1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dọc theo bờ kè sông cà ty thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận

105 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 20,2 MB

Nội dung

Nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để hình thành một quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm để làm cơ sở xây dựng khu vực thành một đô thị ven sông mang dáng dấp của một

Trang 1

TRẦN HỮU THÀNH

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH

HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM DỌC THEO BỜ KÈ SÔNG CÀ TY

THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội - 2014

Trang 2

TRẦN HỮU THÀNH

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH

HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM DỌC THEO BỜ KÈ SÔNG CÀ TY

THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

Mã số: 60580204

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS NGƯT Võ Trọng Hùng

Hà Nội - 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2014

Tác giả

Trần Hữu Thành

Trang 4

MụC LụC Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng bảng biểu

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MụC LụC

Mở ĐầU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2

3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 2

4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu 3

5 Giới hạn về nội dung nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

8 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1: TổNG QUAN Về QUY HOạCH Hệ THốNG Hạ TầNG Kỹ THUậT NGầM ĐÔ THị 5

1.1 Tổng quan 5

1.2 Tổng quan về quy họach hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm trên thế giới 10

1.3 Tổng quan về quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị tại Việt Nam và thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 19

1.4 Nhận xét Chương 1 23

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ Sở Lý THUYếT Về QUY HOạCH Hệ THốNG Hạ tầNG

đặt nổi và ngầm hóa 40

đô thị 40

Hạ TầNG Kỹ THUậT NGầM ĐÔ THị KHU VựC VEN SÔNG Cà TY 43

phố Phan Thiết 46

do Trung tâm Quy hoạch xây dựng Bình Thuận lập năm 2013 62

Trang 6

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CứU Đề XUấT PHƯƠNG áN QUY HOạCH CHI TIếT XÂY DựNG Hệ THốNG Hạ TầNG Kỹ THUậT NGầM KHU VựC

VEN SÔNG Cà TY, THàNH Phố PHAN THIếT 67

4.1 Tổng quan 67

4.2 Nhu cầu, định hướng, yêu cầu và nguyên tắc quy hoạch chi tiết hạ tầng kỹ thuật ngầm cho khu vực quy hoạch 68

4.3 Phương án ngầm cổ điển 71

4.4 Phương án bố trí trong hào kỹ thuật 77

4.5 Phương án bố trí trong cống (mương), bể kỹ thuật ngầm 85

4.6 Lựa chọn phương án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm 86

4.7 Nhận xét Chương 4 89

kết luận - kiến nghị 91

5.1 Kết luận 91

5.2 Kiến nghị 92

Trang 7

Danh mục các bảng biểu

Bảng 1.1 Các loại đường dây đường ống đi trong tuynel kỹ thuật chính 18

Bảng 2.1 Chiều sâu tối thiểu đặt công trình ngầm 31

Bảng 2.2 Khoảng cách tối thiểu từ mép công trình ngầm tới các công trình khác 31

Bảng 2.3 Khoảng cách tối thiểu giữa mép ngoài của các công trình ngầm 32

Bảng 2.4 Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị khi đặt chung trong tuynel hoặc hào kỹ thuật (m) 32

Bảng 3.1 Chỉ tiêu cơ lý trung bình của các lớp bồi tích trẻ 56

Bảng 3.2 Chỉ tiêu cơ lý trung bình của các lớp bồi tích cổ 57

Bảng 3.3 Hiện trạng một số hạ tầng kỹ thuật trong khu quy hoạch 59

Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật các trục đường trong khu vực 64

Bảng 4.1 Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị theo chiều ngang không nằm trong tuynel hoặc hào kỹ thuật 73

Bảng 4.2 Khoảng cách tối thiểu theo chiều dọc giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuynel hoặc hào kỹ thuật 74

Bảng 4.3 Chi phí đầu tư cho 1m dài hào kỹ thuật 88

Trang 8

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Hình 1.1 Không gian ngầm đa dạng của thành phố Toronto 7

Hình 1.2 Đường giao thông ngầm Hệ thống đường dây, đường ống ngầm 9

Hình 1.3 Không gian ngầm của Bảo tàng Louver 12

Hình 1.4 Sơ đồ kết cấu hệ thống tuynel hạ tầng kỹ thuật ngầm 15

Hình 1.5 Mô hình cấu tạo tuynel chính 16

Hình 1.6 Mô hình cấu tạo tuynel nhánh 17

Hình 1.7 Mô hình hào cáp kỹ thuật đơn-đôi 17

Hình 1.8 Mô hình bể kỹ thuật 18

Hình 1.9 Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị Nhơn Trạch 20

Hình 1.10 Quy hoạch thoát nước ngầm đô thị Phan Thiết 22

Hình 2.1 Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị 27

Hình 2.2 Hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm đô thị 28

Hình 2.3 Loại mặt cắt ngang có bố trí tuynel kỹ thuật dưới phần xe chạy 34

Hình 2.4 Loại mặt cắt ngang có bố trí hào kỹ thuật dưới vỉa hè 34

Hình 2.5 Loại mặt cắt ngang có bố trí hệ thống cống, bể kỹ thuật dưới vỉa hè 34 Hình 2.6 Loại mặt cắt ngang bố trí hạ tầng theo phương pháp chôn lấp tự nhiên dưới vỉa hè 35

Hình 2.7 Hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm đô thị bố trí theo hình thức riêng rẽ 35

Hình 2.8 Hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm đô thị bố trí chung trong hào kỹ thuật 37

Hình 2.9 Hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm đô thị bố trí chung trong cống kỹ thuật (loại 2 ngăn) 38

Hình 2.10 Hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm đô thị bố trí chung trong tổ hợp ống xoắn 38

Trang 9

Hình 2.11 Hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm đô thị bố trí chung

trong tuynel kỹ thuật 39

Hình 3.1 Thành phố Phan Thiết trong mối liên hệ vùng 44

Hình 3.2 Hiện trạng đường dây điện lực, thông tin tại một số tuyến đường 48

Hình 3.3 Vị trí sông Cà Ty trong thành phố Phan Thiết 50

Hình 3.4 Sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận 51

Hình 3.5 Vị trí khu vực nghiên cứu trong tổng thể thành phố Phan Thiết 52

Hình 3.6 Giới hạn khu vực nghiên cứu chung của đề tài 52

Hình 3.7 Mặt cắt địa chất tại khu vực thượng lưu cầu Dục Thanh 55

Hình 3.8 Quy hoạch khu vực các phường ven sông Cà Ty 61

Hình 3.9 Quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực ven sông Cà Ty 62

Hình 3.10 Quy hoạch hệ thống giao thông trong khu vực 63

Hình 4.1 Quy hoạch mặt bằng bố trí đường dây, đường ống đường Bà Triệu 72

Hình 4.2 Quy hoạch mặt bằng bố trí đường dây, đường ống 72

Hình 4.3 Quy hoạch mặt cắt bố trí đường dây, đường ống đường Bà Triệu 75

Hình 4.4 Quy hoạch mặt cắt bố trí đường dây, đường ống đường Trưng Nhị 75

Hình 4.5 Quy hoạch mặt cắt bố trí đường dây, đường ống đường N1 76

Hình 4.6 Quy hoạch mặt bằng, mặt cắt dọc bố trí mương thoát nước thải trong khu vực 76

Hình 4.7 Quy hoạch mặt bằng bố trí hệ thống hào kỹ thuật đường Bà Triệu 78

Hình 4.8 Quy hoạch mặt bằng bố trí hệ thống hào kỹ thuật 78

Hình 4.9 Quy hoạch mặt bằng bố trí hệ thống hào kỹ thuật 79

Hình 4.10 Quy hoạch mặt cắt ngang điển hình kè bờ sông Cà Ty 80

Hình 4.11 Quy hoạch mặt cắt ngang đường Lê Thị Hồng Gấm 80

Hình 4.12 Quy hoạch mặt cắt ngang đường Bà Triệu 81

Hình 4.13 Quy hoạch mặt cắt ngang đường N1 81

Hình 4.14 Quy hoạch mặt cắt ngang đường Trưng Nhị 81

Hình 4.15 Quy hoạch mặt cắt ngang bãi đỗ xe Khu di tích Bác Hồ 82

Hình 4.16 Thiết kế đề xuất cấu tạo hào kỹ thuật loại A 83

Trang 10

Hình 4.17 Thiết kế đề xuất cấu tạo hào kỹ thuật loại B 83

Hình 4.18 Thiết kế đề xuất cấu tạo hố ga loại 1 84

Hình 4.19 Thiết kế đề xuất cấu tạo hố ga loại 2 84

Hình 4.20 Quy hoạch mặt cắt ngang đường N1 85

Hình 4.21 Sơ đồ một cụm ống cáp 86

Trang 11

Mở ĐầU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Phan Thiết là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Bình Thuận; giữ vai trò là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học của tỉnh, đồng thời là đô thị trung chuyển giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, du lịch giữa vùng TP Hồ Chí Minh, vùng duyên hải Nam Trung bộ và vùng Nam Tây Nguyên Phan Thiết cũng được xác định là một trọng điểm du lịch quốc gia và nằm trong vùng tam giác du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của cả nước gồm Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết

Cũng như các đô thị lớn khác của Việt Nam, thành phố Phan Thiết tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận được hình thành bên hai con sông lớn là sông Cà Ty (phía Nam)

và sông Cái (phía Bắc) Khởi nguồn, thành phố phát triển từ một làng chài ven cửa sông Cái; tuy nhiên do vị trí đặc biệt thuận lợi của sông Cà Ty nên trung tâm thành phố dịch chuyển dần về phía Nam Ngày nay, sông Cà Ty có vị trí nằm trong trung tâm thành phố, có điều kiện thuận lợi phát triển cùng với đô thị trở thành điểm văn hoá du lịch có sức hấp dẫn trong một không gian cảnh quan đẹp,

đa dạng gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa phản ánh quá trình hình thành

và phát triển thành phố

Hiện nay tại khu vực ven sông, chính quyền đang triển khai nhiều dự án nhằm chỉnh trang, tôn tạo và khai thác tiềm năng của khu vực; một diện mạo đô thị ven sông đang được xây dựng Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có một quy hoạch cụ thể về hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm

Nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để hình thành một quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm để làm cơ sở xây dựng khu vực thành một

đô thị ven sông mang dáng dấp của một đô thị hiện đại, chứa đựng và truyền tải

được lịch sử phát triển của thành phố với khả năng đáp ứng được nhiều yêu cầu

trước mắt và tương lai Do đó, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch hệ thống công trình

Trang 12

hạ tầng kỹ thuật ngầm dọc theo bờ kè sông Cà Ty thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.” là vấn đề khoa học cần được nghiên cứu và có những đề xuất hợp

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp để cấp có thẩm quyền nghiên cứu, áp dụng trong công tác giải quyết các vấn đề trong đầu tư xây dựng tại khu vực; qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác tốt cảnh quan ven sông nhằm hình thành bộ mặt

đô thị và phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm;

Tham khảo các kinh nghiệm, giải pháp về quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tại các đô thị trong nước và trên thế giới;

Trên cơ sở số liệu khảo sát của cơ quan có thẩm quyền, tiến hành phân tích

và đánh giá thực trạng khu vực nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, các dự án có liên quan ;

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dọc theo bờ kè sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết

3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi thành phố Phan Thiết, sông Cà Ty đoạn từ cầu Dục Thanh, qua các phường Hưng Long, Bình Hưng,

Đức Thắng, Đức Nghĩa, Lạc Đạo, Đức Long, Phú Trinh, Phú Tài, xã Tiến Lợi,

đến hết ranh giới thành phố Phan Thiết

Không gian ven sông Cà Ty được giới hạn từ bờ sông vào từ 100m đến 500m tuỳ theo quy hoạch từng khu vực mà sông đi qua

Trang 13

4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2014 đến năm 2020

5 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu các nội dung liên quan đến quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dọc theo bờ kè sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu tổng hợp: điều tra thu thập tài liệu, phân tích thống kê và nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn để đề xuất phương án khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương

7 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1 ý nghĩa khoa học của đề tài

Qua nghiên cứu đề tài luận văn đề xuất được phương án quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dọc theo bờ kè sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết

7.2 ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần định hướng quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dọc theo bờ kè sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có phần Mở đầu, 4 Chương và phần Kết luận - Kiến nghị

Trang 14

Trước tiên, xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến GS.TS.NGƯT Võ Trọng Hùng đã quan tâm, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo; đặc biệt là các Thầy, Cô giáo giảng dạy thuộc chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm và mỏ - Khoa Xây dựng, trường Đại học Mỏ - Địa chất

Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt quá trình học cũng như những góp ý quý báu của các Thầy, Cô giáo về luận văn này sẽ mãi là hành trang quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này

Xin cám ơn những người đồng nghiệp của tôi, các bạn trong lớp K25 đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và chính những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác của họ đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, xin cám ơn những người thân trong gia đình tôi, những người bạn thân của tôi đã luôn bên cạnh tôi, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành luận văn này

Trang 15

CHƯƠNG 1 TổNG QUAN Về QUY HOạCH

Hệ THốNG Hạ TầNG Kỹ THUậT NGầM ĐÔ THị

1.1 Tổng quan

1.1.1 Quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian đô thị ngầm

Quy hoạch đô thị là một phạm trù văn hóa rộng với con người là trung tâm; là một khoa học liên ngành rộng lớn và phức tạp, có nền tảng là trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, bối cảnh lịch sử kinh tế - văn hóa, trình độ nhận thức tự nhiên của con người

Quy hoạch đô thị là vĩ mô, có tính tổng thể, chiến lược ảnh hưởng đến sự phát triển của một vùng rộng lớn, tác động đến đời sống của các cộng đồng dân cư đông đảo, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên

Sản phẩm của quy hoạch đô thị là một thực thể xã hội rộng lớn, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ tác động đến mọi mặt của cuộc sống con người, góp phần hình thành tính cách của cả cộng đồng dân cư Do đó, tri thức trong khoa học quy hoạch đô thị rất rộng lớn, tiến bộ không ngừng

Luật Quy hoạch đô thị định nghĩa “Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.”

Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị là một nội dung nghiên cứu của công tác quy hoạch đô thị với nội dung chủ yếu là việc tổ chức không gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm

và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuynel kỹ thuật [9]

Trang 16

Công tác quy hoạch không gian ngầm nhằm sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước; phát triển giao thông bền vững; các công trình ngầm phải được theo quy hoạch, thiết kế, xây dựng đồng bộ và quản lý phù hợp với lợi ích chung, an toàn, thích dụng, đẹp và kinh tế, bảo vệ môi trường và

hệ sinh thái, v.v

Do tính chất quan trọng, phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đô thị nên quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần phải tiến hành quy hoạch đồng bộ nhằm kết nối các không gian ngầm thành một hệ thống hoàn chỉnh và liên kết với các công trình xây dựng trên bề mặt để tạo thành một thể thống nhất, đồng bộ Để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trong nước, hiện nay các nghiên cứu quy hoạch không gian ngầm đô thị sẽ chú trọng đến việc thiết kế, xây dựng và quản lý không gian ngầm với môi trường thân thiện, an toàn với nhiều chức năng đa dạng

Không gian ngầm đô thị được hiểu là phần trên của thạch quyển được tạo

ra để phục vụ cho mục đích xây dựng, sử dụng và phát triển công trình ngầm,

được con người sử dụng trong quá trình xây dựng và phát triển các thành phố

Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều tận dụng không gian ngầm đô thị để xây dựng các công trình ngầm đô thị cho các mục đích xây dựng hệ thống giao thông, bố trí mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, các công trình dân dụng - công nghiệp, công trình quân sự, phần ngầm của các công trình xây dựng - kiến trúc lộ thiên Trong hơn 100 năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp, đô thị con người có xu hướng khai thác không gian ngầm và công

Trang 17

trình ngầm do những ưu điểm nổi bật của loại hình công trình này và phù hợp với

lý thuyết xây dựng thành phố hấp dẫn

Hình 1.1 Không gian ngầm đa dạng của thành phố Toronto

(Nguồn: Internet)

Công trình ngầm đô thị là công trình được xây dựng, lắp đặt máy móc và thiết bị phục vụ có phần khai thác chính nằm trong không gian ngầm đô thị Những ưu điểm nổi bật của công trình ngầm và không gian ngầm là: khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, năng lượng, nước; quá trình quy hoạch, xây dựng ít chịu

ảnh hưởng bởi các công trình có sẵn trên mặt đất; tạo được không gian lớn, đa dạng cho nhiều mục đích khác nhau; sử dụng các không gian ngầm một cách tự

do, không phụ thuộc nhiều vào các công trình khác trong đô thị; không phải đền

bù giải phóng mặt bằng; lựa chọn tối ưu về vị trí và đường đi ngắn nhất;

Công trình ngầm đô thị là một loại hình công trình đặc biệt do hầu hết không được chiếu sáng, lưu thông không khí tự nhiên; số lối thoát lên mặt đất ít, khoảng cách giữa các lối thoát xa; chi phí xây dựng cao, kỹ thuật xây dựng phức

Trang 18

tạp; tuổi thọ công trình lớn; tuy nhiên chông trình chịu tác động của môi trường

địa chất và các quá trình địa động lực khác; khi có sự cố thường gây ra tổn thất rất lớn về vật chất và con người

Công trình ngầm đô thị có nhiều loại hình công trình đa dạng và phức tạp với nhiều công năng riêng biệt Theo công năng sử dụng, có thể phân chia thành năm nhóm chính sau đây:

 Nhóm 1: Các công trình ngầm giao thông - vận tải đô thị;

 Nhóm 2: Các công trình ngầm dân dụng đô thị (các công trình ngầm văn hoá, công trình ngầm sinh hoạt, công trình ngầm kinh tế - thương mại );

Khai thác không gian ngầm thành phố sẽ tạo điều kiện cho xây dựng các công trình trên mặt đất, tạo không gian đô thị thông thoáng, có nhiều mảng xanh, giảm thiểu ô nhiễm Trình độ khai thác không gian ngầm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước; tuy vậy hầu hết các đô thị đều khai thác không gian ngầm thành phố cho việc bố trí xây dựng, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị; đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của các đô thị theo tiêu chí văn minh - hiện đại Việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cần được nghiên cứu tổng thể và tiến hành đồng bộ từ quy hoạch xây dựng, đầu tư, xây dựng, khai thác sử dụng Do tính đặc thù riêng có của các công trình ngầm nên sai sót trong quy hoạch không gian ngầm thành phố thường rất khó khắc phục hậu quả

1.1.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm các công trình cấp, thoát nước

đô thị; cấp điện, chiếu sáng đô thị; cấp xăng dầu và khí đốt đô thị; thông tin đô

Trang 19

thị; môi trường đô thị (cây xanh, công viên, xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang đô thị); giao thông đô thị; riêng các nước phát triển còn có hệ thống cấp nhiệt, cấp nước nóng sinh hoạt, cấp hơi đốt (gas) Do tính chất đặc thù nên nhiều các công trình trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được xây dựng ngầm với quy mô và chiều sâu khác nhau

Hình 1.2 Đường giao thông ngầm Hệ thống đường dây, đường ống ngầm

(Nguồn: Internet.)

Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của đô thị nói riêng gắn liền với xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Một đô thị hiện đại phải xây dựng được một hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật nói chung và hạ tầng kỹ thuật ngầm nói riêng hiện đại, đồng bộ, hoàn chỉnh và có tính liên kết cao Căn cứ vào thực trạng kinh tế - kỹ thuật hiện nay của nước ta thì tính đồng bộ và hiện đại của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thể hiện ở những

đặc điểm chủ yếu sau: hạ tầng kỹ thuật phải được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch và từng bước được hiện đại hoá; các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm (hào kỹ thuật hoặc tuynel ngầm); tách riêng hệ thống thoát nước mưa

và thoát nước thải

Trang 20

1.2 Tổng quan về quy họach hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm trên thế giới

Trong 100 năm gần đây, nhất là từ những năm 1950 của thế kỷ trước, các thành phố lớn dường như đứng trước một số giới hạn của sự phát triển do các yếu

tố tự nhiên, nhất là quỹ đất ngày càng khan hiếm Do sự chuyển dịch dân số về các đô thị nên cư dân các thành phố lớn tăng trưởng nhanh chóng kết hợp với xu hướng quy mô các hộ gia đình nhỏ hơn đã gây ra áp lực đối với giá nhà ở và đất

đai Theo ông Olivier Vion - Giám đốc điều hành ITA - đến năm 2011 với dân số thế giới là 7 tỷ người thì đã có hơn 50% sống tại các đô thị Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhu cầu cần có quỹ đất thích hợp để đáp ứng diện tích đất cần thiết cho giao thông vận tải Cùng với sự biến đổi khí hậu, các tác động bất lợi từ tự nhiên cũng gia tăng như lũ lụt, bão, nước biển dâng Tại một số nước các thành phố lớn còn chịu ảnh hưởng từ chính các công trình xây dựng sẵn có như khối tích lớn tác

động xấu đến cảnh quan, tạo ra các luồng gió hút, mục tiêu của các cuộc khủng

1.2.1 Quá trình phát triển không gian ngầm hiện đại

Xây dựng công trình ngầm phỏng theo các hang động tự nhiên để hình thành không gian sống được người Nhật thực hiện cách đây hàng nghìn năm Hơn 3.000 năm trước Công nguyên, tại các nước Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, ấn

Độ những người cổ đại đã xây dựng các công trình ngầm để khai thác khoáng sản, cung cấp nước, cho các mục tiêu chiến tranh, làm kho tàng Công trình ngầm kỹ thuật đô thị cổ xưa đến nay vẫn còn được sử dụng - kênh ngầm Cloaca Maxima - được cho rằng xuất hiện tại Roma khoảng 600 năm trước Công nguyên Cùng với sự hình thành và phát triển của các thành phố, công trình ngầm

Trang 21

được xây dựng nhiều hơn, ban đầu chủ yếu là các hệ thống thoát nước đô thị, sau này phát triển thành các hệ thống tuynel ngầm

Đầu thế kỷ XX, kiến trúc sư người Pháp Hénard có ý tưởng nên chuyển giao thông đô thị, vận chuyển chất lỏng, rác thải và hàng hóa vào đường hầm nhiều tầng Tuy nhiên nửa đầu thế kỷ XX, các đô thị chỉ mới chú ý khai thác nước ngầm, xây dựng hành lang kỹ thuật và phát triển hệ thống tàu điện ngầm ở một số thành phố lớn, đông dân Vào nửa sau thế kỷ XX, để đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phố, không gian ngầm được khai thác rộng rãi; nhiều loại hình công trình ngầm mới xuất hiện với chức năng đa dạng, với khối tích không gian lớn, nhiều tầng ứng dụng công nghệ hiện đại nên người ta đã xây dựng nhiều đường hầm vượt núi, biển với kỹ thuật phức tạp Việc phát triển công trình ngầm trong đô thị cũng rất đa dạng với nhiều mục đích như giao thông ngầm, trung tâm thương mại dịch vụ, khu công nghiệp - kho tàng, bãi đỗ xe, các

đầu mối hạ tầng kỹ thuật Các công trình ngầm khi xây dựng thường bám sát theo hệ thống giao thông, các khu đô thị trung tâm hay các cụm công trình kiến trúc quy mô lớn

Thành phố Helsinki là một trong số ít các thành phố trên thế giới mà thực

sự có một không gian tổng thể ngầm được quy hoạch chi tiết, khoa học Thành phố đã đưa xuống đất nhiều dạng công trình như nhà máy xử lý nước thải (với hệ thống hành lang kỹ thuật dài hơn 40km, sâu 30-80m, cao 5m, rộng 7m), quần thể khu thể thao [9]

Thành phố Montreal có hệ thống không gian ngầm đô thị lớn nhất và lâu

đời nhất thế giới “Thành phố Ngầm” của Montreal là một “thành phố bên dưới thành phố”, vận hành trong mối quan hệ hữu cơ với thành phố trên mặt đất Hệ thống không gian ngầm đô thị này được mở cửa từ năm 1962, cho đến nay đã bao trùm hơn 40 ô phố Mỗi ngày có hơn 500.000 người đi bộ trong mạng lưới ngầm này (Jacques Besner, 2012) [9]

ở châu á, Nhật Bản cũng là một nước đi đầu về phát triển không gian ngầm đô thị cũng như sớm phát triển các đường phố ngầm nhiều tầng Đầu thế

Trang 22

kỷ XX, không gian ngầm được Nhật Bản nghiên cứu sử dụng một cách hiệu quả theo định hướng của một đô thị hiện đại đánh dấu bằng việc năm 1927 đưa vào

sử dụng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên nối giữa Tokyo và Asakusa Đến nay, hệ thống công trình ngầm được xếp vào vị trí những cơ sở hạ tầng chủ yếu cho các thành phố lớn của Nhật Bản

Hiện nay, Trung Quốc mới là nước phát triển không gian ngầm đô thị hàng đầu thế giới Hàng năm đường tàu điện ngầm tăng thêm 180km chiều dài, nhiều đô thị còn xây dựng đường cao tốc ngầm, hệ thống công trình ngầm đa chức năng, thậm chí nhiều khu đô thị ngầm với diện tích bằng 20 -30% tổng diện tích khu vực trên mặt đất Hiện nay hơn 20 đô thị lớn của Trung Quốc đã có quy hoạch không gian ngầm

Hình 1.3 Không gian ngầm của Bảo tàng Louver

(Nguồn: TS Lưu Xuân Hùng - Ban Dự án đường sắt Hà Nội)

Không gian ngầm còn được sử dụng trong dự án cải tạo các khu đô thị cũ cần bảo tồn cảnh quan và các di sản văn hóa, lịch sử như dự án mở rộng Bảo tàng

Trang 23

Louver (Paris) đã khai thác thêm được 6,2 vạn m2 diện tích tầng hầm để tăng gấp

đôi diện tích trưng bày, bố trí hệ thống kỹ thuật, cửa hàng, bãi đỗ xe ; dự án trạm giao thông đầu mối tại khu vực Westminster (London) đáp ứng nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông công cộng của hàng chục ngàn lượt khách nhưng

ảnh hưởng rất ít đến cảnh quan khu vực tháp Big Ben

1.2.2 Xu thế phát triển không gian ngầm hiện đại

Năm 1983, ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) đã ra nghị quyết về không gian ngầm, xem không gian ngầm là một loại tài nguyên Năm

1991, Hiệp hội quốc tế về Hầm và Không gian ngầm (ITA) ra Tuyên ngôn Tokyo nhận định thế kỷ XXI là thế kỷ sử dụng không gian ngầm, xem không gian ngầm cũng như đất đai và khoáng sản, đều là tài nguyên thiên nhiên quý báu

Hiện nay, ở các nước phát triển, các hệ thống công trình ngầm có khuynh hướng kết nối nhau tạo thành “đô thị dưới đô thị” hay “đô thị ngầm”, đô thị phát triển theo hướng khai thác chiều sâu của thành phố Khuynh hướng này đã đáp ứng yêu cầu phát triển của các đô thị đồng thời giúp khôi phục lại một phần bề mặt trái đất như tự nhiên vốn có Không gian ngầm ngày càng trở thành “không gian thứ hai của đô thị”; vì vậy ngày nay người ta đã đưa ra khái niệm đề cập đến phát triển “đô thị ngầm” hay “đô thị sâu” chứ không chỉ là sử dụng không gian ngầm đô thị

Trong thế kỷ XXI, không gian ngầm đô thị sẽ phát triển mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn để giải quyết một loạt vấn đề giao thông đô thị, cải tạo các khu đô thị cũ, tăng thêm không gian xanh, tăng trưởng kinh tế Là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý nên việc phát triển và sử dụng không gian ngầm phải có quy hoạch nghiêm túc để không hủy hoại và lãng phí loại tài nguyên này [9]

1.2.3 Quy hoạch không gian ngầm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm trên thế giới

Nhu cầu lập quy hoạch công trình ngầm đầu tiên trên thế giới có thể được xem là xuất hiện vào năm 1855, khi hệ thống cống rãnh Paris được thiết kế đủ

Trang 24

rộng để chứa nhiều tiện ích bên trong Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, kiến trúc sư Hénart đề xuất đặt dưới đường phố một "tầng kỹ thuật" trong đó không chỉ bố trí các hạ tầng kỹ thuật đô thị mà còn có các dải hẹp dành cho giao thông ngầm Sau đó, các tuyến tàu điện ngầm Paris được bắt đầu triển khai, bám theo các mạng ngầm có sẵn trước đó Công trình ngầm đô thị thoạt tiên là để giải quyết vấn đề giao thông công cộng và sự ùn tắc giao thông do sự bùng nổ các phương tiện cơ giới tại các thành phố lớn

Năm 1932, kiến trúc sư Edouard Utudjian đưa ra định nghĩa các khái niệm

về quy hoạch công trình ngầm đô thị và ông đã định hướng sự phát triển của nó Cùng với thời gian với sự góp sức của nhiều nhà, giới khoa học các lý thuyết về quy hoạch công trình ngầm từng bước hình thành và hoàn thiện Có thể xem lý thuyết quy hoạch công trình ngầm đã phát triển từ giải quyết các vấn đề giao thông đô thị "Kỷ nguyên tàu điện ngầm" sang “Sử dụng không gian ngầm tại các

đô thị” và hiện nay là “Không gian thứ hai của đô thị” với định hướng sử dụng tài nguyên hiệu quả - phát triển đô thị bền vững hơn

Trên thế giới các nước rất quan tâm quy hoạch không gian ngầm đô thị và xây dựng công trình ngầm, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổ chức nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế, nhưng ở nước ta mới có một vài hội thảo và bài viết về chủ đề xây dựng công trình ngầm đô thị, ít đề cập đến quy hoạch và quản lý không gian ngầm đô thị

Không gian ngầm đô thị chứa đựng nhiều loại kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị như đường ống cấp nước, cống thoát nước, cáp điện, cáp viễn thông, chiếu sáng công cộng, vệ sinh môi trường v.v Khi đô thị được hiện đại hoá, không gian ngầm cũng được khai thác để làm không gian giao thông (đường bộ, đường sắt, giao thông tĩnh), không gian thương mại, không gian công cộng v.v

Theo nghiên cứu của Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng - thì kết cấu hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị bao gồm:

 Kết cấu chính:

+ Tuynel chính

Trang 25

+ Tuynel phân phối: tuynel nhánh, hào kỹ thuật, hào cáp ngầm - đặc

 Các hạng mục phụ trợ: phòng kết nối, lối ra/vào, đường dẫn thiết bị, thông gió và vị trí đặt thông gió, hộp nối cáp,

 Các thiết bị kỹ thuật cần thiết khác: hệ thống điện, lọc nước, thông gió

và hệ thống cung cấp điện khẩn cấp, hệ thống giám sát, hệ thống an ninh, hệ thống bảo vệ

Hình 1.4 Sơ đồ kết cấu hệ thống tuynel hạ tầng kỹ thuật ngầm

(Nguồn: Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn - MOH AND

ASSOCIATES, INC)

Tuynel kỹ thuật chính có cấu tạo hình hộp hoặc hình tròn; thường được xây dựng ngầm giữa lòng đường giao thông có các thiết bị hỗ trợ: giám sát, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và hệ thống thông gió; chứa các đường ống truyền dẫn (đường kính lớn) và cáp điện cao thế; không kết nối trực tiếp tới

Trang 26

E: Cỏp điện lực;

T: Cỏp thụng tin - liờn lạc D: Ống thoỏt nước

G: Ống cấp nhiệt, gas W: Ống cấp nước

Hình 1.5 Mô hình cấu tạo tuynel chính

(Nguồn: Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn

- MOH AND ASSOCIATES, INC)

khách hàng sử dụng Tuynel kỹ thuật chính được xây dựng theo hình thức ngầm hoặc đào hở

Tuynel phân phối gồm đường ống nhánh, hào kỹ thuật, hào đa cáp kỹ thuật và hào kỹ thuật đặc Các loại đường ống kỹ thuật thường chung một tuynel Hầu hết các tuynel nhánh được thi công theo phương pháp đào hở, xây dựng ngầm dưới vỉa hè, kết nối trực tiếp với người sử dụng Hào kỹ thuật: hầu hết được xây dựng ngầm dưới vỉa hè; hầu hết hào kỹ thuật được thi công theo phương pháp

đào hở, xây dựng ngầm dưới vỉa hè, với kết cấu đúc sẵn hoặc hộp bao cách nhiệt ống nhiều lỗ Kết nối trực tiếp với người sử dụng (Hình 1.6)

Trang 27

T: Viễn thông; C: Cáp điều khiển; EL: Điện năng (Thấp); EL: Điện năng (Cao);MT: Viễn thông quân đội; CCTV: Truyền hình mạch khép; G: Khí đốt; R: Hệ thống chiếu sáng

đường bộ; W: Nước; Tr: Đèn giao thông

Hình 1.6 Mô hình cấu tạo tuynel nhánh

(Nguồn: Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn –

MOH AND ASSOCIATES, INC)

Hình 1.7 Mô hình hào cáp kỹ thuật đơn-đôi: a - Mô hình hào cáp kỹ thuật đơn;

b - Mô hình hào cáp kỹ thuật đôi ( Nguồn: Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và

nông thôn – MOH AND ASSOCIATES, INC)

Trang 28

Hình 1.8 Mô hình bể kỹ thuật

(Nguồn: Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn - MOH AND

ASSOCIATES, INC)

Bảng 1.1 Các loại đường dây đường ống đi trong tuynel kỹ thuật chính

Loại được phép đặt trong tuynel kỹ thuật

Thường xuyên cần được sửa chữa và bảo dưỡng Thông tin liên lạc

Thường xuyên cần được sửa chữa và bảo dưỡng

Phục vụ nhu cầu sinh hoạt

Loại không được phép đặt trong tuynel kỹ thuật

dốc ống; tạo khí độc

(Nguồn: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam)

Trang 29

1.3 Tổng quan về quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị tại Việt Nam và thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

1.3.1 Quy hoạch không gian ngầm đô thị tại Việt Nam

Các nước rất quan tâm đến quy hoạch ngầm thành phố nhằm quản lý và sử dụng không gian ngầm có hiệu quả Do điều kiện riêng của mình nên Việt Nam mới thực sự quan tâm đến công tác quy hoạch ngầm thành phố trong thời gian gần đây Trong giai đoạn hiện nay quy hoạch đô thị ngầm đang bắt đầu từ những

đồ án quy hoạch không gian ngầm đô thị Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới bắt

đầu áp dụng nội dung quy hoạch này trong một số khu đô thị mới với quy mô nhỏ Việt Nam vẫn chưa thực sự có một quy hoạch ngầm thành phố hoàn chỉnh cho từng đô thị trọng yếu của mình Đến thời điểm này đã có một số đồ án Quy hoạch không gian công trình ngầm đô thị như Nhơn Trạch (Đồng Nai), Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) nhưng chưa được phê duyệt

Quy hoạch giao thông ngầm mới được nghiên cứu bước đầu cho hệ thống tàu điện ngầm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tại các thành phố nhỏ, quy hoạch ngầm mới bước đầu áp dụng trong công tác hạ ngầm hệ thống điện lực, chiếu sáng, thông tin liên lạc; tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn trong đầu tư xây dựng vì các địa phương vẫn thực hiện theo cách lập quy hoạch riêng lẻ theo từng ngành kinh tế - kỹ thuật Hệ quả của cách làm trên sẽ khiến cho các quy hoạch không thể ráp nối, đồng bộ, thống nhất nên gây lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư và khai thác, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, công tác quản

lý vận hành và tương lai phát triển của thành phố [8]

Xác định công tác quy hoạch là công tác trọng yếu, đi đầu trong xây dựng

hệ thống ngầm đô thị nên hiện nay chính phủ đã quy định quy hoạch xây dựng các đô thị trực thuộc Trung ương phải bao gồm quy hoạch không gian ngầm Hiện nay các cơ sở của khung pháp lý (đất đai, quy hoạch, cơ chế tài chính ), kỹ thuật phục vụ công tác quy hoạch không gian ngầm đã được hình thành và đang trong quá trình hoàn thiện Tuy nhiên, việc hiện thực hóa công tác quy hoạch

Trang 30

không gian ngầm đô thị còn nhiều khó khăn do hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội; tiềm lực vốn - đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý; kinh nghiệm trong áp dụng các kỹ thuật phức tạp, đa ngành như địa chất, xây dựng ngầm, bảo tồn, lịch sử

Hình 1.9 Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị Nhơn Trạch

(Nguồn: Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn -

MOH AND ASSOCIATES, INC)

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy đô thị càng hiện đại, quy mô đặc biệt - nhất là các thành phố lớn trực thuộc Trung ương - thì không gian ngầm càng phức tạp; khi thực hiện sẽ phải chi một khoản đầu tư lớn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị; và quan trọng nhất là tầm nhìn dài hạn cho phát triển công trình ngầm ở Việt Nam của các nhà quản lý đô thị nhất là cán bộ làm công tác quy hoạch

1.3.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị tại Việt Nam

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị nước ta được phát triển qua nhiều thời kỳ Tuy nhiên, so với mặt bằng chung trong lĩnh vực này của thế

Trang 31

giới về trình độ kỹ thuật, quy mô công trình thì Việt Nam mới đang ở thời kỳ đầu của sự phát triển

Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị đang được tập trung

đầu tư xây dựng ở Việt Nam bao gồm: hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ; các công trình đường dây: cáp điện, cáp quang, cáp thông tin; các công trình đường ống bao gồm: đường ống cấp nước, đường ống thoát nước và các công trình cống,

bể cáp kỹ thuật, hào và tuynel kỹ thuật Hầm đường ô tô, hầm cho người đi bộ đã

được nghiên cứu, xây dựng ở các thành phố lớn như hầm cho người đi bộ tại Hà Nội, Nhơn Trạch; hầm đường ô tô ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài gòn, lớn nhất Đông Nam á nối trung tâm TP Hồ Chí Minh với bán

đảo Thủ Thiêm Hiện nay đang triển khai dự án tuyến tàu điện ngầm tại Hà Nội,

TP Hồ Chí Minh; trong dự án đã quan tâm nghiên cứu kết hợp các công trình kỹ thuật và không gian đa chức năng (kỹ thuật, dịch vụ, thương mại ) [17]

Tại các thành phố vừa và nhỏ, đường dây và đường ống ngầm đô thị thường được chôn ngầm dưới hè phố hoặc phần đường xe chạy một cách riêng lẻ (không có hào kỹ thuật) được sử dụng tương đối phổ biến do hạn chế về nguồn vốn đầu tư Cách làm này có nhược điểm khó quản lý, đường, hè phố thường bị

đào lên, lấp xuống để sửa chữa, cải tạo và gây khó khăn cho việc xây dựng mới

do các công trình này không được quản lý thống nhất

Tại một số khu đô thị mới đã áp dụng bố trí đường dây, đường ống trong hào, tuynel kỹ thuật với ưu điểm giảm đào, bới hè, đường; quản lý thống nhất, thời gian phục vụ lâu dài; công tác duy tu, sửa chữa dễ dàng thuận lợi; an toàn trong sử dụng Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cao, hiệu quả khai thác còn hạn chế do lượng đường ống, đường dây đang bố trí so với năng lực thiết kế còn thấp

1.3.3 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Trong những năm gần đây, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được quan tâm đầu tư; tuy nhiên vẫn còn

Trang 32

nhiều hạn chế so với mặt bằng chung của các đô thị trong vùng Các đô thị đã triển khai ngầm hóa được một số ít trục đường trong khu đô thị mới nhưng vẫn là hình thức hạ ngầm riêng lẻ, chưa tập trung trong các hộp kỹ thuật Tại các khu phố cũ, hệ thống ngầm chủ yếu là đường ống cấp, thoát nước đô thị được bố trí riêng rẽ với các độ sâu khác nhau; các tuyến đường dây điện, thông tin, truyền hình cáp vẫn đi nổi là chủ yếu Số công trình kiến trúc có tầng hầm cũng rất ít, chủ yếu có độ sâu khoảng 5m (so với mặt đất tự nhiên) với công năng là nhà để

xe, bố trí thiết bị kỹ thuật cho công trình

Hình 1.10 Quy hoạch thoát nước ngầm đô thị Phan Thiết

(Nguồn: Dự án phát triển đô thị vừa và nhỏ Miền Trung - TP Phan Thiết)

Cũng như các đô thị khác trong quá trình ngầm hóa hệ thống đường dây,

đường ống tại thành phố Phan Thiết cũng gặp nhiều khó khăn như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá, thiếu đồng bộ; không có bản đồ tổng hợp hiện trạng - quy hoạch hệ thống ngầm; số liệu manh mún, phân tán; không khớp nối được giữa

Trang 33

các hệ thống đường dây, đường ống ngầm tại một số vị trí; thường xuyên đào phá vỉa hè; khó khăn trong quản lý, khai thác; kinh phí đầu tư bị nâng cao do đào phá nhiều công trình hiện hữu

Thực hiện dự án phát triển đô thị vừa và nhỏ Miền Trung, trong nửa đầu năm 2014, thành phố Phan Thiết sẽ xây dựng xong hệ thống thoát nước mưa và quản lý nước thải thành phố Dự án có phần hạ tầng thoát nước và quản lý nước thải gồm có 27.865m cống các loại; 20 giếng bơm nước thải tự động; 136 trạm bơm nước thải; trạm xử lý nước thải cuối cùng tại phường Phú Hài với công suất

Thiết được xử lý; bộ mặt thành phố Phan Thiết sẽ khang trang, sạch đẹp hơn, nhất là vào mùa mưa trung tâm thành phố Phan Thiết không còn tình trạng ngập nước kéo dài, tắc nghẽn giao thông Việc thực hiện thành công dự án đã tạo tiền

đề cho đẩy nhanh việc nghiên cứu quy hoạch, đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị của thành phố

1.4 Nhận xét Chương 1

Xu hướng phát triển của đô thị hiện đại, phát triển bền vững là khai thác có hiệu quả không gian ngầm đô thị Không gian ngầm có giá trị quan trọng trong xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông, các khu thương mại - dịch vụ Do tính chất đặc thù của không gian ngầm và các công trình ngầm nếu phạm sai lầm về quy hoạch thì rất khó sửa chữa, khắc phục hậu quả; do đó nhất thiết phải tập trung nguồn lực thích hợp để nghiên cứu và từng bước hình thành quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị

Quá trình xây dựng, phát triển của một thành phố văn minh - hiện đại đều liên quan đến việc quan tâm phát triển và cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa; trong đó cần khai thác không gian ngầm của đô thị để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị phải được cân nhắc, thận trọng và luôn tuân thủ theo định hướng của

Trang 34

đồ án quy hoạch phát triển không gian ngầm với tầm nhìn dài hạn và đã được nghiên cứu kỹ lưỡng

Để phát triển đô thị theo định hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị cần đi trước, đầu tư đồng

bộ, hoàn chỉnh với yêu cầu nguồn nhân, vật lực cao Do điều kiện còn nhiều hạn chế về kinh tế, kỹ thuật, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, từ thực trạng thành phố Phan Thiết đang trong quá trình cải tạo, công tác quản lý của địa phương còn hạn chế, nên khuôn khổ của luận văn sẽ tập trung nghiên cứu lựa chọn phương án quy hoạch cho một khu vực cụ thể; qua đó có kiến nghị, đề xuất phương án xây dựng với mức độ và quy mô đầu tư hợp lý với điều kiện địa phương

Trang 35

CHƯƠNG 2 CƠ Sở Lý THUYếT Về QUY HOạCH

Hệ THốNG Hạ tầNG Kỹ THUậT NGầM

2.1 Tổng quan

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị - một phần của kết cấu hạ tầng đô thị - là

hệ thống các công trình, phương tiện kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cho cộng đồng cư dân đô thị và là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của người dân đô thị theo lối sống đô thị

Hạ tầng kỹ thuật thành phố rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị Trình độ phát triển của kinh tế - xã hội như thế nào thì mức độ của hạ tầng kỹ thuật cũng tương ứng với mức độ đó Một đô thị hiện đại phải hình thành và phát triển một hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật nói chung và hạ tầng

kỹ thuật ngầm nói riêng hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh

Trong thời gian qua quy hoạch xây dựng đô thị tại các thành phố lớn của nước ta chủ yếu nghiên cứu cho các công trình khai thác không gian trên mặt đất Thời gian gần đây các nhà quản lý, nhà chuyên gia đã có nhiều quan tâm hơn trong nghiên cứu quy hoạch hệ thống kỹ thuật ngầm đô thị, tuy nhiên cũng mới là những nghiên cứu bước đầu so với sự phát triển chung của thế giới trong đó chủ yếu là xử

lý hạ tầng cấp thoát nước, ngầm hóa hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc

Trang 36

sống đô thị Đây là những cơ sở vật chất, những công trình phục vụ mang tính dịch vụ công cộng

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật – (QCVN 07/2010-BXD) - Định nghĩa hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:

Hạ tầng kỹ thuật đô thị có vai trò là nền tảng, là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quyết định sự tồn tại và phát triển của đô thị Thông qua chất lượng phục vụ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đánh giá được mức độ hiện đại của đô thị Là kết quả của sự phát triển đô thị nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng là điều kiện để phát triển đô thị

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đòi hỏi phải được quy hoạch thống nhất,

đầu tư thống nhất và xây dựng thống nhất; phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị phải đảm bảo tính đồng bộ và tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt; quan tâm đến khả năng phục vụ an ninh, quốc phòng

2.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị là thành phần quan trọng trong hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Căn cứ theo công năng của các công

Trang 37

trình, trong ngành xây dựng người ta phân hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị thành 3 nhóm:

- Công trình công cộng ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng (gồm tầng hầm các công trình kiến trúc, bãi đỗ xe, các trung tâm thương mại, kho tàng );

- Công trình giao thông ngầm bao gồm các công trình phục vụ giao thông như hệ thống tàu điện ngầm, hầm đường bộ ;

Hình 2.1 Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị

(Nguồn: Internet)

- Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm bao gồm các công trình đường dây,

đường ống (cung cấp điện, năng lượng, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, thông tin liên lạc; hào, tuynel kỹ thuật và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật)

Trang 38

Hình 2.2 Hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm đô thị

2.3.1 Nội dung cơ bản của quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn; hiện trạng về xây dựng công trình; công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm;

- Phân tích, đánh giá về quy hoạch xây dựng và tình hình xây dựng theo quy hoạch;

- Trên cơ sở định hướng phát triển của đô thị cũng như dự kiến các vị trí, phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị, dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm;

- Dự kiến các khu vực xây dựng các công trình ngầm cũng như đề xuất các giải pháp khớp nối giữa chúng với nhau theo chiều đứng, chiều ngang và với các công trình trên mặt đất (bố trí công trình đường dây, đường ống, các tuyến đường

Trang 39

tàu điện ngầm, các đầu mối giao thông, các công trình công cộng ngầm);

- Dự kiến các hạng mục ưu tiên và các nguồn lực để thực hiện

Những bài toán quy hoạch chủ yếu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị bao gồm:

- Quy hoạch tổng thể vị trí của các công trình ngầm và hệ thống công trình ngầm trong không gian ngầm đô thị;

- Quy hoạch các công trình ngầm và toàn bộ hệ thống công trình ngầm theo độ sâu tính từ mặt đất;

- Quy hoạch tổng thể các công trình ngầm và toàn bộ hệ thống công trình ngầm theo mặt bằng từng độ sâu nhất định;

- Quy hoạch công trình ngầm và hệ thống công trình ngầm theo mặt cắt dọc của tuyến cấu tạo

2.3.2 Các yêu cầu khi quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm

đô thị

Việc nghiên cứu quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị phải dựa trên các quan điểm sau: mang tính khoa học phản ánh được các yếu tố điều kiện tự nhiên, dân số, văn hóa, xã hội, con người, kinh tế và môi trường, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và an sinh xã hội, đảm bảo đô thị phát triển bền vững; có tính thực tiễn, tính khả thi trong điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của đô thị; nội dung đồ án quy hoạch phải tuân thủ các quy định pháp luật

Về phương pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị phải tuân thủ quy hoạch không gian ngầm đô thị và các quy hoạch xây dựng khác có liên quan

Đồng thời phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: đảm bảo sử dụng công trình ngầm hợp lý, hiệu quả trong hiện tại cũng như tương lai; đảm bảo sự kết nối liên hoàn, tương thích, thuận tiện, đồng bộ và an toàn giữa các công trình ngầm với nhau, giữa các công trình ngầm với công trình trên mặt đất; đảm bảo bố trí công trình ngầm theo độ sâu và cách nhau một khoảng cách an toàn, phù hợp để quản

lý, khai thác và sử dụng các công trình ngầm và các công trình trên mặt đất có

Trang 40

liên quan Việc đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với nhau với các công trình ngầm khác trong đô thị phải đảm bảo an toàn và đáp ứng các yêu cầu

kỹ thuật Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an ninh và quốc phòng

Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cần ưu tiên cho các phân khu chức năng tập trung nhiều công trình quan trọng, có số lượng đường dây, đường ống nhiều

2.3.3 Các nguyên tắc khi quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị

- Đảm bảo đủ không gian thiết yếu bố trí hạ tầng trong thời gian quy hoạch Đáp ứng sự phát triển đô thị, quy hoạch theo từng vùng, từng giai đoạn;

- Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đường dây đường ống và thiết bị trên thị trường Về cơ bản giảm tần suất đào đường;

- Đảm bảo công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm có tính khả thi nhất, bố trí hợp lý và có hệ thống, chi phí hợp lý và đạt được lợi ích kinh tế;

- Kết hợp một cách hiệu quả với sự hạn chế các tai nạn, thiên tai; xây dựng

đồng bộ với các hạng mục công trình hạ tầng khác;

- Lựa chọn hình thức, vị trí bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm cần căn

cứ vào thiết kế mặt cắt ngang, tính chất của các tuyến đường giao thông trong khu quy hoạch; số lượng và quy mô đường dây, đường ống cần bố trí Bố trí tại phần xe chạy khi bề rộng vỉa hè nhỏ; bố trí trên vỉa hè khi bề rộng đủ theo tiêu chuẩn;

- Chọn hình thức tuynel kỹ thuật cho các trục chính đô thị yêu cầu kích thước lớn (đủ không gian để người vận hành có thể thao tác duy tu, lắp đặt);

- Chọn hình thức hào kỹ thuật cho các công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ, bố trí các loại đường ống kỹ thuật, đường dây;

- Chọn hình thức cống (ống), bể kỹ thuật (bể cáp) để lắp đặt đường dây, cáp ngầm thông tin, cáp điện lực

Ngày đăng: 22/05/2021, 13:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w