1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Câu hỏi trong tiếng tày.pdf

132 2,2K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Câu hỏi trong tiếng tày

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG

Thái Nguyên, năm 2010

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Vũ Huyền Nhung

Trang 3

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2

2.1 Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở nước ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam 2

2.2 Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày 5

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

3.1 Mục đích nghiên cứu 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

7 CẤU TRÖC LUẬN VĂN 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 10

1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi 10

1.1.1.1 Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn 10

1.1.1.2 Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời 11

1.1.2 Lí thuyết hội thoại 14

1.1.2.1 Sự trao lời, trao đáp và tương tác trong hội thoại 14

1.1.2.2 Các quy tắc trong hội thoại 17

1.1.2.3 Nguyên tắc cộng tác hội thoại 17

Trang 4

1.1.3.2 Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ 20

1.1.3.3 Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ 22

1.2 NGƯỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM 23

1.2.1 Khái quát về người Tày ở Việt Nam 23

1.2.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Tày và một số đặc điểm của tiếng Tày 25

1.2.2.1 25

1.2.2.2 Một số đặc điểm của tiếng Tày 27

1.2.2.3 Chữ viết 37

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÂU HỎI TIẾNG TÀY 40

2.1 CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU TRONG CẤU TẠO CÂU HỎI TIẾNG TÀY 40

2.1.1 Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt 40

2.1.2 Dùng từ ngữ phủ định 52

2.1.3 Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu 54

2.1.4 Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi kèm từ ngữ phủ định, hoặc những từ chỉ sự lựa chọn xen vào giữa 58

2.2 CÂU HỎI TIẾNG TÀY XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG 61

2.2.1 Câu hỏi đích thực 61

2.2.1.1 Câu hỏi lựa chọn 62

2.2.1.2 Câu hỏi không lựa chọn 70

2.2.2 Câu hỏi không đích thực 72

2.2.2.1 Câu hỏi có giá trị cầu khiến 74

2.2.2.2 Câu hỏi có giá trị biểu cảm 77

2.2.2.3 Hỏi - khẳng định 84

Trang 5

TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” 90

3.1 NÔNG VIẾT TOẠI VÀ “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” 90

3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” 92

3.2.1 Đặc điểm về hình thức 92

3.2.2 Cách sử dụng câu hỏi trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại 97

3.2.2.1 Dựa vào kết quả thống kê và khảo sát 97

3.2.2.2 Câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hoạt động giao tiếp 97

3.2.2.3 Câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hành vi ngôn ngữ 104

3.3 VAI TRÕ CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NÔNG VIẾT TOẠI 108

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến, một thành tố tham gia thường xuyên vào các cấu trúc hội thoại Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng Do đó, nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Tày sẽ góp phần vào việc miêu tả các dạng lời nói trong hội thoại, sự hình thành những kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ Đồng thời, điều đó có thể góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc nghiên cứu câu theo mục đích nói năng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung cũng như tìm hiểu về các hành vi ngôn ngữ trong ngữ dụng học

- Cũng như ở các ngôn ngữ khác, trong tiếng Tày hỏi là hành vi rất phổ biến Người Tày sử dụng câu hỏi cũng không chỉ với mục đích hỏi, để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà qua đó còn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với người nghe và sự vật hiện tượng được nói tới Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày và cách thức sử dụng câu hỏi trong tiếng Tày có thể giúp chúng ta thấy được phần nào những nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của người Tày qua lời ăn tiếng nói của họ

- Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển văn hóa và giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có giáo dục ngôn ngữ Việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, đã có nhiều công trình có giá trị Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ Tày, đặc biệt về câu hỏi tiếng Tày lại chưa được quan tâm đúng mức Thiết nghĩ, tìm hiểu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm hữu ích góp phần thực hiện những yêu cầu đã và đang đặt ra đối với ngôn ngữ

Trang 7

và văn hóa Tày, cũng như đối với việc giáo dục tiếng Tày ở vùng đồng bào Tày hiện nay

Vì những lí do trên, đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở nước ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam

2.1.1 Như đã nói ở trên, hỏi với hình thức thể hiện và tính mục đích của

nó, là một đối tượng được chú ý đặc biệt trong nghiên cứu ngôn ngữ học Theo V.A Xmirnov và V.K Phin thì: “Cần xếp hỏi vào số những khái niệm có ý nghĩa chung đối với toàn bộ khoa học và văn hóa Việc nghiên cứu nó có ý nghĩa cả trên quan điểm nhận thức luận và quan điểm sử dụng vào các mục đích khác” (Trích theo Lê Đông [16; 3])

Thực tế nghiên cứu ngôn ngữ cho thấy, khi nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi, phần lớn các nhà khoa học đã tập trung miêu tả câu hỏi về mặt hình thức, các thành phần, mô hình cấu trúc, các phương tiện sử dụng để tạo nên các loại câu hỏi khác nhau Việc nghiên cứu câu hỏi gắn với các hoạt động giao tiếp cụ thể với các mục đích trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau còn hạn chế

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngữ nghĩa - ngữ dụng học, các nhà khoa học đã chú ý hơn đến mục đích giao tiếp, đến mối quan hệ giữa ngữ nghĩa - ngữ dụng, đến các nhân tố cơ bản tác động đến các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi hỏi Tiêu biểu là các công trình của J.L Austin (1962), của J.R Searle (1975) Đặc biệt, trong tác phẩm của mình, J.R Searle đã chỉ ra 12 kiểu loại khác nhau khi phân loại các hành vi ở lời Theo ông, một hành vi hỏi được đánh giá là có hiệu quả phải thỏa mãn 4 điều kiện cụ thể là:

Trang 8

- Điều kiện mệnh đề - Điều kiện chuẩn bị - Điều kiện chân thành - Điều kiện căn bản

Theo J.R Searle thì những điều kiện đó được coi như là quy tắc để thực hiện hành vi hỏi Tuy tác giả mới chỉ nghiên cứu về hành vi hỏi một cách chung chung đồng thời với các hành vi ngôn ngữ khác, chưa đi sâu tìm hiểu một cách riêng biệt, chi tiết về hành vi hỏi, song kết quả nghiên cứu này có thể được xem là cơ sở cho các nghiên cứu về sau

2.1.2 Ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học cũng đã đạt được một số thành

tựu về câu hỏi, hành vi hỏi Đã có một số nghiên cứu về câu hỏi ở nhiều góc độ khác nhau Có thể kể đến các công trình đáng chú ý như:

1 Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học và trung

học chuyên nghiệp, H., 1980

2 Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn

không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1994

3 Nguyễn Thị Lương, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu

thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1996

4 Lê Đông, Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS

khoa học Ngữ văn, H., 1996

5 Nguyễn Đăng Sửu, Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng

Việt, Luận án TS Ngữ văn, H., 2002

6 Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi

chính danh, Luận án TS Ngữ văn, H., 2004

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đến một số bài tạp chí, một số khóa luận tốt nghiệp đại học như:

Trang 9

- Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ (số phụ), 1985 - Cách tổ chức câu hỏi trong tiếng Kơ ho, Tạ Văn Thông, Trong:

Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phương Đông, Viện Ngôn ngữ học., 1985

- Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hòa, Ngôn ngữ

số 1, 1993

- Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994

- Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn

ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ, 1998

- Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết

Mai, những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học 2001, Viện Ngôn ngữ học

- Giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Hà Thị Văn, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học

khoa học xã hội và nhân văn), 2004

- Câu hỏi trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Thị Hồng Nhung,

khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), 2005

Có thể thấy rằng thời gian qua ở Việt Nam, việc nghiên cứu câu hỏi chủ yếu trên ngữ liệu tiếng Việt Câu hỏi tiếng Việt đã dành được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu và cũng đã có những tìm tòi đáng ghi nhận ở tất cả các mặt hình thức, ngữ nghĩa và ngữ dụng Việc nghiên cứu câu hỏi trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức

Trang 10

2.2 Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày

Là ngôn ngữ của một dân tộc có số người lớn thứ hai ở Việt Nam (Theo thống kê năm 1999, người Tày ở Việt Nam có đến gần một triệu rưỡi người), tiếng Tày đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có thể kể đến một số công trình về tiếng Tày được công bố như sau:

1 Nguyễn Hàm Dương, Các chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, T/c

Ngôn ngữ số 1, H., 1970

2 Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí, Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng,

Nxb Khoa học xã hội, H., 1971

3 Nguyễn Minh Thuyết, Lương Bèn, Nguyễn Văn Chiến, Góp ý về việc

cải tiến chữ Tày - Nùng, T/c Ngôn ngữ số 2, H., 1971

4 Đoàn Thiện Thuật, Hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng, Trong: Tìm

hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - T1, Viện Ngôn ngữ học, H., 1972

5 Cung Văn Lược, Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt

Nôm, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1992

6 Lương Bèn, Tình hình phát triển của chữ Tày - Nùng, Trong: Những

vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993

7 Hoàng Văn Ma, Vấn đề tiếng và chữ Tày - Nùng, Trong: Những vấn

đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993

8 Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay và các tác giả khác, Nghiên cứu ngôn

ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc

gia, Viện Ngôn ngữ học, H., 1994

9 Nguyễn Thị Lương, Tiếng Tày ở Na Hang, Khóa luận tốt nghiệp Đại

học Tổng hợp, H., 1994

10 Hoàng văn Ma, Loại từ trong tiếng Tày - Nùng, Trong: Ngôn ngữ

dân tộc thiểu số ở Việt Nam - Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb KHXH, H., 2002

Trang 11

11 Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Từ điển Việt - Tày - Nùng”, “Từ điển

Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa, H., 2005

12 Lương Bèn (chủ biên), Slon phuối Tày (dùng cho cán bộ công tác tại

vùng dân tộc), TN., 2007

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung chú ý đến một số khía cạnh cụ thể của tiếng Tày như: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Tày và Nùng, mối quan hệ giữa tiếng Tày - Nùng với nhau và với tiếng Việt, chức năng xã hội của tiếng Tày, hệ thống chữ viết, các quy tắc chính tả và ngữ pháp của tiếng Tày - Nùng, giới thiệu khái quát tiếng Tày - Nùng về: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…

Có thể thấy, nhìn chung trong ngôn ngữ học Việt Nam, hành vi hỏi và câu hỏi đã trở thành đối tượng quan tâm ngày càng sâu sắc hơn của nhiều nhà khoa học Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào xem xét riêng về câu hỏi trong tiếng Tày Có thể nói đây là một mảnh đất chưa có người khai phá Đó vừa là khó khăn nhưng cũng có thể xem là thuận lợi cho việc

thực hiện đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” này

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích miêu tả và chỉ ra các đặc điểm câu hỏi tiếng Tày về các mặt: hình thức cấu tạo, các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định những cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu: sự phân định câu theo mục đích phát ngôn; lí thuyết hội thoại; lí thuyết về hành vi ngôn ngữ; hành vi hỏi và câu hỏi; các đặc điểm chung của tiếng Tày…

Trang 12

- Thu thập các dạng câu hỏi qua lời ăn tiếng nói tiếng Tày trong hoạt động giao tiếp, các văn bản viết bằng tiếng Tày

- Miêu tả câu hỏi tiếng Tày về mặt hình thức, ngữ nghĩa và một số điểm đáng chú ý dưới góc nhìn ngữ dụng học

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các câu hỏi tiếng Tày xuất hiện trong các văn bản nói và viết bằng tiếng Tày, chủ yếu là qua lời nói sinh động trong giao tiếp hàng ngày của người Tày (ở các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thạch An thuộc tỉnh Cao Bằng) Và qua một số truyện ngắn trong tuyển tập của nhà văn người Tày Nông Viết Toại Đó là các truyện ngắn:

1 Boỏng tàng tập éo 2 Hăn phi

3 Ngần muộc 4 Cái pửt

5 Chài vệ quốc đoàn

- Đối với các truyện ngắn trog “Tuyển tập Nông Viết Toại” luận văn sẽ tập chung miêu tả một số đặc điểm chính trong câu hỏi ở các tác phẩm này,

Trang 13

trên cơ sở đó chỉ ra một số vai trò dễ nhận thấy qua việc sử dụng câu hỏi của nhà văn

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp ngôn ngữ học điền dã:

Trong việc thu thập tư liệu câu hỏi tiếng Tày, phương pháp này cần sử dụng khi tìm hiểu, nghe, ghi trực tiếp các cứ liệu ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày của người Tày ở một số địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng Các chủ thể phát ngôn các câu này có thể thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, có trình độ, nghề nghiệp khác nhau Nội dung phát ngôn có thể liên quan đến các chủ đề đa dạng thuộc đời sống, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp , trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau

- Phương pháp thống kê phân loại:

Căn cứ vào ngữ liệu về câu hỏi tiếng Tày được thu thập trong các tác phẩm văn học cụ thể, tác giả sẽ tiến hành thống kê các dạng câu hỏi tiếng Tày đã được sử dụng, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu trong luận văn

- Phương pháp miêu tả (với các thủ pháp phân tích, tổng hợp):

Trên cơ sở thống kê, phân loại, luận văn tiến hành phân tích, tổng hợp các câu hỏi và các phương tiện sử dụng trong tạo lập câu hỏi tiếng Tày, chỉ ra các đặc điểm của câu hỏi tiếng Tày và các quy tắc của chúng trong cấu tạo và cách dùng

Mặt khác, để phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng đối với câu hỏi tiếng Tày, luận văn còn chú ý phân tích đánh giá các hoàn cảnh giao tiếp trong đó nảy sinh hành vi hỏi, chỉ ra một số nhân tố văn hóa của người Tày có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi hỏi (vai giao tiếp, phép lịch sự, chiến lược giao tiếp, cách lập luận…)

Trang 14

6 ĐÓNG GÓP MỚI 6.1 Về mặt lí luận

- Nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Tày nhằm miêu tả một dạng sử dụng ngôn ngữ trong thực hành kĩ năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ cụ thể, vì vậy có thể góp tư liệu và cách nhìn nhận đối với việc nghiên cứu các kiểu câu theo mục đích phát ngôn Đồng thời, việc nghiên cứu này có thể còn hướng đến làm sáng tỏ một số vấn đề có ý nghĩa lí thuyết của Ngữ dụng học: hành vi ngôn ngữ, các nét nghĩa tình thái

- Việc nghiên cứu câu hỏi tiếng Tày còn có thể có ý nghĩa trong việc chỉ ra một số nét đặc trưng trong văn hóa, đặc biệt trong quan niệm về cư xử của người Tày thể hiện qua hành vi ngôn ngữ phổ biến là hỏi

6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả của luận văn có thể được sử dụng trong việc biên soạn các sách giáo khoa, các sách mô tả ngữ pháp tiếng Tày, giúp cho việc dạy và học tiếng Tày có hiệu quả hơn, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những ai quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa Tày Đây cũng có thể xem như một cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về tiếng Tày

7 CẤU TRÖC LUẬN VĂN

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục luận văn gồm ba chương như sau:

Chương 1- Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2- Đặc điểm câu hỏi tiếng Tày

Chương 3 - Câu hỏi trong các truyện ngắn của “Tuyển tập Nông Viết Toại” Trong phần phụ lục gồm có:

- Trang bìa của “Tuyển tập Nông Viết Toại” và một số trang chính văn của tuyển tập

- Một số hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của người Tày

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi

1.1.1.1 Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn

Trong hệ thống các đơn vị ngôn từ làm thành ngôn bản, câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo, có cấu tạo ngữ pháp nhất định với một ngữ điệu mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp biểu thị một nhận định và có thể kèm thái độ của người nói hoặc biểu thị thái độ tình cảm của người nói

Câu có thể được xem xét dưới nhiều bình diện khác nhau: không chỉ ở bình diện cấu trúc thuần túy, mà cả ở mặt ngữ nghĩa và mặt sử dụng Theo cấu trúc cú pháp, câu có thể được phân loại thành các kiểu: câu đơn và câu phức Theo truyền thống câu đơn có thể được phân biệt thành câu đơn bình thường, câu một thành phần và câu đặc biệt: câu phức có thể phân biệt thành câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ Trong nội bộ câu ghép có thể được phân biệt nhỏ hơn nữa Ngoài ra, còn có sự phân biệt: câu đơn, câu phức và câu ghép Xét về mặt mục đích phát ngôn câu có thể được chia thành bốn loại sau: Câu tường thuật (câu kể), câu cầu khiến (câu mệnh lệnh), câu cảm thán (câu cảm) và câu hỏi (câu nghi vấn)

- Câu tường thuật: là câu dùng để miêu tả về một sự tình hoặc nêu một

nhận định, một phán đoán ., nhằm thông báo về những hiện thực khách quan, hoặc thể hiện những nhận định, đánh giá của người nói về một sự việc hiện tượng nào đó Câu tường thuật có ngữ điệu bình thường và hạ thấp dần ở cuối câu Trong văn bản viết, cuối câu thường dùng dấu chấm Câu tường thuật có thể được phân loại thành câu khẳng định và câu phủ định

Trang 16

- Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu người nghe thực hiện yêu cầu

được nêu trong câu Nó chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của người nói đối với người nghe Câu cầu khiến thường có chứa những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào và ngữ điệu cầu khiến Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm cảm

- Câu cảm thán: là câu dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc Loại câu này

xuất hiện chủ yếu trong khẩu ngữ hay trong lời thoại của nhân vật ở các tác phẩm văn chương Câu cảm thán thường chứa đựng các từ cảm thán như: ôi, chao ôi, ồ, ô hay, trời ơi, ái hoặc những từ biểu hiện mức độ của cảm xúc, mức độ đánh giá như: thật, quá, lắm, ghê, cực kì Câu cảm thán thường mang ngữ điệu cảm thán và thường có cấu tạo của một câu đặc biệt Khi viết câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm cảm

- Câu hỏi (câu nghi vấn): là một loại câu thuộc phạm trù phân chia câu

theo thực tại hoá, cụ thể là phạm trù theo khả năng Các sự kiện làm biểu vật cho câu là khả năng hoặc phi hiện thực

Vd: Chị ăn cơm chưa?

Cái biểu vật trong câu trả lời của câu hỏi trên tồn tại ở dạng khả năng và phi hiện thực Nội dung câu hỏi cần làm nổi rõ "cái không rõ" mà câu trả lời

hướng đến

1.1.1.2 Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời

Hỏi và trả lời có mỗi quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau “Đây là mối quan hệ cơ bản nhất quy định bản chất bên trong của bản thân các câu hỏi và là nơi bộc lộ rõ nét nhất những đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của các câu hỏi nói chung cũng như từng loại câu hỏi nói riêng.” (Dẫn theo Lê Đông, [16, 15])

Trong giao tiếp, hỏi và trả lời là hai mặt thống nhất, biện chứng lẫn nhau Hỏi là nguyên nhân nảy sinh câu trả lời Ngược lại, trả lời là đích hướng tới

Trang 17

của câu hỏi Mục đích mà câu trả lời và câu hỏi cùng hướng đến là làm sáng tỏ, sáng rõ cái chưa biết, chưa rõ

Để đạt được mục đích trên, theo Lê Đông giữa câu trả lời và câu hỏi phải có sự tương hợp trên các phương diện sau:

a Sự tương hợp về hiệu lực ở lời (hay sự tương hợp về khung tình thái mục đích phát ngôn)

Ngữ nghĩa học hiện đại, xét theo quan điểm của Ch Bally thì trong cấu trúc ý nghĩa của câu có hai thành tố cơ bản là: Modus (tình thái hiển ngôn và ngầm ẩn) tương ứng với dictum (nội dung mệnh đề) Khung tình thái về hiệu lực tại lời thường được trình diễn bằng cấu trúc gồm một số thành tố cơ bản như:

- Người nói, gắn với hành động nói năng như một số đặc trưng cơ bản của nó, đóng vai trò là chủ thể tình thái Tính tình thái được xác lập theo quan điểm của người nói Nó phản ánh vị trí của người nói với tính cách là chủ thể của hành vi phát ngôn, và là một biểu hiện về sự có mặt của người nói trong câu, cho dù cái tôi chủ thể đó có một hình thức biểu hiện tường minh hay ngầm ẩn (Benvenist, dẫn theo Lê Đông [16,17])

- Thái độ đánh giá của người nói đóng vai trò là những vị từ tình thái trong khung tình thái mục đích phát ngôn Các vị từ này có thể là những sự đánh giá khác nhau của bản thân người nói đối với nội dung thông báo Cũng có thể là kiểu tác động đến đối tượng giao tiếp gắn với ý đồ, mục đích phát ngôn

- Đối tượng giao tiếp - người đối thoại và nội dung mệnh đề đóng vai trò là những đối tượng của sự tác động hay đánh giá tình thái

b Sự tương hợp về nội dung mệnh đề

Nội dung mệnh đề của câu hỏi và câu trả lời tương ứng với nhau theo quy luật là cả người hỏi và người nghe cùng hướng một sự tình duy nhất

Trang 18

ngoài hiện thực với những thành tố hoàn cảnh đồng nhất, được nối kết với nhau bằng những quan hệ đồng nhất, và cùng được đặt trong hệ quy chiếu về không gian, thời gian đồng nhất như là tiêu chuẩn cho tính xác định của nội dung mệnh đề, tiêu chuẩn để định vị và nhận diện các sự kiện, các quá trình được nói tới Nói đúng ra, khi hỏi người hỏi đã tự xác định và đồng thời ấn định luôn cho người trả lời toàn bộ hệ tọa độ đó Và ngược lại, người trả lời buộc phải chấp nhận toàn bộ những điều kiện ấy để đảm bảo cho những thông tin mà anh ta cung cấp là những thông tin người hỏi cần

Như vậy, sự tương hợp về nội dung mệnh đề của câu hỏi và câu trả lời có thể được thể hiện một cách hiển ngôn hoặc ngầm ẩn tùy mục đích giao tiếp cụ thể

c Sự tương hợp về cấu trúc thông báo

Câu hỏi ngoài việc thể hiện nhu cầu nhận thức của con người còn ngầm chỉ ra cho người đối thoại biết được những đặc điểm trong nhu cầu nhận thức của người hỏi Chẳng hạn như: những gì người hỏi đã biết, những gì chưa biết và đâu là trọng tâm cần biết Người đối thoại chỉ thực sự đáp ứng được nhu cầu khi họ có chung những tri thức đã biết và cùng muốn hướng tới làm sáng tỏ những điều mà người hỏi đang cần Chính câu hỏi đã quy định trước cách tổ chức và phân bố thông tin trong câu trả lời tương ứng

d Sự tương hợp về tiền giả định

Mỗi quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa câu hỏi và trả lời cũng được thể hiện rõ thông qua sự tương hợp về tiền giả định

Tiền giả định là yếu tố tạo nên cái chỉnh thể ngữ nghĩa của câu hỏi Đồng thời còn là yếu tố tạo nên tính thống nhất về logic - ngữ nghĩa giữa câu hỏi và câu trả lời Chấp nhận tiền giả định chứa trong câu hỏi là một điều kiện để mở rộng đối thoại và đảm bảo sự tương hợp về hiệu lực tại lời Đây chính là một tiêu chuẩn nội dung của câu trả lời

Trang 19

1.1.2 Lí thuyết hội thoại

1.1.2.1 Sự trao lời, trao đáp và tương tác trong hội thoại

Hội thoại: là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ

Nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác Trong bất kì một cuộc hội thoại nào cũng bao gồm ba vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp và tương tác

Trao lời: là vận động mà người nói (SP1) nói ra và hướng lời nói của

mình vào phía người nhận (SP2), cốt để nhận biết được lời được nói ra đó là dành cho SP2 Trong một cuộc song thoại, việc xác định SP2 là đơn giản Tuy nhiên trong những cuộc đa thoại cần phải xác định người nghe đích thực đối với lượt lời đó Thông thường SP1 và SP2 là hai người khác nhau, trừ trường hợp độc thoại Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp độc thoại ở người nói có sự phân đôi nhân cách (còn gọi là sự phân thân): nhân cách nghe và nhân cách nói Đó vừa là SP1 vừa là SP2, khi hoạt động theo nhân cách SP1 hay SP2 tự mình “biến thành” hai nhân vật khác nhau

Để có được lời trao, sự có mặt của SP1 là tất yếu Điều đó thể hiện ở cách xưng hô ngôi thứ nhất, ở thái độ, sự hiểu biết, ở quan điểm của SP1 trong nội dung của lượt lời trao Mặt khác, tình thế giao tiếp trao lời cũng ngầm ẩn rằng người nhận SP2 cũng có mặt trong lượt lời của SP1 qua những yếu tố tường minh như những lời kêu gọi, chỉ định, những lời thưa gửi và cách xưng gọi đối với ngôi thứ hai, qua những yếu tố hàm ẩn như những tiền giả định giao tiếp, những hiểu biết mà SP1 và SP2 đã có chung, ở hứng thú hoặc tâm trạng của SP2 đối với đề tài giao tiếp, ở tâm lí giao tiếp của SP2 được SP1 nhận biết trước khi trao lời Trong hội thoại, SP1 luôn bị SP2 theo dõi các hành vi ngôn ngữ và phản ứng lại nếu không phù hợp Do đó, SP1

phải "lấn trước" vào SP2, phải dự kiến trước, hình dung được hình ảnh tinh

thần của SP2 về các mặt tâm lí, tình cảm, sở thích Phải dự đoán được hiệu

Trang 20

quả lượt lời của mình, phải dự kiến trước phản ứng của SP2 để vạch kế hoạch,

định hành động nhằm có thể "áp đặt" điều mình muốn nói đối với SP2

Trao đáp: Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi SP2 nói ra lời đáp lại

lời của SP1 Trong một cuộc thoại bình thường và suôn sẻ, quá trình lần lượt thay đổi vai nói - nghe giữa các nhân vật giao tiếp sẽ diễn ra liên tục Chúng ta đều biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ và tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi có sự hồi đáp Điều này không chỉ đúng với các hành động như: hỏi (trả lời), chào (đáp lại), cầu khiến (nhận hay không nhận lệnh) mà còn có thể thực hiện cho những hành vi không tương thích với hành vi dẫn nhập Ngay cả những hành vi tự thân không đòi hỏi sự hồi đáp như hành vi cảm thán, chào, thì vẫn cần được hồi đáp có thể bằng nhiều hình thức khác nhau Tất nhiên có những diễn ngôn mà người nghe không thể hồi đáp được như những diễn ngôn viết, những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà người nghe không đương diện, hoặc những cuộc hội thoại mặt đối mặt mà người nghe không được quyền hồi đáp Nhưng như đã nói đây chỉ là sự loại trừ sự hồi đáp mang tính lâm thời Trong chiều sâu những diễn ngôn này vẫn cần đến sự hồi đáp hiển ngôn hoặc không hiển ngôn ở người tiếp nhận

Tương tác: Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau,

tác động qua lại với nhau và có thể làm biến đổi nhau Trước cuộc hội thoại, giữa các nhân vật giao tiếp có sự khác biệt, thậm chí đối lập, trái ngược nhau về các mặt nào đó Nếu không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành ra thừa Trong hội thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm dần và mất đi hoặc mở rộng ra căng lên thành xung đột Nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác Họ có thể tác động qua lại bằng mọi phương tiện đặc biệt là bằng ngôn ngữ Liên tương tác trong hội thoại trước hết là sự tương tác giữa các lượt lời của SP1 và SP2 Như vậy lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là

Trang 21

phương tiện mà SP1, SP2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói tác động đến tâm sinh lí của nhau

Hội thoại có thể ở hai cực: điều hoà nhịp nhàng, hoặc hỗn độn Trong các cuộc đối thoại đều phải có sự hoà phối các hoạt động của các đối tác về mọi mặt Sự hoà phối này nếu hoàn hảo thì hội thoại sẽ nghiêng về cực thứ nhất, nếu không tốt thì hội thoại sẽ nghiêng về cực thứ hai Trong quá trình hoà phối, mỗi nhân vật phải tự hoà phối, tức là tự mình điều chỉnh hành động, thái độ, lượt lời của mình theo từng bước của đối thoại, để khớp với những biến đổi của đối tác và của tình huống diễn ra Vì con người là sinh vật có ý thức và ý chí, nên sự tự hoà phối không phải là bị động mà chủ động, chủ định

Giữa các nhân vật tương tác có sự liên hoà phối, nghĩa là có sự phối hợp trong quá trình tự hoà phối của từng nhân vật Sự liên hoà phối có thể theo trục nối tiếp hoặc trục đồng thời Theo trục nối tiếp, nhân vật này biến đổi cách ứng xử của mình sau khi đối tác đã thực hiện một biến đổi nào đấy Sự liên hoà phối có thể đồng thời diễn ra khi cả hai cùng thực hiện sự tự hoà phối Tóm lại, sự tương tác vào lượt lời và bằng lượt lời trong hội thoại được thể hiện thông qua vận động liên hoà phối

Ba vận động trao lời, trao đáp, tương tác là ba vận động được xem là đặc trưng cho một cuộc thoại Trong đó, hai vận động đầu do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba Bằng vận động trao lời và trao đáp, các nhân vật thoại sẽ tự hoà phối để thực hiện sự liên hoà phốt - cốt lõi của vận động tương tác Sự liên hoà phối khiến cho một cuộc hội thoại là một hoạt động đặc biệt của con người Do tương tác là tác động chủ yếu trong hội thoại, nên ngữ dụng học nghiên cứu về hội thoại còn được gọi là ngữ dụng học về sự tương tác Quy tắc cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều do ba vận động trên, nhưng chủ yếu là từ tương tác mà có

Trang 22

1.1.2.2 Các quy tắc trong hội thoại

Hội thoại diễn tiến theo các quy tắc nhất định Nguyên tắc chủ yếu chi phối các quy tắc hội thoại là nguyên tắc cộng tác hội thoại còn gọi là “nguyên tắc hợp tác” Từ nguyên tắc chung này, các quy tắc hội thoại ràng buộc các bên tham gia hội thoại theo một hệ thống quyền lợi và trách nhiệm

Nhà ngôn ngữ học người Pháp, tác giả C.K Orrecchimi đã chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm:

Thứ nhất, các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời Thứ hai, các quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại

Thứ ba, các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại

1.1.2.3 Nguyên tắc cộng tác hội thoại

H.P.Grice là người đầu tiên khởi xướng nguyên tắc cộng tác hội thoại và cũng là người phát triển, bổ sung nguyên tắc này Nội dung của nguyên tắc cộng tác hội thoại được ông phát biểu như sau:

"Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của một cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [9, 229]) Nguyên tắc cộng tác

hội thoại trên được Grice diễn giải ra thành bốn phương châm nhỏ: a Phương châm về lượng, với hai yêu cầu:

- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích cuộc hội thoại

- Đừng làm cho đóng góp của anh lớn hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi b Phương châm về chất, với sự phát biểu tổng quát:

Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là: - Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng

- Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng

Trang 23

c Phương châm quan hệ (còn gọi là phương châm quan yếu), với yêu cầu: - Hãy nói những điều có liên quan đến hội thoại

4 Phương châm cách thức, với yêu cầu: - Tránh lối nói tối nghĩa

- Tránh lối nói mập mờ - Hãy nói ngắn gọn - Hãy nói có trật tự

Ngoài các phương châm trên, khi giao tiếp các bên tham gia còn phải chú ý đến phương châm lịch sự và khiêm tốn

Các phương châm nói trên đúng cho những cuộc hội thoại chân thực, trong đó các bên tham gia thực sự muốn làm cho cuộc thoại đạt hiệu quả một cách rõ ràng, trực tiếp Nếu được như vậy, cuộc hội thoại sẽ đạt được tính

cộng tác giữa các bên tham gia, đạt được tính quan yếu, khi những điều được

nói ra luôn luôn bám sát vấn đề được đưa ra trò chuyện, đạt được tính chân

thành, có nghĩa là các bên mong muốn chân thành nó sẽ thành công, đạt yêu cầu về lượng tin và đạt yêu cầu triệt để, có nghĩa có nghĩa là những điều các

bên cho rằng cần phải biết thì được biết hết, những gì cần giải quyết thì giải quyết xong

Ngoài những điều vừa nói trên, trong giao tiếp còn cần chú ý đến khả năng nguyên tắc hội thoại có thể bị phá vỡ qua câu trả lời Điều đó được hình dung như sau:

Một cuộc hội thoại đạt được tính năng động khi người tiếp nhận trả lời trực tiếp Với những câu trả lời gián tiếp thì nguyên tắc cộng tác hội thoại có thể bị phá vỡ, vì khi đó người trả lời đã vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại Tuỳ vào từng trường hợp mà câu trả lời gián tiếp có thể vi phạm một, một số hay tất cả các phương châm của nguyên tắc cộng tác hội thoại Ví dụ:

SP1: Kì này bạn học bao lâu ?

Trang 24

SP2: Toàn những học phần dài và khó, tuần nào cũng học liên tục vậy

mà đến giờ vẫn chưa xong một nửa

Câu trả lời của câu hỏi vừa nêu đã vi phạm phương châm về lượng Người trả lời đã nói nhiều hơn những yêu cầu về người hỏi muốn biết

Hoặc ví dụ :

SP1: Cậu về rồi à ? Ổn không?

SP2: Đừng có hỏi nhiều đau đầu lắm rồi, toàn những việc không đâu!

Như vậy, có thể thấy người trả lời cùng một lúc đã vi phạm nhiều phương châm hội thoại : phương châm về chất, phương châm về lượng và phương châm lịch sự Những cặp thoại vi phạm những phương châm như

vậy là nguyên nhân dẫn tới những cuộc hội thoại bất hoà Trong giao tiếp,

sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại có khi ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là do chủ ý của người tham gia hội thoại Theo một số nhà nghiên cứu thì đó là "chiến thuật giao tiếp" Khi đó người ta dùng ngôn ngữ làm công cụ thể hiện một ý nghĩa khác Tương tự như vậy, sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại của các câu trả lời gián tiếp cũng thường không phải là ngẫu nhiên Nó luôn kèm theo nghĩa hàm ẩn mà người trả lời có chủ định truyền tới người hỏi

1.1.3 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ

1.1.3.1 Khái niệm về hành vi ngôn ngữ

Theo F.de.Sausure, giữa ngôn ngữ và lời nói có sự phân biệt rõ rệt và triệt để Quan điểm này đã thống trị, chi phối các nghiên cứu về ngôn ngữ học trong một thời gian dài Mãi đến những năm 60 của thế kỉ XX với các công trình của J.L.Austin (1962), của J.Searle (1969) quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói mới được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ hơn J.L.Austin và J.Searle là những người đầu tiên đề xuất lí thuyết về hành vi ngôn ngữ (HVNN) Theo các các tác giả này, ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông

Trang 25

báo hay miêu tả một cái gì đó, mà quan trọng hơn là được dùng để "làm cái gì đó", để thể hiện các hành động Các hành động được thể hiện qua lời nói được

gọi là hành động ngôn từ (hay hành vi ngôn ngữ - HVNN)

Ở Việt Nam, từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã quan tâm tìm hiểu về vấn đề này, trên cơ sở ghi nhận ý kiến của những chuyên gia Ngữ dụng học và vận dụng nghiên cứu những biểu hiện của hành vi ngôn ngữ trong thực tế tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu cho

rằng : "Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một

hoạt động mà phương tiện là ngôn ngữ" [9, tr.88] Cùng quan điểm như vậy

Nguyễn Đức Dân phát biểu : "Khi thực hiện một phát ngôn trong một tình

huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó người nói đã thực hiện những HVNN nhất định và người nghe cảm nhận được điều này"

[12, tr.220]

1.1.3.2 Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ

Theo J.L.Austin, một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong một cuộc giao tiếp khi một người nói (hoặc viết) SP1 phát ra một phát ngôn U cho người nghe (người đọc) SP2 trong ngữ cảnh C Ông đã chỉ ra ba loại HVNN

lớn đó là: hành vi ngôn ngữ tạo lời, hành vi ngôn ngữ mượn lời và hành vi

nghe, hoặc ở chính bản thân người nói Ví dụ: phát ngôn Đến phim rồi đấy!

có thể gây ra những hiệu quả khác nhau ở những đối tượng khác nhau Người đang làm việc thì khó chịu vì bị ồn và có thể không tiếp tục làm được, người đang đợi xem phim thì sẽ rất háo hức, vui mừng, người không quan tâm sẽ tỏ

Trang 26

ra thờ ơ Hiệu quả mượn lời là những hiệu quả ngoài ngôn ngữ và phân tán, không có tính quy ước và khó tìm ra cơ chế chung

Hành vi ngôn ngữ ở lời là những hành vi mà người nói thực hiện ngay khi nói năng, tức là thực hiện đông thời với hành động nói Hiệu quả của là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Chẳng hạn, khi thực hiện hành vi hỏi một ai đó thì người được hỏi phải trả lời, cho dù là trả lời biết hay không biết, có làm người hỏi thỏa mãn hay không Người không trả lời, không đáp lại sẽ bị coi là bất lịch sự hoặc không có thiện chí

Là một hành vi mang tính xã hội, nên hành vi ở lời cũng phải có điều kiện thích hợp mới thực hiện được và mới có hiệu quả Mỗi hành vi như chào, kể, sai khiến, cầu xin, hỏi đều có điều kiện riêng Tuy những điều kiện sử dụng của mỗi hành vi khác nhau, nhưng chúng vẫn có cái chung thống nhất

J Searle cho rằng có bốn loại điều kiện sử dụng hành vi ở lời sau: - Điều kiện nội dung mệnh đề:

Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín) Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói (hứa hẹn) hay một hành động của người nghe (ra lệnh, yêu cầu)

- Điều kiện chuẩn bị:

Điều kiện này bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe

- Điều kiện chân thành:

Điều kiện này gồm các trạng thái tâm lí của người nói Khi xác tín, khảo nghiệm phải có niềm tin vào điều mình xác tín; khi ra lệnh phải có mong muốn, khi hứa hẹn phải chắc chắn thực hiện…

Trang 27

- Điều kiện căn bản:

Người nói hoặc người nghe chịu ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra Trách nhiệm có thể thuộc về hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc ở trong tính chân thật của nội dung phát ngôn

1.1.3.3 Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tạo ra những phát ngôn có hiệu lực người ta có thể sử dụng những cách nói khác nhau Có thể nói trực tiếp, nói thẳng, rõ ràng, hoặc cũng có thể nói quanh co, lấp lửng, không đi thẳng vào vấn đề Chính vì thế mà có sự phân biệt hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián

tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp mục đích của điều muốn nói” Mỗi hành vi ngôn ngữ gián tiếp thường chứa

đựng nhiều lượng nghĩa không phải lúc nào cũng nhận thức được rõ ràng

Còn hành vi ngôn ngữ trực tiếp là: „„những hành vi chân thực có nghĩa là

hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời, các điều kiện sử dụng đúng với đích ở lời của chúng”

Searle đã chỉ ra mười hai tiêu chí để phân loại, trong đó có bốn tiêu chí đặc biệt quan trọng là:

1 Đích ở lời (mục đích của hành vi)

2 Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến 3 Trạng thái tâm lí được thể hiện

Trang 28

- Cam kết - Biểu cảm

- Tuyên bố ( buộc tội)

1.2 NGƯỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM 1.2.1 Khái quát về người Tày ở Việt Nam

Người Tày (và cả người Nùng) được các nhà khoa học xác định là những cư dân có nguồn gốc Bách Việt Tày là tên gọi đã có từ lâu đời (khoảng cuối thiên nhiên kỉ thứ nhất sau Công nguyên) Bên cạnh tên gọi là Tày, dân tộc này còn có tên gọi khác là “Thổ” Ở Việt Nam, người Tày là một trong 54 dân tộc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam Người Tày có số lượng khá đông Theo tài liệu điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục thống kê thì dân số Tày ở Việt Nam là 1.477.514 người, là dân tộc có số dân đông thứ hai sau người Kinh

Người Tày có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu nhất là ở các tỉnh : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và những vùng ngoại vi tiếp giáp các tỉnh trên Những năm gần đây, người Tày di cư vào sinh sống ở các tỉnh phía Nam như:

Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum với con số lên tới hơn 5 vạn người

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc sống của người Tày gắn liền với kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên Sau Cách mạng, mặc dù nguồn sống chính của người Tày vẫn chủ yếu là nông nghiệp nhưng là nền nông nghiệp với trình độ sản xuất khá cao Ngoài các loại cây lương thực chính như lúa, ngô, khoai, sắn, đồng bào còn trồng nhiều loại cây công nghiệp như: hồi, thuốc lá, mía Đặc biệt cây thuốc lá sợi vàng nổi tiếng đã trở thành nguồn hàng quan trọng, tạo thu nhập ổn định cho nhiều gia đình Mặt khác, việc canh tác nông nghiệp đã tạo điều

Trang 29

kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển Nhiều nơi đồng bào còn nuôi ngựa, nuôi dê

Mặc dù sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã phát triển nhưng hái lượm, săn bắn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của người Tày Họ thu hái rau, măng, mộc nhĩ, nấm hương, sa nhân và nhiều loại cây dược liệu khác Ngoài ra họ săn bắn thú rừng, chim chóc để cải thiện đời sống hàng ngày

Đối với người Tày, tiểu thủ công nghiệp là một nghề phụ nhưng cũng không thể thiếu trong bất kì gia đình dân tộc Tày nào Đặc biệt nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời và đã đạt đến trình độ kĩ xảo cao như nghề dệt thổ cẩm, nghề nhuộm chàm, nghề đan lát, nghề rèn, đóng bàn ghế trúc, chế biến lâm thổ sản Bất kể gia đình Tày nào cũng có thể tự đan lát, tạo ra những vật dụng phục vụ sinh hoạt, lao động và sản xuất

Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là cách ứng xử của con người trước thiên nhiên, xã hội vì sự sống của mình Là dân tộc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, dân tộc Tày có một nền văn hóa vật chất và tinh thần rất phong phú

Sống tập trung ở địa bàn chiến lược quan trọng - vùng biên cương của Tổ quốc, ngoài việc xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong sáng, lành mạnh, mang đặc trưng tộc người, đồng bào Tày luôn ý thức được sự sinh tồn, phát triển của cộng đồng mình,từ thời phong kiến đã cùng nhau dựng cờ khởi nghĩa chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương của Tổ quốc Nối tiếp tư tưởng hòa hợp dân tộc, xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc của Thục Phán, đồng bào Tày ở Việt Bắc cùng với các dân tộc anh em đã nổi dậy hưởng ứng ngọn cờ khởi nghĩa của Hai bà Trưng (năm 40), đã cùng nghĩa quân Lý Bí đánh đuổi quân Lương (năm 542) Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Nguyên Mông xâm lược, đồng bào Tày và một

Trang 30

số dân tộc khác đã phối hợp với quân triều đình, lập nên những chiến công hiển hách

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng bào Tày ở Việt Bắc đã liên tiếp nổi dậy, hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa của các tộc trưởng ở các địa phương Mặc dầu các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhưng đã nêu cao truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của đồng bào

Khao khát tự do và độc lập, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Tày ở Việt Bắc đã một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, ra sức xây dựng căn cứ địa cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) và chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) cũng như xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng bào Tày đã đoàn kết xung quanh Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng tâm hiệp lực cùng đồng bào cả nước đem của cải, sức lực, xương máu của mình hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng Góp phần vào việc thực hiện thắng lợi một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

1.2.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Tày và một số đặc điểm của tiếng Tày

1.2.2.1 Tiếng Tày là một ngôn ngữ của cộng đồng có địa bàn cư trú từ

đảo Hải Nam sang miền nam Hoa lục, bắc Đông Dương, Thái Lan và đông bắc Miến Điện Ở Việt Nam, tiếng Tày là ngôn ngữ của gần triệu rưởi người Tày, ngoài ra còn là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều tộc anh em cùng chung sống trên các tỉnh thuộc địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc Tiếng Tày có một lịch sử lâu đời, được đồng bào yêu mến, gìn giữ và không ngừng phát triển thứ tiếng ấy làm cho nó trở thành một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng miêu tả và biểu đạt tinh tề, dồi dào Ở các địa phương, người Tày sử dụng

Trang 31

tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt giao tiếp để truyền bá thông tin, trao đổi, bộc lộ tư tưởng tình cảm Đồng thời tiếng Tày còn là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào Hiện nay tiếng Tày còn được sử dụng khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình ở các địa phương Ở nhiều nơi, tiếng Tày đã đuợc đưa vào giảng dạy trong nhà trường Đặc biệt, tiếng Tày với vốn từ vựng phong phú và chặt chẽ về ngữ pháp, có khả năng miêu tả và biểu đạt tinh tế, do đó, còn được các nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tác các tác phẩm văn học có giá trị, với tư cách của ngôn ngữ nghệ thuật

Mặc dù là ngôn ngữ có quá trình hình thành và phát triển tương đối lâu đời, song thực tế sử dụng cho thấy tiếng Tày ở các địa phương vẫn gợi ra những đề tài nhiều tranh luận: sự tương đồng giữa tiếng Tày và tiếng Nùng; ranh giới giữa tiếng Tày và tiếng Nùng là ở đâu; tiếng Tày ở các địa phương giống và khác nhau như thế nào Trong quá trình cộng cư, đồng bào Tày và Nùng sống xen kẽ với nhau trên một vùng rộng lớn bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, có nhiều điểm trong phong tục và tập quán khá giống nhau Về cơ bản tiếng Tày và tiếng Nùng thống nhất Đồng bào Tày và đồng bào Nùng ở nhiều vùng trực tiếp có thể nói chuyện với nhau, hiểu nhau không gặp khó khăn đang kể Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng người Tày và người Nùng có chung một thứ tiếng (tiếng Tày - Nùng) Mặt khác, tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tương đối thống nhất, nhưng cũng như nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Tày hiện đang tồn tại nhiều biến thể địa phương (phương ngữ và thổ ngữ) khác nhau, đặc biệt là về mặt ngữ âm Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng tiếng Tày ở các địa phương, và cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh luận về tiếng vùng nào được chọn làm cơ sở để xây dựng chữ Tày trước đây Nhiều khi người Tày sống ở những khu vực khác nhau thì khó hiểu nhau hơn là hiểu tiếng Nùng ở địa phương mình Theo

Trang 32

nhiều nhà nghiên cứu, tiếng Tày có thể được chia thành bốn vùng: Vùng

Giữa (bao gồm các huyện nam Cao Bằng, Bắc Kạn, bắc Lạng Sơn như Thạch

An, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì, Tràng Định) là vùng tiếng nói có

mức độ phổ biến hơn cả; Vùng Đông Bắc có mức độ phổ biến khá cao; Vùng

Nam mức độ phổ biến cao thấp không đều; Vùng Tây Bắc mức độ phổ biến

thấp nhất Nhiều nhà ngôn ngữ học ủng hộ chủ trương xác định tiếng Tày vùng Thạch An, Tràng Định bao gồm các xã Lê Lai, Thượng Pha, Danh Sỹ, Đức Xuân và Đại Đồng, Chi Lăng, Đề Thám, Hùng Sơn, (trong đó lấy tiếng nói xã Lê Lai làm hạt nhân) làm cơ sở chuẩn cho chữ viết và cách đọc

Một đặc điểm nữa cần lưu ý về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Tày, đó là: Bên cạnh việc sử dụng tiếng Tày là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội, chủ yếu ở dạng khẩu ngữ, người Tày còn sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp quan trọng, coi đó là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ Trong các gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống, việc sử dụng song ngữ rất rõ Lớp người lớn tuổi thường thì chỉ dùng tiếng Tày làm phương tiện giao tiếp, trong khi đó thế hệ con cháu của họ lại có xu hướng sử dụng cả tiếng Tày và tiếng Việt Thậm trí chỉ sử dụng tiếng Việt

Tóm lại, dù được sử dụng như thế nào, dưới hình thức nào đi nữa thì tiếng Tày hiện nay vẫn được xem là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng của người Tày Đó là thứ tải sản vô cùng quý báu đã và đang được đồng bào trân trọng và gìn giữ, phát triển để nó trở nên hoàn thiện

1.2.2.2 Một số đặc điểm của tiếng Tày

1.2.2.2.1 Tiếng Tày xét về mặt cội nguồn và loại hình

Theo các nhà nghiên cứu thì tiếng Tày là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái - Kađai, chi Tai, nhánh Tày - Thái, nhóm Tai trung tâm (rất gần với các ngôn ngữ Nùng, Cao Lan, Thu Lao)

Trang 33

Xét về loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình các ngôn ngữ đơn lập Những đặc trưng đơn lập ở tiếng Tày được thể hiện như sau:

Căn cứ vào đặc điểm về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân các ngôn ngữ ở Việt Nam thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để (monsyllabic) và ngôn ngữ cận âm tiết (sesquisyllabic) Trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Âm tiết gồm một số lượng thành phần nhất định Các thành phần kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định Số lượng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn Âm tiết thường là vỏ của hình vị, trong nhiều trường hợp, là vỏ ngữ âm của từ Tóm lại, trong ngôn ngữ này cũng có thể nói đến đơn vị đặc biệt là “tiếng” hay “hình tiết” như trong tiếng Việt

Về phương diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết tính thường được coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình “trung” và “mới” Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để như các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai - Kađai, Hmông - Miền, Hán - Tạng, Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á) là những ngôn ngữ có thanh điệu Trong các ngôn ngữ này, có thể phục nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm tiết kết thúc vô thanh, có thể tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm đầu và thanh điệu Các thanh vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa theo chất thanh (voicequality) hay còn là kiểu tạo âm (phonation type) như: chất giọng thở (breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creky voice), hay hiện tượng thanh môn hoá (glottalisation) … Sự hình thành và phát triển thanh điệu trong các ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s,

*h, quá trình nhân đôi, nhân ba thanh điệu Tiếng Tày cũng được các nhà

nghiên cứu coi là thuộc tiểu loại hình “trung” này

Trang 34

Từ trong tiếng Tày không có hiện tượng biến đổi hình thái Đặc điểm này của từ tiếng Tày được thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp Trong ngôn ngữ này không có sự hợp dạng giữa các từ trong câu Khi hoạt động với các chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình như từ trọng dạng từ điển Ví dụ:

- Chài điếp noọng! (anh-yêu-em = Anh yêu em)

- Noọng điếp chài bấu? (em-yêu-anh-không = Em yêu anh không?)

Trong các câu trên, chúng ta thấy chài (anh) và noọng (em) ở hai phát

ngôn khác nhau đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ và

bổ ngữ), nhưng chài và noọng vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia

cấu tạo lời nói

Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong tiếng Tày được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ Ví dụ, khi người Tày nói đến các từ chỉ sự

vật như séc (quyển sách), vở (vở), choòng (bàn), tắng (ghế), rất khó xác định

đây là từ chỉ số ít hay số nhiều Muốn phân biệt được điều đó người ta phải sử

dụng hư từ nằm bên ngoài từ Ví dụ: bại ăn sec (những quyển sách), bại ăn vở

(những quyển vở) Ở các ngôn ngữ khác thuộc loại hình khác thì hình thức của bản thân từ có thể đã thể hiện rõ đó là số ít hay số nhiều Ví dụ trong

tiếng Anh, bản thân từ book (sách) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít (ý

Trang 35

(tao-đi-chơi = Tao đi chơi)

- Mầư pây đuổi câu bấu?

(mày-đi-cùng-tao-không = Mày đi cùng tao không?)

Từ câu (tao) đứng ở vị trí đầu đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ Khi thay đổi vị trí, câu đứng sau thì chức vụ của nó cũng thay đổi: là đối tượng của pây

đuổi (đi cùng)

Ngoài ra, có thể nói đến một đặc điểm khác: Trong tiếng Tày, hiện nay, không thấy có hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố, phương thức cấu tạo chủ yếu là ghép và láy

Các đặc điểm về loại hình nói trên của tiếng Tày, đặc biệt là cách sử dụng hư từ và trật tự từ để biểu thị quan hệ ngữ pháp cũng được sử dụng, thậm chí là một phương tiện chủ yếu việc tạo lập câu hỏi tiếng Tày

1.2.2.2.2 Tiếng Tày xét về mặt ngữ âm và cách thể hiện trên chữ viết

Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tương đối thống nhất, tuy nhiên cũng giống như mọi ngôn ngữ khác ở Việt Nam hiện nay, tiếng Tày cũng đang tồn tại nhiều biến thể địa phương khác nhau, nhất là về mặt ngữ âm và một phần từ vựng Hệ thống ngữ âm mà chúng tôi lược tả sau đây là hệ thống ở vùng giữa Cấu tạo một âm tiếng Tày bao gồm 5 thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu Các lớp âm vị đảm nhiệm các thành phần như sau:

a Âm đầu:

Đảm nhiệm thành phần âm đầu là các phụ âm Tiếng Tày có 24 phụ âm đầu trong đó có những phụ âm mà trong tiếng Việt không có như : /pj/; /p̉̉̉̉j/; /bj/; /mj/

Trang 36

đọc như p nhưng luồng hơi

bật ra mạnh và đột ngột

pha (vách) phan (gọt)

4 phj ph đọc mềm hóa phjải (đi bộ)

phjác (trán)

môi dưới chạm hàm răng cửa trên, hơi cọ xát bật ra ngoài

fạ (trời) fầy (lửa)

đọc như b tiếng Việt (trong các từ : ba, bốn, bể )

bó (mỏ) bá (vai) bâu (bức, lá)

bjai (làm cỏ) bjải (nát)

đọc như m tiếng Việt (trong các từ : mắt, môi,

Trang 37

11 th đọc nhƣ t nhƣng bật hơi thả (đợi) thau (dây leo)

đọc nhƣ v tiếng Việt (trong các từ : vui, vắng vẻ )

và (rải) vài (trâu) vằn (ngày)

đọc nhƣ x tiếng Việt (trong các từ : xa xôi, xưa )

xa (tìm) xu (tai) xé (cắt, xé)

đọc nhƣ l tiếng Việt (trong các từ : là, lí, lẽ )

lả (muộn) lếp (móng) lủc (con)

đọc nhƣ nh tiếng Việt (trong các từ : nhớ, nhà,

nhé )

nhả (cỏ)

nhình (con gái)

Trang 38

20

c k q

đọc nhƣ c, k, q tiếng Việt (trong các từ : con, kiến,

quang )

co (cây) ka (con quạ) quắn (xoáy)

bật ra mạnh

kha (chân) khảu (vào)

đọc nhƣ h tiếng Việt (trong các từ : hoa, hạ, học )

hả (năm) hẩư, hử (cho) hâng (lâu)

đọc nhƣ ng tiếng Việt (trong các từ : ngôn ngữ,

ngọc ngà )

ngà (vừng) ngám (vừa)

tì lƣỡi lên răng cửa trên

nhƣ phát âm s tiếng Việt,

sau đó cho hơi đi ra 2 bên cạnh lƣỡi liên tục

slửa (áo) slon slư (học) sloong (hai) slam (ba)

c Âm chính

Đảm nhiệm chức năng âm chính, là 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi Đó là:

Trang 39

STT Chữ ghi

đọc như i, y tiếng Việt (trong các từ: ti vi, y tá )

y căn (bắt chước) mi (con gấu)

sli (bốn)

đọc như ê tiếng Việt (trong các từ: đền, mê,

tê )

mên (hôi thối) pền rừ (thế nào) dên (nguôi, lạnh)

đọc như e tiếng Việt (trong các từ: xe, mẹ, bé )

mé (mẹ) te (nó) dẻ (trêu)

đọc như ư tiếng Việt (trong các từ: thư, sư tử )

mử (mợ) tứn (dậy) fừn (củi)

đọc như â tiếng Việt (trong các từ: thất, ngân,

lâm )

phân (mưa) hây (chúng ta) pây (đi)

Trang 40

9 u

đọc nhƣ u tiếng Việt (trong các từ: thu, tu hú )

tu mu (con lợn) hún (dấu, vết) lùm (quên)

đọc nhƣ ô tiếng Việt (trong các từ: ô tô, mồ

đọc nhƣ a tiếng Việt (trong các từ: ta, xa, lá )

ta (sông) thả (đợi) nà (ruộng)

đọc nhƣ ă tiếng Việt (trong các từ: lăn tăn,

xoong )

co (cây) nòn (ngủ) oóc (ra)

Ngày đăng: 11/11/2012, 17:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

nhình (con gái) - Câu hỏi trong tiếng tày.pdf
nh ình (con gái) (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w