1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập ancol phenol, hóa học 11

32 72 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 486,59 KB

Nội dung

Giáo dục ý thức tự học, tự học thường xuyên, có kế hoạch và có phương pháp đúng đắn,khoa học cho học sinh là một nhiệm vụ bắt buộc và trách nhiệm nặng nề của người thầy.Người thầy cần bồ

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

I LỜI GIỚI THIỆU

Thế kỉ XX đã trôi qua, nhân loại đang bước vào thế kỉ mới Một trong những đặc điểm

cơ bản của thế kỉ này là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão, thờiđại của nền “kinh tế tri thức” đã và đang dẫn đến sự bùng nổ thông tin

Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại,một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới,hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học Mục đích cuối cùng là để từng cá nhân, mỗi

cá thể, mỗi công dân tự mình có ý thức tạo được một cuộc cách mạng học tập trong bảnthân mỗi người

Nhà trường phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phương pháp học tậpphù hợp với yêu cầu của thời đại - thời đại mà mỗi người phải học tập suốt đời Để học tậpkhông ngừng, học tập suốt đời, mỗi người phải biết cách tự học, biết phát huy cao độ tiềmnăng của bản thân Vì vậy, tự học là một vấn đề cốt lõi thuộc mục tiêu của giáo dục hiệnđại

Hiện nay, ở nước ta đang tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướngphát huy tính tích cực nhận thức của HS và bồi dưỡng phương pháp học tập mà cốt lõi là tựhọc để họ tự học suốt đời Có thể nói, dạy học chủ yếu là dạy cách học, dạy cách tư duy.Dạy cách học chủ yếu là dạy phương pháp tự học

Giáo dục ý thức tự học, tự học thường xuyên, có kế hoạch và có phương pháp đúng đắn,khoa học cho học sinh là một nhiệm vụ bắt buộc và trách nhiệm nặng nề của người thầy.Người thầy cần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự học, một khả năng luôn tiềm tàng trongmỗi người nhưng đa số học sinh của chúng ta hiện nay chưa biết sử dụng để đáp ứng đượcyêu cầu cao của sự phát triển xã hội

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học: bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say

mê học tập và ý chí vươn lên” Do vậy, cần thiết phải đổi mới nội dung chương trình và

phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chođất nước

Để góp phần đổi mới phương pháp tự học cho học sinh thì nhiệm vụ đặt ra cho giáoviên là phải có năng lực hướng dẫn học sinh tự học, biết thu thập và xử lý thông tin để tựbiến đổi mình Qua thực tế dạy học cho thấy trình độ tiếp cận những kiến thức mới của giáoviên và học sinh còn hạn chế, khả năng tự học của học sinh chưa tốt, giáo viên chưa cóphương pháp bồi dưỡng hợp lý Hệ thống bài tập phục vụ cho việc tự học, tự mở rộng kiếnthức cho học sinh tuy đa dạng nhưng chưa khoa học, chưa sát với nội dung chương trình

Trong dạy học Hóa học, do thời gian dạy học môn hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thờigian ôn tập, hệ thống hoá lý thuyết và giải bài tập chưa được nhiều, không phải học sinh nào

Trang 2

cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà giáo viên truyền thụ

ở trên lớp Vì vậy việc tự học ở nhà của học sinh là rất quan trọng và cần thiết

Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển

năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập ancol-phenol, Hóa học 11”

Thực tế đây chỉ là phần áp dụng có tính minh họa đối với một phần nội dung SGK Với

mong muốn giúp học sinh ở lớp 11 tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá trình độ bản thân và phục vụ cho các kì thi Mặt khác, giúp giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

II TÊN SÁNG KIẾN

“Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập ancol-phenol, Hóa học 11”

III TÁC GIẢ CỦA SÁNG KIẾN

- Họ và tên: Ngô Thị Thanh Hoa

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: THPT Nguyễn Thái Học - Khai Quang - Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0984518018 E_mail: thanhhoango.nth@gmail.com

IV CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN

- Họ và tên: Ngô Thị Thanh Hoa

- Địa chỉ : THPT Nguyễn Thái Học - Khai Quang – Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0984518018 E_mail: thanhhoango.nth@gmail.com

V LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

- Lĩnh vực: Môn Hóa học

- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Tăng cường năng lực tự học, tư duy sáng tạo cho học sinh

từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học

VI NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: Tháng 2 năm 2019

VII MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN

1.1 Quan niệm về tự học trên thế giới

Vấn đề tự học đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử giáo dục ở trên thế giới

Nó vẫn còn là vấn đề nóng bỏng cho các nhà nghiên cứu giáo dục hiện tại và tương lai bởi vì

tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định mọi sự thành công trong học tập, là điều kiệnđảm bảo cho hiệu quả, chất lượng của mọi quá trình giáo dục, đào tạo

Rubakin trong “Tự học như thế nào” giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thứctoàn diện của mình Gần đây, khá nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề tự học

Trang 3

Cuốn “Phương pháp dạy và học hiệu quả” – Cark Rogers – một nhà giáo dục học, nhàtâm lý học người Mỹ do Cao Đình Quát dịch đã giải đáp cho HS câu hỏi học cái gì và họcnhư thế nào

Năm 2008, cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế !” của Adam Khoo chứng minh được rằngkhả năng trí tuệ tiềm ẩn và sự thông minh sáng tạo của con người vượt xa hơn những gìchúng ta nghĩ và thường được nghe tới

Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người trong quá trình họchỏi thường xuyên của cả cuộc đời Quá trình tự học diễn ra đúng qui luật của hoạt động nhậnthức Kiến thức tự học là kết quả của hứng thú, của tìm tòi, của lựa chọn, của định hướngứng dụng Kiến thức tự học bao giờ cũng vững chắc, bền lâu, thiết thực và nhiều sáng tạo

Tự học xét cho kĩ là một vấn đề then chốt của Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cũng là mộtvấn đề có ý nghĩa văn hoá, khoa học, xã hội và chính trị sâu sắc Đề cao tự học trong bốicảnh hiện nay của đất nước và thế giới là một cách nhìn vừa thực tế, vừa có ý nghĩa chiếnlược

1.2 Quan niệm về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam

Ở nước ta, tự học đã có từ thời phong kiến Truyền thống tự học là một bộ phận trongtruyền thống hiếu học của nhân dân ta Vấn đề tự học được phát động, nghiên cứu nghiêmtúc và rộng rãi từ năm 1945, mà Chủ tịch Hồ chí Minh vừa là người khởi xướng vừa là tấmgương để mọi người noi theo Người từng nói “còn sống thì còn học” và “về cách học phảilấy tự học làm cốt” Sau đó, truyền thống tự học vẫn tiếp tục phát huy nhưng vẫn là khả năng

tự học tự phát vì hồi đó chưa có chủ trương, chính sách chăm lo việc tự học, thầy giáo cũngkhông có trách nhiệm khơi dậy và phát triển năng lực tự học của HS Nhưng thực tiễn chứngminh rằng khả năng tự học tiềm tàng là rất dồi dào và nội lực cố gắng tìm học, tự học là nộilực quyết định đối với sự nghiệp giáo dục

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch HồChí Minh, đã tiếp nhận, thể hiện và làm phong phú tư tưởng, sự nghiệp giáo dục của

Người trong lí luận và thực tiễn Thủ tướng đã chỉ rõ: “phương pháp giáo dục không phải chỉ là những kinh nghiệm, thủ thuật trong truyền thụ và tiếp thu kiến thức mà còn là con đường để người học có thể tự học, tự nghiên cứu chứ không phải là bắt buộc trí nhớ làm việc một cách máy móc, chỉ biết ghi rồi nói lại”.

GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn là một tấm gương sáng về tự học ở nước ta Từ một

GV trung học (1947), chỉ bằng con đường tự học, tự nghiên cứu ông đã trở thành nhà toánhọc nổi tiếng Không chỉ nghiên cứu khoa học cơ bản, ông còn có nhiều công trình, bài viết

về khoa học giáo dục, về vấn đề tự học Ông cho rằng “học bao giờ cũng gắn liền với tự học,

tự rèn luyện, coi trọng việc tự học, nêu cao những tấm gương tự học thành tài”

Trang 4

Nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tự học và hướng dẫn tự học cũng chỉ ra tínhcấp thiết, cơ sở khoa học và tính khả thi của hình thức tổ chức đào tạo tự học có hướng dẫn.Nhưng bàn đến tự học môn Hóa học thì mới chỉ có rất ít tác giả đề cập đến.

1.3 Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với môn hóa học

Theo GS.TS.Trịnh Văn Biều, học không chỉ là quá trình ghi nhận, thu thập thông tin.

Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ và vận dụng Nhờ liên hệ và vận dụng HS sẽ hiểu bài sâu sắchơn, nhớ bài lâu hơn Trong thực tế một người có thể học theo nhiều kiểu khác nhau nhưngdưới hình thức nào thì tự học cũng là cốt lõi của quá trình học Tự học đóng một vai trò quantrọng trong quá trình tiếp thu tri thức và hoàn thiện nhân cách của con người

Hóa học là một môn học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người học phải có tưduy thích hợp, đó là năng lực quan sát, phân tích các hiện tượng tự nhiên, năng lực khái quát,tổng hợp thành quy luật và phải có phong cách học tập độc lập sáng tạo

Như vậy, nội dung về xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học phần dẫn

xuất hiđrocacbon Hóa học lớp 11 trường THPT vẫn chưa được quan tâm đúng mức Do

đó, phát triển năng lực tự học cho HS thông qua việc xây dựng và sử dụng HTBT phần dẫnxuất hiđrocacbon hóa học lớp 11 là cần thiết

1.4 Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học

1.4.1 Khái niệm về tự học

Trong quá trình dạy học ở nước ta hiện nay, tự học của người học đang là vấn đề đặc biệtđược quan tâm Để học được suốt đời thì phải có khả năng tự học Khả năng này cần được rènluyện ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tự học :

Hồ Chủ Tịch đã nói: “Tự học là một cách hành động”, tức là: Học tập một cách hoàn

toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủđộng vạch ra kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó mộtcách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học củamình

Còn theo cố GS Nguyễn Văn Đạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có một vài suy nghĩchung về vấn đề tự học: “Tự học là công việc suốt cả cuộc đời mỗi người Số thời gian dànhcho việc học với sự giúp đỡ của người thầy là rất ít, chỉ chiếm khoảng 1/4 của một đời người.Thời gian còn lại chủ yếu là dành cho việc tự học, cho lao động sáng tạo Ngay cả trong giaiđoạn đi học, việc tự học luôn luôn có vai trò đặc biệt quan trọng Những người biết tự học,năng động, sáng tạo trong quá trình đi học là những người có triển vọng và tiến xa trongcuộc đời này”

Như vậy, tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác,

cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học

Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và

Trang 5

nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và điều khiển của người học nhằm đạt đượckết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với những nội dung học tập nhất định.

Như vậy, có thể nói là con người ai cũng phải học, khi nói đến học thì điều đươngnhiên là phải tự học, chính là cách học với sự tự giác, tính tích cực và độc lập cao của từng

cá nhân Chính hoạt động tự học tạo cơ hội cho người học phát huy được trí tuệ, tư duy đồngthời giúp HS có lòng ham học Kết quả tự học cao hay thấp còn phụ thuộc vào năng lực củamỗi cá nhân, khả năng tự học tiềm ẩn trong mỗi con người

1.4.2 Các hình thức tự học

Theo tài liệu Lí luận dạy học hóa học, tự học có 3 hình thức:

- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng

các kiến thức trong đó Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, mất nhiềuthời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao

- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các

phương tiện thông tin khác

- Tự học có hướng dẫn trực tiếp : Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày,

trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học

1.4.3 Chu trình tự học của học sinh

Chu trình tự học của HS gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu

- Giai đoạn 2: Tự thể hiện

- Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh

Hình 1.2 Sơ đồ chu trình tự học

Chu trình tự học

Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu

Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giảiquyết vấn đề tự tìm ra kiến thức mới (chỉ đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu haysản phẩm thô có tính chất cá nhân

Giai đoạn 2: Tự thể hiện

(2)Tự thể hiện

(3)Tự kiểm tra

Tự điều chỉnh

(1)Tự nghiên cứu

Trang 6

Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống,vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua

sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính xã hội củacộng đồng lớp học

Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.

Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kếtluận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điềuchỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức)

Chu trình tự nghiên cứu - tự thể hiện - tự kiểm tra, tự điều chỉnh thực chất cũng làcon đường phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứukhoa học

1.4.4 Vai trò của tự học

Tự học có vai trò và ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà nó còn

có ý nghĩa cả trong cuộc sống Trong nhà trường, bản chất của sự học là tự học Do đó màkết quả học tập của HS tỷ lệ thuận với NLTH của họ Ngoài ra, tự học còn tạo điều kiện hìnhthành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạotiền đề và cơ hội cho họ học tập suốt đời

Quá trình tổ chức tự học cho HS có những vai trò sau:

- Nâng cao tính tự giác và tính vững chắc trong việc nắm kiến thức của HS

- Rèn cho HS kĩ năng, kĩ xảo được quy định trong chương trình của mỗi bộ môn, phùhợp với mục đích của nhà trường

- Dạy cho HS biết cách áp dụng các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã thu nhận được vàocuộc sống và lao động công ích

- Chuẩn bị cho HS để các em có thể tiếp tục tự học một cách có kết quả

- Tự học là biện pháp tối ưu nhất làm tăng độ bền kiến thức ở mỗi HS

1.4.5 Năng lực tự học

1.4.5.1 Khái niệm năng lực tự học

Ta đã biết học có nghĩa là tự học, có hai cách học cơ bản

Một là: Cách học có phần bị động, từ ngoài áp vào dựa theo mô hình Pavlốp.

Hai là: Cách học chủ động, tự bản thân mình tìm ra kiến thức theo mô hình Skinner.

Về cách tự học thì mỗi người một vẻ tuỳ theo tư chất, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể

Như vậy ta thấy rõ: NLTH luôn tiềm ẩn trong mỗi con người Vậy NLTH chính là nộilực phát triển của bản thân mỗi người học

Tiếp xúc với các nguồn kiến thức khác nhau, HS cần có kĩ năng hành động tươngứng Khi HS biết cách tổ chức, thu thập, xử lí thông tin, tự kiểm tra, tự điều chỉnh khi làmviệc với các nguồn tri thức nghĩa là đã nắm được phương pháp học để học trên lớp và tự học.Hoạt động học được hiểu là bao gồm một số hành động học Muốn thực hiện hoạt động học

Trang 7

cần biết lựa chọn các hành động học có mục đích phù hợp, đáp ứng mục đích chung của hoạtđộng học, biết sắp xếp trình tự các hành động học một cách hợp lí, biết thực hiện các hànhđộng học có kết quả

Năng lực tự học là tổng thể các năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phươngpháp và năng lực xã hội của người học tác động đến nội dung học trong những tình huống cụ thểnhằm đạt mục tiêu (bằng khả năng trí tuệ và vật chất, thái độ, động cơ, ý chí v.v của ngườihọc) chiếm lĩnh tri thức kĩ năng

1.4.5.2 Các biểu hiện của năng lực tự học của học sinh

Năng lực tự học của học sinh là khả năng độc lập thực hiện hoạt động học tập, nghiêncứu, đồng hóa các tri thức học tập từ môi trường thành kiến thức của chính mình với chấtlượng cao Các biểu hiện năng lực tự học của học sinh bao gồm:

a Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề

Năng lực này đòi hỏi học sinh phải quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận,khái quát hóa các tài liệu hóa học, kiến thức hóa học, suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thốngtrên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm cá nhân, phát hiện ra các khó khăn, thách thức, mâuthuẫn, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, cần bổ sung và phát hiện các bế tắc, nghịch

lí cần khai thông, làm sáng tỏ, Việc thường xuyên rèn luyện năng lực này tạo cho học sinhthói quen hoạt động trí tuệ, luôn luôn tích cực khám phá, tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc, mọitrường hợp và nhiều đối tượng khác nhau

b Năng lực giải quyết vấn đề

Hoạt động học tập được tiến hành trong những tình huống giáo dục hoặc học tập, cầnđược kế hoạch hóa trong chương trình, trong đơn vị dạy học ứng với mục tiêu xác định Việcgiải quyết vấn đề không phải giải quyết từng bài tập lẻ tẻ, mà tiến hành giải quyết những tìnhhuống học tập ứng với mục tiêu xác định, một hệ thống kỹ năng, thái độ rõ ràng Mỗi quátrình giải quyết vấn đề đều sử dụng những thao tác trí tuệ và hướng đến những mục tiêu nhấtđịnh

c Năng lực tư duy quyết định đúng (kiến thức, cách thức, con đường, giải pháp ) từ quá trình phát hiện vấn đề và quá trình giải quyết vấn đề

Quyết định bắt nguồn ở vấn đề, có vấn đề mới cần đến quyết định Giải quyết vấn đề

là mục đích, nhưng giải quyết vấn đề đến mức độ nào lại là vấn đề mục tiêu Do đó bước thứhai của tư duy quyết định đúng là xác định một mục tiêu thích hợp Xác định mục tiêu để giảquyết vấn đề xong thì vạch phương án ra quyết định thích hợp, cần phải có nhiều phương ángiải quyết để lựa chọn

d Năng lực vận dụng phương pháp tư duy biện chứng, tư duy logic vào việc phát hiện vấn

đề, giải quyết vấn đề và quyết định đúng, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Quá trình học tập của học sinh là quá trình rèn luyện tư duy biện chứng trong pháthiện vấn đề (phát hiện mâu thuẫn, các mối quan hệ, đưa ra những con đường khác nhau để đi

Trang 8

đến mục tiêu ), vận dụng tư duy logic trong việc giải quyết vấn đề (như phân tích, tổng hợp,trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, đặc biệt hóa, suy luận )

e Năng lực đánh giá và tự đánh giá

Dạy học đề cao vai trò tự chủ của học sinh đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội vàkhuyến khích, bắt buộc học sinh đánh giá và tự đánh giá Chỉ có như vậy, họ mới dám suynghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới, cái hợp lý, cái có hiệu quảcao hơn

Theo tác giả Lê Văn Dũng [15],sự đánh giá trong thang nhận thức có thể hiểu là:người học ra những quyết định hay đưa ra những nhận định, kết luận, phán xét, lựa chọn, liên quan tới tính chính xác, tính chân lý, sự xác đáng đúng đắn, tính tương hợp, sự mongmuốn phù hợp với những tiêu chuẩn, với những ý tưởng, với những mục tiêu đã được chuẩnhóa nhằm đáp ứng mục đích của vấn đề đang được đặt ra Một đề thi, một đề kiểm tra cũngnhằm đánh giá và đo đếm mức thang nhận thức của thí sinh Chuẩn mực của các đề thi và đề

kiểm tra là đáp án của đề thi hoặc đề kiểm tra đó 1.4.5.3 Vai trò của năng lực tự học

NLTH sáng tạo đã làm nên biết bao nhà quân sự, chính trị, khoa học và văn hoá lỗilạc của đất nước, của thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất củathế giới chính là tấm gương lớn của NLTH sáng tạo

1.4.6 Các kỹ năng tự học

HS cần rèn được các kỹ năng học tập cơ bản sau:

- Biết đọc, nghiên cứu SGK và các tài liệu học tập, chọn ra những kiến thức cơ bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự hợp lí, khoa học

Trang 9

- Biết và phát huy được những thuận lợi, hạn chế của bản thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà.

- Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục những khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập

- Biết xây dựng các kế hoạch trong tuần, tháng, học kỳ, cả năm

- Biết và sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, thu thập và sử lý thông tin

- Biết sử dụng các phương tiện học tập đặc biệt là công nghệ thông tin, internet

1.5 Bài tập hóa học

1.5.1 Khái niệm

Về mặt lí luận dạy học Hóa học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khi hoànthành chúng HS nắm được hay hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trảlời miệng hay trả lời viết kèm theo thực nghiệm

1.5.2 Tác dụng của bài tập hóa học trong dạy và học Hóa học

- BTHH là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để dạy HS tập vận dụng các kiếnthức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học

- BTHH là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến

- BTHH giúp phát triển tư duy, rèn luyện trí thông minh cho HS:

- BTHH phát huy tính tích cực của HS và hình thành phương pháp học hợp lý

- BTHH còn được sử dụng như một phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới

- BTHH là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS một cách chính xác

- BTHH có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong như rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chínhxác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, có kế hoạch,…),nâng cao hứng thú học tập

1.5.3 Xu hướng phát triển bài tập hóa học

- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toánphức tạp để giải

- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thựctiễn hóa học

- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm

- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan

- Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy

- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho HS năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề

- Đa dạng hóa các loại hình bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ đồ, bài tập lắp dụng

cụ thí nghiệm…

Trang 10

- Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng

1.5.4 Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc nâng cao khả năng tư duy sáng tạo

Trong dạy học hóa học, một trong những hoạt động làm phát triển tư duy cho học sinh

là hoạt động giải bài tập Vì vậy, người GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt độngnày các năng lực độc lập sáng tạo được phát triển, HS có những phẩm chất tư duy mới, thểhiện ở

- Năng lực phát hiện vấn đề mới

- Tìm ra hướng giải quyết mới

- Thu được kết quả học tập mới

1.6 Thực trạng sử dụng BTHH bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS ở trường THPT

1.6.1 Mục đích điều tra

1.6.1.1.Về phía học sinh

- Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH

- Tìm hiểu khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức của HS sau khi giải xong mộtbài tập hóa học

- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu tố giúp HSphát triển tư duy sáng tạo khi giải bài tập

1.6.1.2 Về phía giáo viên

- Tìm hiểu về tình hình lựa chọn và sử dụng bài tập của GV

Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong dạy học Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT : kĩ năng rèn luyện các thao tác tư duy cho HSthông qua việc giải bài tập, cũng như cách thức truyền đạt của GV giúp HS phát triển nănglực tư duy sáng tạo

-1.6.2 Đối tượng điều tra và phương pháp điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra trên hai đối tượng: HS và GV hóa học thông qua phiếu điều trađược gửi đến 10 GV và 200 HS trường THPT Nguyễn Thái Học

1.6.3 Kết quả điều tra

Qua kết quả điều tra với giáo viên và học sinh tôi nhận thấy

- Đa số GV ít quan tâm đến việc dạy cách suy nghĩ, phương pháp tư duy để tìm ra lời giảicủa bài tập, mà thay vào đó là chỉ cố gắng dạy cho HS hiểu lời giải của bài tập đó hoặc cho

HS thảo luận bài tập theo cách giải đã dược định sẵn

- Năng lực tự giải bài tập của HS còn nhiều hạn chế, đa số HS hay ỷ lại vào GV khi gặp cácbài tập phải tư duy để tìm ra cách giải

Trang 11

CHƯƠNG 2:

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HỆ

THỐNG BÀI TẬP ANCOL-PHENOL, HÓA HỌC 11

2.1 Các dạng bài tập và hướng dẫn giải tổng quát phần ancol, Hóa học 11.

Dạng 1: Phân loại ancol, viết cấu tạo các đồng phân ancol và gọi tên

Chú ý :

- Bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.

- Ancol được phân loại theo cấu tạo gốc hiđrocacbon và theo số lượng nhóm

hiđroxyl trong phân tử.

AncolPhân loại theo cấu tạo

gốc hiđrcacbonPhân loại theo theo số lượng nhóm hiđroxyl

C2H5OH

Ancol no, bậc I

Ancol đơn chức (CH3)3COH

Trang 12

Ancol no, bậc III

Ancol đơn chức HO-CH2CHOHCH2-OH

* Lưu ý: - Nhóm -OH phải gắn trên nguyên tử C no

- Nếu có 2 nhóm -OH làm nhánh thì 2 nhóm -OH phải gắn trên 2 nguyên tử Ckhác nhau

- CnH2n+2O có 2 loại đồng phân : ancol no đơn chức và ete no đơn chức (R-O-R’)

* Cách gọi tên

 Tên thông thường (tên gốc - chức) : Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic

 Tên thay thế : Tên hiđrocacbon tương ứng mạnh chính + số chỉ vị trí nhóm OH+ol

- Mạch chính được quy định là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm OH.

- Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn Thí dụ :

CH CH CH OHCH

butan-1-ol butan-2-ol 2-metylpropan-1-ol etan-1,2-điol

* Các trường hợp ancol kém bền cần lưu ý :

R- CH2 – CHO (anđehit)

R – COOH + H2O(axit cacboxylic)

Trang 13

Phương pháp: Xác định bậc của nguyên tử C gắn với nhóm OH  Bậc ancol

a)OH gắn trên C bậc II (vì liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử C)  ancol bậc II

+ C3H8O2, CTCT là C3H6(OH)2 có 2 đồng phân ancol

+ C3H8O3, CTCT là C3H5(OH)3 có 1 đồng phân ancol

Dạng 2: So sánh độ tan trong nước, nhiệt độ sôi

R – CH2 – CO –R’

(xeton)

Trang 14

Chú ý :

 Các ancol có từ 1 đến 3 nguyên tử C trong phân tử tan vô hạn trong nước

Khi số nguyên tử C tăng lên thì độ tan giảm dần Ancol tan trong nước do có

khả năng hình thành liên kết hiđro với nước

 Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol đều cao hơn so

với hiđrocacbon, dẫn xuất halogen hoặc ete có phân tử khối chênh lệch nhau

không nhiều do có liên kết hiđro giữa các phân tử với nhau

Ví dụ 1 : Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt

2H2 + C2H5ONa (natri etylat)

 Ancol tác dụng với kim loại kiềm tạo ra ancolat và giải phóng hiđro :

RO-H + Na 

1

2 H2 + RO-Na (natri ancolat)

 Ancol hầu như không phản ứng được với NaOH, mà ngược lại, natri ancolat bị

thuỷ phân hoàn toàn :

RO-Na + H-OH  RO-H + NaOH

2 Phản ứng thế nhóm OH ancol

a) Tách nước liên phân tử

ROH + HA  RA + H2O Vd: C2H5OH + HBr  C2H5Br + H2O

b) Phản ứng este hóa

axit cacboxylic + ancol <=> este

H2SO4 đặc

Trang 15

3 Phản ứng tách nước

a) Tách nước liên phân tử

C2H5O-H + HOC2H5

4 o

Hướng của phản ứng tách nước nội phân tử tuân theo quy tắc Zai-xép : Nhóm OH

ưu tiên tách ra cùng với H ở cacbon bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi

C = C mang nhiều nhóm ankyl hơn Thí dụ :

Đặc biệt: Riêng với etanol có khả năng tách nước tạo but-1,3- đien

4 Phản ứng oxi hoá

 Ancol bậc I bị oxi hoá nhẹ thành anđehit

R-CH2-OH + CuO to R-CH=O + Cu +H2O

 Ancol bậc II bị oxi hoá nhẹ thành xeton

 Ancol bậc III bị oxi hoá mạnh thì gãy mạch cacbon

 Ancol cháy tạo thành CO2, H2O và tỏa nhiệt

Trang 16

Ví dụ 3 : Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi

a) Điều chế ancol etylic từ than đá, đá vôi và các chất vô cơ cần thiết

b) Điều chế ancol metylic từ nhôm cacbua và các chất vô cơ cần thiết khác

đồng (II) glixerat, xanh lam

 Phản ứng này được dùng để nhận biết glixerol và các poliancol mà các nhóm OHđính với những nguyên tử C cạnh nhau, chẳng hạn như etylenglicol

Ví dụ : Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt :

a) Glixerol, stiren, ancol benzylic

b) Etanol, glixerol và benzen

c) Propan-1,2-điol; propan-1,3-điol

d) Etanol, đietyl ete, ancol acrylic, etanđiol

e) Propan-1,2,3-triol; propan-1,3-điol; 2-metylpropan-2-ol

Hướng dẫn giải a)

Glixerol Stiren Ancol benzylic

b), c), d), e) : Tự giải

Dạng 5 : Xác định CTPT dựa vào thành phần nguyên tố, % nguyên tố, phản ứng cháy, lập luận điều kiện tồn tại chất.

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w