1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua dạy học một số bài địa lí ở trường THCS

21 908 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua dạy học một số bài địa lí ở trường THCS
Tác giả Lê Thị Thu Hà
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Địa lí
Thể loại Bài báo khoa học
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 258,5 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra quan sát Tôi đã tiến hành điều tra về thực trạng dạy học Địa lí nói chung và thựctrạng dạy học lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biếnnhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường Đối với nước ta, cácthế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoàbình Do vậy, chúng ta cần xây dựng một thế trận quốc phòng toàn dân, an ninhnhân dân hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, cókhả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân tương lai củađất nước

Một trong những hình thức hiệu quả là sử dụng phương pháp lồng ghépnội dung Quốc phòng và an ninh trong chương trình học ở phổ thông Việc tíchhợp vấn này vào các bài học là rất thiết thực, vừa tăng thêm nhận thức tình yêuquê hương đất nươc, đồng thời cũng góp phần đổi mới trong phương pháp dạyhọc hiện tại theo hướng tích hợp liên môn, một xu thế đang dần phổ biến trênthế giới

Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức,trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức Quốc phòng và an ninh là một nhiệm vụthiết thực, việc giảng dạy cho học sinh có được những kiến thức về Quốc phòng

và an ninh là một việc làm đúng đắn và rất có ý nghĩa Nó sẽ giúp cho khối đạiđoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Trên cơ sở mục tiêu, nội dung bài học và kinh nghiệm thực tế; Bộ Giáodục và Đào tạo đã ban hành thông tư 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01

năm 2017 về “Hướng dẫn giáo dục Quốc phòng và an ninh trong trường Tiểu học, trung học cơ sở” nhằm mục đích lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an

ninh thông qua nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục Nội dung củathông tư nêu rõ mục tiêu và yêu cầu của giáo dục Quốc phòng và an ninh:

1.2 Mục đích nghiên cứu

Việc thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục Quốc phòng và an ninh vàochương trình dạy học Địa lí, giáo dục cho học sinh THCS được coi là nhiệm vụquan trọng hình thành hiểu biết ban đầu về Quốc phòng và an ninh

Lồng ghép giáo dục Quốc phòng an ninh góp phần xây dựng, phát triển tưduy, bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, xây dựng cho học sinh lòng yêunước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thốngđấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; của các lực lượng vũ trangnhân dân

Góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổquốc, yêu đồng bào, nhận thức được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa cho học sinh THCS

Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục Quốc phòng và an ninh trong trường THCS phải phù hợp vớiđiều kiện tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung cácbài học có trong chương trình SGK và thông qua các hoạt động ngoại khóa:tham quan lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị vũ trang, hội thi tìm hiểu

về quốc phòng và an ninh

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

* Phương pháp thu thập tài liệu

Căn cứ vào mục tiêu của đề tài tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiềunguồn khác nhau như:

- Các báo cáo, các đề tài khoa học có đề cập đến việc lồng ghép giáo dụcQuốc phòng và an ninh trong dạy học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và những tài liệu bồi dưỡng giáo viênphục vụ cho giảng dạy Địa lí 6,7,8,9

* Phương pháp phân tích hệ thống

Nội dung giảng dạy, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học luôn cómối quan hệ chặt chẽ với nhau và được coi như một thể thống nhất Tổ chức mộtgiờ học Địa lí có lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh phải quan tâm tớinội dung mỗi bài cụ thể, trình độ của giáo viên và khả năng của học sinh

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra quan sát

Tôi đã tiến hành điều tra về thực trạng dạy học Địa lí nói chung và thựctrạng dạy học lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh thông qua dạy học Địa

lí ở trường THCS nói riêng, đồng thời tiến hành điều tra về cơ sở vật chất củanhà trường, nhu cầu của giáo viên về các tài liệu, phương tiện dạy học Địa lí

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tôi tiến hành thực nghiệm khảo sát tình hình dạy học Địa lí ở một sốtrường THCS thông qua những buổi hội thảo, tập huấn chuyên đề với giáo viên

về Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ( modul 1,modul2, modul 3)

Tiến hành điều tra thống kê kết quả học tập của học sinh ở các lớp 6,7,8,9của trường THCS Cẩm Tân qua các bài kiểm tra từ đầu năm học đến trước khithực nghiệm để làm kết quả đối chứng với sau khi thực nghiệm từ đó nhận thấyhiệu quả của việc “Lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh thông qua dạyhọc một số bài Địa lí ở trường THCS”

Trang 3

Tôi tiến hành dạy thực nghiệm 4 giáo án ở 4 lớp của trường THCS CẩmTân để đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc “Lồng ghép giáo dục Quốcphòng và an ninh thông qua dạy học một số bài Địa lí ở trường THCS”

Từ kết quả của các bài kiểm tra ở cả 2 loại lớp thực nghiệm và đối chứng, tôitiến hành phân tích cả định tính và định lượng để rút ra kết luận của sáng kiến

1.5 Những điểm mới của SKKN

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền của đất nước, tạicác trường THCS đã đưa nội dung lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninhvào giảng dạy dưới hình thức lồng ghép vào một số môn học, trong đó có mônĐịa lí; kết hợp các buổi học ngoại khóa nhằm tập trung vào một số chủ đề chính:tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong dựng nước

và giữ nước; truyền thống lịch sử của quân đội và công an; một số kỹ năng sốngphù hợp với sự phát triển của xã hội; giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình

và yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi đãchọn sáng kiến: “Lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh thông qua dạy

học một số bài Địa lí ở trường THCS” với mong muốn góp phần nâng cao chất

lượng dạy học, cũng như góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về Quốcphòng và an ninh của Việt Nam Đồng thời, qua đây cũng khơi dậy trong các thế

hệ học sinh tình yêu quê hương, đất nước

PHẦN II: NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Quốc phòng và an ninh là một vấn đề thời sự nóng, chủ quyền lãnh thổ vàbiên giới biển đảo là nội dung luôn được dư luận quan tâm Vì thế, cùng với việclựa chọn các biện pháp đổi mới phương pháp giáo dục, tuyên truyền giáo dục thìmỗi giáo viên cần tích cực lồng ghép vấn đề này vào bài giảng của mình chắcchắn hiệu quả giáo dục sẽ rất cao Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí,thông qua quá trình giảng dạy có liên quan đến vấn đề Quốc phòng và an ninh,các tiết học địa lí địa phương hoặc các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nhấtđịnh cần lồng ghép nội dung Quốc phòng và an ninh cho học sinh để từ đó giáodục về tình yêu quê hương đất nước mình

Việc dạy học lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh cho học sinh làmột việc mang ý nghĩa rất quan trọng Nó giúp các em thấy được phạm vi chủquyền của dân tộc; vai trò của từng tấc đất, từng hải lí, từng điểm đảo, từng bãi

đá ngầm trên biển- nơi mà các chiến sĩ, quân và dân ta đang canh giữ là mộtphần máu thịt không thể tách rời Trong một số bài học có nội dung liên quantrực tiếp đến vấn đề Quốc phòng và an ninh Việt Nam - đây là cơ sở để ngườigiáo viên dạy Địa lí có thể lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh cho học

Trang 4

sinh Qua đó cần trang bị cho các em trong độ tuổi trưởng thành một lý tưởngsống, nhận thức về giá trị của tài nguyên biển, hải đảo để bảo vệ môi trườngbiển đảo cũng như vấn đề nhạy cảm chủ quyền quốc gia trên biển.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

01/2017/TT-Công tác lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh cho HS thườngxuyên được Ban giám hiệu cùng với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhàtrường quan tâm thực hiện Lồng ghép công tác này vào phong trào thi đua:

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Xét trên thực tế, mỗi họcsinh đều có ý thức rèn luyện phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, phát triểncon người toàn diện, trở thành công dân có ích

2.2.2 Khó khăn

* Về phía giáo viên:

Thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục Quốc phòng và an ninh cho học sinhTHCS ít được đề cập đến khi giảng dạy một tiết, giáo viên còn nặng về việccung cấp những kiến thức cơ bản của tiết học đó mà chưa chú trọng mở rộng

Trang 5

liên hệ tới vấn đề này, đồng thời chưa có phương pháp hiệu quả Hơn nữa, từtrước tới nay vấn đề này chưa được giáo viên quan tâm nhiều, việc lồng ghépgiáo dục Quốc phòng và an ninh ít được chú ý tới do kiến thức trong sách giáokhoa ít liên quan và không có tài liệu hướng dẫn cụ thể

Nhiều giáo viên các môn học khác cũng mơ hồ về chủ quyền của đất nước,khi được hỏi nhiều người không biết chính xác diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủquyền, các nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế của chúng ta như thế nào

* Về phía học sinh :

Học sinh chưa có điều kiện để Nhiều học sinh cho rằng Địa lí là môn họcphụ Thực tế, đa số học sinh THCS đều thiếu kiến thức về chủ quyền lãnh thổViệt Nam Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền trong các trườnghọc chưa thật sự sâu rộng, phương pháp giảng dạy những bài về biển đảo chưathực sự có hiệu quả Đồng thời, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Địa lí ở cáctrường THCS còn rất hạn chế, nên các em hiểu lệch lạc về vấn đề Quốc phòng

và an ninh của đất nước

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trong chương trình Địa lí từ lớp 6 đến lớp 9, có rất nhiều bài liên quanđến vấn đề quốc phòng và an ninh Nội dung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạoyêu cầu bắt buộc phải tiến hành lồng ghép vào bài học Khi giáo viên xác địnhđược kiến thức trọng tâm bài học thì cần có định hướng mở rộng liên hệ, tíchhợp kiến thức chủ quyền lãnh thổ để các em nhận thức được đây là vấn đề quantrọng cần phải hiểu biết và từ đó có cách ứng xử, thái độ đúng đắn trong việcbảo vệ chủ quyền của đất nước Cụ thể ở một số bài bắt buộc sau đây:

Môn Tên bài Hình thức, nội dung lồng ghép

Địa lí 6

Từ bài 3 trang 12 đến bài 05

trang 18

Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam

và khẳng định chủ quyền của Việt Namđối với Biển Đông và 2 quần đảoHoàng Sa, Trường Sa

Địa lí 7 Bài 10: Dân số và sức ép

dân số tới tài nguyên môi

trường ở đới nóng

Ví dụ về sự gia tăng dân số cóảnh hưởng đến đời sống, vật chất vàmôi trường tại một số thành phố lớn

ở nước taBài 11: Di dân và sự bùng

nổ đô thị ở đới nóng

Ví dụ để chứng minh sự bùng nổ đô thịlàm gia tăng các tệ nạn xã hội, từ đóphá vỡ môi trường tự nhiên và xã hội

Trang 6

Bài 17: Ô nhiễm môi trường

ở đới ôn hòa

Ví dụ để giải thích nguyên nhân dẫnđến ô nhiễm môi trường

Địa lí 8

Bài 24: Vùng biển Việt

Nam

- Những cơ sở pháp lí của Nhà nước ta

để khẳng định chủ quyền của Việt Namđối với Biển Đông và 2 quần đảo Hàng

Bài 14: Giao thông vận tải

và bưu chính viễn thông

Ví dụ về giao thông vận tải và bưuchính viễn thông gắn với quốc phòng

và an ninhBài 38: Phát triển tổng hợp

kinh tế và bảo vệ tài

nguyên-môi trường biển, đảo

Ví dụ để chứng minh phát triển kinh tếbiển phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng

và an ninh biểnBài 39: Phát triển tổng hợp

kinh tế và bảo vệ tài nguyên

môi trường biển, đảo

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốchội ban hành Luật biển Việt Nam, số: 18/2012/QH13, được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21tháng 6 năm 2012 Đây là căn cứ có tính pháp lí lớn nhất ở nước ta về biển đảo

Các công ước quốc tế như bộ quy tắc ứng xử Biển Đông DOC, công ướcquốc tế Biển năm 1982 cũng là những căn cứ pháp lý về quyền và nghĩa vụ trênbiển Đông của các quốc gia trong đó có Việt Nam

Sự đầu tư của nhà nước về mọi mặt như: hiện đại hoá Quân chủng hảiquân nhân dân; tăng cường tiềm lực quốc phòng; hỗ trợ ngư dân bám biển, đưadân ra xây dựng các đảo, nhà giàn DK, xây dựng phòng thủ kiên cố các đảo tiềnphương…

Trang 7

2.3.2 Biện pháp 2 Giáo dục Quốc phòng và an ninh thông qua một số bài học

Công tác giáo dục lồng ghép quốc phòng và an ninh, nhất là biển đảo ViệtNam có ý nghĩa hết sức to lớn, nêu cao tinh thần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổthiêng liêng của tổ quốc Dưới đây là ví dụ về một số bài học đã được tích hợp

và lồng ghép giáo dục Quốc phòng và an ninh:

Bài 23 Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (Địa lí 8)

1 Vi trí, giới hạn lãnh thổ

* GV yêu cầu HS dựa vào bảng 23.2 và hình 23.2 SGK, hãy:

(?) Xác định giới hạn phần đất liền của nước ta trên bản đồ (1, 2 HS lênbảng xác định trên bản đồ)

(?) Xác định từ Bắc đến Nam nước ta trải dài bao nhiêu vĩ độ? Từ Tâysang Đông nước ta rộng bao nhiêu kinh độ? Diện tích là bao nhiêu?

- Kéo dài trên 15 vĩ độ Dài theo chiều Bắc - Nam 1650 km, nơi hẹp nhấtthuộc tỉnh Quảng Bình chưa đầy 50 km Rộng 7 kinh độ, diện tích: 329 247 km2

(?) Xác định trên bản đồ vị trí các điểm cực: Bắc, Nam, Đông, Tây và tọa

độ các điểm cực của phần đất liền nước ta?

Bắc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang 23023’B 105020’ĐNam Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau 8034’B 104040’ĐTây Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên 22022’B 102010’ĐĐông Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa 12040’B 109024’Đ

* Sau khi học sinh đã nắm được vị trí, giới hạn của phần đất liền, GV lồngghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trong dạy học bộ môn

(?) Nước ta có chung biên giới với nước nào?

- Chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc Đường biên giới trên đấtliền Việt Nam - Trung Quốc dài 1449,566 km (đường biên giới trên đất liền:1065,652 km, đường biên giới đi theo sông suối: 383,914 km)

- Chung biên giới trên đất liền với Lào Đường biên giới quốc gia giữaViệt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên giớiViệt Nam - Lào - Trung Quốc, điểm cuối tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào -Cam-pu-chia)

- Chung biên giới trên đất liền với Cam-pu-chia: Đường biên giới trên đấtliền Việt Nam Với Cam-pu-chia dài khoảng 1.137 km (điểm khởi đầu tại vị tríngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia, điểm cuối ở trên bờ biển tiếpgiáp giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Kăm-pốt)

Trang 8

* Sau khi học sinh đã nắm được các nước có chung biên giới với ViệtNam, chiều dài đường biên giới và các tỉnh nước ta giáp biên giới, giáo viên tiếptục lồng ghép bằng cách liên hệ thực tế địa phương.

(?) Tỉnh Thanh Hóa có giáp biên giới với các quốc gia nào không?

Tỉnh Thanh Hóa giáp biên giới với quốc gia Lào ( Phía Tây giáp tỉnh HủaPhăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km)

* Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh tính thống nhất và toànvẹn lãnh thổ nước ta

Việt Nam là một quốc gia toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển vàvùng trời gắn bó chặt chẽ với nhau

Như vậy khi lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn độc lập chủ quyềncủa đất nước vào dạy học các em thấy yêu thích môn học hơn, tiết học sẽ thú vị

và gần gũi với thực tế làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước mình

Bài 24 Vùng biển Việt Nam (Địa lí 8)

1 Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

- Biển Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2

- Là 1 bộ phận của Biển Đông Biển Việt Nam nằm trong biển Đông córanh giới chưa được thống nhất, chưa được xem xét riêng biệt như phần đất liền

mà xét chung trong Biển Đông

* GV giảng qua hình 24.5: Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộnglãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam

* Sau khi học sinh nắm được diện tích giới hạn của biển Đông và vùngbiển Việt Nam, GV lồng ghép giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dântộc trong dạy học bộ môn

Biển Đông đã và đang là vùng biển chung của các quốc gia trong khu vực

và chứa đựng nhiều quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực Biển

Trang 9

Đông không thuộc hoàn toàn riêng về một nước, vì thế các vấn đề của BiểnĐông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần cầu thị, tôn trọng chủquyền và lợi ích của nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, cùng nhau tìm một giảipháp công bằng, mà các bên cùng có thể chấp nhận Các yêu sách biển vô lí và

đi ngược lại các quy định của luật biển quốc tế như “đường lưỡi bò” sẽ khôngthể có chỗ đứng trong thế giới hiện đại

Bài 38 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường

biển - đảo (Địa lí 9)

1 Vùng biển Việt Nam.

* GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ vùng biển Việt Nam cho biết:

(?) Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những Quốc gia nào?

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a,In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Cam-pu-chia…

(?) Nước ta có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Có bao nhiêu tỉnh, thànhgiáp biển?

- Nước ta có 28 tỉnh thành phố giáp biển, bờ biển dài 3.260 km từ MóngCái đến Hà Tiên, với vùng biển rộng trên 1 triệu km2, có trên 30 cảng biển, 112cửa sông, 47 vũng, vịnh và khoảng 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ

* GV giới thiệu sơ đồ lát cắt ngang vùng biển Việt Nam:

Lát cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Trang 10

(?) Dựa vào lát cắt, kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta?

Bao gồm các bộ phận: Vùng nội thủy; lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải;vùng đặc quyền kinh tế; thềm lục địa

2 Các đảo và quần đảo

* GV cho HS dựa vào H38.2 (SGK): Lược đồ một số đảo và quần đảoViệt Nam

(?) Xác định chỉ trên bản đồ các đảo lớn ven bờ? Các quần đảo và đảo lớn

xa bờ?

- Nước ta có trên 4000 đảo lớn nhỏ, có những đảo đông dân (Cái Bầu,Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quý, Phú Quốc); có những đảo chụm lại thành quần đảo(Hoàng Sa, Trường Sa, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà); các huyện đảo đông dân: VânĐồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (QuảngTrị), Lí Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - VũngTàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang)

- Các đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là nơi cưngụ của các tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ dài ngày Việc khẳng định chủquyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳngđịnh chủ quyền của nước ta đối với vùng thềm lục địa quanh đảo

(?) Nêu vai trò, ý nghĩa của biển Việt Nam

- Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tếbiển (khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, khai thác và nuôi trồng hải sản,

du lịch biển)

- Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới

- Các đảo, quần đảo là vọng gác tiền tiêu phía Đông của phần đất liền, có

ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng

* Sau khi HS nắm được giới hạn vùng biển và vị trí các đảo và quần đảonước ta, giáo viên lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc (về biểnđảo) cho HS

* GV cho HS quan sát bản đồ đường lưỡi bò trên Biển Đông của TrungQuốc:

Ngày đăng: 22/05/2021, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w