7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN
2.2.1.2. Câu hỏi không lựa chọn
Trong tiếng Tày, thuộc phạm vi của câu hỏi không lựa chọn là các câu
hỏi đơn giản, đƣợc cấu tạo bằng các từ ngữ nghi vấn nhƣ: cầư, cần tầu, lăng,
tầư, kỉ, pền tầư, pền lăng... . Các từ nghi vấn trong câu có vai trò là tiêu điểm thông báo của câu. Trong câu hỏi không lựa chọn thì các yếu tố của hoàn cảnh không đƣợc phản ánh hay đƣợc xác định trong ý thức của những ngƣời tham gia vào cuộc giao tiếp, nó mới chỉ là đƣờng viền phạm trù. Đồng thời, nội dung cụ thể bên trong cũng chƣa đƣợc xác định, là phần “trống” cần phải điền khuyết thông tin.
Với các câu hỏi loại này thì cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của chúng là cấu trúc lớp đòi hỏi phải xác định một yếu tố [X] chứa đựng hai thành tố cùng tham gia vào tiền giả định của câu. Cụ thể đó là: thành tố xác định phạm trù của yếu tố hỏi và thành tố xác định khác của cấu trúc hoàn cảnh đƣợc phản ánh. Ví dụ:
Mầư pây tầư? (mày-đi-tầư = Mày đi đâu?)
Phát ngôn trên yêu cầu xác định yếu tố X, trong đó X là địa điểm (thành
tố xác định phạm trù của yếu tố hỏi), điểm đến cụ thể của SP2 (các thành tố xác định khác của cấu trúc hoàn cảnh đƣợc phản ánh).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tƣơng tự, xét ví dụ sau:
Nhoòng lăng mầư bấu pây slon slư?
(nhoòng lăng-mày-không-đi-học = Làm sao mày không đi học?)
Phát ngôn trên yêu cầu xác định yếu tố X, X là nguyên nhân, (thành tố xác định phạm trù của yếu tố hỏi), X còn là lí do cụ thể của hành động không đi học (các thành tố xác định khác của cấu trúc hoàn cảnh đƣợc phản ánh)...
Có thể nói, mục đích của việc hỏi nói chung là đi tìm cái chƣa biết, chƣa rõ. Tuy nhiên, dung lƣợng phạm vi của X - cái chƣa biết, cần xác định không phải lúc nào cũng ổn định, nó là một đại lƣợng có thể thay đổi, có khối lƣợng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể nhƣ:
- Phụ thuộc vào tri thức nền, vốn hiểu biết của ngƣời nói và ngƣời nghe có liên quan đến cái chƣa biết. Vốn hiểu biết của ngƣời tham gia giao tiếp sẽ góp phần hạn định dung lƣợng của cái chƣa biết, quy định cách hỏi để hình thành câu trả lời. Khi vốn hiểu biết của ngƣời hỏi liên quan đến cái chƣa biết càng nhiều thì tất nhiên phạm vi, dung lƣợng của cái chƣa biết sẽ bị thu hẹp.Ví dụ:
Ché slự nghé lăng? (chị-mua-nghé lăng = Chị mua gì?)
Ché slự bâư slửa tầư? (chị-mua-cái-áo-tầư = Chị mua cái áo nào?)
Ché slự bâư slửa mầu lăng? (chị-mua-cái-áo-mầu-lăng = Chị mua cái áo mầu nào?)
Ché slự bâư slử khao tầư? (chị-mua-cái-áo-trắng-tầư = Chị mua cái áo mầu trắng nào?)
Câu hỏi Ché slự nghé lăng? (Chị mua gì?) sẽ có dung lƣợng thành phần
thông tin chƣa xác định khác nhau, tùy theo tính chất của mặt hàng, nếu câu hỏi trên đƣợc phát ra ở một cửa hàng tạp hóa sẽ có dung lƣợng chƣa biết khác với khi nó đƣợc phát ra trong một cửa hàng chuyên bán quần áo. Tƣơng tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhƣ vậy, các câu hỏi (2), (3), (4) cũng sẽ có dung lƣợng cái chƣa biết khác nhau khi ngƣời hỏi có sự hiểu biết khác nhau về đối tƣợng đang đƣợc nói đến. - Phụ thuộc vào ý đồ, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn cùng là một câu hỏi nhƣng sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau thì dung lƣợng của cái chƣa biết cũng khác nhau. Ví dụ: cùng là câu hỏi về sức khỏe “Bảc hăn chang cần pện rừ” (bác-thấy-trong-ngƣời-pện rừ = Bác thấy trong ngƣời thế nào?) nhƣng đƣợc phát ra bởi ngƣời thân đến thăm bệnh sẽ có dung lƣợng, phạm vi của cái chƣa biết khác với phát ngôn đƣợc phát ra từ bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Nhƣ vậy, có thể thấy, với những mục đích sử dụng khác nhau thì dung lƣợng, phạm vi của cái chƣa biết khác nhau, nói cách khác nhu cầu hiểu biết của ngƣời hỏi sẽ khác nhau.
- Phụ thuộc vào phạm vi tiền giả định của câu hỏi. Tiền giả định rộng thì phạm vi của cái chƣa biết sẽ rộng. Và ngƣợc lại, phạm vi tiền giả định hẹp thì phạm vi của cái chƣa biết cũng đƣợc thu hẹp. Xét hai ví dụ sau:
(1) Bại cần cạ mầư ái au me, le cần tầư dế?
(mọi-ngƣời-bảo-mày-sắp-lấy-vợ-là-cần tầư-thế = Mọi ngƣời nói mày sắp
lấy vợ, là ai vậy?)
(2) Cần tầư hử mầƣ xéc?
(cần-tầư-cho-mày-sách = Ai cho mày sách?)
Hai ví dụ này có lƣợng thông tin tiền giả định khác nhau. Ở ví dụ (1), do tiền giả định của nó nên thông tin về giới tính của đối tƣợng chƣa biết không phải là thông tin cần yếu cần phải cung cấp, tuy nhiên ở ví dụ (2) thì thông tin về giới tính là là thông tin cần biết. Nhƣ vậy, dung lƣợng, phạm vị cái chƣa biết của hai câu hỏi trên là không giống nhau.