Dù khó thoát khỏi cái bóng của cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, song, truyện ngắn của Bảo Ninh cũng đã sớm khẳng định được vị thế nổi bật trong mảng văn học viết về đề tài chiến t
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THU HÀ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THU HÀ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Ngọc Thu
Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1 : VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 6
1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 6
1.1.1 Sự chuyển mình của văn học từ thời chiến sang thời bình 6
1.1.2 Khái lược về sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975 .9
1.2 SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 15
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Bảo Ninh 15
1.2.2 Bảo Ninh – từ Nỗi buồn chiến tranh đến Những truyện ngắn 18
CHƯƠNG 2 : THẾ GIỚI HIỆN THỰC - KÍ ỨC TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 23
2.1 NHỮNG ÁM ẢNH VỀ CUỘC CHIẾN ĐÃ QUA 23
2.1.1 Hiện thực tàn khốc và máu lửa nơi tiền tuyến 23
2.1.2 Những đợi chờ và giọt nước mắt mỏi mòn ở hậu phương 33
2.2 HÌNH ẢNH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI THỜI HẬU CHIẾN 42
2.2.1 Những nỗi đau từ chiến tranh – nhìn từ hai phía 42
2.2.2 Những ưu tư trước hiện thực và con người thời hậu chiến 48
2.3 NHỮNG KHÁT VỌNG GIÀU VẺ ĐẸP NHÂN VĂN 55
2.3.1 Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc 55
2.3.2 Khát vọng hòa hợp và đổi mới 64
Trang 5NGẮN BẢO NINH 68
3.1 KẾT CẤU TRẦN THUẬT 68
3.1.1 Kết cấu sự kiện 68
3.1.2 Kết cấu tâm lí 74
3.1.3 Mờ hóa trong cốt truyện 83
3.2 NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT 86
3.2.1 Chất trữ tình 87
3.2.2 Chất triết lí 95
3.3 GIỌNG ĐIỆU 103
3.3.1 Giọng ngậm ngùi, xót thương 103
3.3.2 Giọng điệu khách quan, lạnh lùng 109
KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Mỗi thời đại, mỗi bước ngoặt lịch sử của một dân tộc thường xuất hiện một thế hệ nhà văn, nhà thơ mới Họ vừa là những gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời cũng là những người tiên phong, nhạy bén trong công cuộc kiếm tìm và kiến tạo nên những đổi mới về nghệ thuật văn chương Ở Việt Nam, sau 1975, sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh…nhanh chóng trở thành những hiện tượng văn học với sự cách tân trong bút pháp và cảm hứng nghệ thuật
1.2 Gần hai mươi năm sau giải thưởng của Hội Nhà văn cho tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu), Bảo Ninh dường như im lặng
trên văn đàn Không khỏi có người nghĩ đến sự “cạn kiệt” cảm hứng ở cây bút này; song kì thực, đó là sự âm thầm, lặng lẽ của người sáng tạo nghệ thuật trên con đường suy ngẫm để không lặp lại chính mình Sau năm 2010, lần lượt những truyện ngắn của ông được giới thiệu tới bạn đọc, như là kết quả của quá trình “im lặng” ấy!
1.3 Đã có lúc, người ta nói rằng, Nỗi buồn chiến tranh đã đưa Bảo Ninh
lên “đỉnh” của danh vọng và tiếng tăm, nhưng cũng vì thế, mà người ta lỡ “bỏ quên” đi một mảng sáng tác cũng rất thành công của ông: đó là truyện ngắn
Dù khó thoát khỏi cái bóng của cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, song,
truyện ngắn của Bảo Ninh cũng đã sớm khẳng định được vị thế nổi bật trong mảng văn học viết về đề tài chiến tranh và hậu chiến tranh Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh, giúp cho chúng ta có cái nhìn chính xác, toàn diện hơn về những sáng tạo và đóng góp của nhà văn cho văn học Việt Nam thời kì sau Đổi mới
Trang 72 Lịch sử vấn đề
Bảo Ninh là một trong số những cây bút xuất sắc viết về đề tài chiến
tranh ở thời hậu chiến Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của ông từng gây
nên tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam chừng hai mươi năm trước Tuy nhiên, cũng chính vì “tiếng vang” ấy, mà mảng sáng tác truyện ngắn ra đời trong “yên lặng” của Bảo Ninh chưa được bạn đọc và các nhà nghiên cứu quan tâm một cách đúng mức Dưới đây, chúng tôi chỉ lược điểm một số bài viết có liên quan đến đề tài
Trong Văn học Việt Nam thế kỷ X (Phan Cự Đệ chủ biên), ở bài viết của mình, Bùi Việt Thắng khẳng định: “Bảo Ninh là một trong những nhà văn có
duyên với truyện ngắn” [4, tr.337]
Nhà nghiên cứu Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau
1975 cũng xem Bảo Ninh là một trong những cây bút viết truyện xuất sắc và
gây ấn tượng mạnh với người đọc [38, tr.32]
Nhà báo WayneKarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn
Tình yêu sau chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo
Ninh: “in dấu niềm khao khát tình yêu” [30, tr.12], “đối diện trực tiếp với hậu
quả chiến tranh, những bậc cha mẹ bị mất con…” [30, tr.14] Đó là những vấn đề
sâu sắc mà Bảo Ninh đã đặt ra trong truyện ngắn của mình
Hoàng Ngọc Hiến, khi nói về vấn đề Nghịch lí của chiến tranh trong văn xuôi Bảo Ninh, đã viết: “Trong cuốn tiểu thuyết với nhan đề hết sức vớ
vẩn này, Bảo Ninh viết về những nghịch lí của chiến tranh, của tình yêu, của một thân phận lính đeo đuổi nghiệp văn chương để sống lại kí ức chiến tranh
và kí ức tình yêu” [12, tr.277]
Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện
đã nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian nghệ thuật của Bảo Ninh: “Phong phú
và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí thời gian của Bảo Ninh trong “Thân
Trang 8phận của tình yêu” Cả quãng đời thơ ấu, đi học, trước chiến tranh, sau chiến
tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục, đều đặn mà lần giở theo hồi ức”
Ninh, tác giả viết: “Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi
ngược Có lẽ anh trong số những người lính sống sót đã mất đi khả năng quên Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn vừa đáng sợ Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, luôn mấp mé với bệnh hoạn” [14, tr.86]
Nguyễn Trường Lịch khi nghiên cứu về cảm hứng chiến tranh trong
văn xuôi Bảo Ninh, đã viết: “…với độ dài của thời gian, điểm nhìn mới mẻ về
chiến tranh trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận rõ cuộc chiến tranh không chỉ mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà con đượm nét đau thương bi tráng trong những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng quê núi đồi quạnh hiu qua từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ hậu phương” [19, tr.3]
Đoàn Ánh Dương trong bài Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn
đăng trên http://vannghechunhat.net/, khi bàn về truyện ngắn Bảo Ninh đã
viết: “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá vãng
Chấn thương chiến tranh đã làm Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món
nợ Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc ông phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí, tần xuất lặp lại của việc truy tìm quá khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong cách của Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” Sự
Trang 9long đong trọn một đời kiểu tiểu thuyết rồi cũng có cơ hội “đoàn viên” vào đời sống văn học đương đại Truyện ngắn của ông thì khác hẳn, nó vẫn còn là một sự long đong, sự long đong của văn chương ông”…
Nhà báo Mai Hoàng, trên báo tuoitre.vn, khi giới thiệu về tập truyện ngắn Bảo Ninh mới xuất bản, đã viết: “36 truyện ngắn được chọn in trong
tuyển tập gần 600 trang được tác giả viết ở nhiều thời điểm, trải dài từ những năm 1980-1990 của thế kỷ trước vắt sang đầu thế kỷ này Bối cảnh truyện ngắn của Bảo Ninh trải rộng nhưng hai mảng đậm đặc nhất, dễ nhận thấy nhất là những câu chuyện chiến tranh và Hà Nội…Dù viết về chiến tranh, về hậu chiến hay viết về Hà Nội với rất nhiều suy nghiệm trong “Thách đấu”,
“Bội phản”, “Hà Nội lúc không giờ”, “Lan man trong lúc kẹt xe” , thì thân phận con người với những mối quan hệ tình cảm phức tạp chính là điều tác giả muốn nhắm tới”
Trong luận văn “Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh”, Lưu Thị Thanh Trà - Đại học Vinh (2006), đã tìm hiểu vấn đề chiến tranh
và những tác động của nó đến nhân cách con người Qua đó, cũng thấy được tư duy nghệ thuật mới mẻ của Bảo Ninh trong việc khai thác đề tài chiến tranh
Như vậy, có thể nói, từ trước đến nay, chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách tổng quát, toàn diện, có hệ thống về thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Bảo Ninh Những bài viết trên vừa là tư liệu tham khảo, đồng thời cũng
khơi gợi cho chúng tôi những hướng tiếp cận mới trong quá trình thực hiện đề tài này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những đặc điểm nổi bật của thế giới nghệ
thuật truyện ngắn Bảo Ninh (trong mối quan hệ với tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh)
Trang 103.2 Phạm vi nghiên cứu: Gồm 36 truyện ngắn của Bảo Ninh, được in
trong cuốn Bảo Ninh – những truyện ngắn, Nxb Trẻ, 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhằm nhận diện từng truyện
ngắn của nhà văn trong mối quan hệ với hành trình sáng tác của chính tác giả
để từ đó phát hiện những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Bảo Ninh
4.2 Phương pháp khảo sát - thống kê: Với những thao tác nhằm khảo
sát từng chi tiết, hình ảnh, nhân vật cụ thể nổi bật trong truyện ngắn của Bảo Ninh, với mục đích cung cấp cứ liệu cho việc phân tích, lý giải và tổng hợp
vấn đề
4.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp: Là phương pháp phổ dụng
nhằm xác định hệ thống vấn đề và phân tích tổng hợp nhằm làm nổi bật hệ thống vấn đề,
4.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu: Với thao tác so sánh đồng đại
và lịch đại, nhằm làm nổi bật nét riêng của thế giới nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh trong mối quan hệ với truyện ngắn Việt Nam đương đại sau 1975
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai qua ba chương:
Chương 1: Vài nét về tình hình văn học Việt Nam sau 1975 và sự xuất hiện của truyện ngắn Bảo Ninh
Chương 2: Thế giới hiện thực - kí ức trong truyện ngắn Bảo Ninh
Chương 3: Những phương thức thể hiện trong truyện ngắn Bảo Ninh
Trang 11CHƯƠNG 1
VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM
SAU 1975 VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN
BẢO NINH
1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975
1.1.1 Sự chuyển mình của văn học từ thời chiến sang thời bình
Với đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, hai miền Nam Bắc sum họp một nhà, lịch sử dân tộc và lịch sử nền văn học nước nhà cũng bước sang một thời kỳ mới Trước hết, có thể thấy rất rõ bước phát triển của
văn xuôi trên bình diện tư duy nghệ thuật Văn xuôi của ta sau 1975 đã
chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết Cần phải nói ngay rằng sự
đối lập giữa tư duy tiểu thuyết và tư duy sử thi về mặt đặc trưng thể loại không có ý nghĩa phân biệt thang bậc giá trị Có những đề tài vấn đề có khi tiếp cận bằng tư duy sử thi lại có giá trị hơn tư duy tiểu thuyết và ngược lại Tuy nhiên, như đã nói, hiện thực đời sống đã khác trước, cần phải có cách tiếp cận phù hợp, cho dù quá trình đổi mới này đã diễn ra đầy khó khăn và thử thách Bởi lẽ, ký ức về chiến tranh không thể phôi pha trong một sớm một chiều; mặt khác, hiện thực đời sống phức tạp thời hậu chiến đòi hỏi nhà văn không thể giữ nguyên cách viết như trước, và nhất là từ khi công cuộc đổi mới được phát động (1986) lại càng thôi thúc và đặt ra cho văn học nhiều vấn
đề cần giải quyết cấp bách, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của người đọc Trong không khí được “cởi trói” ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu sau một số
truyện ngắn: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền
ngoài xa, Khách ở quê ra… đã viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (Báo Văn nghệ, số ra ngày 5-12-1987)
Trang 12Cần nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan rằng, sau 1986, cùng với sự đổi mới của cả nền văn học nói chung, vào những năm cuối thập niên tám mươi, đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, chúng ta đã có một đội ngũ sáng tác có đầy nhiệt huyết, lòng hăng say, khát khao cống hiến và mong muốn được viết những gì mình thích, nói những điều ấp ủ từ lâu Quá trình thức nhận đương nhiên không phải đến trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình tìm đường, xác định vị trí, trách nhiệm của mình với nghề văn Có nhiều cây bút đã bỏ cuộc, hay vẫn chìm sâu vào những gì mình đã có (dù rất ít ỏi), có những người tiếp tục đi lại con đường đã nhẵn vết chân, nhưng có
những người đã nghĩ khác, nhìn nhận khác, và đặt ra câu hỏi: “chẳng lẽ mãi
mãi thế hệ nhà văn Việt Nam chúng ta vẫn cứ yên tâm sản xuất ra toàn những sản vật không bao giờ được ngó đến trong nền văn học thế giới” Nhiều nhà
văn muốn bứt phá làm mới mình, họ khao khát vươn tới những đỉnh cao của nghệ thuật, của những thể nghiệm, họ ước vọng tới những chân trời xa xôi - nơi mà nền văn học Việt chưa bao giờ nhìn thấy Chính họ là những cây bút
đã táo bạo tự mở những con đường đi riêng, tìm những cách thức mới, hình thức mới, phương thức thể hiện mới Chúng ta khó ai phủ nhận những nỗ lực cách tân của một Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Dương Hướng, Thái Bá Lợi, Phạm Thị Hoài,…Họ có khát vọng làm mới chính mình và càng không muốn làm chiếc bóng của bất cứ ai Có những người từ việc tiếp xúc với những lý thuyết mới đã học tập và sáng tác theo tinh thần hậu hiện đại Nhưng cũng có nguời tình cờ gặp gỡ với khuynh hướng sáng tác này, mặc dù họ chưa hề biết tới một lý thuyết mang tên hậu hiện đại Tuy nhiên, dù muốn hay không họ đều đang sống trong một bầu khí quyển chung, với những điều kiện rất thuận lợi cho việc tiếp thu, học tập những học thuyết lớn trên thế giới Nhiều cây bút,
do đó (rất tự nhiên) đến với chủ nghĩa hậu hiện đại, như một phương cách để
Trang 13làm mới mình
Cho đến tận hôm nay, Việt Nam chưa hoàn tất quá trình hiện đại hoá, chưa có một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, tức là chưa có một xã hội hậu công nghiệp, vì thế còn rất lâu nữa chúng ta mới có kỷ nguyên hậu hiện đại, tức là chúng ta chưa thể có chủ nghĩa hậu hiện đại với tư cách là một trào lưu, một khuynh hướng tư tưởng hay một hiện tượng văn hoá thấm sâu vào tiềm thức con người như ở các nước tư bản phát triển Nhưng những học thuyết hậu hiện đại đã được giới thiệu rộng rãi tại Việt Nam, các học giả, các nhà văn và tất cả những ai quan tâm tới nền văn học Việt đều không hề xa lạ với chủ nghĩa hậu hiện đại Nhiều cây bút đất Việt trong nỗi khát khao tìm đường thể nghiệm và bắt gặp những học thuyết này, và nhìn thấy trong đó những hạt nhân hợp lý, chắc chắn không ít người đã học tập những kỹ thuật viết hậu hiện đại Vì thế chúng ta cũng chưa thể có một nền văn học hậu hiện đại, chúng ta cũng chưa thể có cái gọi là tác phẩm hậu hiện đại theo đúng tinh thần của thuật ngữ này trên thế giới Chúng ta mới chỉ dám ghi nhận những dấu hiệu thấp thoáng đây đó trong những tác phẩm văn chương đương đại Cũng không thể loại trừ khả năng có những thể nghiệm của một số nhà văn (dù rất vô tình, dù không học tập theo một chủ thuyết nào) đã gặp gỡ với dòng mạch văn chương hậu hiện đại đang diễn ra sôi nổi trên thế giới Tất cả điều này là một hiện thực không thể phủ nhận trong nền văn học Việt Nhiều học giả đánh giá đây là một tín hiệu đáng mừng cho văn học Việt vì dẫu sao các cây bút của chúng ta cũng đã biết làm mới mình
Tóm lại, có thể thấy, dù chỉ trong khoảng mấy chục năm thôi, chỉ nhìn riêng ở mảng sáng tác văn xuôi, ta cũng có thể thấy được văn học Việt Nam
đã có những phát triển đáng kể Sự phát triển này không chỉ ở chỗ ngày càng xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn, ngày càng nhiều tác phẩm mới ra đời, mà cái quan trọng hơn, sự phát triển của văn xuôi được ghi nhận trên việc
Trang 14đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới thể tài và phương thức thể hiện… Tất cả những phát triển này không chỉ
là luận chứng chứng tỏ bước phát triển của văn xuôi sau 1975, mà còn là cơ
sở để xem văn xuôi sau 1975 là một giai đoạn phát triển độc lập trong sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại Văn xuôi Việt Nam sau 1975 là một hiện tượng đang phát triển
1.1.2 Khái lược về sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Giới nghiên cứu cũng như giới sáng tác hầu như đều thống nhất sau
1975, truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại”
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng tiếp theo “những vụ được mùa của truyện
ngắn, đây có thể coi là giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam” Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong công trình “Truyện ngắn, những
vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại” cũng khẳng định sự thành công của
truyện ngắn sau 1975: “ truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng”, “truyện ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới”
Thế kỷ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, … Từ sau cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu…Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in Có lẽ, vì đặc trưng thể loại này "khá
Trang 15nhanh nhạy" trước những đổi thay mang tính đột phá từ hiện thực, đã khiến truyện ngắn nhanh chóng thống trị văn đàn thời kì Đổi mới này Thực tế hậu chiến đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lý luận về truyện ngắn những năm gần đây Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng Nhiều cuộc hội thảo đã được mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới
Quan niệm về con người đa chiều cũng thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hoá, tư tưởng Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, nhất
là sau nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và tiếp theo nghị quyết 05 của Bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió mới ào
ạt vào đời sống văn học nước nhà Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch… truyện ngắn trở thành một thể loại rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975 Nó được xem là một “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo nên một phản ứng dây chuyền, có tác dụng “kích nổ” sự phát triển truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân,
Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Thái Bá Lợi, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thế Hùng,… Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất
là thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho truyện ngắn Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách quan niệm
Trang 16nghệ thuật về con người khác nhau Văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng ngợi ca, con người xả thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng đồng, con người sống với cái “ta” to lớn, không hoặc ít đối diện với cái “tôi” nhỏ bé của chính mình, không gian cộng đồng chiếm ưu việt hơn hết cả Sau 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái “tôi”, cái lẩn khuất bên trong được khui mở Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm Chính vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích Milan Kundra nói rằng “con người là hiền minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú Vì thế, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người ở nhiều chiều kích khác nhau Nhà văn chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người được coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người Con người luôn phải
tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội hiện đại, hậu hiện đại Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, yêu - ghét, vui -buồn, trong sáng - tối tăm, hạnh phúc - khổ đau, tự nhiên - xã hội… Ở đó, con người đứng trên ranh giới mong manh nếu không khéo sẽ bị ngã về phía con người tự nhiên,
ngược lại con người sẽ hướng về phía con người xã hội Đò ơi của Nguyễn Quang Lập, Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư… Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến bước ra, là một trong những tác giả tiên phong thay đổi quan niệm nghệ thuật
về con người Ông không còn nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp Con người tự thú, con người thức
Trang 17tỉnh, con người sám hối, con người bản năng tính dục Con người luôn khát khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ Và khi nhắc tới tác giả truyện ngắn thời
kỳ đổi mới không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học đã một thời khiến văn đàn rộn rã, đến nay có thể vẫn được bình chọn là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất Với giọng văn sắc lạnh, gai góc, xương xẩu đến tàn nhẫn, Nguyễn Huy Thiệp đã xới tung lên những mảng tối, những góc khuất của mỗi thời, của cuộc đời và của xã hội Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tư và thế sự, tình yêu và thù hận, sự sống và cái chết, nhưng bao giờ cũng để ngõ kết thúc Chính vì vậy nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn, đau khổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con người trong truyện ngắn của ông
Có thể nói rằng, truyện ngắn Việt Nam đương đại có nhiều đổi mới Trước hết là đổi mới về quan niệm nhà văn Với đặc thù của nền văn học chiến tranh, văn học 1945-1975 gắn với kiểu nhà văn - chiến sĩ, nhà văn - cách mạng Họ phát ngôn cho tiếng nói thời đại, nhân danh kinh nghiệm cộng đồng Nhiều khi do yêu cầu sống còn của vận mệnh dân tộc, nhà văn cần lựa
chọn hi sinh nghệ thuật và cá tính sáng tạo như Tố Hữu từng nói: Tôi muốn
viết những dòng thơ tươi xanh Vẫn muốn viết những vần thơ lửa cháy
Xu hướng dân chủ từ sau 1975, đặc biệt 1986 tạo nên cho văn học kiểu nhà văn mới Họ sáng tạo nhân danh kinh nghiệm cá nhân với ý thức cá tính cao độ Viết tác phẩm, tác giả không đứng cao hơn độc giả để phán truyền mà đối thoại với người đọc, chia sẻ và kiếm tìm những cách cắt nghĩa mới để sinh thể nghệ thuật của mình luôn sống Quan niệm này gần gũi với văn học trước
1945 nhưng được ý thức ở trình độ cao hơn
Về quan niệm hiện thực, hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn 1945-1975 gắn bó chặt chẽ với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, âm
Trang 18vang hào khí thời đại Đó là một hiện thực vận động xuôi chiều và nhìn chung rất lạc quan (trừ một số bài thơ chống Pháp có nói đến cái bi tráng) Sau 1975, các nhà văn không chỉ dừng lại ở phản ánh mà còn nghiền ngẫm hiện thực Trước đây, hoàn cảnh chiến tranh không cho phép họ khám phá tận cùng sự phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống Giờ đây, do yêu cầu của thời đại,
do nhu cầu tự thân của hoạt động sáng tạo, hiện thực đời sống đi vào văn chương vẹn nguyên sự đa chiều của nó, được soi sáng, cày xới cả những phần khuất lấp, mờ tối
Lịch sử văn học là lịch sử của những quan niệm khác nhau về con người Văn học thời chiến đã tạo dựng thành công kiểu con người sử thi, biểu trưng cho cộng đồng Cuộc kháng chiến đã đem lại cho con người vẻ đẹp lí tưởng mà nói như A Niculin, nhân vật được "tắm rửa sạch sẽ và bao bọc trong bầu không khí vô trùng" (nhân vật của Nguyễn Minh Châu) Nhân vật luôn trùng khít với địa vị xã hội của mình và luôn ở trạng thái đơn trị, nhất phiến
Về điểm nhìn trần thuật, nhìn chung truyện ngắn 1945 - 1975 chủ yếu
sử dụng phương thức trần thuật khách quan được soi chiếu từ điểm nhìn của tác giả Truyện ngắn sau 1975 hướng đến khám phá và tạo dựng con người thế sự - đời tư, con người cá nhân với những phức tạp và bí ẩn của nó Nhà văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người không phải ở vị thế nhà đạo đức, nhà tuyên huấn mà là nhà triết học, nhà tư tưởng Con người được nhìn ngắm từ nhiều toạ độ nên nhiều chiều, đa nhân cách, vừa có "rồng phượng lẫn rắn rít, thiên thần và ác quỷ" và nhìn chung, nó toàn diện và sâu sắc hơn Nhà văn đứng cao hơn nhân vật và trở thành người phán truyền chân lí
Sự đổi mới sâu sắc nhất của văn học sau 1975 ở phương diện trần thuật chính là đa dạng hoá điểm nhìn trần thuật Hiệu quả của việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn đã tạo nên hệ thống các giá trị khác nhau về con người và
Trang 19hiện tượng Thực ra, việc di chuyển điểm nhìn từ tác giả đến người kể chuyện
và nhân vật đã có trong văn xuôi Nam Cao, Nguyên Hồng…, song hiệu quả là nhằm tái hiện thế giới nội tâm Với văn học thời đổi mới, mục đích sâu xa là nhằm soi chiếu hiện thực từ nhiều chiều, nhiều góc độ Giọng điệu trần thuật cũng xuất phát từ yêu cầu chiến tranh, văn học là phương tiện cổ vũ, tuyên truyền cách mạng Bởi thế, giọng điệu chủ đạo của văn học thời kì này nhất quán ở sắc thái ngợi ca, trang nghiêm và đầy lạc quan
Trong khi đó, truyện ngắn sau 1975 đã chuyển từ đơn sang đa giọng, nhu cầu khẳng định cá tính, nhận thức và khám phá tận cùng các đối tượng nghệ thuật đã làm nảy sinh các giọng điệu: hoài nghi, chất vấn, chiêm nghiệm, triết lí, giễu nhại… Chính chất liệu ngôn ngữ đời thường thô nhám, giàu màu sắc khẩu ngữ ùa vào trang văn làm nên sự đa giọng điệu này
Truyện ngắn Việt Nam trong vòng ba mươi năm qua đã đi trọn một chặng đường Chặng đường ấy gắn liền với sự kiện chính trị trọng đại: Đại hội VI quyết định cho công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước Văn học thuộc lĩnh vực nhận thức xã hội thông qua cá nhân nhà văn nên không thể không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của xã hội Truyện ngắn sau
1975 tuy có khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 nhưng nó vẫn phát triển trên cái nền của những thành tựu truyện ngắn 1945 - 1975 đã đạt được Ngay những nhược điểm, những hạn chế không thể tránh khỏi của giai đoạn trước cũng giúp cho kinh nghiệm nghệ thuật của giai đoạn sau rất nhiều
Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống như một cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành
vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại Về mặt hình thức, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đổi mới rõ rệt nhất ở ba phương diện: dạng thức cấu trúc
Trang 20cốt truyện, trần thuật và ngôn ngữ truyện Những cách tân ở ba phương diện
ấy đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam, thể loại vốn được xem là thể loại “cái” của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
1.2 SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Bảo Ninh
Bảo Ninh từng "tuyên ngôn" về quan niệm văn chương của mình:
“Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ Nhà văn tự xem mình là
kẻ có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những
vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui” Chính từ quan niệm vừa mới mẻ vừa gần gũi đó, Bảo Ninh đã sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật khác lạ, giàu suy ngẫm mà vẫn bám sát với hiện thực cuộc sống - nhất là thứ hiện thực phức tạp của thời kì hậu chiến sau 1975
Có thể nói được rằng, sau tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam1991, giải thưởng Nikei Asia 2011, tác phẩm đã được chuyển ngữ và ấn hành ở 19 quốc gia trên thế giới, với truyện ngắn, Bảo Ninh
là một trong những nhà văn đã góp phần thay đổi thể tài này trong cách tiếp cận và tái tạo đề tài chiến tranh sau 1975, tạo nên những rung cảm nghệ thuật mới mẻ, đặc sắc
Thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh nói chung và truyện ngắn nói riêng của ông, trước hết là thế giới của chiến tranh đã được lọc qua ký ức và suy ngẫm với một nỗi buồn thấm sâu vẻ đẹp nhân bản Đó chính là "mảnh đất" đưa tên tuổi Bảo Ninh lên tầm của một nhà văn lớn, có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của lịch sử văn học, đặc biệt ở thời kì Đổi mới
Trang 21Suy nghĩ về đề tài chiến tranh, nhà văn Chu Lai cho rằng: "Chiến tranh
là một siêu đề tài và người lính cũng là siêu nhân vật Càng khám phá, càng thấy những độ rung không mòn nhẵn Ở đó mọi thứ đều được nén chặt đến ngột ngạt và nếu biết cách khai mở thì đấy là đối tượng văn học vĩnh cửu nhất" Còn Nguyễn Minh Châu, dù viết rất nhiều về chiến tranh nhưng khi nhìn nhận về nó ông cũng thành thật nhận thấy: "So với tầm vóc sâu rộng của hiện thực đời sống bộ đội và nhân dân ta trong hơn một phần tư thế kỷ qua thì công việc của mình chỉ như vừa mới đặt bàn chân lên cái bậc cửa của tòa thâm cung đồ sộ, đầy biến động và thần bí, vừa mang tính chất thời cuộc vừa mang tính chất lịch sử đó", "rất nhiều cuộc đời của những con người bình thường nhưng chứa đựng số phận của cả đất nước, chứa đựng cả một bài học lớn về đường đời, đang cần ngòi bút của nhà văn soi rọi trên trang giấy" Cũng viết về chiến tranh, nhưng Bảo Ninh lại có được những quan niệm mới, những phẩm chất nghệ thuật mới - đi trước với suy nghĩ của thời đại, gây nên những sóng gió trong làng văn nước nhà Sau 1986, cũng như những nhà văn khác cùng thời điểm, Bảo Ninh nhận thấy phải có sự đổi mới văn học “Mỗi thời một khác, nhưng tựu trung đều kêu gọi và thôi thúc chúng tôi hãy khác
đi, hãy mau mau đổi mới, hãy mạnh dạn cách tân, hãy từ bỏ lối mòn trong suy
nghĩ” Trong Nỗi buồn chiến tranh và hàng chục truyện ngắn viết về "suy
ngẫm của người lính khi bước ra cuộc chiến", Bảo Ninh đã có những đổi mới đột phá trong tư duy nghệ thuật Đề tài chiến tranh là một đề tài cũ, thậm chí
là quá cũ, nhưng với Bảo Ninh, đó vẫn luôn là mảnh đất mới mẻ để những thử nghiệm nghệ thuật được thăng hoa
Với độ lùi của thời gian, nhà văn có cơ hội nhìn nhận lại chiến tranh, kiểm chứng lại hậu quả xã hội của nó, quan niệm về hiện thực cuộc chiến tranh đã thay đổi Văn học nhìn nhận hiện thực cuộc chiến tranh bằng cái nhìn
đa chiều, đa diện, chiến tranh được khúc xạ qua tâm hồn, qua số phận nhân
Trang 22vật Đó là những con người đã đi qua chiến tranh và đang sống trong thời hậu chiến Dư âm của hai cuộc chiến tranh, hậu quả nặng nề mà nó để lại đã tác động rất lớn đến đời sống riêng tư của từng con người Sự đổi mới của Bảo Ninh bộc lộ rõ trong cách cảm nhận về thể tài chiến tranh Vẫn viết về đề tài
này, nhưng cái mới của ông trong Nỗi buồn chiến tranh thể hiện ở chỗ đã
nhìn nhận cuộc chiến tranh dưới nhiều góc độ Chiến tranh không chỉ có những vinh quang mà đằng sau đó là sự mất mát, đau thương, ám ảnh cuộc sống con người sau ngày trở về Chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Bảo Ninh hầu hết được nhìn nhận từ góc độ của nỗi buồn Toàn bộ tiểu thuyết Thân phận của tình yêu là nỗi buồn của chiến tranh, Bảo Ninh đã viết
lên một hiện thực về chiến tranh Chiến tranh qua cách cảm, cách nghĩ của một người lính, chiến tranh qua những mẩu ký ức xé vụn Bằng thứ ngôn ngữ
đa thanh, cái nhìn đa chiều, tiểu thuyết Thân phận của tình yêu đem lại cho
người đọc một âm hưởng mới của chiến tranh, một câu chuyện về chiến tranh với những nốt nhạc trầm buồn ám ảnh Nếu như giới hạn của đề tài chiến tranh trước đây là viết trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, viết theo yêu cầu
của hoàn cảnh, viết theo quan điểm ta phải thắng mà chưa phơi bày những
mặt trái còn khuất lấp của chiến tranh thì bây giờ chiến tranh đã được nhận thức lại - không tô hồng mà cũng chẳng vẽ đen, điều cuối cùng còn lại là mảng sự thật cần được phơi bày Hiện thực mất mát, đau thương của chiến tranh trong văn học hậu chiến không còn bị né tránh hay bỏ quên nữa, và bây giờ nếu viết về chiến tranh mà không viết những đổ máu khắc nghiệt thì đó là
"tác phẩm vô đạo đức" (Simônôp) Hơn nữa "mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại
những cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều bài học chiến tranh Không miêu tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt chiến tranh trong ý thức nhân loại" (Batsarop) Bảo
Ninh trong các tác phẩm của mình đã tôn trọng điều ấy Vừa có cái oanh liệt, hào
Trang 23hùng, vừa có cái buồn đau, mất mát Điều đặc biệt là, ở Bảo Ninh, cái nửa buồn kia thường đậm hơn, ám ảnh hơn, da diết hơn nửa còn lại mà thôi
Về cách thể hiện, Bảo Ninh biết đến như một phong cách khác lạ, một cách viết rất riêng của ông trong việc tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cá nhân Bảo Ninh đã có những cách tân mới mẻ trong việc khai thác hiện thực từ việc tạo ra những tình huống giả định về một tự sự hai lần hư cấu, đến nguyên tắc
kết cấu của tác phẩm, việc xử lý các chất liệu hiện thực trong Nỗi buồn chiến
tranh Những thủ pháp nghệ thuật như dòng ý thức, ghép mảnh được nhà văn
sử dụng có hiệu quả Kết cấu lồng ghép được nhà văn phát huy một cách tối
đa Nhà văn Nguyên Ngọc coi tác phẩm này là “thành tựu cao nhất của văn
học thời kỳ đổi mới” Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã thực sự gây cú
sốc cho văn học nước nhà, mở ra hướng đi mới, báo hiệu một lối viết mới đầy những tìm tòi mới lạ
1.2.2 Bảo Ninh – từ Nỗi buồn chiến tranh đến Những truyện ngắn
Bảo Ninh là một trong những cây bút viết về chiến tranh trong thời hậu chiến để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc trong và ngoài nước Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn thẳng thắn nhận định rằng chính Bảo Ninh đã góp một phần quan trọng vào quá trình Đổi mới nền văn học nước nhà khi bước qua thời chiến Những năm thuộc thập niên 90 của thế kỉ trước, khi mà nền văn học nước nhà đang loay hoay tìm luồng sinh khí mới, thì Bảo Ninh
đã gây nên cơn "sóng gió" trên văn đàn với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Cuốn tiểu thuyết được xem là mốc son trong sự nghiệp sáng tác của Bảo Ninh
và của cả dòng văn học Việt Nam lúc bấy giờ
Nỗi buồn chiến tranh được coi là cột mốc sáng chói của văn học thời
kỳ đổi mới Tác phẩm không chỉ lạ về hình thức mà mới mẻ cả về nội dung so với thời điểm nó ra đời Có thể nói, đây có thể là cuốn sách đầu tiên của văn học Việt Nam khai thác chiến tranh dưới góc độ cá nhân Nếu các tác phẩm ra
Trang 24đời trước Nỗi buồn chiến tranh được viết với góc độ của tập thể, cái riêng đặt trong cái chung, hoà tan vào cái chung, ngùn ngụt ý chí cứu nước như: Đất
nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)… thì Bảo
Ninh lại có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người trải qua trận mạc, sự mất mát của các cá nhân trong thời chiến Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến: chiến tranh không chỉ có vinh quang, hay đấu tranh
vì chính nghĩa - chiến tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự huỷ diệt Và cho
dù nhiều người trở về sau chiến tranh không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ lại vô cùng đau đớn và luôn rỉ máu Họ, những con người đã đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống hoà bình nhưng dường như
họ không còn là họ nữa Chiến tranh đã lấy đi sự bình yên của họ trong tâm hồn…
Tình yêu và chiến tranh như hai thái cực đối chọi nhau, một bên là sự huỷ diệt ghê gớm, bên kia là một giá trị thiêng liêng, là cội nguồn của sự sống Trong chiến tranh, tình yêu vẫn đâm hoa nảy lộc, vươn lên trong sự chết chóc, sự đau đớn, sự huỷ diệt Nhiều bạn đọc thấy lại cảm giác dữ dội và ghê
gớm của chiến tranh qua Nỗi buồn chiến tranh như từng thấy các nhà văn lớn
như Remarque hay Hemingway…tất nhiên với nhiều góc độ mới mẻ hơn
Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số nhà văn cùng thời về kỹ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã chứng tỏ một cây bút
tiểu thuyết sắc sảo, có chiều sâu Trong tác phẩm này, người đọc bắt gặp kiểu nhân vật Bệnh lý của Dostoievski, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức của Faulkner, bút pháp gián ghép điện ảnh của M.Duras Nhưng, thủ pháp
đậm đặc nhất trong Nỗi buồn chiến tranh là thủ pháp độc thoại nội tâm Thủ
pháp này chi phối hàng loạt các vấn đề xử lý nghệ thuật trong văn bản Các phương thức lưu chuyển, dồn nén, kéo căng không - thời gian và đặc biệt kiểu kết cấu phi logich đều tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật này Toàn bộ tác phẩm
Trang 25được tái hiện qua dòng kí ức của nhân vật Kiên Những mảng kí ức lộn xộn, lắp ghép, đan xen, bấn loạn Tất cả ùa về, ứ đầy, đông cứng, nghẹn tắc trong thế giới nội tâm nhân vật Nhân vật dường như không tồn tại trong không thời gian thực, cuộc sống của Kiên đã dồn vào quá khứ, bị quá khứ chiến tranh níu giữ, bào mòn, gặm nhấm Nó ám ảnh Kiên trong giấc mơ, trong những trang viết, trong sự bấn loạn của trực giác, vô thức của những cơn thần kinh kích động Trong tâm thức của Kiên luôn ứ đầy những địa
danh thảm khốc của cuộc chiến: đó là Truông gọi hồn, Đồi xáo thịt, là những
nghĩa địa dày đặc với những bóng ma, những tiếng cười, tiếng hú ghê rợn, man rợ
Với kỹ thuật đồng hiện thời gian, gắn với thủ pháp gián ghép điện ảnh: đan xen những mảng màu tối sáng, những cơn mê sảng, thức tỉnh của nhân vật, tác giả đã đưa người đọc vào những màn sương mù, những cơn thác loạn của ký ức chiến tranh Chọn kiểu nhân vật “bệnh lý” và đặt nhân vật vào những “mê trận” ký ức đó, Bảo Ninh đã soi chiếu nhân vật từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau: Đó là con người vô thức và hữu thức, tâm hồn
và thể xác, bản năng và tâm linh Giá trị nhân bản của tác phẩm chính là cái nhìn chân thực, đa chiều này
Nỗi buồn chiến tranh được các nhà phê bình nhận định là đã mở ra một
hướng đi mới về nội dung và hình thức cho văn học viết về đề tài chiến tranh Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất của văn học Việt
Nam Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trong Thể thao &Văn hóa số ra 28/10/2006: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại -
đó là câu chuyện của thân phận của mất mát về tình yêu trong chiến tranh…” Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”
Trang 26Sau cuốn tiểu thuyết đình đám ấy, Bảo Ninh dường như vắng bóng trên
văn đàn Người đùa thì bảo chắc ông đã vắt cạn sức vào Nỗi buồn chiến tranh,
nên giờ chả còn ý tứ nữa mà viết; người cẩn thận thì nghĩ rằng chắc ông đang nghiền ngẫm cho ra một cuốn khác tâm đắc hơn Và bạn đọc vẫn đã và đang chờ một cuốn tiểu thuyết thứ hai như thế Tác giả đã đôi ba lần tuyên bố “sắp xong” làm độc giả cứ mỏi mòn chờ đợi Nhưng giữa khoảng nghỉ hơi dài đó, Bảo Ninh không biến mất Ông vẫn xuất hiện bằng những tập truyện ngắn
Cuốn sách Bảo Ninh - Những truyện ngắn này dường như cũng là cách để tác
giả “giữ chân” độc giả của mình Và độc giả đã được níu giữ ở từng trang sách, bởi sự quan sát tinh tế và văn chương khoáng hoạt của nhà văn
36 truyện ngắn được chọn in thành một tuyển tập gần 600 trang được tác giả viết ở nhiều thời điểm, trải dài từ những năm 1980-1990 của thế kỷ trước vắt sang đầu thế kỷ này Bối cảnh truyện ngắn của Bảo Ninh trải rộng nhưng hai mảng đậm đặc nhất, dễ nhận thấy nhất là những câu chuyện chiến tranh và Hà Nội Dù viết về chiến tranh, về hậu chiến hay viết về Hà Nội với
rất nhiều suy nghiệm trong Thách đấu, Bội phản, Hà Nội lúc không giờ, Lan
man trong lúc kẹt xe , thì thân phận con người với những mối quan hệ tình
cảm phức tạp chính là điều tác giả muốn nhắm tới Ðiều ấy cũng trùng khít với quan niệm văn chương của Bảo Ninh: “Nghề văn là nghề chuyên nghiệp
về sự ngẫm nghĩ Nhà văn tự xem mình là kẻ có khả năng, có trách nhiệm và
có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui”
Trang 27Thật khó để tưởng tượng là những truyện ngắn này có thể vượt qua "cái
bóng" của Nỗi buồn chiến tranh, nhưng rõ ràng, nó cũng là một trong những
thành quả sáng tạo của Bảo Ninh, vẫn in đậm những dấu ấn nghệ thuật và đem tới cho bạn đọc nhiều suy ngẫm mới lại Đó là chưa kể có những truyện ngắn của ông đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh và gây được những hiệu ứng đáng kể trong xã hội
Trang 28CHƯƠNG 2
THẾ GIỚI HIỆN THỰC - KÍ ỨC TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
2.1 NHỮNG ÁM ẢNH VỀ CUỘC CHIẾN ĐÃ QUA
2.1.1 Hiện thực tàn khốc và máu lửa nơi tiền tuyến
Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kết thúc gần bốn mươi năm, thời gian dần xa, tưởng chừng như mọi đau thương trong thời chiến có thể bị lãng quên
và chìm vào ký ức; nhưng kỳ thực, trong tâm hồn của những thế hệ đã từng nếm trải hiện thực của một thời đau thương và bi tráng vẫn không thể phai
mờ Chiến tranh trở thành một đề tài lớn được các thế hệ nhà văn quan tâm thể hiện; nhất là trong văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng
Tám đến nay Nói như Mai Thìn:“Trong văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
chưa ai thống kê được chính xác có bao nhiêu tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng nhưng có một điều chắc chắn, đó là nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ” [43,tr39] Ngay cả những tác giả chưa từng
sống một ngày trong chiến tranh nhưng qua những gì được học, được nghe những người đi trước kể lại, họ cũng đã viết nên những câu chuyện cảm động
về đề tài này
Với nhà văn Bảo Ninh, một người lính đã từng sống và xông pha ở nơi mặt trận ác liệt nhất, nên ông càng cảm nhận trực tiếp và thấu hiểu về bộ mặt thực của chiến tranh nhìn từ cả hai phía Đó là những hình ảnh hết sức đau thương tàn khốc, là áp bức, tra tấn, là máu chảy đầu rơi Song đau thương mất mát ấy không chỉ đến với dân tộc bị xâm chiếm mà nó còn là nỗi ám ảnh cả đối với những kẻ xâm lăng hay những người đã tham gia vào đội quân xâm
lược với cảnh bom đạn, là đói rét, bệnh tật,…Tiếp sau Nỗi buồn chiến tranh, trong tập Bảo Ninh - Những truyện ngắn có 36 truyện thì đã có hơn hai phần
ba số truyện trực tiếp viết về người lính và ký ức chiến tranh; những truyện
Trang 29còn lại cũng dù viết về thời bình, dù “sau hai chục năm trời” nhưng “lệ chiến
tranh lại tràn mi” (Ba lẻ một) Có thể nói, chiến tranh là cảm hứng xuyên suốt
hành trình sáng tạo của nhà văn Bảo Ninh
Một lần nữa, người đọc được hiểu rõ hơn sự khốc liệt và khói lửa của chiến tranh qua những trang văn rất đổi chân thực của nhà văn Bảo Ninh Nếu
như ở Nỗi buồn chiến tranh, ông đã để lại dấu ấn đậm sâu trong trái tim bạn
đọc khi đi vào trần thuật lại cảnh bom đạn đã tàn phá con người thì trong tập truyện ngắn của mình, ông cũng thể hiện tài năng tường thuật rất tài tình qua những mảng hiện thực được dựng bằng ký ức vừa đau đớn, hãi hùng nhưng cũng rất đổi hào hùng bởi ý chí chiến đấu không lùi bước của quân và dân ta, một lòng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
Đất nước chúng ta đã trải qua không biết bao cuộc chiến gian khổ chống quân xâm lăng và đã gánh chịu không biết bao nhiêu đau đớn, những cảnh chết chóc ghê rợn khiến cả cỏ cây hoa lá cũng như “điếng hồn” trước sự tàn ác của quân thù Nếu như ngày xưa vó ngựa của quân Mông cổ đi đến đâu thì làng mạc ta trở nên tiêu điều, chúng giết không còn một ai, chúng giẫm đạp lên vạn vật khiến không còn một sinh linh bé nhỏ nào có thể sống sót được, thì nay bọn giặc Mỹ với hành động ác ôn và tàn bạo cũng không kém
phần khủng khiếp Ở Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh đã từng thuật lại những cảnh tượng kinh hoàng như vậy: “Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc,
nhoe nhoét Trên cái trảng hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói đến ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mọc lên nổi, thân thể giập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng” [27, tr.2] Và đến với truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền, hình ảnh những ngọn đèn vô tri, vô giác cũng gần như “chết lặng”
trước làn bom như mưa rơi xối xả của quân địch: “Chiếc phản lực trinh sát,
chỉ một chiếc thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành
Trang 30phố Trong phòng, cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở ” [30,
tr.168] Thành phố, làng mạc cũng trở nên hoang tàn, tiêu điều đổ nát vì bom
đạn tàn phá dữ dội trong Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng: “Thị tứ sầm uất
thành bãi chiến trường hoen máu Trong mưa phùn lửa đã tắt nhưng khói vẫn tuôn nhả Gió bấc thổi mù tro than Gạch nát, ngói vụn, rầm gãy Rải rác những xác xe tăng cháy thui, xích thép đứt tung, lính lái chết vắt người ở cửa xe” [30, tr.250] Không chỉ con người đau đớn, kinh hoàng mà ngay cả “thị
trấn cũng phải điếng hồn” như lời của nhân vật trong câu chuyện Ba lẻ một đã
kể lại: “Cả thị trấn điếng hồn, choáng đi trong tiếng rít của xích thép hòa lẫn
với hơi dầu xả phùn phụt, tiếng tháp pháo nghiến ken két Mặt đường tóe lửa, nứt ra, rền vang như gang vỡ” [30, tr.473]
Đến đây, chúng ta chợt nhớ đến “Trận Bạch Đằng máu chảy thành
sông/ Tanh trôi vạn dặm” trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Hơn thế
nữa, trong chiến tranh con người không chỉ gánh chịu cảnh bom rơi đạn nổ
mà còn phải gánh chịu những cảnh như đói rét, bệnh tật: “ Bệnh tật khủng
khiếp và đói khổ triền miên đã tận diệt cuộc sống nơi đây Tuy nhiên những linh hồn lở loét không manh áo che mình thì thấy bảo là vẫn đầy rẫy và vẫn không ngừng làm bốc lên mùi hôi thối trong tưởng tượng của mọi người” [30,
tr.4]
Nhà văn Bảo Ninh đã để dựng lại những hình ảnh của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc không kể gái trai, già trẻ,…Đẹp lắm hình ảnh của những anh hùng bất khuất với khẩu hiệu thiêng liêng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và với lý tưởng cao đẹp “không có gì quý hơn độc lập tự
do” Chiến tranh đã khiến cho nhân vật Khương trong Rửa tay gác kiếm
không biết bao nhiêu lần phải gánh chịu nỗi đau bị đạn bom xé nát thân hình, vậy mà, tình yêu Tổ quốc mãnh liệt đã giúp anh vượt qua nỗi đau của khói lửa chiến tranh để vực dậy tiếp tục cuộc quân hành cùng đồng đội, anh em:
Trang 31“Ăn đạn hàng chục lần, vỡ thịt toác xương xối máu, tuy nhiên chưa lần
nào là một vết tử thương cho nên chưa lần nào gục ngã, dù nặng đến đâu, cuối cùng rồi Khương cũng nghiến răng gượng dậy được và lại trở về với đội trinh sát của mình Dường như là chiến trận đã nâng đỡ anh, giúp anh dịu đau đớn, dường như là các thương tích trong mùa khô sau đã khỏa lấp đi thương tích những mùa khô trước Và bây giờ, hàng đêm, trong giấc ngủ, Khương như thể lần hồi duyệt lại các vết thương, lần lượt, từ đầu, từng vết thương một, từng nỗi đau” [30, tr.268]
Hay nhân vật Hải trong câu chuyện này cũng rơi vào cảnh ngộ đáng thương như vậy, nhưng anh cũng tràn đầy nhiệt huyết để tiếp tục cuộc hành
quân chưa biết ngày nào sẽ dứt: “Hải bị vết thương rất nặng, người nát dập
ra, cả khuôn mặt cũng vậy, chỉ còn chừa đôi mắt, mở to, ráo hoảnh, ngời lên
vì đau đớn Sau cuộc giải phẫu, khi đã tan thuốc mê, đau đớn tột cùng, vậy
mà Hải lại cực độ tỉnh táo” [30, tr.280]
Sự tàn khốc của chiến tranh đã khiến cho không biết bao người dân Việt Nam chết một cách thê thảm Và hiện thực đó đã được tái hiện trong từng trang văn Bảo Ninh như những thước phim quay chậm trước mắt người đọc những cảnh tượng khiến người xem không ai khỏi động lòng, rơi nước mắt, những cảnh tượng ấy như lưỡi dao sắc ngọt cứa vào nỗi đau tận trong sâu thẳm trái tim mỗi người chúng ta hôm nay Trong chiến tranh, con người không chỉ có sợ bom đạn mà còn ám ảnh bởi những cơn sốt rét rừng đến mê dại Mưa lạnh, không một tấm chăn đơn, bụng đói cồn cào, bệnh tật, không có
đủ thuốc men lại thêm những vết thương cũ tái phát khiến cho các anh chiến
sỹ phải chịu đựng những nỗi đau đến miên man, mê sảng Bom đạn đã tước đi không biết bao mạng sống quý giá của con người, những chiến sĩ đã xả thân
vì nghĩa cả nhưng những trận sốt rét rừng khủng khiếp đã giết chết không ít những chiến sỹ của ta Hàng ngàn chiến sỹ đã hy sinh vì căn bệnh núi rừng ấy
Trang 32và nó đã ăn sâu vào ký ức và trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi cho những ai
sống sót như nhân vật “tôi” trong Rửa tay gác kiếm từng chịu đựng: “Chẳng
may tôi bị sốt rét ác tính vật khi đang tham gia đội công tác tử sĩ trong rừng rậm Đông Sa Thầy” [30, tr.263] Sự khủng khiếp của những loạt bom đạn đã
khiến cho các anh chiến sĩ trong câu chuyện này phải ám ảnh và sợ hãi trong
những giấc mơ mỗi khi cơn sốt rét rừng hành hạ các anh:
“Thuốc men chẳng ích gì bởi những cơn vật vã hàng đêm ấy không
phải là do các vết thương tái phát mà là đau đớn của giấc mơ Trong giấc ngủ, Khương mơ thấy lại cảm giác đau của những lần bị thương trước đây.( ) Chẳng riêng gì Khương, tất cả anh em trong phòng đều ít nhiều gặp phải những ác mộng di chứng từ trận mạc Bao giờ cũng là những ác mộng sinh động Tú chẳng hạn, luôn sống lại với trái bom CBU ném xuống rừng cao-su Xuân Lộc Hầm sập và Tú ú ớ ngạt thở, thấy mình bị chôn sống Còn tôi, tôi mơ thấy mưa thuốc độc, mơ thấy những rừng già trên sườn Ngọc Bơ Biêng bị bom Mỹ biến thành những đại ngàn củi khô Hồi đó, suốt mấy tháng ròng, ngày nào cũng như vậy, bầu trời Ngọc Bơ Biêng luôn hiện hình những chiếc Caribou C123 chầm chậm trườn theo các sườn, từ từ và kỹ lưỡng thả mưa độc tưới ướt rừng xanh [30, tr.268]
Rừng núi, thiên nhiên như một người mẹ hiền từ, là chỗ dựa vững chắc nhất cho con người tìm nơi ẩn nấp, có thể nói thiên nhiên như lòng người mẹ bao la đã che chở, ôm ấp và nuôi sống con người, nhất là trong chiến tranh Thiên nhiên, núi rừng đóng một vai trò rất quan trọng làm nên thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ta và cũng chính thiên nhiên là vị cứu tinh
đã cứu sống không biết bao nhiêu chiến sỹ, nhân dân ta, thế nhưng đạn bom của giặc như “cũng biết rất rõ điều đó”, nó đã tàn phá một cách dã man nhất khiến hàng ngàn khu rừng vốn xanh tươi, trù phú bỗng trong chốc lát trở nên trơ trụi không còn một chiếc lá nào, một bông hoa, một quả non nào trên cành
Trang 33và chính điều này cũng đã gây ra hậu quả đáng sợ nhất cho con người của chúng ta hôm nay, đó là những nạn nhân không may bị nhiễm chất độc màu
da cam:
“Tôi ngước lên, nhìn Rừng đang đổ lá Mái rừng tróc từng mảng rộng,
hở ra, rụng xuống như bị lột da Không một phẩy gió, cây cối bất động vậy
mà tơi tả chẳng khác nào đang trong một trận động rừng Một trận động rừng câm lặng, lay chuyển ngàn cây nhưng mà lại im phăng phắc Lá, hoa, quả và cả cành non nữa trút như mưa song không một tiếng xào xạc Chẳng phải lá vàng chẳng phải lá xanh, lá to lá nhỏ tất cả đều là những xác chết thâm xịt và nhầu nhĩ như bị vò Cỏ dưới đáy rừng cũng đang rũ chết, ngả dẹp xuống và đã bắt đầu biến mầu Tuy nhiên ám sâu nhất vào tâm trí tôi đến trọn đời vẫn là cảnh tượng thiên nhiên bị bọn Mỹ giết hại một cách rùng rợn như thế trong cái tháng mầu Da Cam ấy” [30, tr.270]
Cảnh chết chóc trong chiến tranh dường như thường trực và không chỉ một người mà cả trăm và nhiều hơn nữa những những con người phải bỏ mạng vì bom đạn Xác người nằm la liệt, trôi dạt cũng như bao xác chết của những con vật mà không được chôn cất tử tế, thậm chí có những cái chết rùng rợn không còn nhận ra đó là con người nữa, trên thân thể có khi không còn một tấm vải che thân, trần nhồng nhộng chẳng khác nào loài vật Bọn giặc tàn
ác đã giết một cách không thương tiếc quân dân ta Thật đau xót khi nghe tác giả thuật lại cảnh hy sinh của một anh chiến sỹ bưu chính:
“Trong chiến tranh, có lần, vào cuối mùa mưa, xác của một người lính
quân bưu từ vùng núi cao phía tây đã xuôi theo dòng lũ sông Pô Cô trôi về, tấp vào một bãi lau gần chỗ đơn vị tôi trú quân Thi thể anh bị đạn đại liên khoan toác ra những lỗ thủng lớn” [30, tr.273] Xác người chết trải dài, la
liệt, ngổn ngang trên khắp mọi nơi với những sinh khí vô cùng nặng nề được
tác giả tái hiện rất bi thảm: “Chúng tôi lặn lội trong rét mướt, lượm xác người
Trang 34mình chết dưới các gốc cây, các bờ tường, các hốc cầu thang, trong các đống gạch vụn những ngôi nhà đổ… Hầu hết các tử thi đều phải chôn xuống những nấm mồ chung Nấm mồ chung lớn nhất nằm ngay bên hông Tòa Đại hình kia kìa, chỗ mà ngày nay là chợ Âm Phủ đấy Cả một phố bị đào hoắm xuống thành một cái huyệt chung chôn xác đàn ông, xác đàn bà, xác trẻ con bị Tây giết hại trong mùa đông ấy ” [30, tr.272]
Xác người chết như xác những loài vật, như những cánh bèo trôi dạt vướng víu trên khắp các ven sông, trôi lênh đênh trên dòng sông cũng được
tác giả hồi tưởng lại trong truyện ngắn Hữu khuynh: “Xác trôi theo dòng, xác
mắc lại ở bờ lau Diều quạ rợp trời” [30, tr.221]
Sự khốc liệt của chiến tranh đã cướp đi tuổi xuân cũng như tính mạng của biết bao chàng trai trẻ mà lẽ ra cuộc đời và tuổi trẻ của họ phải được sống trong hạnh phúc, trong tình yêu và mùa xuân tươi đẹp Đó là hình ảnh của
những người con trai như Vinh trong Hà Nội lúc không giờ: “Anh Vinh ngày
xưa, anh Pét xồm đẹp trai, từng mê mẩn chị, đã hy sinh trong mùa khô khốc liệt năm Bảy Hai Hy sinh ngay trước mắt tôi ” [30, tr.559] Cùng với Bảo
Ninh, rất nhiều nhà văn khác cũng viết về sự dữ dội tàn ác, khốc liệt của chiến tranh như viết về những cái chết trong chiến tranh và sự tàn phá dữ dội của
bom đạn Mỹ, nhà văn Hồng Nhu cũng từng phản ánh: “Từ sáng đến chập
chiều, liền tám tiếng đồng hồ, giặc Mỹ dội bom vào làng Cả nhà anh Chất bị giết sạch, chỉ còn sót lại mình anh với đứa con trai” [31, tr 40]
Những tàn khốc của chiến tranh được Bảo Ninh tái hiện như một hiện thực đang diễn ra ngay trước mắt mỗi người, nó trở thành một cơn ác mộng khiến người đọc mỗi khi chạm vào trang văn của Bảo Ninh, không tránh khỏi
sự hồi hộp, nín thở vì những kinh hoàng của bọm đạn Đó là lời của nhân vật
trong câu chuyện Khắc dấu mạn thuyền, anh đã thuật lại cảnh tượng hãi hùng
Trang 35mà mình đã phải trải qua như một nỗi đau vang vọng mãi mãi không dứt được:
“Vùng ngoại vi đã khai hỏa Các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất
tiếng gầm Chớp giật sáng lóe Và tên lửa, từng cặp, từng cặp rẽ trần mây,
ầm ầm lao lên, vạch những luồng đỏ rực Nhưng, giữa sấm sét của quân ta đang cấp tập giành đòn, bằng kinh nghiệm máu xương và sự sống chết rủi may của một thằng lính chiến trường, tôi đã nghe thấy từ trên đỉnh trời đêm thăm thẳm cái mà tai tôi còn chưa thể nào nghe thấy, cái mà linh tính đã báo trước Và tôi biết, với hai chúng tôi, thế là hết Bom rồi Bom sẽ phang chính diện đoạn đường này” [30, tr.167]
Có thể nói, chỉ một quả bom thôi cũng đủ làm cho con người phải sợ trước sự tàn phá hủy diệt của nó, vậy mà trong chiến tranh, số lượng bom rải xuống đất nước ta không thể nào có thể đếm hết được Bom đạn bọn Mỹ thả
từ trên máy bay xuống được tác giả so sánh như những cơn mưa tới tấp, sáp vào thân xác con người Bom nhiều đến nỗi cả một vùng trời quang đãng trở nên tối sầm, không gian chỉ toàn những cảnh chết chóc, máu chảy và tiếng kêu gào thét của những con người bé nhỏ, đáng thương và của cả vạn vật vô tội:
“Trong kia, chúng bay ban ngày ở độ cao vừa phải, đội hình khi sáu
chiếc khi ba chiếc, lừng lững càn quanh trời, cày vào thinh không những luống dài khói đặc, ồ ồ dội bom như mưa trời Những giọt mưa bom có thể xô
đổ một rặng núi, có thể chôn sống một dòng sông, vằm nát một đại ngàn Còn bây giờ thì không phải là mưa, mà cả một trời bom đang giáng xuống Và không phải núi, không phải rừng mà là nhà cửa, phố xá Bầu trời bao la tột
độ hung tàn Thành phố thì nhỏ như lòng bàn tay Sức hủy diệt thì tối đa, và mạng người mong manh biết mấy” [30, tr.168]
Và không chỉ ném bom một lần, hai lần mà bọn chúng còn dã man hơn
Trang 36khi cứ lượn qua lượn về và liên tục rải bom xối xả để tàn phá đất nước ta:
“Lại một dây bom nữa, lần này như ngay ở bên kia bờ tường Đất đá,
xi-măng, gạch ngói, nhà cửa cùng một lúc nổ tung Trời đất rống kêu, rền vang như gang vỡ Sóng xung kích ào qua ập lại Chết này! Chết này! Chết - ết - ết ! Tôi nghiến răng ôm ghì lấy cô gái, đợi cái chớp mắt cuối cùng tan xương nát thịt Bom à à rơi, hú vang, man rợ, nối nối vào nhau rồ rồ Cứ mỗi luồng tiếng nổ và hơi bom quạt tới, thân thể chúng tôi càng xoắn vào nhau Nhừ tử vì sức ép, cả hai đờ đẫn, ngất ngư” [30, tr.169] Và rồi những trận
bom ấy đã lần lượt thiêu đốt, xé nát giết chết hàng ngàn người dân vô tội của
ta: “Hầm sập, người thì chết, ngay trước mắt…!” [30, tr.170]
Những cảnh đau lòng như một bi kịch trong chiến tranh cứa vào tim người đọc mỗi khi ai đó gợi nhắc lại ký ức đau buồn mà họ đã từng chứng
kiến và chịu đựng trong chiến tranh, ở Bí ẩn của làn nước, Bảo Ninh đã kể lại
câu chuyện của người chồng chứng kiến cảnh vợ con anh rơi xuống dòng nước lũ trong khói lửa khốc liệt của cuộc chiến:
“Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng” [30, tr.21]
Thời loạn lạc, con người đành phải đổ xô đi tìm nơi trú ẩn, và không mong gì ngoài một điều duy nhất, đó là sống sót:
“Gần cả tháng trời thị trấn triền miên trong quang cảnh đầy thú vật
của cuộc đại bại Chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc Đến cuối tháng thì thật sự những ngày tận thế Phòng tuyến trên đèo tan vỡ Các Thiên thần mũ đỏ còn sống sót ôm đầu máu tháo chạy Có những toán đông nghìn nghịt súng ống còn trong tay mà không còn giày, không còn áo, trần thùi lụi như đàn đười ươi ồ ồ tràn qua thị trấn
Trang 37Tất cả đều đã điên lên vì khiếp sợ Chạy, chạy và chạy Muốn sống thì chạy
đi Mạnh ai nấy chạy Giành đường mà chạy, dẫm lên nhau mà chạy” [30,
tr.471]
Con người phải luôn luôn sống trong thấp thỏm lo âu về cái chết do chiến tranh gây ra, đó là những loạt bom có thể đến bất cứ lúc nào, trong mọi địa điểm, hoàn cảnh nào, trong cuộc sống, trong sinh hoạt, học tập, nó hiện về
trong ký ức của nhân vật trong câu chuyện Sách cấm: “Tôi nhớ lần ấy, đang
giờ giảng văn, thì báo động, không kịp cả nghe thấy tiếng hú của máy bay, bom đã nổ Chúng tôi nhào xuống giao thong hào, túa chạy khỏi lán” [30,
tr.317] Bọn Mỹ xâm lược không chỉ có đánh quân và dân ta bằng những vũ khí đạn dược tối tân xé nát cơ thể con người mà chúng còn đánh vào tâm lý quân ta nhằm làm nhụt ý chí chiến đấu, làm suy sụp niềm tin và hi vọng rằng
chiến thắng sẽ đến với nhân dân ta, đất nước ta: “Cường độ của những cuộc
oanh kích trở nên cuồng bạo chưa từng, và trên những tờ truyền đơn máy bay
Mỹ trút xuống trắng rừng, Lâm chỉ đọc thấy duy nhất một điều thôi: chiến tranh sẽ kéo dài bất tận, sẽ không bao giờ có hòa bình, đời anh sẽ phải mãi mãi kiếp tù xa xứ” [30, tr.440]
Chiến tranh không chỉ gây nên những mất mát, đau thương cho dân tộc của đất nước bị xâm chiếm, mà còn gây nên không biết bao nhiêu là điều bi thảm cho cả những con người của đất nước đi xâm chiếm, đó là những xác lính của bọn giặc Pháp trong các trận chiến với quân dân ta Trong cuộc tương tàn nào cũng có kẻ thắng người thua, nhưng chắc chắn một điều rằng không ai trong hai bên đều có thể không đổ máu được Bọn giặc đã gây ra cho quân và dân ta những cái chết kinh hoàng, cả dân tộc bị ngấm chìm trong vũng máu và bọn chúng cũng vậy, cũng không tránh khỏi những điều tương tự mà chúng
đã gây ra cho ta: “Hai xác lính tăng sõng sượt vắt ngang trên thành xe, một
xác nữa rớt dưới đất, đè lên một đống vải trắng loang đầy máu” [30, tr.303]
Trang 38Mãi mãi cho đến bây giờ, khi hòa bình đã được lập lại, nhưng những gì trong khói lửa bọm đạn chiến tranh mà bọn giặc đã gây ra cho dân tộc ta, đất nước ta vẫn là nỗi kinh hoàng nhất Không bao giờ nhân dân ta có thể quên đi những cảnh chết chóc đau thương một thời mà ông cha ta đã anh dũng hi sinh
để bảo vệ nền độc lập của dân tộc Nhà văn Bảo Ninh bằng tình yêu nước thương dân sâu sắc, tình yêu đồng chí, đồng đội bao la, một trái tim luôn thổn thức nhịp đập cùng bao con người đã phải gánh chịu đau thương, đổ không biết bao máu xương để quyết tâm giành lại độc lập đã tái hiện lại hiện thực ấy như một minh chứng hùng hồn tiếp thêm sức mạnh và nhắc nhở mỗi người chúng ta hôm nay phải luôn nhớ đến công lao to lớn của ông cha ta, hãy sống thật xứng đáng với sự hy sinh to lớn đó, đồng thời phấn đấu xây dựng non sông đất nước ta ngày càng giàu mạnh hơn Đó cũng là giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua từng trang văn đầy trăn trở của Bảo Ninh khi viết về
một thời khói lửa chiến tranh
2.1.2 Những đợi chờ và giọt nước mắt mỏi mòn ở hậu phương
Nhà văn Bảo Ninh từng viết: “Cần phải viết về chiến tranh trong niềm
thôi thúc ấy, viết cho xao xuyến nỗi lòng dạ, xúc động nỗi trái tim con người như thể viết về tình yêu, về nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thời luồng điện của những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng quá khứ của quá khứ” Chính quan niệm như trên đã thôi thúc nhà văn cầm bút
viết nên những tác phẩm giàu cảm xúc về đề tài chiến tranh Trong chiến tranh con người cùng chung số phận với nhau, đó là chịu cảnh đau thương của khói lửa, của bom đạn, và không chỉ có những anh chiến sỹ, những con người nơi tiền tuyến phải gánh chịu nỗi đau mà ngay cả những người ở nơi quê nhà, nơi hậu phương cũng đau đớn tột cùng trước những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra
Những truyện ngắn như Tình thư, Gọi con… đã biểu hiện rất xúc động
Trang 39mối quan hệ gắn bó giữa người lính và hậu phương Nếu Tình thư là nỗi đau
nỗi lưu luyến và nỗi đau chồng chất nỗi đau giữa những người ra trận và
người ở hậu phương, thì Gọi con câu chuyện kể về sự chờ đợi, ngóng trông
của hậu phương đối với người ở tiền phương qua nỗi nhớ mong người mẹ, người cha đối với đứa con trai út là Nghĩa bộ đội trong suốt bao nhiêu năm
mà vẫn biền biệt tin tức Người mẹ vì ngày đêm thương nhớ con trai nên đã lưu giữ lại những kỷ vật của con mình Và dù rằng các con của bà sau chiến tranh đều thành đạt và rất đổi hiếu thảo, thương yêu mẹ, bà vẫn buồn dai dẳng Nỗi buồn của người mẹ cứ thế triền miên qua năm tháng, chưa một ngày nào bà thôi nhớ mong Nghĩa Đất nước Việt Nam ta, bất cứ ở đâu cũng không thiếu những bà mẹ sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc những đứa con - cả trai lẫn gái, cả đứa con cuối cùng của mình khi Tổ quốc cần Chiến tranh đã gây nên bao cảnh ly tan, biết bao bà mẹ đau lòng cầm tay tiễn những đứa con thương yêu mà mình mang nặng đẻ đau ra đi, mà không biết đến bao giờ gặp lại và có thể sẽ không bao giờ được trở về Hình ảnh người mẹ của Nghĩa là một trong rất nhiều bà mẹ ấy Bà đã viết không biết bao nhiêu lá thư, gửi bao nhiêu lời động viên, nhắc nhở và bao nhiêu món quà đến Nghĩa ở nơi chiến trận, thế nhưng tất cả những thư từ, những món quà mà bà đã gửi đi đều bị gửi trả trở về nguyên vị trí cũ Bà vẫn không dừng bút, vẫn cứ viết và cứ gửi
đi mãi mãi đến nỗi chất thành một hòm thư mục cũ, nhòe úa theo năm tháng
“Tất cả còn để nguyên chưa được bóc ra” Qua lời của nhân vật Tâm – cũng
là một người con trai của bà, là anh trai của Nghĩa, chúng ta càng thấm đau xót trước nỗi thương nhớ con của người mẹ:
“Tất cả đều bị gửi ngược về hoàn trả, nhưng mẹ vẫn nhẫn nại viết và
nhẫn nại gửi cầu may tới cái hòm thư đã hoang phế đó Nhưng theo dần năm tháng chiến tranh, thư của mẹ ngày một nhiều trang hơn và ngày một buồn bã hơn Gửi đi bao nhiêu nhận lại bấy nhiêu, những lá thư của mẹ càng
Trang 40về sau càng như nhật ký, như là để gửi tới chính mình Chữ mẹ nắn nót, dễ đọc dẫu mầu mực đã phai, dòng nối dòng đều đều, miên man che giấu niềm
vô vọng” [30, tr.489]
Khi mà mọi lá thư gửi đi đều không nhận được một lời hồi âm nào, người mẹ trở nên lầm lũi, buồn bã và vì thế bà cũng ít nói hơn Bà cứ viết thư như viết “nhật ký” để mỗi ngày nỗi nhớ con trai của bà được giải bày cùng với trang giấy, từng chữ, từng chữ nắn nót, bà tỉ mỉ viết lại Nỗi mong chờ như một niềm hy vọng không tắt trong lòng bà Bà vẫn tin một ngày nào đó Nghĩa sẽ xuất hiện trước mặt bà, mẹ con sẽ ôm nhau thật chặt và vui sướng vì
đã gặp lại nhau Trong những lá thư mà bà đã gửi cho Nghĩa, bao giờ cũng là
sự ân cần chu đáo, những lời nhắc nhở đầy lo âu và chăm sóc:
“Người ta bảo là ở rừng thì dù nhọc mệt thế nào cũng chớ có ngủ trưa,
vì bị ngã nước đấy con ạ Hại sức lắm, mà mẹ thì ở xa chẳng lo được cho con Mẹ lại thường hay nghĩ đến cái tính liều của con Con ơi, có báo động
dù chưa tiếng tàu bay vẫn phải tăng xê xuống ngay Tránh voi chẳng xấu mặt nào Thương mẹ thương cha con phải tự thương xót lấy mình con nhé ” [30,
tr.488]
Khi gửi quà cho con, mẹ không quên chăm chút, dặn dò: “Chỗ quà này mẹ
gói ra hai mầu để con phân biệt Gói bọc giấy xanh là kẹo, bánh, thuốc lá thì con mời anh em bè bạn với cấp chỉ huy…Riêng thuốc lá mẹ mong con hút ít Nghe nói nơi các con đóng binh người dân tộc nấu rượu sắn nhiều lắm, mẹ
lo Uống rượu, hút thuốc hỏng đời con ạ Còn trong gói đỏ là kim chỉ, đá lửa, pin, cặp ba lá, con phải cất kỹ Các thức ấy không vặt vãnh đâu, ở Hà Nội đã khó kiếm, trong Khu Bốn với bên Lào lại càng quý báu Nặng thêm một chút nhưng con gắng mang Phòng khi ốm đau cảm cúm, nhất là chẳng may mà sốt rét thì đem đổi lấy thịt thà rau quả mà bồi dưỡng cho chóng lại Mấy bà trong khối phố có con đi bộ đội trước con họ bày kinh nghiệm cho mẹ như