1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn phương án quy hoạch hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật một số trục đường khu vực thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắc

133 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 4,89 MB

Nội dung

PHẠM TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM HẠ TẦNG KỸ THUẬT MỘT SỐ TRỤC ĐƯỜNG KHU VỰC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK Ngành: Kỹ thuật xây dự

Trang 1

PHẠM TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM HẠ TẦNG KỸ THUẬT MỘT SỐ TRỤC ĐƯỜNG KHU

VỰC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

PHẠM TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM HẠ TẦNG KỸ THUẬT MỘT SỐ TRỤC ĐƯỜNG KHU

VỰC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

TỈNH ĐẮK LẮK

Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

Mã số: 60580204

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYỄN XUÂN MÃN

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu thống kê, thu thập, phân tích đánh giá trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Phạm Trung Kiên

Trang 4

MỤC LỤC Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM 17

1.1 Tổng quan 17

1.1.1 Tổng quan về quy hoạch phát triển hệ thống HTKT trên thế giới 17

1.1.2 Tổng quan về quy hoạch phát triển hệ thống HTKT ở Việt Nam 21

1.2 Nhận xét Chương 1 28

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO VỀ QUY MÔ, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT (HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐẶT NỔI VÀ ĐẶT NGẦM) CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK 30

2.1 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật của Đăk Lăk: 30

2.1.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đặt nổi: 32

2.1.1.1 Giao thông đường bộ 32

2.1.1.2 Giao thông công cộng 32

2.1.1.3 Hệ thống cấp nước 33

2.1.1.4 Hệ thống thoát nước 36

2.1.1.5 Hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị 39

2.1.1.6 Hệ thống thông tin liên lạc 40

2.1.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đặt ngầm: 41

2.2 Những bất cập của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện nay của Đăk Lăk: 41

Trang 5

2.2.1 Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, khả năng áp dụng quy hoạch

hệ thống công trình ngầm kỹ thuật 41

2.2.2 Các vấn đề về môi trường và quy hoạch đô thị của Đăk Lăk 43

 Môi trường và tài nguyên nước 43

 Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất 43

 Hiện trạng môi trường không khí 43

 Về vấn đề quy hoạch 43

2.3 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống ngầm cho HTKT của Đăk Lăk 45

2.4 Nhận xét chương 2 47

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM CHO HTKT TẠI MỘT SỐ TRỤC ĐƯỜNG KHU VỰC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK 48

3.1 Những vấn đề chung 48

3.1.1 Các yêu cầu khi quy hoạch xây dựng hệ thống công trình HTKT ngầm 48 3.1.2 Các nguyên tắc quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm 49 3.1.2.1 Tính chất mạng lưới 49

3.1.2.2 Tính chất phối hợp giữa các loại mạng lưới công trình ngầm 49

3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, điều kiện địa kỹ thuật khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk 52

3.2.1 Vị trí địa lý 52

3.2.2 Đặc điểm địa hình, đất đai 54

3.2.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 55

3.2.3.1 Khí hậu 55

3.2.3.2 Thủy Văn 56

3.2.4 Đặc điểm địa chất 57

3.2.5 Điền kiện về tính chất cơ lý đất, đá vùng quy hoạch 58

3.3 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk 62

Trang 6

3.3.1 Tình hình kinh tế-xã hội năm năm qua của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh

Đăk Lăk 62

3.3.2 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới và dài hơn của thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk 70

 Về kinh tế 70

 Về cơ sở hạ tầng 71

 Về văn hóa xã hội 72

 Về môi trường 73

 Về an ninh quốc phòng 73

3.3.3 Nhu cầu về quy mô, tính chất của hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đáp ứng đòi hỏi của phát triển kinh tế-xã hội trước mắt và trong tương lai 73

 Mạng lưới giao thông 73

 Cơ sở hạ tầng điện 75

 Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông 75

 Thủy lợi 76

 Cấp nước, thoát nước 76

3.4 Quy chuẩn bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm 77

 Yêu cầu chung đối với quy hoạch xây dựng không gian ngầm 77

 Các yêu cầu về quy hoạch xây dựng các công trình HTKT ngầm 77

 Các yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng giao thông ngầm đô thị 78

 Các yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các công trình công cộng ngầm 78  Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình ngầm 78

3.5 Cơ sở khoa học: 80

3.5.1 Sự ổn định và bền vững của một số dạng hầm, cống đặt HTKT 80

3.5.2 Độ sâu đặt 80

3.5.3 Kích thước và hình dạng mặt cắt ngang hầm, cống cho hạ tầng kỹ thuật83 3.5.4 Bố trí tuyến trong mặt cắt 87

3.5.5 Một số vấn đề thi công 88

Trang 7

3.5.5.1 Phương pháp thi công lộ thiên 88

3.5.5.2 Phương pháp thi công ngầm 92

3.6 Cơ sở thực tiễn:Xác định nhu cầu một số hạ tầng kỹ thuật của thành phố 98

3.6.1 Nhu cầu về cung cấp nước sinh hoạt và nước cho sản xuất 98

3.6.2 Nhu cầu về thoát nước thải và nước mặt 99

3.6.3 Nhu cầu về cung cấp điện 99

3.6.4 Nhu cầu về thông tin, liên lạc 100

3.6.5 Nhu cầu về đường giao thông 101

3.7 Nhận xét chương 3 102

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM HẠ TẦNG KỸ THUẬT MỘT SÔ TRỤC ĐƯỜNG KHU VỰC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK 104

4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án quy hoạch hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật: 104

4.1.1 Tác động của các yếu tố đến phát triển kinh tế xã hội 104

- Tác động từ hội nhập kinh tế 104

- Tác động mạnh mẽ của luồng vốn đầu tư từ nước ngoài 105

- Tác động của chiến lược phát triển kinh tế đất nước 105

- Tác động từ định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên 106

- Tác động tích cực trong mối quan hệ phát triển vùng 107

- Tác đồng từ phát triển kinh tế xã hội vùng Đăk Lăk 108

4.1.2 Một số thách thức chủ yếu của thành phố trong quá trình phát triển 108

4.2 Lựa chọn 2 phương án quy hoạch hệ thống công trình ngầm HTKT 110

4.2.1 Phương án quy hoạch lựa chọn loại công trình ngầm 110

- Tuynel kỹ thuật 110

- Hào kỹ thuật 113

- Bố trí đường dây trong cống và bể kỹ thuật 114

- Lắp đặt cáp trực tiếp trong đất 115

4.2.2 Nguyên tắc xây dựng và sử lý giao cắt công trình HTKT ngầm 115

Trang 8

- Tuynel kỹ thuật 115

- Hào kỹ thuật 116

- Cống bể kỹ thuật 116

- Lắp đặt đường dây trong ống và chôn trực tiếp trong đất 117

- Xử lý giao cắt công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm 117

4.3 Tính toán so sánh hai phương án để lựa chọn phương án tối ưu thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số trục đường khu vực thành phố Buôn Ma Thuột 118

4.3.1 Những ưu và hạn chế của hai phương án xây dựng HTKT ngầm 119

4.3.2 Tổng hợp, nhận xét và chọn phương án quy hoạch HTKT ngầm tại thành phố Buôn Ma Thuột 120

4.4 Nhận xét chương 4 120

Kết Luận 122

Tài liệu tham khảo 124

Phụ lục 126

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ACUUS Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu sử dụng không gian ngầm đô thị ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line

(Đường dây thuê bao số bất đối xứng) BTS Base Tranceiver Station (Trạm thu phát gốc)

CN-XDCB Công nghiệp - xây dựng căn bản

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GĐP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GTTT Giá trị tăng thêm

GTSX Giá trị sản xuất

GTVT Giao thông vận tải

HTKT Hạ tầng kỹ thuật

ITA Hiệp hội quốc tế về ngầm và không gian ngầm

KCN Khu công nghiệp

ODA Oficial Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) RQD Rock Quality Designation (Chỉ tiêu chất lượng đá)

SAIFI Số lần mất điện trung bình đối với một khách hàng

SAIDI Chỉ số về thời gian mất điện trung bình đối với khách hành

SPT Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn

TBA Trạm biến áp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TM-DV-DL Thương mại-Dịch vụ-Du lịch

USD United States Dollar

UBND Ủy Ban Nhân Dân

VDC Công ty điện toán và truyền số liệu

WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1 Các tuyết đường 21

a) Trước khi cải tạo hệ thống HTKT ngầm 21

b) Sau khi cải tạo hệ thống HTKT ngầm 21

Hình 1.2 Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân 23

Hình 1.3 Hầm đường bộ qua đèo Cả 23

Hình 1.4 Hầm Thủ Thiêm cắt ngang qua sông Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) 24 Hình 1.5 Hầm chui Linh Trung Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) 24

Hình 1.6 Hầm treo nổi trong nước 25

Hình 1.7 Thi công hào kỹ thuật 27

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk 31

Hình 2.2 Sơ đồ giao thông công cộng TP Buôn Ma Thuột 33

Hình 2.3 Sơ đồ cấp nước TP Buôn Ma Thuột 36

Hình 2.4 Sơ đồ thoát nước TP Buôn Ma Thuột 38

Hình 2.5 Sơ đồ cấp điện TP Buôn Ma Thuột 40

Hình 3.1 Liên kết giữa các công trình trong cùng loại hạ tầng 50

a) Kết nối giữa các đường ống 50

b) Kết nối của các tuyến thoát nước mưa 50

Hình 3.2 Các đường ống được sắp xếp trong hộp kỹ thuật 51

a) Hộp cáp truyền thông 50

b) Mặt cắt tuynel kỹ thuật 51

Hình 3.3 Vị trí liên kết cáp giữa công trình trên mặt đất và CTN 51

Hình 3.4 Liên hệ với công trình trên mặt đất thông qua đường hầm chôn nông và thông qua hệ thống thang bộ hành 52

Hình 3.5 Lát cắt phức hệ địa hình – thổ nhưỡng lãnh thổ Đăk Lăk 55

a) Lát cắt theo hướng Bắc – Nam 54

b) Lát cắt theo hướng Tây Bắc – Đông Nam 55

Hình 3.6 Tuynel kỹ thuật đô thị 83

Trang 11

a) Dạng đặc chủng (dạng riêng) 83

b) Dạng chung 83

Hình 3.7 Các dạng kết cấu hầm tổng hợp 85

Hình 3.8 Mặt cắt ngang một số đường hầm cống chính tổng hợp 86

Hình 3.9 Bố trí công trình ngầm trên đường trục chính đô thị 87

Hình 3.10 Bố trí công trình ngầm trên đường chính khu vực 87

Hình 3.11 Bố trí mạng lưới đường cống, bể kỹ thuật 88

Hình 3.12 Mặt cắt điển hình và mô hình công trình ngầm một bên đường 88

Hình 3.13 Các phương pháp thi công lộ thiên 89

Hình 3.14 Các phương thức thi công lộ thiên 89

Hình 3.15 Phương thức đào và bảo vệ hào bằng phương pháp hở 90

Hình 3.16 Xây dựng công trình ngầm bằng phương pháp lộ thiên, Phương pháp hở tường – nóc, sử dụng tường đào nhồi 91

Hình 3.17 Thi công bằng phương pháp tường – nóc (top-down) các nhà ga tàu điện ngầm, tầng hầm nhà cao tầng 91

Hình 3.18 Phương thức tường nền (bottom-up) trong điều kiện có nước ngầm, (hoặc semi-top-down) 92

Hình 3.19 Phân nhóm và cách gọi các phương pháp thi công 93

Hình 3.20 Thi công đường tàu điện ngầm theo NATM 94

Hình 3.21 Thi công chia gương có đường dốc 94

Hình 3.22 Thi công với kết cấu đón đỡ 95

Hình 3.23 Thi công bắt đầu bằng các đường lò hai bên sườn 95

Hình 3.24 Các phương án thi công có đường lò bên sườn 95

Hinh 3.25 Thi công phối hợp tại nhiều mục 95

Hình 3.26 Sơ đồ tổng quát về các phương pháp thi công ngầm 96

Hình 3.27 Phương pháp đào và chống tạm bằng phương thức ngầm 97

Hình 4.1 Tuynel kỹ thuật 111

Hình 4.2 Cấu kiện Hào kỹ thuật đúc sẵn 113

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Bảng 1.1 Phân loại hầm ở Việt Nam theo tiêu chí kiểu/loại hầm 22

Bảng 2.1 Mô tả mạng lưới và tình trạng đường ống cấp nước 34

Bảng 2.2 Đường dẫn thoát nước mưa 37

Bảng 2.3 Mạng lưới thoát nước thải 37

Bảng 2.4 Khối lượng nước thải sinh hoạt năm 2012 tại TP BMT 39

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp khối lượng khảo sát 58

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp 1 59

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp 2 60

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp 3 61

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp 4 62

Bảng 3.6 Tăng trưởng GTSX của TP.BMT giai đoạn 2001 – 2010 63

Bảng 3.7 Chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất giai đoạn 2001 – 2010 65

Bảng 3.8 Thu, chi ngân sách của TP BMT giai đoạn 2001 – 2005 66

Bảng 3.9 Thu, chi ngân sách của TP BMT giai đoạn 2006 – 2010 68

Bảng 3.10 Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình HTKT ngầm đô thị không nằm trong tuynel hoặc hào kỹ thuật 78

Bảng 3.11 Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống HTKT ngầm đô thị đặt chung trong tuynel hoặc hào kỹ thuật 79

Bảng 3.12 Bố trí khoảng cách các đường ống 81

Bảng 3.13 Các phương pháp thi công đào hầm (tách bóc đất/đá) 93

Bảng 4.1 Kích thước các loại ống cáp 114

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, KomTum, Lâm Đồng và Đak Nông) Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế tỉnh Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng Ngãi) Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hóa với nước ngoài Phía Nam là các tỉnh Đak Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ 14 Đây là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam Phía Tây là vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế ĐakRue

Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ hình thành mạch giao thông rất thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này Điển hình là việc xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (KomTum) và các trục giao thông sẽ hình thành nhánh của con đường Xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) – Myanmar – Lào và Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y, tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung và Đông Nam Bộ Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ này vào Tây Nguyên – Đăk Lăk cũng như khuyến khích du khách Đăk Lăk đi du lịch nước ngoài

Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể thông thương đến biên giới Campuchia

Với một vị trí thuận lợi như vậy, Đăk Lăk sẽ là trung tâm giao lưu hàng hóa giữa các vùng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm tới đây Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397,5Km đường quốc lộ, trong đó:

- Quốc lộ 14: 126Km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông

- Quốc lộ 26: 119Km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột

Trang 14

- Quốc lộ 27: 84Km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng

- Quốc lộ 14C: 68,5Km từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông Được sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ của Hội đồng Nhân dân và Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban Nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu

để đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo

an ninh quốc phòng 5 năm 2006-2010 đạt được kết quả khả quan Giá trị tổng sản phẩm năm 2010 bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 14,2 triệu đồng/người (theo giá so sánh 1994); tương đương 963,3 USD Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tăng nhanh, bình quân 22,9% năm, chiếm 10,3% GDP

Thành phố Buôn Ma Thuột được thành lập theo Nghị định số 08/CP ngày 21/01/1995 của Chính phủ, là thành phố trực thuộc tỉnh Đăk Lăk, hiện là thành phố

đô thị loại I, có 13 phường, 8 xã Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người dân tộc Êđê vấn giữ được các truyền thống văn hóa của dân tộc mình,

họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố Mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố loại I trực thuộc Trung ương vào giai đoạn 2016 – 2020 Đến năm

2020, Buôn Ma Thuột là một thành phố văn minh, hiện đại, mang sắc thái riêng của vùng Tây Nguyên; đồng thời cũng là một trong những trung tâm công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao của vùng; là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và khu vực Phát triển thành phố theo hướng duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và với thị trường trong - ngoài nước Phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị, gắn phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,

Trang 15

bảo vệ môi trường sinh thái Đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Lăk đến năm

2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009; Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; Kế hoạch số 5767/KH-UBND ngày 03/11/2010 của UBND tình Đăk Lăk

về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 5 năm 2011-2015 các chỉ tiêu cơ bản về phát triển được xác định như sau:

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 20%

Trước sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, với những thành tựu đã đạt được và vai trò là đô thị trung tâm của tỉnh, là đô thị động lực vùng kinh tế của khu vực Tây Nguyên Thì cần thiết phải đầu tư xây dựng cho thành phố Buôn Ma Thuột là một

đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, trong đó phải có sự gắn liền với việc phát triển không gian ngầm đô thị, ưu tiên trước mắt là ngầm hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật một số tuyến

đường khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nên việc tiến hành ”Nghiên

cứu lựa chọn phương án quy hoạch hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật một số trục đường khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk”

Trang 16

là cần thiết, phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk giai đoạn đến năm 2015 và xa hơn nữa.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật cho một số trục đường khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột

3 Mục đích của đề tài

Đề xuất các giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm và lựa chọn được phương án quy hoạch hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật cho một số trục đường khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk, nhằm tạo môi trường đô thị hiện đại, nâng cao giá trị đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh

tế - xã hội của thành phố

4 Nội dung nghiên cứu

Tổng quan về các phương pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng

kỹ thuật đặt nổi và đặt ngầm)

Hiện trạng và dự báo về quy mô, sự cần thiết của việc quy hoạch phát triển

hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng kỹ thuật đặt nổi và đặt ngầm) của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

Điều kiện và cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của quy hoạch

hệ thống công trình ngầm cho hạ tầng kỹ thuật tại một số trục đường khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk:

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa kỹ thuật vùng quy hoạch

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Các phương án đề xuất (đưa ra 2 phương án)

Nội dung phương án 1

Trang 17

Nội dung phương án 2

So sánh hai phương án và chọn phương án tối ưu

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trong đề tài này: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, nghiên cứu tổng hợp, điều tra thu thập tài liệu, phân tích thống kê, nghiên cứu lý thuyết để đề xuất và xử lý số liệu…cùng với việc tham khảo sách báo, tạp chí, tài liệu có liên quan

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Qua nghiên cứu đề tài luận văn đã lựa chọn được phương án quy hoạch phù hợp công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật một số trục đường khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần định hướng quy hoạch hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật và phát triển không gian ngầm cho khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

7 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 4 chương, phần kết luận và kiến nghị, được trình bày trong đó có 126 trang với 41 hình ảnh và 19 bảng biểu

Chương 1: Tổng quan về quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm Chương 2: Hiện trạng và dự báo về quy mô, sự cần thiết của việc quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng kỹ thuật đặt nổi và đặt ngầm) của thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk

Chương 3: Điều kiện và các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn trong quy hoạch hệ thống công trình ngầm cho hạ tầng kỹ thuật tại một số trục đường khu vực thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk

Chương 4: Lựa chọn phương án quy hoạch hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật một số trục đường khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

Trang 18

Kết luận và kiến nghị:

8 Lời cảm ơn

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo PGS.TS NGUYỄN XUÂN MÃN người đã dành nhiều sự quan tâm giúp đỡ tác giả trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp cao học

Ngoài ra, để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này Ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tận tâm của tất cả các thầy cô giáo trong bộ môn Xây Dựng Công Trình Ngầm và Mỏ - Khoa Xây dựng và các thầy cô Phòng Sau Đại học Trường Đại học Mỏ - Địa chất, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt hơn 18 tháng của khóa học vừa qua cũng như thời gian nghiên cứu đề tài luận văn

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô giáo trong Hội đồng, các thầy cô trong Khoa Xây dựng, Khoa Mỏ, Bộ môn Xây dựng Công trình Ngầm

và Mỏ, Phòng sau Đại học đã giúp đỡ và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã có sự giúp đỡ quý báu về mọi mặt

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM 1.1 Tổng quan

Đô thị là địa bàn vừa có mật độ dân cư cao, vừa có mật độ, kích cỡ và kiểu loại các công trình xây dựng lớn, so với các địa bàn xung quanh Thị dân chủ yếu làm các nghề phi nông nghiệp Họ cùng nhau sống, làm việc và tiêu thụ sản phẩm với chi phí giao thông thấp nhất Khi thặng dư của một nhóm người làm nghề nông

đủ cung cấp cho chính họ và nhiều người làm nghề khác; những người làm các nghề phi nông nghiệp có liên quan, sẽ đô thị hóa những địa bàn sẽ thuận lợi cho mình và khi đó đô thị là nơi định cư kinh tế nhất Quá trình đô thị hóa sẽ dừng lại, khi lượng đất nông nghiệp trở nên ít ỏi, có giá trị tương đương đất đô thị và nghề nông đem lại thu nhập khấm khá hơn các nghề khác

Công trình ngầm đô thị thường phát triển theo sau sự phát triển các công trình trên mặt đô thị Đô thị càng hiện đại, không gian ngầm của nó càng được khai thác dày đặc và sâu hơn Trong đó, cả chủng loại cũng như số lượng và chất lượng các công trình ngầm đô thị đều tăng lên; trên cơ sở vừa thay thế, sửa đổi nâng cấp

và mở rộng, vừa bổ xung các công trình mới, để đáp ứng các nhu cầu mới Ở đây, không những có các hệ thống ngầm chuyên dùng cho các nhà dân dụng và công nghiệp thông thường: móng và tầng hầm nhà, đường cấp thoát nước ngầm, đường thông tin liên lạc ngầm, đường năng lượng ngầm, đường giao thông ngầm…; còn có thể có các hệ thống công trình ngầm nằm độc lập hoặc liên thông với các hệ thống công trình ngầm thông thường khác: kho tàng ngầm, bể nước ngầm, bề nhiên liệu ngầm, gara ngầm, cửa hàng ngầm, khu vui chơi giải trí ngầm, bảo tàng các công trình khai thác lòng đất… và các hệ thống công trình ngầm đặc biệt, thậm chí bí mật: văn phòng ngầm, hầm trú ẩn, hầm máy bay, công xưởng ngầm, công trình ngầm quốc phòng…

Đến nay sự phát triển sử dụng không gian ngầm đô thị của chúng ta vẫn còn mang tính tự phát Chúng ta chưa có kinh nghiệm quy hoạch và quản lý phát triển

Trang 20

bền vững không gian này Vì thế, trong quá trình hiện đại hóa đô thị, các không gian ngầm đang sử dụng không những rất khó kết nối với nhau, cũng như các không gian ngầm lân cận sắp phải sử dụng (nhất là không gian ngầm lân cận ở phía dưới);

mà còn rất khó đảm bảo an toàn cho chúng và môi trường sinh thái chung Cho nên đối với đời sống đô thị; đặc biệt là các đô thị lớn; việc quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu

Cùng với sự phát triển của đô thị, nhu cầu sử dụng không gian ngầm ở đây cũng phát triển về cả số lượng, hình thức, quy mô và công năng; từ giai đoạn tự phát, tiến tới giai đoạn có quy hoạch Khác với không gian được sử dụng trên mặt đất, không gian được sử dụng dưới ngầm hầu hết được hình thành bởi con người Chúng vừa khó thiết lập, vừa khó bảo vệ và chi phí sử dụng thường cao Trong giai đoạn phát triển tự phát, không gian ngầm đô thị thường được sử dụng cho nền móng các công trình trên mặt, cùng với các công trình cỡ nhỏ nằm gần mặt đất; theo xu hướng phát triển sử dụng từ trên xuống và từ liền kề, rồi ra xa dần, đủ đảm bảo an toàn cho các công trình trên mặt Diện tích bề mặt đô thị là có hạn, việc tăng độ sâu

và số lượng công trình sử dụng không gian ngầm đô thị, thường đồng biến với tính phức tạp của công nghệ xây dựng, chi phí xây dựng và chi phí quản lý Khi mật độ

sử dụng không gian ngầm gần mặt đất đã cao; ý nghĩa kinh tế, kỹ thuật, quốc phòng cũng như xã hội của việc quy hoạch và quản lý chúng, càng cần chú ý hơn Khi đó,

để phát triển đô thị được bền vững; cần chấm dứt tình trạng phát triển sử dụng không gian ngầm tự phát Đối với các đô thị lớn của nước ta, đã đến lúc sự phát triển sử dụng không gian ngầm đòi hỏi phải sớm có quy hoạch và quản lý phát triển bền vững Vì thế, cần sớm ban hành các văn bản pháp lý vừa yêu cầu sử dụng tiết kiệm không gian chung, vừa khuyến khích sử dụng các không gian trên cao và nằm sâu dưới đô thị

1.1.1 Tổng quan về quy hoạch phát triển hệ thống HTKT trên thế giới

Lịch sử phát triển của công trình ngầm đô thị trên thế giới

Từ thời cổ xưa, loài người đã biết sử dụng hang động tự nhiên làm nơi trú ngụ Nhưng đến khi xuất hiện công nghiệp khai khoáng, loài người mới chính thức

Trang 21

xây dựng những công trình ngầm nhân tạo Sau đó con người đã tiến đến xây dựng những ngôi mộ cổ, nhà thờ và sau nữa được mở rộng phục vụ đời sống như xây dựng hầm dẫn nước, hầm giao thông… Việc xây dựng công trình ngầm ở những thời kỳ cổ đại chủ yếu làm bằng thủ công bằng những biện pháp và công cụ rất thô

sơ như đốt lửa nung nóng đá, rồi dội nước cho đá nứt và dùng xà beng nạy ra Vì vậy, chỉ dựng được những hầm ngắn và nông trong các núi đá Tất cả các loại hầm này không có vỏ Đến giữa thế kỷ 17, khi thuốc nổ đen được dùng vào hoạt động kinh tế, việc xây dựng ngầm mới được phát triển như hầm đường thủy dài 160m xây dựng năm 1680 tại Pháp Sau đó hầm giao thông được phát triển nhiều trên các tuyến đường sắt Nhưng chỉ có khoan tay và thuốc nổ đen nên việc phát triển cũng chỉ mức độ, chưa thể làm những hầm dài được Đến thế kỷ 19, thuốc nổ Amonit và Dinamit ra đời cùng với việc xuất hiện khoan xoay làm cho việc xây dựng ngầm được cải tiến một cách rõ rệt

Trong thế kỷ 19, vỏ hầm thường làm bằng đá xây Sang thế kỷ 20, phần lớn

vỏ hầm làm bằng bê tông Những năm đầu thế kỷ này, hầm trên đường giao thông phát triển rất mạnh Những hầm dài đáng kể như hầm Shandaken (Mỹ) hoàn thành năm 1922 dài 28km, hầm Florence Lake (Mỹ) hoàn thành năm 1925 dài 25km, hầm Lochaber (Scotland) dài 24km hoàn thành năm 1930, hầm đường đôi từ Florence đi Bolona dài 18,5km giữa có một nhà ga ngầm được hoàn thành năm 1931 Tất cả các hầm này được thi công bằng phương pháp mỏ, dùng khoan chạy bằng hơi ép nên tiến độ so với các hầm trước kia nhanh hơn rất nhiều

Song song với việc phát triển hầm qua các vùng núi đá thì từ năm 1825, Brunel đã đề nghi phương pháp thi công bằng khiên đào để xây dựng hầm qua vùng đất yếu và ứng dụng vào việc xây dựng hầm qua sông Thames (Anh) giữa Wapping

và Rotherhthe (1825-1843), đó là hầm qua sông đầu tiên Sau công trình này khiên đào được cải tiến hơn, Greathead đã ứng dụng vào việc thi công một hầm đi bộ qua sông Thames (Anh) năm 1896 và về sau được ứng dụng trong xây dựng tàu điện ngầm ở Luân Đôn Phương pháp khiên đào sau này trở thành phương pháp chủ yếu

để xây dựng đường tàu điện ngầm và hầm qua sông ở nhiều nước trên thế giới

Trang 22

Do giải quyết được phương tiện thi công nên hầm qua sông được phát triển mạnh Ngoài việc dùng khiên đào, còn dùng nhiều phướng pháp khác như dùng tường cọc ván để đào trần, phương pháp ép hơi để hạ và nối các đốt vỏ lắp ghép… Một thành tựu lớn trong lĩnh vực xây dựng ngầm là việc phát triển hệ thống tàu điện ngầm ở các thành phố đông dân cư

Vào thế kỷ XX ở các đô thị lớn trên thế giới đã xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm đô thị hiện đại, đặc biệt là Mátxcova

Xu thế phát triển và quy hoạch công trình ngầm trên thế giới

Không gian ngầm ngày càng trở thành “không gian thứ hai của đô thị” Năm

1991, Hiệp hội quốc tế về hầm và không gian ngầm (ITA) tổ chức hội thảo quốc tế,

ra tuyên ngôn Tokyo nhận định thế kỷ XIX là thế kỷ sử dụng không gian ngầm, xem không gian ngầm cũng như đất đai và khoáng sản, đều là tài nguyên thiên nhiên quý báu Việc phát triển và sử dụng chúng phải có quy hoạch nghiêm túc để không hủy hoại và lãng phí tài nguyên này Quy hoạch không gian ngầm đô thị là chủ đề được “Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu sử dụng không gian ngầm đô thị” (ACUUS) quan tâm đưa ra thảo luận tại các hội thảo quốc tế ở Pari (1995), Tây An (1999), Thâm Quyến (2009) Các chuyên gia cho rằng sau khi GDP đầu người đạt 500USD thì quốc gia đã có điều kiện phát triển không gian ngầm, khi đạt mức 1000USD thì bắt đầu đi vào giai đoạn quy hoạch và phát triển không gian ngầm đô thị, đạt mức 3000USD giá đất đô thị tăng cao nên việc phát triển không gian ngầm

đô thị đạt cao trào

Trong thế kỷ XXI, không gian ngầm sẽ phát triển mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn để giải quyết một loạt các vấn đề giao thông đô thị, cải tạo các đô thị cũ, tăng thêm không gian xanh, tăng trưởng kinh tế Vì vậy, ngày nay người ta đã đề cập đến phát triển tổng hợp “Đô thị ngầm” hay “Đô thị sâu” chứ không chỉ là sử dụng không gian ngầm đô thị

Châu Âu và Mỹ:

Hiện nay, tại các thành phố của Châu Âu và Mỹ, việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm được coi như yêu cầu bắt buộc thực hiện vì sự an toàn, dễ dàng

Trang 23

quản lý vận hành của thành phố Tuy nhiên, với các thị trấn nhỏ, vùng ngoại ô thì hệ thống hạ tầng vẫn cho phép sử dụng đường dây đi nổi Quy hoạch hệ thống hạ tầng

kỹ thuật ngầm chủ yếu tập trung vào hệ thống giao thông đô thị (Metro) và các tuynel kỹ thuật chính cấp thành phố Với các đường cấp khu vực, đường nội bộ, quy hoạch hệ thống hạ tầng ngầm thực hiện theo các dự án cải tạo hoặc xây mới đô thị cấp tiểu khu

a.Trước khi cải tạo b.Sau khi cải tạo

Hình 1.1 Các tuyến đường: a- Trước khi cải tạo hệ thống HTKT ngầm;

b- Sau khi cải tao hệ thống HTKT ngầm [12]

Châu Á:

Châu Á hiện nay đang nổi lên như một khu vực phát triển nóng về đô thị, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ đô thị hóa cũng như cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật Với khu vực đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đặt ngầm cũng là yêu cầu bắt buộc thực hiện, đặc biệt là tại các khu vực có giá trị mang tính di sản đô thị hoặc các khu vực xây dựng mới

1.1.2 Tổng quan về quy hoạch phát triển hệ thống HTKT ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trước cách mạng tháng 8 năm 1945 vào khoảng năm 1930 có xây dựng hầm giao thông Thủy Rú Cóc (ở xã Nam Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An), hầm ngầm xuyên qua núi giúp cho thuyền bè đi lại từ phía thượng lưu sang hạ lưu sông Lam để tránh đi qua đập nước Đô Lương Ngành đường sắt có một số hầm ngầm ở miền trung, điển hình là hầm Phước Tượng trên đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế

Trang 24

Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ hầm được xây dựng nhiều song chủ yếu là hầm ngắn, nhằm phục vụ quốc phòng làm kho tàng, công sự… Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, đầu tiên xây dựng hầm Dốc Xây trên quốc lộ 1A ở phía nam tỉnh Ninh Bình dài khoảng 100m

Tháng 5/2002 Việt Nam đã khánh thành hầm Aroàng I trên đường Hồ Chí Minh dài 453m và tiếp tục xây dựng hầm Aroàng II

Hầm đường bộ đèo Hải Vân khẩu độ 12,85m cao 11m dài hơn 6,7km khánh thành vào ngày 02/06/2005 là một trong những dự án giao thông quan trọng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến của nước ta trong công cuộc xây dựng đất nước Khi hầm xây dựng xong đã rút ngắn thời gian qua đèo từ 1 giờ xuống còn 15 phút

Hầm Thủ Thiêm nối quận 1 và quận 2 của Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng có các thông số sau: Chiều dài của hầm là 1.490m, gồm phần dìm dài 370m, phần hầm đào lấp 680m và đường dẫn hai đầu hầm 540m Tiết diện hữu dụng của hầm đủ để bố trí sáu làn xe và hai đường thoát hiểm hai bên rộng (2x2)m cùng các thiết bị thông tin liên lạc, thông gió, chiếu sáng, thoát nước,… đảm bảo an toàn cho các phương tiện xe cơ giới, kể cả xe gắn máy lưu thông theo tốc độ thiết kế

Cho đến nay, Việt Nam có khoảng 52 hầm giao thông được xây dựng trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 theo các tiêu chuẩn thiết kế và thi công của Pháp, Nga, Trung Quốc, Áo ứng với mỗi thời kỳ khác nhau:

Bảng 1.1 Phân loại hầm ở Việt Nam theo tiêu chí kiểu/loại hầm [3]

Loại Hầm Phân loại theo chiều dài Phân loại theo số lượng

Chiều dài (m) Tỉ Lệ % Số Lượng Tỉ Lệ %

Trang 25

Hình 1.2 Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân [26]

Hình 1.3 Hầm đường bộ qua đèo Cả [28]

Trang 26

Hình 1.4 Hầm Thủ Thiêm cắt ngang sông Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) [23]

Hình 1.5 Hầm chui Linh Trung Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) [27]

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay gần như chưa xảy ra trường hợp nào do ảnh hưởng của điều kiện địa chất mà dẫn đến khả năng không thể xây dựng được đường hầm và có thể nói là không hạn chế Trên thực tế nhiều tuyến

Trang 27

đường hầm giao thông trên thế giới đã đi xuyên qua lòng sông, đáy biển và là những nơi ẩn chứa điều kiện địa chất phức tạp, thậm chí có những đường hầm được treo trong nước

Hình 1.6 Hầm treo nổi trong nước [29]

Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đang được tập trung đầu tư xây dựng tại các đô thị ở Việt Nam bao gồm: Hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ, các công trình đường dây: Cáp điện, cáp quang, cáp thông tin; các công trình đường ống bao gồm: Đường ống cấp nước, đường ống thoát nước và các công trình cống,

bể cáp kỹ thuật, hào và tuynel kỹ thuật

Hầm đường bộ ôtô đã được xây dựng tập trung ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Tại Hà Nội, hầm đã được xây dựng trước cổng Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, tại nút giao thông Kim Liên,… Đường hầm nút giao thông Kim Liên là một phần của hạng mục đường Vành đai 1 trong thành phố Hà Nội Trong khi đó tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khánh thành hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn Đây là hầm đường bộ lớn nhất Đông Nam Á Các đường hầm ôtô được xây dựng và đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết ùn tắc giao thông và tăng khả năng thông xe quan trọng của các thành phố này Tuy nhiên, quá trình thi công kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến giao thông đi lại và sinh hoạt của cộng đồng dân cư

Trang 28

Hầm cho người đi bộ là một trong những biện pháp qua đường an toàn nhất dành cho người đi bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng 14 hầm cho người đi

bộ trên một số tuyến trục đường chính và đường vành đai của thành phố như đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi – Láng (vị trí ngã tư sở), ngã tư Kim Liên – Đại Cồ Việt, đường Giải Phóng tại vị trí ngã tư Vọng Tuy nhiên, khi đa số các công trình này đưa vào sử dụng thì chưa được người đi bộ hoàn toàn ủng hộ, việc sử dụng các hầm này hiệu quả chưa cao, khai thác các hầm này còn nhiều hạn chế

Về đường dây và đường ống ngầm đô thị: Chôn ngầm dưới hè phố hoặc phần đường xe chạy một cách riêng lẻ: Việc xây dựng một cách riêng lẽ các đường dây (cáp điện, cáp thông tin, cáp quang,…), đường ống (đường ống cấp nước, thoát nước,…) đang là phổ biến tại các đô thị ở nước ta hiện nay Hình thức này đơn giản, chi phí thấp và thường khi số lượng đường dây, đường ống không nhiều Nhược điểm khó quản lý, đường, hè phố thường bị đào lên, lấp xuống để sửa chữa, cải tạo

và cũng do không có quản lý thống nhất nên gây khó khăn cho việc xây dựng mới các công trình vì thường không biết chính xác vị trí nên thường xảy ra sự cố Bố trí đường dây trong cống bể cáp kỹ thuật dưới hè phố hoặc dải phân cách: Loại này dùng để bố trí các loại đường dây cáp thông tin, cáp truyền hình, cáp điện lực, chiếu sáng công cộng Loại này có kích thước nhỏ chủ yếu các đường ống chứa cáp và hố gas để luồn cáp và kiểm tra

Trong thời gian qua Hà Nội đã hoàn thành hạ ngầm đường dây trong cống bể cáp thuộc 23 tuyến phố chính Dạng này có ưu điểm chi phí ban đầu thấp, thi công nhanh, phù hợp với các khu vực chưa phát triển, khi số lượng đường dây còn ít Tuy nhiên, dạng này cũng chỉ là tạm thời khi không đủ kinh phí để xây dựng hào, tuynel

kỹ thuật

Bố trí trong hào kỹ thuật và tuynel kỹ thuật: Đây là giải pháp tiên tiến nhiều nước áp dụng hào kỹ thuật (tuynel) có thể mang tính tổng hợp (các đường ống cấp, thoát nước, đường dây điện, thông tin, truyền hình…) hoặc tách riêng ví dụ: chỉ bao gồm các đường dây hoặc chỉ cho thoát nước,…tùy vào điều kiện cụ thể để lựa chọn

Trang 29

Ưu điểm: giảm đào, b

công tác duy tu, sửa ch

phí đầu tư ban đầu cao Mà dù có đ

này, thì hiệu quả sử d

ngang đường tuyến Kim Mã, Li

đáng tiếc là hiện mới ch

đường Phạm Hùng chi

vào sử dụng bởi các d

lắp đặt Hiện tuynel có chi

cát vùi lấp Hào kỹ thu

thuật hai bên đường Nguy

tuyến cáp 24kv đi trong hào

thước 1,5mx1,5m dài 2.850m; trên đư

dài 2,3km mới chỉ có cáp đi

m đào, bới hè, đường; quản lý thống nhất, thời gian ph

a chữa dễ dàng thuận lợi; an toàn trong sử

u cao Mà dù có đầu tư công trình hạ tầng kỹ dụng cũng còn là vấn đề phải bàn Ví dụ

n Kim Mã, Liễu Gai (Hà Nội) Tuynel có kích thư

i chỉ đặt cáp điện lực và bưu điện Rồi

m Hùng chiều cao 3m và chiều rộng 2,5m đã hoàn thành nh

i các dự án hai bên đang xây dựng, mới có rất ít s

có chiều dài 5km này không được duy tu, bthuật cũng có những câu chuyện buồn tương t

ng Nguyễn Trãi kích thước 1mx1m dài 2,4km hi

n cáp 24kv đi trong hào ở phía Bắc; tuyến hào kỹ thuật đư

c 1,5mx1,5m dài 2.850m; trên đường Lê Đức Thọ có kích thư

có cáp điện lực và thông tin,…

Hình 1.7 Thi công hào kỹ thuật [23]

i gian phục vụ lâu dài; dụng Tuy nhiên chi thuật ngầm tốn kém như tuynel kỹ thuật

có kích thước 3m x 3m

i tuynel kỹ thuật dọc

ã hoàn thành nhưng chưa đưa

t ít số lượng dây được

c duy tu, bảo dưỡng và đang bị

n tương tự Tuyến hào kỹ

c 1mx1m dài 2,4km hiện mới chỉ có

t đường Văn Cao kích

có kích thước 1,5mx1,5m

Trang 30

Viêc xây dựng công trình hạ tầng ngầm ở các khu đô thị mới cũng chưa được tuân thủ chặt chẽ Qua kiểm tra của Sở Xây dựng Hà Nội tại 34 khu đô thị mới chỉ

có 12 khu đô thị có bố trí hào kỹ thuật và thực hiện tốt việc hạ ngầm, sử dụng chung Còn lại hầu hết bố trí đi nổi Một số khu đô thị đã có hào kỹ thuật nhưng kích thước nhỏ (1mx1,2m; 1,2mx1,5m,…) và không đồng bộ, mỗi nơi một kiểu, chưa có thiết kế thông nhất Sự thiếu đồng bộ cũng thể hiện ở dự án xây dựng tuyến hào kỹ thuật trên đường Trần Hưng Đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 Tuyến dài 2,5km được xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng (do Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư) Tuy nhiên, khi hào đã xây dựng xong, đến nay chỉ có 1 – 2 tuyến cáp, vẫn còn nhiều cột điện và treo nhiều cáp thông tin,… Cũng xu hướng ngầm hóa nhưng Công ty Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh lại triển khai cống bể cáp trên một số tuyến phố Quân 1, Quận 3,…

Có thể nói, hạ tầng công trình ngầm ở Việt Nam hiện đã manh nha phát triển Xét về mặt trình độ kỹ thuật và quy mô, hạ tầng công trình ngầm ở Việt Nam mới ở trong thời kỳ đầu của sự phát triển Trong tương lai, sẽ còn nhiều các loại hình hạ tầng mới, hiện đã có ở các nước tiên tiến trên thế giới được du nhập vào Việt Nam như tàu điện ngâm, bài đỗ xe ngầm,… Rất cần một tầm nhìn dài hạn cho phát triển công trình ngầm ở Việt Nam

1.2 Nhận xét Chương 1

Như vậy, trong quá trình xây dựng, cải tạo và phát triển đô thị, việc kết hợp chặt chẽ và hữu cơ giữa các công trình trên mặt đất và công trình được xây dựng dưới mặt đất là cần thiết Đã từ lâu, hoạt động xây dựng ở các đô thị lớn trên thế giới đều hướng tới việc tìm cách khai thác triệt để không gian ngầm với nhiều mục đích khác nhau nhằm phát triển đô thị hài hòa và bền vững Tùy thuộc vào kinh tế của mỗi nước cũng như tầm nhìn của mỗi lãnh đạo, năng lực hiểu biết của giới chuyên môn và nhà đầu tư mà quy mô và hướng phát triển công trình ngầm đô thị của các nước có trình độ và chất lượng rất khác nhau những khái niệm về công trình, tổ hợp công trình ngầm đơn lẻ đã xuất hiện các khái niệm mới hơn, rộng hơn như “đô thị ngầm”, “thành phố phát triển về phía dưới mặt đất”…

Trang 31

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của nước ta ngày càng nhanh, hệ thống đô thị phát triển về cả số lượng, chất lượng và quy mô; đặc biệt là ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Tốc độ phát triển nóng đã tạo các áp lực về hạ tầng đô thị, về nhà ở, văn phòng, giao thông đô thị và không gian công cộng trong đô thị… Quỹ đất bề mặt của các đô thị lớn đã ở tình trạng gần như cạn kiệt, các không gian xanh, không gian công cộng ngày một thu hẹp, khiến người dân đô thị cảm thấy bức bối… Những điều này cộng với nhu cầu

về tính văn minh, hiện đại và mỹ quan đô thị đã và đang đòi hỏi việc phát triển phải hướng đến khả năng tận dụng, phát triển song song cả về chiều cao lẫn chiều sâu của đô thị Trong đó, vấn đề chiều cao đô thị đã được chú ý phát triển trong mấy năm gần đây, nhưng vấn đề chiều sâu, vấn đề không gian ngầm thì dường như vẫn chưa hề được chú ý Những điều này dẫn đến một thực trạng hết sức bất cập trong vấn đề phát triển không gian ngầm đô thị - một xu thế tất yếu mà ta phải tính toán đến

Trang 32

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO VỀ QUY MÔ, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT (HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐẶT NỔI VÀ ĐẶT NGẦM) CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

TỈNH ĐĂK LĂK

2.1 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật của Đăk Lăk:

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk trong thời kỳ 2010 – 2015 và giai đoạn tới sẽ xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên Vì vậy, cần phải quan tâm đầu tư phát triển khu vực đô thị, khu dân cư mới, đồng thời phải phát triển khu vực nông thôn ngoại thành, như vậy không gian kiến trúc thành phố có thể chia thành các khu vực: Khu vực nội thành bao gồm các khu phố cũ và các khu đô thị mới và khu vực ven thành phố, với diện tích được dự kiến phân bố: Diện tích toàn thành phố 37.718 ha, đất nội thành 11.560 ha (trong đó đất ở: 1.445 ha), đất ngoại thành 26.158 ha

Đến năm 2020, diện tích đất nội thành sẽ tiếp tục tăng thêm và diện tích đất ngoại thành sẽ giảm đi do quá trình đô thị hóa Việc bố trí đất theo đồ án điều chỉnh

quy hoạch chung xây dựng

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 đã được phê duyệt trước đây và đã có những đóng góp nhất định cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh địa giới tỉnh Đăk Lăk để thành lập tỉnh Đăk Nông, nhất là từ khi Buôn Ma Thuột được công nhận đô thị loại I trực thuộc Tỉnh, đã có nhiều thay đổi

về điều kiện phát triển Do có sự tác động của nhiều yếu tố và nguyên nhân mới xuất hiện, cũng như nhiều vấn đề mà quy hoạch cũ chưa đề cập hoặc chưa được làm rõ,… nên nhiều định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột được xây dựng trước đây đến nay không còn phù hợp với thực tế, nhiều chỉ

Trang 33

tiêu phát triển kinh tế

kiện phát triển mới

Chính vì vậy, vi

của thành phố giai đo

chỉnh lại quy hoạch tổ

Thuột đến năm 2020 là r

làm rõ phương hướng phát tri

trong trung và dài hạn có tính d

hoạch này còn làm cơ s

tư phát triển kinh tế -

ứng với vị thế quan trọ

Hình 2.1

- xã hội cần được xem lại và thay đổi cho phù h

y, việc rà soát đánh giá lại thực trạng phát trigiai đoạn 2001 – 2005 và giai đoạn 2006 -2010 đ

ổng thể phát triển kinh tế - xã hội của t

n năm 2020 là rất cần thiết, qua đó để phát huy tốt nhữ

ng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa c

n có tính dự báo sát thực hơn Việc rà soát đi

ơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch chi ti

xã hội trên địa bàn, từng bước để thành phọng vùng Tây Nguyên

Hình 2.1 Bản đồ hành chánh tỉnh Đăk Lăk [2

i cho phù hợp với điều

ng phát triển kinh tế - xã hội

2010 để bổ sung, điều thành phố Buôn Ma ững yếu tố tiềm năng,

i, văn hóa của thành phố

c rà soát điều chỉnh quy

ch chi tiết và kế hoạch đầu thành phố phát triển tương

[21]

Trang 34

2.1.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đặt nổi:

2.1.1.1 Giao thông đường bộ

Hiện nay, mạng lưới giao thông đường bộ của Đăk Lăk đã được định hình với tổng chiều dài 7.581Km, trong đó có 5 tuyến quốc lộ (14, 14c, 26, 27, và 29), 13 tuyến đường tỉnh (tổng chiều dài 457 Km), 71 tuyến đường huyện (dài 956 Km),

760 tuyến đường xã (dài 2.393 Km) Các tuyến quốc lộ phần lớn đã được nhựa hóa, tạo sự giao thương, kết nối giữa DakLak với các tỉnh bạn: Quốc lộ 14 đi qua Gia Lai, Đak Nông, quốc lộ 26 đi qua Khánh Hòa, quốc lộ 27 đi Lâm Đồng, quốc lộ 29

đi Phú Yên Cùng với đó, các tuyến đường chiến lược 14c, đường mòn Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn sẽ giúp Tây Nguyên nối liền các vùng kinh tế Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia Bên cạnh đó, các tuyến đường tỉnh, huyện, xã đã và đang từng bước được nhựa, bê tông hóa

Quốc lộ 29 (trước đây là đường liên tỉnh Đak Lak – Phú Yên) là tuyến giao thông quốc gia xây dựng sớm nhất, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó bắt đầu

từ cảng biển Vũng Rô (Phú Yên) thông đến cửa khẩu quốc gia Đak Ruê (Đăk Lăk), đồng thời nối với cửa khẩu Chi Miết (tỉnh Mondunkiri, Campuchia) và đường xuyên Á qua Lào Đây còn là cầu nối, tăng cường giao thông hàng hóa giữa hai tỉnh Đăk Lăk – Phú Yên và các tỉnh khu vực ven biển miền Trung với những mặt hàng thế mạnh như cà phê, tiêu, cao su, lâm, thủy sản Đặc biệt tuyến đường này đi qua nhiều buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số nên góp phần ổn định an ninh chính trị, nâng cao đời sống, phát triển sản xuất của đồng bào dọc tuyến

2.1.1.2 Giao thông công cộng

Cùng với sự phát triển hệ thống cầu đường, chưa kể mạng lưới vận tải liên tỉnh, vận tải hành khách nội tỉnh và tỉnh lân cận Đak Nông bằng xe buýt cũng phát triển mạnh với 17 tuyến (nội tỉnh) và 4 tuyến đi các huyện, thị của tỉnh Đak Nông, mỗi ngày có hơn 1.000 lượt xe đi và về Một số địa phương vùng sâu, vùng xa cũng

có tuyến xe buýt đến nơi như: xã Cư Drăm (huyện Krông Bông), xã Ea Lê (huyện

Ea Súp), xã Ea Kiết (huyện Cư M’gar) …

Trang 35

Hình 2.2 Sơ đ

2.1.1.3 Hệ thống c

Thông tin chung v

- Tổng công xuất thi

địa bàn tỉnh đến Quý IV, năm 2012: 65.152 m

- Tổng công xuất khai thác th

(đạt khoảng 91,97%)

chênh lệch giữa 2 mùa mưa và khô kho

- Nguồn nước khai thác là nư

- Nguồn nước khai thác là nư

- Tỷ lệ dân số đô th

thành phố Buôn Ma Thu

quân khoảng 51,22%; Đô th

Sơ đồ giao thông công cộng thành phố Buôn Ma Thu

ng cấp nước

Thông tin chung về cấp nước:

t thiết kế toàn bộ công trình cấp nước tập trung t

n Quý IV, năm 2012: 65.152 m3/ngày đêm;

t khai thác thực tế trung bình năm 2012: 57.325 m (Do đặc thù khai thác nước ngầm chiế

a mưa và khô khoảng 15 -20% công suất khai thác);

c khai thác là nước mặt (ao, hồ, sông, suối) chi

c khai thác là nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) chi

đô thị được cấp nước sạch năm 2012: khoảng 63,4Buôn Ma Thuột khu vực nội thành chiếm 81,92%; Đô th

ng 51,22%; Đô thị loại V bình quân khoảng 57,08%;

Buôn Ma Thuột [25]

p trung tại đô thị trên

ăm 2012: 57.325 m3/ngày đêm

Trang 36

- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch: Tổng số dân cư được cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh: Khoảng 58.030 hộ (khoảng 238.479 người);

- Mức cấp nước bình quân đầu người: 113 lít/người.ngày đêm (Tiêu chuẩn cấp nước: 120 lít/người.ngày đêm);

- Tỷ lệ thất thoát nước bình quân năm 2012 khoảng 25%;

- Áp lực đối với nhu cầu cấp nước do các yếu tố:

+ Gia tăng dân số đô thị do dịch cư từ khu vực nông thôn về đô thị;

+ Công suất cấp nước tại các đô thị lớn trong tỉnh không tăng từ năm 2005 đến nay (như thành phố Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Krông Pắk)

Hiện trạng cấp nước đô thị:

- Hiện trạng mạng lưới cấp nước:

Bảng 2.1 Mô tả mạng lưới và tình trạng đường ống cấp [18]

ống (mm)

Chiều dài đường ống (km)

Tình trạng đường ống cấp nước hiện tại

I Tuyến ống do Công ty Cấp nước Quản lý

1 Tuyến ống Truyền tải (Cấp I)

Gang dẻo D500 5 Đã sử dụng 10 năm Gang dẻo D450 1,6 Đã sử dụng 30 năm Gang xám D400 10 Đã sử dụng 10 năm Gang dẻo D400 18 Đã sử dụng 10 năm Gang dẻo D350 15 Đã sử dụng 10 năm Gang xám D300 3 Đã sử dụng 30 năm Gang dẻo D300 12 Đã sử dụng 10 năm

2 Tuyến ống phân phối (Cấp II)

uPVC D300 12 Đã sử dụng 10 năm uPVC D250 17 Đã sử dụng 10 năm uPVC D200 19 Đã sử dụng 10 năm

Trang 37

STT Các loại tuyến ống Các loại đường

ống (mm)

Chiều dài đường ống (km)

Tình trạng đường ống cấp nước hiện tại

uPVC D150 60 Đã sử dụng 10 năm uPVC D100 70 Đã sử dụng 10 năm

3 Tuyến ống dịch vụ (Cấp III) D < 100 285 Đã sử dụng 15 năm

II Tuyến ống do Trung tâm nước sinh hoạt và Môi trường nông thôn quản lý

1

Công trình cấp nước thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’Leo

Tuyến ống truyền tải (Cấp I) D200 – D300 1,2 Tốt

Tuyến ống phân phối (Cấp II) D114 – D168 16,5 Tốt

Tuyến ống dịch vụ (Cấp III) D42 – D90 84,4 Tốt

2

Công trình cấp nước thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông

Tuyến ống truyền tải (Cấp I) D168 5,47 Tốt

Tuyến ống phân phối (Cấp II) D114 2,25 Tốt

Tuyến ống dịch vụ (Cấp III) D34 – D90 25,46 Tốt

3

Công trình cấp nước thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana

Tuyến ống truyền tải (Cấp I) D220 0,25 Tốt

Tuyến ống phân phối (Cấp II) D114 - D168 2,98 Tốt

Tuyến ống dịch vụ (Cấp III) D42 – D90 27,09 Tốt

Trang 38

Thông tin chung:

ố Buôn Ma Thuột: nước thải và nước mưa đư

ng riêng Trong đó:

ng thoát nước mưa chiều dài 62.968 m;

ng thoát nước thải chiều dài 53.861 m;

ống: 4,6km/km2 + Nhà máy xử lý nước thải được đưa vào hoạt động t

năm 2005 từ nguồn vốn ODA do chính phủ Đan M

Ma Thuột [25]

c mưa được thoát theo hệ

ng tại thành phố Buôn Đan Mạch tài trợ Nhà

Trang 39

máy hiện đang xử lý nước thải theo công nghệ sinh học với hệ thống chuỗi hỗ

ổn định, không dùng hóa chất trong quá trình xử lý

+ Công suất xử lý nước thải theo thiết kế 8.125 m3/ngày đêm;

+ Công suất thực tế vận hành: 5.483 m3/ngày đêm phục vụ cho khoảng 5.500 hộ (tương đương 27.610 người) chiếm khoảng 12% dân số đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước thải

+ Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột đang tiến hành triển khai giai đoạn II của dự án, có quy mô 15 ha, phục vụ cho khoảng 8.500 hộ Tổng mức đầu tư 382 tỷ Trong đó vốn đối ứng phía Việt Nam 82 tỷ đồng Ngoài ra, các đô thị còn lại trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải đô thị

Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa và nước thải

 Chung (Chiều dài: 0 km; tỷ lệ: 0%)

 Riêng biệt (Chiều dài:116.829 km; tỷ lệ:100%)

 Nửa riêng (Chiều dài: 0 km; tỷ lệ: 0%)

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải đi riêng, tổng chiều dài đường ống khoảng 116.829 km Cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Đường dẫn thoát nước mưa [18]

STT Hạng mục/tên công trình Khối lượng (Km) Tỷ lệ

Bảng 2.3 Mạng lưới thoát nước thải [18]

STT Mạng lưới thu gom

Kích thước đường ống (mm)

Chiều dài mạng lưới (km)

Tình trạng đường ống thu gom

1 Tuyến ống cấp 1 400 - 700 6.004 Tốt

Trang 40

Buôn Ma Thuột [25]

Ngày đăng: 22/05/2021, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w