúp chúng ta tự học tập, nâng cao kiến thức tự học của mình Lê khánhBằng đã dịch từ nguyên văn tiếng Anh “Phương pháp dạy học và dạy cách học ởđại học” được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lưu hành 2001

Trang 7

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định tự học có ý nghĩa và vai tròquan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người là nhân tốquan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học, là yếu tố cơ bản để người học lĩnhhội tri thức, kỹ năng và hình thành thái độ Nhưng giáo trình, tài liệu, công trìnhnghiên cứu về lý luận tự học nói chung khá phong phú và đã định hướng mục tiêutầm quan trọng và nhưng kinh nghiệm về tự học Nhưng nhưng công trình nghiêncứu về phát triển năng lực tự học của học THPT nói chung và năng lực tự học mônGDCD của học sinh trường chuyên chưa nhiều Do vậy, trong nội dung sáng kiếnkinh nghiệm này một mặt tác giả kế thừa nhưng vấn đề lý luận về tự học nói chungcủa các tác giả mặt khác cố gắng phân tích, triển khai áp dụng vào một vấn đề mớihơn, có ý nghĩa thực tế hơn, liên quan trực tiếp đến chuyên môn và nghiệp vụ củamình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học cho họcsinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12.Từ đó, đề ra một số giải phápnhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển năng lực tự học cho học THPT

thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quátrình dạy học

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPTthông qua dạy học môn GDCD lớp 12

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩaMác- Lênin cũng như các ngành khoa học xã hội, ngoài ra tôi đặc biệt sử dụng kếthợp một số phương pháp sau :

- Phương pháp điều tra xã hội học;

- Phương pháp phỏng vấn;

- Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê;

Trang 8

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm…

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Do địa bàn Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh rộng, nhiều lớp nên tôi lựachọn 4 lớp khối 12 để tiến hành điều tra, khảo sát, thực nghiệm và vận dụng các giảipháp

5.1 Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của các giải pháp nhằm phát triểnnăng lực tự học và thực trạng tự học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT ChuyênLương Thế Vinh, Tp Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Đề ra một số phương pháp nhằmphát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy một số bài cụ thể củamôn GDCD lớp 12

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Nếu xác định được năng lực tự học và nhưng biểu hiện của năng lực tự học mônGDCD lớp 12, đồng thời căn cứ vào mục tiêu của dạy học môn GDCD trong trườngTHPT hiện nay thì đề tài có thể đề xuất được giải pháp có luận cứ khoa học đảm bảotính khả thi, có hiệu quả góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT

Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc đổi mớiphương pháp dạy học

B NỘI DUNG

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 1.1 Một số vấn đề chung về tự học

Trang 9

người bằng ý chí và nghị lực và niềm say mê là cách tự học của Khổng Tử Ông đãchỉnh lý một số sách cổ kinh điển của nho gia như: Kinh thi, Kinh thư, kinh lễ…

Có được thành tựu này là do ông luôn có tinh thần tự học hỏi, tự bồi dưỡng và quantrọng hơn là ông biết cách tự học

Bác Hồ là tấm gương lớn của tự học, Người đã đến với chủ nghĩa cộng sản bằngcon đường tự học và sự tự học của Người gắn chặt với mục tiêu lý tưởng mà Người

đã vạch ra Đặc biệt, Bác rất chú trọng sự thực hành trong tự học và luôn coi thưviện là trường học lớn của mình Người dạy “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốtđời Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tiễn Không ai có thể tự chomình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngàycàng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân

dân”(Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam 21 7 1956) Người cho rằng tự học chính là sự nổ lực của bản thân

người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần

tự động học tập

Nguyễn Kỳ cho rằng “Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí củangười tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử

lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho mình, nhận biết vấn đề, thu thậpxử lý thông tin, tái hiện kiến thức cũ, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, xử

lý tình huống, thực nghiệm các giải pháp, kết quả, kiến thức mới mình đã tự lực tìm

ra, tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học” [31; 15] Khi nghiên cứu các biệnpháp tổ chức hoạt động tự học tác giả Nguyễn Thị Tính cho rằng: “Tự học là mộtquá trình, trong đó dưới vai trò chủ đạo của GV, người học tự mình chiếm lĩnh trithức, kỹ năng, thông qua các hoạt động trí tuệ (quan sát, phân tích, tổng hợp, sosánh phán đoán …) và cả các hoạt động thực hành (khi phải sử dụng các thiết bị đồdùng học tập) Tự học gắn liền với động cơ, tình cảm và ý chí… của người học đểvượt qua chướng ngại vật hay vật cản trong học tập nhằm tích lũy kiến thức chobản thân người học từ kho tàng tri thức của nhân loại, biến nhưng kinh nghiệm nàythành kinh nghiệm và vốn sống của bản thân người học” [37; 23]

Trang 10

Phan Trọng Luân cho rằng “học là công việc của cá nhân Học là công việc củabản thân người học” Ông cho rằng một trong các mục đích quan trọng của dạy học làdạy cách học [34; 8].

Trong cuốn sách “Tự học như thế nào”, Rubakin cho rằng tự học là một quátrình so sánh đối chiếu và đáp, đó là sự so sánh giưa lý thuyết và thực hành, giưasách vở và thực tế cuộc sống, từ đó rút ra cho mình một tri thức riêng đầy sángtạo.Trong quá trình tự học con người không hoàn toàn phụ thuộc vào cuộc sống màcần phải cải tạo cuộc sống sao cho ngày càng cao hơn

Nguyễn Cảnh Toàn, người đã giành nhiều tâm huyết vào vấn đề tự học, ông đãđưa ra một quan niệm về tự học có thể xem hoàn chỉnh “Tự học là tự mình dùngcác giác quan để thu thập thông tin rồi tự mình động não, sử dụng các năng lực trítuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụngcông cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinhquan, thế giới quan để chiếm lĩnh cho được một lĩnh vực hiểu biết nào đó, một kỹnăng nào đó, một số phẩm chất nào đó của nhân loại hay cộng đồng rồi biến chúngthành sở hưu của mình Phát minh ra cái mới cũng có thể coi là hình thức tự họccao cấp” [43; 407] Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm rằng, tự học là học với

sự độc lập và tích cực, tự giác ở mức độ cao Tự học là quá trình mà trong đó chủthể người học tự biến đổi mình, tự biến đổi các giá trị của mình, tự làm phong phúgiá trị của mình bằng các thao tác tư duy và ý chí, nghị lực và sự say mê học tậpcủa cá nhân

Tổng hợp các quan điểm của các tác giả, chúng tôi cho rằng có thể phân biệt cáchình thức tự học sau đây:

Thứ nhất, tự học của HS diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của GV với sự hỗtrợ của các phương tiện kỹ thuật ở trên lớp Với hình thức này việc tự học của HSchịu sự định hướng và điều khiển của GV nhằm đạt được mục tiêu của giờ dạy đãxác định từ trước Lúc này việc tự học của HS có đầy đủ các yếu tố: GV, bạn,SGK, tài liệu… Trong môi trường lớp học truyền thống hiệu quả tự học lúc nàyphụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật điều khiển của GV, tuy nhiên với từng HS vẫn

có các hoạt động riêng, sự sáng tạo riêng và do đó hiệu quả học tập cũng rất khác

Trang 11

nhau Kết quả của quá trình tự học này là sự thống nhất biện chứng giưa sự hướngdẫn của GV và sự tự giác học tập của HS.

Thứ hai, tự học của HS diễn ra ngoài phạm vi lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu củamôn học đã được học trong nhà trường Với hình thức này, HS chỉ có tài liệu liênquan đến các môn học dưới sự hướng dẫn trước của GV Tuy nhiên, HS phải tự tổchức việc học tập của mình ở nhà nhằm ôn tập, hệ thống hóa, làm các bài tập, rènluyện các kỹ năng, kỹ xảo …theo yêu cầu của GV, đáp ứng chính các yêu cầu của bảnthân người học nhằm lĩnh hội tri thức các môn học

Thứ ba, tự học nhằm đáp ứng yêu cầu hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng, nângcao các kiến thức trong chương trình đào tạo ở nhà trường, thậm chí họ có thể tìmhiểu về nhưng tri thức không quy định nhằm mở mang hiểu biết của mình Vớihình thức này người học hoàn toàn chủ động lựa chọn kiến thức cần bổ sung, lựachọn tài liệu cần đọc, tự mình sắp xếp các tri thức học được vào hệ thống tri thứcmà mình đang có Đây là mức độ tự học rất cao vì HS tự mình tổ chức toàn bộ các

hoạt động của quá trình tự nhận thức của mình Từ đó cho thấy năng lực tự học của

HS THPT có nhưng đặc trưng sau:

- Người học phải tự đề ra cho mình phương pháp học từ đầu cho đến kết thúcquá trình học và đóng vai trò mấu chốt bằng sự hứng thú, tham gia tích cực và cótrách nhiệm trong suốt quá trình học Trong tự học tính độc lập, chủ động càng cóvai trò quan trọng và được coi là công cụ đắc lực không có gì thay thế giúp cá nhântích lũy kinh nghiệm, tri thức khoa học, hoàn thiện nhân cách

- Tiếp theo học sinh luôn phải rèn luyện cho bản thân có ý thức tự giác tronghọc tập và hứng thú đối với các kiến thức mà mình đang tiếp thu Điều này sẽ giúpngười học tham gia tích cực và biết tiếp tục quá trình học bằng cách tạo ra một hìnhthức phù hợp với tính cách của mình Như vậy, khi thực sự trở thành chủ thể học cũng

có nghĩa là ngươì học đã tự giác xác định được động cơ, mục đích học tập Người họctiến hành việc học dựa trên trách nhiệm cá nhân và sự điều khiển của ý chí thì hoạtđộng học trở thành quá trình tự học, tự giác chủ động, có phong cách và phương phápcá nhân

Trang 12

- Trong hoạt động tự học khả năng lựa chọn cao, rộng rãi về cả nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức học tập Sự lựa chọn này luôn hướng đến sự phùhợp giưa người học và điều kiện bên ngoài.

- Tự học mang tính cá nhân rất cao, tự học phải dựa trên chính tiềm năng củangười học và dựa trên ý thức trách nhiệm của người học Mỗi người có mộtphương pháp học tập khác nhau, cách tổ chức học tập khác nhau và ý chí cá nhânkhác nhau nên hiệu quả tự học cũng khác nhau

Tóm lại, tự học là một quá trình con người vượt qua hoàn cảnh và vượt quachính mình, biết tự vận dụng tất cả từ ý chí nghị lực, tư duy, nhân cách, tâm hồn,mục đích sống đến khát vọng của bản thân để vượt qua mọi khó khăn nhằm chiếmlĩnh tri thức của nhân loại Hoạt động tự học được diễn ra trong mọi thời điểm từ tựhọc ở nhà, tự học ở trường và tự học cả bên ngoài xã hội Kết quả của việc tự họcđược đánh giá bởi chính hiệu suất và hiệu quả công việc của từng người, phụ thuộcvào khả năng tiếp thu, hoàn cảnh và thời gian từng người Nhìn chung mọi ngườiđều nhằm mục đích biết được càng nhiều kiến thức càng tốt để nâng mình lên đếnmột trình độ cao, phục vụ cho cuộc sống của mình tốt hơn

1.1.2 Năng lực tự học của học sinh THPT

Năng lực là một vấn đề khá trừu tượng, cho đến nay vẫn có nhiều cách tiếp cậnvà diễn đạt khác nhau:

Phạm Minh Hạc thì cho rằng “năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của mộtngười, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của mộthoạt động nào đấy” [18; 145]

Theo Đặng Thành Hưng “năng lực được cấu thành từ các bộ phận như: tri thức

về hoạt động hay quan hệ đó; kỹ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến ứng xử vớiquan hệ đó; nhưng điều kiện tâm lý để tổ chức và thực hiện tri thức và kỹ năng nào

đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng Tương ứng là badạng năng lực chuyên biệt: năng lực biết, năng lực làm, năng lực biểu cảm” [19;25-27]

Trang 13

Xavier Roegiers cho rằng: Năng lực là sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tựnhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết nhưng vấn đề dotình huống đặt ra.

Nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất: cấu trúc của năng lực là tổng hợpnhiều kỹ năng thực hiện nhưng hoạt động thành phần có liên hệ chặt chẽ với nhau; nănglực tồn tại và phát triển thông qua hoạt động; năng lực chỉ nảy sinh và quan sát đượctrong hoạt động giải quyết nhưng yêu cầu mới mẻ và do đó nó gắn liền với tính sángtạo Năng lực của mỗi người là có sự khác nhau về mức độ

Tự học trong nhà trường THPT trên thực tế vẫn còn là một vấn đề chưa đượcthực hiện một cách thường xuyên và phổ biến, mặc dù giáo dục hiện đại đã được đềcập đến từ lâu nay Không thể phủ nhận trong trường THPT vẫn có nhưng học sinhsay mê học hỏi và luôn có ý thức tự học nhưng chưa nhiều Trong xu thế xã hộingày càng phát triển, vấn đề tự học trong nhà trường lại càng được quan tâm hơnbao giờ hết Tự học cần phải trở thành một trong nhưng kỹ năng quan trọng số mộtcủa giáo dục, năng lực trong mỗi cá nhân HS Bản thân người học cần phải làmquen với vấn đề tự học, hình thành một năng lực tự học để sau này có điều kiện họctiếp nưa hay không vẫn có thể tự học hỏi để trau dồi tri thức và thích nghi với thờiđại Cho nên, vấn đề tự học của HS THPT là một vấn đề cần thiết mang tính chiếnlược

Tự học của HS THPT cũng như tự học của HS nói chung là tổng hợp của nhiềunăng lực Mục đích tự học của HS là hoàn thành tốt nhưng phần nào đó trongnhiệm vụ học tập của mình mà không có thầy bên cạnh Như vậy, tự học của HSTHPT luôn gắn với năng lực chủ động, tích cực, HS phải tự nghiên cứu tài liệu, tựmình phát hiện kiến thức, tự mình nắm bắt một phần kiến thức HS phải thườngxuyên tự tìm tòi nhưng tài liệu liên quan đến bài học để có sự so sánh, đối chiếu, tựbiết vận dụng chuyển hóa kiến thức bài học dưới sự định hướng và dẫn dắt củaGV

Năng lực tự học của HS THPT mới chỉ dừng lại ở mức độ thấp, nhưng đây lại là

cơ sở vô cùng quan trọng cho việc hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu ở

Trang 14

mức độ cao sau này Nhà trường sẽ là nơi tạo dựng một nền móng vưng chắc chokinh nghiệm tự học, tự nghiên cứu thuần thục của một nhà khoa học sau này

- GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS tự nghiên cứu tìm ra kiến thức và tựthể hiện mình trong lớp học, GV là một trọng tài cố vấn Kết luận trong các cuộctranh luận đối thoại (HS – HS – GV – GV) để khẳng định kiến thức do HS tìm ravà GV là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của HS

- HS tự đánh giá, tự kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi, hợp tácvới bạn bè và dựa vào kết luận của GV, tự sửa chưa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiệnđồng thời tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyếtvấn đề của mình

Trong quá trình tự học, HS luôn tự chủ, năng động và sáng tạo, biết học hỏi vàđánh giá, biết so sánh và đối chiếu, biết kiểm nghiệm và xử lý tình huống Quantrọng hơn là HS phải biết tự tìm cho mình một cách tự chiếm lĩnh tài liệu Songsong với việc phát huy tối đa nội lực của học sinh trong quá trình tự học, vai tròcủa GV vô cùng quan trọng Nếu như việc tự học ngoài xã hội, người học có quyềnchọn kiến thức để tự học và tự học một cách tự do Thì tự học trong nhà trường cótính chất định hướng, GV có trách nhiệm hướng dẫn các em từ cách tự mìnhnghiên cứu SGK đến việc điều chỉnh kiến thức mà các em thu nhận được để cóđược lượng kiến thức chính xác nhất Qua đó, GV hình thành và phát triển năng lực

tự học cho HS với nhưng cách suy nghĩ, tìm tòi để có thể tự đặt vấn đề, tự giảiquyết vấn đề và tự nghiên cứu Nhưng định hướng của GV còn có tác dụng pháthuy tính năng động, tự giác và lòng say mê học hỏi trong quá trình học tập của HS Như vậy, tự học của HS THPT không đòi hỏi mức độ cao như tự học của cácnhà nghiên cứu, mà chủ yếu dựa vào bài học cụ thể trong SGK, nhưng tài liệu cóliên quan đến bài học để đối chiếu, so sánh, mở rộng làm cho quá trình nhận thứccủa HS mang tính chủ động và có tính chất nghiên cứu Mục đích tự học của HSTHPT giúp các em hiểu sâu sắc, trọn vẹn bài học bằng chính năng lực của mình vàbiết vận dụng kiến thức thành kinh nghiệm của bản thân

1.2 Thực trạng của việc dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT chuyên

Lương Thế Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai

Trang 15

1.2.1 Những thuân lợi của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai

Theo một khảo sát về khoảng cách IQ- EQ giành cho HS trường chuyên doViện nghiên cứu giáo dục – Đại học sư phạm TP HCM thực hiện cho thấy: HS cáctrường chuyên có điểm mạnh về năng lực tư duy, trong đó óc suy diễn và sự tưởngtượng được đánh giá rất cao mà theo HS do thường vận dụng các năng lực nàytrong việc học Hơn nưa, HS trường chuyên có khả năng làm việc dưới áp lực rấtcao, có nhiều cảm thông với người khác, có sự rõ ràng và quả quyết trong việc làmcủa mình và có nhận thức cá nhân cao HS trường chuyên có khả năng nhận thứcđược bản thân, đây là một kỹ năng không dễ có đối với HS THPT Đối với HSTrường THPT chuyên Lương Thế Vinh, đa số các em ngoan, chăm chỉ và năng lựchọc tập rất cao (75,78% HS đạt học lực khá giỏi (năm học 2010- 2011) Thi đuanhau học tập là truyền thống của HS trường chuyên, phần lớn các em có tinh thần

tự giác học tập, chịu khó vươn lên, có tinh thần ham học hỏi

Được học dưới mái trường có bề dày về thành tích, có nhiều HS vượt khó họcgiỏi, các em xác định được mục tiêu và phương pháp học tập của mình Sự nỗ lực

cố gắng của các em vừa để khẳng định năng lực của bản thân vừa góp phần làmnâng cao thương hiệu của nhà trường Để xứng đáng với danh hiệu HS trườngchuyên của tỉnh Đồng Nai- nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội,ngoài giờ học trên lớp các em giành rất nhiều thời gian cho tự học, tự nghiên cứu.Đây chính là nền tảng để GV giảng dạy các bộ môn phát triển thêm năng tự họccho các em bằng nhiều phương pháp khác nhau Nhất là môn GDCD lớp 12, mônhọc gắn liền với đời sống thực tế của các em, nên nhiều HS rất quan tâm nhưng dothời gian học môn chuyên, hầu như các em không còn thời gian để tìm hiểu, đểnghiên cứu Nếu GV có phương pháp phù hợp sẽ phát triển được năng lực tự họccủa HS ở môn học này

Cùng với sự lớn mạnh của nhà trường GV Tổ GDCD- CN không ngừng nângcao trình độ vươn lên tự khẳng định chất lượng, làm tốt công tác giảng dạy, rènluyện đạo đức, lối sống cho HS, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện

Trang 16

của nhà trường Với sự cố gắng của bản thân cộng với sự quan tâm, động viên và

sự đầu tư của Tỉnh cũng như nhà trường, đội ngũ GV bộ môn GDCD của TrườngTHPT chuyên Lương Thế Vinh ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng.Nhưng yếu tố này là điều kiện để chúng tôi nâng cao chất lượng giảng dạy, tích cựcđổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện để chúng tôi chính hóa môn học phụ

ở trường chuyên Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh là nơi thường xuyên tổchức các cuộc hội thảo bàn về đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học, traođổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hiện, bồi dưỡng HS giỏi Bên cạnh đó nhàtrường đã tiến hành tập đợt cho HS nghiên cứu khoa học, có nhiều công trình khoahọc được bảo vệ thành công tại hội đồng khoa học nhà trường và của Bộ Giáo Dụcnhư: Công trình nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của HS THPT, dự thitại Singapore trường đã đạt giải nhì, hay công trình nghiên cứu của HS lớp chuyênsinh về việc sử dụng nước mưa nhân tạo đã đạt giải nhất do Bộ GD- ĐT tổ chức …

Cơ sở vật chất vật chất của trường khá đầy đủ thuận tiện cho việc dạy - học theonhóm hoặc ứng dụng CNTT trong dạy học Như vậy, có thể khẳng định TrườngTHPT chuyên Lương Thế Vinh là một trong nhưng nơi có điều kiện tốt nhất để đổimới và vận dụng các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy nhằm nâng cao chấtlượng dạy học hiện nay

1.2.2 Những khó khăn của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai

Ở trường THPT nói chung và trường chuyên nói riêng, tất cả các môn học, tất cảcác thầy cô giáo đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinhbên cạnh việc dạy học kiến thức của từng môn Môn GDCD với vị trí đặc thù củamình là “giư vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi củangười công dân góp phần hình thành và phát triển ở các em nhưng phẩm chất vànăng lực cần thiết của người công dân trong xã hội công bằng dân chủ, văn minh.Môn DGCD có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lực và nội lực của sựphát triển nhân cách HS Do vậy, môn GDCD góp phần quan trọng trong việc nângcao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo HS thành nhưng người lao động mới đáp

Trang 17

ứng được yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và

xu thế phát triển chung của thời đại” [32; 18] Với vai trò và tầm quan trọng như vậynhưng hiện nay, môn GDCD chưa được phát huy hết vai trò và vị trí của mình trong

trường THPT và nhất là trường chuyên

HS chưa ý thức được vai trò của môn học, “xem nhẹ” môn GDCD biểu hiện rõ rệt.: Theo tìm hiểu thì hầu như học sinh chưa bao giờ dành một qũy thời gian trên 30 phút

để học môn GDCD và cũng ít có HS đọc SGK hoặc soạn bài trước ở nhà Trong giờhọc thật hiếm có HS giơ tay phát biểu ý kiến, GV đưa ra câu hỏi và chỉ định thì HS mớimiễn cưỡng đứng lên trả lời qua loa theo SGK Sự tìm tòi, đọc thêm tài liệu liên quanđến bài học cũng chỉ có nhưng HS giỏi hoặc khi được giao cụ thể Các em cho biếtnhiều khi thấy một số vấn đề lý thú nhưng không biết tìm tài liệu nào? ở đâu? cách khaithác như thế nào? Lỗi này phải chăng do thiếu sót của đội ngũ GV chúng ta Các emkhông biết nên ghi nhưng gì trong chuỗi lời giảng của GV hoặc GV đọc nhanh quá các

em không kịp chép Học theo cách này các em nắm được kiến thức trong SGK còn khó,thì làm sao mà các em còn hứng thú để tìm tòi, học hỏi nghiên cứu sâu hơn bài học củamình để mở rộng kiến thức, còn đâu cơ hội để đưa ra một phương pháp học, hình thànhmột thói quen tự học, để tự đào tạo mình, tự phát triển Tôi thiết nghĩ, nếu như HS họcmôn GDCD mà cũng giành thời gian và tâm huyết như các môn học chuyên thì hiệuquả tác động của môn GDCD đối với các em sẽ đạt hiệu quả cao hơn Vì HS của chúng

ta ngày nay rất thông minh và nhạy bén, có lẽ do chúng ta chưa gợi được hứng thú họctập của các em, chưa tạo được tâm thế hứng khởi cho họ trong giờ học, chưa kích thích

sự tích cực, năng động trong tư duy của các em để phát huy hết khả năng sáng tạo vàkinh nghiệm của mình trong tiếp nhận tri thức

Thực ra, không có sự phân biệt chính phụ đối với các môn học trong trường phổthông Tuy nhiên, do tâm lý học để thi nên thông thường các môn thi bao giờ cũngđược coi là môn chính Còn nhưng môn học không thi thì cho là môn học phụ, do đóviệc dạy và học khó có hứng thú và đạt hiệu quả thực tế mà chỉ là nghĩa vụ Hơnnưa, mục tiêu học tập của học sinh THPT hiện nay là vượt qua hai kỳ thi tốt nghiệpvà đại học mà môn GDCD lớp 12 không thi tốt nghiệp, nội dung lại không liên quanđến kỳ thi đại học nên HS ít đầu tư nghiên cứu nhất là HS trường chuyên Nội dung

Trang 18

chương trình môn GDCD còn quá nặng về lý thuyết, chưa thực sự đáp ứng được yêucầu của người học Các phương tiện hỗ trợ dạy học GDCD ở trường chuyên hầu nhưkhông có, phần lớn do GV phải sáng tạo.Tài liệu tham khảo cho HS và GV giảngdạy còn hạn chế Hơn nưa đây là môn học có tính thời sự cao nên việc cập nhật tàiliệu gặp nhiều khó khăn cho cả người dạy lẫn người học.

Thời gian gần đây, quan điểm đổi mới phương pháp dạy học đã có tác động mạnh

mẽ đến các cấp học trong nhà trường, đặc biệt là cấp THPT GV bộ môn GDCDcũng có nhưng thay đổi đáng kể trong phương pháp giảng dạy nhưng chưa thươngxuyên và chưa có chuyển biến đáng kể GV khi lên lớp thường có sự chuẩn bị thôngqua thiết kế giáo án nhưng giáo án mới chỉ dừng lại là một đề cương nội dung bàihọc cần truyền đạt Dựa vào SGK và sách hướng dẫn, GV làm công việc tóm tắtnhưng nội dung chính cần truyền đạt cho HS Nhưng hoạt động của HS qua từng nộidung bài học, từng chủ đề hình như không có mặt trong giáo án Với thiết kế giáo ánnhư vậy, GV là chủ thể hoạt động, HS là khách thể bị động, GV thông qua khốilượng kiến thức đã chuẩn bị truyền thụ lại cho HS như một cuộc chạy đua với thờigian, kết thúc giờ học là kết thúc bài học Thiết kế giáo án, kết hợp với phương phápgiảng dạy ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS Với cách dạy truyền thụmột chiều làm cho HS không thể hứng thú và phát huy hết năng lực, kinh nghiệmhiểu biết sẵn có của mình cũng như lòng say mê học hỏi và thực tế sẽ diễn ra là tháiđộ không coi trọng giờ học, thái độ này không chỉ tồn tại ở HS mà còn có trong ýthức của một số GV giảng dạy môn học này Chính điều này mà dẫn đến một thựctrạng là có nhưng HS học xong lớp 12 mà không nhớ nỗi khái niệm pháp luật là gì?Bản thân mình có nhưng quyền tự do cơ bản nào? Nói gì đến việc trách nhiệm củabản thân đối với Nhà nước với xã hội như nội dung bài đã học

Một lý do khác ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập nói chung và mônGDCD nói riêng là vấn đề học thêm của HS Chứng kiến việc học thêm của các em,chúng ta thấy có nhiều điều bất cập, trong có vấn đề “tự học” Trước đây, khi HShọc ở nhà nhiều hơn thì bây giờ ngược lại, thời gian học ở trường, ở lớp nhiều hơn ởnhà Các em bận rộn với chuyện đi học thêm, thời gian gần như lấp kín Chúng ta tựhỏi không biết HS của chúng ta, học bài, ôn bài, làm bài tập vào thời gian nào? Hiện

Trang 19

nay trên thị trường có rất nhiều tài liệu tham khảo, nhiều kênh thông tin phong phú,phục vụ cho môn học nhưng vì thời khóa biểu học thêm của các em kín hết ngày làmgì còn thời gian để các em tự học, tự nghiên cứu

Theo xu thế chung của thời đại hiện nay nên đa số các em chọn cho mình môn tựnhiên để học ra trường dễ kiếm việc làm và lương cao hơn khi chọn lĩnh vực xã hội

để học Đây cũng là thực trạng của xã hội Việt Nam hiện nay, khi mà lĩnh vực tựnhiên, Ngân hàng Tài chính, Kinh tế…mọi người đổ xô vào học vào nghiên cứu thìlĩnh vực xã hội lại trầm lắng làm ảnh hưởng đến sự phát triển cân bằng của xã hội.Thực tế, chỉ một số ít học sinh chuyên trở thành nhà Toán học, nhà Vật lý hay nhàVăn ….phần lớn sẽ trở thành người lao động có trình độ cao của đất nước Do vậy,học chuyên không chỉ nhằm mục đích đi thi, làm nhà nghiên cứu … mà quan trọnglà để các em có năng lực giải quyết nhưng vấn đề trong thực tiễn, vấn đề xã hội củamỗi cá nhân Cho nên để xứng đáng là học sinh trường chuyên các thầy cô giáo và

HS phải phấn đấu làm sao vừa “hồng” lại vừa “chuyên” thi mới xứng đáng là nơicung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội hôm nay

Như vậy, qua quá trình khảo sát, phỏng vấn, điều tra việc dạy học theo hướngphát triển năng lực tự học cho HS Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh cho thấy:Nhìn chung HS của trường chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò, bản chất, ý nghĩacủa tự học, tự nghiên cứu đối với môn GDCD Vì thế, việc giành thời gian và sửdụng các biện pháp tự học cho môn học này chưa được chú trọng, chủ yếu tập trunghọc kỹ để chuẩn bị cho thi và kiểm tra Một trong nhưng khó khăn dẫn tới thực trạngtrên là do HS thiếu các kỹ năng tự học, chưa có cách học, chưa có đủ tài liệu và cácphương tiện hỗ trợ học tập Đặc biệt, do GV chưa thực sự quan tâm đến việc pháttriển năng lực tự học cho các em, chưa phát huy hết vai trò tích cực, sáng tạo của HStrong quá trình dạy học Chính vì vậy, năng lực tự học môn GDCD lớp 12 của HSTrường THPT chuyên Lương Thế Vinh còn hạn chế, dẫn đến kết quả học tập chưatương xứng với trình độ và khả năng của các em Để nâng cao chất lượng giảng dạymôn học, GV cần đánh thức tiềm năng của các em, tạo cho các em điều kiện để pháttriển, tạo cho HS niềm tin tự khẳng định mình trong học tập cũng như trong cuộcsống Đây là trách nhiệm vô cùng nặng nề và lớn lao của người GV nói chung và

Trang 20

GV giảng dạy môn GDCD nói riêng.Việc phát triển năng lực tự học cho HS THPTtrong giờ GDCD vẫn còn là một vấn đề khó khăn và dường như mới mẻ đối với cả

HS và GV Thay đổi một quan miệm cũ đã trở thành một thói quen trong nếp nghĩquả là một công việc khó khăn nhưng nếu không thay đổi sẽ trở thành lạc hậu, bảothủ Quan niệm của mỗi GV có đóng góp vô cùng quan trọng đối với việc xác địnhmục đích giảng dạy và phương pháp giảng dạy môn GDCD Đã đến lúc mỗi GVmôn GDCD đặt cho mình một câu hỏi dạy như thế nào? Thay thế câu hỏi dạy cái gì?Chuyển đổi từ việc cung cấp tri thức cho HS sang việc phát triển năng lực tự học cho

HS để tự đào tạo

Kết luận chương 1.

Việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học, các đặc trưng của hoạt động tựhọc, xác định được cấu trúc năng lực tự học của HS THPT, làm rõ mối quan hệgiưa hoạt động dạy và vấn đề phát triển năng lực tự học là cơ sở quan trọng để đềxuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học nói chung và năng lực tự họcmôn GDCD nói riêng

Bản chất của tự học là quá trình người học cá nhân hóa việc học nhằm thỏamãn các nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, tự giác tiến hành các hoạt động học tập đểthực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập

Tự học môn GDCD lớp 12 mang đặc thù của bộ môn lý luận chính trị, với nhưngkiến thức khó, trừu tượng và mang tính pháp lý rất cao Cho nên đòi hỏi người học phải

Trang 21

không ngừng nâng cao ý thức tự học cả trên lớp và ở nhà để chiếm lĩnh được tri thức mộtcách sâu sắc hơn Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học của GV có ảnh hưởnglớn đến vấn đề phát triển năng lực tự học của HS, cụ thể ảnh hưởng đến các yếu tố như:động cơ, mục đích học tập, hứng thú học tập, tính tích cực nhận thức, phương pháp tựhọc, tính tự giác, tích cực trong học tập của HS Nhưng trong quá trình tìm hiểu, điều trathực trạng dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh chúngtôi thấy rằng, HS của trường có năng lực tự học rất tốt nhưng các em hầu như chưa nhậnthấy được hiệu quả của phương pháp tự học đối quá trình học tập môn học GDCD Đốivới GV của trường cũng chưa thường xuyên áp dụng các biện pháp nhằm phát triển nănglực tự học cho HS mà vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, cho nên hiệuquả dạy học môn GDCD chưa cao Qua quá trình dạy học môn GDCD ở ở TrườngTHPT chuyên Lương Thế Vinh, chúng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau vàchúng tôi thấy được tính hiệu rất cao khi áp dụng các giải pháp nhằm phát triển năng lực

tự học cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay

Chương 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH, BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI 2.1 Động cơ hóa hoạt động học tập của học sinh

Thực ra nội dung chương trình môn GDCD lớp 12 rất hay, rất cần thiết với lứatuổi của HS nhưng do chúng ta chưa có một phương pháp để các em tiếp cận với

nội dung một cách thoải mái và hiệu quả nhất

Hiện nay một thách thức lớn nhất của tất cả các GV bộ môn GDCD phải đốimặt là làm sao học sinh muốn học, theo Wilbert J Mckeachie cho rằng “một trongnhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học là làm thế nào để hình thành động cơhọc tập bên trong để HS hứng thú học tập… nhưng vấn đề đưa ra tuy mới mẻ

Trang 22

nhưng có thể giải quyết được, đề ra các các tiêu chuẩn thực tế có thể đạtđược”[46;38].

Động cơ hóa hoạt động học tập của HS có vai trò tích cực đối với hiệu quảhoạt động học tập của HS, để thực hiện giải pháp này chúng ta có thể thực hiện cácbiện pháp sau:

- Tăng cường hứng thú học tập của HS

Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng hứng thú như sự thúc đẩy bên trong làm giảm sựcăng thẳng mệt nhọc và dường như nó mở ra con đường dẫn đến sự hiểu biết, làmcho việc nắm bắt tri thức thoải mái, dễ chụi và hiệu quả hơn trong quá trình nhậnthức Hứng thú và động cơ có mối quan hệ với nhau, động cơ tạo nên hứng thú,hứng thú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là yếu tố tâm lý tạo nên tínhtích cực chủ động của HS [3;21]

Trong quá trình dạy học người GV làm cho bộ não của HS luôn đặt trong tìnhtrạng ham muốn hiểu biết, làm cho HS thấy được lợi ích của môn GDCD trongđời sống hàng ngày thì HS sẽ biểu lộ hứng thú khi học môn học này Để làmđược điều này GV cần phải:

+ Làm cho HS ý thức được là họ cần phải học, thấy được rằng mình thực sựđang thiếu tri thức mới, cảm nhận được sự thiếu hụt sẽ là một yếu tố kích thích

HS tìm kiếm một sự cân đối mới, thỏa mãn nhu cầu tri thức của mình

Ví dụ: khi dạy về vai trò của pháp luật đối với công dân, HS chỉ hiểu đượcrằng pháp luật là sự cấm đoán, là công cụ để Nhà nước cưỡng chế nhưng hành vi viphạm pháp luật của công dân GV sẽ cho HS thấy HS đang bị thiếu hụt kiến thức cầnphải bổ sung Bởi vì pháp luật bên cạnh khẳng định các quyền, lợi ích và nghĩa vụ

cơ bản của công dân còn là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền,lợi ích hợp pháp của mình trước sự xâm phạm từ phía cơ quan, công chức nhà nước.Bằng cách cho HS thấy được đối tượng học là một nội dung có giá trị, có lợi đối với

HS, nếu chiếm lĩnh được tri thức mới là cách hình thành và phát triển hứng thú nhậnthức ở HS

Ngày đăng: 28/12/2016, 23:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Khánh Bằng (2001), Phương pháp dạy học và dạy cách học ở đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học và dạy cách học ở đại học
Tác giả: Lê Khánh Bằng
Năm: 2001
2. Nguyễn Thị Bình (1998), Bài phát biểu tại hội thảo nghiên cứu và phát triển tự học- tự đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu tại hội thảo nghiên cứu và phát triểntự học- tự đào tạo
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1998
3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự học của học sinh trong quá trình dạy học, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực, tính tự học của học sinhtrong quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1995
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), SGK GDCD lớp 12, Nxb Giáo dục 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), SGV GDCD lớp 12, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK GDCD lớp 12", Nxb Giáo dục5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), "SGV GDCD lớp 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), SGK GDCD lớp 12, Nxb Giáo dục 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007)
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liều bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK GDCD lớp 12, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tài liều bồi dưỡng GV thực hiện chươngtrình SGK GDCD lớp 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT, tài liệu giành cho Giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ởtrường THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
8. Nguyễn Đình Côi, (dịch,1992.) “Tự học như thế nào?, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tự học như thế nào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Nguyễn Duy Cần (1975), Tôi tự học, Nxb nhà sách Khai Trí Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi tự học
Tác giả: Nguyễn Duy Cần
Nhà XB: Nxb nhà sách Khai Trí Sài Gòn
Năm: 1975
10. Hồ Ngọc Đại (2000), tâm lý học dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tâm lý học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
11. Phạm văn Đồng, Bài phát biểu tại hội thảo nghiên cứu và phát triển tự học- tự đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu tại hội thảo nghiên cứu và phát triển tựhọc- tự đào tạo
12. Phạm văn Đồng (2000), phương pháp tự học và lòng ham học đó là cái quý nhất, tạp chí tự học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp tự học và lòng ham học đó là cáiquý nhất
Tác giả: Phạm văn Đồng
Năm: 2000
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
14. Nguyễn Văn Đản (1997), mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học, thông tin khoa học giáo dục, số 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt độnghọc trong quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Văn Đản
Năm: 1997
17. Lê văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – tài liệu dùng cho các trường ĐHSP và CĐSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê văn Hồng
Năm: 1995
18. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề về tâm lý học , Nxb Giáo dục, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
20. Trần Bá Hoành (1998), Vị trí của tự học, tự đào tạo,Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị trí của tự học, tự đào tạo
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 1998
21. Nguyễn Văn Hộ- Nguyễn Thị Tính (1999), Hiệu quả của việc dạy học tự học ở Đại học,Tạp chí Đại học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của việc dạy học tựhọc ở Đại học
Tác giả: Nguyễn Văn Hộ- Nguyễn Thị Tính
Năm: 1999
22. Nguyễn Thị Thanh Hương (2008) “Vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động tự học để nâng cao năng lực học tập phần CNXHKH của sinh viên các trường cao đẳng”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp tổ chức hoạtđộng tự học để nâng cao năng lực học tập phần CNXHKH của sinh viên cáctrường cao đẳng”
23. Đặng Thành Hưng, Bản chất của dạy học hiện đại, thông tin khoa học giáo dục, số 84, trang 17- 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của dạy học hiện đại, thông tin khoa họcgiáo dục
47. Website, http://Vietbao.vn./Giao- dục/ khoang- cach-IQ-EQ/40194149/202 Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w