NÔNG VIẾT TOẠI VÀ “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI”

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày.pdf (Trang 95 - 97)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

3.1. NÔNG VIẾT TOẠI VÀ “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI”

3.1.1. Nông Viết Toại tên khai sinh là Nông Đình Hân, sinh năm 1926 trong một gia đình trung nông hiếu học, yêu văn nghệ. Là ngƣời con của dân tộc Tày, ngay từ nhỏ Nông Viết Toại đã đƣợc đắm mình trong cái nôi của văn hóa Tày đậm đà bản sắc. Chính chất trữ tình, mộc mạc của những điệu hát then, hát lƣợn cùng với tri thức Hán học có đƣợc đã hun đúc nên con ngƣời Nông Viết Toại.

Nông Viết Toại là một trong những nhà văn đầu tiên có công khai phá nền văn xuôi các dân tộc thiểu số. Con đƣờng đến với văn chƣơng của Nông Viết Toại cũng chính là con đƣờng đến với cách mạng. Những sáng tác văn học đầu tiên của ông là những bài thơ cổ động, tuyên truyền Cách mạng, động viên nhân dân tham gia sửa chữa cầu đƣờng phục vụ chiến dịch Tây Bắc. Những bài thơ của ông nhƣ: “Đi bộ đội”, “xuân qua thu tới”, “chiếc đồng hồ” đã trở nên rất quen thuộc với nhiều ngƣời. Sau này những bài thơ ấy đƣợc in trong cuốn “Nắng ban trƣa”- tập thơ đánh dấu một chặng đƣờng thơ của Nông Viết Toại. Năm 1952, với trọng trách là thành lập và phụ trách đoàn Văn công Liên khu Việt Bắc, ông có điều kiện thuận lợi hơn trong sáng tác. Ông bắt tay vào sáng tác văn xuôi. “Nƣớc ruộng” là truyện ngắn đầu tay đƣợc ông viết trong thời kì thuộc Pháp. Mặc dù truyện không đƣợc in nhƣng nó chính là lần tập dƣợt đầu tiên mở đƣờng cho những sáng tác có giá trị về sau. Năm 1957 ông đƣợc tham gia lớp bồi dƣỡng về công tác văn hóa quần chúng, có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về việc viết văn, Nông Viết Toại bắt đầu gặt hái đƣợc nhiều thành công. “Đoạn đƣờng ngoặt” (Boỏng tàng tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

éo) là tập truyện bao gồm những sáng tác tiêu biểu của ông từ khi hòa bình lập lại đến hết kháng chiến chống Mĩ.

Có thể nói, dù sáng tác ở thể loại nào thì ngòi bút của Nông Viết Toại vẫn luôn gắn chặt với truyền thống, với dân tộc. Các sáng tác của ông mang những nét đặc trƣng dân tộc rõ nét. Điều đó không chỉ đƣợc thể hiện qua cảm hứng sáng tác mà còn đƣợc thể hiện thông qua hình thức, các tác phẩm bằng tiếng Tày chiếm một khối lƣợng không nhỏ trong sáng tác của Nông Viết

Toại. Trong sáng tác văn chƣơng, Nông Viết Toại luôn quan niệm: “Điều hết

sức quan trọng trong sáng tác hiện nay, ở bất cứ thể loại nào, dù mới xuất hiện như văn xuôi, cũng phải cho đậm hương sắc những di sản tốt đẹp của nền văn học truyền thống, không nên và không được xa rời nó. Cùng với ngôn ngữ, nó là chiếc cầu cảm thông sâu sắc giữa độc giả và tác giả...” (Dẫn theo Lâm Tiến [40,156]. Quan niệm này đã chi phối toàn bộ những sáng tác của Nông Viết Toại và có lẽ cũng nhờ quan niệm này đã đem đến những thành công cho sáng tác của ông.

3.1.2. “Tuyển tập Nông Viết Toại” của nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản năm 2005. Đây là cuốn sách do các soạn giả Nông Quốc Bình, Cao Duy Sơn, Trịnh Hà tuyển chọn từ những sáng tác của Nông Viết Toại. Tuyển tập bao gồm những sáng tác tiêu biểu của Nông Viết Toại ở các thể loại nhƣ: thơ, văn và tiểu luận ghi chép. Về thơ, có tám bài thơ viết bằng tiếng Tày, trong đó phải kể đến những bài đã rất quen thuộc với đồng bào nhƣ: “Pây bộ đội” (Đi bộ đội), “Việt Bắc boong hây” (Việt Bắc chúng ta), “Chứ vằn chiêng pi cón” (Đầu xuân năm mới), “Lẩn tuyện tức Mị” (Kể chuyện đánh Mĩ)..., Lời thơ của ông giản dị, mộc mạc, gần gũi nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày của chính đồng bào vậy. Về tiểu luận và ghi chép bao gồm năm bài trong đó có các bài nhƣ: “Tiếng Tày với sáng tác thơ văn”, “làm thơ tiếng Tày”, “Kế thừa vốn cũ”...Đặc biệt nổi bật trong tuyển tập này là các sáng tác văn xuôi. Các soạn giả đã đƣa vào tuyển tập này chín tác phẩm, trong đó có năm truyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngắn đƣợc viết bằng tiếng Tày đặc biệt có giá trị, đánh dấu sự thành công của Nông Viết Toại trên con đƣờng đến với văn xuôi các dân tộc thiểu số bằng chất liệu tiếng mẹ đẻ của mình. Đó là những tác phẩm: “Boỏng tàng tập éo” (Đoạn đƣờng ngoặt), “Hăn phi” (Thấy ma), “Cái pựt” (Cái pựt), “Ngần muộc” (Ngần muộc), “Chài vệ quốc đoàn” (Anh vệ quốc đoàn). Trong số các truyện trên thì “Boỏng tàng tập éo đƣợc coi là thành công hơn cả.

Nội dung chủ yếu trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại là viết về cuộc sống của những ngƣời dân miền núi, nổi bật nhất là các hình tƣợng:

- Ngƣời chiến sĩ cộng sản trên con đƣờng đấu tranh cách mạng

- Ngƣời dân miền núi trong việc đấu tranh với những tàn dƣ của chế độ cũ để đến với cuộc sống mới tiến bộ văn minh.

Trong các truyện ngắn trên, Nông Viết Toại không đi sâu vào miêu tả thiên nhiên miền núi với khung cảnh hùng vĩ nên thơ, mà đi sâu vào những tình huống khác nhau nhằm làm rõ cuộc sống xã hội muôn màu của ngƣời dân miền núi với những mỗi quan hệ phức tạp. Trong những truyện ngắn này ta có thể bắt gặp những tình huống giao tiếp mà ở đó tính cách của các nhân vật đƣợc bộc lộ tƣơng đối rõ nét. Lưu chững chạc, đáng tin cậy, Niệm dịu dàng đằm thắm (Boỏng tàng tập éo); bà Sáng thật thà, cả tin; ông Sáng tỉnh táo, lí trí (hăn phi; lão Cương nhẹ dạ, mê tín; Sliểng, lão Minh, lão Đậu tham tiền làm điều xằng bậy (Ngần muộc); bà Nậu chu đáo, ân cần (Chài vệ quốc đoàn), Thanh nhiệt tình hăng hái; bọn Chánh Mói ranh ma, hiểm độc (Boỏng tàng tập éo)...

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày.pdf (Trang 95 - 97)