Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tàiliệu Lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc là cần thiết ở nhà trường phổthông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
Cơ sở lí luận 4
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4
Giải quyết vấn đề ……… 6
Mục tiêu chuyên đề 6
Nội dung chính và các giải pháp thực hiện 7
Hiệu quả của đề tài……… …… 18
KẾT LUẬN ……… 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
DANH LỤC 21
Trang 21 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dụctruyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng Nghị quyết Đại hội VIIIcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “lựa chọnnhững nội dung có tính cơ bản, hiện đại Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòngyêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhânvăn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân
và tiền đồ đất nước” Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc,bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thờigian, không gian nhất định Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đếnphạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới Tri thức Lịch sửđịa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thứcLịch sử dân tộc Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sựphát triển chung của cả nước
Như vậy không có nghĩa tri thức Lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản trithức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức Lịch sử dân tộc phải được hình thànhtrên nền tảng hệ thống tri thức Lịch sử dân tộc đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ởmức độ cao
Do đó, việc dạy học Lịch sử dân tộc và Lịch sử địa phương có mối quan hệ chặtchẽ với nhau Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tàiliệu Lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc là cần thiết ở nhà trường phổthông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Nhữngchất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sửthế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinhhoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử” Bởi vì, sử dụng tài liệu lịch sử địa phươngtrong dạy học Lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạođược biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử Từ đó các em
có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm đượcnhững kết luận khoa học mang tính khái quát Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việcgiáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đềugắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các emniềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cộinguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc Trong dạy học Lịch sử dân tộc, việc sử dụngcác nguồn tài liệu lịch sử dịa phương còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cáichung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù Qua đó góp phần phát triển tư duy cho họcsinh
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc ở cáctrường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn nhiều hạn chế, ví như: tàiliệu lịch sử địa phương sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn; Giáoviên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệucần thiết để sử dụng Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêmcác sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng ởmột số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xemnhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sửdụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập Vì vậy, chưa nâng cao chấtlượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệmcủa học sinh đối với quê hương Nguyên nhân của tình hình đó có nhiều; song chủ yếu
Trang 3là do giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sửdân tộc là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thờilượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể Vấn đề đặt ra là làm thếnào để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử của mảnh đất,con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, giáo viên cóthể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức lịch sử địa phương với lịch sửdân tộc? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay
Thanh Hoá - là địa phương có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc.Trường THPT Hậu Lộc 3 lại nằm trên địa bàn huyện Hậu Lộc, có thể nói đời sống vậtchất của người dân nơi đây chưa cao nhưng lại có một đời sống tinh thần rất giàu có vàphong phú Thông qua đề tài chúng tôi muốn góp phần giáo dục học sinh nhận rõ tráchnhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51, 52) lớp 12 qua chuyên đề: Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích lịch
sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)”
1.2 Mục đích của đề tài.
Thực hiện đề tài, chúng tôi xác định rõ mục tiêu cần đạt như sau:
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông
- Khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam
Ngạn khi dạy tiết 51, 52 lịch sử địa phương - lớp 12.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạyhọc không chỉ ở trường mà còn đặt cơ sở để sử dụng tài liệu lịch sử địa phương củanhiều trường trong cả nước
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cùng học sinh tìm hiểu chiến thắng Hàm Rồng –Nam Ngạn và quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn Từ đókhẳng định giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội đã ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống vănhóa tinh thần của nhân dân, phần giáo dục học sinh nhận rõ trách nhiệm của mình trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng vàNhà nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm về giáo dục lịch sử, thông quanghiên cứu và giảng dạy lịch sử
- Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển, của Hồ ChíMinh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông; các công trình của các nhà lý luậnkhoa học giáo dục, tâm lý học, các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục lịch sử, về Lịch sửđịa phương, Lịch sử địa phương, chương trình, nội dung SGK và các vấn đề có liênquan đến phạm vi đề tài
+ Tiến hành điều tra cơ bản: Thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ, quan sát, điều tra
xã hội học, trao đổi với những người quản lý chuyên môn, đối với giáo viên, học sinhtrong trường, tranh thủ ý kiến của các đồng nghiệp trong các tổ bộ môn
+ Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong trường để kiểm tra giả thiết và hiệu quảcủa các biện pháp sư phạm đã đề xuất
Trang 4+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Dựa vào kết quả thu được giữa lớp thựcnghiệm và lớp đối chứng, tiến hành phân tích kết quả, so sánh các giá trị thu được để rút
ra những kết luận khoa học về các biện pháp sư phạm mà luận án đã đề xuất
2 - NỘI DUNG2.1 Cơ sở lí luận.
- Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc
thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước Khái niệm “địa phương” có thểhiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương
là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố Với nghĩa thứ hai, cóthể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, córanh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vựcTây Bắc, Việt Bắc Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì khôngphải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương
- Lịch sử địa phương
Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch
sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiếnđấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn vớimột địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn dovậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất
đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại
Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông Việc giảng dạy lịch sử địa phương bồidưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức líthuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi Giảng dạylịch sử địa phương còn góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứucủa học sinh Các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị củalịch sử địa phương ở các địa phương, thấy được mối quan hệ chặt chẽ của lịch sử địaphương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương songvẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1 Thực trạng:
Việc Dạy- Học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khókhăn Để dạy được tiết học lịch sử địa phương lại càng khó hơn Như mặt trái của cơchế thị trường đã mở cửa cho những làn sóng văn hoá không lành mạnh tràn vào làmhoen ố, hiểu sai về Lịch sử của dân tộc, của một bộ phận thanh niên không có lý tưởngsống
Một khó khăn nữa hiện nay ở các trường phổ thông chưa có tài liệu thống nhất dạyhọc tiết lịch sử địa phương, nhiều thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy Lịch sử chưachuyên tâm, chưa thực sự tâm huyết với phần việc của mình, chưa chịu khó sưu tầm tưliệu lịch sử địa phương Điều đó đã làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, khô khan mangtính sự vụ không có sức thuyết phục, hấp dẫn làm cho các thế hệ học sinh quan niệmLịch sử là môn học phụ nên không chú trọng
Đặc biệt với chương trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- đào tạo khi chiathành các ban: Ban cơ bản, Ban khoa học tự nhiên (với các môn nâng cao: Toán, Lý,
Trang 5Hóa, Sinh) và Ban Khoa học xã hội (với các môn nâng cao: Văn, Sử, Địa và Ngoại ngữ)thì một thực tế hiện nay cho thấy số học sinh theo học Ban khoa học xã hội rất ít do kếtquả thi cử và công việc khi ra trường Thậm chí có những nơi không có Ban khoa học
xã hội, chỉ còn Ban khoa học tự nhiên và Ban cơ bản vì vậy học sinh chỉ chú ý học cácmôn tự chọn nâng cao
Việc Dạy- Học môn Lịch sử không đơn giản là sự kiện ấy xảy ra ở đâu? Lúc nào?
mà phải biết đánh giá khách quan khoa học, giá trị của sự kiện ấy trong bối cảnh đươngthời Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại
và tương lai Chẳng phải ngẫu nhiên từ thời kì cổ đại Xixêrôn – một chính trị gia nổitiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống “
Phân phối chương trình Lịch sử địa phương ở cả ba khối: Khối 10 và khối 11 chỉ
có một tiết, riêng khối 12 cơ bản gần hết học kì II có 2 tiết (tiết 51, 52) như vậy thờilượng rất ít
Lịch sử địa phương hình thành và phát triển cùng với Lịch sử của dân tộc ViệtNam , trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng đã tạo thành những mắt xích, bướcngoặt lịch sử mang nhiều ý nghĩa sâu sắc Việc giảng dạy về lịch sử địa phương thôngqua các tư liệu viết (như tài liệu lịch sử địa phương, lịch sử đảng bộ Tỉnh, tranh ảnh, ditích lịch sử) đó là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của họcsinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hàodân tộc, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinhnhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc
Trang lịch sử địa phương Thanh Hoá oai hùng là vậy Có rất nhiều anh hùng dântộc, các cuộc khởi nghĩa đã gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộcnhư Bà Triệu đã đánh quân Ngô (248), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chỉ đạo cuộckháng chiến chống Tống (981) bảo vệ nền độc lập Tổ Quốc, Lê Lợi với khởi nghĩa LamSơn (1418 - 1427 ) đánh bại quân Minh giành lại độc lập cho dân tộc, và còn rất nhiềucuộc khởi nghĩa khác, trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nhân dân Thanhhoá đã ghi trang sử hào hùng vào lịch sử dân tộc đó - Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 -
1887 ) do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo và đặc biệt hơn trong cuộc khángchiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân xứ Thanh vẫn luôn giữ được khí phách truyềnthống anh hùng đứng lên đấu tranh giữ nước tiêu biểu như chiến thắng Nam Ngạn -Hàm Rồng ( ngày 3,4/4/1965 )
Thanh Hoá - địa phương chúng ta có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc,trong khi đó thời lượng giảng dạy lịch sử địa phương eo hẹp, giáo viên không thể truyềntải hết kiến thức đến học sinh được mà chỉ chọn những sự kiện tiêu biểu nhất Nhóm sửtrường chúng tôi đã lên kế hoạch giảng dạy như sau:
Chương trình lịch sử chung của khối 10 - Lịch sử chống ngoại xâm thời Bắc thuộcđến các cuộc đấu tranh bảo vệ và giành độc lập của dân tộc từ TK X - hết TK XVIII,bám sát chương trình đó chúng tôi dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Bà Triệu (248) Chương trình lịch sử chung của khối 11 - gắn liền với cuộc kháng chiến chốngPháp từ (1858 - 1918 ) do đó tiết dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Ba Đình
(1886 - 1887)
Chương trình lịch sử chung của khối 12 - Lịch sử kháng chiến chống Mĩ từ (1954
1975 ) lại có 2 tiết lịch sử địa phương nên chúng tôi dạy: Chiến thắng Nam Ngạn Hàm Rồng trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ra Miền Bắc (1965) Bên cạnh những khó khăn trên, những năm gần đây việc Dạy- Học Lịch sử cũng cónhiều điều kiện thuận lợi, các cấp các ngành, nhà trường, phụ huynh và xã hội rất quan
Trang 6-tâm Điều đó đã tác động tích cực tới nhận thức của học sinh về bộ môn Lịch sử và việchọc Lịch sử ở trường THPT
2.2.2 Kết quả của thực trạng trên:
Dạy - Học Lịch sử địa phương thông qua các tư liệu bên ngoài chưa được chútrọng dẫn đến việc học sinh tiếp cận các sự kiện, các giai đoạn lịch sử chỉ mang tínhphiến diện Do đó không hiểu biết cặn kẽ Lịch sử địa phương, không hiểu sâu sắc vấn
đề Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói :
“ Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “ Một điều bất cập hiện nay có rất nhiều người, Lịch sử địa phương nắm không vữngnhưng lại nắm rất chắc lịch sử nước ngoài chẳng hạn như lịch sử Trung Quốc Điều đóđặt ra vấn đề phải làm gì cho các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên dạy học môn lịch
sử, phải tích cực hơn nữa trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc cũngnhư lịch sử địa phương, đồng thời kết hợp với các tổ chức văn hoá, tuyên truyền rộngrãi trong quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Lịch sử địa phương có ý nghiã giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân chính về nhữngtruyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ giữ gìn
di sản văn hoá, di tích lịch sử, am hiểu về nơi chôn rau cắt rốn của mình
Từ ý nghiã tốt đẹp đó chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào tiết 51, 52 Lịch sử địaphương - lớp 12 để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử địa phương Cụ thể là:
“ Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51, 52) lớp 12 qua chuyên đề: “Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)”
2.3 Giải quyết vấn đề
2.3.1 Mục tiêu chuyên đề
- Tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phương :
“Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)”
- Mục tiêu cơ bản của tiết học là:
1)Về kiến thức:
- Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn
- khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)”
- Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)
-2)Về kỹ năng:
Giúp học sinh biết sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử truyền thống dân tộc,địa phương vào học tập và đời sống
3) Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh
- Tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xómđấu tranh chống kẻ thù xâm lược
- Tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh, tự hào về chủ nghĩa anhhùng cách mạng trong xây dựng và trong sản xuất
Trang 7- Có ý thức kế thừa và giữ gìn truyền thống của địa phương và dân tộc, trong côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4) Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: năng lực khai thác và sử dụng kênh hình, năng lực phân tích, so sánh,
tư duy, nhận thức, đánh giá khách quan lịch sử
2.3.1 Nội dung chính và các giải pháp thực hiện.
a Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn.
Mục tiêu cần đạt ở mục này là giáo viên giúp các em nắm được chiến thắng Hàm
Rồng – Nam Ngạn và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến thắng này
Giáo viên lại hỏi học sinh: Em biết gì chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn kết
quả - ý nghĩa lịch sử? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
Ngày 3 và 4-4-1965, không quân Mỹ đã tập trung lực lượng hùng mạnh đánh phácầu Hàm Rồng hòng chặt đứt con đường huyết mạch chi viện từ miền Bắc cho chiếntrường miền Nam Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ðảng và Bác Hồ, quân dânThanh Hóa nói chung, quân dân Hàm Rồng - Nam Ngạn nói riêng đã đoàn kết một lòng,dũng cảm, kiên cường giáng trả lại những đòn tấn công tàn bạo của đế quốc Mỹ
Trong cuộc quyết chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng, tiểu khu Nam Ngạn đã đóng gópmột phần không nhỏ vào chiến thắng giòn giã, vang dội ấy
Trước năm 1963, làng Nam Ngạn thuộc xã Đông Giang (Đông Sơn) có 1 trung đội
nữ gồm 24 cô gái ở độ tuổi thanh xuân Năm 1963, xã Đông Giang sáp nhập vào thị xãThanh Hóa và thành lập 3 tiểu khu Nam Ngạn, Nghĩa Phương và Đông Sơn Năm 1981,tiểu khu Nam Ngạn trở thành phường Nam Ngạn Sau khi thành lập, thị xã Thanh Hóagiao tiểu khu Nam Ngạn thành lập Khu đội dân quân Nam Ngạn Vì đã có 1 trung đội
nữ nên anh em nam giới tham gia, thành lập 1 trung đội nam cũng gồm 24 người ở độtuổi từ 18 đến 35 Nhiệm vụ của 2 trung đội là tham gia sản xuất, luyện tập bắn súng vàtrực tiếp chiến đấu với máy bay tầm thấp Chiều 2-4-1965, lực lượng thanh niên tiểukhu Nam Ngạn đang làm đồng thì thấy 2 máy bay trinh sát của Mỹ bay rất thấp qua khuvực cầu Hàm Rồng Ngay lập tức, 2 trung đội được chi bộ gọi về triển khai nghị quyết
từ thời bình sang thời chiến Đêm 2-4, Ban chỉ huy phòng không thị xã Thanh Hóa ralệnh cho tất cả các đơn vị dân quân tự vệ triển khai trận địa sẵn sàng chiến đấu Chi bộNam Ngạn huy động nam nữ thanh niên, dân quân tự vệ cùng bộ đội đào đắp công sự vàtriển khai 2 trận địa Trận địa 1 được trang bị 2 khẩu súng máy, 1 khẩu súng đại liênmaxim, 1 khẩu súng trung liên và 12 khẩu súng trường Trận địa 2 được trang bị 14khẩu súng trường Bác Hoàng Xuân Cành, nguyên Khu đội phó Khu đội dân quân NamNgạn, Trưởng ban liên lạc cựu dân quân phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa), ngườitrực tiếp huấn luyện cho anh em 2 trung đội về cách bắn máy bay tầm thấp kể chochúng tôi nghe với giọng đầy tự hào của người trực tiếp chỉ huy và chiến đấu: “Sángngày 3-4-1965, cả 2 trung đội được lệnh triển khai trận địa trực chiến đấu ở phía Bắc vàphía Đông cầu Hàm Rồng, tôi là người chỉ huy trận địa Nam Khoảng 9 giờ 30 phút, khimáy bay Mỹ lao từ phía Bắc sang phía Đông ở độ cao tầm 500m, tôi ra lệnh bắn và từ
đó liên tục chiến đấu Từng tốp máy bay không ngừng thả bom bắn phá cầu Hàm Rồng.Đến gần 11h trưa, theo đài quan sát của tỉnh cho biết, có 1 máy bay Mỹ bị bắn rơi lao rabiển Đông Buổi trưa, máy bay Mỹ dừng ném bom bắn phá do mặt trời đứng bóng chiếuxuống dòng sông không nhìn rõ cầu Hàm Rồng nhưng chúng tôi vẫn luôn trong tư thếsẵn sàng chiến đấu Chiều cùng ngày, từng tốp máy bay Mỹ lại tiếp tục cắt bom đánhphá cầu Hàm Rồng Phát huy tuyệt đối ưu thế địa hình, quân dân ta đã hiệp đồng tácchiến, bắn rơi 17 máy bay Mỹ”
Trang 8
Hình 1 : Bộ đội kéo pháo lên đồi cao bắn trả máy bay Mĩ bảo vệ cầu
Thất bại trong ngày thứ nhất, ngay hôm sau (4-4), Mỹ huy động hàng trăm chiếcmáy bay hiện đại nhất điên cuồng trút hàng nghìn tấn bom đạn xuống Hàm Rồng vànhững vùng phụ cận Được lệnh của Ban chỉ huy phòng không thị xã Thanh Hóa, ngườigià và trẻ nhỏ phải sơ tán hết, chỉ có lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở lại Do
dự kiến đúng tình hình, ngày hôm sau sẽ ác liệt hơn rất nhiều so với những gì đã diễn ra,Khu đội dân quân Nam Ngạn đã thành lập trung đội 3 - trung đội hậu cần để phục vụchiến đấu Ròng rã suốt cả ngày dài, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các lựclượng tham gia chiến đấu đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ và bắt sống nhiều giặc lái
Thất bại thảm hại ngay trong trận đầu tiên đối đầu với quân dân Thanh Hóa, đếquốc Mỹ càng điên cuồng, tiếp tục đánh phá, mở rộng mục tiêu Những ngày cuối tháng5-1965, Mỹ cho máy bay trinh sát, thăm dò và ném bom oanh tạc một số địa điểm quantrọng Ngày 26-5-1965, nhiều tốp máy bay Mỹ xuất hiện bắn phá các trận địa pháo cao
xạ, các tàu hải quân và cầu Hàm Rồng Mặc dù các chiến sĩ trên tàu chiến đấu vô cùngdũng cảm nhưng số người bị thương cũng nhiều Dân quân tiểu khu Nam Ngạn bố trísát bờ sông ngay lập tức tổ chức lực lượng phối hợp chiến đấu ngăn máy bay địch sàxuống tầm thấp Khu đội trưởng Khu đội dân quân Nam Ngạn Nguyễn Thị Hằng gan
dạ, thông minh, quyết đoán chỉ huy các chiến sĩ dân quân vừa chống trả máy bay địch,vừa huy động lực lượng xuống tàu hải quân làm nhiệm vụ thay thế pháo thủ và cứu cácchiến sĩ bị thương Những tấm gương như đồng chí Nguyễn Văn Cơi (Trung đội trưởngdân quân) hay 4 người con của cụ Ngô Thọ Lạn và các nữ chiến sĩ tiểu khu Nam Ngạnnhư Ngô Thị Tuyển, Lê Thị Dung, Hoàng Thị Nhâm đã chiến đấu rất dũng cảm,ngoan cường Đường đạn hiệp đồng của bộ đội chủ lực với những người con gái, contrai Nam Ngạn đã hạ liên tiếp 2 chiếc máy bay của giặc Mỹ Đạn trên tàu hết, dân quânNam Ngạn tiếp tục vác đạn, chở thuyền tiếp tế cho tàu ta đánh địch, một số đồng chíkhác làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm xuống tàu phục vụ các chiến sĩ hảiquân Người không trực tiếp bắn máy bay thì làm nhiệm vụ cứu thương, tải thương, lothực phẩm, tất cả mọi người đều xả thân phục vụ chiến đấu Chiều ngày 26-5-1965,trước lưới lửa dày đặc của quân dân Nam Ngạn - Hàm Rồng, đế quốc Mỹ phải ngừngđợt tấn công 4 đoàn viên ưu tú và đồng chí Hàn Thị Tĩnh, bí thư chi đoàn Nam Ngạnđược chi bộ Nam Ngạn kết nạp Đảng ngay sau đó
Trang 9Hình 2: Chị Ngô Thị Tuyển đang vác 2 hòm đạn trên vai
Sau thắng lợi giòn giã ngày 3 và 4-4, nhất là trận chiến đấu kiên cường phối hợpbắn máy bay Mỹ của dân quân Nam Ngạn và bộ đội hải quân ngày 26-5-1965, Khu độidân quân Nam Ngạn được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất; giađình cụ Ngô Thọ Lạn có 4 người con trực tiếp xuống tàu chiến đấu được Chủ tịch nướcgửi thư khen và tặng danh hiệu “Cả nhà đánh giặc”; làng Nam Ngạn được Chủ tịchnước tặng danh hiệu “Cả làng đánh giặc” Năm 1966, Đại đội dân quân Nam Ngạn(gồm trung đội nam và trung đội nữ) được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùngLực lượng vũ trang”
* Kết quả - ý nghĩa lịch sử:
Chiến công thần kỳ trong cuộc chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng là chiến thắng vĩđại của chiến tranh nhân dân Quân giặc đã phải đối mặt với cả một lực lượng vũ trangtổng hợp Không chỉ bộ đội chủ lực mà mỗi người dân Đông Sơn, Nam Ngạn, HàmRồng – Thanh Hoá đều là chiến sỹ, sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho cuộc chiến đấu Chiến tranh đã lùi xa nhưng với những người đã từng trực tiếp chiến đấu bảo vệcầu Hàm Rồng, ký ức về cuộc chiến vẫn còn sống mãi Cây cầu Hàm Rồng vẫn nằmbình yên bên dòng sông Mã như một minh chứng cho bài học lịch sử: khi một dân tộc
đã đoàn kết, cùng chung một lý tưởng, cùng chung một chiến hào thì không có một sứcmạnh nào có thể khuất phục được dân tộc đó
b Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)
Trước tiên giáo viên giới thiệu sơ lược về vùng đất Hàm Rồng xưa và nay:
Có thể nói vùng đất Hàm Rồng từ thời xa xưa đã rất nổi tiếng bởi phong cảnh hữutình và hàm chứa trong đó nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng và những truyềnthuyết còn sống mãi với thời gian Vùng đất uốn lượn theo dòng sông Mã với 99 ngọnnúi đá, núi đất nhấp nhô tạo dáng hình con rồng Trên núi có động Long Quang (mắtrồng) rất đẹp Dưới núi có nhiều tảng đá lởm chởm trông như hàm rồng đang hút nướcsông Mã Núi Hàm Rồng là mỏm núi cuối cùng của dãy núi chạy dài bên hữu ngạn sông
Mã từ làng Dương Xá đến cầu Hàm Rồng Sông núi đến đây gặp nhau làm thành cái thế
"Long Mã tranh châu" "Châu" ở đây là ngọn Châu Phong (thường gọi là núi Ngọc hoặcnúi Nít) ở bờ Bắc sông Mã Bờ Nam là núi Đầu Rồng (thường gọi là Long Hạm hoặcHàm Rồng) với hai cửa hang như hai con mắt đau đáu nhìn sang núi Ngọc Ngựa vàRồng đuổi Ngọc đến đây, con rồng vừa há miệng ra đớp ngọc thì đuôi ngựa đã quật
Trang 10ngang cho ngọc rơi xuống sông Chính vì vậy dưới đáy sông Mã ở đoạn này là cả mộtngọn núi đầy hang huyệt Con ngựa chăn ngọc ở bờ Bắc, con rồng nằm phục ở bờ Nam.
Ca dao xưa có câu:
Thanh Hoá thắng địa là nơi Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành.
Thời Lê năm 1078, vua Lê Thánh Tông về thăm quê Thanh Hoá Người đã chodừng thuyền ngoạn cảnh Hàm Rồng Người men theo sườn núi vào động Long Quangrồi lên đỉnh núi Đầu Rồng ngây ngất ngắm nhìn một vùng non nước và cảm hứng:
"Đây núi kia rừng, tiên phật quá Như mời du khách đến cùng say".
Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, nhà văn hoá kiệt suất năm 1430 tháp tùng vua Lê Lợi
về thăm viếng quê Thanh, lúc trở ra Thăng Long, có dừng chân ở Hàm Rồng (lúc đó tên
là Long Đại) ông rất chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên của sông núi ở đây và đã làm bàithơ bằng chữ Hán "Long Đại Nham":
Khử niên hổ nguyệt ngạc tằng khuy Long Đại kim quan thạch huyệt kỳ Ngao phụ xuất sơn, sơn hữu động Kình du tắc hải, hải vị trì
Hồ trung nhật nguyệt thiên nan lão Thế thượng anh hùng thử nhất thì
Lê, Phạm phong lưu ta tiệm viễn Thanh đài bán thực bích gian thỉ.
Tạm dịch:
Năm xưa mình đã dòm hang cọp Nay ngó non, Rồng cảnh lạ sao Ngao nổi đôi non, non có động Kình bơi lấp biển, biển thành ao Trong bầu ngày tháng còn vui mãi Một thuở anh hùng trở lại đâu
Lê, Phạm phong lưu ôi đã vắng Thơ đề vách đá nửa xanh rêu.
Ông đã khắc hoạ nét hùng vĩ của Hàm Rồng, xem đó là một kỳ công của tạo hoá
từ thuở khai thiên lập địa Ông đã khai thác kho tàng huyền thoại để minh hoạ cho ý thơcủa mình Truyền thuyết nói rằng: Núi Hàm Rồng vốn là một ngọn núi tiên, chỗ ở củacác vị thần thánh trên thượng giới Nhưng quả núi này chân không gắn chặt với đáybiển, cứ bồng bềnh trên mặt nước mênh mông Do đó, thượng đế phải sai mấy con ngaođến đội núi lên để giữ cho vững Núi đã vững nhưng chung quanh vẫn còn là biển lớn,chưa tiện cho sự đi lại nên Thượng đế lại sai những con kình quẫy khúc làm cho nổi đấtlên, tạo ra một khoảng đất bằng chung quanh núi Biển bị lấp còn một ít chỗ không lấphết trở thành ao Đó là nội dung hai câu thơ 3 và 4 Bài thơ còn nhắc đến những chiếncông lẫy lừng trong quá trình dựng nước và giữ nước như năm 1382, Hồ Quý Ly đãthắng quân Chiêm Thành trong một trận kịch chiến ở đây Ngoài ra, tác giả còn nhắcđến những học giả có tiếng tăm thời Trần: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, những người đã đềthơ ở động Long Quang
Hiện nay, khu vực này đã được quy hoạch xây dựng thành khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng với tổng diện tích 568 ha thuộc phường Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa, bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng và công trình văn hóatâm linh như: cầu Hàm Rồng, núi Hàm Rồng, động Tiên Sơn, động Long Quang, núi