Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày.pdf (Trang 25 - 27)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

1.1.3.2. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ

Theo J.L.Austin, một hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện trong một cuộc giao tiếp khi một ngƣời nói (hoặc viết) SP1 phát ra một phát ngôn U cho ngƣời nghe (ngƣời đọc) SP2 trong ngữ cảnh C. Ông đã chỉ ra ba loại HVNN lớn đó là: hành vi ngôn ngữ tạo lời, hành vi ngôn ngữ mượn lờihành vi ngôn ngữ ở lời.

Hành vi tạo lời sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ ... để tạo ra một phát ngôn.

Hành vi ngôn ngữ mƣợn lời mƣợn các phƣơng tiện ngôn ngữ, chính xác là mƣợn các phát ngôn để tạo ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngƣời

nghe, hoặc ở chính bản thân ngƣời nói. Ví dụ: phát ngôn Đến phim rồi đấy!

có thể gây ra những hiệu quả khác nhau ở những đối tƣợng khác nhau. Ngƣời đang làm việc thì khó chịu vì bị ồn và có thể không tiếp tục làm đƣợc, ngƣời đang đợi xem phim thì sẽ rất háo hức, vui mừng, ngƣời không quan tâm sẽ tỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra thờ ơ. Hiệu quả mƣợn lời là những hiệu quả ngoài ngôn ngữ và phân tán, không có tính quy ƣớc và khó tìm ra cơ chế chung.

Hành vi ngôn ngữ ở lời là những hành vi mà ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng, tức là thực hiện đông thời với hành động nói. Hiệu quả của là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với chúng ở ngƣời nhận. Chẳng hạn, khi thực hiện hành vi hỏi một ai đó thì ngƣời đƣợc hỏi phải trả lời, cho dù là trả lời biết hay không biết, có làm ngƣời hỏi thỏa mãn hay không. Ngƣời không trả lời, không đáp lại sẽ bị coi là bất lịch sự hoặc không có thiện chí.

Là một hành vi mang tính xã hội, nên hành vi ở lời cũng phải có điều kiện thích hợp mới thực hiện đƣợc và mới có hiệu quả. Mỗi hành vi nhƣ chào, kể, sai khiến, cầu xin, hỏi...đều có điều kiện riêng. Tuy những điều kiện sử dụng của mỗi hành vi khác nhau, nhƣng chúng vẫn có cái chung thống nhất.

J. Searle cho rằng có bốn loại điều kiện sử dụng hành vi ở lời sau: - Điều kiện nội dung mệnh đề:

Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi

khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín). Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói (hứa

hẹn) hay một hành động của người nghe (ra lệnh, yêu cầu).

- Điều kiện chuẩn bị:

Điều kiện này bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.

- Điều kiện chân thành:

Điều kiện này gồm các trạng thái tâm lí của ngƣời nói. Khi xác tín, khảo nghiệm phải có niềm tin vào điều mình xác tín; khi ra lệnh phải có mong muốn, khi hứa hẹn phải chắc chắn thực hiện…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Điều kiện căn bản:

Ngƣời nói hoặc ngƣời nghe chịu ràng buộc khi hành vi ở lời đó đƣợc phát ra. Trách nhiệm có thể thuộc về hành động sẽ đƣợc thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc ở trong tính chân thật của nội dung phát ngôn.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)