Câu hỏi lựa chọn

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày.pdf (Trang 67 - 75)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

2.2.1.1.Câu hỏi lựa chọn

- Câu hỏi lựa chọn hiển ngôn

Câu hỏi lựa chọn hiển ngôn là loại câu trong đó các khả năng lựa chọn cùng đƣợc biểu hiện ra trên bề mặt ngôn từ của câu. Nói cách khác, phạm vi dao động bấp bênh chƣa rõ trong nhận thức của ngƣời nói về hiện thực đƣợc nói đến đƣợc thể hiện ra trên bề mặt phát ngôn. Ví dụ:

a, Ché pây mí pây Cao Bằng?

(chị-đi-Cao Bằng-không-đi-Cao Bằng = Chị đi không đi Cao Bằng?) b, Ché pây Cao Bằng chử bấu?

(chị-đi-Cao Bằng-phải-không = Chị đi Cao Bằng phải không?) c, Ché pây Cao Bằng rụ mí pây Cao Bằng?

(chị-đi-Cao Bằng-hay-không-đi-Cao Bằng = Chị đi Cao Bằng hay không đi Cao Bằng?)

d, Ché pây Cao Bằng rụ mí?

(chị-đi-Cao Bằng-hay-không = Chị đi Cao Bằng hay không?) e, Dú bản mầư táng dân tộc táng dú rụ cạ slổng xen căn?

(ở-bản-mày-từng-dân tộc-từng-ở-hay là-sống-xen nhau = Ở bản mày từng dân tộc khác sống hay sống xen lẫn nhau?)

g, Tỉnh tầu le loại nhạc cụ truyền thống cúa cần Tày, cần Nùng rụ cạ cần Keo?

(Đàn tính-là-loại-nhạc-cụ-của-ngƣời-Tày-ngƣời-Nùng-hay-ngƣời-Kinh = Đàn tính là nhạc cụ của dân tộc Tày, dân tộc Nùng hay dân tộc Kinh?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở các ví dụ (a, b, c, d) hai khả năng lựa chọn pây mí pây cùng đƣợc

hiện rõ trên bề mặt câu.

Ở ví dụ (e) hai khả năng lựa chọn táng dân tộc táng dúslổng xen căn

cùng đồng thời hiện ra trên bề mặt phát ngôn.

Ở ví dụ (g) có ba lựa chọn cần Tày, cần Nùng, cần keo cùng lần lƣợt đƣợc thể hiện trên bề mặt phát ngôn...

Khi sử dụng câu hỏi loại này, ngƣời hỏi đã buộc ngƣời nghe phải bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng dựa trên những gợi ý mà ngƣời hỏi đã nêu ra trong câu hỏi.

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, có hai loại câu hỏi lựa chọn hiển ngôn: câu hỏi lựa chọn cấu tạo theo khuôn (bao gồm một yếu tố khẳng định và một yếu tố phủ định) và câu hỏi đƣợc cấu tạo nhờ các từ ngữ chỉ sự lựa chọn.

Trong câu hỏi lựa chọn đƣợc cấu tạo theo khuôn hỏi luôn có một yếu tố [x] nào đó chứa đựng hai khả năng lựa chọn khẳng định và phủ định. Trật tự của các khả năng lựa chọn là tƣơng đối ổn định, yếu tố khẳng định thƣờng đƣợc đặt ở vị trí trƣớc, yếu tố phủ định đƣợc đặt ở vị trí sau. Ví dụ:

Cần Cao Bằng điếp khách mí điếp?

(ngƣời-Cao bằng-mến-khách-không-mến-khách = Ngƣời Cao Bằng mến khách không mến khách?)

Câu hỏi trên có hai lựa chọn: mến khách và không mến khách. Mến khách là yếu tố khẳng định, đƣợc đặt ở vị trí trƣớc và yếu tố phủ định không mếnkhách đặt ở vị trí sau.

Ở câu hỏi loại này, yếu tố [x] là yếu tố thể hiện tâm điểm chú ý trực tiếp của ngƣời hỏi dựa trên một cơ sở thông tin nào đó. Ví dụ:

(1) Vằn pjục phạ phân bấu phân?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (2) Vằn pjục phạ đét bấu đét?

(ngày-mai-trời-nắng-không-nắng = Ngày mai trời nắng không nắng?)

(3) Vằn pjục phạ dặm bấu dặm?

(ngày-mai-trời-mát-không-mát = Ngày mai trời mát không mát?)

Ở ví dụ (1), ngƣời nói quan tâm trực tiếp đến khả năng mưa của thời

tiết, ở ví dụ (2), (3) ngƣời nói lần lƣợt quan tâm đến các khả năng nắng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mát của thời tiết. Những khả năng đƣợc quan tâm này không phải xuất hiện

một cách ngẫu nhiên. Thực tế ngƣời nói đã có cơ sở thông tin nhất định để nghĩ nhƣ vậy.

Với những câu hỏi nhƣ vậy, ngƣời hỏi chỉ yêu cầu ngƣời nghe chọn khẳng định hay phủ định. Câu trả lời bị giới hạn trong phạm vi là hoặc

không. Không có phƣơng án trả lời “thứ ba”.

Khác với những câu hỏi nhƣ trên, câu hỏi đƣợc cấu tạo nhờ từ ngữ chỉ sự lựa chọn có tính chất “mở”, các thành phần lựa chọn không bị giới hạn. Đó là sự lựa chọn giữa những đối tƣợng khác nhau cùng có thể thay thế cho nhau. Ví dụ:

(1) Mầư dú slườn ngòi noọng rụ cạ pây ẻo bắp?

(mày-ở-nhà-trông-em-rụ cạ-đi-bẻ-ngô = Mày ở nhà trông em hay đi bẻ ngô?)

(1) Dú đại học, ché slon tiểng Anh, tiểng Pháp rụ tiểng Hán?

(Ở-đại học-chị-học-tiếng Anh-tiếng Pháp-rụ-tiếng Hán = Học đại học chị

học tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Hán?)

Mặc dù các thành phần lựa chọn trong câu hỏi này không bị hạn chế, ngƣời hỏi có thể đƣa ra hai, ba, bốn hay nhiều hơn, song thực tế trong tiếng Tày ta chỉ gặp các câu hỏi có hai hay ba khả năng lựa chọn. Với những câu hỏi có khả năng lựa chọn lớn hơn hai thì từ ngữ chỉ sự lựa chọn đứng giữa hai thành phần cuối của câu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trật tự của các khả năng lựa chọn bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài nhƣ: xác xuất thực hiện của khả năng, vị trí của vật, ý muốn chủ quan của ngƣời nói... thông thƣờng những khả năng có xác xuất thực hiện cao, những khả năng nổi bật đƣợc chú ý đƣợc xếp ở vị trí đầu. Tuy nhiên đó không phải là điều bắt buộc. Không mang tính cố định chỉ là một xu hƣớng xác xuất.

Với câu hỏi loại này thì câu trả lời mà ngƣời nói chờ đợi không phải đơn giản chỉ là hoặc không mà nó đã có sẵn trong chính câu hỏi rồi, câu hỏi loại này đòi hỏi ngƣời trả lời phải có sự lựa chọn, ngoài ra không có một lƣợng thông tin nào khác. Nhƣ vậy, một câu trả lời đƣợc coi là phù hợp khi nó ứng với một hoặc một số số phần của câu hỏi đƣợc nêu ra.

- Câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn

Cũng giống nhƣ câu hỏi lựa chọn hiển ngôn, câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn cũng giả định hai khả năng lựa chọn, cũng chứa đựng dao động bấp bênh của ngƣời nói giữa các khả năng lựa chọn. Điểm khác biệt so với câu hỏi lựa chọn hiển ngôn là các khả năng lựa chọn của câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn không tồn tại hiển ngôn trên bề mặt ngôn từ của câu, chúng không đƣợc thể hiện một cách rõ ràng bằng các phƣơng tiện từ vựng hay ngữ pháp, nó tồn tại ngầm bên trong của cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng. Để thấy đƣợc các khả năng lựa chọn đó cần phải xem xét câu đó trong mỗi quan hệ với các yếu tố bên ngoài khác.

Xét về mặt hình thức, đây là những câu hỏi có chứa các từ ngữ biểu thị tình thái. Trong tiếng Tày đó là các từ nhƣ: a, à, á, mỏ, lỏ, dế...Ví dụ:

Lan ngám pây slon slư mà lỏ?

(cháu-mới-đi-học- về-lỏ = Cháu mới đi học về à?)

Ầu, lan ngám mà.

(vâng-cháu-mới-về = Vâng, cháu vừa về.) hay:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Cái-Nhung-chả lả = Cái Nhung à?)

Chử dá

(đúng-rồi = Đúng rồi) ....

Có thể nói, đây là loại câu hỏi chứa đựng những sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng đa dạng, gắn liền với đặc trƣng của các phƣơng tiện cấu tạo nên chúng. Về bản chất thì những câu hỏi loại này luôn chứa đựng trong nó những ý kiến, nhận định hay đánh giá nào đó của ngƣời nói và ngƣời nói muốn hƣớng tới ngƣời nghe để xác định những ý kiến, những nhận định đó là đúng hay không, liệu có đƣợc ngƣời nghe chấp thuận hay không. Nhƣ vậy, những câu hỏi loại này là những câu hỏi mang tính siêu ngôn ngữ. Tính chất siêu ngôn ngữ này đƣợc thể hiện rõ nhất thông qua các câu trả lời, đó có thể là sự xác nhận hay bác bỏ. Ví dụ:

(1) Slon đại học khỏ lai vỏ?

(học-đại học-khó-nhều-vỏ = Học đại học khó nhi?)

Chử á (đúng-rồi = Đúng thế)

(2) Te cạ bại cần mí pang chỏi te a? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(nó-bảo-mọi ngƣời-không-giúp đỡ-nó-a = Nó bảo mọi ngƣời không giúp

nó à?)

Bấu Chử náu (không-phải-đâu = Không phải đâu)

Câu trả lời ở ví dụ (1) là lời xác nhận tính đúng đắn của điều đã đƣợc nhận định (Chử á = đúng là học đại học khó thật)

Tƣơng tự, câu trả lời ở ví dụ (2) là lời bác bỏ nhận định đƣợc nêu ra trong câu hỏi (Bấu Chử náu = không phải nó bảo mọi ngƣời không giúp đỡ nó).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dựa vào cơ sở để xác lập nội dung mệnh đề, có thể tách câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn ra thành hai tiểu loại nhỏ hơn: câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn có luận cứ và câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn không có luận cứ.

Đặc điểm của câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn có luận cứ là khi đặt câu hỏi, ngƣời hỏi phải xuất phát từ những thông tin đã biết nào đó làm căn cứ, cơ sở để xác lập nội dung mệnh đề, xác lập tính đúng sai của câu hỏi. Và nhƣ vậy, ngƣời nói đã ít nhiều chịu trách nhiệm về tính có căn cứ, có cơ sở của ý kiến nêu trong câu. Ví dụ:

Một ngƣời đi rừng về, mặt hớn hở, vai vác cái bao to đi qua. Một ngƣời bạn nhìn thấy mới hỏi:

Vằn nảy mẻm ăn lỏ?

(hôm nay-trúng tủ/ trúng lớn-lỏ? = Hôm nay trúng lớn đấy nhỉ?)

Đây chính là một câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn có luận cứ. Ngƣời hỏi đã thiết lập nên nội dung mệnh đề dựa trên cơ sở thông tin nhất định (mặt cƣời hớn hở, vác bao to trên vai) và mong muốn ngƣời nghe xác định tính đúng sai của nhận định mình đã nêu ra.(có phải trúng lớn hay không phải trúng lớn).

Thông tin đƣợc chọn làm cơ sở cho việc xác lập nội dung mệnh đề có đƣợc qua hai con đƣờng: tự suy luận dựa vào những yếu tố mà bản thân trực

tiếp thu nhận bằng các giác quan, (Boỏng tàng bung bap lai nỏ - Đoạn đƣờng

gập ghềnh quá nhỉ?) hoặc thông tin có đƣợc do ngƣời khác cung cấp, không phải thông qua suy luận (Hăn đài cạ ít them phạ phân a? - nghe đài báo tý nữa trời mƣa à?)

Việc xác lập nội dung mệnh đề gắn liền với quá trình xử lí thông tin, nó bao gồm cả cách thức xử lí thông tin của ngƣời hỏi. nghĩa là phải tính đến thái độ, cách đánh giá của ngƣời nói đối với thông tin luận cứ, đối với nội dung mệnh đề, và cả tác động của nội dung mệnh đề đối với nhận thức, niềm tin của ngƣời nói.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngƣời nói có thể tin tƣởng hoàn toàn vào thông tin luận cứ, từ đó hình thành ý kiến mà ngƣời nói tin là phù hợp với thực tế. Hoặc cũng có thể không tin tƣởng vào thông tin luận cứ (tạm đoán). Ví dụ:

(1) Phạ lai đao dí pện nảy, vằn pjục xẹ đét lai nỏ?

(trời-nhiều-sao-thế này-ngày mai-sẽ-nắng-nhiều-nỏ = Trời nhiều sao thế này, ngày mai sẽ nắng lắm nhỉ?)

(2) Lan pây slon đại học dú Thái Nguyên đảy slam pi dá, pi nưng le đảy mừa dá né?)

(cháu-đi-học-đại-học-ở-Thái Nguyên-đƣợc-ba-năm-rồi-năm-nữa-là-

đƣợc-về-rồi- = Cháu học đại học ở Thái Nguyên đƣợc ba năm rồi, một năm

nữa là đƣợc về rồi đấy nhỉ?)

Ở ví dụ (1) thông tin luận cứ chƣa đầy đủ, ngƣời nói chƣa hoàn toàn tin tƣởng. Đó mới chỉ là suy đoán dựa vào kinh nghiệm dân gian. Việc trời có nhiều sao chƣa đủ căn cứ khoa học để khẳng định mai trời sẽ nắng to.

Ở ví dụ (2) thông tin luận cứ có độ tin cậy cao hơn. Căn cứ vào thời gian đào tạo của nhà trƣờng và căn cứ vào thời gian đã học tại trƣờng của nhân vật

lan - cháu” mà ngƣời nói có thể nhận định chắc chắn về việc “đƣợc về” của

nhân vật. Vơi câu nhận đinh này ngƣời nói hoàn toàn tin tƣởng nó sẽ phù hợp với hiện thực, do đó khả năng lựa chọn xác nhận là rất cao.

Nhƣ vậy, có thể thấy, điều mà ngƣời hỏi nêu lên trong câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn có luận cứ, có thể là điều mà ngƣời nói cho rằng nó là mới phát hiện khiến cho ngƣời nói ngạc nhiên, cũng có thể là điều không gây ngạc nhiên cho ngƣời nói bởi họ đã biết là vậy. Điều nêu ra vào lúc hỏi có thể là điều mà ngƣời hỏi hoàn toàn tin tƣởng và đang chờ đợi sự đồng tình của ngƣời nghe, đó cũng có thể là điều mà ngƣời nói chƣa hoàn toàn tin tƣởng, ngƣời nói không biết là ngƣời nghe có đồng tình hay không.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn không có luận cứ:

Khác với câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn có luận cứ, việc xác lập nội dung mệnh đề ở câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn không có luận cứ không đòi hỏi phải dựa vào một căn cứ, một cơ sở thông tin nào. Nội dung mệnh đề của câu hỏi loại này đƣợc xác lập chủ yếu dựa vào các nhân tố chủ quan của ngƣời nói liên quan đến các chuẩn mực xã hội và các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ xã hội của những ngƣời tham gia giao tiếp. Ví dụ:

Lục dú slườn ngòi noọng, mí đảy pây liểu nớ?

(con-ở-nhà-trông-em-không-đƣợc-đi-chơi-nớ = Con ở nhà trông em,

không đƣợc đi chơi đâu nhé?)

Ở ví dụ này, nội dung mệnh đề đƣợc thiết lập dựa trên mong muốn chủ quan của ngƣời mẹ, quyền hạn của mẹ (ngƣời mẹ đƣợc phép khống chế, chi phối hành động của con cái trong một giới hạn nào đó, ) đối với con, trách nhiệm của ngƣời con phải nghe lời mẹ (đặc biệt, trong quan hệ ứng xử của ngƣời Tày thì con cái phải hoàn toàn phục tùng cha mẹ).

Xét trong mối quan hệ với câu trả lời thì câu hỏi loại này có thê đƣợc chia thành hai nhóm: câu hỏi có câu trả lời là nhận định về tính đúng sai của điều đang đƣợc nói đến và câu hỏi có câu trả lời là chấp thuận hay không chấp thuận thực hiện hành động đƣợc nói tới. Ví dụ:

(1) Tỉ slườn dấu dụp dú khỏ nỏ?

(nền-nhà-ẩm ƣớt-ở-khó-nỏ = Nền nhà ẩm ƣớt khó chịu nhỉ?)

(2) Khỏi cạ nghé lăng bố đây lỏ?

(tôi-nói-cái gì-không-đƣợc-lỏ = Tôi nói cái gì không đúng à?) (3) Ché tạy noọng slan phưa mà?

(chị-dạy-em-đan lát- = Chị dạy em đan lát nhé?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(ông-cho-cháu-đi-lên-rừng-với-nớ = Ông cho cháu lên rừng với nhé?)

Các ví dụ (1), (2) là những câu hỏi nhận định về tính đúng sai của điều đang đƣợc ngƣời nói nhắc đến. Điều mà ngƣời nói nêu trong câu hỏi có thể là đúng cũng có thể là sai, do đó ngƣời nghe có thể xác nhận hay phủ định điều đƣợc nói tới.

Các ví dụ (3), (4) là những câu hỏi gắn với các câu trả lời là chấp thuận hay không chấp thuận thực hiện hành động mà ngƣời hỏi đã đặt ra trong câu hỏi. Với những câu hỏi thuộc nhóm này, ngƣời nghe cũng có thể chấp thuận

hoặc không chấp thuận hành động mà ngƣời hỏi nêu ra.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày.pdf (Trang 67 - 75)