Tại các nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển vấn đề tối ưu hóa sử dụng và khai thác không gian ngầm đã được xem xét như là một trong những yếu tố bắt buộc trong công tác quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
NGUYỄN CHÍ TRUNG
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG
KỸ THUẬT NGẦM KHU ĐÔ THỊ CHẠP KHÊ, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
NGUYỄN CHÍ TRUNG
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG
KỸ THUẬT NGẦM KHU ĐÔ THỊ CHẠP KHÊ, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm
Mã số: 60580204
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Đào Văn Canh
HÀ NỘI - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây
Hà nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Trung
Trang 4Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM 4
1.1 Tổng quan về hệ thống công trình ngầm đô thị trên thế giới 4
1.2 Tổng quan về hạ tầng kỹ thuật ngầm trên thế giới 9
1.3 Tổng quan về hệ thống công trình ngầm đô thị và hạ tầng kỹ thuật ngầm ở Việt Nam 12
Nhận xét chương 1 19
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU ĐÔ THỊ CHẠP KHÊ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ - TỈNH QUẢNG NINH 20
2.1 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 20
2.1.1 Vị trí địa lý 20
2.1.2 Địa hình 21
2.1.3 Khí hậu 21
2.1.4 Hệ thống giao thông 22
2.2 Hiện trạng khu đô thị chạp khê thành phố Uông Bí 23
2.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông 25
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên 28
2.2.3 Điều kiện địa chất 28
2.2.4 Điều kiện địa chất thủy văn 31
2.2.5 Hiện trạng khu vực 32
Trang 52.3.2 Khó khăn 35
2.4 Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của Dự án Quy hoạch khu đô thị 35
2.4.1 Quy mô 35
2.4.2 Giải pháp thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật 42
2.4.3 Hạng mục thoát nước mưa 49
2.4.4 Hạng mục thoát nước và sử lý nước thải 52
2.4.5 Phần cấp nước 52
2.4.6 Phần cấp điện và chiếu sáng đường 54
Nhận xét chương 2 55
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY HOẠCH VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM, CÔNG TRÌNH NGẦM KỸ THUẬT 57
3.1 Khái quát chung về hệ thống công trình ngầm kỹ thuật 57
3.2 Một số yêu cầu cơ bản trong thiết kế quy hoạch công trình ngầm kỹ thuật 61
3.3 Các nguyên tắc bố trí đường dây, đường ống ngầm 61
3.3.1 Độ sâu 61
3.3.2 Vị trí và khoảng cách 63
3.3.3 Đảm bảo yêu cầu về khả năng đấu nối với các hệ thống công trình ngầm 67
3.3.4 Khai thác được lợi thế không gian ngầm 68
3.3.5 Nguyên tắc cấu tạo hào, tuynel cho hệ thống công trình ngầm kỹ thuật 69
3.4 Một số hình thức bố trí đường dây, đường ống ngầm 71
3.4.1 Phương pháp bố trí riêng rẽ đặt trực tiếp trong đất 71
3.4.2 Phương pháp bố trí chung trong một hào kỹ thuật 73
3.4.3 Phương pháp bố trí trong cống, bể kỹ thuật 75
3.4.4 Phương pháp bố trí trong Tuynel kỹ thuật 76
Nhận xét chương 3 80
Trang 6THÀNH PHỐ UÔNG BÍ 81
4.1 Hiện trạng phương pháp bố trí hệ thống công trình ngầm kỹ thuật khu đô thị Chạp Khê - Thành phố Uông Bí 81
4.2 Đề xuất một số cơ chế trong quản lý, quy hoạch công trình ngầm kỹ thuật khu đô thị 85
4.2.1 Đề xuất cơ chế trong việc quản lý 85
4.2.2 Đề xuất cơ chế trong quy hoạch 86
4.3 Đề xuất một số giải pháp quy hoạch hệ thống công trình ngầm kỹ thuật khu đô thị Chạp Khê - Thành phố Uông Bí 86
4.3.1 Đề xuất lựa chọn giải pháp bố trí hệ thống kỹ thuật ngầm 87
4.3.2 Đề xuất hình thức bố trí trong hào kỹ thuật; cống, bể kỹ thuật 88
Nhận xét chương 4 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7TT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Một số công trình ngầm đô thị ở Châu Âu 5
Bảng 1.2 Một số công trình ngầm dô thị ở Châu Á, Châu Mỹ 6
Bảng 2.1 Chỉ tiêu cơ lý đặc trưng trung bình 30
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật đường và công trình 44
Bảng 2.3 Kết quả tính thủy văn, thủy lực cống ngầm 49
Bảng 2.4 Kết quả tính thủy văn, thủy lực mương tiêu 50
Bảng 2.5 Kết quả tính thủy văn, thủy lực rãnh thoát nước 51
Bảng 2.6 Tính toán nhu cầu thoát nước thải trong phạm vi dự án 52
Bảng 2.7 Tính nhu cầu sử dụng nước cho toàn khu đô thị Chạp Khê 53
Bảng 3.1 Độ sâu bố trí đường ống ngầm 62
Bảng 3.2 Chiều sâu tối thiểu đặt đường ống kỹ thuật ngầm 62
Bảng 3.3 Khoảng cách tối thiểu giữa các đường ống ngầm không nằm trong tuynel hoặc hào kỹ thuật 65
Bảng 3.4 Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống công trình ngầm kỹ thuật khi đặt chung trong tuynel hoặc hào kỹ thuật 66
Bảng 3.5 Khoảng cách tối thiểu từ mép C.T tới các C.Trình khác (m) 66
Bảng 3.6 Khoảng cách tối thiểu giữa mép ngoài của các CTN 66
Bảng 3.7 Chiều sâu tối thiểu đặt công trình ngầm 67
Bảng 4.1 Kích thước các loại cống cáp 90
Trang 8TT Tên bảng Trang
Hình 1.1 Hầm mont Blanc Tuynnel nối Italy - France 7
Hình 1.2 Hệ thống ga điện ngầm Solna tại Stockholm - thuỵ điển 7
Hình 1.3 Ga tầu điện ngầm Khailid Bin Al Waleed - Dubai 8
Hình 1.4 Ga tầu điện ngầm Komsomolskaya - Moscow 8
Hình 1.5 Tàu điện ngầm Auber ở Paris - Pháp 9
Hình 1.6 Hầm ngầm kết hợp giao thông và thoát nước mưa ở Malaysia 10
Hình 1.7 Tuynel kỹ thuật ngầm kết hợp với tàu điện ngầm tại Đài Bắc (Đài Loan) 11
Hình 1.8 Hầm dành cho người đi bộ trên đường Phạm Hùng Hà Nội 13
Hình 1.9 Trên là cầu vượt, dưới là hầm đi bộ tại Ngã Tư Sở Hà Nội 14
Hình 1.10 Đường hầm nút giao thông Kim Liên 14
Hình 1.11 Hầm thủ thiêm vượt sông Sài Gòn 15
Hình 1.12 Một số hình ảnh về công trình ngầm tại Tp.Hồ Chí Minh 17
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 21
Hình 2.2 Bản đồ hành chính thành phố Uông Bí 24
Hình 2.3 Cửa ngõ vào trung tâm thành phố 25
Hình 2.4 Mặt cắt địa chất công trình tại các lỗ khoan khảo sát thăm dò 32
Hình 2.5 Vị trí và mặt bằng khu đô thị 36
Hình 3.1 Mặt cắt ngang tuynel kỹ thuật 69
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí riêng lẻ từng đường dây, đường ống 72
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí chung đường dây, đường ống trong hào kỹ thuật 74
Hình 3.4 Sơ đồ bố trí chung đường dây, đường ống trong hào kỹ thuật 75
Hình 4.1 Mặt cắt ngang đường phố nội đô 82
Hình 4.2 Mặt cắt ngang đại diện đường trung tâm đô thị 83
Hình 4.3 Mặt cắt ngang đường phố khu vực 84
Hình 4.4 Sơ đồ quy hoạch tổng thể các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm 88
Hình 4.5 Chi tiết tuyến hào đề xuất 89
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của thế giới đặc biệt ở các thành phố, khu đô thị lớn đã cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó công trình ngầm và hệ thống các công trình ngầm kỹ thuật, ngày càng khẳng định được vai trò cũng như ý nghĩa của nó Tại các nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển vấn đề tối
ưu hóa sử dụng và khai thác không gian ngầm đã được xem xét như là một trong những yếu tố bắt buộc trong công tác quy hoạch phát triển hệ thống công trình xây dựng và công trình ngầm đô thị Điều này có thể thấy rõ trong lịch sử hình thành, phát triển của các thành phố lớn như Berlin, london, Pari, cùng với việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên mặt thì các công trình ngầm, hệ thống các công trình ngầm cũng được triển khai xây dựng, trong đó nổi bật nhất là hệ thống cáp ngầm; hệ thống thu, thoát nước ngầm
Tại Việt Nam, trải qua lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc trong suốt hàng nghìn năm lịch sử; nền kinh tế, khoa học kỹ thuật nghèo nàn và mặc dù chúng ta đã
có những bước chuyển mình tương đối mạnh mẽ, nhưng chính bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, thiếu tầm nhìn chiến lược trong công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng nói chung
và khai thác không gian ngầm nói riêng đã dẫn tới những bất cập trong quá trình phát triển không chỉ ở hiện tại và sẽ ảnh hưởng tới cả tương lai Thực tiễn đã chứng minh rằng, quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế; khu tái định cư mới Do đó, nếu không có một tầm nhìn, một cách nhìn, cách tiếp cận và nghiên cứu một cách đầy đủ thì sẽ không tránh khỏi những bất cập không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng to lớn đến bộ mặt mỹ quan, kiến trúc của các khu đô thị
Uông bí là một thành phố trực thuộc Tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Tây của Tỉnh Quảng Ninh và nằm ở phía Đông Bắc của nước Việt Nam, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận tiện cho việc giao lưu, tiêu thụ hàng hóa Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí địa lý đắc địa, cùng với thành phố Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là đầu tàu và là một trong ba
Trang 10trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng Sông Hồng, động lực phát triển của Miền Bắc Thành phố Uông Bí cách Hà Nội khoảng 120km về hướng Tây và cách Hải Phòng khoảng 30km về hướng Nam, được xem là cửa ngõ nằm trong vùng tam giác động lực phát triển miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Trước yêu cầu của đô thị hóa, tỷ lệ tăng dân số cơ học ngày một tăng cao đặc biệt ở khu vực nội thị, nên trong những năm vừa qua ngoài quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu kinh tế nhằm tạo thêm việc làm thì thành phố Uông Bí cũng đã quy hoạch xây dựng nhiều khu dân cư tự xây, khu tái định cư, khu công nghiệp, khu đô thị với các quy mô khác nhau; tuy nhiên, hầu hết trong các quy hoạch và thiết kế đều chưa thấy hoặc ít chú ý đến công tác quy hoạch công trình ngầm kỹ thuật thích hợp Do đó, vấn đề " Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm Khu đô thị Chạp Khê, thành phố Uông Bí" là hết sức cấp thiết và có tính thực tiễn cao không chỉ giải quyết bài toán tối ưu hóa không gian ngầm tại khu đô thị mà còn giúp các nhà quy hoạch có một cái nhìn tổng thể hơn trong điều kiện quỹ đất ở các khu đô thị ngày càng eo hẹp
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công trình ngầm, hệ thống công trình ngầm kỹ thuật
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và khu
đô thị Chạp Khê - thành phố Uông Bí
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là đề xuất được một số giải pháp, phương pháp, phương
án quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cho khu đô thị Chạp Khê - thành phố Uông Bí
4 Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích các đặc điểm xây dựng và quy hoạch khu đô thị Chạp Khê - thành phố Uông Bí, phục vụ cho công tác quy hoạch công trình ngầm
- Tìm hiểu các phương pháp, các yêu cầu, quy định, hướng dẫn về quy hoạch công trình ngầm
Trang 11- Nghiên cứu hiện trạng một số giải pháp thiết kế quy hoạch hệ thống công trình ngầm qua đó đề xuất một số giải pháp bố trí đường dây, đường ống ngầm trong hào kỹ thuật cùng với các hạ tầng ngầm khác
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch một số hạng mục hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cho khu đô thị Chạp Khê - thành phố Uông Bí
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp, phân tích thống kê đánh giá và kết hợp với công tác thiết kế quy hoạch
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận văn đã đề xuất được phương án qui hoạch hợp lý cho hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khu Chạp Khê
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu qui hoạch công trình ngầm cho khu đô thị Chạp Khê
và những những khu dân cư khác của Tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tương tự
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, tối ưu hóa không gian ngầm cho khu
đô thị
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 04 chương, Kết luận - kiến nghị, các bảng biểu
và hình vẽ Được trình bầy trong 93 trang khổ giấy A4, với 17 bảng và 26 hình
8 Lời cảm ơn
Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Đào văn Canh - Trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, người đã dành nhiều sự quan tâm giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình viết bản Luận văn tốt nghiệp cao học
Tác giả luận văn cám ơn các thầy cô giáo trong bộ môn XDCTN, Khoa Xây dựng, trường đại học Mỏ địa chất Hà Nội đã tạo mọi điều kiện trong đào tạo và thực hiện luận văn
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ VÀ
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM
"Công trình ngầm đô thị" là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật, hào và tuylen kỹ thuật
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm là hệ thống các loại đường ống ngầm, hệ thống các loại đường cáp ngầm, hệ thống tuynel hào kỹ thuật đô thị "Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm" bao gồm các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc; hào, tuynel kỹ thuật
và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm
Công trình ngầm kỹ thuật là mạng kỹ thuật ngầm được hiểu là mạng lưới đường ống ngầm trong đô thị sử dụng để cấp thoát nước, cấp điện, khí đốt, cấp nhiệt cũng như mạng tin truyền hình, cáp viễn thông
Công trình ngầm và hệ thống các công trình ngầm kỹ thuật được quy hoạch, đầu tư và xây dựng ngoài những chức năng chính là đáp ứng những yêu cầu kỹ
thuật cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau hầm cho người đi bộ; hầm đường bộ; hầm
Metro; bãi đỗ xe ngầm; bể cáp ngầm; các đường ống, đường cáp ngầm; hào và tuynel kỹ thuật khác mà còn góp phần không nhỏ vào mỹ quan kiến trúc của các
khu đô thị và các thành phố lớn
Công trình ngầm hay hệ thống các công trình ngầm kỹ thuật thông thường được thiết kế và xây dựng trong lòng đất hoặc dưới lòng sông, biển; tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm và chức năng của mỗi công trình, cụm công trình có thể được đấu nối với hệ thống các công trình trên mặt để tạo thành một hệ thống các công trình có tính đồng bộ cao, thuận tiện cho công tác vận hành, kiểm tra và rà soát
1.1 Tổng quan về hệ thống công trình ngầm đô thị trên thế giới
Nhận thức được rõ vai trò và ý nghĩa và hệ thống công trình ngầm kỹ thuật
Trang 13đến quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, rất nhiều các nước trên thế giới đã xem việc ngầm hóa tối ưu hóa khai thác không gian ngầm như là một định hướng và là điều kiện bắt buộc để đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Tại châu Âu, bên cạnh nền khoa học phát triển, điều kiện kỹ thuật tương đối
ổn định mà rất nhiều các quốc gia thuộc lục địa già sau chiến tranh thế giới thứ hai
đã gần như ngay lập tức ưu tiên công tác quy hoạch, thiết kế và dây dựng các tổ hợp công trình ngầm kỹ thuật có quy mô khác nhau trong đó có nổi bật nhất là hệ thống hầm Metro ở các khu đô thị và thành phố lớn có tốc độ phát triển lớn nhất Bê cạnh
hệ thống hầm Metro, rất nhiều các công trình ngầm với công năng khác nhau cũng
đã lần lượt được gia đời như các bãi đỗ xe ngầm; các công viên ngầm; hầm dành cho người đi bộ; các trung tâm thương mại ngầm, hệ thống hào và tuynel kỹ thuật
Cuối thế kỷ XX là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong công tác khai thác không gian ngầm ở các thành phố lớn ở Châu Á và Châu Mỹ Cụ thể, các đô thị lớn
ở Châu Âu, Bắc Mỹ và ở Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc bắt đầu ưu tiên xây dựng và khai thác không gian ngầm nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nhanh, đảm bảo và nâng cao quy mô cũng như công năng của hệ thống các công trình kỹ thuật của thành phố, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, tiếng ồn ở các khu đô thị lớn
Bảng 1.1 Một số công trình ngầm đô thị ở Châu Âu
1 Hầm Euro Tuynel Anh Dài 50km (xuyên qua eo biển Manche từ
Anh qua Pháp)
2 Hầm Xen-Gotan Ý Dài: 14.482m (từ Ý tới Thụy sĩ)
3 Hầm Sin Gotthord Thụy sĩ Dài: 14.984 (từ Gotthord - Thụy sĩ đi Airolo
9 Hệ thống ga điện ngầm Thụy điển
10 Thư viện quốc gia Anh 4 tầng hầm
Trang 14Việc bố trí trong lòng đất các bến đỗ ôtô và các công trình giao thông cho phép sử dụng lòng đất một cách toàn diện và tiết kiệm đáng kể diện tích đất vốn đã
và sẽ tiếp tục bị thu hẹp Mặc dù nằm ở những Châu lục có điều kiện đất nền và điều kiện thời tiết khí hậu không thực sự thuận lợi cho quá trình xây dựng công trình ngầm hay hệ thống các công trình ngầm nhưng với sự nỗ lực và đánh giá đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của việc khai thác không gian ngầm đến sự phát triển bền vững của một quốc gia, một khu vực mà đã có khá nhiều các công trình ngầm, hệ thống công trình có quy mô khác nhau được ra đời và chắc rằng, trong tương lai sẽ
có nhiều công trình ngầm kỹ thuật được quy hoạch, đầu tư xây dựng nhằm ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp ở hai Châu lục này
Bảng 1.2 Một số công trình ngầm dô thị ở Châu Á, Châu Mỹ
4 Đường hầm Dai-Shimizu Nhật Bản Dài 22km
5 Trạm điện ngầm Khalid Bin Al Waleed Dubai
6 Hầm giao thông điều tiết lũ Smart Malaysia Dài 4,7km
7 Hầm đường sắt dưới biển Sei-kan Nhật Bản Dài 53,85km
Từ các bảng thống kê có thể nhận thấy, công trình ngầm khá đa dạng về chủng loại, quy mô và công năng cũng như quy mô và số lượng Điều đó cho thấy được ý nghĩa và vai trò của công trình ngầm kỹ thuật tại các khu đô thị hay thành phố lớn trên thế giới, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu chắc chắn rằng hệ thống công trình ngầm kỹ thuật sẽ ngày càng chứng tỏ được sự cần thiết phải quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống công trình này không những ở các đô thị lớn
mà sẽ ở khắp các khu vực khác nhau
Trang 15HÌNH 1.1 HẦM MONT BLANC TUYNNEL NỐI ITALY - FRANCE
(Nguồn: internet)
HÌNH 1.2 HỆ THỐNG GA ĐIỆN NGẦM SOLNA TẠI STOCKHOLM - THUỴ ĐIỂN
(Nguồn: internet)
Trang 16HÌNH 1.3 GA TẦU ĐIỆN NGẦM KHAILID BIN AL WALEED - DUBAI
(Nguồn: internet)
HÌNH 1.4 GA TẦU ĐIỆN NGẦM KOMSOMOLSKAYA - MOSCOW
(Nguồn: internet)
Trang 17HÌNH 1.5 TÀU ĐIỆN NGẦM AUBER Ở PARIS - PHÁP
(Nguồn: internet)
1.2 Tổng quan về hạ tầng kỹ thuật ngầm trên thế giới
Cloaca Maxima là công trình ngầm thoát nước đầu tiên trên thế giới, thuộc thành Roma, được xây dựng vào năm 600 trước Công nguyên để thoát nước mưa và nước thải Một số nước Châu Âu sau này đã sử dụng hệ thống thoát nước để chứa các đường dây đường ống kỹ thuật và cho ra đời tuynel kỹ thuật [2]
Ở Malaysia đã áp dụng giải pháp thông minh cho Thủ đô Kuala Lumpur đó
là xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm để hỗ trợ phòng chống ngập lụt
Đường hầm phòng chống ngập lụt ở Kuala Lumpur có chiều dài 9 km nối từ sông Ampang tới “hồ chứa nước thông minh” gần công viên nước Paintball Tag Dese, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đi qua sân bay Sungai Besi, cách tòa tháp đôi Petronas khoảng 3 km Đường kính của hầm là 11,83m, đường kính ngoài là 13,2 m
Trang 18HÌNH 1.6 HẦM NGẦM KẾT HỢP GIAO THÔNG VÀ THOÁT NƯỚC MƯA Ở MALAYSIA [4]
Hầm bố trí 2 tầng cho hoạt động giao thông đường bộ, mỗi tầng có 2 làn xe ôtô, có chiều rộng 3,35 m/làn, có 1 làn xe dự trữ để cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp rộng 2,0 m và dải biên/lề rộng 15 cm Tầng dưới có chiều cao thông xe là 2,55
m, tầng trên là 2,65 m Dưới đáy tầng 1 là khoảng không gian để thoát nước mưa, chứa được 3 triệu m³ để điều hòa nước mưa khi mưa lớn
Theo dự án hầm đa năng kết hợp với giao thông và thoát nước mưa đô thị Bình thường khi không sử dụng để thoát nước mưa, giao thông sẽ hoạt động cả 2 tầng hầm phía trên Khi sử dụng để thoát nước mưa ở tầng hầm dưới cùng với khối lượng ≥ 100 m3/giây, 2 tầng hầm bên trên vẫn mở cửa để cho hoạt động giao thông Khi khối lượng thoát nước ≥ 250 m3/giây sẽ ngừng hoạt động giao thông để phục vụ hoàn toàn cho thoát nước mưa với chiều dài 9 km Đường hầm thông minh này đã hoàn vốn sau 3 năm sử dụng
Trang 19HÌNH 1.7 TUYNEL KỸ THUẬT NGẦM KẾT HỢP VỚI TÀU ĐIỆN NGẦM
TẠI ĐÀI BẮC (ĐÀI LOAN) [3]
Ở nhiều nước trên thế giới giải pháp hầm kỹ thuật (tuynel) để bố trí hạ tầng kỹ thuật ngầm đã được áp dụng Việc xây dựng hệ thống tuynel kỹ thuật cũng trở thành một xu hướng hiện đại hóa sự phát triển của đô thị Mật độ của hệ thống tuynel kỹ thuật trở thành chỉ số đánh giá mức độ hiện đại hoá của thành phố cũng như mật độ
hệ thống thoát nước Mỹ, Nga, Nhật và Đài Loan là những nước, khu vực đã phát triển hệ thống tuynel kỹ thuật để lắp đặt các đường dây đường ống kỹ thuật từ thiết
kế, xây dựng đến vận hành Tại Đài Loan, việc xây dựng hệ thống tuynel kỹ thuật đã trở nên phổ biến và được xây dựng ở nhiều thành phố (hình 1.7) [3]
Ưu điểm của giải pháp Tuynel là [5]:
- Vận hành sửa chữa công trình ngầm dễ dàng;
- Quản lý tập trung tất cả các công trình ngầm (cấp nước, điện, thông tin…),
vì vậy dễ dàng quản lý, phát triển, thay đổi, cũng như cập nhật thông tin thuận lợi;
- Tăng tuổi thọ công trình;
- Thuận lợi khi lắp đặt, sửa chữa (không phải bỏ lớp mặt đường);
- Diện tích chiếm đất ít;
- Tránh được các hiện tượng xâm thực;
Trang 20- Góp phần tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị;
- Đảm bảo an toàn cho công trình khi có thiên tai;
- Loại bỏ tình trạng đào lên lấp xuống khi xây dựng, sửa chữa;
- Giảm đáng kể chi phí về quản lý và bảo trì công trình
Nhược điểm của giải pháp này là:
- Đầu tư ban đầu quá cao (thường gấp 3-4 lần so với bố trí riêng rẽ), chỉ thích hợp quy hoạch trung tâm thành phố lớn khi có xây dựng kèm theo xây dựng mới hệ thống giao thông;
- Yêu cầu công nghệ cao trong việc xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống cần phải xử lý thông gió, thoát nước, các vị trí giếng cho người quản lý vận hành có thể lên xuống;
- Chiếm một không gian nhất định trong lòng đất mà các công trình ngầm khác không thể giao chéo ở cùng cao độ;
- Đặt chung các đường dây, đường ống khi xẩy ra sự cố có thể làm hư hại dây chuyền;
- Ảnh hưởng lẫn nhau khi bố trí cùng tuynel như cáp điện, truyền hình, thông tin liên lạc…;
- Người quản lý vận hành cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn
1.3 Tổng quan về hệ thống công trình ngầm đô thị và hạ tầng kỹ thuật ngầm ở Việt Nam
Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của đô thị nói riêng gắn liền với xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Một đô thị hiện đại phải xây dựng một hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật nói chung và hạ tầng kỹ thuật ngầm nói riêng hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh Nhìn nhận, đánh giá lại hiện trạng hạ tầng công trình ngầm ở Việt Nam để từ đó có một hướng đi chắc chắn cho tương lai là một việc nên làm hiện nay
Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đang được tập trung đầu tư xây dựng tại các đô thị ở Việt Nam bao gồm: Hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ,
Trang 21các công trình đường dây: Cáp điện, cáp quang, cáp thông tin; các công trình đường ống bao gồm: Đường ống cấp nước, đường ống thoát nước và các công trình cống,
bể cáp kỹ thuật, hào và tuynel kỹ thuật
Từ những hình thức sơ khai ban đầu chỉ là những đường hào nhỏ hay các đường hầm ngắn phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng như vận chuyển khí tài, kho cất giữ vũ khí, quân sự được thi công bằng phương pháp thủ công để phục vụ hai cuộc trường trinh cứu nước, cho đến nay công trình ngầm hay hệ thống các công trình ngầm kỹ thuật đã có những bước phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, quy mô mà còn về cả công nghệ và kỹ thuật thi công, đặc biệt trong những đầu năm của thế kỷ 21
Hầm cho người đi bộ là một trong những biện pháp qua đường an toàn nhất dành cho người đi bộ Tại Hà Nội, hệ thống các công trình ngầm kỹ thuật có thể kể
đến như hệ thống đường hầm dành cho người đi bộ được xây dựng trên một số tuyến
đường trục chính và đường vành đai của thành phố như đường Phạm Hùng; Khuất duy tiến; Nguyễn Trãi - Láng; ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt; đường Giải Phóng tại
vị trí ngã tư Vọng; quốc lộ 32 đoạn từ Cầu Diễn đến Đại học Công Nghiệp [12]
HÌNH 1.8 HẦM DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐƯỜNG PHẠM HÙNG HÀ NỘI
(Nguồn: internet)
Trang 22HÌNH 1.9 TRÊN LÀ CẦU VƯỢT, DƯỚI LÀ HẦM ĐI BỘ TẠI NGÃ TƯ SỞ HÀ NỘI
(Nguồn: internet)
Hầm đường ô tô đã được xây dựng tập trung ở thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tại Hà Nội, hầm đã được xây dựng trước cổng Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tại nút giao thông Kim Liên Đường hầm nút giao thông Kim Liên là một phần của hạng mục Đường Vành đai 1 trong thành phố Hà Nội Trong khi đó tại TP Hồ Chí Minh vừa khánh thành hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn Đây là hầm đường
bộ lớn nhất Đông Nam Á Các hầm đường ô tô được xây dựng và đưa vào sử dụng
đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết ùn tắc giao thông và tăng khả năng thông xe quan trọng của các thành phố này
HÌNH 1.10 ĐƯỜNG HẦM NÚT GIAO THÔNG KIM LIÊN
(Nguồn: internet)
Trang 23HÌNH 1.11 HẦM THỦ THIÊM VƯỢT SÔNG SÀI GÒN
(Nguồn: internet)
Bên cạnh đó là hệ thống các đuờng dây, đường cáp ngầm và tuynel kỹ thuật
bước đầu cũng đã được quy hoạch và xây dựng, tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội đã hoàn thành hạ ngầm đường dây trong bể cáp thuộc 23 tuyến phố chính
Nổi bật nhất trong các công trình ngầm kỹ thuật là hệ thống hầm Metro, theo
dự thảo Đồ án quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đã được trình lên Chính Phủ, Hà Nội sẽ có hệ thống giao thông hiện đại với 08 tuyến tàu điện để liên kết nội đô và đô thị vệ tinh cùng các địa phương lân cận trong đó khu vực nội đô sẽ
có 6 tuyến tàu điện ngầm và Ga Hà Nội trở thành tổ hợp trung tâm thương mại dịch
vụ đô thị đa năng và là đầu mối trung chuyển hành khách giữa các tuyến đường sắt
đô thị, đường sắt quốc gia [12]
Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành phố lớn nhất, đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước
ta, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội hàng năm đều ở mức rất cao Ngoài nguyên nhân từ những điều kiện khách quan như quá trình biến đổi khí hậu, điều kiện tự
Trang 24nhiên đặc biệt là điều kiện địa hình khu vực tương đối thấp, thậm chí một số nơi còn nằm dưới cả mực nước biển mà nguyên nhân còn đến từ hệ thống các công trình ngầm bị xuống cấp nghiêm trọng, hầu như không thể đáp ứng được tốc độ đô thị hóa cao trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
Đứng trước những thách thức đó, trong những năm vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đầu tư xây dựng khá nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó xu thế ngầm hóa và tối ưu hóa không gian ngầm được ưu tiên phát triển Các công trình ngầm đã và đang được quy hoạch, đầu tư xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh
chủ yếu bao gồm công trình ngầm dưới các tòa nhà (tầng hầm), công viên ngầm, hệ
thống bể ngầm thu nước, hầm Metro phần nào đã góp phần giải quyết được những
bất cập của hệ thống công trình ngầm của thành phố
* Công trình ngầm giao thông: Đây là một trong những giải pháp tích cực
trong công tác giảm thiểu ách tắc giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các khu đô thị lớn nói chung Các công trình điển hình của hệ thống các công trình ngầm này có thể kể như hầm chui Tân Tạo (quận Bình Tân) hầm chính dài 38m, hầm dẫn trên quốc lộ 1A dài 243m và có cùng chiều rộng 12m, cao 3,5m ; Hầm chui Linh Xuân quận Thủ Đức dài 38m, rộng gần 30m với hai chiều đi dành cho xe máy, xe ôtô con và người đi bộ
Hầm giao thông Thủ Thiêm, đây là công trình thuộc dự án Đại lộ Đông Tây nối với quốc lộ 1 về phía Tây và xa lộ Hà Nội vầ phía Đông
Tổng dự án gồm hai phần:
Gói thầu 1: Bao gồm 13,4km đường mới và các cầu qua giao lộ;
Gói thầu 2: Bao gồm 8,4km đường mới Thủ Thiêm trong đó có hầm dìm dài
1,49km xuyên ngầm qua sông Sài Gòn
* Công trình ngầm của hệ thống đường sắt đô thị: Hệ thống đường sắt đô
thị gồm tuyến tàu điện ngầm số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7km, trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6km, đoạn đi trên cao dài 17,1km Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm
3 ga ngầm và 11 ga trên cao
Trang 25
a - Hầm dành cho người đi bộ
b - Hầm Thủ Thiêm HÌNH 1.12 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TRÌNH NGẦM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
(Nguồn: internet)
Nhiều tuyến đường ở Hà Nội có các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin, chiếu sáng… được xây dựng đơn lẻ, không bố trí chung Do vậy, trong duy trì và bảo dưỡng thường phải đào bới để cải tạo, sữa chữa hoặc xây dựng mới
Để khắc phục điều đó, thành phố Hà Nội đã thí điểm xây dựng một số hầm
kỹ thuật tại một số dự án nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường đô thị như [6]:
Trang 26+ Các tuynel kỹ thuật ngang đường của phố Kim Mã, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh kích thước 3x3 m bố trí cáp điện lực, bưu điện…
+ Tuyến hào kỹ thuật trên đường Phạm Hùng kích thước 2,5x2 m, dài 2x5 km + Tuyến hào kỹ thuật trên đường Văn Cao kích thước 1,5x1,5 m, dài 2x850 m + Tuyến hào kỹ thuật trên đường Lê Đức Thọ kích thước 1,5x1,5 m, dài 2x3 km + Tuyến hào kỹ thuật trên đường Nguyễn Trãi kích thước 1x1 m, dài 2x4 km Các tuyến hào kỹ thuật đều đã tuân thủ các quy phạm kỹ thuật hiện hành, song còn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành điện lực, viễn thông… do còn thiếu nhánh rẽ vào các hào phụ dẫn phụ tải, chưa bố trí các điểm chuyển hướng, liên thông các hào hai bên và chưa có đơn vị quản lý thống nhất hệ thống cống, bể kỹ thuật, hào kỹ thuật và các hầm kỹ thuật và sự phối hợp giữa đơn vị này với các đơn
vị chuyên ngành điện lực, viễn thông…
Tại TP Hồ Chí Minh để tránh tình trạng cát cứ, đào lên lấp xuống, tránh dẫm đạp nhau trong thi công và tránh chia vụn các gói thầu khi triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị và nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong một dự án, hay trong dự án riêng của từng ngành, ngày 16/11/2007 thành phố đã ban hành chỉ thị số 27/2007/CT-UBND, theo đó chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện tổng thầu xây dựng hay tổng thầu EPC hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Các nguyên tắc cần đảm bảo khi quy hoạch mạng lưới hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm của đô thị là [3]:
- Đảm bảo đủ không gian thiết yếu để bố trí các ống dẫn trong thời gian quy hoạch của dự án
- Đáp ứng sự phát triển đô thị và quy hoạch theo từng vùng, từng giai đoạn
- Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đường dây, đường ống và thiết bị trên thị trường
- Có thể giảm tần suất đào đường
- Đảm bảo công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm có tính khả thi, bố trí hợp lý và
có hệ thống, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình phát triển đô thị
- Kết hợp một cách hiệu quả với sự ngăn chặn các tai nạn, thiên tai
Trang 27- Kết hợp xây dựng cùng với những dự án cơ bản khác
- Đủ không gian cho các tuyến đường ngầm khác hoặc kết cấu áo đường của các tuyến đường được xây dựng mới
Dù còn những tồn tại, bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, song các đô thị lớn cũng đã từng bước thực hiện một cách có hiệu quả các dự án hạ tầng kỹ thuật ngầm ở đô thị của mình, trở thành bài học tốt cho các đô thị khác học tập, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện
Nhận xét chương 1
* Trên thế giới đã từ lâu các nước tiên tiến đã qui hoạch và triển khai xây dựng các công trình ngầm đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm phục vụ đời sống dân sinh và đưa lại cảnh quan môi trường đẹp và thuận lợi
* Tại một số thành phố lớn ở nước ta như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng cũng đã bước đầu triển khai các công trình ngầm đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, các công trình ngầm này đã phát huy bước đầu hiệu quả Tuy nhiên, tốc độ xây dựng các công trình ngầm còn chậm so với yêu cầu, nhiều công trình còn bộc lộ những hạn chế
* Tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, ngoài khó khăn về vốn thì các nguyên nhân cơ bản là thiếu khung pháp lý, thiếu cơ chế phối hợp và thiếu hụt nguồn nhân lực cần thiết
Để có một thành phố hiện đại, cần phải xây dựng các công trình ngầm đô thị với công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tiện nghi Việc xây dựng các công trình ngầm cần được thực hiện một cách tổng thể từ quy hoạch xây dựng, đầu tư, xây dựng cho đến khai thác sử dụng Đầu tư ban đầu cho các công trình ngầm là tốn kém, chi phí lớn, tuy nhiên có lợi ích về lâu dài Vì vậy công tác phân tích, đánh giá hiện trạng,
đề xuất các giải pháp từ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến hướng dẫn triển khai thực hiện là vô cùng cần thiết
Trang 28CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KHU ĐÔ THỊ CHẠP KHÊ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ -
TỈNH QUẢNG NINH
Với vị trí địa lý đắc địa của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí nằm trong khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Đông, các khu công nghiệp, các khu đô thị lớn liên tục được mở ra, tỉnh Quảng Ninh cũng đã quy hoạch xây dựng nhiều khu đô thị mới với quy mô khác nhau Đặc biệt hơn, để hình thành khu dân cư đô thị mới với đầy đủ chức năng trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí giai đoạn 2009-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2121/QĐ-UBND ngày 07/07/2009
Bên cạnh ý nghĩa trong quá trình quy hoạch thiết kế các công trình trên mặt thì các đặc điểm tự nhiên, điều kiện địa hình, điều kiện khí hậu, hệ thống công trình
kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến kết quả, của công tác quy hoạch các công trình hay
hệ thống các công trình ngầm kỹ thuật Do đó, đối với vấn đề quy hoạch cũng như thiết kế thì yêu cầu phải tổng hợp và phân tích được một cách căn bản nhất về điều kiện chung của khu vực xây dựng
2.1 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 120km, tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không Quảng Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 18A, quốc lộ 18B, quốc lộ 4B, quốc
lộ 279, quốc lộ 10, tỉnh lộ 340, tỉnh lộ 330, tỉnh lộ 329, tỉnh lộ 326; Ngoài ra tỉnh còn có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long, và hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than
Trang 29HÌNH 2.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NINH [14]
2.1.2 Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải Hơn 80% đất đai là đồi núi
Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam Vùng núi miền tây
từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống
ở phía bắc huyện Đông Triều
Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Gồm những dải đồi thấp bị phong hoá
và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh
2.1.3 Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều;
Trang 30mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm nhiệt độ trung bình hàng năm là 20ºC, mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25ºC
Mùa mưa có lượng mưa ổn định trên 100mm; mùa khô có lượng mưa tháng
Đường tỉnh: Có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là
154 km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa
Đường huyện: Tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khối lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%
Đường xã: Tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt 24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1,706 km, chiếm 76%
* Đường thuỷ nội địa
Hàng ngày có 4 chuyến tàu thủy Hải Phòng - Hạ Long và ngược lại
Bến: Toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa;
Luồng: Đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa
* Đường biển
Phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch
Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ
Toàn tỉnh có 5 cảng biển thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát
Trang 31triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là:
Cảng Cái Lân: Đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container
Cảng Vạn Gia: Là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải
lý, độ sâu –75 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn
Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả Cảng có chiều dài 300m, độ sâu –9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện
Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu – 16 m và khu vực đậu tàu rộng lớn
Cảng Mũi Chùa: có độ sâu – 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến
Thứ bảy hàng tuần có máy bay trực thăng xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đến thẳng vịnh Hạ Long
Trong tương lai tại huyện đảo Vân Đồn sẽ xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh(sân bay Vân Đồn) đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và thăm quan du lịch cho người dân và khánh du lịch tới đây [15]
2.2 Hiện trạng khu đô thị chạp khê thành phố Uông Bí
Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ Nằm dưới chân dãy núi Yên Tử và giáp sông Đá Bạc Ngày 25 tháng
2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ - CP thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở thị xã Uông Bí Ngày 28/11/2013, Chính Phủ đã ban hành quyết định số 2306/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Uông Bí
Trang 32thuộc tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại II
Uông Bí nằm cách Thủ đô Hà Nội 120 km về hướng Tây, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh khoảng 45
km, có tổng diện tích 240,4 km2, phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng), phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và huyện Yên Hưng (T.Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện Đông Triều (T.Quảng Ninh)
Thành phố Uông Bí hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường, 2
xã như: phường Vàng Danh, Bắc Sơn, Trưng Vương, Quang Trung, Thanh Sơn, Nam Khê, Yên Thanh, Phương Đông, Phương Nam và xã Thượng Yên Công, Điền Công
Dân số của thành phố Uông Bí khoảng 174.000 người
Có 2 khu công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam:
Khu công nghiệp phía Bắc: Vùng phường Vàng Danh, xã Thượng Yên Công
là cụm công nghiệp khai thác mỏ hiện khai thác 6 triệu tấn than/năm; dự kiến 5÷10 năm tới khai thác 15 triệu tấn than/năm Vùng phường Bắc Sơn bố trí cụm công nghiệp sản xuất điện, cơ điện và công nghiệp địa phương với diện tích khoảng 60 ha;
HÌNH 2.2 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ UÔNG BÍ [11]
Trang 33Khu công nghiệp phía Nam: Vùng phường Quang Trung là khu Cảng chuyên dùng tiêu thụ than và cảng vật liệu xây dựng với diện tích khoảng 170ha Vùng phường Phương Nam bố trí Khu công nghiệp có diện tích 709,1ha, dự kiến phát triển các ngành công nghiệp sạch và nâng cấp các nhà máy hiện có trong khu công nghiệp như: Nhà máy sản xuất thiết bị nâng hạ Quang Trung với diện tích khoảng
100 ha, Nhà máy Xi măng Lam Thạch với diện tích khoảng 50 ha Tiếp tục dầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 3 tại phường Phương Nam
2.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông
Trang 346km/km2, tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị đạt 16,4% Quốc lộ gồm có 3 QL chính:
Quốc lộ 18A có chiều dài 13km qua địa bàn Thành phố, là trục đường chính nối Thành phố với các huyện thị còn lại của tỉnh và các tỉnh khác Hiện đã được nâng lên cấp III với 2 làn rộng 19m, đoạn nội thị dài 4,3km, chất lượng đường tốt
Quốc lộ 10 từ Bí Chợ - Cầu Đá Bạc dài 6km, rộng 12m, là tuyến chuyên dùng, hiện nay đã được Nhà nước quyết định nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng Đây là một thuận lợi lớn để Thành phố mở rộng giao lưu với Hải Phòng và các tỉnh ĐBSH
Tuyến Dốc Đỏ - Nam Mẫu nối QL 18A với QL8B và khu Yên Tử, dài 12,5km, đoạn này đã được nâng cấp, do nhu cầu trao đổi ngày càng lớn nên đang tiếp tục được nâng cấp
Tuyến Uông Bí - Vàng Danh 12,5km, là tuyến quan trọng vận chuyển than Ngoài ra Thành phố còn có 54km đường trục đô thị, 38km đường chuyên dùng, 65km đường trục xã, phường và 71km đường tiểu mạch
Nhìn chung hệ thống đường trục chuyên dùng của Thành phố chất lượng khá tốt, đảm bảo nhu cầu vận chuyển than từ mỏ ra các điểm tập kết, các tuyến đường còn lại như đường nội đồng, nội thôn chất lượng thấp và đã xuống cấp [15]
Dự án xây dựng tuyến đường Uông Bí - cầu sông Chanh (được đặt tên là đường tỉnh 338), thuộc nhóm B, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tổng chiều dài tuyến là 10,268km, bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 11m Dự án đường Uông Bí - cầu sông Chanh hoàn thành và đưa vào sử dụng, sẽ tạo tiền đề cho những dự án như: Khu công nghiệp Ðông Mai, khu công nghiệp sửa chữa và đóng tàu Tiền Phong phát triển Đặc biệt đây sẽ là tuyến đường cửa ngõ mới cho thị xã Quảng Yên [16]
* Đường thuỷ
Có 3 cảng chuyên dùng phục vụ than và điện: Cảng Bạch Thái Bưởi nằm trên cửa sông Bạch Đằng với diện tích khu bến 0,8ha, thuyền và xà lan 200 – 300 tấn có thể ra vào được; Cảng Điền Công nằm trên cửa sông Bạch Đằng, gồm 2 cầu
Trang 35cảng 120m và 80m, rộng 18m, diện tích bến cảng và kho chứa than rộng 25ha với công suất 300.000 tấn/năm; Cảng sông Hang Mai Phương Nam, chuyên dùng để cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ xi măng
* Đường sắt
Đường sắt có tổng chiều dài 33,5km, gồm có các tuyến sau: tuyến đường sắt quốc gia khổ 1.435mm Kép – Bãi Cháy đi qua Thành phố (dài 14km), song song với QL18A Đường sắt chuyên dùng Vàng Danh - Uông Bí - Điền Công khổ 1000mm theo hướng Bắc – Nam, vận chuyển than từ Vàng Danh ra cảng Điền Công dài 17,5km.[15]
2.2.1.2 Khu đô thị Chạp Khê - Thành phố Uông Bí
Khu đô thị mới Chạp Khê tại phường Nam Khê, thành phố Uông Bí nằm khu vực phía Nam và trải dài dọc theo QL18 khoảng 1.500m Cách thành phố Uông Bí khoảng 6km về phía Tây Cách thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh khoảng 45km
về phía Đông và cách Thị xã Quảng Yên khoảng 10km về phía Nam
Phía Tây khu đất quy hoạch là tuyến đường Uông Bí-Cầu Sông Chanh.Phía Nam khu quy hoạch là tuyến đường ống xăng dầu
Phía Đông khu quy hoạch giáp các trục đường khu dân cư và khu trung tâm phường Nam Khê, thành phố Uông Bí
Hệ thống giao thông gồm:
* Giao thông đối ngoại:
Khu đô thị mới Chạp Khê tại phường Nam Khê thành phố Uông Bí chủ yếu
là phần ruộng trũng phía Bắc khu quy hoạch là khu dân cư hiện có Các tuyến giao thông trong khu nghiên cứu quy hoạch chỉ là các tuyến đường đất nhỏ hẹp
* Giao thông trong dự án:
Khu đô thị nằm tiếp giáp đường Uông Bí - Cầu Sông Chanh có chiều rộng nền đường 12m và chiều rộng mặt đường 11m, đây là tuyến đường trục chính dẫn đến các tuyến đường liên thôn, xã đảm bảo nhu cầu đi lại cũng như kết nối với các khu vực khác bên ngoài
Trang 362.2.2 Đặc điểm tự nhiên
* Địa hình:
Là vùng đất trũng nằm phía Đông tuyến đường Uông Bí đi Sông Chanh, địa hình tương đối bằng phẳng có đầy đủ điều kiện về vị trí, cảnh quan thiên nhiên và môi trường phù hợp với việc xây dựng khu dân cư đô thị
Hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp đang trồng mầu, một phần nhỏ là đất nghĩa địa và một số cơ sở sản xuất
* Khí hậu:
Mang điều kiện khí hậu đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh
Khu vực dự án thuộc khí hậu vùng biển, một năm có hai mùa: Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa đông, mùa xuân thường có sương mù dầy đặc, có gió thổi mát quanh năm
* Chế độ gió:
Tốc độ gió trung bình năm 2,8m/s;
Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc vào mùa đông; Hướng gió mạnh nhất gió Tây Nam 45m/s
* Độ ẩm không khí:
Trung bình năm 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất 50,8% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, có độ ẩm trung bình là 84,8%, thấp nhất là tháng 11, có độ ẩm trung bình là 76,5%
2.2.3 Điều kiện địa chất
Theo hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất có thể tóm tắt đặc điểm địa chất hiện trạng khu vực như sau:
Trang 37Số lỗ khoan khảo sát: 28 hố khoan (mỗi hố sâu trung bình 8,0m) có ký hiệu D1; LK-D2; và LK - D27; LK - D28 Tổng số là 224m, tổng số mẫu đất: 50 mẫu
LK-Trên kết quả nghiên cứu thực địa kết hợp số liệu có liên quan ở các vùng phụ cận, cấu trúc nền khu đất xây dựng công trình: "Hạ tầng kỹ thuật các khu ở số 1, 2,
3 thuộc Khu đô thị Chạp Khê", cho thấy đặc điểm phân bố của các lớp đất nền và các chỉ tiêu cơ lý như sau:
a Lớp 1: Đất lấp, đất trồng trọt, cát, bùn đáy ao, sông hồ, kênh mương Lớp này phân bố tên toàn bộ phạm vi khảo sát, đây là lớp đất phủ trên bề mặt Chiều dầy lớp thay đổi từ 0.3m đến 0.5m, trung bình 1.0m
b Lớp 2: Đất sét pha, xám vàng, xám xanh, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng - nửa cứng Chiều dầy lớp trung bình 3.1m
Lớp đất này xuất hiện ở LK-D25 gần cầu Bản và LK-C26; LK-C27 ở hai bên cầu Bản Đây là lớp đất yếu nên được tiến hành đóng SPT 3 lần
c Lớp 3: Thành phần chính của lớp này là đất cát thô vừa, xám trắng, xám ghi, đen, trạng thái xốp - chặt vừa Trong lớp tồn tại thấu kính sét pha, dẻo mềm Chiều dầy trung bình 3.7m
Trong lớp này được tiến hành lấy 28 mẫu thí nghiệm và thí nghiệm 39 lần SPT, trị số SPT thay đổi từ 3-:-6 búa
d Lớp 4: Sét lẫn dăm sạn, sỏi sạn màu xám vàng, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng - nửa cứng
Là đơn nguyên địa chất tiếp theo có mặt trong hầu hết tất cả các hố khoan trong khu vực khảo sát Bề dầy trung bình khoảng 3.3m (căn cứ vào LK-C26; LK-C27; vì các hố khoan khác kết thúc khi đáy lớp chưa kết thúc) Trong lớp này đã tiến hành lấy 28 mẫu thí nghiệm và thí nghiệm 28 lần SPT, trị số SPT thay đổi từ 14-:-16 búa
e Lớp 5: Sét kết phong hóa nứt nẻ mạnh, xám ghi trạng thái cứng
Là đơn nguyên địa chất thứ tám có mặt trong khu vực khảo sát, gặp ở 2 hố khoan sâu là LK - C26 và LK - C27 Thành phần chính của lớp này là đất cát thô vừa, xám trắng, xám xanh trạng thái chặt vừa, trong lớp còn tồn tại thấu kính sét pha, dẻo mềm Chiều dày lớp thay đổi từ 2.0m đến 14.8m, trung bình 6.2m Trong lớp này tiến hành lấy 04 mẫu thí nghiệm và thí nghiệm 04 lần STP trị số STP > 51 búa
Trang 38Bảng 2.1 Chỉ tiêu cơ lý đặc trưng trung bình Chỉ tiêu cơ lý đặc trưng Ký hiệu Đơn vị Chỉ số
Trang 39f Lớp 6: Thành phần chính của phụ lớp này là đá sét bột kết, xám đen, phong hóa mạnh thành sét pha, cứng Chiều dầy lớp trung bình 8.5m
2.2.4 Điều kiện địa chất thủy văn
Mực nước ngầm hiện hữu không xuất hiện tại thời điểm khảo sát tại các hố khoan Nhìn chung điều kiện địa chất thủy văn ở đây tương đối thuận lợi cho việc thi công công trình ngầm hay hệ thống công trình ngầm kỹ thuật
MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TẠI LỖ KHOAN LKD05 VÀ LKD24
MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TẠI LỖ KHOAN LKD15 VÀ LKD20
Trang 40MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TẠI LỖ KHOAN LKD26 LKD27 LKD28
HÌNH 2.4 MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TẠI CÁC LỖ KHOAN KHẢO SÁT THĂM DÒ
2.2.5 Hiện trạng khu vực
2.2.5.1 Hiện trạng kiến trúc
Tình hình xây dựng trong khu vực quy hoạch hoàn toàn chưa có công trình xây dựng nào, chỉ có phía Bắc khu quy hoạch có tuyến kênh thủy lợi đã được đầu tư xây dựng và đang hoạt động phục vụ cho nhu cầu cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của Thành phố Uông Bí và của Huyện Yên Hưng, trong khu nghiên cứu quy hoạch hiện có các tuyến giao thông chỉ là các tuyến đường đất nhỏ hẹp
Ngoài ra còn có tuyến đường ống xăng dầu đã được đầu tư xây dựng nằm ở phía Nam khu đất quy hoạch
Khu vực thiết kế là khu đất ruộng lúa và đầm trũng, hạ tầng kỹ thuật chưa có
gì đáng kể, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một khu đô thị mới