Vì vậy trong quá trình dạy học môn Toán 8 tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh lớ
Trang 11 Mở đầu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ……… 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 1
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến 1
2.2 Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của sáng kiến 2
2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện 3
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13
3 Kết luận, kiến nghị 16
3.1 Kết luận 16
3.2 Kiến nghị: 17
Tài liệu tham khảo 18
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Môn Toán là một môn học khó trong các cấp học, đó là một thử thách lớn đối với người học, đồng thời cũng là một thử thách lớn đối với người dạy Đối với học sinh, để học tốt môn Toán đòi hỏi phải có một sự say mê và khổ công rèn luyện Đối với giáo viên, để dạy tốt môn Toán đòi hỏi phải có một kiến thức sâu rộng, biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp để truyền đạt kiến thức cho học sinh trong từng trường hợp cụ thể Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để có những sáng kiến kinh nghiệm dạy tốt đối với từng dạng toán, từng kĩ năng giải toán
Trong môn toán 8 cấp THCS có cung cấp cho học sinh các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử Nhưng trong thực tế, đối mặt với một bài toán phân tích đa thức thành nhân tử thì học sinh rất băn khoăn không biết sử dụng phương pháp nào cho phù hợp
Vì vậy trong quá trình dạy học môn Toán 8 tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và
đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh lớp 8, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường PTDTBT THCS Tam Chung ”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Hình thành cho học sinh các kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng kết về một số giải pháp rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh lớp 8 trường PTTBT THCS Tam Chung
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu…
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình môn Toán ở các cấp học, đòi hỏi người dạy và người học cần hệ thống được đầy đủ các dạng kiến thức, các dạng toán Đối với mỗi dạng kiến thức, mỗi dạng toán phải nắm được kĩ năng, quy trình, quy tắc giải của nó, như vậy việc dạy và học mới được thuận lợi, dễ dàng
Trong chương trình môn Toán 8 cấp THCS, các dạng toán khác đã có quy tắc giải Đối với dạng toán “Phân tích đa thức thành nhân tử”, sách giáo khoa đã giới thiệu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, nhưng không nêu rõ quy tắc phân tích đa thức thành nhân tử Vì vậy học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi phân tích một đa thức thành nhân tử
Trang 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế tôi thấy học sinh rất khó khăn khi phân tích một đa thức thành nhân tử Tìm hiểu thực trạng các trường THCS khác trong huyện và các huyện khác tôi thấy thực trạng đều tương tự
Các dạng toán khác đã có quy tắc giải cụ thể, vì vậy học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức, vận dụng quy tắc giải là có thể giải nhanh chóng và chính xác dạng toán đó Phân tích đa thức thành nhân tử lại là dạng toán không có quy tắc giải, mặc dù SGK đã cung cấp 4 phương pháp phân tích đó là:
+ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung ; + Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức; + Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm nhiều hạng tử; + Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp Trong thực tế, khi phân tích một đa thức đòi hỏi phải phối hợp nhiều phương pháp phân tích thì học sinh khó nhận định được:
+ Phải sử dụng những phương pháp nào?
+ Phải thực hiện phương pháp nào trước, phương pháp nào sau?
Đó là những câu hỏi khó đối với học sinh lớp 8 khi mới học về các phương pháp phân tích thành nhân tử
Năm học 2018 - 2019 khi chưa áp dụng SKKN, qua khảo sát 82 học sinh lớp 8 của Trường PTDTBT THCS Tam Chung - Mường Lát với đề bài:
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 - 2x2 + x;
b) 2x2 + 4x + 2 - 2y2;
c) x3 - 2x2 +x - xy2
Kết quả thống kê như sau:
Bảng 1
Lớp Sĩ
số
Loại giỏi (Điểm 9-10)
Loại khá (Điểm 7-8)
Loại TB (Điểm 5-7)
Loại yếu (Điểm 3-4)
Loại kém (Điểm 0-3)
Bảng thống kê cho ta thấy, tổng hai loại yếu và kém là 15,9% Như vậy không đạt chỉ tiêu đề ra trong năm học, đòi hỏi cấp thiết phải có biện pháp khắc
Trang 4phục Một trong những giải pháp khắc phục đó là trong quá trình dạy - học phải
thể hiện được “trình tự các bước khi phân tích một đa thức thành nhân tử”.
2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Trong phần này tôi sẽ đưa ra các giải pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức, hình thành kỹ năng, nắm vững được các dạng, biết sử dụng những bước cần thực hiện khi gặp bài toán phân tích đa thức thành nhân tử
Bố cục trình bày: Từ lý thuyết đến thực hành, bài tập luyện tập từ dễ đến khó và cuối cùng là phần bài tập học sinh tự luyện để củng cố kiến thức
2.3.1 Yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đã học có liên quan đến phân tích đa thức thành nhân tử.
Thứ nhất: HS cần nắm vững các quy tắc về dấu đã học trong chương trình
lớp 6, lớp 7
Thứ hai: Thuộc và áp dụng thành thạo 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
Thứ ba: Linh hoạt trong việc tách một hạng tử thành nhiều hạng tử hoặc
thêm bớt cùng một hạng tử thích hợp
Thứ tư: Nắm vững trình tự các phương pháp khi phân tích đa thức thành
nhân tử mà SGK trình bày:
- Phương pháp 1: Đặt nhân tử chung.
- Phương pháp 2: Dùng hằng đẳng thức.
- Phương pháp 3: Nhóm hạng tử ( chú ý nhóm sao cho các hạng tử được nhóm có nhân tử chung hoặc có dạng hằng đẳng thức).
- Phương pháp 4: Tách hạng tử
- Phương pháp 5: Thêm, bớt hạng tử (chú ý khi tách một hạng tử thành nhiều hạng tử hoặc thêm bớt cùng một hạng tử phải tách và thêm bớt sao cho phù hợp).
- Phương pháp 6: Đặt ẩn phụ
- Phương pháp 7: Phương pháp phối hợp nhiều phương pháp.
Đối với nhiều bài toán ta phải vận dụng tổng hợp các phương pháp trên một cách linh hoạt.
Thứ năm: Tham khảo thêm một số phương pháp phân tích đa thức thành
nhân tử nằm ngoài SGK Toán 8 (dành cho học sinh khá, giỏi)
- Phương pháp 1:Phương pháp bất định (hay đồng nhất hệ số).
Hai đa thức (dạng thu gọn ) là đồng nhất khi và chỉ khi mọi hệ số của các đơn thức đồng dạng trong hai đa thức phải bằng nhau
- Phương pháp 2: Phương pháp giảm dần số mũ của lũy thừa)
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các đa thức như: a7+a5 + 1; a8+ a4+1;
là những đa thức có dạng a3m+2 + a3n+1 +1 Khi phân tích đa thức có dạng như trên thì biểu thức sau khi phân tích đều có một nhân tư là: a2 + a + 1
2.3.2 Hình thành kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử
Trong quá trình dạy, từ tiết 9 (theo PPCT) đến tiết 14 và các tiết dạy có liên quan đến phân tích đa thức thành nhân tử, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để truyền đạt được kỹ năng phân tích đa thức
thành nhân tử đó là “trình tự các bước khi phân tích một đa thức thành nhân
Trang 5tử” đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực hoạt động của học sinh, tạo
không khí học tập sôi nổi trong giờ học
2.3.3 Áp dụng vào các bài tập cụ thể để minh họa và khắc sâu kiến thức.
Ví dụ 1: Tiết 13 - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp [1]
Trong tiết dạy này tôi đã tổ chức cho lớp hoạt động “1.Ví dụ” theo tiến trình sau:
Hoạt động 1: Ví dụ
* Ví dụ 1 Phân tích đa thức sau thành
nhân tử:
5x3 + 10x2y + 5xy2
- Đa thức này có mấy hạng tử ? Các
hạng tử này có nhân tử chung không?
Nếu có thì nhân tử chung là gì?
- Vậy áp dụng phân tích đa thức thành
nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử
chung, hãy phân tích đa thức này
thành nhân tử?
- Đa thức x2 + 2xy + y2 có dạng hằng
đẳng thức không? Nếu có thì là dạng
hằng đẳng thức nào?
- Vậy áp dụng phân tích đa thức thành
nhân tử bằng phương pháp dùng hằng
đẳng thức, hãy phân tích đa thức
x2 + 2xy + y2 thành nhân tử?
- Đến đây ta thấy đa thức đã cho đã
được phân tích thành nhân tử một cách
triệt để bằng cách phối hợp hai phương
pháp phân tích lần lượt là: Đặt nhân tử
chung và dùng hằng đẳng thức
* Ví dụ 2 Phân tích đa thức thành
nhân tử:
x2 - 2xy + y2 - 9
- Đa thức này có mấy hạng tử? Các
hạng tử này có nhân tử chung không?
Nếu có thì nhân tử chung là gì?
- Như vậy không thể dùng đặt nhân tử
chung để phân tích đa thức thành nhân
tử.Vậy ta nghĩ đến sử dụng phương
pháp phân tích thứ hai: Dùng hằng
đẳng thức
- Tất cả 4 hạng tử của đa thức có dạng
- Đa thức này có 3 hạng tử Các hạng
tử này có nhân tử chung là 5x
5x3 + 10x2y + 5xy2
= 5x(x2 + 2xy + y2)
- Đa thức x2 + 2xy + y2 có dạng hằng đẳng thức là bình phương của một tổng
= 5x(x2 + 2xy + y2) = 5x(x+y)2
- Đa thức này có 4 hạng tử Các hạng
tử này đều không có nhân tử chung
- Tất cả 4 hạng tử của đa thức không
Trang 6hằng đẳng thức nào không? Đó là dạng
hằng đẳng thức nào?
- Như vậy không thể dùng hằng đẳng
thức để phân tích đa thức thành nhân
tử.Vậy ta nghĩ đến sử dụng phương
pháp phân tích thứ ba là: Nhóm hạng
tử sao cho xuất hiện đa thức có nhân
tử chung hoặc đa thức có dạng hằng
đẳng thức
- Ta nhóm như thế nào?
- Phân tích đa thức x2 - 2xy + y2 thành
nhân tử?
- Đa thức (x - y)2 - 9 lại có dạng hằng
đẳng thức nào? Hãy phân tích thành
nhân tử?
- Đến đây ta thấy đa thức đã cho đã
được phân tích thành nhân tử một cách
triệt để bằng cách thử phân tích lần
lượt các phương pháp phân tích đã học
và chỉ phối hợp được hai phương pháp
đó là: Nhóm hạng tử và dùng hằng
đẳng thức
?1 Phân tích đa thức thành nhân tử:
2x3y - 2xy3 - 4xy2 - 2xy
- Đa thức có tất cả bao nhiêu hạng tử?
Các hạng tử này có nhân tử chung
không? Nhân tử chung là gì?
- Phân tích đa thức bằng phương pháp
đặt nhân tử chung?
- Phân tích đa thức trong ngoặc tròn
x2 - y2 - 2y - 1
+ Đa thức này có mấy hạng tử? Các
hạng tử này có nhân tử chung không?
Nếu có thì nhân tử chung là gì?
+ Như vậy không thể dùng đặt nhân
tử chung để phân tích đa thức thành
nhân tử.Vậy ta nghĩ đến sử dụng
phương pháp phân tích thứ hai: Dùng
hằng đẳng thức
+ Tất cả 4 hạng tử của đa thức có
dạng hằng đẳng thức nào không? Đó là
dạng hằng đẳng thức nào?
+ Như vậy không thể dùng hằng đẳng
thức để phân tích đa thức thành nhân
có dạng hằng đẳng thức nào
x2 - 2xy + y2 - 9 = (x2 - 2xy + y2) - 9 = (x - y)2 - 9
= (x - y)2 -32
= (x - y - 3)( x - y + 3)
- Đa thức có tất cả 4 hạng tử Các hạng tử này có nhân tử chung là 2xy
2x3y - 2xy3 - 4xy2 - 2xy = 2xy(x2 - y2 - 2y - 1)
+ Đa thức có 4 hạng tử Các hạng tử này không có nhân tử chung
= 2xy[x2 - ( y2 +2y +1)]
+ Các hạng tử này không có dạng hằng đẳng thức nào
Trang 7tử Vậy ta nghĩ đến sử dụng phương
pháp phân tích thứ ba là: Nhóm hạng
tử sao cho xuất hiện đa thức có nhân
tử chung hoặc đa thức có dạng hằng
đẳng thức
+ Ta nhóm như thế nào?
+ Phân tích đa thức y2 + 2y + 1 thành
nhân tử bằng cách dùng hằng đẳng
thức?
+ Đa thức x2 - (y +1)2 có dạng hằng
đẳng thức nào? Hãy phân tích thành
nhân tử?
- Đến đây ta thấy đa thức đã cho đã
được phân tích thành nhân tử một cách
triệt để bằng cách thử phân tích lần
lượt các phương pháp phân tích đã học
và phối hợp được ba phương pháp đó
là: Đặt nhân tử chung, nhóm hạng tử
và dùng hằng đẳng thức
= 2xy[x2 - (y2 +2y +1)]
= 2xy[x2 - (y +1)2]
= 2xy{[x - (y+1)].[x + (y + 1) ]} = 2xy(x – y - 1).(x + y + 1)
Ví dụ 2: Thống kê cách giải các bài toán “ Phân tích đa thức thành nhân tử” theo trình tự các bước trong SGK Toán 8 [1]
* Bài 51/Trang24/SGK Toán 8
a) x3 - 2x2 + x
Cách 1:
- Bước 1: Đặt nhân tử chung ;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức để đưa đa
thức thành nhân tử theo yêu cầu của bài
Cách 2:
- Bước 1: Tách một hạng tử thành nhiều
hạng tử ;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có nhân tử chung hoặc có dạng
hằng đẳng thức;
- Bước 3: Đặt nhân tử chung ;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức để đưa đa
thức thành nhân tử theo yêu cầu của bài
b) 2x2 + 4x + 2 - 2y2
* Bài 51/Trang24/SGK Toán 8
Phân tích đa thức thành nhân tử: a) x3 - 2x2 + x
Cách 1:
x3 - 2x2 + x = x( x2 -2x + 1) = x( x - 1)2
Cách 2:
x3 - 2x2 + x = x3 – x2 – x2 + x = (x3 – x2) - (x2 - x) = x2 (x - 1) – x(x - 1) = (x - 1) (x2 - x) = x( x - 1)2
b) 2x2 + 4x + 2 - 2y2
Trang 8- Bước 1: Đặt nhân tử chung ;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có nhân tử chung hoặc có dạng
hằng đẳng thức;
- Bước 3: Dùng hằng đẳng thức rồi phân
tích đa thức thành nhân tử theo yêu cầu
c)2xy - x2 - y2 + 16
- Bước 1: Nhóm hạng tử sao cho xuất
hiện hằng đẳng thức;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức đê phân
tích đa thức thành nhân tử theo yêu cầu
* Bài 53/Trang 24/ SGK Toán 8
a) x2 - 3x + 2
- Bước 1: Tách một hạng tử thành nhiều
hạng tử thích hợp;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có nhân tử chung hoặc có dạng
hằng đẳng thức;
- Bước 3: Đặt nhân tử chung rồi phân tích
đa thức thành nhân tử theo yêu cầu
b) x2 + x - 6
- Bước 1: Tách một hạng tử thành nhiều
hạng tử thích hợp;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có nhân tử chung
- Bước 3: Đặt nhân tử chung để đưa đa
thức về dạng nhân tử
c) x2 + 5x + 6
- Bước 1: Tách một hạng tử thành nhiều
hạng tử thích hợp;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có nhân tử chung
- Bước 3: Đặt nhân tử chung để đưa đa
thức về dạng nhân tử
* Bài 54/Trang 25/SGK Toán 8
a) x3 + 2x2y + xy2 - 9x
= 2(x2 + 2x + 1 - y2) = 2[(x2 + 2x + 1) - y2] = 2[(x + 1)2 - y2] = 2[(x + 1 - y)( x + 1 + y)] = 2(x - y + 1)( x + y + 1)
c) 2xy - x2 - y2 + 16 = 16 - (x2 - 2xy + y2) = 42 - (x + y)2
= [ 4 - (x + y)].[4 + (x + y)] = (4 - x - y)(4 + x + y)
* Bài 53/Trang 24/ SGK Toán 8
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 - 3x + 2 = x2 - x - 2x + 2 = (x2 - x) - (2x - 2) = x(x - 1) - 2(x - 1) = (x - 1)(x - 2)
b) x2 + x - 6 = x2 + 3x - 2x - 6 = (x2 + 3x) - (2x +6) = x(x + 3) - 2(x +3) = (x + 3)(x -2)
c) x2 + 5x + 6 = x2 + 2x + 3x +6 = (x2 + 2x) + (3x +6) = x(x + 2) + 3(x +2) = (x +2)(x + 3)
* Bài 54/Trang 25/SGK Toán 8
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 + 2x2y + xy2 - 9x
Trang 9- Bước 1: Đặt nhân tử chung;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức;
- Bước 3: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có nhân tử chung hoặc có dạng
hằng đẳng thức rồi đưa đa thức thành
nhân tử theo yêu cầu bài toán
b) 2x - 2y - x2 + 2xy - y2
- Bước 1: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có nhân tử chung hoặc có dạng
hằng đẳng thức;
- Bước 2: Đặt nhân tử chung và dùng
hằng đẳng thức để đưa đa thức thành
nhân tử theo yêu cầu bài toán
c) x4 - 2x2
- Bước 1: Đặt nhân tử chung;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức để đưa đa
thức thành nhân tử theo theo yêu cầu bài
toán
* Bài 57/Trang 25/SGK Toán 8
a) x2 - 4x + 3
- Bước 1: Tách một hạng tử thành nhiều
hạng tử thích hợp;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có xuất hiện nhân tử chung ;
- Bước 3: Đặt nhân tử chung đưa đa thức
thành nhân tử theo yêu cầu bài toán
b) x2 + 5x + 4
- Bước 1: Tách một hạng tử thành nhiều
hạng tử thích hợp;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có xuất hiện nhân tử chung ;
- Bước 3: Đặt nhân tử chung đưa đa thức
thành nhân tử theo yêu cầu bài toán
c) x2 - x - 6
= x(x2 + 2xy + y2 - 9) = x[(x2 + 2xy + y2) - 9]
= x[(x + y)2 -32] = x[(x + y - 3)(x + y +3)]
= x(x + y - 3)(x + y +3)
b) 2x - 2y - x2 + 2xy - y2
= (2x - 2y) - (x2 - 2xy + y2) = 2(x - y) - (x - y)2
= (x - y)[2 - (x - y)]
= (x - y)(2 - x +y)
c) x4 - 2x2
= 2 ( 2 2 )
x x
= x2(x 2)(x 2)
* Bài 57/Trang 25/SGK Toán 8
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 - 4x + 3 = x2 - x - 3x + 3 = (x2 - x) - (3x - 3) = x(x - 1) - 3(x - 1) = (x - 1)(x - 3)
b) x2 + 5x + 4 = x2 + x + 4x + 4 = (x2 + x) + (4x + 4) = x(x + 1) + 4(x + 1) = (x + 1)(x +4)
c) x2 - x - 6
Trang 10- Bước 1: Thêm bớt các hạng tử thích
hợp;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có xuất hiện nhân tử chung hoặc
hằng đẳng thức ;
- Bước 3: Đặt nhân tử chung đưa đa thức
thành nhân tử theo yêu cầu bài toán
d) x4 + 4
- Bước 1: Thêm bớt các hạng tử thích
hợp;
- Bước 2: Nhóm các hạng tử sao cho các
hạng tử có xuất hiện nhân tử chung hoặc
hằng đẳng thức ;
- Bước 3: Đặt nhân tử chung đưa đa thức
thành nhân tử theo yêu cầu bài toán
* Bài 79/Trang 33/SGK Toán 8
a) x2 - 4 + (x - 2)2
- Bước 1: Nhóm các hạng tử sao cho xuất
hiện nhân tử chung hoặc có dạng hằng
đẳng thức;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức và đặt
nhân tử chung để đưa đa thức thành nhân
tử theo yêu cầu bài toán
b) x3 - 2x2 + x - xy2
- Bước 1: Đặt nhân tử chung;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức đưa đa
thức thành nhân tử theo yêu cầu bài toán
c) x3 - 4x2 -12x + 27
- Bước 1: Nhóm các hạng tử sao cho xuất
hiện nhân tử chung hoặc có dạng hằng
đẳng thức;
- Bước 2: Dùng hằng đẳng thức và đặt
nhân tử chung để đưa đa thức thành nhân
tử theo yêu cầu bài toán
= x2 - x - 4 - 2 = (x2 - 4) - (x +2) = (x - 2)(x +2) - (x +2) = (x + 2)[(x - 2) - 1]
= (x + 2)(x - 3)
d) x4 + 4 = x4 - 4x2 + 4x2 + 4 = (x4 + 4x2 + 4) - 4x2
= (x2 + 2)2 - (2x)2
= [(x2 + 2) - 2x].[(x2 + 2) +2x] = (x2 + 2 - 2x)(x2 + 2 +2x)
* Bài 79/Trang 33/SGK Toán 8
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 - 4 + (x - 2)2
= (x2 - 4) + (x - 2)2
= (x - 2)(x + 2) + (x - 2)2
= (x - 2)[(x + 2) + (x - 2)] = (x - 2).2x
b) x3 - 2x2 + x - xy2
= x(x2 - 2x + 1 - y2) = x[(x2 - 2x + 1) - y2 ] = x[(x - 1)2 -y2 ] = x[(x - 1 - y)(x - 1 + y) ] = x(x - y - 1)(x + y - 1)
c) x3 - 4x2 -12x + 27 = (x3 + 27) - (4x2 + 12x) = (x + 3)(x2 - 3x+ 9)- 4x(x + 3)
= (x + 3) [(x2 - 3x + 9) - 4x ] = (x +3)(x2 - 7x + 9)